Wednesday, November 6, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bến Tre được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bến Tre được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là “Xứ Dừa”. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là “quê hương Đồng khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.

Bến Tre, miền quê bình yên rợp bóng dừa xanh là một trong những địa điểm lý tưởng cho những ai muốn cảm nhận sự thư thái, rời xa phồn hoa đô thị về với vùng đất miệt vườn.
Bến Tre, miền quê bình yên rợp bóng dừa xanh là một trong những địa điểm lý tưởng cho những ai muốn cảm nhận sự thư thái, rời xa phồn hoa đô thị về với vùng đất miệt vườn.

Du lịch Bến Tre không chỉ khiến bạn chìm đắm trong vẻ đẹp sông nước hiền hòa mà còn mang tới cơ hội tuyệt vời để khám phá những nét ẩm thực và văn hóa độc đáo của mảnh đất này. Được biết đến là xứ sở của dừa, Bến Tre sở hữu hệ thống sông ngòi chằng chịt với những vườn trái cây trĩu quả, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc Bến Tre độc đáo, cùng với đó là nguồn thủy sản phong phú, thời tiết mát mẻ quanh năm, không khí trong lành khiến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng thu hút đông đảo khách tham quan.

Tượng đài đồng khởi

Tượng đài Đồng Khởi tọa lạc trong công viên Ngã Ba Tháp, trên đại lộ Đồng Khởi – con đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Đây là một trong những tượng đài tiêu biểu cho lịch sử đấu tranh cách mạng của người dân xứ dừa.

Ngay chính giữa tượng đại là hình ảnh một tàu lá dừa vươn cao, mặc dù bị bom đạn bắn rách tả tơi nhưng vẫn vươn lên thẳng tắp. Phía trước là hình ảnh người phụ nữa tóc dài, áo bà ba giơ cao ngọn lửa, là biểu trưng của tinh hoa kháng chiến Bến Tre.

Tượng được đặt trên nền là một hồ nước lớn hình tròn có đường kính 30m; hồ nước tượng trưng cho sông nước Bến Tre.
Tượng được đặt trên nền là một hồ nước lớn hình tròn có đường kính 30m; hồ nước tượng trưng cho sông nước Bến Tre.

Bên cạnh là tượng những thế hệ người dân tham gia chiến đấu, bất kể là gái trai, già trẻ đều ôm trong tay vũ khí và xác người đồng đội đã hy sinh tiến thắng về phía trước.

Phía sau là phù điêu về đội quân tốc dài huyền thoại. Xuất hiện từ cao trào Đồng Khởi, đội quân đặc biệt này có thể xem là độc nhất vô nhị trên thế gới. Họ có mặt ở hầu hết các công tác cách mạng hậu phương. Vũ khí của họ không phải là súng đạn mà chủ yếu là sự thông minh khôn khéo, thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể.

Trên hồ nước là 3 mảng bê-tông được bố cục hình xoáy trôn ốc đồng tâm, tượng trưng cho 3 cù lao Bảo, Minh và An Hóa. Biểu tượng chính là lá dừa cao 15,6m. Dù mang nhiều thương tích, nhưng tàu lá dừa vẫn đứng thẳng, tượng trưng cho lòng bất khuất, ý chí kiên cường của nhân dân Bến Tre.

Trong lịch sử, Đội quân tóc dài đã làm khiếp đảm quân thù. Hình tượng bà mẹ Bến Tre được lấy làm tượng chính trong quần thể tượng đài Đồng Khởi. Tượng bà mẹ cao 7,3m, với tư thế tiến lên, tay cầm ngọn đuốc lá dừa giơ cao soi đường, tay vẫy về phía sau như phát hiệu lệnh tiến lên.

Tượng đài Đồng Khởi hoàn thành, tỉnh chọn điểm đặt tượng ở trung tâm thị xã lúc bấy giờ là ngã ba Tháp.
Tượng đài Đồng Khởi hoàn thành, tỉnh chọn điểm đặt tượng ở trung tâm thị xã lúc bấy giờ là ngã ba Tháp.

Nhóm tượng 5 người cao 4,5m thể hiện nội dung các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, từ cụ già đến em nhỏ, người sống và người chết cùng nhau ra trận. Đó là ông lão nông đánh mõ – hình ảnh của nông dân Bến Tre nổi trống đánh mõ trong đêm Đồng khởi; anh bộ đội tay cầm cây súng ngựa trời – một loại vũ khí thô sơ nhưng làm kẻ thù khiếp vía vào những ngày đầu Đồng khởi; một em nhỏ ôm bó chông và người phụ nữ bồng xác một em bé đi đấu tranh.

Bức phù điêu (2 mặt, dài 20m, cao 4m) thể hiện các sự kiện những ngày đầu Đồng khởi, như trận diệt đội Tý, binh vận lấy đồn bót, kéo nhau ra quận Mỏ Cày tản cư ngược để phản đối càn quét dân…

Nơi ấy, mẹ và các anh đã chứng kiến sự vươn mình đi lên của quê hương Đồng Khởi. Từ tên gọi truyền miệng đến chính thức là công viên Đồng Khởi năm 2016, không biết chính xác từ bao giờ, nơi đây trở thành địa điểm sinh hoạt lý tưởng của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân. Từ những buổi văn nghệ, mít-tinh, lễ ra quân giải thể thao đến rèn luyện sức khỏe của mọi giới, mọi lứa tuổi… đều được tổ chức dưới chân tượng đài.

Nhà thờ La Mã

Đức Mẹ La Mã Bến Tre là tên gọi của giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến hiện tượng bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hiện hình sau khi bị mờ hình ảnh hơn 3 tháng nằm dưới kênh. Nhà thờ La Mã (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) – nơi lưu giữ bức ảnh – thuộc Giáo phận Vĩnh Long, là một trong 3 trung tâm hành hương Công giáo tại Việt Nam được chính quyền Việt Nam công nhận.

Ngày nay, Đức Mẹ La Mã Bến Tre là trung tâm hành hương thứ ba của Giáo hội Việt Nam, sau Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu, được nhà nước Việt Nam công nhận. Trung tâm thánh địa là Nhà thờ La Mã Bến Tre với chiều dài 35m, chiều ngang 16m và tháp chuông cao 19m.

Tại đoạn sông nơi bà Sáu Liền vớt được bức ảnh, nằm về hướng trước mặt nhà thờ La Mã, từng có một đài kỷ niệm sự kiện này, nhưng hiện tại đài đã bị vùi lấp dưới dòng sông và không còn dấu tích. Tại khu đất sát bờ sông La Mã, nằm về hướng phía sau nhà thờ La Mã, có một đài kỷ niệm được dựng tại vị trí căn nhà của ông Hạt khi xưa.

Bức ảnh Đức Mẹ trở thành linh vật của họ đạo La Mã.
Bức ảnh Đức Mẹ trở thành linh vật của họ đạo La Mã.

Khoảng năm 1930, linh mục Luca Sách, chánh xứ Cái Bông, đến thành lập họ đạo Sơn Đốc và tặng cho nhà thờ này bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lồng kính. Năm 1947, với sự ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh Đông Dương, giáo dân phải đi tản cư, trong đó có 11 gia đình xuống Bầu Dơi (nay thuộc địa phận thôn Hiệp Hưng, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, Bến Tre, cách thành phố Bến Tre 28 km về phía Đông Nam).

Đầu năm 1950, ông trùm họ Nguyễn Văn Hạt lẻn vào nhà thờ Sơn Đốc đem bức ảnh Đức Mẹ về nhà mình, sau đưa cho con trai mình là Nguyễn Văn Thành đem về cất giữ. Năm 1949, họ đạo Bầu Dơi được thành lập và được Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đặt tên mới là họ đạo La Mã vào ngày 11 tháng 11 cùng năm.

Ngày 2 tháng 2 năm 1950, quân Pháp đến bố ráp vùng Bầu Dơi, nhiều nhà dân bị tàn phá nặng nè. Dân chúng, kể cả các giáo dân, đều chạy loạn. Một giáo dân (không rõ tên) cố mang theo bức ảnh Đức Mẹ chạy loạn nhưng không rõ vì sao dọc đường bức ảnh bị rơi xuống sông.

Ba tháng sau, ngày 5 tháng 5, một nữ tín đồ Cao Đài tên Võ Thị Liễng (có bản ghi là Liềng) đi mò cua bắt ốc đã vô tình vớt được bức ảnh, tuy còn nguyên khung nhưng không còn hình ảnh mà thay vào đó là bùn. Ông Thành bèn đem bức ảnh về nhà và dùng mọi cách để rửa, tuy nhiên ảnh bị ố vàng và phai mờ nên không thể tôn kính được nữa. Ông thành bèn treo ảnh trên mái hiên nhà để che mưa nắng. Tháng 8 cùng năm, ông Trùm Hạt sang giúp con chuyển nhà về quê vợ ở Tam Bình, vô tình nhìn thấy nên đã đem bức ảnh về nhà lại đặt trên tủ thờ giữa.

Năm tháng sau, vào ngày 7 tháng 10 năm 1950, một chiếc tàu Pháp chạy dọc theo con rạch trước nhà ông Biện Hạt bắn phá lung tung. Căn nhà của ông Hạt và những nhà chung quanh đều bị đạn bắn phá tan tành, duy chỉ còn tủ thờ và tấm vách lá phía sau là còn nguyên vẹn. Bức ảnh vốn đã bị phai nhạt hết hình, nay lại nổi lên rõ ràng, duy chỉ còn mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng thì còn lu mờ. Sự kiện này được các giáo dân tôn sùng như phép lạ thứ nhất của bức ảnh.

Sau sự kiện này, ông Hạt đã đưa bức ảnh trả lại cho nhà thờ Cái Bông. Lời đồn về sự lạ với bức ảnh Đức Mẹ lan nhanh, nhiều giáo dân và những người hiếu kỳ tìm đến để đọc kinh cầu nguyện, xin ơn và chiêm ngưỡng Mẹ Lộ Hình. Đến ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ đạo La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, bức ảnh được giáo dân đón rước trọng thể từ nhà thờ Cái Bông trở về nhà thờ La Mã.

Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp lễ Đức Mẹ Mông Triệu, linh mục Phêrô Dư, quản sở họ đạo Cái Sơn, kiêm quản họ đạo La Mã, đã tổ chức cung nghinh bức ảnh từ họ đạo La Mã đến họ đạo Cái Sơn. Trong thời gian tổ chức lễ, các giáo dân chứng kiến bức ảnh một lần nữa biến đổi: mũ Triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng hiện ra thật rõ ràng. Thêm vào đó, bức ảnh lúc mới được vớt lên, giấy ảnh gắn chặt vào kính, nhăn nhúm ố vàng và có nhiều lỗ thủng, còn bấy giờ thì hiện ra rõ ràng, các lỗ thủng đã biến mất. Sự kiện này được các giáo dân tôn sùng như phép lạ thứ hai của bức ảnh.

Trong dịp này, Giám mục Phêrô Mactino Ngô Đình Thục đã tuyên bố chọn La Mã là trung tâm hành hương "Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp".
Trong dịp này, Giám mục Phêrô Mactino Ngô Đình Thục đã tuyên bố chọn La Mã là trung tâm hành hương “Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”.

Bức ảnh sau đó lại được trả về cho nhà thờ La Mã. Những lời đồn đại về phép lạ của bức ảnh lan rộng, thu hút ngày càng nhiều giáo dân và những người hiếu kỳ. Sự việc đến tai Giám mục Vĩnh Long Phêrô Mactino Ngô Đình Thục và ngày 12 tháng 1 năm 1952, Giám mục Thục đã bí mật đến nhà thờ La Mã để nghe thuật lại.

Sau đó, ông đã cho thành lập một ủy ban gồm có các linh mục triều và dòng, để cứu xét về “Sự lạ La Mã”. Ngày 11 tháng 2 năm 1952, Giám mục Thục đã ban một Huấn lệnh cho phép giáo dân được hành hương đến viếng ảnh.

Ngày 20 tháng 10 năm 1952, theo quyết định của Ủy ban cứu xét về “Sự lạ La Mã”, bức ảnh được đưa về nhà thờ Cái Bông. Ủy ban cũng mở cuộc điều tra, cho mời những người có liên hệ, các giáo dân tuyên bố nhận được phép lạ đến để tường thuật lại và ghi nhận các lời chứng để hoàn thành hồ sơ điều tra phúc trình về Tòa thánh.

Nhà Hàng Nổi

Nhà hàng nổi Bến Tre là nơi hội tụ các món ngon phản ánh sự phong phú và đa dạng của văn hóa ẩm thực miệt vườn trong không gian lộng gió sông Mekong. Mỗi chi tiết trang trí, mỗi món ăn tại đây đều từ sản vật bản địa để quý khách có thể cảm nhận trọn vẹn phong vị độc đáo của ẩm thực xứ dùa. Với thiết kế 3 tầng, sức chứa 500 khách, phục vụ hội nghị, phòng VIP, Alacart, coffee…

Giữa khung cảnh sông nước hữu tình và không gian lộng gió, nhà hàng nổi Bến Tre là nơi lý tưởng để du khách vừa thưởng thức đặc sản, vừa ngắm cảnh sông và tận hưởng những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nhà hàng nổi tọa lạc ở 200C Hùng Vương, nằm trong khuôn viên của công viên Hùng Vương và ngay kế bên dòng sông thơ mộng yên tĩnh nhất của thành phố Bến Tre.
Nhà hàng nổi tọa lạc ở 200C Hùng Vương, nằm trong khuôn viên của công viên Hùng Vương và ngay kế bên dòng sông thơ mộng yên tĩnh nhất của thành phố Bến Tre.

Đến đây, dường như mọi lo toan bộn bề nơi phố thị đều tan biến mà thay vào đó là cảm giác thư thái, nhẹ nhàng và yên bình.

Với lợi thế tọa lạc ở ngay trung tâm cũng như vị trí tiện lợi để bạn có thể kết hợp ghé thăm các địa điểm du lịch ở Bến Tre chính vì vậy mà nơi đây luôn được các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên ghé đến để thưởng thức những hương vị đặc sản nổi tiếng của Bến Tre.

Nếu như ghé tới nhà hàng Bến Tre này vào buổi tối, ngay từ phía cổng chào ra được trang trí đèn điện lung linh – đây cũng chính là nơi được nhiều người chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm khi ghé tới đây đó! Không gian bên trong rất sạch sẽ và được trang bị hệ thống đèn chùm vàng sang trọng, đem lại cảm giác ấm cúng hơn bao giờ hết. Toàn bộ bàn ghế bằng gỗ sang trọng và nổi bật.

Ngoài các phòng riêng thì không gian quán được thiết kế thoáng đãng không làm cửa sổ giúp đón gió tự nhiên, nhất là khi ghé tới đây vào buổi tối bạn sẽ thấy không khí vô cùng trong lành và gió mát lồng lộng. Nếu ăn vào buổi trưa thì cũng không cần phải quá lo lắng đâu nhé bởi đã có hệ thống quạt và điều hòa rồi!

Giưa một khung cảnh sông nước và không mát thoáng đãng, lộng gió nhà hàng nổi Bến Tre là một nơi lý tưởng để bạn có thể vừa thưởng thức những món ăn thơm ngon vừa ngắm cảnh sông và lắng nghe những giai điệu đờn ca tài tử “đặc sản” của Nam Bộ vô cùng hấp dẫn.

Cầu Rạch Miễu

Bờ bắc của cầu này là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ nam là huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre, cách tỉnh lỵ Bến Tre (thành phố Bến Tre) 14 km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Cây cầu này khi hoàn thành giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ. Ngoài cầu chính, công trình này còn bao gồm đường dẫn hai đầu.

Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long (cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, cầu Cần Thơ do Nhật thiết kế và thi công) và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới.

Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà hiện hữu khoảng 1 km về phía thượng lưu.
Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà hiện hữu khoảng 1 km về phía thượng lưu.

Chiều dài: 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm 2 cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m. Ở giữa cầu là cù lao Thới Sơn. Cầu số 2 dài 990m gồm các nhịp có chiều dài tới 90m để thông thuyền với chiều cao 7m là dầm bêtông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng.

Các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm bêtông cốt thép dự ứng lực chiều dài mỗi nhịp 40m. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463mvà 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.

Khi nói đến những công trình kiến trúc tại bến tre không thể không nhắc đến Cầu Rạch Miễu là một cây cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre với nhau.
Khi nói đến những công trình kiến trúc tại bến tre không thể không nhắc đến Cầu Rạch Miễu là một cây cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre với nhau.

7 giờ 30 sáng 20/8, Bộ GTVT cùng hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang đã tổ chức lễ hợp long trọng nối 2 nhịp dây văng chính của cầu Rạch Miễu, nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang.

  • Chiều dài nhịp chính: chiều dài 270 m và chiều cao thông thuyền là 37,5 m cho phép tàu 10.000 tấn có thể đi qua.
  • Chiều rộng cầu: rộng 12–15 m cho 2 làm xe ô tô và có phần đường cho người đi bộ hai bên
    Tổng thầu thi công: liên danh CIENCO1 – CIENCO5 – CIENCO6;CIENCO1 làm lãnh đạo liên doanh, Thi công nhịp chính CIENCO1
  • Tải trọng cầu: 30 tấn
  • Tổng mức đầu tư: 1.400 tỷ đồng

Đền Thờ Nguyễn Thị Định

Đền thờ nữ tướng đầu tiền của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một quần thể kiến trúc tại Bến Tre gồm cổng tam quan, nhà bia, đền thờ, nhà trưng bày, được nối với nhau bằng các trục đường chạy qua thảm cỏ xanh và những hàng cây xanh được trồng toả bóng mát.

Đền thờ có 3 cửa ra vào, xung quanh đều được xây dựng các hành lang rất rộng.
Đền thờ có 3 cửa ra vào, xung quanh đều được xây dựng các hành lang rất rộng.

Trước đền thờ là bia đá tóm tắt tiểu sử của nữ tướng Nguyễn Thị Định, có ghi rõ Cô Ba Định tham gia cách mạng năm 16 tuổi, tên tuổi của vị nữ tướng này gắn với huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” và phong trào Đồng Khởi ở Bến tre năm 1960. Nữ tướng cũng chính là lãnh đạo của “Đội quân tóc dài” đã lập nên nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định được xây trên một mô đất cao, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, côt tròn, mái hai tầng chồng diềm uốn cong 4 góc vút cao lên trời, đầu hồi có trang trí nhiều họa tiết.
Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định được xây trên một mô đất cao, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, côt tròn, mái hai tầng chồng diềm uốn cong 4 góc vút cao lên trời, đầu hồi có trang trí nhiều họa tiết.

Bên trong được đặt một số nội thất giản dị, trang nghiêm. Đáng chú ý nhất là tượng đồng chân dung Cô Ba Định với trang phục áo bà ba khằn rằn quấn cố. Tượng có chiều cao 1,75m, nặng hơn một tấn, được đặt uy nghi trên bệ thờ bằng đá hoa cương cao 1,5m do Bộ Quốc Phòng trao tặng. Kề đó là bức hoành phi ghi lại lời khen của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nữ tướng.

Gian bên cạnh là phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Cô Ba Định. Nổi bật là chiếc áo gió mà nữ tướng đã sử dụng trong thời gian công tác tại khu 2, tỉnh Đồng Tháp từ năm 1962-1963 vẫn được lưu giữ.

Đền Thờ Nguyễn Đình Chiểu

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.

Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Công trình bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc Bến Tre truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.

Nhà bia được xây dựng kiên cố cách đây không lâu với kiến trúc truyền thống, cao 12m, hai tầng mái.
Nhà bia được xây dựng kiên cố cách đây không lâu với kiến trúc truyền thống, cao 12m, hai tầng mái.

Tường ngoài trang trí hoa văn hoa lá cách điệu, tường trong đắp nổi tứ linh. Đỉnh mái đắp nổi biểu tượng bút lông. Giữa lòng nhà là tấm bia bằng đá có kích thước 2,65m x 2,7m x 1,8m. Mặt trước bia là bài văn ca ngợi công đức của Nguyễn Đình Chiểu và mặt sau tóm tắt tiểu sử của ông.

Đền thờ mới được xây dựng năm 2000 – 2002 theo mẫu kiến trúc trùng thiềm điệp ốc. Đền có chiều cao 21m, chất liệu bê – tông cốt thép nhưng mái là ngói âm dương và trang trí trên tường hoàn toàn là hoa văn truyền thống với những điểm nhấn thể hiện sự thanh cao, trong sáng của nhà thơ yêu nước.

Đền thờ có hai tầng. Tầng dưới là nơi trưng bày hình ảnh các vị lãnh đạo, đoàn khách quốc tế, nhân dân cả nước đến viếng và thắp hương. Tầng trên là chân dung nhà thơ, được đúc bằng đồng, cao 1,6m, nặng 1,2 tấn. Trên 4 cột trụ có 4 liễn áp cột bằng gỗ, chạm trổ hoa văn tinh xảo, trong đó có hai câu thơ của ông trong tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm /Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Bên cạnh đó là đôi câu đối của nhân dân ca tụng ông: “Nhân nghĩa sáng ngời vầng nhật nguyệt/ Văn chương tỏ rạng ánh sao khuê”.

Hai bên tượng thờ là hai mảng phù điêu, miêu tả hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu đọc bài văn tế Lục tỉnh sĩ dân trận vong tại chợ Đập (Ba Tri) năm 1883 và hình ảnh trận đánh đầu tiên của người giáo làng Phan Ngọc Tòng lãnh đạo nghĩa quân với vũ khí thô sơ chiến đấu với Pháp ở Giồng Gạch (An Hiệp) khi chúng hành quân lấn chiếm vùng đất Ba Tri vào đêm 17-11-1868.

Du lịch Bến Tre đến thăm khu lăng mộ Nguyển Đình Chiểu nghe kể lại những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp và ngâm nga câu thơ của cụ Đồ Chiểu, không ít du khách lại có cảm giác bâng khuâng, tựa hồ nghe tiếng lòng nặng tình non nước của bậc tiền nhân tài đức ngàn xưa vọng về.
Du lịch Bến Tre đến thăm khu lăng mộ Nguyển Đình Chiểu nghe kể lại những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp và ngâm nga câu thơ của cụ Đồ Chiểu, không ít du khách lại có cảm giác bâng khuâng, tựa hồ nghe tiếng lòng nặng tình non nước của bậc tiền nhân tài đức ngàn xưa vọng về.

Đền thờ cũ được xây dựng năm 1972 với kiến trúc hai tầng mái, lợp ngói âm dương, với tổng diện tích 84m2. Bờ nóc đền thờ trang trí hoa văn rồng, mây cách điệu. Bên trong là ban thờ. Hai cột chính đắp nổi hai câu thơ như ở đền mới, trong tác phẩm Dương Tử – Hà Mậu. Ngoài ra là những hình ảnh, tư liệu về các thủ lĩnh, nghĩa quân và một số phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ cuối thế kỷ 19.

Bên trái nhà tưởng niệm là phần mộ của cụ Đồ với phu nhân. Gần bên đó là nơi yên nghỉ của nữ sĩ Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Ánh) con gái của nhà thơ, bà là một trong những nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng. Chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam, đó là tờ Nữ giới chung.

Các công trình của khu di tích được bố trí hài hòa trong một không gian xanh với những khoảng sân vườn rộng trồng nhiều loại cây cảnh, đem lại cảm giác thư thái cho người thăm viếng.

Đình Phú Lễ

Đình Phú Lễ tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đình được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851).

Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm 10 gian: 6 gian chính và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.

Đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp vào bậc nhất của các làng quê ven biển Bến Tre.
Đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp vào bậc nhất của các làng quê ven biển Bến Tre.

Đình nằm trong khuôn viên rộng, dưới bóng mát của nhiều cây cổ thụ làm tôn lên vẻ uy nghiêm trầm mặc vốn có của đình. Qua thời gian và chiến tranh các công trình và hiện vật bài trí bên trong đình như hương án, hoành phi, cuốn thư, bình phong… đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều.

Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều.

Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng.
Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng.

Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc đẹp tại Bến Tre vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài.

Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông. Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 7-1-1993.

Viện Bảo Tàng

Tham quan toà nhà Bảo tàng Bến Tre toạ lạc tại số 146 – đường Hùng Vương, phường 3. Ngôi nhà được thi công xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với những cánh cửa hình vòm đặc trưng gồm một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích 474m2. Mặt chính ngôi nhà hướng về phía sông Bến Tre, mặt sau hướng về đường Cách mạng tháng Tám, một trong những con đường nhộn nhịp nhất của thành phố Bến Tre. Bảo tàng nằm ngay trung tâm thành phố, với khuôn viên rộng hơn 13.000m2, xung quanh có những cây cổ thụ tỏa bóng mát cùng nhiều hoa kiểng nghệ thuật quý giá, đẹp mắt.

Bảo tàng Bến Tre nằm ở vị trí thuận lợi về mọi mặt, khuôn viên và quan cảnh xung quanh rất đẹp, là điểm hẹn của nhân dân, sinh viên, học sinh, khách du lịch trong và ngoài tỉnh cùng những người muốn tìm hiểu về xứ dừa.
Bảo tàng Bến Tre nằm ở vị trí thuận lợi về mọi mặt, khuôn viên và quan cảnh xung quanh rất đẹp, là điểm hẹn của nhân dân, sinh viên, học sinh, khách du lịch trong và ngoài tỉnh cùng những người muốn tìm hiểu về xứ dừa.

Tại ngôi nhà Bảo Tàng này từng diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của quân dân Bến Tre. Năm 1938 theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thái Bường, nơi đây làm cơ sở nội tuyến bí mật in ấn tài liệu. Tháng 10/1945, cũng tại đây diễn ra lễ ký quyết định thành lập công binh giới của lãnh đạo Tỉnh ủy; là cơ sở hoạt động bí mật của chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo với cương vị Đại tá Tỉnh trưởng Kiến Hòa giai đoạn 1960–1962. Hiện nay, nội thất đã được sửa chữa lại để phù hợp cho việc trưng bày, triển lãm.

Toàn bộ các phòng và hành lang đều được sử dụng để trưng bày hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu gồm 3 phòng ở tầng trệt và 3 phòng ở tầng lầu, như: Giới thiệu khái quát lịch sử của Bến Tre từ những năm đầu thế kỷ XX đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975); 01 phòng phía sau trưng bày Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi (ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, được phát hiện và đào thám sát vào năm 2003, khai quật vào các năm 2004, 2005, 2006). Hành lang trên tầng lầu, phía trước thì được dùng để trưng bày tranh vẽ ngược kính về Bác Hồ của tác giả Đoàn Việt Tiến là người con của quê hương Bến Tre.

Bảo tàng vẫn ngày ngày mở cửa đón khách tham quan để quảng bá và giáo dục truyền thống, lịch sử vùng đất Bến Tre.
Bảo tàng vẫn ngày ngày mở cửa đón khách tham quan để quảng bá và giáo dục truyền thống, lịch sử vùng đất Bến Tre.

Ngoài những phòng trưng bày trong nhà, Bảo tàng Bến Tre còn có khu trưng bày ngoài trời rộng 288m2, trưng bày những hiện vật thuộc thể khối có kích thước lớn như xác máy bay, pháo, vỏ bom, … Bằng những hiện vật, hình ảnh, mô hình, Bảo tàng Bến Tre giúp người xem hệ thống lại lịch sử phát triển của tỉnh trong hơn 100 năm qua. Năm 2002, Bảo Tàng Bến Tre xây dựng thêm một cơ sơ mới trên địa điểm cách ngôi nhà cũ khoảng 20m về phía phải (nằm phía sau Nhà hàng – Khách sạn Hùng Vương). Ngôi nhà được xây dựng gồm một tầng trệt, 2 tầng lầu, được đặt tên “Nhà trưng bày thành tựu kinh tế-văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh Bến Tre”.

Chùa Viên Minh

Tọa lạc tại số 156 đường Nguyễn Đình Chiểu, thuộc địa phận phường 2, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chùa Viên Minh được xây dựng vào năm 1874 do nhân dân góp sức với thiết kế ban đầu khá nhỏ và thô sơ. Và cho tới thời điểm hiện tại, ngôi chùa nhìn trông rất đẹp và bề thế hơn so với trước kia rất nhiều.

Lúc đầu, chùa Viên Minh nguyên là miếu thờ Quan Công. Trong suốt thời gian từ khi thành lập cho đến nay, chùa Viên Minh đã thật sự trở thành nơi thờ cúng được nhân dân trong và ngoài xã tìm tới chiêm bái những dịp lễ tết.

Chùa Viên Minh Bến Tre thuộc hệ phái Bắc Tông, quản tự hiện nay của chùa là Đại đức Thích Huệ Trí.
Chùa Viên Minh Bến Tre thuộc hệ phái Bắc Tông, quản tự hiện nay của chùa là Đại đức Thích Huệ Trí.

Bên trong chùa thờ Phật và tượng Quan Thánh Đế để phù hợp với tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Hoa, người Việt. Ở ngoài sân chùa có đặt bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao 3m đứng trên đài sen nhìn rất thanh thoát, trang nhã. Tay trái bức tượng Quan Âm cầm bình cam lộ, tay phải thi cầm cành dương liễu để rưới tắt lửa lòng chúng sinh.

Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có bức tượng Phật Thích Ca cao 7m, ngồi trên tòa sen rất trang nghiêm. Bước qua khoảng sân chùa sẽ đến với chánh điện với lối bài trí trang nghiêm. Đặc biệt là 2 bức tượng Phật A Di Đà và Thích Ca cốt bằng nan tre quanh năm nghi ngút hương khói.

Không gian chùa khá là thoáng đãng và xanh mát, tiếng chuông chùa hòa quyện vào tiếng gió thổi xào xạc mang tới một cảm giác yên bình cho tầm hồn bạn. Hầu như mọi toan tính, hoài nghi trong cuộc sống đều bị đẩy lùi, tất cả đều được lấp đầy bởi sự yên lành toát ra từ cửa Phật. Hiện nay có khá nhiều du khách thập phương tới với Bến Tre đều dành chút thời gian để ghé thăm Chùa Viên Minh.

Cầu Cổ Chiên

Cầu Cổ Chiên theo thiết kế là một cây cầu bê tông dự ứng lực đúc hẫng bắc qua sông Cổ Chiên nối huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre với huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh trên tuyến Quốc lộ 60. Cầu Cổ Chiên nằm cách bến phà Cổ Chiên 3,6 km về phía hạ lưu. Đến năm 2011, Cầu Cổ Chiên là một trong bốn dự án quan trọng được ưu tiên thực hiện trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời cũng là một trong 4 cầu quan trọng trên tuyến quốc lộ 60, các cầu khác là cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Đại Ngãi.

Cầu Cổ Chiên được thiết kế vĩnh cửu bằng BTC và BTCT dự ứng lực, kết cấu nhịp chính dạng đúc hẫng cân bằng.
Cầu Cổ Chiên được thiết kế vĩnh cửu bằng BTC và BTCT dự ứng lực, kết cấu nhịp chính dạng đúc hẫng cân bằng.

Chi phí dự kiến của dự án xây dựng này là 3.798,440 tỷ đồng, trong đó dự án thành phần 1 (xây dựng phần cầu chính) có vốn đầu tư trên 2.210 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức BOT; dự án thành phần 2 có vốn đầu tư là 1.588,261 từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Sáng 16/05/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lãnh đạo các Bộ, cùng lãnh đạo các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng tham dự và cắt băng thông xe. Việc thông xe cầu Cổ Chiên giúp rút ngắn 70 km khoảng cách từ Trà Vinh đi Thành phố Hồ Chí Minh.

Sơ đồ nhịp (90+3×150+90)m; kết cấu nhịp dẫn gồm 24 nhịp dạng giản đơn dầm Super T, chiều dài nhịp 40m; Tổng chiều dài cầu 1,599Km; Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL-93; Mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng cầu Bc = 16m; Vận tốc thiết kế 80Km/h; Tĩnh không thông thuyền: chiều cao H ≥ 25,0m, chiều rộng B ≥ 120m.

Nhà thờ Cái Mơn

Không quá đồ sộ về kiến trúc Bến Tre, không thật sự công phu trong từng đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với thiên nhiên xanh trong màu lá của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ của hoa trái”.

Theo bia đá còn lưu lại, Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702. Với mốc thời gian này, Cái Mơn được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam Kỳ.
Theo bia đá còn lưu lại, Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702. Với mốc thời gian này, Cái Mơn được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam Kỳ.

Hơn thế nữa, nhà thờ Cái Mơn còn là nơi ghi nhận về ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – 1 trong số 18 nhà bác học của thế giới (thế giới thập bát văn hào) với tư cách người học trò nghèo từng vào đây ăn học và thành tài.

Không có được nét đồ sộ về thiết kế kiến trúc, sự công phu về đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với không gian hoa lá xung quanh.

Cha sở nhà thờ Cái Mơn Lê Đình Bạch bên bia đá ghi nhận Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi năm 1702.
Cha sở nhà thờ Cái Mơn Lê Đình Bạch bên bia đá ghi nhận Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi năm 1702.

Gần tháp chuông là tượng của Thánh Phan Văn Minh (1815 – 1858), người con của đất Cái Mơn – thụ phong linh mục 1846.

Phía trước Trung tâm Mục vụ Cái Mơn trong khuôn viên nhà thờ là tượng học giả Trương Vĩnh Ký và bia ghi nhận thành tựu của nhà bác học “nổi danh toàn cầu” do nhà thờ xây dựng.

Dòng mến thánh giá Cái Nhum

Được thành lập khoảng năm 1800. Thời nầy các Nữ tu cũng được cá Cha Dòng Phanxicô hướng dẫn, hoạt động ra sao thì không rỏ, bị bắt và trốn tránh nên cơ cấu tu trì không chặt chẻ.

Sử liệu ghi khoảng năm 1833 còn một số Nữ tu tụ họp. Từ năm 1833 trở đi một số Nữ tu ở Tân Triều và Lái Thiêu chạy loạn Lê văn Khôi. Các Nữ tu nầy giữ hiến chương đã được Đức Cha Lambert de Lamotte sửa đổi.

Dòng MTG Cái Nhum kể như được chính thức thành lập khoảng năm 1843.
Dòng MTG Cái Nhum kể như được chính thức thành lập khoảng năm 1843.

Năm 1836 do lệnh Đức Cha Thể, Cha Lefèbre về Cái Nhum phụ trách Chủng viện và Tu viện, Lúc bấy giờ có đúng 30 Nữ tu.

Năm 1841 Đức Cha Cúenot (Thể) tấn phong Cha Lefèbre làm Giám mục phó và cả hai vẫn ở tại Cái Nhum. Đức Cha Lefèbre đề nghị với Đức Cha Cúenot cho các Nữ tu MTG nhà An Chỉ đến Cái Nhum để củng cố tinh thần chị em đúng với mục đích Đấng Sáng Lập. Phái đoàn nhà An Chỉ có 5 người : Tiềm, Tạ, Nghĩa, Bút, Hề, Mới vào các chị đến ở Chợ Quán tại nhà bà Điểm. Tình thế khó khăn các Cha dạy các bà đến Tân Triều. Đáp lời Đức Cha Lefèbre các Nữ tu Lái Thiêu và Tân Triều ( có An Chỉ gia nhập ) một nhóm ở lại tái thiết Lái Thiêu, nhóm kia đến tái thiết Cái Nhum dưới sự hướng dẫn củua Đức Cha Lefèbre và Cha Lượng.

Trường chuyên Bến Tre

Trường Trung học Phổ thông Chuyên Bến Tre, tên gọi khác là trường Phổ thông Trung học Bến Tre (theo quyết định đặt tên trường ngày 31/7/1990 của UBND Tỉnh Bến Tre và sau đó chỉnh lại là Trung học Phổ thông Chuyên Bến Tre cho thống nhất chung cả nước). Tọa lạc tại 21 Lê Quý Đôn, Phường 2, Thành phố Bến Tre.

Cơ sở cũ đã chuyển cho trường THCS Thành phố Bến Tre.
Cơ sở cũ đã chuyển cho trường THCS Thành phố Bến Tre.

Đia điểm 21 Lê Quý Đôn là cơ sở chính thức của trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh (mở năm 1954). Khuôn viên này từng là trụ sở của các trường với các tên gọi khác nhau qua các thời kì:

– Trường Trung học Công lập Bến Tre
– Trường Trung học Công lập Kiến-Hòa
– Trường Trung học Kiến Hòa
– Trường Trung học Tổng Hợp Lạc Long Quân
– Trường Trung học Phồ thông Nguyễn Đình Chiểu (đã dời về địa điểm mới tại phường Phú Khương từ năm 1994)
– Và hiện nay là trường Trung học Phổ thông Chuyên Bến Tre

Nằm bên cạnh bờ Hồ Trúc Giang (Hồ Chung Thủy), vị trí trung tâm và được xem là đẹp nhất tại Tp. Bến Tre. Trường hiện toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Cánh, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre.

Cầu Hàm Luông

Cầu Hàm Luông là cây cầu bắc qua sông Hàm Luông trên quốc lộ 60 nối liền Thành phố Bến Tre (km 15+500, quốc lộ 60) và huyện Mỏ Cày Bắc (km 27+000, quốc lộ 60), cách bến phà Hàm Luông 2,3 km về phía thượng lưu.

Cầu được khởi công vào ngày 17 tháng 1 năm 2006, đã cho thông xe vào ngày 30 tháng 4 năm 2010.

Cầu Hàm Luông có tổng chiều dài hơn 8.000 mét, bề rộng 16 mét, gồm có bốn làn xe, được thiết kế bê – tông cốt thép và bê – tông dự ứng lực được đưa vào sử dụng đã tạo nên một bộ mặt mới cho cả tỉnh Bến Tre.
Cầu Hàm Luông có tổng chiều dài hơn 8.000 mét, bề rộng 16 mét, gồm có bốn làn xe, được thiết kế bê – tông cốt thép và bê – tông dự ứng lực được đưa vào sử dụng đã tạo nên một bộ mặt mới cho cả tỉnh Bến Tre.

Để có thể dựng xây nên công trình cầu Hàm Luông – cây cầu giữ kỷ lục có nhịp đúc hẫng cân bằng lớn nhất Việt Nam thì biết bao các công nhân, kỹ sư đã thức ngày đêm hoàn thành cây cầu cho đúng tiến độ. Cây cầu mang dáng vẻ kỳ vỹ, bắc qua sông Hàm Luông mênh mông này là nhịp cầu nối liền thành phố Bến Tre với huyện Mỏ Cày Bắc. Cùng với cầu Rạch Miễu, công trình cầu Hàm Luông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế, du lịch – dịch vụ của cả vùng, góp phần tạo điều kiện cho việc giao thông trở nên dễ dàng hơn.

Cầu Hàm Luông chính thức cho lưu thông xe từ ngày 30/04/2010, đã biến Bến Tre từ nơi là “vùng ốc đảo”, “góc kẹt” đã thực sự “thay da đổi thịt”, vươn vai đứng dậy, mở rộng giao thương. Chính vì vậy, các du khách đến tham quan các điểm du lịch ở tỉnh cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ phía trên cầu bạn có thể nhìn bao quát khắp thành phố, những rặng dừa xanh thẳm nằm trải dài bát ngát ven sông, thêm nền nã bên dòng Hàm Luông lững lờ chảy.

Chùa Vạn Phước

Chùa Vạn Phước nằm tại ấp Bình Chiến, cách thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre khoảng 2km trên đường ra khu du lịch biển Thừa Đức. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa có sắc vàng rực rỡ, nổi bật cả một vùng đồng bằng duyên hải Bình Đại.

Cách di chuyển đơn giản nhất để đến chùa Vạn Phước Bến Tre: Từ TP. Hồ Chí Minh bạn đi xe khách hoặc xe máy về huyện Bình Đại theo lộ trình: TP Hồ Chí Minh – Bến Tre – Thị Trấn Bình Đại rồi theo đường tỉnh 883 cách trung tâm thị trấn khoảng hơn 6 km là về đến chùa Vạn Phước.

Chùa Vạn Phước Bến Tre có thể được ví như là Tinh xá Kỳ Viên của Đức Phật.
Chùa Vạn Phước Bến Tre có thể được ví như là Tinh xá Kỳ Viên của Đức Phật.

Tổng quan kiến trúc chùa Vạn Phước Bến Tre bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Ở giữa là tượng phật Di Lặc cao 12,45m. Bên trong chùa gồm có khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề. Phần khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng khách, bảng công đức, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh,…

Nếu Chùa Phật Quang Vũng Tàu nổi bật với khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hòa với kiến trúc chùa thì Chùa Vạn Phước lại gây ấn tượng với du khách vì độ bề thế và màu sắc nổi bật của các công trình mang tính nhân tạo. Cổng chùa và phần sân bên trong rất rộng và thoáng đãng. Các loại xe có thể dễ dàng chạy vào bên trong để gửi xe mà không bị tình trạng quá tải đến mức chen lấn dù lượng khách đến thăm viếng khá đông.

Nhìn bao quát các công trình kiến trúc Bến Tre trong chùa đều được thiết kế hài hòa trong sân chùa mang tới không gian vô cùng đối xứng và đẹp mắt.

Chùa Vạn Phước Bến Tre dưới nắng rực rỡ cùng với ánh vàng của những bức tượng uy nghiêm làm lộng lẫy cả một góc trời phía Đông duyên hải của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Chùa Vạn Phước Bến Tre dưới nắng rực rỡ cùng với ánh vàng của những bức tượng uy nghiêm làm lộng lẫy cả một góc trời phía Đông duyên hải của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Ngay khi bước vào cổng chùa, du khách tham quan chùa Vạn Phước Bến Tre sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng đức Di Lặc Tôn Phật đầu tiên. Ngôi tượng có kích thước khổng lồ và được mạ vàng. Khối lượng của tượng đạt khoảng 99 tấn, cao 12m45, làm bằng bê tông, cốt thép với kinh phí ước chừng 2,27 tỷ đồng.

Từ lúc chùa Vạn Phước Bến Tre được xây dựng xong đến nay đã có hàng chục ngàn quý Phật tử bốn phương cũng như du khách gần xa hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái các bức tượng Phật cũng như kiền trúc và khuôn viên tuyệt đẹp của chùa. Du khách từ các tỉnh lân cận, nhất là từ TP. Hồ Chí Minh đến hành hương và du lịch tại chùa Vạn Phước Bến Tre khá đông, có đoàn lên đến vài trăm du khách.

Chùa Tuyên Linh

Chùa được xây dựng năm 1861, do hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, vốn là một vị cao tăng tinh thông phật học, về trụ trì tại chùa này. Tại đây, hòa thượng Lê Khánh Hòa đã mở mang việc thuyết giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo môn sinh. Nhờ hiểu rộng, đi nhiều nơi, có vốn nho học, lại biết cả chữ quốc ngữ, nên ông được tín đồ, các cư sĩ Phật giáo tín nhiệm. Hòa Thượng là người sáng lập ra Nam Kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ Phật giáo ở Nam Kỳ lúc bấy giờ, đồng thời là chủ bút tạp chí Từ bi âm, giám đốc Phật học tùng thư.

Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo tăng già và Lục hòa tăng đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh.
Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo tăng già và Lục hòa tăng đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh.

Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới: Tuyên Linh. Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, thì vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian.

Theo sư Thái Không, cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930).

Thời KCCP, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương – Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh , vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng.

Nhà cổ Huỳnh Phủ

Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1890. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà cổ Huỳnh phủ đã từng bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nhà nằm trên khu đất rộng 500m2 giữa vườn cây trái sum sê. Chủ căn nhà là ông Huỳnh Ngọc Khiêm hay còn gọi là Hương Liêm. Ông vốn là người con đất Huế nhưng cùng vợ và chín người con vào miền Nam lập nghiệp.

Hiện Huỳnh Phủ đã được trùng tu và đang là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Bến Tre.
Hiện Huỳnh Phủ đã được trùng tu và đang là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Bến Tre.

Cả gia đình ông di chuyển bằng ghe bầu xuất phát từ Huế vượt biển xuôi về phương Nam. Khi đến giáp sông Cái thuộc vùng Cù Lao Minh, phương tiện bị hỏng và họ không thể đi được nữa. Ông quyết định cắm sào và khai phá từ mé sông Cái trở vào.

Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có. Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất.

Chính quyền thời bấy giờ cho ông làm đến chức tri huyện. Giàu có, ông nghĩ đến việc tạo dựng cho mình một cơ ngơi.

Ông trở về Huế chiêu nạp thợ thuyền và mua sắm vật liệu. Nhiều loại gỗ quý được ông kết thành bè thả theo con nước về đến Thạnh Phú. Sau 14 năm xây dựng, năm 1904, ngôi nhà hoàn thành mang đậm nét kiến trúc theo phong cách Huế.

Nhà có 48 cây cột tròn, lớn, hoàn toàn bằng gỗ lim và căm xe. Bước vào trong, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi hình ảnh những bức chạm khắc vô cùng tinh tế và công phu.
Nhà có 48 cây cột tròn, lớn, hoàn toàn bằng gỗ lim và căm xe. Bước vào trong, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi hình ảnh những bức chạm khắc vô cùng tinh tế và công phu.

Nhiều hình thù rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày như cua, cá, tôm, kì lân, phụng được thể hiện rất tỉ mỉ. Tất cả như một bức tranh dân gian sống động mang rõ nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Vào sâu hơn, nơi đây là không gian thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng giữa nhà. Đây được xem là đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc. Tất cả những phiến gỗ bàn thờ đều được chạm trổ tỉ mỉ và sơn son thếp vàng.

Các công trình phụ gồm có bảy gian. Tất cả dùng để chứa lúa, nơi ở của thợ và nhà bếp. Kết cấu của những gian nhà này không được kiên cố bằng nhà chính nên đã nhanh chóng xuống cấp.
Các công trình phụ gồm có bảy gian. Tất cả dùng để chứa lúa, nơi ở của thợ và nhà bếp. Kết cấu của những gian nhà này không được kiên cố bằng nhà chính nên đã nhanh chóng xuống cấp.

Bộ liễn ốp cột cẩn ốc xà cừ là một tác phẩm độc đáo trong ngôi nhà. Bà Lê Thị Hai, vợ ông Hai, cho biết: “Bộ liễn ốp vào cột được làm từ một cây to. Cây được móc ruột để ốp vào ôm chặt cây cột vừa đẹp vừa sang trọng. Thường những nhà cổ khác liễn được làm trên miếng ván ngang treo lên cột. Chỉ duy nhất Huỳnh Phủ có liễn ốp cột”.

Điều này cho thấy ông cụ là người có con mắt thẩm mỹ và rất chỉn chu trong công việc. Kế tiếp là phòng ngủ của gia đình. Hai chiếc giường lớn bằng gỗ lim đặt gần nhau vẫn nguyên vẹn.

Khu di tích Đạo Dừa ở Cồn Phụng

Giáo chủ của Đạo Dừa là Nguyễn Thành Nam, sinh ra tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa, Huyện Trúc Giang, Tỉnh Kiến Hòa (Nay thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre).

Khi còn trẻ đã được gia đình cho đi du học ở Pháp, đây cũng là thời gian mà người sáng lập giáo phái này phát triển tư tưởng, lúc đó ông đã bắt quan tâm nhiều đến tôn giáo, kiến trúc Bến Tre

Bước ngoặt đến sau khi Nguyễn Thành Nam trở về quê hương, mặc dù đã lập gia đình nhưng sau đó ông quyết ngồi thiền đi tu và lập ra đạo Dừa tại cồn Phụng - Bến Tre vào năm 1963.
Bước ngoặt đến sau khi Nguyễn Thành Nam trở về quê hương, mặc dù đã lập gia đình nhưng sau đó ông quyết ngồi thiền đi tu và lập ra đạo Dừa tại cồn Phụng – Bến Tre vào năm 1963.

Giáo pháo của ông là một sự pha trộn giữa Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo… và một tình yêu dành cho dừa. Người theo Đạo Dừa không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền, ăn chay, tưởng niệm và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa, cư xử đúng mực, thương yêu nhau. Có một điểm đặc biệt không giống với các loại đạo khác đó là Đạo Dừa khuyên nên ăn và uống nước dừa.

Các di tích vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tạo thành khu di tích Đạo Dừa rất hấp dẫn du khách. Tháp Cửu Trùng Đài Đạo Dừa, đây là nơi ông Nguyễn Thành Nam giáo chủ đương thời ngồi truyền bá đạo giáo cho giáo chúng.

Ngoài tham quan khu di tích Đạo Dừa, khi đến Cồn Phụng bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian vui nhộn quay về tuổi thơ, câu cá sấu, trò chơi bóng nước hoặc cá bú bình...
Ngoài tham quan khu di tích Đạo Dừa, khi đến Cồn Phụng bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian vui nhộn quay về tuổi thơ, câu cá sấu, trò chơi bóng nước hoặc cá bú bình…

Sân 9 Rồng Đạo Dừa, Nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích là sân rồng, nơi có 9 trụ cột được chạm khắc bao quanh bởi 9 con rồng rất tinh xảo và đẹp mắt. Khu vực sân rồng này được biết đến là nơi hành lễ của các tín đồ Đạo Dừa. Chung quanh sân là cổng chào, lối đi, những chiếc tháp cao, mô hình núi, hang động…

Phía dưới cầu “Hiền Lương” có treo một lồng cầu bằng thép khá lớn thiết kế hình quả địa cầu, dưới quả địa cầu là tòa sen. Phi Thuyền Apolo Đạo Dừa, Mô hình phi thuyền Apollo bằng… tôn, ông trèo vào trong đó, đệ tử sẽ kéo lên vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI