Tuesday, April 1, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Hà Nội được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Hà Nội được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Hà Nội đẹp và quyến rũ bởi những công trình kiến trúc tại Hà Nội ấn tượng. Sự đan xen hòa quyện giữa các đường nét kiến trúc cổ với nghệ thuật kiến trúc Pháp đã tạo nên một không gian kiến trúc Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đại cùng tồn tại mãi với thời gian.

Kiến trúc Hà Nội cổ được tập trung chủ yếu trong những khu phố cổ hay còn gọi là khu “36 phố phường.” Phố được kiến tạo bởi các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác.

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô.
Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô.

Nhắc về du lịch Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ về nét xưa cũ của phố cổ và những di tích lịch sử suốt nhiều triều đại phong kiến. Nhưng không hề dừng lại ở đó, Hà Nội còn có nhịp năng động của một thành phố đang phát triển từng ngày. Vẻ đẹp văn hóa, kết hợp với nét trẻ trung, nhộn nhịp đã góp phần tạo nên một Hà Nội đa sắc màu, đủ sức thu hút bất kỳ vị khách phương xa nào.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc mít tinh.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang.

Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH” bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Bãi cỏ trước lăng gồm 18000 m2 cỏ gừng, một loại cỏ bản địa ở miền Nam do nghệ nhân Nguyễn Văn Hoà trồng. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng.

Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch.
Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho số tuổi 79 của Hồ Chủ tịch.

Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.

Lễ hạ cờ tại Lăng Bác được diễn ra vào lúc 21:00
Lễ hạ cờ tại Lăng Bác được diễn ra vào lúc 21:00

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 210 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Cột Cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

Toàn phần xây từ đế đến trụ này cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m, cột cao 18,2 m, lầu 3,3 m. Nếu kể cả trụ treo cờ thì trên 40 m.
Toàn phần xây từ đế đến trụ này cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m, cột cao 18,2 m, lầu 3,3 m. Nếu kể cả trụ treo cờ thì trên 40 m.

Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.

  • Tầng 1: Mỗi chiều 42,5 m; cao 3,1 m
  • Tầng 2: Mỗi chiều 27 m; cao 3,7 m
  • Tầng 3: Mỗi chiều 12,8 m; cao 5,1 m; có 4 cửa, trừ cửa Bắc, 3 cửa còn lại đều có đắp 2 chữ tuỳ theo từng hướng

Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên.

Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ cao 8 m, phía trên treo cờ đỏ sao vàng.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ cao 8 m, phía trên treo cờ đỏ sao vàng.

Trên tầng 3 là thân cột Cờ hình trụ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13 m với thân cao 18,2 m. Trụ hình thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc; được rọi sáng (và thông hơi) bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có tới 5 hoặc 6 cửa sổ.

Khi người Pháp phá thành Hà Nội, họ định phá luôn cột cờ, may mắn là họ không tiến hành việc này, lý do vì họ muốn biến nó thành đài xem đua ngựa. Hiện Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.

Văn Miếu Quốc Tử Giám – Khuê Văn Các

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc Hà Nội chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.

Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.
Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc đẹp tại Hà Nội này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.

Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.
Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.

Nhà Thái học sinh đời Lý – Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử không thấy ghi lại. Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị đốt hoặc đưa về Yên Kinh, (Bắc Kinh), nhưng Văn Miếu vẫn được người Minh tôn trọng.

Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.
Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học …Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu. Khu vũ của Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh.

Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê).
Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê).

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện Sùng Nho ở Quốc Tử Giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp, phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều để 1 tấm bia.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn Miếu; Cửa Đại Thành Nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian.

Quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).
Quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).

Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc Hà Nội độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi chùa “Phúc lành dài lâu”. Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen.
Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ trong bài nghiên cứu năm 1999 đã đưa ra các dẫn chứng chứng minh: lối kiến trúc một cột tương đồng với kiến trúc từng tồn tại trên cột đá chùa Dạm. Năm 2013, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Trọng Dương: “toàn bộ chùa Diên Hựu được thiết kế theo đồ hình mandala mô phỏng một tiểu vũ trụ trong thế giới quan Phật giáo.” Trong đó, “Liên hoa đài ở chùa Diên Hựu là một “bông sen nghệ thuật khổng lồ” (chữ dùng của Chu Quang Trứ).

Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề xum xuê từ đất Phật, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề xum xuê từ đất Phật, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.

Theo một số nhà nghiên cứu, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm.

Kế thừa các thành quả nghiên cứu sau hơn 20 năm, ngày 10/10/2020, nhóm các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư và họa sĩ – SEN Heritage đã tổ chức tọa đàm đưa ra một phương án tái lập kiến trúc nguyên bản của chùa Diên Hựu, trong đó trung tâm là kiến trúc hoa sen một cột sáu cạnh đời Lý (độc trụ lục giác liên hoa lâu – theo “Việt sử lược”) của Liên Hoa Đài bằng hình ảnh 3D và công nghệ thực tế ảo. Buổi tọa đàm có sự góp mặt của giới chuyên môn như nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, Tiến sĩ Trần Trọng Dương,… và giới báo chí.

Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.

Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc Hà Nội còn để lại thời Nguyễn.

Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó).

Chùa Một Cột cũng đã được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.

Cầu do Pháp xây dựng (1898–1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ ghi thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: ‘1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris.

Cầu Long Biên là cầu bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu thép đầu tiên xây dựng bắc qua Sông Hồng.
Cầu Long Biên là cầu bắc qua sông Hồng. Đây là cây cầu thép đầu tiên xây dựng bắc qua Sông Hồng.

Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kỳ được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc.

Cầu Long Biên có trong câu vè sau:

Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc qua sông Hồng
Tầu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…

Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm 9 tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000 m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.

Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp.
Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris – Orléans, Pháp.

Cầu dài 2290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Những di tích trên mặt và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với các Vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc thủ đô Hà Nội và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các Vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí ở số 1A phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cạnh khách sạn Hilton Hanoi Opera, nhìn ra các vườn hoa Nhà hát Lớn và vườn hoa 19-8.

Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng.
Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng.

Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh…giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông. Bên phải nhà hát, khách sạn Hilton Opera nằm hơi uốn cong, cũng là một công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Mang những đường nét cổ điển – như hàng cột cao, bộ mái Mansard… – khách sạn hiện đại Hilton Opera không những không phá vỡ không gian kiến trúc đẹp Hà Nội của quảng trường mà còn giúp tôn thêm vẻ đẹp của nhà hát.

Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ đồng theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp vàng bằng công nghệ hiện đại. Ở tầng hai, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Căn phòng này còn dành cho các chương trình nghệ thuật thính phòng, các cuộc họp báo hay những hội nghị mang tính chất nhỏ. Sàn phòng gương được phục chế theo kỹ thuật mosaic với đá mang đến từ Ý. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm gương lớn. Các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách cổ điển Pháp. Không gian tiếp theo của nhà hát là phòng khán giả kích thước 24 x 24 mét với sân khấu lớn, ba tầng ghế, tổng cộng 598 chỗ ngồi. Căn phòng được trang trí cầu kỳ với những hàng cột thức Corinth đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh. Cuối cùng, phía sau sân khấu là 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập, cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp.

Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai.
Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai.

Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo thức Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc kiến trúc Phục Hưng được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố Baroque. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội. Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, đem lại cảm giác về tinh thần Tân cổ điển Pháp. Tất cả những hòa trộn này đưa đến ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí.

Bao quanh Nhà hát Lớn có nhiều điểm vui chơi giải trí như vườn hoa nhà hát lớn nằm chếch phía tây nam, quán cà phê Highlands Coffee ở hai khu vực sườn và tầng hầm (trước đó tầng hầm là quán Nineteen11, lấy theo tên năm khánh thành). Khoảng sân trước mặt nhà hát lớn và đoạn vườn về phía nam nối với khách sạn Hilton là một địa điểm lý tưởng của các đôi cô dâu chú rể đến chụp ảnh đám cưới và kỷ niệm. Xa xa về phía đông bắc là viện bảo tàng cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Viện Viễn Đông Bác cổ ngày xưa). Phía bắc của quảng trường Cách mạng tháng Tám là một loạt các khu trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp của các cơ quan quốc tế như đại sứ quán New Zealand, Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, cũng gọi là Nhà thờ chính tòa Hà Nội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng giám mục. Đây là một nhà thờ cổ kính tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ chính tòa cũng như của toàn tổng giáo phận.

Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng là một trong những công trình kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu ở thành phố này.
Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng là một trong những công trình kiến trúc Pháp thuộc tiêu biểu ở thành phố này.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12, dựa theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm cuốn nhọn, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 79m, chiều rộng 28,5m và hai tháp chuông cao 64,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Kiến trúc Gothic của công trình cũng có sự kết hợp với kiến trúc bản địa, thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung bên ngoài và hệ thống chạm trổ nội thất. Khu cung thánh và các ban thờ được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

Thánh lễ Phục sinh 2023 tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội
Thánh lễ Phục sinh 2023 tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.

Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Hiện nay không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.

Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc Hà Nội đẹp nhất, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội.

Vào thời Hai Bà Trưng (40 – 43), khu vực xung quanh Hồ Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công trình hiện đại hình thành… Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân cư bản địa.

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.

Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.

Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm số 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. Đây là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2004 và hoàn thành sau 22 tháng thi công.

Kiến trúc của công trình được chọn từ phương án "Lượn sóng biển Đông" do chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức Meinhard Von Gerkar và Nikolaus Goetze thiết kế, theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới Vịnh Hạ Long.
Kiến trúc của công trình được chọn từ phương án “Lượn sóng biển Đông” do chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức Meinhard Von Gerkar và Nikolaus Goetze thiết kế, theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Chính phủ Việt Nam đã chỉ định 9 tổng công ty thuộc Bộ xây dựng tham gia thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Công trình được coi là công trình thuộc vào loại lớn và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Các đơn vị thi công phải huy động gần 5.000 cán bộ công nhân viên lao động suốt ngày đêm. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m² đá ốp lát, 50.000 m² kính mặt đứng và kính lợp mái.

Phong khánh tiết có hai bức Hạ Long đỏ và Hạ Long vàng bằng sơn mài nằm ở hai bức tường đối xứng nhau của phòng khánh tiết. Đây được coi là những bức tranh sơn màu lớn nhất thế giới; kích cỡ 4,2 m, dài 33 m. Bức Hạ Long làm bằng vàng; Hạ long đỏ được làm bằng chất liệu son trai truyền thống.

Trung tâm hội nghị quốc gia còn được trang trí bởi 12 bức trang khổ lớn, hầu hết là sơn mài, trong đó có bức Thiếu nữ trong vườn của Nguyễn Gia Trí và Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù (chép từ tranh gốc theo khổ 2,4.-2,5 m) và 60 bức tranh khác loại.

Nhà Quốc Hội

Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào năm 2009 tại khu trung tâm chính trị Ba Đình. Tòa nhà tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn ra Quảng trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Tòa nhà là công trình công sở có quy mô lớn và phức tạp nhất được xây dựng tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước với kiến trúc Hà Nội hiện đại tích hợp các giải pháp ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến phức tạp.

Công trình Nhà Quốc hội mất 15 năm (1999–2014) từ khi phôi thai ý tưởng cho đến lúc khánh thành đã tạo ra vô vàn tranh luận trong xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng từ vị trí xây dựng, bảo tồn di tích đến phương án kiến trúc. Việc xây dựng Nhà Quốc hội cũng dẫn đến cuộc khai quật khảo cổ lớn nhất tại Việt Nam ở địa chỉ 18 Hoàng Diệu. Công ty tư vấn kiến trúc Gerkan, Marg und Partner International GmbH của Cộng hòa Liên bang Đức đã nhận Giải thưởng Lớn – giải thưởng cao nhất trong Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2014 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho công trình Nhà Quốc hội.

Nhà Quốc hội hay Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, còn có tên Hội trường Ba Đình mới là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.
Nhà Quốc hội hay Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, còn có tên Hội trường Ba Đình mới là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.

Hiện có rất nhiều đề xuất việc mở cửa Nhà Quốc hội cho người dân và cử tri vào tham quan rộng rãi, nhất là khu trưng bày khảo cổ và nghệ thuật đương đại dưới tầng hầm, cho phép người tham quan được dự thính các phiên họp của Quốc hội nhưng trên thực tế chưa được thực hiện. Việc tham quan chỉ hạn chế ở các đoàn khách thông qua việc đăng ký tại Văn phòng Quốc hội và các văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương với thư giới thiệu của Cơ quan Nhà nước, chính quyền phường xã, tổ dân phố.

Nhà Quốc hội là một khối lập phương, mặt bằng hình vuông biểu trưng cho “đất”, “người mẹ”, ở giữa là Phòng họp chính hình tròn tượng trưng cho “trời”, “người cha”. Cũng có thể xem hai khối kiến trúc Hà Nội này như hình ảnh bánh chưng – bánh giầy.

Phòng họp Quốc hội ở giữa có nở ra từ đáy lên nóc, được đặt trên tám cột tròn bao quanh sảnh chính, vách nghiêng hướng ra ngoài như hình tượng một vương miện quý giá. Tòa nhà gần như được bọc kính trong suốt vừa để thể hiện cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng cũng là cơ quan dân cử, để gần dân hơn, đồng thời thể hiện ý nghĩa công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội.

Công trình nhà Quốc hội gồm năm tầng nổi và hai tầng chìm, tổng chiều cao công trình khoảng 39m, tổng diện tích mặt sàn 63.240m2 với 540 phòng. Tòa nhà có hai khối chính: Phòng họp ở giữa hình tròn và Khối nhà bao xung quanh hình vuông. Nhà Quốc hội có tổng số hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, trong đó có hai hội trường lớn cũng là hai phòng họp chính: Phòng họp Quốc hội (đặt tên Diên Hồng theo Hội nghị Diên Hồng) và phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đặt tên Tân Trào theo Quốc dân Đại hội Tân Trào), cách đặt tên là đề xuất của Đại biểu Dương Trung Quốc.

Keangnam Hanoi Landmark Tower

Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp gồm 3 cao ốc khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, tổ hợp này được đầu tư và xây dựng bởi tập đoàn Keangnam – tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul, Hàn Quốc. Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20 tháng 3 năm 2011 và cho đến cuối tháng 12 năm 2011. Khi được hoàn thiện năm 2011 đây là tổ hợp công trình khép kín có diện tích lớn thứ 5 thế giới, Landmark 72 là toà nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010 cho đến tháng 2 năm 2018 và là cao ốc có diện tích sàn lớn nhất Việt Nam từ năm 2011 đến nay.

Landmark 72 với diện tích hơn 300 000 m² - là tòa nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010-2018 (350m), nơi đây có thể được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thành phố Hà Nội.
Landmark 72 với diện tích hơn 300 000 m² – là tòa nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010-2018 (350m), nơi đây có thể được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thành phố Hà Nội.

Tháng 2-2018, khi bị Landmark 81 vượt qua, tòa tháp trở thành tòa nhà cao thứ hai Việt Nam. Keangnam Hanoi là khu phức hợp nằm ngay trung tâm khu đô thị mới của Hà Nội. Với hai tòa nhà chung cư 48 tầng và một tòa tháp 72 tầng, một thành phố thu nhỏ trong lòng Hà Nội.

Khu chung cư bao gồm 922 căn hộ cao cấp nhất với các tiện ích như Fitness center, bể bơi và khu mua sắm. Tại khối để nối giữa landmark 72 tầng và 2 tòa tháp chung cư căn hộ là khu trung tâm thương mại và rạp chiếu phim Lotte hiện đại.

Ngoài ra còn có khu vực văn phòng hạng A từ tầng 12 đến tầng 46 nhìn ra phong cảnh Hà Nội, khu căn hộ dịch vụ Calidas từ tầng 48 đến tầng 60.

Khách sạn Intercontinental nổi tiếng thế giới từ tầng 62 đến 70 được khai trương vào tháng 9 năm 2017, 6 năm sau khi tòa nhà Landmark 72 được khánh thành, sau khi Mirea Asset và AEON BNG mua toàn bộ khoản nợ của Keangnam Enterprises và trở thành chủ nhân của toà tháp cao nhất Việt Nam.

Có hội trường có sức chứa hơn 2000 người, khu tổ chức các sự kiện ngoài trời, bể bơi ngoài trời và bar ngoài bể bơi. Với độ cao 350m, khách tham quan có thể ngắm bức tranh toàn cảnh Hà Nội tại đài quan sát trên tầng 72.

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là một sân vận động đa năng (thường dành cho bộ môn bóng đá) ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Sân có sức chứa 40.192 chỗ ngồi và là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Sân được chính thức khánh thành vào tháng 9 năm 2003 và là địa điểm chính cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào cuối năm đó, tổ chức lễ khai mạc và bế mạc cũng như các sự kiện điền kinh và bóng đá nam.

Ngày nay, sân vận động Mỹ Đình là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam để tổ chức các trận thi đấu hoặc giao hữu quốc tế khi có đội tuyển này tham gia. Đồng thời, Câu lạc bộ bóng đá Viettel cũng chọn đây là sân nhà khi tham dự Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á.

Khu vực cung cấp cơ sở vật chất tập luyện cho các đội bóng với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động.
Khu vực cung cấp cơ sở vật chất tập luyện cho các đội bóng với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động.

Nằm cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây bắc, sân vận động 40.000 chỗ ngồi này là sân vận động lớn thứ hai trong cả nước về sức chứa và được xây dựng với chi phí 53 triệu đô la Mỹ. Mái vòm cong bao phủ các khán đài ở phía đông và phía tây của đấu trường, cung cấp nơi trú ẩn cho một nửa số ghế. Khu vực này cung cấp các cơ sở đào tạo cho các đội với hai sân tập bóng đá nằm cạnh sân vận động.

Ý tưởng cho một sân vận động quốc gia mới ở Việt Nam đã được đánh dấu vào năm 1998 khi chính phủ tiến hành một nghiên cứu tiền khả thi cho một khu liên hợp thể thao quốc gia. Vào tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã phê duyệt một dự án của một sân vận động ở trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam để chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Bốn công ty, cụ thể là Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc), Philipp Holzmann (Đức), Bouygues (Pháp) và Lemna-Keystone (Hoa Kỳ), đã tham gia đấu thầu xây dựng sân vận động. Quá trình này đã gây tranh cãi do vi phạm các yêu cầu kỹ thuật và tài chính trong hồ sơ dự thầu của HISG và Holzmann, các cáo buộc tham nhũng liên quan đến sự đóng góp của Pháp cũng như sự minh bạch trong việc ra quyết định của hội đồng. Cuối cùng, HISG đã thắng thầu và ký hợp đồng cam kết vào ngày 14 tháng 8 năm 2001.

Xây dựng trên sân vận động bắt đầu vào năm 2002. Trong giai đoạn phát triển, sân vận động được gọi là Sân vận động Trung tâm. Sân vận động đã hoàn thiện về mặt kiến trúc Hà Nội vào tháng 6 năm 2003. Vào tháng 8 năm 2003, sân vận động được đặt tên chính thức là Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, lấy tên của khu vực xã mà sân vận động được đặt trong đó. Nó được khánh thành vào ngày 2 tháng 9 năm 2003, trùng với ngày Quốc khánh của Việt Nam.

Sân vận động có 4 khán đài. Các khán đài A & B (hoặc khán đài phía đông và phía tây tương ứng) được bao phủ bởi mỗi mái vòm nặng 2.300 tấn. Hai khán đài này có hai tầng và cao 25,8 m (85 ft) trong khi khán đài C & D (hoặc khán đài phía nam và phía bắc) là một tầng và cao 8,4 m (28 ft). Tổng cộng, sân vận động có sức chứa 40.192 chỗ ngồi, bao gồm 450 ghế VIP và 160 ghế cho các nhà báo.

Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội trong AH 1077 nối quận Tây Hồ với thành phố Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm.
Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 năm.

Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân – Hà Nội.

 Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng.
 Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng.

Mặt cầu rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.

Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó – ông Hiroshi Fukada – cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành “cầu hữu nghị Việt – Nhật”.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là cây cầu ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.

Nối từ Hồ Hoàn Kiếm ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang” (棲旭).

Với ý nghĩa nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây cầu Thê Húc - biểu tượng của thần mặt trời.
Với ý nghĩa nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ – màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay – cây cầu Thê Húc – biểu tượng của thần mặt trời.

Cầu Thê Húc cũng từng bị cháy rụi năm 1887 do bị đốt. Khi Pháp hạ thành Hà Nội, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư người Pháp và cấm dân vào cúng lễ khiến một học trò tên Nguyễn Văn Minh 17 tuổi và bạn học Đức Nghi 14 tuổi nhà phố Hàng Dầu đã lập mưu đốt cầu Thê Húc. Cầu cháy ko rõ lý do làm người Pháp sợ và rút ko dám ở trong đền nữa cũng như rút quân Pháp đóng ở đền Trấn Quốc, chùa Châu Long và đình làng Yên Phụ. Tuy nhiên việc sau đó bị bại lộ nên Minh bị bắt, đi tù và đi đầy và cuối cùng bị tử hình năm 1888 khi mới 18 tuổi.

Cầu Thê Húc xưa kia được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Năm 1952 thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới sau vụ cầu sập, sử dụng thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Cầu được thiết kế vẫn với dáng cầu vòng nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc; các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông. Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ.

Cầu Thê Húc hướng về phía đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí.
Cầu Thê Húc hướng về phía đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí.

Cả một quần thể di tích nằm trong không gian đầy huyền thoại của Hồ Gươm đều mang dấu ấn về tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Từ Đài nghiên, Tháp bút cho đến cây cầu Thê Húc… từ việc chọn hướng đến cấu trúc, màu sắc, biểu tượng cho đến sự liên hoàn giữa các di tích đều ẩn chứa yếu tố linh thiêng này.

Một góc nhìn khác – góc nhìn của thẩm mỹ dân gian thì cây cầu Thê Húc chỉ có thể có một cách chọn lựa duy nhất là sơn màu đỏ, không thể khác. Với điều này, xin được lược trích ý kiến của ông cháu nhà phê bình mỹ học Vũ Ngọc Anh: “… Đúng là cái cầu này đứng giữa thanh thiên bạch nhật thì lúc nào nó chẳng có ánh nắng rọi vào. Tứ thời bát tiết, trong những khung cảnh riêng nào đấy, hình bóng nó cũng mỗi lúc một khác…”.

Nhà thờ Cửa Bắc

Nhà thờ Cửa Bắc (Nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo) là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội, công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội.

Nằm ở số 56 phố Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, vì nhà thờ được xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là Cửa Bắc. Được khởi công xây dựng vào năm 1925 bởi cha xứ người Pháp tên là Antoine Depaulis (tên Việt gọi là Cố Hương) theo bản vẽ của kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard với mặt bằng kiến trúc Hà Nội nhà thờ kiểu Roman đồng thời kết hợp phong cách Á – Âu về tổng thể tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng.

Ban đầu Nhà thờ được dự định đặt tước hiệu là Các Thánh Tử đạo Việt Nam nhưng rồi được đổi chính thức thành Nữ vương Các Thánh Tử đạo.
Ban đầu Nhà thờ được dự định đặt tước hiệu là Các Thánh Tử đạo Việt Nam nhưng rồi được đổi chính thức thành Nữ vương Các Thánh Tử đạo.

Hình khối nhà thờ không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm (Cúp-pô-lơ) ở trung tâm. Có sự biến hóa hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông.

Trước đó 9 năm, vào ngày 22 tháng 8 năm 1950, cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê – người đã dâng Địa phận Hà Nội cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ – đã xin Tòa Thánh chuẩn nhận cho việc nhận Đức Mẹ là quan thầy thành phố Hà Nội. Sau khi được Tòa Thánh chuẩn nhận từ đó đến nay vào ngày 2 tháng 7 hàng năm, nhà thờ này đều cử hành Thánh lễ Đức Mẹ Hà Nội.

Nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội là tước hiệu của nhà thờ từ những năm 1959.
Nhà thờ Đức Mẹ Hà Nội là tước hiệu của nhà thờ từ những năm 1959.

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 2006, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân Laura Bush đã tham dự thánh lễ tại nhà thờ Cửa Bắc.

Nhà thờ Cửa Bắc không chỉ là cử hành các nghi lễ thờ phụng Thiên Chúa mà còn là một công trình kiến trúc có giá trị. Do được xây dựng từ cuối những năm 20 của thế kỷ 20, trải qua những thăng trầm của thời gian và thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều đã làm bào mòn khiến nhiều hạng mục xuống cấp, hư hại nặng nề. Từ tháng 5 năm 2013, nhà thờ được trùng tu, tôn tạo và đến ngày 4 tháng 11 năm 2014 thì công việc được hoàn thành.

Ga Hà Nội

Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam nằm trên quận Đống Đa, Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến – Trần Quý Cáp). Ga Hà Nội tọa lạc tại số 120 đường Lê Duẩn, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nhìn ra cuối phố Trần Hưng Đạo.

Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m² tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.
Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m² tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.

Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên là nhà ga xuất phát của con đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (1903), đường sắt Hà Nội – Lào Cai (1905) và đến năm 1936 là đường sắt xuyên Việt (1936). Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày đêm các đoàn tàu đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân Pháp. Năm 1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản nhà ga. Năm 1972, nhà ga đã bị một quả bom lớn của Mỹ ném trúng. Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga bị đánh sập hoàn toàn và từ đây, tàu hỏa và các xe tải đều phải chạy vào ban đêm. Sau ngày thống nhất năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội và xây dựng lại nhà đại sảnh theo kiến trúc Hà Nội mới. Cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước. Năm 1989, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp để phục vụ hàng khách.

Theo đồ án quy hoạch, ga Hà Nội được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; là ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá… của Thủ đô.

Ngoài ra quy hoạch cũng chỉ ra 9 phân khu với các công trình xây dựng cao từ 40 – 70 tầng. Dự kiến, với 98,1ha diện tích lập quy hoạch, dân số khu vực sẽ khoảng 44.000 người (trong đó có tái định cư tại chỗ 100% dân số hiện trạng khoảng 40.300 người).

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên là ngôi chùa nằm trên một doi đất bằng phẳng trong làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ (trước là xã Quảng An, huyện Từ Liêm), thành phố Hà Nội. Cuốn sách Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995 (do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản tại Hà Nội năm 1989) đánh giá: Chùa Kim Liên là một trong 10 di tích kiến trúc Hà Nội cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên cung Từ Hoa để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang. Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa.

Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa mang tên Đại Bi. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: "năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi".
Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa mang tên Đại Bi. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: “năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi”.

Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.

Phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên, có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là một vị trí cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên đượm dáng vẻ cung đình. Bố cục của chùa bao gồm một trục đối xứng từ tam quan đến nhà Tổ. Từ tam quan đi vào một khoảng sân dẫn vào ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “tam” (三), thứ tự từ chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây đến chùa Thượng quay mặt về phía Đông. Ba lớp chùa được liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật.

Mái chùa Kim Liên lợp ngói với cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu.
Mái chùa Kim Liên lợp ngói với cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu.

Bên trong chùa Kim Liên có nhiều pho tượng rất đẹp, các pho tượng Phật được bày thành hai lớp, trên cùng là bộ Tam thế, tiếp theo là tượng A-di-đà, tượng Quan Thế Âm và tượng Đại thế chỉ ở hai bên cùng A Nan Đà, Ca diếp là hai đại đệ tử của Đức Phật. Lớp dưới là Quân âm chuẩn đề, tượng Ngọc Hoàng, dưới cùng là tòa Cửu Long. Ngoài ra, chùa Kim Liên còn có tượng Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, người đã cấp tiền hưng công tu tạo chùa năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Các pho tượng đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ 18-19.

Chùa còn lưu giữ được một tấm bia cổ hiện dựng phía bên phải cổng chùa trên bệ đá hình vuông, dù năm tháng đã làm phai mờ nhiều nét chữ nhưng còn xem được niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu, tức năm 1445 thời Lê Nhân Tông. Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội hiện nay.

Trường THPT Chu Văn An

Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An, Trường Bưởi, Trường Chu hay trước kia là Trường PTTH Chuyên ban Chu Văn An) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên Trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim (tháng 4 năm 1945) và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1955 và cố định ở đó đến hiện tại.

Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898.
Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898.

Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc Hà Nội cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học. Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện , phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường. Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 2 sân quần vợt. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ.

Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ. Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de- France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng hiệu trưởng, phòng học đàn và  phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.

Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ

Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.

Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.

Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương.
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương.

Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 (Đông Hà môn).

Ca dao về Ô Quan Chưởng có câu:

Long Thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây

Tương truyền, tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20 tháng 11 năm 1873). Sách Người và cảnh Hà Nội của cụ Hoàng Đạo Thúy đã ghi: “Song song với Hàng Đậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là phố Mới, đầu phố chỗ gần bờ sông có cửa ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Dupuis (涂普義 – Đồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú, khi Francis Garnier đánh thành thì một ông Chưởng cơ, cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người cuối cùng!…”. Tuy nhiên, sự kiện năm 1873 cho đến nay vẫn chưa được xác minh. Do vậy, người Pháp gọi Ô Quan Chưởng là Porte Jean-Dupuis.

Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842 ở Hà Nội.

Bên lòng hồ Gươm, có một bảo tháp đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Quen là thế nhưng không phải ai cũng biết về sự ra đời của bảo tháp này. Tháp Hòa Phong của hồ Gươm, của Hà Nội, của mảnh đất ngàn năm văn hiến, của dấu tích Báo Ân năm xưa đọng lại.

Tháp Hòa Phong nằm ở Đông Nam hồ Hoàn Kiếm, đối diện với bưu điện Hà Nội ngày nay. Mỗi lần tới hồ Gươm hóng mát, hình ảnh tháp lại một lần in thêm trong tâm trí những con người tới đây. Giữa con đường ven hồ lãng mạn, bảo tháp cổ thấp thoáng dưới hàng cây gây biết bao hứng thú, thắc mắc trong lòng nhiều người.
Tháp Hòa Phong nằm ở Đông Nam hồ Hoàn Kiếm, đối diện với bưu điện Hà Nội ngày nay. Mỗi lần tới hồ Gươm hóng mát, hình ảnh tháp lại một lần in thêm trong tâm trí những con người tới đây. Giữa con đường ven hồ lãng mạn, bảo tháp cổ thấp thoáng dưới hàng cây gây biết bao hứng thú, thắc mắc trong lòng nhiều người.

Khi đứng lặng ngắm hồ Gươm, đôi khi người ta ngỡ tháp Hòa Phong gắn liền với Hồ Gươm bởi những kiến trúc cổ của nó. Nhưng còn hơn thế nữa. Tháp không chỉ gắn với hồ Gươm mà còn gắn liền với những dấu tích xưa của một thời, ấy là chùa Báo Ân. Chùa Báo Ân ngày đó, ngôi chùa quy mô thuộc loại bề thế ở Thăng Long . Vẻ đẹp độc đáo, hiếm có trong kiến trúc Phật giáo khiến ngôi chùa và bảo tháp không chỉ là di tích một thời mà còn là báu vật thủ đô.

Theo sử sách ghi lại thì chùa Báo Ân được khánh thành năm Triệu Trị thứ 7 (tức năm 1847) trên nền đất cũ của lầu Ngũ Long trong phủ chúa trịnh. Đến năm 1884 thì chùa bị Pháp phá hủy để xây nên bưu điện Hà Nội ngày nay. Khi còn tồn tại, chùa có vị trí đắc địa của kinh kỳ với phía trước nhìn ra bờ hồ, phía sau giáp bờ sông Hồng, dọc ngang có 36 nóc nhà tuy nhiên ngày nay chỉ tháp Hòa Phong còn xót lại.

Tháp Hòa Phong quy mô không lớn. Nhỏ bé duyên dáng bên hồ Gươm. Tháp có ba tầng xây bằng gạch trần. Tầng một của tháp trổ bốn mặt cửa vòn, tầng hai bốn góc xây trụ vuông để đặt tượng bốn con nghê. Tầng ba có khắc tên “Hòa Phong Tháp”. Và trên đỉnh trang trí một bầu hồ lô. Tháp với những nét kiến trúc phương Đông tỉ mỉ cẩn thành trong từng chi tiết.

Tháp nằm ở phía ngoài cổng chùa ngày trước. Có lẽ, vì nằm ở ngoài cổng nên tháp vẫn còn tồn tại đến bây giờ dù Báo Ân từ lâu đã không còn nữa. Việc tồn tại của Hòa Phong ngày hôm nay mang giá trị không chỉ về lịch sử sử mà còn về văn hóa. Con cháu hôm nay nhìn vào tháp để tìm về dấu xưa cha ông ngày trước.

Hòa Phong là một trong số ấy. Biết bao mùa đi qua cùng Hà Nội. Để giữ lại được những di tích xưa sau biết bao bom đạn chiến tranh thực không dễ dàng. Hà Nội xưa đẹp lắm. Đẹp trong những cái mà cuộc sống hiện đại này đang ngày ngày đi lướt qua. Nên đừng để một hôm nào đó giật mình vì chưa từng hiểu gì cuộc sống cha ông ngày trước, chưa được biết tới những tinh hoa qua tôi qua bao đời.

Khách sạn Sofitel Metropole

Khách sạn Sofitel Metropole, tên giao dịch tiếng Anh: Hotel Sofitel Legend Metropole Hanoi, là một khách sạn 5 sao nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội. Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc thủ đô Hà Nội cổ kính của thời Pháp thuộc, có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát lớn của thành phố.

Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội.
Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khách sạn trở thành nơi đón tiếp các chính trị gia, nhà ngoại giao và những nhân vật quốc tế nối tiếng quan tâm đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Lúc ấy, khách sạn phải xây thêm một khu hầm trú bom, được phát hiện lại khi trùng tu tòa nhà vào năm 2012. Khi chiến tranh sắp kết thúc và các nước phương Tây mở quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đây là nơi nhiều nước chọn để đặt đại sứ quán tạm thời.

Sofitel Metropole hiện nay có 364 phòng trong đó có 32 phòng căn hộ. Khách sạn chia làm 2 khu – Khu Metropole cổ và Khu Opera mới. Tất cả các phòng trừ các phòng Premium đều có thêm một giường phụ và phục vụ tối đa được 3 khách.

Tầng một của khách sạn có nhà hàng ẩm thực Pháp “Le Beaulieu”, ẩm thực Hà Nội tại “Spices Garden”, 3 quầy bar, 5 phòng chức năng, khu thương mại, khu bể bơi… Đây từng là nơi nhiều nguyên thủ, đại sứ và nhiều nhân vật nổi tiếng các nước tới nghỉ chân.

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam; là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn.

Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có Quán Huyền Thiên – sau đổi thành Chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua . Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân – Bắc Qua.

Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946.

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân.
Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân.

Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tí (1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay.

Chợ Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm vì hai khu đất đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại.

Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn. Tuy nhiên dạo quanh trong chợ, người mua vẫn tìm được cho mình những quầy hàng bán lẻ. Bên trong, chợ được chia làm 3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Tầng trệt: Ngay từ cửa vào là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp sạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio…nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa,…. Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh…

Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Hàng thực phẩm và ăn uống chủ yếu bán ở chợ Bắc Qua. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI