Thursday, October 31, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Trung Quốc được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Trung Quốc được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Trung Quốc tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI

Kiến trúc Trung Quốc được phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Không giống như phong cách kiến trúc Phương Tây, kiến trúc Trung Hoa chú trọng đến chiều rộng hơn là chiều cao của công trình. Phong thủy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng.

Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. 
Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.

Trung Quốc đã đón 55,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2010, vào năm 2012 Trung Quốc là quốc gia có lượt khách đến thăm nhiều thứ ba trên thế giới.

Đến với Trung Quốc du khách sẽ được tham quan những địa điểm du lịch hấp dẫn trải dài khắp các thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu,...
Đến với Trung Quốc du khách sẽ được tham quan những địa điểm du lịch hấp dẫn trải dài khắp các thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu,…

Trung Quốc là nước có số lượng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất (55), và là một trong những điểm đến du lịch Trung Quốc phổ biến nhất trên thế giới (đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương).

Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên.
Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên.

Theo dự báo của Euromonitor International, Trung Quốc sẽ trở thành điểm đến phổ biến nhất thế giới đối với khách du lịch vào năm 2030.

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công.
Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công.

Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, “Nghĩa địa dài nhất Trái Đất”. Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. Đây là công trình kiến trúc tại Trung quốc nổi tiếng được toàn thế giới biết đến.

Phải làm khổ sai trong miền rừng núi trùng trùng điệp điệp, mùa đông thì lạnh buốt, nước đóng băng, mùa hè thì không khí nóng như nung, mù mịt cát bụi. Trên thành cất những đồn canh, và có đường rộng chạy ngựa được giữa các đồn với nhau. Không biết bao nhiêu lời than thở, bao nhiêu nước mắt của thân nhân những người đó, không văn nhân thi sĩ nào chép lại hết được. Trong dân gian còn truyền lại nỗi khổ của nàng Mạnh Khương: “Nàng thương nhớ chồng, đi 10 ngàn dặm đường để thăm chồng bị bắt đi xây thành, đến nơi thì chồng nàng đã chết rồi. Xung quanh chỉ là rừng núi và đá. Không biết kiếm xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng, khóc mấy ngày mấy đêm, khóc tới nỗi chính cái thành cũng phải mủi lòng, tự động tách ra cho nàng tìm thấy hài cốt chồng.”

Ước tính 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách...
Ước tính 300 ngàn binh lính với không biết bao nhiêu tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ không tuân lệnh đốt sách…

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan (山海关), gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều “phong hoả đài” (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

Bức tường thành nằm trong các danh sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới”, tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà người Hy Lạp cổ đại công nhận.Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.

Tháp Quảng Châu

Tháp truyền hình Quảng Châu mang biểu tượng của thành phố Quảng Châu, không chỉ có nhiệm vụ truyền thông mà còn là điểm tham quan hấp dẫn tại Quảng Châu mang tham vọng của thành phố.

Tháp Quảng Châu là một trong những tòa tháp cao nhất thế giới – là tòa tháp truyền hình bằng thép và bê tông vươn cao chọc trời, cao thứ 2 trên giới sau tòa tháp truyền hình Tokyo.

Tháp Quảng Châu cao 600 met, thiết kế Mark Hemel, Barbara Kuit và thi công do công ty IBM Hà Lan thực hiện.
Tháp Quảng Châu cao 600 met, thiết kế Mark Hemel, Barbara Kuit và thi công do công ty IBM Hà Lan thực hiện.

Tòa tháp truyền hình này mang biểu tượng của thành phố Quảng Châu, không chỉ có nhiệm vụ truyền thông mà còn là điểm tham quan hấp dẫn tại Quảng Châu mang tham vọng của thành phố.

Phần thân của tòa tháp cao tới 450 met, phần ang-ten cao 150 met. Điểm nhấn nổi bật của tòa tháp chính mang dáng uốn lượn như một chiếc eo thon thả, vì thế nhiều người còn gọi tòa tháp này với cái tên siêu mẫu.

Nơi hẹp nhất thuộc thân tháp đường kính chỉ có 30 met tạo nên đường eo vừa lạ nhưng cũng mềm mại cho tòa tháp cao chọc trời này.
Nơi hẹp nhất thuộc thân tháp đường kính chỉ có 30 met tạo nên đường eo vừa lạ nhưng cũng mềm mại cho tòa tháp cao chọc trời này.

Đài quan sát mở ngoài trời nằm trên phần đỉnh tháp, và 2 đài quan sát khác ở tầng thấp hơn, từ đây du khách sẽ nhìn thấy cảnh quan của thành phố Quảng Châu, cũng là nơi du khách nhìn bao quát không khí, nhịp sống của thành phố này.

Chưa hết, trong tòa tháp còn có xe Bubble Tram phục vụ, là toa xe trong suốt, lăn chầm chậm quanh chân tháp ở độ cao 445 met để du khách ngắm không gian thành phố mở từ trên cao. Một trải nghiệm đòi hỏi sự vững trí cao độ, can đảm ra Sky Drop, thử trò lao dốc tự do từ độ cao 485 met tụt 30 met chỉ trong 1 giây. Hãy sẵn sàng tâm lý và trải nghiệm kỳ thú này!

Cầu Đông Hải

Cầu Đông Hải là cây cầu xuyên biển dài nhất thế giới cho đến khi Cầu vịnh Hàng Châu khánh thành vào ngày 1 tháng 5 năm 2008. Cầu được xây xong vào ngày 10 tháng 12 năm 2005. Cây cầu có tổng chiều dài 32.5 kilômét (20.2 dặm) nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc. Hầu như toàn bộ chân cầu thấp.

Cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m.
Cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m.

Giới phân tích đánh giá cầu chạy qua vịnh Giao Châu có thể được xem là một công trình thể hiện năng lực xây dựng khá cao của Trung Quốc. Người Trung Quốc đã không còn cần phải phụ thuộc vào năng lực thiết kế và xây dựng cao của phương Tây để tạo nên một công trình phức tạp với 6 làn xe chạy như cây cầu trên. Nó là sản phẩm của Tập đoàn Shandong Gausu, một công ty xây dựng nội địa.

Đại học Thanh Hoa

Đại học Thanh Hoa là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trường này được xem là một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc và Châu Á . Trường được thành lập năm 1911 như là một trường dự bị cho những người Trung Quốc đã tốt nghiệp trung học chuẩn bị học lên cao hơn ở các trường đại học tại Hoa Kỳ, sau đó trường mở rộng phạm vi và cung cấp các chương trình sau đại học 4 năm vào năm 1925. Chương trình dự bị của trường tiếp tục đến năm 1949.

Đây là một trường dự bị cho sinh viên chuẩn bị học đại học tại Mỹ.
Đây là một trường dự bị cho sinh viên chuẩn bị học đại học tại Mỹ.

Trường đại học Thanh Hoa được thành lập tại Bắc Kinh năm 1911 trên nền của một khu vườn hoàng gia cũ thuộc một thân vương và được cấp ngân sách từ một khoản bồi thường mà Trung Quốc trả cho Hoa Kỳ sau vụ khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn được hoàn lại. Giáo viên giảng dạy của trường đã được YMCA tuyển mộ từ Hoa Kỳ và sinh viên tốt nghiệp được gửi sang Hoa Kỳ học tập và được xếp vào năm thứ 3.

Từ năm 2015, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT để đứng đầu danh sách các trường đại học xuất sắc nhất thế giới về kỹ thuật và khoa học máy tính, được bình chọn bởi US News.
Từ năm 2015, Đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT để đứng đầu danh sách các trường đại học xuất sắc nhất thế giới về kỹ thuật và khoa học máy tính, được bình chọn bởi US News.

Trong thế chiến thứ 2 năm 1937, Đại học Thanh Hoa cùng với Đại học Bắc Kinh và Đại học Nam Khai đã được sáp nhập để lập ra Đại học Lâm thời Trường Sa ở Trường Sa và sau đó là Đại học Liên hiệp Tây Nam ở Côn Minh, Vân Nam.

Sau chiến tranh, Thanh Hoa quay lại Bắc Kinh và tiếp tục đào tạo. Sau nội chiến Trung Quốc chia cắt Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa được phe cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu tiếp quản. Một số giáo sư theo hiệu trưởng Mai Di Kỳ sang Đài Loan nơi họ lập ra Đại học Quốc gia Thanh Hoa năm 1955 (đầu tiên tên gọi của nó là Viện Công nghệ Hạt nhân Quốc gia Thanh Hoa).

Tử Cấm thành

Tử Cấm thành là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院, Cố Cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn.

Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.
Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.

Các số liệu thực tế:

Diện tích: 720.000 m²
Số công trình: 800
Số phòng: 9999
Số nhân lực ước tính: 1.000.000

Tử Cấm Thành được thiết kế bởi nhiều thiết kế kiến trúc sư và nhà thiết kế. Các kiến trúc sư trưởng là Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung và thái giám Nguyễn An, (một người Việt Nam), còn các tổng công trình sư là Khoái Tường và Lục Tường.

Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m.
Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc – nam dài 961 m và đông – tây dài 753 m.

Nó gồm 980 kiến trúc Trung Quốc có nhà ở với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn; Thần Vũ môn; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn.

Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (外廷) (còn gọi là Tiền triều 前朝) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (内廷) (tức Hậu cung 后宫) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.

Sân vận động Tổ Chim

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, còn được gọi là SVĐ Tổ chim. Sân vận động được kết hợp thiết kế giữa các kiến ​​trúc sư Jacques Herzog và Pierre de Meuron của Herzog & de Meuron, kiến ​​trúc sư Stefan Marbach, nghệ sĩ Ai Weiwei và CADG đứng đầu bởi kiến ​​trúc sư trưởng Li Xinggang . Sân vận động được thiết kế để sử dụng trong suốt Thế vận hội mùa hè và Paralympic 2008 và được sử dụng lại trong Olympic mùa hè năm 2022 và Paralympic.

Sân vận động hiện nay hầu như không còn sử dụng, sau khi được đề xuất trở thành trụ sở chính vĩnh viễn của đội bóng đá Bắc Kinh. Và trở thành 1 trong các điểm tham quan Bắc Kinh hấp dẫn khách quan cả trong nước và quốc tế.

Bức chân dung của 143 công nhân nhập cư tại công trường đã được khắc họa làm biểu tượng trong cuốn sách Người lao động (Gong Ren) của họa sĩ Helen Couchman.
Bức chân dung của 143 công nhân nhập cư tại công trường đã được khắc họa làm biểu tượng trong cuốn sách Người lao động (Gong Ren) của họa sĩ Helen Couchman.

Là địa điểm tổ chức Olympic Green, sân vận động trị giá 428 triệu USD. Thiết kế công trình được giao cho công ty kiến ​​trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron vào tháng 4 năm 2003 sau một quá trình đấu thầu bao gồm 13 mẫu thiết kế được chọn lọc cuối cùng.

Thiết kế này, bắt nguồn từ việc nghiên cứu gốm sứ Trung Quốc, các dầm thép để che phần mái nhà được thu vào. Khiến sân vận động xuất hiện như một tổ chim. Nghệ sĩ hàng đầu Trung Quốc Ai Weiwei là chuyên gia tư vấn nghệ thuật cho dự án này. Phần mái thu vào sau đó đã được gỡ bỏ khỏi thiết kế để tạo sự nhận biết dễ dàng nhất cho sân vận động.

Sân vận động bắt đầu đi vào xây dựng ngày 24 tháng 12 năm 2003 và chính thức mở cửa vào ngày 28 tháng 6 năm 2008. Một trung tâm mua sắm và một khách sạn được lên kế hoạch để xây dựng nhằm tăng cường sự tiện nghi cho sân vận động, đặc biệt vào mùa các sự kiện, bóng đá sau Thế vận hội và cho du khách đi du lịch bắc Kinh.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2008, The Times báo cáo rằng 10 công nhân đã chết trong suốt quá trình thi công xây dựng; Bất chấp sự phủ nhận của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một câu chuyện vào tuần sau, Reuters, với sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, cho biết chỉ có hai công nhân đã chết.

Có khoảng 17.000 công nhân xây dựng công trình này.
Có khoảng 17.000 công nhân xây dựng công trình này.

Tất cả 110.000 tấn thép đã được sản xuất tại Trung Quốc. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2008, 7,811 mét vuông cỏ phủ sân đã được đặt trong 24 giờ, sử dụng mô hình sân cỏ bởi GreenTech ITM. Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh chính thức khai mạc tại một buổi lễ ngày 28 tháng 6 năm 2008. Sân vận động có sức chứa lên tới 100 ngàn khán giả

Nhờ những sáng tạo trong kiến trúc Trung Quốc và trong lối xây dựng mà công trình này đã đạt giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thế giới Pritzker. Xứng đáng trở thành niềm tự hào của Bắc Kinh nói riêng và của Trung Quốc nói chung. Du lịch Trung Quốc du khách đừng bỏ lỡ tham quan và tìm hiểu công trình độc đáo này.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn (骊山) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía đông.

Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở,… Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².

Năm 1987, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bao gồm cả các chiến binh đất nung, được liệt kê như là Di sản thế giới.
Năm 1987, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bao gồm cả các chiến binh đất nung, được liệt kê như là Di sản thế giới.

Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử ký của sử gia thời Tây Hán – Tư Mã Thiên,thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy dầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi.”

Sau khi chôn cất xong, có người nói: “Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn”. Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.

Lạc Sơn Đại Phật

Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.

Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.
Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.

Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình thi công xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

Kể từ ngày 13 tháng 2 năm 1982, Lạc Sơn Đại Phật đã được Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa vào danh sách các đơn vị văn vật trọng điểm toàn quốc.

Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối.
Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối.

Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệng rộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Người dân trong khu vực này nói rằng: “sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (“Núi là Phật và Phật cũng là núi”). Một phần điều này là do dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng tương tự như Phật đang ngủ, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý “tâm trung hữu phật”.

Khu lịch sử Ma Cao

Trung tâm lịch sử Ma Cao là một khu vực bao gồm hơn 20 địa điểm chứng kiến sự đồng hóa độc đáo cùng tồn tại của hai nền văn hóa Trung Quốc, Bồ Đào Nha ở Ma Cao, là một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha.

Nó đại diện cho di sản kiến trúc Trung Quốc của thành phố bao gồm các quảng trường, đường phố, nhà thờ, đền thờ hay nhà hát.

Năm 2005, nhóm các địa điểm này được UNESCO công nhận là di sản thế giới thứ 31 ở Trung Quốc.
Năm 2005, nhóm các địa điểm này được UNESCO công nhận là di sản thế giới thứ 31 ở Trung Quốc.

Nó được mô tả bởi UNESCO như là “với những con phố lịch sử, khu dân cư, tôn giáo và các tòa nhà kiến trúc Bồ Đào Nha và Trung Quốc, trung tâm lịch sử của Ma Cao cung cấp một bằng chứng duy nhất những ảnh hưởng về thẩm mỹ, văn hóa, kiến trúc Trung Quốc và công nghệ của cả phương Đông và Tây” và “… nó là minh chứng cho một trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên và kéo dài lâu nhất giữa Trung Quốc và phương Tây, dựa trên sự sống động của thương mại quốc tế.”

Di Hòa Viên

Di Hòa Viên là cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”) đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được thi công xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, Càn Long Đế xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông.

Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa.
Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa.

Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện – nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.

Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 – 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh – Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang.

Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này.

Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu.
Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu.

Nổi bật ở chính khu trung tâm là Phật Hương các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ, ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được thiết kế kiến trúc Trung Quốc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa… Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới.

Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào.

Quảng trường Thiên An Môn

Quảng trường Thiên An Môn là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989.

Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục).
Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục).

Lịch sử xây dựng quảng trường bắt đầu vào năm 1417 với một hành lang dài hình chữ ” T” nối giữa Thừa thiên môn (năm 1651 nhà Thanh được tu bổ và đổi tên thành Thiên an môn) và Đại Minh môn (năm 1651 đổi tên thành Đại Thanh môn, năm 1912 đổi tên thành Trung hoa môn, nay đã bị phá bỏ) ở phía Bắc và Nam, và giữa Trường an môn đông (đã bị phá bỏ) và Trường an môn tây(đã bị phá bỏ) ở phía Đông và Tây được gọi là “Thiên bộ lang” (hành lang dài 1000 bước chân); hai bên hành lang là các công sở triều đình. Quảng trường được bao quanh bởi tường cao và người dân bị cấm tiếp cận trừ những dịp nhất định.

Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi.

Nhà Hát Quả Trứng

Nhà hát lớn quốc gia là nhà hát lớn mới của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Được xây dựng theo bản thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu, Nhà hát lớn quốc gia là một mái vòm ellipsoid lớn cấu tạo bởi titanium và kính nằm giữa một chiếc hồ nhân tạo, vì hình dạng đặc biệt này mà nhà hát còn được gọi là “quả trứng” hay “ốc đảo pha lê”. Công trình được khởi công ngày 13 tháng 12 năm 2001 và khánh thành bằng một buổi hòa nhạc ngày 25 tháng 9 năm 2007.

Nhà hát có 3 thính phòng với tổng cộng 6.500 chỗ ngồi. Đặc biệt, lối vào nhà hát này không nằm trên mặt đất mà ở dưới nước.
Nhà hát có 3 thính phòng với tổng cộng 6.500 chỗ ngồi. Đặc biệt, lối vào nhà hát này không nằm trên mặt đất mà ở dưới nước.

Nhà hát lớn quốc gia tuy có không gian lớn và kiến trúc tại Trung Quốc hiện đại lại được đặt ở ngay trung tâm lịch sử của thủ đô Bắc Kinh, phía Tây của quảng trường Thiên An Môn và Đại lễ đường Nhân dân, ngay sát với Tử Cấm Thành, điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận ngay từ khi dự án bắt đầu được công bố. Đáp lại những lời chỉ trích, Paul Andreu cho rằng công trình của ông là sự bổ sung hợp lý cho tư vấn kiến trúc Bắc Kinh, tạo ra sự kết hợp hài hòa với vẻ cổ kính của Cố Cung – Tử Cấm Thành, đồng thời cung cấp cho thủ đô Trung Quốc một công trình đồ sộ mang tính hiện đại, vốn là điều không thể thiếu trong một quốc gia phát triển.

Phần chính của Nhà hát lớn quốc gia là một mái vòm tạo bởi khung titan có lợp kính. Mái vòm có dạng ellipsoid với hai trục chính dài 212 mét (hướng Đông – Tây) và 144 mét (hướng Bắc – Nam), chiều cao mái vòm là 46 mét. Toàn bộ kiến trúc đẹp ở Trung Quốc này được đặt giữa một hồ nước nhân tạo. Diện tích mặt bằng của mái vòm là 11.893 m², tổng diện tích xây dựng là 149.520 m² còn diện tích hồ nước nhân tạo là 355.000 m².

Nhà hát có 3 thính phòng: Phòng hòa nhạc (2.017 chỗ ngồi); phòng nhạc kịch (2.416 chỗ ngồi); phòng Kinh kịch (1.040 chỗ ngồi).
Nhà hát có 3 thính phòng: Phòng hòa nhạc (2.017 chỗ ngồi); phòng nhạc kịch (2.416 chỗ ngồi); phòng Kinh kịch (1.040 chỗ ngồi).

Chi phí xây dựng dự kiến của công trình là 2,688 tỷ Nhân dân tệ. Tuy vậy sau khi hoàn thành chi phí đã bị đội lên hơn 3,2 tỷ Nhân dân tệ, tính ra trung bình mỗi ghế ngồi của Nhà hát có giá nửa triệu Nhân dân tệ. Một trong các lý do khiến giá thành xây dựng bị tăng lên đáng kể là do sau khi nhà ga Terminal 2E của Sân bay quốc tế Charles-de-Gaulle, một công trình cũng do Paul Andreu thiết kế, bất ngờ sụp đổ năm 2004, người ta đã phải dừng việc xây dựng Nhà hát lớn quốc gia để thẩm định lại chất lượng của công trình.

Tòa nhà Galaxy Soho

Công trình Galaxy SOHO, được lấy cảm hứng từ sự hoành tráng của Bắc Kinh, sẽ trở thành một phần không thể thiếu của một thành phố năng động.

Là công trình với quy mô siêu lớn, Galaxy Soho được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh quốc tế Zaha Hadid, đã trở thành một biểu tượng kiến trúc Trung Quốc hoành tráng và thu hút ánh nhìn của mọi du khách tham quan khi đến du lịch Bắc Kinh, Trung Quốc. Chúng ta sẽ phải ca thán về vẻ đẹp tráng lệ và đầy kỳ công của con người khi ngắm nhìn quần thể phức tạp và độc đáo này.

Lấy niềm cảm hứng từ thủ đô Bắc Kinh, chế tác kỳ thú này là sự kết hợp hài hòa giữa 5 khối liên tục được kết nối với nhau bởi những chiếc cầu uốn lượn.
Lấy niềm cảm hứng từ thủ đô Bắc Kinh, chế tác kỳ thú này là sự kết hợp hài hòa giữa 5 khối liên tục được kết nối với nhau bởi những chiếc cầu uốn lượn.

Tổ hợp 5 khối bằng nhôm được gắn kết uyển chuyển, bổ sung cho nhau nên khi ngắm nhìn tổng thể công trình chúng ta sẽ không có cảm giác góc cạnh hay sự phá vỡ quy tắc một cách đột ngột. Bên cạnh đó, tuy là một tòa nhà siêu hiện đại nhưng khuôn viên của quần thể này vẫn còn sự hiện diện của kiến trúc truyền thống Trung Hoa qua các khoảng sân rộng lớn, phản ánh nên chiều sâu và sự logic trong hình thể học. Ngoài giá trị nghệ thuật tuyệt đẹp, công trình này còn là một trung tâm thương mại và giải trí lớn tại thủ đô Bắc Kinh đồng thời là danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch hàng năm.

Công trình kiến trúc Trung Quốc là sự hợp thành của năm khối liên tục, uyển chuyển được đặt riêng, kết hợp và liên kết bởi những chiếc cầu nối. Năm khối này, được bao che bởi một lớp vỏ nhôm, hài hòa với nhau ở tất cả các mặt, tạo nên một kiến trúc toàn cảnh không có những góc cạnh hoặc sự chuyển đổi đột ngột làm phá vỡ sự luân chuyển của tổ hợp này.

Những khoảng sân rộng lớn bên trong của công trình phản ánh tư vấn kiến trúc truyền thống Trung Hoa, chúng tạo nên một thế giới bên trong cho những không gian mở liên tiếp. Ở đây, kiến trúc không chỉ bao gồm những khối cứng nhắc, mà thay vào đó là sự kết hợp của năm khối tạo nên một thế giới liên tục thích ứng lẫn nhau và chuyển động uyển chuyển giữa mỗi tòa nhà. Sự thay đổi vị trí của các chóp trên cao của công trình tạo nên một cảm nhận có chiều sâu của lớp vỏ bọc.

Khi khách tham quan đi sâu hơn vào trong tòa nhà, họ phát hiện không gian thân quen đó theo cùng một logic mạch lạc của đường cong liên tục.

Ba tầng bên dưới của Galaxy SOHO là khu tiện ích công cộng dành cho bán lẻ và giải trí. Các tầng ở ngay bên trên cung cấp không gian làm việc cho các doanh nghiệp sáng tạo. Phía trên cùng của tòa nhà được dành riêng cho các quán bar, nhà hàng và quán cà phê có tầm nhìn dọc theo một trong những con đường lớn nhất của thành phố.

Những công năng khác nhau được kết nối thông qua các khoảng sân trong thân thiện luôn luôn liên kết với thành phố, giúp cho Galaxy SOHO trở thành một điểm nhấn đô thị quan trọng cho Bắc Kinh.

Nhà hát Opera Quảng Châu

“Nhà hát Quảng Châu”, tác phẩm của nữ KTS Zaha Hadid đang gấp rút hoàn thành để khánh thành vào dịp đầu năm 2011. Điểm độc đáo của công trình gồm 2 khối tích được bọc trong lớp vỏ với vân hình tam giác được làm từ bê tông, kính, và thép. Tổ hợp này rộng 70,000 m2 và được đặt tại trung tâm của khu đô thị văn hóa của thành phố với mục đích tạo nên một mối liên kết giữa song Pearl với phía nam đồng thời đóng vai trò phát triển chức năng đô thị thông qua việc kết nối bờ sông và cảng biển.

Thiết kế còn mang tính biểu tượng như một cửa ngõ của Quảng Châu – một điểm đến văn hóa của châu Á.
Thiết kế còn mang tính biểu tượng như một cửa ngõ của Quảng Châu – một điểm đến văn hóa của châu Á.

Với kiến trúc lộng lẫy và tráng lệ bên bờ Châu Giang, nhà hát Opera Quảng Châu là một tác phẩm đầu tay xuất sắc của nữ kiến trúc sư tài ba Zaha Hadid. Điểm đặc trưng của công trình này chính là hình dáng độc đáo của hai khối tích hợp có vân hình tam giác giống hệt như hai viên sỏi lấp lánh, được cấu tạo từ ba vật liệu phổ biến là: bê tông, kính và thép.

Chính vì thế, nhà hát Opera Quảng Châu còn được đánh giá như một biểu tượng văn hóa của Châu Á hiện nay.
Chính vì thế, nhà hát Opera Quảng Châu còn được đánh giá như một biểu tượng văn hóa của Châu Á hiện nay.

Với tổng diện tích hơn 70.000 m2, công trình hoành tráng này không chỉ có giá trị về văn hóa và nghệ thuật mà còn đóng vai trò là sự kết nối giữa sông và cảng biển. Tổng khuôn viên nhà hát có 1800 chỗ ngồi với lối đi đồ sộ và công nghệ âm thanh tối tân nhất, mỗi du khách chắc hẳn sẽ bị “choáng ngợp” trước không gian xa hoa và rộng lớn bên trong nhà hát cũng như bị quyến rũ trước vẻ đẹp rực rỡ của công trình tuyệt vời này mỗi khi hoàng hôn buông xuống.

Tòa nhà Đồng Vàng Quảng Châu

Tòa nhà “Đồng Vàng Quảng Châu” là trụ sở của một tập đoàn hóa chất và năng lượng hùng mạnh mang tên Hongda Xingye và được thiết kế bởi tài hoa của kiến trúc sư nước Ý. Với độ cao 138 m, tổng cộng 38 tầng lầu, tòa nhà thu hút du khách bởi chính hình dáng đặc biệt của nó – hình đồng xu cổ của Trung Quốc với phần trống ở giữa và phủ sơn màu vàng đồng óng ánh.

Thêm vào đó, đặc trưng của đĩa ngọc và sự tương tự như hình dáng của một bánh xe nước còn mang ý nghĩa phong thủy
Thêm vào đó, đặc trưng của đĩa ngọc và sự tương tự như hình dáng của một bánh xe nước còn mang ý nghĩa phong thủy

Theo Wang Zhanshan, tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc Trung Hoa và phong cách phương Tây với niềm cảm hứng từ một chiếc đĩa ngọc quý giá được trưng bày tại bảo tàng lịch sử về vua Nam Việt.

Đó là thu hút tài lộc cho tập đoàn đang kinh doanh tại tòa nhà. Với giá trị 138.000.000 đô la, đây là tòa nhà “đồng tiền” hình tròn lớn nhất thế giới hiện nay.

Trung Tâm Tài Chính Thế Giới Thượng Hải

Trung tâm Tài chính Thượng Hải là một tòa nhà chọc trời cao nhất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi tư vấn thiết kế của tòa nhà. Tòa nhà cao 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế, cao 492 m, 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao nhất Trung Quốc và cao thứ tư thế giới sau tháp Đài Bắc 101 của Đài Loan, Willis Tower của Hoa Kỳ và tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay- Burj Khalifa của Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất. Chi phí xây dựng là 850 triệu USD. Toà nhà có khẩu độ hình thang trên cao, trước kia là hình tròn khoảng 50 m, nhưng đã nhận biểu tình từ người dân và Thị trưởng Thượng Hải vì hình tròn giống cờ Nhật Bản.

Đây là công trình kiến trúc gây ấn tượng sâu sắc và có thiết kế đẹp nhất trong các tòa nhà nổi tiếng hiện nay.
Đây là công trình kiến trúc gây ấn tượng sâu sắc và có thiết kế đẹp nhất trong các tòa nhà nổi tiếng hiện nay.

Chẳng những là nơi hội tụ của các thế lực tài chính lớn, Trung Tâm Tài Chính Thế Giới Thượng Hải còn được đánh giá là tòa tháp chọc trời cao thứ tư toàn cầu hiện nay. Theo các kiến trúc sư danh tiếng, tòa nhà này được xem là một kiến trúc Trung Hoa hoàn thiện và chuẩn mực với những đường nét thanh nhã và cách tân cùng các yếu tố thân thiện với thiên nhiên xung quanh.

Tổng chi phí xây dựng là 850.000.000 đô la, tòa nhà có độ cao 492 m và gồm 101 tầng.
Tổng chi phí xây dựng là 850.000.000 đô la, tòa nhà có độ cao 492 m và gồm 101 tầng.

Trên tầng cao nhất của công trình là nơi dành cho các du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng toàn cảnh của thành phố Thượng Hải giàu có và hoa lệ, đặc biệt là khi màn đêm buông xuống. Chắc hẳn ai cũng sẽ bị quyến rũ với vẻ đẹp kỳ diệu của tòa tháp nổi tiếng này ngay từ lần đầu chứng kiến nó cho nên không có gì lạ khi mỗi năm có đến 3.000.000 lượt du khách đến tham quan.

Tháp Truyền Hình Thượng Hải

Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông là một tháp truyền hình ở Thượng Hải, Trung Quốc. Tháp nằm ở mũi bán đảo Lục Gia Chủy, quận Phố Đông, bên sông Hoàng Phố, đối diện với Ngoại Than.

Lấy nguồn cảm hứng từ một bài thơ Đường, Tháp Truyền Hình Thượng Hải tọa lạc ngay bờ sông Hoàng Phố trữ tình, là một tòa tháp nổi tiếng với độ cao xếp thứ 3 toàn cầu. Tổng thể kiến trúc Trung Hoa của ngọn tháp có hình dạng khá giống với cây bút với sự kết hợp từ 3 quả cầu có đường kính to nhỏ khác nhau (quả trên cùng có đường kính 14 m và quả lớn nhất bề ngang 50 m).

Trong không gian bên trong tháp là tập hợp các nhà hàng, khu triển lãm và mua sắm cùng với 20 phòng khách sạn ở giữa 2 quả cầu trung tâm.
Trong không gian bên trong tháp là tập hợp các nhà hàng, khu triển lãm và mua sắm cùng với 20 phòng khách sạn ở giữa 2 quả cầu trung tâm.

Trong màn đêm huyền ảo của Thượng Hải, mỗi du khách sẽ có cảm giác ngây ngất khi ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ và tráng lệ của tòa tháp. Nhìn từ phía xa, hai cây cầu Dương Phố và Nam Phố trông giống như hai con rồng đang bảo vệ xung quanh viên minh châu của tòa tháp. Chính vì thế, Tháp Truyền Hình Minh Châu Phương Đông (còn gọi là Tháp Truyền Hình Thượng Hải) chính là biểu tượng cho khát vọng phát triển không ngừng của cả thành phố Thượng Hải xa hoa và giàu có này.

Tháp này được Jia Huan Cheng của công ty Shanghai Modern Architectural Design Co. Ltd. tư vấn thiết kế. Việc xây dựng bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành năm 1995. Với độ cao 468 m, nó là tháp cao nhất châu Á và tháp cao thứ 3 thế giới. Tháp này thuộc hiệp hội World Federation of Great Towers.

Nhìn từ xa, cầu Dương Phố (杨浦大桥 Yángpǔ dàqiáo) và cầu Nam Phố (南浦大桥 Nánpǔ dàqiáo) trông giống như hai con rồng nhảy múa với các viên minh châu của tháp.
Nhìn từ xa, cầu Dương Phố và cầu Nam Phố trông giống như hai con rồng nhảy múa với các viên minh châu của tháp.

Thiết kế của toà tháp dựa theo một câu trong bài thơ đời Đường Tiếng hát cóc tổ ong của Bai Juyi about the wonderful sprinkling sound of a pipa instrument, like pearls, big and small falling on a jade plate. The Oriental Pearl Tower consists of big and small balls, 11 in total. It is as if they are pearls falling down from the sky above on a jade plate, represented by the Huangpu river.

Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh

Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô Bắc Kinh. Dự án nâng cấp sân bay này có giá trị 500 triệu euro (625 triệu Đô la Mỹ) vay của Ngân hàng Phát triển châu Âu. Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay nhộn nhịp nhất Trung Quốc, lượng khách tăng trưởng hai con số kể từ năm 2003, là sân bay bận rộn nhất châu Á về lượng máy bay hoạt động, vượt lên trên Sân bay Quốc tế Tokyo.

Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh đã được mở cửa vào ngày 2 tháng 3 năm 1958. Sân bay sau đó bao gồm một nhà ga nhỏ, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, được sử dụng cho các chuyến bay VIP và các chuyến bay thuê.
Sân bay Thủ Đô Bắc Kinh đã được mở cửa vào ngày 2 tháng 3 năm 1958. Sân bay sau đó bao gồm một nhà ga nhỏ, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, được sử dụng cho các chuyến bay VIP và các chuyến bay thuê.

Về lượng khách, sân bay này bận rộn thứ 2 châu Á và bận rộn thứ 14 thế giới năm 2005 với tổng lượng khách phục vụ là 33.143.003, cao hơn Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 488.495 lượt chuyến, 65.329.851 lượt khách, năm 2010, sân bay phục vụ 73,8 triệu lượt khách, là sân bay lớn nhất Trung Quốc về lượt khách thông qua, năm 2013 là 83,7 triệu lượt khách, là sân bay thứ 2 thế giới về số lượt khách thông qua, chỉ sau sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ (với 89,3 triệu lượt khách). Sân bay này cách trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía đông bắc. Năm 2015, số lượng khách thông qua sân bay này là hơn 89,9 triệu lượt khách, xếp thứ nhì thế giới sau sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta.

Ngày 01 Tháng 1 năm 1980, nhà ga mới và lớn hơn được xây dựng – có màu xanh lục đã được khai trương, với các chỗ đỗ cho 10-12 máy bay. Nhà ga lớn hơn nhà ga thập niên 1950, nhưng giữa những năm 1990, nó trở nên quá nhỏ. Sau đó, nhà ga này đã được đóng cửa để cải tạo sau khi mở nhà ga 2.

Vào cuối năm 1999, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sân bay này đã được mở rộng một lần nữa. Nhà ga mới này mở cửa vào ngày 11 tháng 11, và được đặt tên là nhà ga 2. 20 Tháng 9 năm 2004, mở cửa nhà ga số 1 mới cho một vài hãng hàng không, bao gồm cả các chuyến bay nội địa và quốc tế của hãng hàng không China Southern Airlines từ Bắc Kinh. Các hãng hàng không các chuyến bay nội địa và quốc tế vẫn hoạt động trong nhà ga số 2. Một đường băng thứ ba mở cửa vào ngày 29 tháng 10 năm 2007, để làm giảm tắc nghẽn trên hai đường băng khác.

Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng (Fenghuang) là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam (Hunan). Nó cách Cát Thủ (吉首)(Jishou) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km. Cũng như nhiều cổ trấn trứ danh khác của đất nước Trung Hoa, địa danh này được bảo tồn rất tốt cả về giá trị lịch sử và văn hóa và bảo lưu những giá trị của dân tộc ít người.

Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm.

Đoạn bờ sông của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt.
Đoạn bờ sông của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt.

Người dân tộc sinh sống tại Trương Gia Giới vẫn đang giữ được cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Tại đây, kiến trúc tại Trung Hoa mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của những quán ăn và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc Trung Hoa cầu có mái che, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.

Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo. Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.

Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc.
Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc.

Con sông đã trở thành một kiểu du lịch cực kỳ thú vị, những con đèo chèo cho du khách đi du ngoạn khám phá cuộc sống người dân. Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến dòng sông trở thành một điểm nhấn đặc biệt của thành.

Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.

Cung điện Potala

Cung điện Potala là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 thì lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Lâu đài Mùa Đông (Cung Điện Potala) 1000 phòng của các Đạt Lai Lạt Ma, được coi như một kỳ quan kiến trúc của thế giới.

Chủ thể của cung Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645 thời kỳ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5. Phải mất hơn 50 năm mới hình thành quy mô công trình như hiện nay.

Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là "Bảy kỳ quan mới".
Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là “Bảy kỳ quan mới”.

Cung Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.

Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung.
Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung.

Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Hồng Cung là quần thể kiến trúc đẹp tại Trung Hoa mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác.

Làng Hoành Thôn

Hoành thôn nằm tại huyện Y, thành phố Hoàng Sơn, phía Nam tỉnh An Huy Trung Quốc 10 km về phía Bắc. Năm 2000, khu di tích thôn cổ Hoản Nam, tiêu biểu là Tây Đệ và Hoành thôn đã được UNESCO ghi nhận là “Di sản văn hóa thế giới” nhờ dấu ấn đậm nét của một làng quê mang đậm phong cách Trung Quốc: đường cổ, cầu cổ, bia cổ, thư viện cổ, các pho tượng bằng đất và rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và gỗ.

Hiện nay thôn Hoành có khoảng 137 ngôi nhà cổ từ đời Minh-Thanh được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, mỗi một ngôi nhà có một phong cách khác nhau.
Hiện nay thôn Hoành có khoảng 137 ngôi nhà cổ từ đời Minh-Thanh được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, mỗi một ngôi nhà có một phong cách khác nhau.

Thôn Hoành có hình con trâu, có hệ thống nước nhân tạo và những khu vườn rất độc đáo, được mệnh danh là “Ngôi làng trong tranh”. Thôn được xây dựng năm 1131 đời Nam Tống với hơn 800 năm lịch sử, tên cũ là “Hoằng thôn” (弘 hoằng nghĩa là mở rộng ra) sau vì kiêng húy “Hoằng Lịch” của Càn Long mới đổi là “Hoành”.

Nhìn từ trên cao xuống, ngôi làng trông như một con trâu đang nằm trên một vùng đất có núi và nước. Ngọn núi Lôi Cương là đầu con trâu, hai cây cổ thụ là hai sừng con trâu, những ngôi nhà cổ sắp xếp trật tự dưới chân núi là mình trâu, bờ đê hình bán nguyệt giữa làng là dạ dày con trâu. Kênh rạch rộng 1m, dài hàng km chạy quanh co các ngôi nhà để dẫn nước suối vào nhà, chạy qua bờ đê giống như ruột trâu. Bốn cây cầu bắc qua suối là 4 móng của con trâu

Núi Võ Đang

Núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc.

Nơi đây được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13. Có lẽ vì thế mà tục ngữ Trung Hoa có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang” dùng để chỉ vị thế của Võ Đang phái và Thiếu Lâm phái.

Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang. Trải qua các triều đại, ngôi đền vẫn toát lên vẻ cổ kính, trầm mặc và lộng lẫy.
Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang. Trải qua các triều đại, ngôi đền vẫn toát lên vẻ cổ kính, trầm mặc và lộng lẫy.

Ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1.612m, chu vi hơn 800 dặm. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo (đạo thờ Lão Tử tức Thái thượng lão quân). Đạo giáo ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn tại Võ Đang sơn dưới chân vách đá Tam Thiên Môn. Đời Hán có Mã Minh Sinh, Âm Trường Sinh hai thầy trò cùng đến tu đạo ở núi Võ Đang. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao… đều đến tu đạo tại đây. Đạo giáo ở núi Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Việc này có quan hệ trực tiếp đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ và việc đề xướng tín ngưỡng đức Chân Võ…

Trên núi Võ Đang có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung… Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa.

Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416.
Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416.

Tử Tiêu cung là cung điện nổi tiếng nhất, có quy mô lớn nhất, các ngôi nhà cũng được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên núi Võ Đang. Quần thể kiến trúc này hiện có 29 tòa nhà được bố trí trên một sân thượng rộng 6.854 mét vuông.

Quần thể nhà thổ lâu ở Phúc Kiến

Phúc Kiến Thổ Lâu là các nhà ở xây bằng đất nện của người Khách Gia và các dân tộc khác tại vùng núi phía Tây Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Các công trình này được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ 12. Tập hợp 46 thổ lâu ở Phúc Kiến đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2008.

Tường đất của các thổ lâu này có thể dày tới gần 2 mét, thổ lâu có thể có từ 3 đến 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói, các thổ lâu lớn có thể là chỗ ở cho 80 gia đình.
Tường đất của các thổ lâu này có thể dày tới gần 2 mét, thổ lâu có thể có từ 3 đến 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói, các thổ lâu lớn có thể là chỗ ở cho 80 gia đình.

Các thổ lâu nằm trong danh sách di sản thế giới đều là các thổ lâu được xây dựng trên diện tích lớn, bao gồm các tòa nhà xây bằng đất nện quây thành hình vuông hoặc hình tròn với hướng mở quay vào trong, tạo thành một khối kiến trúc vừa thích hợp làm nhà ở cho nhiều gia đình, vừa thích hợp để phòng thủ chống trộm cướp.

Sự bình đẳng trong quan hệ này cùng kiến trúc thuận lợi cho phòng thủ giúp cho các thổ lâu dễ dàng hơn trong việc chống lại nạn trộm cướp hoành hành ở miền Nam Trung Quốc.
Sự bình đẳng trong quan hệ này cùng kiến trúc thuận lợi cho phòng thủ giúp cho các thổ lâu dễ dàng hơn trong việc chống lại nạn trộm cướp hoành hành ở miền Nam Trung Quốc.

Ở giữa thổ lâu thường là một sân trời có giếng nước, chỗ thờ cúng tổ tiên và là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như hiếu, hỉ. Các gia đình ở trong cùng một thổ lâu thường ít có sự phân biệt về mặt địa vị xã hội hay của cải, tất cả các căn hộ trong thổ lâu được xây dựng giống nhau, các tài sản chung như giếng nước, cây trái trong thổ lâu cũng thường được coi là tài sản chung chứ không thuộc về một gia đình nhất định nào.

Thiên Đàn

Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Tuyên Vũ. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời – nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:

Viên Khâu Đàm, bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời;

Điện Kỳ Niên là tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.
Điện Kỳ Niên là tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.

Hoàng Khung Vũ là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.

Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử – con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.
Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.

Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn được trải một cuộc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1/5/2006. Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI