Bài trí tầng trệt nhà ở khoa học và tiện dụng là những tiêu chí mà gia chủ luôn hướng tới trong thiết kế nhà ở.
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt là tầng cơ bản, nền tảng của ngôi nhà được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Hiểu đơn giản, tầng trệt là khu vực sát mặt đất của ngôi nhà.
Thông thường, kiến trúc sư sẽ thiết kế phòng khách, bếp, phòng ăn và phòng dành cho người già ở tầng trệt. Ngoài ra, một số gia đình còn sử dụng tầng trệt làm nơi để xe.
Trên thực tế, thiết kế tầng trệt khoa học, tiện dụng là những tiêu chí mà gia chủ luôn hướng tới. Vì vậy, để sở hữu một không gian tầng trệt đảm bảo giá trị công năng thẩm mỹ, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chiều cao của tầng trệt
Chiều cao tầng trệt sẽ ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt cũng như cách bài trí nội thất của ngôi nhà.
Vì vậy, bạn nên nắm rõ những quy tắc về chiều cao tầng trệt:
– Chiều rộng rộng hơn 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
– Chiều rộng từ 7-12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
– Chiều rộng hơn 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.
Đặc biệt, tầng trệt nên có chiều cao từ 3,6 – 4,5m tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà. Bởi tầng trệt quá cao hay quá thấp đều khiến ngôi nhà bị mất cân bằng.
Bài trí nội thất tầng trệt khoa học
Thông thường nội thất tầng trệt được gia chủ đầu tư kỹ lưỡng, bởi đây là không gian gây ấn tượng với khách. Tuy nhiên, bạn nên bài trí nội thất khoa học, tránh sử dụng quá nhiều nội thất. Hơn nữa, kích thước nội thất phải đảm bảo sự phù hợp với tổng thể căn nhà để tạo sự cân bằng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Đây là tầng thấp nhất nên thường thiếu sáng, vì vậy bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp cửa kính ở một số vị trí để đón được ánh sáng từ bên ngoài.
Trong trường hợp các mặt của nhà ở đều tiếp giáp với nhà hàng xóm, bạn có thể tận dụng mặt tiền phía sau hoặc bên hông nhà để lấy ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí trong nhà.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp