Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á (97%) và một phần nằm tại Đông Nam Âu (3%). Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI – |
Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ rất đa dạng, là một sự pha trộn của các yếu tố khác nhau đến từ văn hóa và truyền thống Thổ Oğuz, Anatolia, Ottoman và phương Tây- bắt đầu khi Ottoman Tây hóa và vẫn tiếp tục cho đến nay. Nguồn gốc của sự pha trộn này bắt đầu khi dân tộc và văn hóa Thổ tiếp xúc với văn hóa của các dân tộc cư trú trên hành trình mà họ di cư từ Trung Á về phía tây. Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sản phẩm của các nỗ lực kiến thiết một quốc gia phương Tây “hiện đại”, trong khi duy trì tôn giáo truyền thống và các giá trị lịch sử.
Kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ là kiến trúc của người Thổ Seljuk kết hợp các yếu tố và đặc điểm của kiến trúc Thổ Trung Á với kiến trúc Ba Tư, Ả Rập, Armenia, và Byzantine. Chuyển biến từ kiến trúc Seljuk sang kiến trúc Ottoman dễ nhận thấy nhất là tại Bursa, đây là kinh đô của Ottoman từ năm 1335 đến năm 1413. Sau khi Ottoman chinh phục Constantinopolis (Istanbul) vào năm 1453, kiến trúc Ottoman chịu ảnh hưởng đáng kể từ kiến trúc Byzantine. Cung điện Topkapı tại Istanbul là một trong các mẫu nổi tiếng nhất về kiến trúc Ottoman cổ điển và là dinh thự chính của các Sultan trong khoảng 400 năm. Mimar Sinan là kiến trúc sư trưởng của ít nhất 374 tòa nhà được xây tại nhiều tỉnh của Đế quốc trong thế kỷ XVI.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ở “ngã tư của các nền văn minh”, nằm giữa hai lục địa Á – Âu giàu văn hóa, tự nhiên và ẩm thực. Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ có dịp quay ngược thời gian trở về thời cổ đại qua nhiều di sản, công trình tàn tích trong các sử thi hào hùng; hoặc khám phá nhiều trải nghiệm mới mẻ như lơ lửng trên các khinh khí cầu rực rỡ sắc màu.
Giáo Đường Hồi Giáo Blue Mosque
Nhà thờ Hồi giáo Blue Mosque thường được gọi là Thánh Đường Xanh vì nó có lớp gạch ốp tường màu xanh rất ấn tượng. Nhà thờ được xây dựng vào khoảng giữa những năm 1609 đến 1616 dưới triều đại của vua Ameh I. Đây cũng là nơi nhà vua được an táng sau này.
Kiến trúc sư hoàng gia Sedefhar Mehmet Aga chịu trách nhiệm phần kiến trúc của nhà thờ. Công trình là sự kết hợp của kiến trúc đông La Mã và kiến trúc Hồi giáo. Đây là một trong hai nhà thờ ở Thổ Nhĩ Kì có 6 tòa tháp, công trình còn lại là nhà thờ Kabba ở thánh địa Mecca. Vì vậy, Sedefhar Mehmet Aga đã xây thêm tầng tháp thứ 7 để nhà thờ này không bị đối nghịch với nhà thờ Kabba.
Nội thất của nhà thờ được tạo nên từ 20 ngàn viên gạch bằng gốm sứ được chế tác thủ công. Ở tầng phía trên có 200 ô cửa sổ kính màu sắc sặc sỡ, nhiều đèn chùm được treo trong sảnh cầu nguyện. Đèn được trang trí với đá quý, vàng và chữ thư pháp Ả Rập đặt tại các vị trí quan trọng trong nhà thờ. Sàn nhà được trải thảm và thay mới thường xuyên. Trên mái có một mái vòm lớn nằm ngay chính giữa, kèm theo đó là hai mái bán vòm có kích thước nhỏ hơn .
Khi tới thăm nên tránh giờ cầu nguyện (khoảng nửa giờ sau khi có chuông báo). Nữ giới nên che phần đầu bằng khăn quàng được phát miễn phí ngay cổng chính. Nam giới không nên mặc quần ngắn khi tham quan. Khách viếng thăm phải cởi bỏ giày dép trước khi vào và sẽ được phát túi nilon để đựng.
Cung điện Dolmabahce
Cung điện Dolmabahçe nằm ở Beşiktaş thuộc thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nó nằm bên phần lãnh thổ thuộc châu Âu, gần khu vực eo biển Bosphorus. Cung điện này từng là trung tâm hành chính của Đế chế Ottoman giai đoạn 1856-1922, trừ khoảng thời gian 22 năm (1887-1909) mà Cung điện Yıldız được sử dụng.
Vị trí ban dầu của Dolmabahçe bên vịnh Bosphorus được sử dụng là nời neo đậu của hạm đội Ottoman. Khu vực đã được khai hoang dần dần trong thế kỷ 18 để trở thành một khu vườn hoàng gia và được nhiều Sultan Ottoman yêu thích. Tên của cung điện xuất phát từ khu vườn có tên Dolmabahçe, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Dolma nghĩa là “đầy” và bahçe có nghĩa là “khu vườn”. Diện tích của cung điện là 45.000 m² được xây dựng trong khu vực 110.000 m² được giới hạn bởi Bosphorus ở phía đông và vách dốc ở phía tây.
Công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque, Rococo và tân cổ điển, pha trộn với kiến trúc truyền thống Ottoman để tạo ra một công trình tổng hợp rất mới. Bố trí cung điện và trang trí phản ánh sự ảnh hưởng ngày càng lớn của phong cách và tiêu chuẩn châu Âu về văn hóa và nghệ thuật Ottoman trong thời kỳ Tanzimat.
Nó được tách ra thành hai cấu trúc, một tại phía nam (bao gồm Mabeyn-i Humayun hay Selamlık là khu dành cho nam giới) bao gồm các phòng công cộng, và một tại phía bắc (Harem-i Humayun) phục vụ như là nhà ở dành riêng cho Sultan và gia tộc. Hai khu chức năng được phân cách bởi các hội trường lớn (Muayede Salonu hay là Hậu cung) có diện tích sàn lên tới 2000 m² cùng một mái vòm cao 36 m. Hậu cung hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài, lối vào chính cho khách hẹp và nằm ở phía nam. Có các phòng để tiếp khách và các nhà ngoại giao nước ngoài. Khu vực hậu cung bao gồm tám căn phòng là nơi ở cho các bà vợ và thê thiếp của Sultan, mỗi phòng có một nhà tắm riêng.
Trong khi Cung điện Topkapi có các ví dụ tinh tế của gạch gốm Iznik và trạm khắc theo kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ thì cung điện Dolmabahçe được trang trí với vàng và pha lê. Mười bốn tấn vàng dưới dạng vàng lá được sử dụng để dán trần. Đây cũng là nơi lớn nhất thế giới được trang trí bởi các đèn chùm bằng pha lê Bohemian, được trang hoàng trong các hội trường lớn của cung điện. Đèn chùm là một món quà từ Nữ hoàng Victoria, có tất cả 750 đèn và khối lượng lên tới 4,5 tấn. Dolmabahçe là nơi có bộ sưu tập lớn nhất đèn chùm Bohemian và Baccarat trên thế giới. Nổi tiếng nhất là tại khu vực cầu thang có đèn chùm hình dạng của một đôi móng ngựa, cùng với việc sử dụng đồng và gỗ gụ tạo thành.
Lâu đài Bông Pamukkale
Danh thắng Pamukkale nằm ở thung lũng sông Menderes (Thổ Nhĩ Kỳ) là một trong những điểm du lịch độc đáo nhất trên thế giới. Mang vẻ đẹp của những tầng mây, nơi đây được mệnh danh là kỳ quan thế giới thứ 8.
Pamukkale nằm tại thành phố Denizli, Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Cái tên Pamukkale trong tiếng Anh có nghĩa là “Cotton Castle”, dịch ra là “Lâu đài bông”. Và địa hình nơi đây thực sự giống như tên gọi của nó, các nhũ đá vôi độc đáo được tạo nên cùng suối nước ngầm trong xanh chảy tràn tự nhiên và giàu khoáng chất. Trong khu vực này có khoảng 17 suối nước nóng có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Không chỉ mang vẻ đẹp của cấu trúc địa chất độc đáo mà danh thắng Pamukkale cũng mang giá trị lịch sử rất đáng trân trọng. Họ tới đây để xoa dịu phiền não, đau đớn, thậm chí là ở ẩn và chết tại đây. Tuy nhiên cho tới ngày nay, những dấu tích của Hierapolis chỉ còn sót lại nhà hát lộ thiên với khoảng 50 tầng ghế có sức chứa lên đến cả chục ngàn người.
Từ xa trông lại, Pamukkale hiện ra giống như một núi tuyết trải dài 2.700 m trên sườn núi cao 160m. Trước khi bước lên đỉnh, du khách được dạo chơi chụp ảnh với hồ nước xanh biếc dưới chân núi và vui đùa cùng nhiều loại động vật có cánh.
Nơi đây được hình thành từ một dạng trầm tích lắng đọng chứa nhiều canxi cacbonat chảy qua các gờ đá trong nhiều niên kỷ, tạo nên chuỗi những nhũ đá vôi trắng tinh xếp lớp – không quá lời khi gọi Pamukkale là Cotton Castle (lâu đài bông). Thêm vào đó, những dòng suối nóng ngầm chảy qua, đọng giữa những lớp đá vôi thành các hồ nước nhỏ xanh ngắt, mực nước chỉ hơn nửa mét. Từ đó cũng hình thành 17 suối nước nóng nhiệt độ 35 – 100 độ C có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh khác nhau như huyết áp cao, bệnh tim, thấp khớp, rối loạn thần kinh, bệnh tiêu hóa, bệnh về mắt, bệnh ngoài da và các rối loạn dinh dưỡng.
Tương truyền, trước kia có một cô gái xấu xí chẳng được ai ngó ngàng, vì quá tủi hổ mà tới đây trẫm mình xuống các hồ nước khoáng. Kỳ lạ thay, không những không chết, thiếu nữ nọ còn trở nên xinh đẹp bội phần. Khi đó chúa tể vùng Denizli đi ngang qua bắt gặp và đem lòng yêu mến, liền cưới cô làm vợ. Từ đó người dân ở đây đều tin vào sức mạnh làm đẹp của nguồn nước này.
Không chỉ là nơi tắm táp hay chụp những bức hình đẹp, trải nghiệm ngắm hoàng hôn trên Pamukkale cũng được du khách yêu thích. Khi mặt trời lặn, màu sắc bầu trời hòa cùng màu trắng xóa của lớp đá vôi khiến người xem choáng ngợp trước vẻ đẹp quyến rũ và bình yên của nó.
Tu viện Sumela
Nằm cheo leo trên một vách đá ở thung lũng Altmdere, tỉnh Trabzon, thuộc vùng Đông Bắc – Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen.
Tu viện Sumela có vị trí cách mặt nước biển khoảng 1.200 m, đã có đến hơn 1.600 tuổi, với thời tiết quanh năm ẩm ướt, sương mù thường phủ kín bên ngoài tòa tu viện, tạo cho Sumela vẻ đẹp huyền ảo, âm u và đầy bí ẩn với mọi du khách.
Về sự ra đời của tu viện, có một truyền thuyết kể rằng Thánh Luke, 1 tông đồ của Chúa Jesus sinh thời đã từng tạc 1 thánh vật là bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh – Maria bằng gỗ màu đen.
Sau đó, khi ông qua đời, thánh vật này được chuyển tới Athens – Hy Lạp và các thiên thần đã đặt bức tượng vào 1 hang đá cất giấu đến năm 386 thì có 2 tu sĩ người Athens là Sophronius và Barnabas đã phát hiện ra sự tồn tại của nó và họ quyết định Họ xây dựng tu viện ngay tại hang đá này và đặt tên tu viện là Sumela, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức mẹ Đồng trinh.
Tu viện Sumela được xây dựng vào năm 386, dưới thời hoàng đế Theodosius I. Trong suốt lịch sử tồn tại lâu đời của mình, Sumela đã nhiều lần bị hư hại và các vị vua khác nhau đã đầu tư nhiều tiền bạc để khôi phục nó. Đến thế kỷ 13, tu viện đạt đến hình dạng hiện tại và trở nên cực kỳ nổi tiếng vào thời trị vì của Alexios III.
Vì các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của đầu tư xây dựng tu viện, nên bạn có thể hình dung phần nào qua hình ảnh tu viện đã được cải tạo ngày nay, vào thời kỳ đỉnh cao của mình, nó đã từng tráng lệ, tinh xảo và ấn tượng như thế nào.
Tu viện Sumela bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ, sau đó đã được phục hồi 1 phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng. Từ năm 2012, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ cho công việc cải tạo tu viện, đưa nó về hiện trạng tốt nhất có thể, để thu hút nhiều tín đồ từ Hy Lạp và Nga thực hiện các hành hương đến đây.
Tu viện được xây dựng theo đúng kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ của tu viện Chính thống giáo, đập vào mắt bạn đầu tiên khi chiêm ngưỡng tu viện là dãy nhà nguyện cổ kính, linh thiên nằm chen nhau dưới mái vòm hang động.
Nhìn từ xa tu viện trông không rộng lớn, nhưng càng di chuyển vào trong càng thấy 1 công trình có kiến trúc đồ sộ với tổng cộng 72 căn phòng, gồm có nhà thờ đá, các nhà nguyện, phòng học, phòng tiếp khách, 1 thư viện lớn cùng phòng bếp.
Thành phố cổ Ephesus
Ephesus là một nơi định cư của người La mã vào năm 133 TCN. Có thời điểm, khi thành phố này có hơn 250.000 cư dân sinh sống ở đây. Các học giả tôn giáo thậm chí còn tin rằng Thánh Phaolô đã sinh sống và truyền đạo ở nơi đây. Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự sa sút của hoạt động giao thương hải hải cùng với những biến động về chính trị và lịch sử, thành phố dần dần bị tàn phá theo thời gian.
Trong khoảng 1.500 năm, Ephesus đã bị chìm vào quên lãng cho đến khi được các nhà khảo cổ học tìm ra năm 1860, khi một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế bắt đầu khám phá những tàn tích. Ngày nay, chưa đầy 20% Ephesus đã được khai quật, nhưng nó vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ học được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới với hơn một triệu người truy cập mỗi năm để tìm hiểu về thành phố cổ đại này.
Kiến trúc đẹp tại Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng nhất ở Ephesus là đền thờ Artemis hay còn gọi là đền thờ Diana, đây là một phần của kiến trúc Hy Lạp đã từng được biết đến như một trong bảy kỳ quan thế giới của thế giới. Ngôi đền này là một trong những ngôi đền lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ để cho thấy thành phố Ephesus có tầm quan trọng như thế nào.
Một số điểm thu hút được khai quật gần đây nhất ở Ephesus là những ngôi nhà bậc thang. Đây là những ngôi nhà của những người giàu nhất của Ephesus thời bấy giờ, và chúng được xây dựng theo phong cách La Mã hiện đại. Đáng lưu ý, một số ngôi nhà có bồn tắm nóng và lạnh, sàn đá cẩm thạch và thậm chí hệ thống sưởi ấm.
Để xem được nhiều điểm hấp dẫn được tìm thấy ở Ephesus, bạn sẽ cần phải dành chút thời gian trên Curetes Way. Đây là con đường chính chạy qua Ephesus, và nhiều tòa nhà ở hai bên đã từng là cửa hàng và nhà cho hàng ngàn cư dân sống trong thành phố.
Cách Ephesus hai dặm là thị trấn Selçuk. Ở trung tâm Selçuk, bạn có thể thăm quan và chiêm ngưỡng đường ống dẫn nước của La Mã cung cấp nước cho thành phố hoặc có thể tìm hiểu thêm về khảo cổ học bằng cách khám phá các bộ sưu tập tại Bảo tàng Ephesus và mua về những phần quà lưu niệm ở nơi đây.
Lâu đài Thánh Peter
Nếu bạn từng đến Bodrum thì có lẽ bạn sẽ biết tới lâu đài Thánh Peter, một trong những lâu đài nổi tiếng nhất trong các địa điểm du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Được xây dựng bởi các Hiệp Sĩ Hospitaller vào đầu thế kỷ 15, nơi đây có rất nhiều điểm ngắm cảnh tráng lệ.
Lâu đài được xây dựng dưới lệnh của Rhodes, khi đế chế Ottoman dần suy yếu và cần chỗ đứng tại Anatolia. Những Hiệp sĩ đã sử dụng đá cẩm thạch và đá từ lăng mộ Mausolus nổi tiếng và thay đổi tên thành phố từ Halicarnassus thành Petronium.
Việc xây dựng lâu đài cơ bản được hoàn tất vào năm 1437 và quá trình củng cố hệ thống phòng thủ, xây dựng các phần phụ được kéo dài nhiều năm sau. Tới năm 1522, Süleyman Magnificent bắt Rhodes, các hiệp sĩ đã đành phải nhường lại lâu đài. Những người Hồi giáo Sultan sau đó đã xây dựng nhà thờ Hồi giáo trong lâu đài.
Đi thẳng vào lâu đài, bạn sẽ nhìn thấy cánh tay của áo giáp Crusader được khắc bằng đá cẩm thạch. Tiếp theo là tòa chính của lâu đài nằm trước một cây dâu cổ đại.Tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cổ vật từ thế kỷ 14 trước công nguyên đến ngày nay. Tất cả cổ vật dều được phục hồi từ vùng biển phía nam. Bên cạnh đó là một quns cà phê ngoài sân được trang trí bằng tượng cổ.
Nhà thờ Hagia Sophia
Với hơn 1000 năm lịch sử, nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia đã từng là 1 nhà thờ Chính Thống giáo, sau là thánh đường Byzantine, tiếp đó là nhà thờ Hồi giáo và bây giờ là di tích, một báu vật lịch sự vô giá của Thổ Nhĩ Kỳ.
Điểm nổi bật nhất ở nhà thờ này là mái vòm chính điện với đường kính 31 m, đặt trên 1 dãy có đến 40 cửa kính được cố định bằng giằng và các thanh neo. Các cửa sổ được bố trí khoa học cho toàn bộ gian chính điện tỏa sáng huyền ảo, bí ấn, tạo cảm giác mái vòm như đang lơ lửng giữa không trung khi nhìn từ xa.
Các công trình kiến trúc ở Thổ Nhĩ Kỳ ấn tượng cũng nằm rải rác trong nha thờ, được xây dựng sau khi Ottoman tiếp quản Constantinople. Một trong những công trình tiêu biểu nhất là bốn cột Minaret xây dựng quanh Giáo đường.
Bên cạnh đó trong nhà thờ Thổ Nhĩ Kỳ còn có Minbar – 1 giảng đàn của các giáo sĩ, 2 bình tẩy uế lớn bằng đá cẩm thạch được mang về từ Pergamon cũng được đặt ở đây. Bên ngoài nhà thờ, đã trải qua nhiều lần cải tạo, các kiến trúc sư đã thêm 2 minaret ở phía tây củacông trình, 1 đài phun nước Sadirvan sử dụng trong các lễ rửa tội, bên cạnh Giáo đường còn có lăng mộ cho các Sultan Murad III và Mehmed III.
Nhà thờ Sultan Ahmed
Một biệt danh nổi tiếng khác thường được mọi người trên khắp thế giới gọi Sultan Ahmed là Blue Mosque – Nhà thờ Xanh, màu xanh thanh tao, thoát tục phủ tràn khắp bề ngoài của tòa nhà thờ.
Công trình nổi bật thế kỷ 17 này từ khi được xây dựng cho tới nay vẫn không ngừng khiến mọi người sửng sốt về cả quy mô và phạm vi công trình. Được xây dựng từ thời Sultan Ahmed I – Đế quốc Ottoman, chính thức hoàn thành vào năm 1616.
Ngoài trừ Adana, Sultan Ahmed chính là 1 trong 2 nhà thờ Hồi giáo duy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ có cấu trúc 6 tháp đậm nét Hồi giáo. 4 ngọn tháp phân bổ ở các góc của nhà thờ mang hình dạng tượng như đầu cây viết chì gồm có 3 tầng ban công cùng các đòn chìa đúc từ nhũ đá siêu bền được lấy từ các hang động đã triệu năm tuổi.
Tổng thể bố trí kiến trúc của Sultan Ahmed theo kiểu kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ bất quy tắc cực độc đáo. Điểm nhấn đầu tiên là vị trí xây dựng của công trình, sau là mặt chính cũng chính là lối vào, khoảng sân 4 mặt có kích cỡ siêu rộng như một quảng trường kiểu đối xứng. Ở chính giữa nhà thờ có một đài phun nước hình lục giác cỡ nhỏ, đài kỷ niệm kèm lối vào cũng thiết kế khá nhỏ nhưng nổi bật nhờ mái vòm được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, chi tiết.
Thánh đường chính của nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed xây dựng theo kiểu xếp tầng giật cấp hướng lên cùng hệ thống mái vòm và bán vòm thấp, trên cùng có 1 vòm lớn. Mỗi vòm chống đỡ bằng 4 cột trụ lớn, chân đế bên trong các cột này gồm vô số đường rãnh lát đá cẩm thạch lồi, phần trên được trang trí với họa tiết tinh xảo.
Thành phố đá Cappadocia
Nếu so Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu, hiển nhiên đất nước này không nổi trội bởi sự trù phú và hiện đại. Tuy nhiên, bạn sẽ ngỡ ngàng với cảnh quan thiên nhiên phong phú cùng với tàn tích cổ đại và kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ nơi đây.
Du khách đến thành phố đá Cappadocia sẽ có cảm giác đầu tiên là say mê và thích thú. Đây là một thành phố với hàng trăm công trình đá trầm tích tự nhiên và nhân tạo.
Vùng Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với cảnh đẹp kỳ vĩ và độc đáo với thung lũng, hẻm núi và những tảng đá hình thù khác lạ. Các khối đá ở đây được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa cách đây cả triệu năm, sau khiều tác động của mưa và gió để chúng có những hình thù độc đáo như ngày nay.
Làng Uchisar như một bình nguyên tĩnh lặng. Làng Goreme được khách du lịch lựa chọn làm chỗ lưu trú nhất bởi các khách sạn hang động vô cùng độc đáo và phòng nghỉ đặc biệt nằm trong chính những vách núi đá.
Bay khinh khí cầu ở Cappadocia, mọi người sẽ phải chờ thông báo của đài khí tượng. Theo đó, khinh khí cầu chỉ được phép bay trong điều kiện thời tiết ổn định, không có gió to và nhiệt độ buổi sáng dưới 28 độ C. Đài khí tượng sẽ thông báo cho du khách bằng biểu tượng cờ đỏ, hồng hoặc xanh. Tương tự như đèn báo giao thông, khi cờ chuyển sang màu xanh, du khách mới có thể khám phá vùng đất tuyệt đẹp này trên những khinh khí cầu.
Tuy vậy, muốn trải nghiệm bay giữa không trung được trọn vẹn, du khách vẫn nên chuẩn bị áo ấm, mũ, găng, khăn đầy đủ. Trong một ngày, nhiệt độ ở đây thay đổi rất nhanh, du khách có thể khoác áo len lúc sáng sớm nhưng lại chuyển sang mặc áo thun khi nắng chiều lên.
Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern
Bên dưới thành phố phồn hoa Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có một cung điện cổ dưới nước cực kỳ nguy nga, tráng lệ và đầy huyền bí – Cung điện Yerebatan Cistern . Tồn tại hơn 1500 năm, cung điện mang đầy nét cổ xưa, huyền ảo, khác biệt đến khó quên.
Khi người dân Istanbul rất nhiều năm trước đây thường xuyên nghe thấy âm thanh nước chảy róc rách bên dưới lòng đất, họ cứ ngỡ đó là tiếng ca của thần đất mẹ vỗ về, bảo vệ cho các con của mình khỏi thiên tai, địch họa, bình an sinh sống trên mảnh đất thần thánh.
Cho tới khi học giả Petrus Gyllius, người đang có công trình nghiên cứu cổ vật Byzantine trong thành phố Istanbul tò mò về nơi phát ra tiếng nước, còn được nhiều người dân cho biết họ có thể múc nước sạch khi xuống tầng hầm nhà mình, đôi khi còn bắt được cá thì Petrus Gyllius đã dành nhiều thời gian mày mò tìm hiểu, cuối cùng đã khám phá ra ngọn nguồn.
Yerebatan Cistern trong tiếng Thổ có nghĩa là Cung điện chìm, nó được xây dựng như một cung điện đích thực, vô cùng tinh xảo, tráng lệ. Mục đích chính cho việc xây dựng tòa cung điện này là dùng làm bể chứa nước ở thời kỳ đế quốc Byzantine vào thế kỉ VI.
Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, cung điện này được xây vào những năm 542 bởi đại đế Giustinian, người đã triệu tập hơn 8000 nô lệ gấp rút xây dựng cung điện để làm nơi trú ẩn, ngăn chặn các mối nguy hiểm từ kẻ thù khi chiến tranh xảy ra và dùng dự trữ, cung cấp nước cho Cung điện Lớn – Great Palace, các tòa nhà xung quanh và cho thành phố.
Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern có tổng thể diện tích cực lớn, dài đến 140 m, rộng 70 m, sử dụng tới 336 cột đá, mỗi cột cao 9 m chuyên được đặt san sát nhau với mục đích nâng đỡ cho mái vóm của công trình.
Sở dĩ kiến trúc sư sử dụng hình ảnh mắt quỷ trang trí cho công trình là vì theo truyền thuyết của người Thổ, bùa mắt quỷ này có thể bảo vệ con người khỏi các thế lực tà ác, quỷ dữ, có bùa mắt quỷ trang trí cho cung điện, Yerebatan Cistern sẽ được bảo vệ vững chắc hơn, kẻ thù sẽ không bao giờ phát hiện ra nơi này.
Bùa mắt quỷ rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, người Thổ cũng hay sử dụng hình ảnh mắt quỷ trong đời sống thường ngày, họ dùng nó trang trí, làm vòng tay, vòng cổ, hoa tai của phụ nữ, đồ trang trí treo trong nhà của người dân, văn phòng, xe hơi, quần áo. Mắt quỷ thường có màu xanh đại dương, kích cỡ đa dạng, chủ yếu có hình tròn.
Bảo tàng Hagia Sophia
Hagia Sophia ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau là thánh đường Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn, tòa nhà này được xem là hình ảnh mẫu mực của kiến trúc Byzantine, và được coi là đã “thay đổi lịch sử của kiến trúc”. Đây từng là nhà thờ lớn nhất thế giới trong gần một ngàn năm, cho đến khi Nhà thờ chính tòa Sevilla hoàn thành vào năm 1520.
Tòa nhà hiện nay vốn được xây dựng làm nhà thờ từ năm 532 đến năm 537 theo lệnh của Hoàng đế Byzantine Justinian, và đã là Nhà thờ Sự khôn ngoan của Thiên Chúa thứ 3 được xây dựng tại địa điểm này (hai nhà thờ trước đã bị phá hủy bởi quân phiến loạn). Tòa nhà được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Isidorus xứ Miletus và Anthemius xứ Tralles. Nhà thờ có một bộ sưu tập các thánh tích và có một bức tường tranh bằng bạc dài 15 m. Đây là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và trụ sở của Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis trong gần 1000 năm.
Trong gần 500 năm, Hagia Sophia là thánh đường Hồi giáo chính của Istanbul, làm mẫu hình cho nhiều thánh đường Hồi giáo Ottoman khác như Thánh đường Hồi giáo Vua Ahmed, Thánh đường Hồi giáo Şehzade, Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye, và Thánh đường Hồi giáo Rüstem Pasha.
Tuy đôi khi nhà thờ được gọi là Sancta Sophia theo tiếng Latinh, giống với cách gọi dành cho Thánh Sophia, nhưng sophia là cách chuyển tự Latinh từ tiếng Hy Lạp, thuật từ Sophia có nghĩa là trí tuệ hoặc sự khôn ngoan. Tên đầy đủ bằng tiếng Hy Lạp là Ναός τῆς Ἁγίας τοῦ Θεοῦ Σοφίας, nghĩa là Đền Sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Trung tâm nhà thờ là mặt bằng hình vuông (75,6m x 68,4m), phía trên bao phủ bằng vòm bán cầu đường kính 33m (cao 51m tính từ nền) với cấu trúc vòm buồm.Tại phần tambour có 40 cửa sổ lấy ánh sáng.
Kích thước và cấu trúc của mái vòm là một kiệt tác về thiết kế, và tạo một sự đột phá về kết cấu, trở thành một thành tựu rực rỡ mà kiến trúc Byzantine đã đạt được.
Từ 1453 sau khi nhà thờ được đổi chức năng thành nhà thờ hồi giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã cho xây thêm 4 tháp nhọn Hồi Giáo ở 4 góc gọi là các tháp Minaret, tạo nên cảnh quan nhà thờ như ngày nay.
Bể chứa nước ngầm Basilica Cister
Istanbul huyềnn bí với những ngọn tháp và mái vòm trải trên đường chân trời, nhưng Basilica Cistern lại chứng minh sức hút bên dưới nền móng một đại thành phố.
Một thời là nơi lưu trữ nước cho Đại Điện, bị lãng quên vào giữa thế kỷ 15 rồi trở thành bể ủ rác của người dân, Basilica Cistern nay đã là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Istanbul.
Basilica Cistern được gọi với nhiều tên như Cung điện nước, Cung điện bị đắm, thực chất là hệ thống bể chứa nước ngầm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân và dọn dẹp vệ sinh tại các giáo đường, đền đài.
Với chiều dài 143m, ngang 70m, chứa khoảng 80.000m3 nước, Basilica Cistern là bể ngầm trữ nước lớn nhất thành phố Istanbul. Trần của Basilica Cistern được chống đỡ bằng 336 cột đá cẩm thạch lớn trong không gian gần 1ha, tạo nên những mái vòm đẹp mắt như trong các giáo đường Châu Âu. Trong số những cây cột này, một vài cột có tượng đầu quỷ Medusa lộn ngược, nằm ở phía Tây Bắc.
Để có đường cho khách tham quan, một hệ thống bục gỗ đã được lắp trên một phần diện tích nước. Thỉnh thoảng, nơi đây là sân khấu của những buổi hòa nhạc cổ điển. Trong khu vực tham quan thường có nhạc du dương, ánh sáng nhẹ nhàng, và một quán cà phê bán đồ giải khát và trà theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu không phải là người Thổ Nhĩ Kỳ, khách tham quan nên chuẩn bị một khoản chi phí để vào cổng và dành ra 1 giờ đồng hồ để khám phá một vòng Basilica Cistern.
Basilica Cistern được xây dựng vào năm 532, dưới thời Hoàng đế Justinian I của Byzantine. Thời điểm đó, Basilica Cistern được dùng lưu trữ nước cho Đại Điện. Sau khi thủ đô Constantinople rơi vào tay đế chế Ottoman năm 1453, hệ thống hầm chứa nước này đã bị lãng quên.
Đến năm 1545, trong cuộc đi tìm những tàn tích của đế chế Byzantine, nhà khảo cổ người Pháp Petrus Gyllius được nghe người dân địa phương kể rằng họ chỉ cần thả gầu xuống dưới tầng hầm nhà họ là đã có nước mát và trong, Basilica Cistern tình cờ được phát hiện.
Tháp Galata
Được xem là một trong những biểu tượng của thành phố Istanbul và được nhiều khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ rỉ tai nhau nhất định phải ghé thăm quan khi đến đất nước gà tây là tòa tháp Galata.
Tòa tháp còn có tên gọi khác là Christea Turris, trong tiếng Latin nó có nghĩa là tháp của Chúa Kitô, nằm ở hướng bắc của vùng Golden Horn, trong khu phố Galata, Istanbul.
Galata được xây dựng từ thời trung cổ, vào khoảng năm 1348, bởi bàn tay của những người Genova, tháp có hình trụ cao nhìn từ xa như chiếc bút chì để ngược, trông cực hùng vĩ, tráng lệ.
Từ vị trí ban công của tháp Galata bạn có thể trải tầm mắt ngắm được toàn cảnh thành phố Istanbul sôi động, nhìn đến cả vùng eo biển Bosphorus rộng lớn chia tách Istanbul thành 2 nửa Á – Âu, bạn cũng có thể thấy cầu Galata “khổng lồ” kết nối hai châu lục.
Đặc biệt, khi leo lên tháp Galata, nhìn về vùng Golden Horn vào buổi hoàng hôn, bạn mới cảm nhận được vì sao địa điểm này lại có tên bến cảng tự nhiên, bởi nét đẹp của nó vào thời điểm giao giữa ngày và đêm tuyệt đẹp đến không bút mực nào tả xiết.
Để di chuyển trong tháp bạn có thể linh hoạt sử dụng thang máy hoặc cầu thang bộ. Bên trong tòa tháp, du khách có thể giải trí bằng cách ngồi ăn uống, thư giãn trong nhà hàng, quán cà phê hoặc vui chơi trong quán bar ở trên tầng thượng. Bạn cũng có thể xem các buổi diễn nghệ thuật phong cách múa dân gian, hậu cung từ màn hình trình diễn đầy sắc màu ở tháp về đêm.
Thỉnh thoảng các lãnh tụ Hồi giáo cũng sử dụng tòa tháp để làm nơi kêu gọi các tín đồ đến cầu nguyện vào các dịp lễ. Du khách muốn thăm quan tháp có thể đến đây vào mọi thời điểm trong năm, nhưng nên đến vào mùa hè như nắng vàng rực rỡ, khung cảnh bầu trời, biển, thành phố Istanbul hiên lên cực đẹp mắt, lung linh.
Tháp Beyazit
Đến Istanbul bạn cũng không thể bỏ qua chuyến thăm quan tháp Beyazıt, hay còn gọi là tháp Seraskier (đây cũng chính là tên của Bộ Chiến tranh Ottoman).
Tháp nằm trên quảng trường Beyazıt, trong khuôn viên đại học Istanbul. Tháp cao đến 85 m, là tháp canh lửa đầu tiên ở khu vực Beyazıt, ban đầu tháp được dựng lên từ gỗ vào năm 1749 và không lâu sau đó vào năm 1756 thì tháp đã bị cháy trụi trong trận đại hỏa hoạn Cibali.
Người dân đã khôi phục lại tháp ở cùng địa điểm này và sau đó vào năm 1826 nó lại bị phá hủy lần nữa khi các cuộc bạo loạn nổ ra khi vua Sultan Mahmud II quyết định giải tán Quân đoàn Janissary. Cũng cùng năm, tháp Beyazıt lần nữa được dựng lên, vẫn bằng chất liệu gỗ nhưng lần này được thiết kế “chuyên nghiệp” hơn bởi kiến trúc sư hoàng gia Krikor Balyan.
Nhưng 1 lần nữa nó lại đốt trụi bởi những tín đồ Janissaries. Với tần suất bị đốt “quá cao” như vậy nên chính quyền Ottoman quyết định xây hẳn tháp đá vào năm 1828 bởi Senekerim Balyan, một người em trai của kiến trúc sư Krikor Balyan.
Tòa tháp Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ mới bằng đá có phần mái cũng làm bằng đá nhưng cầu thang thì bằng gỗ có đến 256 bậc thang.
Tới năm 1997, tòa tháp được sửa chữa, khôi phục kỹ lưỡng và biến thành tháp thông báo thời tiết với hệ thống chiếu sáng hiện đại. Khi đèn trên đỉnh tháp chuyển sang màu đỏ có nghĩa thành phố sắp có tuyết, màu xanh lá cây là sắp có mưa, có sương mù là màu vàng và khi đèn tháp có màu xanh da trời là thời tiết nắng đẹp.
Cung điện Topkapi
Cung Điện Topkapi là một điểm đến khá hấp dẫn tại Thổ Nhĩ Kỳ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Hành khách có thể lựa chọn những tour du lịch khác nhau để có thể đi đến địa chỉ này.
Theo những thông tin lịch sử, vua Sultan Mehmet đã ra lệnh yêu cầu quân lính cho xây dựng Cung Điện Topkapi vào năm 1495 ngay sau khi đến chế Ottoman chiếm được Constantinople từ Byzantine vào năm 1453. Có thể thấy, cho đến nay, Cung Điện Topkapi đã có tuổi đời hơn 500 tuổi.
Bên trong cung điện được thiết kế như một công trình nhà ở mang đẳng cấp của hoàng gia, là nơi ở của triều đình đế chế Ottoman gần 400 năm. Tuy nhiên, sau khi vua Abdulmecit tiến hành xây dựng cung điện Dolmanbahce thì triều đình chuyển qua sống tại đó. Kể từ đó, Cung Điện Topkapi được trưng bày lại những kỷ vật, đồ dùng thường ngày phục vụ đại sứ các nước đến tham quan, cho đến nay, địa chỉ này phục vụ sự tham quan của đông đảo công chúng cũng như khách du lịch.
Cung Điện Topkapi chính thức phục vụ sự tham quan của khách du lịch và tháng 10 năm 1924. Đây được xem là nơi lưu giữ rất nhiều những hiện vật cổ kính, là công trình có kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ rất độc đáo, bạn có thể lựa chọn những tour du lịch khác nhau để tham quan địa chỉ này.
Một trong những hiện vật được nhiều du khách quan tâm và mong muốn được khám phá tại địa chỉ này đó là viên kim cương Spoonmaker Diamond 86 cara – bao quanh viên kiem cương lớn này là 49 viên kiem cương khác nhau. Đây được xem là một trong những sản phẩm kim cương độc đáo nhất thế giới, và là một trong 22 viên kim cương được biết đến nhiều nhất.
Cung Điện Topkapi hiện nay được xem là địa chỉ thu hút nhất tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây không chỉ khách du lịch trong nước mà hằng năm đón nhận rất nhiều khách du lịch. Đặc điểm thu hút nhất tại công trình này đó chính là gương mẫu trong kiến trúc của Ottoman, các bộ sưu tập áo choàng, đồ sứ, các công cụ móc, khí giới và nhiều áo giáp thời Ottoman thu nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều du khách bị thu hút bởi những bản thảo của thuật viết chữ đẹp của Hồi Giáo và những bức tranh được thiết kế trên tường.
Có thể bạn sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể khám phá hết những điều đăc biệt chỉ có tại Cung Điện Topkapi. Địa chỉ này được xem như một thành thị thu nhỏ của thời triều đình đế chế, bên trong đó có rất nhiều những khu vực như hồi giáo, nhà bếp, bệnh viện, tiệm làm bánh, cơ sở đúc tiền, nơi làm việc và khu vui chơi tiêu khiến…. Cuộc sống hoàng gia hơn 500 năm về trước sẽ hiện ra trước mắt bạn nếu bạn lựa chọn địa chỉ này làm điểm đến du lịch sắp tới cho mình.
Bảo tàng khảo cổ học Istanbul
Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul là một nhóm gồm ba bảo tàng khảo cổ nằm ở quận Eminönü của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, gần Công viên Gülhane và Cung điện Topkapı.
Nằm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giữa Hagia Sophia và Cung điện Topkapi, trong khuôn viên cung điện hoàng gia trước đây. Một bộ sưu tập tập trung vào nghệ thuật cổ đại được tìm thấy trên lãnh thổ Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1840, bộ sưu tập được hình thành vào năm 69, Bảo tàng Hoàng gia Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và Bảo tàng Quốc gia vào năm 1992.
Các bộ sưu tập chính là nghệ thuật khảo cổ của thời đại Hy Lạp và La Mã từ Syria, Palestine và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như từ sarcophagus của Alexander Đại đế và sarcophagus của những người phụ nữ đang khóc. , Điêu khắc và trang trí kiến trúc từ thời Byzantine, và các tác phẩm nghệ thuật phương Đông cổ đại từ Sumer đến Partia.
Bảo tàng Mevlana
Bảo tàng Mevlana Tekkesi được xem là linh hồn của thành phố Konya và công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Nổi bật với kết cấu mái hình nón màu xanh lá, đây là nơi chôn cất và tưởng niệm nhà tư tưởng vĩ đại Mevlana Celaleddin của Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ XIII. Bên cạnh các hiện vật cổ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa tâm linh của người Thổ Nhĩ Kỳ do Derwische do Mevlana sáng tác.
Bảo tàng Mevlana còn được biết đến với tên gọi là Tu viện Mevlana, Lăng Tẩm Xanh, hay Mái Vòm Xanh, là điện thờ Mevlana Celaleddin Rumi, tu sĩ, nhà thần học, nhà thơ, nhà hiền triết vĩ đại nhất nước Thổ.
Bảo tàng Mevlana nằm trên đường Aslanlı Kışla Cd, thuộc địa phận quận Karatay, thành phố Konya, Thổ Nhĩ Kỳ, ra đời vào năm 1274, mang phong cách kiểu Seljuk. Đặc trưng là mái vòm đặt trên các cột trụ và một chóp hình nón được phủ màu ngọc lam. Đi qua cửa chính là sân rộng được lát đá cẩm thạch. Phía trong có phòng trưng bày các vật dụng Mevlana từng dùng như quần áo, thảm cầu nguyện, chiếc mũ nâu đã sờn… Nhất là bộ râu của ông được lưu lại cẩn thận trong một chiếc hộp kim loại trong lồng kính, nhiều phụ nữ Hồi giáo thường dựa đầu vào đây để xin sự che chở.
Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật, hội hoại, thư pháp… trang trí bảo tàng là món quà của những người yêu thích Mevlana. Phía trên tường có các bức tranh tượng hình tái hiện sinh động, trung thực về cuộc đời của Mevlana.
Tuy nhiên mộ thật lại nằm bên dưới lòng đất, trên bia còn có dòng chữ “Đừng tìm mộ của chúng tôi trên thế gian này, vì mộ chúng tôi nằm ở trung tâm của người khai ngộ”. Gần đó là mộ của cha và các thành viên trong nhà Mevlana.
Nơi diễn ra các nghi lễ Sema với các nghi thức và điệu vũ trong âm nhạc của kèn, trống… là sảnh đường. Nghi lễ Sema ấn tượng hơn cả với điệu múa Sema đơn giản nhưng tiềm ẩn những thông điệp ý nghĩa. Đây là một điệu múa xoay tròn hướng vào trong với hai tay giơ cao, để tưởng niệm đấng tối cao, đưa người tu sĩ đến gần và gặp gỡ được với đấng tối cao.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp