Monday, October 7, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Sài Gòn được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Sài Gòn được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Thành phố Hồ Chí Minh (còn được biết đến với tên cũ Sài Gòn) là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là thành phố đa dạng văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm,…Thời kỳ thuộc địa rồi Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu – Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có nền văn hóa đa dạng hơn.

Tại Sài Gòn hoa lệ, vẫn còn đó những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Pháp cổ điển.
Tại Sài Gòn hoa lệ, vẫn còn đó những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Pháp cổ điển.

Trải qua 45 năm, những góc phố, con đường, những công trình kiến trúc đẹp tại TPHCM vẫn giữ được sắc thái riêng. Bên cạnh đó, không chỉ tôn vinh những nét đẹp, di sản kiến trúc Sài Gòn độc đáo kết tinh trong suốt quá trình phát triển Sài Gòn – TPHCM, đến nay việc tôn tạo các di sản, xây dựng và phát triển cảnh quan kiến trúc đô thị của TP vẫn tiếp tục tạo nên nét đặc trưng riêng biệt.

Du lịch Sài Gòn hay du lịch TPHCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm. Sài Gòn rộng lớn và không thiếu những “đặc sản” du lịch như Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành hay về với biển Cần Giờ.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc sài gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho lập ngôi nhà thờ dùng chỗ cử hành Thánh lễ cho người theo đạo Công giáo.
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho lập ngôi nhà thờ dùng chỗ cử hành Thánh lễ cho người theo đạo Công giáo.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Giám mục Lefevre quyết định xây dựng một nhà thờ. Vì nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Victor Auguste Duperré đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là vị trí trụ sở Tòa Tạp tụng, tương ứng với vị trí tòa nhà Sun Wah ngày nay). Cố đạo Lefebvre tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì các côn trùng gây hại như mối và mọt gỗ, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Lasan Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.

Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic đã được chọn.

Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:

  • Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp).
  • Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
  • Vị trí hiện nay.

Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Toulouse (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên.

Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế kiến trúc đẹp tại sài gòn, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả sáu chuông gồm sáu âm, treo trên hai tháp chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Từ ngoài nhìn vào, trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, đô, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055 kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng (1.840 kg) được gắn trên mỗi quả chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895 kg.

Bưu điện trung tâm 

Tòa nhà Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại số 2 Công trường Công xã Paris (quận 1), kế bên Nhà thờ Đức Bà và là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử và ghi dấu ấn trong quá trình phát triển Sài Gòn trước đây theo hình thái đô thị hiện đại châu Âu. Cùng với các công trình khác như: Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh, bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành…,

Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là một gương mặt tiêu biểu của kiến trúc đô thị và là một điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là một gương mặt tiêu biểu của kiến trúc đô thị và là một điểm tham quan thu hút khách du lịch.

Công trình Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đó là một công trình đặc biệt về công năng và hình ảnh đô thị, gắn liền với sự phát triển của đô thị này.

Công trình mang phong cách kiến trúc đẹp sài gòn cổ điển châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Tòa nhà có bố cục đăng đối với hai khối bên 2 tầng, khối giữa 3 tầng, mái dốc lợp ngói. Trên mặt đứng có nhiều ô cửa cuốn vòm trang trí khá cầu kỳ. Lối vào là một vòm cuốn lớn với mái sảnh bằng sắt.

Trên mái sảnh có một chiếc đồng hồ tròn và tấm biển ghi năm xây dựng công trình: 1886 - 1891.
Trên mái sảnh có một chiếc đồng hồ tròn và tấm biển ghi năm xây dựng công trình: 1886 – 1891.

Giữa các cửa sổ tầng trệt có các ô trang trí hình chữ nhật. Màu sắc nguyên thủy của tòa nhà là màu vàng đất nhạt, kết hợp với những đường gờ và phù điêu màu trắng cùng các ô cửa lá sách màu xanh lá. Màu sắc và kiến trúc của công trình hòa hợp với cảnh quan xung quanh, tạo thành một điểm nhấn trong không gian đô thị.

Nội thất không gian giao dịch tòa Bưu điện Trung tâm gây ấn tượng với những hàng cột thép trang trí chi tiết tinh xảo cùng hệ vòm mái khung thép. Hệ vòm mái này tạo nên những ô cửa sổ lấy sáng ở đỉnh tường trên cao và từ mái. Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ hai tấm bản đồ lịch sử là Saigon et ses environs, 1892 (Sài Gòn và vùng phụ cận, 1892) và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936 (Bản đồ đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia, 1936).

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc tphcm, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. 
Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. 

Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.

  • Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng với mục đích làm nơi ở dành cho Tổng thống (Phủ Tổng thống, Phủ Toàn Quyền) từ trước năm 1975.
  • Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Dinh Thống Nhất là một cách gọi nhầm lẫn từ hai thực thể Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất vì người ta nghĩ rằng sau năm 1975 Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này cả.

Ngoài ra, trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.

Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…

Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.

Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc đẹp tại tphcm và Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy).
Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy).

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de l’Horloge) (góc Nguyễn Du – Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.

Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.
Trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.

Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco), mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Toà thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc đẹp tphcm. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn…

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912,hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành với diện tích 13.056 m². Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây bao gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi,…

Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật" ở dọc theo bến sông.
Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật” ở dọc theo bến sông.

Thời kì đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành (tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay).

Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.

Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ là thành Phụng) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Vào tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Ngân khố, nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá.

Năm 1955 thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, ba con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.
Năm 1955 thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, ba con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.

Khu vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (Marais Boresse), được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac, tên đặt theo viên Thị trưởng thành phố Sài Gòn (Xã Tây) Cuniac, người đã đề ra công việc lấp ao. Người Việt thì quen gọi đó là Bùng binh Chợ Bến Thành cho dù tên chính thức đã từng đổi là “Công trường Cộng Hòa”, “Công trường Diên Hồng”, rồi “Quảng trường Quách Thị Trang”. Mặt bắc chợ là Rue d’Espagne, phía đông là rue Viénot, và phía tây là rue Schroeder.

Chợ Bến Thành vào buổi đêm thường rất đông đúc khách tham quan và mua sắm, nhưng cũng đặt ra lo ngại về nạn cướp giật. Chợ chủ yếu hoạt động tập trung trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ chính. Ngày 18-10-2010, UBND TP. Hồ Chí Minh từng đề nghị các cơ quan chức năng chuẩn bị kế hoạch chấm dứt hoạt động chợ đêm Bến Thành. Ngoài cướp giật, một trong những nguyên nhân chính là ùn tắc giao thông trong khu vực, nhất là vào giờ cao điểm khi các tiểu thương bắt đầu bày, dọn hàng.

Tòa nhà Bitexco

Tòa nhà Bitexco Financial, Bitexco Financial Tower hay Tháp Tài chính Bitexco là một tòa nhà chọc trời được xây dựng tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích gần 6.100 m². Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 220 triệu USD, được tập đoàn Bitexco Group có trụ sở tại Hà Nội đầu tư xây dựng.

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 31/10/2010 trở thành toà nhà cao nhất Việt Nam cho đến khi Keangnam Hanoi Landmark Tower vượt qua nó vào năm 2011. Hiện tại toà nhà là công trình cao thứ 4 Việt Nam, sau Landmark 81, Keangnam Hanoi Landmark Tower và Lotte Center Hanoi. Tuy chỉ giữ kỉ lục cao nhất Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi (khoảng 4 tháng) nhưng với kiến trúc hcm lấy cảm hứng từ búp hoa sen, thì đến giờ toà tháp vẫn luôn được coi là 1 biểu tượng cho sự hiện đại, năng động, phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định.
Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. “Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng”, ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định.

Tòa nhà Bitexco Financial từng được lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn là 1 trong những điểm bắn pháo hoa chào năm mới 2015 và chào mừng 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước.

Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà “khác thường” cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.

Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, “Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người.” Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.

Không nhằm mục đích tạo ấn tượng thị giác, vị trí sân đậu trực thăng nhằm tạo tiện ích tinh tế khi chào đón khách đến với tòa nhà và tiếp cận với không gian ấm cúng bên trong một cách nhanh chóng nhất.
Không nhằm mục đích tạo ấn tượng thị giác, vị trí sân đậu trực thăng nhằm tạo tiện ích tinh tế khi chào đón khách đến với tòa nhà và tiếp cận với không gian ấm cúng bên trong một cách nhanh chóng nhất.

Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa “vươn cao”. Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh “Văn hóa Việt Nam đang nở rộ”. Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt.

Một kỷ lục kiến trúc đẹp tại hcm được ghi nhận tại tầng 52, tòa tháp Bitexco Financial Tower. Đó là sân đậu trực thăng đầu tiên tại Việt Nam nằm ở hướng Nam của tòa tháp, treo “lơ lửng” ra khỏi kết cấu chính của tòa nhà. Ở độ cao 191m so với thành phố, sân đậu trực thăng có tổng chiều dài là 40m, trong đó 18m kết nối vào kết cấu chính của tòa nhà và mở rộng ra 22m so với cấu trúc chính của tòa tháp. Vị trí xây dựng sân đậu trực thăng này khác với các sân đậu trực thăng ở các tòa nhà khác vì đa số được xây dựng trên nóc tòa nhà.

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa tọa lạc tại 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam Quốc Tự hiện là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trụ sở cũ là chùa Ấn Quang). Hiện tại, Trụ trì của Việt Nam Quốc Tự là Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam,Chủ tịch Hội Đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN. Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam .Trưởng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành Phố Hồ Chí Minh.

Khuôn viên Việt Nam Quốc Tự trong khoảng thời gian 10 năm (1975-1985) bị bỏ hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng xây dựng trung tâm vui chơi giải trí của thành phố - Khu du lịch Kỳ Hoà và Nhà hát Hòa Bình.
Khuôn viên Việt Nam Quốc Tự trong khoảng thời gian 10 năm (1975-1985) bị bỏ hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng xây dựng trung tâm vui chơi giải trí của thành phố – Khu du lịch Kỳ Hoà và Nhà hát Hòa Bình.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975, toàn bộ khu đất Việt Nam Quốc tự của GHPGVNTN bị chính quyền mới Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trưng thu gần hết: Bốn mươi lăm nghìn mét vuông nguyên thủy rút xuống chỉ còn ba nghìn mét vuông nơi ngọn Tháp Việt Nam Quốc tự toạ lạc. Ngôi chùa thì giao cho Hoà thượng Thích Từ Nhơn cai quản. Hoà thượng Thích Từ Nhơn lúc đó là Thủ qũy Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, sau này gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và giữ chức Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào năm 1988, Hòa thượng Từ Nhơn với danh nghĩa sư trụ trì cũ đã gửi đơn xin lại khu đất trưng thu và quyền sở hữu chùa Việt Nam Quốc Tự. Sau 5 năm, đến ngày 28 tháng 02 năm 1993 nhà nước cấp lại cho hòa thượng Thích Từ Nhơn theo đơn xin nhưng đất của chùa bị thu hẹp còn 3.712 m2 với ngôi tháp ban đầu đã được xây dựng còn dở dang.

Năm 1993, chùa được trùng tu và tôn tạo mới với nhiều hạng mục hơn. Sau hơn 10 năm tiếp nhận chùa đã hoàn thành ngôi tháp 7 tầng và các cảnh Phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm bái. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần. Tuy nhiên hiện nay, trong sân chùa vào ban đêm thường bị chiếm dụng làm nơi bán sách bói toán.

Các hạng mục công trình đã hoàn thành gồm 5 tầng với những công năng khác nhau, như tầng hầm rộng gần 8.000 m2 dùng làm bãi đỗ xe cho khách, tầng một là nơi bố trí hội trường, tầng hai là khu văn phòng… Đặc biệt, tháp bảo 13 tầng, cao 63 m ngoài ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963; đây còn là nơi tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Đường hầm sông Sài Gòn

Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm) là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc thành phố Thủ Đức. Đường hầm có sáu làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông). Nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng thầu thi công là liên doanh các nhà thầu Nhật Bản. Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được kết nối với đô thị hiện hữu bằng một số cây cầu như: Cầu Thủ Thiêm nối Quận Bình Thạnh, cầu Ba Son nối với Quận 1, Cầu Phú Mỹ nối với Quận 7 và một cây cầu nữa nối với Quận 4. Chiều ngày 20 tháng 11 năm 2011, lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức. Sáng ngày 21 tháng 11, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công, kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn và Phà Thủ Thiêm, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.

Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông - Tây.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông – Tây.

Hầm được thiết kế gồm 6 làn xe (2 x 3 x 3,5m), từ cầu Calmette chìm xuống đáy sông Sài Gòn và nối với phía Thủ Thiêm tại đầu đường T13 với tổng chiều dài 1.490 m. Trong đó, lối vào hầm hai phía có dạng chữ U với tổng chiều dài 400 m; phần nhánh và miệng hầm hai phía dài 720 m; và phần hầm dìm dài 370 m. Phần hầm dìm được chia thành 4 đốt và được đúc riêng ở nơi khác, mỗi đốt nặng 27.000 tấn. Độ dốc hầm tối đa là 4%, đốt hầm làm bằng bê tông cốt thép. Hầm nằm dười đáy sông cách mặt nước 24 m, mặt cắt ngang rộng 33,3 m cao 8.9m bề dày đáy và nắp 1,5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe lưu thông trong hầm đạt 60 km/giờ. Hầm có thể chịu được động đất 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm.

Bên cạnh việc giải toả áp lực cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía đông, giảm áp lực cho giao thông trung tâm và là động lực phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Số lượng đền bù giải tỏa ở dự án này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thành phố. Dự án hầm Thủ Thiêm đã cải thiện cuộc sống của hàng chục ngàn cư dân ven kênh rạch vào năm khu tái định cư và nhiều khu dân cư khác. Theo dự kiến, mỗi ngày hầm sẽ có 40.000 ôtô và 10.000 xe máy tham gia lưu thông.

Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc đẹp hcm, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, nó được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn vì là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau ngày Việt Nam thống nhất đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan khác.

Địa chỉ hiện nay là số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn.
Địa chỉ hiện nay là số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn.

Năm 2020, tòa nhà này đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện cũng có phương án thiết kế tòa nhà mới của Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố.

Công trình này do kiến trúc sư Femand Gardè thiết kế mô phỏng từ tòa thị chính Paris theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp, với phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái đăng đối, bên trái và bên phải tòa nhà thấp hơn so với các phần còn lại.

Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu kiến trúc Phục Hưng, trang trí phù điêu kiểu Baroque và Rococo, các cửa sắt kiểu Art Nouveau...
Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu kiến trúc Phục Hưng, trang trí phù điêu kiểu Baroque và Rococo, các cửa sắt kiểu Art Nouveau…

Bộ ba phù điêu trên tòa nhà (giữa và trái, phải) là hình tượng nhân cách hóa quốc gia về Nữ thần Marianne – được coi là hiện thân cho Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do, bình đẳng, huynh đệ, bác ái. Phía trên tòa nhà có treo lá cờ đỏ sao vàng, là quốc kỳ của nước Việt Nam. Phía dưới tòa nhà có tầng hầm.

Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Tuy nhiên, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này được biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ 1975, cụm di tích kiến trúc sài gòn của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế.

Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales. Các bến cảng đầu tiên được xây dựng tại Bến Thành, gần hải quân công xưởng Sài Gòn (arsenal de Saigon), trong thời gian gần 1 năm.

Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4 tháng 3 năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries maritimes cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Việc xây dựng do một viên quan năm tên Domergue phụ trách.

Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc đẹp tại sài gòn và phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Phía 2 đầu hồi tòa nhà có biểu tượng ký tự M.I. (viết tắt của Messageries Impériales) có thể nhìn thấy từ hướng sông Sài Gòn hoặc từ hướng đường Khánh Hội ra.

Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm.
Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863 và hoàn thành trong 1 năm.

Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa, hãng đổi tên lại thành Messageries maritimes. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, hãng chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Do đó dân gian còn gọi là hãng Đầu Ngựa.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Từ đó, kiến trúc Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.

Bảo tàng Blanchard de la Brosse tọa lạc trong một khu đất rộng nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúa Nguyễn Ánh xây dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh).

Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928.
Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc “Đông Dương cách tân” (styleindochinois), do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm: 1926-1927-1928.

Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc (Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse.

Phần giữa Bảo tàng có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc đẹp sài gòn và Trung Quốc.

Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.

Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu, Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé), đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 30.000 hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu, cũng rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học…

Cầu Ánh Sao

Cây cầu được khởi công xây dựng vào tháng 5 – 2009, cây cầu được thiết kế với bề mặt cầu rộng 8,3 mét, chiều dài tới 170 mét. Do Công ty Gao Ge – Trung Quốc lên thiết kế, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công trình Quỹ Đạo triển khai và Công ty Sino-Pacific thi công. Cây cầu Ánh Sao được đưa vào hoạt động khoảng cuối năm 2010.

Tọa lạc tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Quận 7 có view nhìn ra cầu Ánh Sao là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi du lịch của bạn. Là cây cầu bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu hồ Bán Nguyệt (The Crescent) với khu kênh Đào với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Cây cầu là một trong những địa điểm tham quan các trẻ trong các dịp lễ hay cuối tuần. Hay là hò hẹn lý tưởng cho những người đang yêu.

Cầu Ánh Sáng được thiết kế đặc biệt, phía bờ Tây (khu Kênh Đào) là quảng trường mô phỏng hình mặt trăng và phía bờ Đông (khu Hồ Bán Nguyệt) được mô phỏng hình mặt trời. Hai bên hông cầu được lắp đặt ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi và được sử dụng bằng pin thu năng lượng mặt trời.
Cầu Ánh Sáng được thiết kế đặc biệt, phía bờ Tây (khu Kênh Đào) là quảng trường mô phỏng hình mặt trăng và phía bờ Đông (khu Hồ Bán Nguyệt) được mô phỏng hình mặt trời. Hai bên hông cầu được lắp đặt ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi và được sử dụng bằng pin thu năng lượng mặt trời.

Là một trong những điểm vui chơi sang mà không chảnh một chút nào. Cây cầu Ánh Sao nằm trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Nơi được mệnh danh là Singapore thu nhỏ của Việt Nam, khu phố chỉ dành cho những người giàu.

Do cây cầu chỉ dành cho người đi bộ nên nơi đây lập tức trở thành địa điểm “check-in” và “pose” hình cực “độc” của teen Sài Gòn. Với hệ thống đèn màu lung linh sẽ cho bạn một khung cảnh vô cùng đẹp và hấp dẫn. Rất nhiều cặp đôi đã lựa chọn cây cầu làm nơi chụp ảnh cưới.

Không chỉ thế, nơi đây còn là địa điểm hẹn hò lý tưởng cho những cặp đôi đang. Không còn điều gì tuyệt vời hơn khi cùng “người ấy” ngắm khung cảnh lãng mạng, lung ling huyền ảo ngay trên cầu Ánh Sáng. Tình yêu đôi lứa như được minh chứng bởi sự gắn khi đứng giữa mặt trăng và mặt trời. Với những cặp đôi mới yêu thì nơi đây cũng làm khoảng cách giữa họ dường như thu hẹp lại hơn bởi không gian thơ mộng lạ kì.

Landmark 81

Vincom Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông Nam Á, Hiện nay đến ngày 1/5/2021 là tòa nhà cao thứ 15 thế giới. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng, quận Bình Thạnh ven sông Sài Gòn được khởi công ngày 26/07/2014. Tòa nhà được khai trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018.

Tòa nhà The Landmark 81 có độ cao 461,3m, có 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn.
Tòa nhà The Landmark 81 có độ cao 461,3m, có 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn.

Tên gọi chính thức của tòa nhà là Vincom Landmark 81, con số 81 nằm trong tên gọi tương ứng với tổng số tầng của tòa nhà này. Vincom là tên viết tắt của Vingroup và commerce, Vingroup là nhà phát triển và nhà đầu tư chính của tòa nhà.

Landmark 81 được thế kế bởi Atkins, một công ty dịch vụ Anh chuyên về thiết kế, kỹ thuật, tư vấn kiến trúc tphcm. Atkins đã có kinh nghiệm thiết kế rất nhiều tòa nhà chọc trời khác trên thế giới, phần lớn trong số chúng nằm ở Dubai và Trung Quốc, đáng chú ý nhất có thể kể tới tòa nhà Burj Al Arab.

Landmark 81 có thiết kế 81 tầng, tổng diện tích sàn là 241.000 m2.
Landmark 81 có thiết kế 81 tầng, tổng diện tích sàn là 241.000 m2.

Cấu trúc của tòa nhà đơn giản chỉ là các khối chụm lại với nhau, bao gồm 36 khối có chiều cao khác nhau, được nhóm lại trong một ma trận 6×6. Các khối cao hơn sẽ được đặt ở trung tâm của ma trận, một trong những tòa nhà điển hình nhất sử dụng kiểu thiết kế này là Tháp Willis ở Chicago.

Theo nhà thiết kế, thiết kế của Landmark 81 được lấy cảm hứng từ những bó tre truyền thống, tượng trưng cho sức mạnh và sự đoàn kết trong văn hóa Việt Nam. Hầu hết các đỉnh khối hình ống đều có thiết kế thêm các khu vườn ở bên trên, ngoại trừ những khối cao nhất. Tầng trệt của tòa nhà được sử dụng làm trung tâm mua sắm.

Nhà thiếu nhi TP Hồ Chí Minh

Ngôi nhà có 1 tầng hầm và 5 tầng nổi, được xây dựng trên diện tích 2.555m2. Tổng diện tích sàn sử dụng (không bao gồm diện tích để xe tầng hầm và tầng kỹ thuật) là 11.707m2. Ảnh: Tầng thượng được thiết kế như một không gian vui chơi thoáng đãng.

Công trình được trồng nhiều cây xanh khắp mọi nơi, trên các tầng. Màu xanh của cây nổi bật trên nền trắng chủ đạo của toà nhà.
Công trình được trồng nhiều cây xanh khắp mọi nơi, trên các tầng. Màu xanh của cây nổi bật trên nền trắng chủ đạo của toà nhà.

Công trình được bọc một hệ lam nhôm xung quanh tạo nên hình tượng chiếc tổ chim. Hệ lam này cũng là cấu kiện chắn nắng, phù hợp với khí hậu phương Nam.

Những đường cong mềm mại gây ấn tượng và tạo nên cảm giác bay bổng, tự do, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Nhà thiếu nhi có 14 phòng chức năng và 23 phòng học năng khiếu. Tầng trệt có hội trường đa năng, sảnh hoạt động cho ngày mưa, không gian chờ cho phụ huynh… Tầng 2 và 3 có Phòng hành chính, phòng học năng khiếu và phòng học khối văn hóa nghệ thuật như CLB Chỉ huy Đội, nghi lễ đội, CLB tem, đội ca, múa, phòng tập nhạc nhẹ…

Yếu tố nhiệt đới rất được chú trọng trong thiết kế kiến trúc. Các không gian đều thoáng và sáng tự nhiên.
Yếu tố nhiệt đới rất được chú trọng trong thiết kế kiến trúc. Các không gian đều thoáng và sáng tự nhiên.

Tầng 4 bố trí các phòng năng khiếu, thể dục nhịp điệu và các phòng khối khoa học kỹ thuật sáng tạo như Phòng nghiên cứu thiên nhiên, Phòng kỹ thuật mô hình, Chiếu phim 3D, Thực hành thí nghiệm; Tầng thượng có phòng máy chiếu, phòng nghiên cứu thiên văn… và sân chơi, vườn cây xanh. Ảnh: Một phòng học âm nhạc.

Ở nhiều nơi, trên nhiều các diện tường, các bức bích hoạ đậm chất dân tộc được vẽ đem lại sự tươi mới, sôi nổi và ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Cầu mống

Những ai sống ở Sài Gòn, chắc hẳn sẽ không ai lấy làm xa lạ với cây cầu nổi bật một màu xanh ngọc bích, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Được xây dựng ngót nghét hơn trăm năm từ thời Pháp thuộc, Cầu Mống ngày nay đã trở thành địa điểm hẹn hò lý tưởng của các cặp tình nhân, điểm tham quan của du khách thích đi loanh quanh khám phá thành phố và thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích nhiếp ảnh. Dưới đây là những “sự thật” về cầu Mống có thể bạn chưa biết.

Cây cầu hoàn thành có chiều dài 128 mét, rộng 5.2 mét và 0.5 mét lề đường.
Cây cầu hoàn thành có chiều dài 128 mét, rộng 5.2 mét và 0.5 mét lề đường.

Vào giai đoạn năm 1893 – 1894, công ty vận chuyển hàng hải của Pháp Messageries Maritimes đã trao tay dự án cầu Mống cho công ty xây dựng Levallois Perret.

“Cầu Mống” là tên tiếng Việt của cây cầu “Messageries Maritimes Company Bridge” theo Pháp đặt danh.

Có rất nhiều cách lý giải khác nhau cho cái tên đặc biệt của cây cầu này. Cầu Mống có thể được gọi chệch từ tên gọi “Cầu Móng”, do đây là cây cầu có móng đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn. Hoặc có thể do hình dáng của cây cầu trông giống vòng mống, nên người Sài Gòn xưa gọi luôn là cầu Mống.

Vào những năm 2000, khi công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, Cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn.
Vào những năm 2000, khi công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, Cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn.

Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Móng được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Phía đầu cầu Quận 1 có hai đường dẫn, một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội (Quận 4) và đầu còn lại để đi từ phía Vĩnh Hội vòng xuống bến Chương Dương. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

Sau khi công trình hoàn tất, Cầu Mống được lắp ghép lại đúng nguyên bản. Điểm khác biệt duy nhất chính là các đường dẫn lên cầu đã được phá bỏ và thay thế bằng bậc tam cấp dành cho người đi bộ.

Trường Nguyễn Thị Minh Khai

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (Tên cũ: trường nữ Gia Long, trường nữ sinh Áo Tím; tên khác: Miki) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập vào năm 1913, đến nay trường là một trong những đơn vị lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Năm 2012, trường được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích kiến trúc đẹp tại tphcm.

Khoảng đầu thế kỷ 20, nền giáo dục còn mang tính chất Nho giáo ở Việt Nam ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Đến năm 1908, Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng bà vợ của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường đa cấp dành cho nữ. Đề nghị được chấp nhận nhưng mãi đến 1913 ngôi trường mới được khởi công trên một khu đất rộng đường Legrand de la Liraye, Sài Gòn (nay thuộc đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh), việc khởi công chậm này là vì không có kinh phí.

Năm 2003, trường được đưa vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2003, trường được đưa vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn – Gia Định (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh, như Trần Văn Ơn của trường Petrus Ký) trường được mở cửa lại và đánh dấu một sự kiện lớn: lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp; nữ sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh-Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là Lycée Petrus Ký với số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An…

Suốt những năm sau đó, trường vẫn tiếp tục phát triển: 1965, xây thêm thư viện; 1964 trường bỏ nội trú, sửa các phòng ở thành phòng học; số lượng lớp của trường chừng 55 lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (tương đương lớp 9 đến lớp 12 bây giờ) học buổi sáng; 45 lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (tương đương lớp 6 đến lớp 8 bây giờ) học buổi chiều với tổng cộng 3000 học sinh.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ.

Hiện nay, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 cây số có một khu làng đặc biệt, được cất lên từ năm 2000. Đặc biệt vì khu làng mang tên Làng Gia Long (tên cũ của trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) và bây giờ, là nơi các thế hệ thầy, cô học trò trường Áo Tím – Gia Long – Minh Khai có thể về đây sum họp khi lớn tuổi.

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long, tên chính thức là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, là một ngôi chùa tọa lạc trên một ngọn đồi bên sông Đồng Nai tại địa chỉ số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc đẹp tphcm tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.

Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long.
Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long.

Khu vực chính điện và khuôn viên xung quanh chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh. Bảo tháp Gotama Cetiya, bảo tháp chính của chùa, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 56m cùng bốn tháp phụ xung quanh, được xây dựng theo lối kiến trúc hcm và cung điện với màu trắng chủ đạo, phối cùng màu vàng rực rỡ ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan.

Chùa liên tục được trùng tu tôn tạo với các khu vực chính bao gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Chính điện ngày nay không phải do xây mới mà được trùng tu từ di tích cũ, nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, khang trang tiện nghi hơn nhưng vẫn không đánh mất hình dáng, nét cũ của chùa cổ. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy Nam tông, do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942. Đến năm 2007, chùa được đầu tư xây dựng và trùng tu.

Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc các chùa ở Thái Lan, Ấn Độ kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn.
Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc các chùa ở Thái Lan, Ấn Độ kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn.

Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp có tên gọi Gotama Cetiya, được thi công xây dựng từ năm 2007, hoàn thành sau 6 năm. Bảo tháp Gotama Cetiya là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Bảo tháp rộng trên 2.000 m², cao 70 m, được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam. Xung quanh là các tháp nhỏ, đều làm bằng đồng, có màu vàng óng. Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Tầng trệt và tầng 2 là hội trường, tầng 3 và 4 là hai thiền đường, tầng 5 là tháp tôn trí xá lợi Phật và chư vị thánh tăng.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.

Đây là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.

Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.
Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ “điền”, nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,… đầu phía bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ôn Lăng Hội Quán…

Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đẹp tại hcm đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc “tứ linh”.

Kiến trúc độc đáo này được Vương Hồng Sển khen ngợi:

Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu, gạch xây liền mí không tô hồ, đếm rỡ từng tấm một, lằn hồ thẳng đường thẳng lối khít rịt và ngay bon như vẽ, thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa. Truy ra chùa nầy trùng tu năm 1860 (Hàm Phong năm thứ 10). Ngày nay đứng sân chùa ngắm lên các cảnh chưng trên nóc bằng đồ gốm nung bên Tàu là biết được những phong tục Trung Hoa cổ thời, thuở vua chúa còn trị vì: đả võ đài, thi đậu vinh quy, công chúa tuyển phò mã, v.v… những vật này đáng được liệt kê vào sổ cổ tích vậy.

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc đẹp hcm, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác: đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI