Thursday, January 2, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Thái Lan được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Thái Lan được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Thái Lan là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman. Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa Thái so với các dân tộc Đông Nam Á khác là nhà sàn. Kiến trúc tại Thái Lan lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh.

Du lịch Thái Lan khá dễ dàng nên nhiều bạn trẻ chọn du lịch Thái Lan tự túc nhiều lần trong năm.
Du lịch Thái Lan khá dễ dàng nên nhiều bạn trẻ chọn du lịch Thái Lan tự túc nhiều lần trong năm.

Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ… Nhà có phần chính và có sàn hiên với cầu thang đi lên (số bậc thang là số lẻ vì người Thái Lan quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma quỷ vào nhà, mang lại điều không may mắn). Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống đỡ nhà cao hơn, những nơi không ngập nước cũng dựng cột để có chỗ làm chuồng gia súc.

Kiến trúc tại Thái Lan sẽ có bàn thờ Phật để ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, hương hoa, trầu cau là hai món thường được để dâng cúng Phật, ngoài ra còn có những dụng cụ nghi lễ, đồ dùng đựng đồ lễ.Đây được coi là nơi linh thiêng nhất, tất cả các sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này, không cho trẻ con hay đàn bà đi lại phía dưới, cấm hướng chân vào dù là lúc ngủ hay chuyện trò. Nhiều gia đình còn có miếu thờ làm từ tranh hay tre đơn giản ở lối vào chính, với quan niệm đó là việc làm cần thiết để giúp tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau.

Kiến trúc đẹp là một trong những tiêu chí giúp du lịch Thái Lan phát triển một cách cực thịnh.
Kiến trúc đẹp là một trong những tiêu chí giúp du lịch Thái Lan phát triển một cách cực thịnh.

Nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một ngôi nhà phụ, có hàng tường rào bao quanh. Nhà bếp và nơi chứa nước nằm liền sát với nhà chính. Nơi để thóc lúa thì ở nơi tách biệt riêng. Nhà sàn truyền thống, tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất, đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật do thời tiết ẩm thấp. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng là nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải. Từ những nét sơ khai ban đầu, nhà ở của Thái Lan có những bước phát triển hơn. Cấu trúc có phần phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong đời sống ngày nay.

Du lịch Thái Lan phát triển rất mạnh, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới, có thể kể đến như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,…Điểm đến thu hút nhiều khách du lịch châu Á nhất khi đến thăm Thái Lan là thủ đô Bangkok cùng với các di tích lịch sử, tự nhiên và văn hóa trong vùng lân cận. Khách du lịch phương Tây không chỉ ghé thăm Bangkok và các khu vực xung quanh, mà còn rất thích những chuyến đi đến những bãi biển và hải đảo ở phía Nam. Thái Lan cũng là miền đất của lễ hội, từ những lễ hội quốc gia như lễ hội năm mới Songkran (còn gọi là lễ hội té nước) hay lễ hội hoa đăng Thái Lan (Loy Krathong). Nhiều địa phương ở Thái Lan cũng có lễ hội riêng. Một số những lễ hội địa phương nổi tiếng nhất là Lễ hội voi ở Surin và lễ hội “Phi Ta Khon” ở Dan Sai.

Cung điện Hoàng gia Thái Lan

Cung điện Vương thất Thái Lan là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau gồm: Cung điện Chitralada, Quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, Vương cung và Cung điện Huy Hoàng.

Vào năm 1782, khi Rama I lật đổ Taksin, sáng lập Vương triều Chakri và quyết định chuyển nơi ở của Vương thất từ Vương cung ở Thonburi (tỉnh Thoburi cũ, được sáp nhập vào Bangkok từ năm 1972) bên tả ngạn sông Chao Phraya tới Rattanakosin (nơi mà ngày nay là trung tâm Bangkok) ở hữu ngạn Chao Phraya, ông bắt đầu cho xây dựng một loạt kiến trúc bao gồm các cung điện và đền đài xa hoa tại đó để biểu lộ thân phận cao quý của Vương tộc. Từ đó về sau, mỗi Quốc vương kế tục đều cho xây thêm một vài công trình kiến trúc tại Thái lan. Ngày nay, Vương cung thể hiện rõ một kiểu kiến trúc phức hợp, pha trộn giữa truyền thống Thái và Trung Hoa, cho đến thời Phục Hưng của Pháp và Ý.

Hiện nay, cung điện không còn là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan.
Hiện nay, cung điện không còn là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan.

Giống như sơ đồ bố trí với Vương cung tại Ayuthaya, Vương cung ở Bangkok có rào xung quanh, biểu hiện đặc điểm pha trộn của Thái Lan giữa những yếu tố trần thế và thần linh. Có những bức tường cao bao bọc xung quanh, có lỗ châu mai và có hai lối đi vào bằng cổng chính.

Vương cung là một ví dụ điển hình của việc kết hợp kiến trúc truyền thống Thái Lan với phong cách phương Tây. Tuy ngày nay cung điện này không còn là nơi ở của hoàng gia Thái Lan, nhưng nó vẫn là địa điểm diễn ra các sự kiện quan trọng, trong đó có cả lễ đăng quang của quốc vương. Nhiều người Thái tin rằng những ai viếng thăm ngôi chùa trong cung điện nơi có bức tượng Phật bằng ngọc xanh sẽ nhận được phước lành.

Cung điện Huy Hoàng chiếm một khoảnh đất 1,5 km², hằng ngày mở cửa từ 8h đến 11h30 sáng và từ 1h đến 3h30 chiều, đón khách có thu phí, yêu cầu trang phục nghiêm trang. Nơi đây là một khu vực rộng lớn gồm: đền thờ hoàng tộc, nơi sưu tầm vũ khí hoàng gia, những đồng tiền và viện bảo tàng nhỏ lưu giữ đồ tạo tác của cung điện Huy Hoàng.

Cung điện nằm ở đường Na Phra Lan, gần ngay sông Mi Nam tại thủ đô Bangkok.
Cung điện nằm ở đường Na Phra Lan, gần ngay sông Mi Nam tại thủ đô Bangkok.

Khi quốc vương Ananda Mahidol (Rama VIII) qua đời vào năm 1946, em ông là quốc vương Bhumibol Adulyadej (Rama IX) lên nối ngôi, hoàng cung mới được xây dựng hiện đại và tiện nghi hơn tại vùng Dusit cách đó không xa. Hiện thời, cung điện Huy Hoàng chỉ được sử dụng làm nơi tổ chức đại yến của quốc gia, của hoàng gia và cử hành những buổi lễ quốc gia.

Nội Cung chiếm khu vực phía Nam quần thể Đại Vương cung. Khu vực này là nơi ở của nhà Vua và hậu cung. Các hậu cung tần ngự thường được dân chúng gọi là “Cấm nữ” hay 「Nang harm; นาง ห้าม」. Ngoài ra, con cái của nhà Vua, vô số cung nữ và người hầu cũng cư ngụ trong Nội Cung. Hậu cung của nhà Vua được chọn từ các gia đình cao quý, điển hình như vương tộc và quý tộc, đôi khi cũng có cống nữ từ các xứ chư hầu. Chế độ hậu cung trên thực tế đã chấm dứt dưới thời Vua Rama VI khi ông từ chối nạp thiếp.

Chùa Phật Ngọc – Wat Phra Kaew

Ngôi chùa được khởi công xây dựng cách đây hơn 230 năm dưới triều đại vua Rama I, qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa dưới nhiều triều đại qua các năm thì tới nay chùa đã xem như được hoàn thiện hoàn toàn. Vào thời đó, tương truyền rằng tượng Phật ngọc lục bảo được tìm thấy bên trong một pho tượng phật lớn Chedi (pho tượng được chạm bằng vữa stucco rắn chắc và sơn bên ngoài) trong một đêm mưa bão rất to ở tỉnh Chiang Rai miền Bắc Thái Lan. Theo truyền thuyết thì pho tượng phát ra một ánh sáng với sức mạnh kì diệu có thể hấp dẫn mọi người khi nhìn thấy.

Cuối cùng, pho tượng đã được đưa về tỉnh Chiang Mai, rồi do chiến tranh nên bị lưu lạc sang Lào vào thế kỷ XVI. Mãi đến năm 1778, một vị tướng người Thái nổi tiếng khi ấy là – Phya Chakri – đã đoạt lại bức tượng và đem về thủ đô Bangkok, lên ngôi vua và tiến hành cho xây dựng Wat Phra Kaew cho đến ngày nay.

Wat Phra Kaew, tên thường gọi trong tiếng Thái, nằm trong khu quần thể phức hợp Hoàng Cung.
Wat Phra Kaew, tên thường gọi trong tiếng Thái, nằm trong khu quần thể phức hợp Hoàng Cung.

Ngôi chùa được thiết kế theo phong cách Rattanakosin – một kiểu kiến trúc cổ của Bangkok thời xưa. Không giống như những ngôi chùa khác ở Thái Lan, chùa Phật Ngọc không có các thầy tu, hay chú tễu, bởi vì chùa chỉ có chánh điện thờ phật mà không có tăng đường, chánh điện là nơi lui tới của vua. Dọc dãy hành lang dài hơn 1km bao xung quanh chùa là tấm bích họa lớn. Trên đó là 178 bức tranh đầy màu sắc thể hiện sự tinh xảo bậc thầy của thợ thủ công Thái Lan. Thế nhưng, mỗi bức họa lại mang ý nghĩa khác nhau, tóm tắt về cuộc đời của Đức Phật từ Đản sanh cho đến khi đạt Niết bàn, tu thành chánh quả.

Một điều thú vị khi tham quan Chùa mà bạn phải tận mắt chứng kiến, đó chính là mô hình mô phỏng đại quần thể Angkor Wat được xây dựng dưới thời vua Rama IV khi Campuchia vẫn còn đang bị kiểm soát bởi quân Xiêm và sau này đã được vua Rama V tái tạo lại bằng thạch cao để mừng lễ kỷ niệm đầu tiên của Royal City.

Chùa Phật Ngọc Wat Phra Kaew là một trong những địa điểm tâm linh vô cùng đặc biệt, được rất nhiều khách du lịch dừng chân mỗi năm.
Chùa Phật Ngọc Wat Phra Kaew là một trong những địa điểm tâm linh vô cùng đặc biệt, được rất nhiều khách du lịch dừng chân mỗi năm.

Khuôn viên rộng lớn của chùa có rất nhiều tòa tháp to nhỏ khác nhau, cùng với đó là tượng thần voi, một biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của người Thái. Và điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa này chính là bức tượng Phật Ngọc lục bảo được đặt trang trọng trên một cái bục vàng cao khoảng 11m. Bức tượng chỉ cao khoảng 66cm, không lớn, nhưng được xem là bảo vật quốc gia và có ý nghĩa rất to lớn đối với cả dân tộc Thái Lan. Họ tin rằng bức tượng này là vật bảo hộ nền độc lập, hòa bình cho người dân Thái Lan, mang đến sự an lành và thịnh vượng cho họ.

Ngoại trừ vua Thái thì không có ai được phép chạm vào tượng phật. Và mỗi năm ba lần vào các mùa hè, đông và mùa mưa, vua sẽ là người trực tiếp thay xiêm y cho bức tượng. Thường thì vương miện và quyền trượng của vua Ayutthaya trong mùa nóng, áo cà sa dát vàng mỏng cho mùa mưa và cuối cùng là cà sa đủ bộ mũ mão cho mùa gió mát.

Chùa Arun

Chùa Arun (tiếng Thái: วัดอรุณ , Wat Arun) nằm trên bờ tây sông Chao Phraya, Thonburi. Chùa có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh. Đây là ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok. Khi vua Thakssin quyết định xây dựng kinh đô mới tại Thonburi ông đã tới đây vào một buổi bình minh. Vì vậy ông đổi tên nó là đền Wat Jang, “Jang” có nghĩa là sạch sẽ, sáng sủa của buổi bình minh. Người thừa kế của ông, vua Rama I, khi rời kinh đô về Bangkok đã mang theo tượng Phật ngọc và xây dựng đền Emerald, ông đã mang thần tượng về đặt cạnh đền Phật ngọc. Vua Rama II đã mở rộng ngôi đền Wat Arun mời các nhà sư tới sống và xây dựng nhiều tòa bảo tháp, ông còn cho chạm khắc thần tượng riêng của mình.

Bangkok có rất nhiều ngôi chùa với những nét đẹp riêng. Thời gian gần đây, chùa Wat Arun trở thành địa chỉ được du khách ghé thăm.
Bangkok có rất nhiều ngôi chùa với những nét đẹp riêng. Thời gian gần đây, chùa Wat Arun trở thành địa chỉ được du khách ghé thăm.

Vua Rama III đã tiếp tục công việc của cha, mở rộng phần đền bằng đá cao 234 m và phần giữa cao 250 m. Hơn nữa ông còn cho xây dựng thêm nhà cho các nhà sư. Vua Rama IV (hay Mongkut) trang trí đền bằng sứ và mang thần tượng mà vua Rama I đem đến đền Phật ngọc trở lại ngôi đền này. Ông cho an táng vua Rama II tại đây và đổi tên thành Arun.

Đền có các bậc bằng đá dẫn tới sân thứ nhất có những hình tượng Trung Hoa hung dữ canh gác. Ở mỗi góc của đền được xây dựng những ngôi đền nhỏ kiểu Khmer. Xung quanh phần chân đền được trang trí bằng những bức tượng thần khỉ và các vị thần Thái Lan. Đỉnh đền được trang trí bởi đinh ba của thần Shiva.

Mỗi phía của sân thứ hai là các cổng rất đẹp với những mái hình xoáy và những bức tượng mô tả về 4 sự kiện chính trong cuộc đời của Phật. Những cổng này được sơn màu vàng da cam và nâu, nhưng mái lại có màu vàng chanh và xanh da trời.

Chùa Arun nằm trên bờ tây sông Chao Phraya, Thonburi. Chùa có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh. Đây là ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok.
Chùa Arun nằm trên bờ tây sông Chao Phraya, Thonburi. Chùa có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh. Đây là ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok.

Nếu trèo theo những bậc thang đá lên tới ban công, du khách có thể nhìn thấy rõ hơn những vòm cổng và các bức tượng khác. Một cầu thang hẹp dẫn tới ban công cao nhất, nơi du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh sông Chao Phraya và Bangkok từ cầu Rama I đến Hoàng cung và đền Phật Ngọc. Điều thú vị nhất của đền là hình thức trang trí những cổng đền. Nó được xây bằng gạch và được phủ bên ngoài bằng sứ Trung Quốc nhiều màu sắc.

Ngôi đền thật sự trở thành một trong những điểm tham quan tuyệt vời tại thủ đô này, nằm cạnh bờ sông, nên việc tham quan đền thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy. Nó là biểu tượng của du lịch Bangkok với kiến trúc mang đậm phong cách Thái.

Chùa Phra That Doi Suthep – Ngôi Chùa Linh Thiêng Ở Chiang Mai Thái Lan

Ngôi chùa Phrathat Doi Suthep nằm ở Chiang Mai nổi tiếng bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc Thái Lan được nhiều người Thái Lan tin sùng. Đây cũng là nơi nhiều tín đồ Phật giáo hành hương trong các ngày lễ lớn.

Theo truyền thuyết cổ, chùa được tạo dựng để gìn giữ một di vật của Đức Phật từ những năm cuối thế kỷ 14 dưới sự chỉ đạo của vua Nu Naone – vương quốc Lanna cổ xưa. Ngoài việc thờ phụng di vật của Phật thì nơi đây còn lưu giữ những kinh phật, tượng phật quý giá cách đây hơn 600 năm. Sự linh thiêng cùng niềm tin và tín ngưỡng của người dân Thái Lan dành cho chùa Phra That Doi Suthep là động lực cho các sinh viên hàng năm lội bộ hơn 15km, vượt qua 309 bậc thang đá thành tâm đến với chùa. Nhiều người xem đây là nghi thức để cầu mong sự an lành và thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Trong những này hội Phật giáo Makha Buja và Visak của người Thái thì đây là điểm đến của những tín đồ muốn hành hương về đất Phật.

Người ta có câu Chưa đến chùa Phrathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai, Đây cũng là ngôi chùa linh thiêng ở Chiang Mai.
Người ta có câu Chưa đến chùa Phrathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai, Đây cũng là ngôi chùa linh thiêng ở Chiang Mai.

Bất kể là ngày lễ hay ngày thường khách du lịch Thái Lan cũng đến đây rất đông để thưởng ngoạn, tham quan ngôi chùa cổ kính này. Để lên chùa thiêng Phra That Doi Suthep có hai cách: Với du khách ưa chinh phục, mạo hiểm có thể thuê xe môtô đi lên, rồi sau đó bỏ xe trèo bộ 309 bậc thang đá, còn không đủ sức thì đi bằng cáp treo, mất 5 phút là lên tới nơi. Từ sân chùa nhìn xuống là hình ảnh hùng vĩ của Vương quốc cổ Lannathai xưa, tuyệt đẹp.

Phrathat Doi Suthep nằm trên đỉnh núi Doi Suthep, ở độ cao gần 1676m so với mực nước biển, có tuổi thọ hơn 600 năm. Qua thời gian, ngôi chùa này nhiều lần được tu sửa, hiện nay rất đẹp. Trước đây khi chưa có con đường lên chùa như hiện nay, người ta phải tốn đến 5 giờ để chinh phục con đường hẹp và nhấp nhô mới lên được chùa.

Wat Phrathat Doi Suthep là một ngôi chùa dát vàng tuyệt đẹp có nguồn gốc vô cùng bí ẩn. Nằm bên sườn núi Doi Suthep trong một công viên quốc gia.
Wat Phrathat Doi Suthep là một ngôi chùa dát vàng tuyệt đẹp có nguồn gốc vô cùng bí ẩn. Nằm bên sườn núi Doi Suthep trong một công viên quốc gia.

Chùa gây ấn tượng với du khách bởi những pho tượng Phật, bên phải, ngay từ ngoài cửa vào những pho tượng uy nghi mang dấu ấn thời gian, ánh mắt nhìn tĩnh lặng, trầm tư như nhìn du khách mà cũng như nhìn xa xăm trong cõi nhân gian. Đi sâu vào trong, bạn như bị lạc lối bởi mê hồn tượng.

Bên trong kiến trúc chùa độc đáo với đền được mạ bằng vàng lá và đá granit luôn lấp lánh trong ánh nắng. Hai con rồng lớn nằm dài theo những bậc thang, đầu ngẩng lên trời. Nhìn lên phía trên, những bậc thang cao dần dẫn xuyên suốt lên đền. Tháp (Chedi) lớn nhất nằm khu trung tâm của ngôi đền Wat Prathat được bọc vàng. Đây chính là nơi cất giữ mảnh xương vai của Phật tổ. Quanh chiếc Chedi này là hai chiếc ô lọng màu đồng bóng. Xung quanh tháp lớn này, những bức tượng phật nhỏ được bố trí bốn phía.

Ngôi chùa Phrathat Doi Suthep nằm ở Chiang Mai nổi tiếng bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc độc đáo được nhiều người Thái Lan tin sùng.
Ngôi chùa Phrathat Doi Suthep nằm ở Chiang Mai nổi tiếng bởi sự linh thiêng cùng lối kiến trúc độc đáo được nhiều người Thái Lan tin sùng.

Treo dọc theo mái đền cong cong là dải chuông bằng đồng nhỏ không ngừng reo lên những tiếng nhạc du dương khi có gió thổi qua. Hai dãy chuông đồng lớn treo ngoài lối vào đền đúng lúc đó cũng được gióng lên. Những nhà sư mặc áo vàng cài chéo qua người (giống như sư ở miền Tây Tạng) ngồi hai bên dãy hành lang của ngôi đền cùng quỳ lạy và đọc kinh. Còn những nhà sư có chức vụ cao ngồi ở trong chính điện cũng đang đọc kinh phật.Chùa cũng mang trong mình truyền thuyết về mảnh xương bả vai của Đức Phật, di vật tạo nên nguồn gốc của sự linh thiêng và địa điểm dựng chùa vẫn được ghi chép trong sử sách và truyền tụng bởi những người già Chiang Mai.

Sau khi viếng chùa, lễ Phật, khách hành hương thường được các nhà sư làm phép bằng cách buộc vào cổ tay một sợi dây màu trắng và vẩy lên người vài giọt nước và tụng kinh, rồi thỉnh vài tiếng chuông. Người Thái cho rằng, nghi thức này sẽ giúp cho khách tới chùa nhận được may mắn, mạnh khỏe và bình an từ đức Phật. Đến thăm chùa Phrathat Doi Suthep, du khách chú ý ăn mặc lịch sự, cư xử đúng mực, thái độ thành kính và tôn trọng sư sãi cũng như quang cảnh chùa và nguyện cầu bằng một bó sen trắng để thấy lòng mình thanh thản và hành trình xứ chùa Vàng thêm ý nghĩa.

Wat Rong Khun – Đền trắng độc đáo ở Thái Lan

Thái Lan đã trở thành điểm đến du lịch quen thuộc đối với du khách trên toàn thế giới. Và một trong những điểm hấp dẫn du khách chính là những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính vô cùng lộng lẫy. Một trong số đó, Wat Rong Khun hay còn được gọi với cái tên Đền Trắng là ngôi đền độc đáo với lối kiến trúc ở Thái Lan vô cùng ấn tượng không giống với bất kỳ ngôi đền nào khác. Ngôi đền thuộc thị trấn Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan, do một nghệ sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat lên ý tưởng thiết kế, xây dựng từ năm 1997 với ý muốn tôn vinh trí tuệ thuần khiết và giáo lý của Phật Giáo. Tuy nhiên, ngôi đền có nhiều điểm rất khác biệt so với bất kỳ ngôi đền thờ truyền thống nào ở Thái Lan.

Đền thờ là một trong những ngôi đền dễ nhận biết nhất Thái Lan, nằm bên ngoài thị trấn Chiang Rai và thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước.
Đền thờ là một trong những ngôi đền dễ nhận biết nhất Thái Lan, nằm bên ngoài thị trấn Chiang Rai và thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước.

Ngôi đền thuộc thị trấn Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan, do một nghệ sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat lên ý tưởng thiết kế, xây dựng từ năm 1997 với ý muốn tôn vinh trí tuệ thuần khiết và giáo lý của Phật Giáo. Tuy nhiên, ngôi đền có nhiều điểm rất khác biệt so với bất kỳ ngôi đền thờ truyền thống nào ở Thái Lan. Đền thờ là một trong những ngôi đền dễ nhận biết nhất Thái Lan, nằm bên ngoài thị trấn Chiang Rai và thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước, khiến nó trở thành điểm tham quan hấp dẫn nhất Chiang Rai.

Nếu du khách đến với Thái Lan vì yêu thích tìm hiểu các nền văn hóa độc đáo, tôn giáo hay kiến trúc đền chùa thì nhất định phải ghé đến Đền Trắng. Nơi đây như bao trùm cả thiên nhiên hoang sơ của miền Bắc Thái Lan tại Chiang Rai vậy. Điểm đặc độc đáo của Thái Lan là một đất nước Phật giáo nên cực kỳ nhiều chùa chiền với những lối kiến trúc Thái Lan độc lạ và hầu như các chùa đều có tuổi đời đến mấy trăm năm. Wat Rong Khun – ngôi Đền Trắng được “đồn đại trong truyền thuyết” được người ngườI nhắc đến với vẻ đẹp tinh khiết bởi màu áo trắng tinh khôi bấy lâu ngôi đền này chọn mặc. Mỗi chi tiết của ngôi đền Wat Rong Khun đều mang ý nghĩa và khuyến khích du khách hãy suy nghĩ về giáo lý Phật giáo, chỉ ra cách thoát khỏi những cám dỗ, ham muốn và tham lam chốn trần tục mà thay vào đó là tập trung vào tâm trí.

Đền WatRong Khun ở thị trấn Chiang Rai mang phong cách kiến trúc cổ điển với màu trắng tinh nổi bật.
Đền WatRong Khun ở thị trấn Chiang Rai mang phong cách kiến trúc cổ điển với màu trắng tinh nổi bật.

Ngôi đền được phủ bằng màu trắng lộng lẫy tạo ấn tượng với du khách, cộng thêm nét kiến trúc độc đáo tại Thái Lan, pha với màu sắc huyền bí, mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vòng luân hồi. Từ cửa đền, du khách sẽ nhìn thấy được tòa nhà chính điện với màu trắng tinh khôi, lấp lánh, tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật.

Với người dân Chiang Rai thì Wat Rong Khun là niềm tự hào của họ, đây là một điểm tham quan du lịch thu hút nhiều khách nhất và hầu như khách du lịch quốc tế đều biết đến. Điểm gây chú ý với du khách là ngôi đền này được thiết kế với tông màu trắng chủ đạo bao trùm cả ngôi đền, tuy nhiên trong khuôn viên của ngôi đền cũng có 1 tòa nhà màu vàng rất nổi bật. Toàn bộ công trình này ẩn dụ cho con đường đến với thiên đường hạnh phúc của con người với rất nhiều tác phẩm điêu khắc, vẽ tường,… đại diện cho các triết lý sâu xa.

Vẻ đẹp của Chùa Wat Rong Khun Thái Lan thực sự khiến mọi du khách đến đây bị mê hoặc, nếu đứng nhìn từ bên hồ nước bạn sẽ thấy hình bóng của chùa nghiêng xuống mặt nước mới huyền ảo làm sao. Các chi tiết trang trí đều có những ý nghĩa riêng, phản ánh được những triết lý sâu xa của Phật giáo, không chỉ vậy còn có ý nghĩa ca ngợi sự trong sạch, gìn giữ mình của Người trước những cám dỗ, dục vọng và trí tuệ của con người.

Bạn có thể thấy xung quanh chùa có một công viên có hồ cá và các tác phẩm điêu khắc toàn màu trắng tinh khôi.
Bạn có thể thấy xung quanh chùa có một công viên có hồ cá và các tác phẩm điêu khắc toàn màu trắng tinh khôi.

Điểm “độc, lạ” của Đền Trắng khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú và tò mò muốn tìm hiểu khi tất cả các chùa khác ở Thái Lan hay trên cả Thế giới có thờ tượng Phật trong chánh điện thì chùa này hoàn toàn không có. Bước vào chánh điện, bạn sẽ chỉ thấy 1 số bức bích họa vẽ ảnh các nhân vật từ đời xưa cho đến những nhân vật nổi tiếng đời nay, và kể cả các nhân vật tưởng tượng. Đó là Harry Potter, Superman, Hello Kitty, Michael Jackson, Neo, Conan, Doremon…

Bên cạnh những bức bích họa nổi tiếng ấy còn có hình ảnh của những điều hủy diệt: những chiếc máy bơm dầu, tấn công khủng bố, chiến tranh hạt nhân,… Ngụ ý của ý tưởng này là không đâu có anh hùng, mọi người đều xấu xa. Và kết hợp với tất cả các khu vực khác thì Đền Trắng mang thông điệp nhắn nhủ: cách để tìm được đến với hạnh phúc chính là từ bỏ những ham muốn xấu xa. Ngoài các điểm như trên, chùa còn có 1 tòa nhà đứng riêng lẻ, màu vàng. Nếu như tòa chánh điện là màu trắng, đại diện cho “tâm trí” thì tòa nhà này đại diện cho “cơ thể con người”.

Công viên lịch sử Ayutthaya

Công viên lịch sử Ayutthaya nằm tại thành cổ Ayutthaya, Chiang Mai, Thái Lan cách thủ đô Bangkok 76 km về Phía Bắc, được xây dựng vào năm 1350 bởi vua Ramathibodi I (U-thong) và trở thành kinh đô của Thái Lan thời đó cho đến khi bị phá hủy bởi quận đội Myanma vào năm 1767.

Công viên Ayutthaya có tổng diện tích rộng lớn tới 2.556km2 bao gồm tổng thể di tích gồm rất nhiều ngôi đền, chùa, bảo tàng,… được bao quanh bởi ba dòng sông thơ mộng: Chao Phraya, Lop Buri và Pasak và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12-1991.Nơi đây lưu lại những dấu ấn vàng son của kinh đô tồn tại hơn 400 năm từ giữa thế kỷ 14 đến nửa cuối thế kỷ 18. Ngày nay nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài đến khám phá và tuyệt nhiên bạn không thể bỏ qua.

Biểu tượng của Ayutthaya. Công viên Lịch sử Ayutthaya gồm những tàn tích của đền thờ và cung điện thủ đô.
Biểu tượng của Ayutthaya. Công viên Lịch sử Ayutthaya gồm những tàn tích của đền thờ và cung điện thủ đô.

Ayutthaya là một công viên lịch sử bao gồm nhiều đền đài, điểm đặc biệt thu hút du khách đó là nối kiến trúc cổ xưa được xây dựng bằng chất liệu gạch đỏ trần, ghi dấu trong ký ức nhiều khách du lịch về một hòn đảo độc đáo được bao quanh bởi 4 con sông. Nơi đây đã trải qua 33 đời vua trị vì và đã trở thành một thủ đô rực rỡ, phồn thịnh và có mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng phương Đông và cả phương Tây trong quá khứ.

Tuy nhiên đến năm 1767 quân đội Miến Điện ( Myanmar xưa) đã tiến sang xâm lược, sau bao trận đánh cam go, thất bạn cuối cùng đã dẫn đánh dấu chấm hết của vương chiều Thái Lan tại đây, những công trình tại công viên lịch sử Ayutthaya đã bị quân đội Miến Điện đốt cháy và tàn phá nặng nề làm mất đi không nhỏ những kiến trúc Thái Lan trong lịch sử đáng quý, những tàn tích còn sót lại hình thành nên Ayutthaya ngày nay.

Để đến Ayutthaya, bạn có thể đi tàu lửa xuất phát từ ga Hua Lamphong ở thủ đô Bangkok và mât khoảng 1 tiếng đồng hồ để đến nơi.Tại sân ga Ayutthaya, vô số những chiếc xe tuk tuk đang chờ bạn, bạn có thể thăm quan khám phá công viên Ayutthaya với giá khoảng 500 baht Thái bằng xe tuk tuk.

Khuôn mặt Phật 700 năm tuổi được bảo vệ toàn vẹn bất chấp rễ cây bao quanh. Gương mặt được nhận xét mang vẻ đẹp thánh thiện và siêu thoát, đem lại cảm giác bình an cho du khách ghé thăm.Đối với người mộ đạo, giữa phế tích đổ nát với nhiều bức tượng mất đầu, sự hiện diện của đầu tượng Phật trong thân cây toát lên ý nghĩa đặc biệt linh thiêng.
Khuôn mặt Phật 700 năm tuổi được bảo vệ toàn vẹn bất chấp rễ cây bao quanh. Gương mặt được nhận xét mang vẻ đẹp thánh thiện và siêu thoát, đem lại cảm giác bình an cho du khách ghé thăm.Đối với người mộ đạo, giữa phế tích đổ nát với nhiều bức tượng mất đầu, sự hiện diện của đầu tượng Phật trong thân cây toát lên ý nghĩa đặc biệt linh thiêng.

Đến nơi, bạn hãy ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng Yai Chaimongkhon với tổ hợp kiến trúc bề thế gồm: tu viện, mộ tháp và chùa chiền, được xây dựng để ghi nhớ chiến thắng của vua Naresuan trước giặc ngoại xâm vào năm 1592. Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp cao 60m được xây trên một nền cao với hai ngọn tháp nhỏ hai bên cùng hai pho tượng Phật khổng lồ bên gốc cây cổ thụ hàng trăm năm. Đây cũng là một đặc điểm có một không hai của ngôi chùa này.

Hành trình tiếp theo cho cuộc khám phá công viên lịch sử Ayutthaya nổi tiếng tại Thái Lan bạn có thể đi đến ngôi chùa Wat Thammikarat- là một tu viện được xây dựng bởi Thammikarat, con của vua Sài Nam Phùng, theo hình dạng bát giác và được bao quanh với 50 con sư tử bằng gạch đỏ theo phong cách Sukhothai và Bayon, trong khuôn viên còn thờ một đầu tượng Phật khổng lồ làm bằng đồng yên vị trên tòa sen. Bên cạnh là khu vực của những biểu tượng đội quân gà trống dũng mãnh.

Đồng thời thành phố lịch sử Ayutthaya còn là một trong những di sản văn hóa có sức hấp ... Những tàn tích còn sót lại tại thành cổ đã tạo thành công viên lịch sử.
Đồng thời thành phố lịch sử Ayutthaya còn là một trong những di sản văn hóa có sức hấp … Những tàn tích còn sót lại tại thành cổ đã tạo thành công viên lịch sử.

Tiếp theo bạn tuyệt đối không thể bỏ qua cố cung của Ayutthaya -chùa Wat Mahathat. Được xây dựng vào năm 1374 và hoàn thành dưới thời vua Ramesuan là điểm hành hương cửa phật của rất nhiều du khách.Nơi đây có một kì quan đặc biệt khiến mà không nơi nào có đó là có một đầu tượng Phật bằng đá được chùm rễ cây cổ thụ ôm trọn.

Đi sâu vào trong và khám phá công viên lịch sử Ayutthaya bạn sẽ còn bắt gặp vô số đền tháp chóp nhọn bên cạnh những bức tường thành đổ nát làm bằng gạch đỏ, vô số những tượng Phật bị mất tay, mất chân hoặc mất đầu do bị tàn phá.

Ngày nay, các di tích vẫn còn, nhiều trong số đó đã được khôi phục lại cẩn thận phục vụ du khách thập phương tới tham quan. Nơi đây cũng là nơi Muya Thái Festival hàng năm.

Công viên lịch sử Sukhothai

Nằm cách Bangkok gần 420 km về phía Bắc của Thái Lan, công viên lịch sử Sukhothai là một trong những công viên đẹp, mang nét cổ kính và quý hiếm trên thế giới.

Nơi đây hiện còn lưu giữ hàng loạt công trình thể hiện các nét kiến trúc Thailand độc đáo, tiêu biểu nhất của đất nước Chùa Tháp này. Nó bao gồm khu vực tàn tích của Sukhothai, kinh đô của Vương quốc Sukhothai vào thế kỷ 13 và 14.

Công viên này hàng năm vẫn đón hàng nghìn khách thăm quan du lịch. Sukhothai2. Si Satchanalai là một thị trấn cực kỳ quan trọng trong thời kỳ Sukhothai.
Công viên này hàng năm vẫn đón hàng nghìn khách thăm quan du lịch. Sukhothai2. Si Satchanalai là một thị trấn cực kỳ quan trọng trong thời kỳ Sukhothai.

Công viên này nằm gần thành phố Sukhothai thuộc tỉnh Sukhothai. Thành có hình chữ nhật với chiều dài Đông – Tây 2 km và chiều dài Bắc – Nam 1,6 km. Mỗi phía tường thành có một cổng, bên trong thành là di tích của cung điện hoàng gia và 26 đền, lớn nhất là cung điện Wat Mahathat. Đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào ngày 12/12/1991.

Sukhothai là thủ đô đầu tiên của nước Xiêm La (tên cũ của Thái Lan), thành lập khoảng giữa những năm 1238 và 1257. Vị vua đầu tiên Phokhun Si Intharathit đã sáng lập ra triều đại Ruang Phra.

Ít phục hồi hơn Công viên lịch sử Sukhothai, nhưng không kém phần ấn tượng. Chúng tôi đến đó sớm - ánh sáng tốt hơn, mát hơn, hầu như không có ai ở đó.
Ít phục hồi hơn Công viên lịch sử Sukhothai, nhưng không kém phần ấn tượng. Chúng tôi đến đó sớm – ánh sáng tốt hơn, mát hơn, hầu như không có ai ở đó.

Kéo dài suốt 120 năm sau đó, Sukhothai được cai trị bởi nhiều vị vua, nhưng được ghi nhớ nhất là Ramkhamhaeng Đại đế vì đã sáng tạo ra bảng chữ cái Thái Lan và đặt nên nền tảng vững chắc cho chế độ quân chủ, tôn Phật giáo thành quốc giáo…

Trong khu vực công viên cũng từng nổi tiếng về nghề làm lồng đèn thả sông, túi, giỏ, mũ làm bằng lá cây cọ, thân cây mềm…

Nghề làm gốm sứ cũng phổ biến trong thời kỳ hoàng kim của nhà nước Sukhothai, vẫn tồn tại cho đến nay. Đây được xem như là một công viên kiểu mẫu, kiến trúc ảnh hưởng từ Khmer, Lana, Myanmar… Các ngôi đền được bao quanh bởi các thảm cỏ xanh ngắt, các hào nước và hồ nước rất đẹp.

Ngôi chùa cổ Wat Chedi Luang

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1931 dưới triều vua Sean Muang Ma và mãi đến năm 1471 thì ngôi chùa này mới được hoàn thành bởi tranh chấp và chiến tranh giữa các vị vua. Lúc này khi chùa Wat Chedi Luang được cai quản bởi vua Tilokarat người đã đưa đức phật Emerald Buddha về đây, và ngôi chùa này cũng là báu vật quan trọng của Vương Quốc Thái Lan lúc bấy giờ.

Vào năm 1545, ngôi chùa bị hư hại nặng do một trận động đất, và kiến trúc của ngôi chùa Thái Lan chỉ còn lại một phần nguyên vẹn cho đến ngày nay. Người dân cùng chính phỉ đá góp sức trùng tu và phục dựng lại ngôi đền thờ cúng, và tạo lại cảnh quan để làm điểm tham quan cho du khách.

Chùa Wat Chedi Luang là báu vật Phật giáo nằm giữa thành phố Chiang Mai. Nổi tiếng với hình ảnh xác 3 vị sư ngồi thiên như còn sống.
Chùa Wat Chedi Luang là báu vật Phật giáo nằm giữa thành phố Chiang Mai. Nổi tiếng với hình ảnh xác 3 vị sư ngồi thiên như còn sống.

Trước khi bị hư hại ngôi chùa dài 80 met và rộng 45 met, tuy nhiên đến hiện tại bi thu hẹp lại khá nhiều. Nằm ở vùng ngoại ô của thành phố Chiang Mai, thuộc miền Bắc Thái Lan. Ngôi chùa Chedi Luang nằm trên điểm cắt giao của giao lộ Ratchadamnoen và Phrapopkhlao. Điểm đến Thái Lan này có chiều dài lịch sử, cũng là địa danh cổ kính, thu hút khách du lịch của thành phố Chiang Mai.

Bước chân vào ngôi chùa, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính, cũ xưa bao phủ. Không gian yên tĩnh và thoáng đãng càng làm cho ngôi chùa trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết. Trước cổng chùa, hình ảnh cây cổ thụ cao lớn, hay còn gọi là cây Gôm là loại cây báo hiệu cho điềm lớn, mà theo như tương truyền để lại, nếu cây Gôm này gục ngã thì sẽ có thảm họa khủng khiếp ập đến người dân Lanna.

Bên cạnh cây Gôm là ngôi nhà của vị thần gác cửa, vị thần thông thái cũng là hiền triết của xứ Lanna.

Ban đầu ngôi đền Wat Chedi Luang có tường bao quanh bằng bạc và các kiến trúc bên trong được dát vàng quý giá, nhưng sau khi bị sụp đổ...
Ban đầu ngôi đền Wat Chedi Luang có tường bao quanh bằng bạc và các kiến trúc bên trong được dát vàng quý giá, nhưng sau khi bị sụp đổ…

Ngôi tháp chính của Wat Chedi Luang được phủ lớp cổ kính rêu phong, có phần đổ nát, được bao quanh bởi hào nước và lối đi 4 phía dẫn vào trong tháp. Ngôi chính điện bên cạnh tòa tháp được trang trí mang đậm màu sắc Phật giáo, thờ nhiều vị Phật cũng như hình ảnh của chùa Chiang Man hay ngôi chùa Suan Dok. Có lẽ nhắc đến Wat Chedi Luang, không người dân Thái nào không biết đến nổi tiếng với hình ảnh xác của 3 vị sư trong tư thế ngồi thiền, vô cùng ung dung tự tại như vẫn đang còn sống với da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng đang mở mà điều bí ẩn chưa thể lý giải được là cả 3 vị sư đều không sử dụng hóa chất ướp và giữ xác.

Ngày nay, Wat Chedi Luang còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ đối với du khách thập phương vì ngôi chùa lưu giữ xác của 3 vị sư đã tu đắc đạo tại ngôi chùa. Điều đặc biệt là các vị sư này đều ngồi trong tư thế thiền, da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt tinh anh như người còn sống, và các thớ thịt (kẽ các ngón tay và ngón chân) thì liền thành một mối. Đây cũng chính là điều mà khách thập phương tập trung về đây để xem điều kỳ diệu tại chùa này.

Tháp Baiyoke II – Công Trình Cao Nhất Bangkok Thái Lan

Tháp Baiyoke II nằm tại đường Raprarop, quận Ratchathewi, Bangkok, Thái Lan. Tại tháp Baiyoke II bạn có thể ngắm nhìn toàn thủ đô Bangkok và cả những tỉnh thành lân cận.

Tháp được cấp phép và xây dựng vào năm 1998 với độ cao 309 mét. Đây là công trình xây dựng lớn nhất Thái Lan với tổng 85 tầng. Tháp còn gọi bằng cái tên là khách sạn Baiyoke Sky, đây là khách sạn thuộc top 3 khách sạn cao nhất thế giới với cấu trúc 673 phòng. Tại tầng 84 của tháp còn được bố trí đài quan sát xoay 360 độ cho du khách dễ dàng quan sát.

Tháp Baiyoke II cũng là nơi tọa lạc của khách sạn bốn sao Baiyoke Sky Hotel, một trong những khách sạn cao nhất ở Bangkok.
Tháp Baiyoke II cũng là nơi tọa lạc của khách sạn bốn sao Baiyoke Sky Hotel, một trong những khách sạn cao nhất ở Bangkok.

Khám phá tháp Baiyoke II, đầu tiên bạn hãy tới tầng 18 của tòa tháp để thưởng thức buffet trái cây, với rất nhiều trái cây tươi ngon và nổi tiếng của Thái Lan. Hoặc bạn cũng có thể thưởng thức buffet tại chợ nổi Baiyoke tại tầng 75 của tòa tháp này. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Thái và thưởng thức các món ăn đặc sản xứ Chùa Vàng tại đây. Đặc biệt, tất cả món ăn được bày và trang trí trên những chiếc thuyền nhỏ như mô phỏng một buổi chợ trên sông vậy. Giá vé để thưởng thức buffet chợ nổi tầng 75 là 335.000 VND (bữa trưa) và 434.000 VND (bữa tối) đã bao gồm cả tham quan đài quan sát.

Có rất nhiều cách để di chuyển đến Tháp Baiyoke II. Cách nhanh nhất là đi taxi/ tuktuk đến thẳng Baiyoke Tower II. Chi phí di chuyển bằng phương tiện này cũng không quá đắt đỏ, tuy nhiên bạn nên chú ý hỏi giá trước hoặc đi những xe có đồng hồ đo hoặc lịch trình sẵn.

Tham quan tòa nhà Baiyoke Sky là một trong những trải nghiệm nhất định phải thử khi tới Thái Lan.
Tham quan tòa nhà Baiyoke Sky là một trong những trải nghiệm nhất định phải thử khi tới Thái Lan.

Bên cạnh đó, bạn có thể di chuyển đến tháp Baiyoke II bằng tàu điện. Bạn sẽ di chuyển đến trạm BTS Phaya Thai, sau đó đi tuyến Airport Rail Link dừng tại trạm Ratchaprarop, trạm này chỉ cách Tháp Baiyoke II Thái Lan vài bước đi bộ. Khu vực đài quan sát của Tháp Baiyoke II dĩ nhiên sẽ phải thu phí rồi, vì nơi này tốn không ít tiền xây dựng. Đến với đài quan sát ở tầng 77, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh thủ đô lung linh, đầy màu sắc. Vé vào khu vực này cũng chỉ 300 bath ( khoảng 200 000 VNĐ).

Ngoài đài quát sát tại tầng 77, tòa tháp còn có một đài quan sát xoay 360 độ ở tầng 84. Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn bức tranh thu nhỏ của thủ đô Bangkok, bức tranh này sẽ sống động hơn bao giờ hết khi vừa có cả bầu trời và thành phố. Giá vé vào khu vực này cũng không khác gì giá vé tầng 77.

Hành trình khám phá xứ Chùa Vàng của bạn sẽ trở nên thú vị hơn nếu ghé thăm tòa tháp Baiyoke Sky và có những trải nghiệm thú vị. Hãy lưu lại ngay tòa tháp 88 tầng cao nhất nhì Bangkok này để có dịp khám phá nhé.

Cầu Rama VIII

Cầu Rama VIII là một cây cầu dây văng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Cầu này đã được khánh thành và khai thông chính thức vào này 20 tháng 9 năm 2002.

Tọa lạc tại khu vực Phra Nakhon, hostel này cách Khu Bờ sông Bangkok và Đường Khaosan chỉ khoảng 10 phút đi bộ.
Tọa lạc tại khu vực Phra Nakhon, hostel này cách Khu Bờ sông Bangkok và Đường Khaosan chỉ khoảng 10 phút đi bộ.

Cầu này có một trụ đơn nằm gàn 1/3 khoảng cách từ cuối tây bắc của cầu. Cầu này được bắc qua sông Chao Phraya ở Bangkok. Cầu có chiều dài 2,45 km bào gồm cả đường dẫn. Cầu này là một điểm nhấn kiến trúc Thái Lan của thành phố này và thậm chí hình ảnh cầu được in sau lưng tờ giấy bạc 20 baht.

Đại cung Ananta Samakhom

Đại cung Ananta Samakhom là một đại sảnh hoàng gia đặt tại phức hợp Cung điện Dusit ở quận Dusit, thủ đô Băng Cốc, Thái Lan. Cung do Đức vua Chulalongkorn ủy thác xây dựng từ năm 1908. Hoàn thành năm 1915, sau 5 năm để từ lúc Vua Rama V mất vào năm 1910. Hiện nay, Đại cung Ananta Samakhom là một viện bảo tàng và đôi khi là địa điểm tổ chức những sự kiện cấp nhà nước.

Cung mở cửa cho công chúng mỗi ngày, trừ ngày kỉ niệm Đức vua Chulalongkorn qua đời (23 tháng 10), ngày sinh của Đức vua và Nữ hoàng đang tại vị – Bhumibol Adulyadej (5 tháng 12) và Sirikith (12 tháng 8).

Đừng bỏ lỡ Cung điện Ananta Samakhom khi bạn du lịch đến Dusit.
Đừng bỏ lỡ Cung điện Ananta Samakhom khi bạn du lịch đến Dusit.

Năm 1906, một năm sau khi hoàn thành Cung điện Vimanmek tại khu phức hợp Cung điện Dusit, Đức vua Chulalongkorn (Rama V) đã ủy thác tiếp tục xây dựng một đại sảnh tiếp khách nhằm thay thế cho một công trình đã có trước đó vào thời gian cai trị của Đức vua Mongkut (Rama IV). Sảnh cung do hai kiến trúc sư người Ý là Mario Tamagno và Annibale Rigotti thiết kế theo phong cách kiến trúc Phục hưng và Tân cổ điển. Cẩm thạch của công trình thu thập từ Carrara, Ý cùng với nhiều vật liệu ngoại quốc khác. Điêu khắc gia người Ý Vittorio Novi đã làm việc cho Đại cung cùng với cháu trai của ông, Rudolfo Nolli. Sau này, ông còn tham gia vào chế tác cây cầu Mahadthai Udthit (còn gọi là cầu Than Khóc).

Đại cung từng là trụ sở hoạt động của Đảng Nhân dân vỏn vẹn 4 ngày trong cuộc Cách mạng Xiêm 1932 (24-27 tháng 7), sự kiện này là một chuyển biến quan trọng trong lịch sử Thái Lan thế kỷ 20, chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến và dân chủ đại nghị. Hội đồng Nhân dân Quốc gia tụ họp lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 6 năm 1932 cũng tại sảnh cung này. Sau đó, Đại cung tiếp tục trở thành Trụ sở Nghị viện cho đến năm 1974, khi Nghị viện Thái Lan có thêm trụ sở mới ở phía bắc. Tuy nhiên, Tòa nhà Nghị viện cũ vẫn được sử dụng cho Lễ khai mạc trọng thể khóa họp của Nghị viện, đánh dấu buổi triệp tập đầu tiên sau kết quả của một cuộc tổng tuyển cử trong Hạ viện.

Đại cung là một công trình kiến trúc 2 tầng với một mái vòm lớn (cao 49,5 m) đặt tại trung tâm tòa nhà, xung quanh kèm theo sáu mái vòm nhỏ hơn. Vòm và tường được phủ lên những bức họa của Giáo sư Galileo Chini và Carlo Riguli miêu tả hành trình lịch sử của Vương triều Chakri, từ thế hệ cai trị thứ nhất đến thứ sáu.

Có tuổi đời trên 100 năm, cung điện Ananta Samakhom hay cung điện Chitralada là tuyệt tác kiến trúc bằng đá có một không hai của Thái Lan.
Có tuổi đời trên 100 năm, cung điện Ananta Samakhom hay cung điện Chitralada là tuyệt tác kiến trúc bằng đá có một không hai của Thái Lan.

Phía trước Đại cung là một không gian rộng lớn có tên Quảng trường Hoàng gia, nổi bật giữa quảng trường là Tượng đài Đức vua Chulalongkorn (Rama V) cưỡi ngựa.

Vì Đại cung Ananta Samakhom là tiền sảnh hoàng gia, nên khách viếng thăm Đại cung cần tuân thủ một số quy định, như diện đồ phù hợp, ví dụ: áo sơ mi tay dài (hoặc tay ngắn) và quần dài đối với nam, và váy dài đối với nữ. Còn quần ngắn, quần bò rách rưới, váy ngắn và sơ mi không tay thì bị cấm kỵ. Phụ nữ diện quần dài không được coi là phù hợp. Nếu cần thiết, du khách có thể chi trả để mặc một bộ sarong (trang phục phù hợp ở đây). Tất cả máy ảnh và điện thoại di động phải để trong những tủ khóa có sẵn miễn phí. Khi vào Đại cung du khách cần phải chi trả lệ phí, kể cả khi quý khách đã thanh toán phí khi vào địa bàn Cung điện Dusit.

Ngôi chùa kim loại Loha Prasat

Loha Prasat hay Wat Ratchanatdaram là một trong những tòa nhà nguyên bản nhất ở Bangkok nằm khá gần Khaosan Road và ngay bên cạnh chùa Wat Saket nổi tiếng.

Bangkok không thiếu những đền chùa kì vĩ, tất cả chúng đều toát lên vẻ đẹp sang trọng, nhưng trong số đó có những ngôi chùa có nét kiến trúc Thái Lan đặc trưng không lẫn vào đâu được. Mặc dù khá gần đường Khaosan và kế bên ngôi chùa Wat Saket nổi tiếng, Loha Prasat ít khi được kể đến.

Loha Prasat hay Wat Ratchanatdaram là một trong những tòa nhà nguyên bản nhất ở Bangkok.
Loha Prasat hay Wat Ratchanatdaram là một trong những tòa nhà nguyên bản nhất ở Bangkok.

Còn được gọi với tên “Lâu đài kim loại”, chùa Loha Prasat tọa lạc trên nền đất của chùa Wat Ratchanaddaram và từng được đệ trình lên UNESCO vào năm 2005 để công nhận đây là di sản thế giới đánh dấu tầm quan trọng mang tính lịch sử của ngôi chùa. Tuy nhiên, danh hiệu đó vẫn chưa đạt được.

Được xây dựng vào năm 1846 theo lệnh của vua Nangklao (Rama III) và được lấy cảm hứng từ hai ngôi chùa tương tự ở Ấn Độ và Sri Lanka, Loha Prasat là công trình cao 36m có 37 ngọn tháp bằng kim loại tượng trưng cho 37 đức tính hướng tới sự giác ngộ. Ngôi đền này được xây dựng theo cách rất khác thường bằng nhiều lớp hình lập phương đồng tâm xếp lên nhau một cách hợp lí. Xá lợi Phật được cất giữ ở tầng cao nhất.

Loha Prasat là tên Ấn Độ có từ thời đức Phật, liên quan đến việc xây dựng một công trình hình vuông nhiều tầng bằng kim loại cho các thầy tu. Chỉ có ba công trình như vậy được xây dựng trên thế giới riêng duy nhất cái ở Bangkok là còn đứng vững.

Loha Prasat xứng đáng là điểm dừng chân tuyệt vời tại Bangkok, là 1 trong 3 ngôi chùa có kết cấu tương tự trên thế giới.
Loha Prasat xứng đáng là điểm dừng chân tuyệt vời tại Bangkok, là 1 trong 3 ngôi chùa có kết cấu tương tự trên thế giới.

Tọa lạc rất gần Khaosan và Wat Saket, nên một khi bạn đã đến khu Champs Elysées này thì phải ghé qua chùa Loha Prasat. (Champs Elysées là một đại lộ nổi tiếng của Pháp, khu vực có nhiều nhà hát, cafe, bar, shop thời trang sang trọng). Chi phí để vào thăm ngôi chùa và đi qua cầu thang hình xoắn ốc là 20 baht nhưng thường ít khi có nhiều khách, cũng nên cân nhắc việc bỏ 20baht làm công đức. Đi dạo quanh các hành lang được tạo bởi nhiều cột trụ để chiêm ngưỡng nghệ thuật cũng như lịch sử của ngôi đền này đã hư hỏng phần nào cho tới khi vị vua hiện tại yêu cầu trùng tu lại.

Cũng đừng quên ngắm những ngôi chùa trắng của Wat Ratchanaddaram xung quanh Loha Prasat và tượng phật vàng ngồi uy nghiêm cũng như những cánh cửa được chạm khắc tinh xảo. Phía sau chùa Loha Prasat là chợ bán tượng Phật và bùa bình an rất đáng để ghé thăm. Băng qua đường bạn có thể đến ngôi làng nhà gỗ phía sau bức tường của pháo đài trắng. Sau đó hãy tiếp tục ghé thăm Wat Saket, bạn cần đi bộ một đoạn (lưu ý là bạn sẽ phải đi vòng quanh pháo đài để đến được đường ra Wat Saket).

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI