Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau[1]: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc…

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước…), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,…), v.v.
Nguồn gốc Cồng Chiêng Tây Nguyên
Đồng bào các dân tộc ở vùng đất này đã thổi hồn và tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm lắng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió với tiếng lòng của người dân Tây Nguyên sống mãi cùng với đất trời và con người.
Đây là minh chứng độc đáo, là một nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Có giả thuyết cho rằng cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn – nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á.

Chính vì thế, tùy thuộc theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng sẽ được đánh bằng dùi hoặc bằng tay.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Tiếng cồng chiêng mang lại sự thiêng liêng vào cuộc sống, khiến họ cảm thấy được sống trong không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo. Hơn thế nữa, tiếng cồng còn hòa nhịp âm vang khiến người nghe như thấy được không gian sắn bắn, nướng rẫy, lễ hội.
Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối với cộng đồng một cách linh thiêng và thế tục, tâm niệm và cộng cam. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc Tây Nguyên.

Tiếng cồng chiêng gợi tả sự thổn thức trong lễ cầu sức khỏe, da diết ước mong trong ngày lễ phát rẫy trìa lúa và sự phấn khởi, mừng vui trong ngày lễ mừng thần lúa. Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
Giao lưu văn hóa Cồng Chiêng
Khi giao lưu văn hóa cồng chiêng, bạn sẽ được tham dự nghi lễ và tiếp đó là lễ hội. Trong phần nghi thức là giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa cồng chiêng.
Hơn hết là được chứng kiến nghi thức cầu lửa rất linh thiêng của người dân tộc. Ngoài ra, họ sẽ thiết đãi bạn thịt rừng nướng và rượu cần mang hương vị độc đáo.
Giao lưu văn hóa Cồng Chiêng là hoạt động vô cùng ý nghĩa và đáng nhớ cho bạn khi đến với phố núi trong không khí se se lạnh, bên đống lửa bập bùng và âm thanh vang vọng từ cồng chiêng.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp