Nga là một quốc gia rộng lớn thuộc Châu Âu với diện tích khoảng 1.075.200 km2. Chính vì vậy, lãnh thổ nước này trải dài từ vùng đông Châu Âu, qua Bắc Châu Á đến tận vành đai Thái Bình Dương.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI – |
Ngoài biệt danh là một đất nước rộng lớn và xinh đẹp, xứ sở Bạch Dương cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Đó là lý do, đất nước này từ lâu đã trở thành điểm du lịch Nga hấp dẫn mọi du khách trên thế giới. Đặc biệt với du khách Việt Nam, nơi đây để lại cho bao thế hệ người Việt những ẩn tượng khó thể nào quên. Mặc dù được cho là một quốc gia đắt đỏ và khó đi, những đảm bảo với bạn ai đã có dịp đến đây một lần đều muốn quay trở lại lần 2, lần 3,…
Kiến trúc Nga thời trung cổ ảnh hưởng chủ yếu bởi kiến trúc Byzantine. Aristotle Fioravanti và kiến trúc sư người Ý khác đã mang xu hướng kiến trúc Phục Hưng vào Nga kể từ cuối thế kỷ 15. Những thiết kế khác của các kiến trúc sư Ý trong thời kì này như cung điện Facets ở Moskva hoặc việc tu sửa và xây dựng lại Điện Kremlin vào những năm 1485 – 1492 đã đem lại một sự pha trộn kiến trúc gây ấn tượng rất mạnh. Công trình xây dựng Nhà thờ thánh Basil năm 1555, cùng nhiều nhà thờ khác với kiểu kiến trúc nhiều mái vòm được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch xây dựng của nước Nga ở thế kỷ thứ 16. Trong thế kỷ 17, “phong cách bốc lửa” của trang trí phát triển mạnh ở Moskva và Yaroslavl, dần dần mở đường cho phong cách baroque Naryshkin của những năm 1690. Sau những cải cách của Peter Đại đế, phong cách kiến trúc ở Nga dần chịu ảnh hương mạnh mẽ của Tây Âu.
Triều đại của Catherine Đại đế và cháu trai Alexander vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự hưng thịnh của kiến trúc Tân cổ điển, đáng chú ý nhất ở thủ đô Sankt Peterburg với đỉnh cao là công trình Cung điện mùa đông. Vào Thế kỷ thứ 19, lối thiết kế mang phong cách Hy Lạp phục hưng được phát triển và phong cách thiết kế kinh điển của Nga cũng được hồi sinh vào giữa thế kỷ này.
Hầu hết các công trình kiến trúc đẹp tại Nga từ năm 1850 – 1917 không có nét gì nổi bật, thường là thực hiện kém chất lượng và mang sự hỗn độn của các phong cách thiết kế. Vào thế kỷ 20, những kiến trúc sư trẻ đã theo phong trào thiết kế có xu hướng tạo dựng và phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại mới.
Điện Kremli
Điện Kremli là một “Kremli” (dạng thành quách ở Nga) được biết đến nhiều nhất ở Nga. Nó là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii, là một trong những phần cổ nhất của thành phố, trong thời kỳ hiện nay là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử-nghệ thuật chính của quốc gia này. Là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moskva, nó bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli.
Ban đầu Kremli có vai trò như một sự bảo vệ cho khu dân cư, xuất hiện trên đồi Borovitskii, mũi đất nơi con sông Neglinnaya đổ vào sông Moskva. Những ghi chép đầu tiên nhắc tới Moskva có vào năm 1147. Thành phố Moskva đã được Đại công tước Yuri Dolgoruky mở rộng đáng kể trong thế kỷ 12. Từ năm 1264 nó là nơi ở của các công tước Moskva.
Nhà thờ Uspenskii (Đức Mẹ lên trời) được hoàn thành năm 1479 để trở thành nhà thờ chính của Moskva và là nơi tất cả các Sa hoàng Nga lên ngôi. Mặt tiền bằng đá trắng với 5 mái vòm bằng vàng là thiết kế của Fioravanti. Nhà thờ Blagoveshchenskii (Lễ Truyền tin) ba vòm mạ vàng được hoàn thành sau đó vào năm 1489, chỉ được xây dựng lại thành chín vòm vào thế kỷ sau đó. Ở phía đông nam của quảng trường là nhà thờ Arkhangelskii (1508), là nơi trên 50 thành viên của hoàng tộc Nga được chôn cất.
Ở đây còn có hai nhà thờ của các tổng giám mục và giáo trưởng Moskva là Nhà thờ Mười hai Thánh tông đồ (1653-1656) và nhà thờ một mái vòm Phế truất Đức mẹ đồng trinh, được các nghệ nhân Pskov xây dựng những năm 1484 – 1488, được trang điểm bằng các tượng thánh hùng vĩ và các bích họa từ năm 1627 đến 1644. Nhà thờ Đấng Cứu thế bằng gỗ, được xây dựng vào thập niên 1330, và các nhà thờ lộng lẫy thế kỷ 16 như Tu viện Chudov và Tu viện nữ Starodevichy đã bị phá hủy trong thập niên 1930 để lấy chỗ xây dựng Cung Đại hội Kremli. Giám đốc hiện tại của viện bảo tàng Kremli, Elena Gagarina (con gái Yuri Alekseyevich Gagarin) ủng hộ cho việc khôi phục lại toàn bộ các tu viện này.
Công trình xây dựng đáng chú ý khác là tháp chuông Ivan Velikii ở phía đông bắc của quảng trường này, nó cao 81 m (266 ft) và người ta nói rằng nó đánh dấu chính xác trung tâm của Moskva. Người ta chỉ rung chuông cả 21 quả chuông của nó khi kẻ thù tới gần.
Các bức tường và tháp canh đang tồn tại đã được xây dựng trong giai đoạn 1485 – 1495. Tổng chiều dài của tường thành là 2.235 m, chiều cao từ 5 tới 19 m, chiều dày từ 3,5 tới 6,5 m. Trên mặt phẳng, các bức tường tạo thành một tam giác không cân đối.
Dọc theo tường thành là 20 tháp canh, với 3 tháp được xây dựng tại ba góc của tam giác có tiết diện tròn, các tháp còn lại có tiết diện vuông. Tháp cao nhất là Spasskaya với chiều cao 71 m.
Trong đó tháp bề thế nhất là tháp Frolov (sau này là tháp Spasskaya (Đấng cứu thế), lần đầu tiên do Vasily Ermolin xây dựng vào năm 1464 – 1466 nhưng được Pietro Antonio Solan xây dựng lại vào năm 1491, ông từ Milano đến Moskva năm 1490.
Từ Kremli đã trở thành cách gọi hoán dụ để chỉ chính quyền Xô viết (1922-1991) và các nhà lãnh đạo của chính quyền này (chẳng hạn tổng bí thư, chủ tịch, thủ tướng, các bộ trưởng và các dân ủy), tương tự như tên gọi Westminster để chỉ chính quyền Anh hay Nhà Trắng để chỉ chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Ngày nay, người ta còn dùng từ Kremli để chỉ chính quyền Liên bang Nga.
Cung điện mùa hè Peterhof
Cung điện được xây dựng trong vòng 150 năm mới hoàn thành, bắt đầu khởi công từ năm 1714. Đầu thế kỷ 18, đại đế Peter của Nga sau khi viếng thăm lâu đài Versailles, Pháp đã quyết tâm xây dựng một cung điện trên nền tảng kiến trúc La Mã cổ xưa, do vậy, dựa trên ý tưởng của Pie Đại Đế và kiến trúc sư nổi tiếng Bartolomeo Ras-trelli Cung diện mùa hè đã ra đời.
Khuôn viên xây dựng Cung điện trên diện tích lên tới 1.000ha, trong tổng thể Cung điện bao gồm: 7 công viên và 20 lâu đài, 140 đài phun nước – đây chính là điểm đặc biệt mệnh danh Cung điện là thủ đô của các Đài phun nước. Kết hợp với những dinh thự nguy nga, vườn thượng uyển rộng lớn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho Cung điện.
Các đài phun nước ở đây hoạt động hoàn toàn không cần sử dụng tới máy bơm, nước từ các thác phun được lấy từ các con suối cách cung điện 20km ở Ropsha. Nếu du khách tới đây vào 11h trưa mỗi ngày, sẽ được nghe giai điệu Hymn to the Great city của Reinhold Glieres từ 140 đài phun nước đồng loạt khởi xướng.
Kết hợp với đài phun nước để tạo nên sự nổi bật, lộng lẫy cho Cung điện mùa hè đó là những hình nhân được mạ vàng sáng bóng, mô phỏng lại những vị thần Hy Lạp. Tạo nên tổng thể Cung điện lấp lánh dưới ánh nắng, nhưng vẫn có không khí mát dịu của hơi nước, đây thực sự là điểm du lịch nước Nga lý tưởng khiến du khách thích thú khi tới nơi đây.
Bên trong Cung điện mùa hè kiến trúc cũng rất xa hoa, lộng lẫy. Được sử dụng gam trắng, vàng chủ đạo để tạo nên sự sang trọng nơi đây. Kết hợp màu đỏ của các chi tiết nội thất, tổng thể không gian thể hiện rõ nhất đặc trứng của kiến trúc hoàng gia. Với kiến trúc độc đáo nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách du lịch, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, đồ sộ, du khách cũng sẽ được đắm mình vào thiên nhiên, tìm được cảm giác thư giãn thực sự cho kỳ nghỉ của mình.
Cung điện Mùa đông
Cung điện Mùa đông ở cố đô Sankt-Peterburg — di tích kiến trúc Liên Ban Nga, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St. Peterburg trên khuôn viên rộng 90.000m². Cung điện do kiến trúc sư người Ý B. F. Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Nữ hoàng Elizaveta I theo phong cách nghệ thuật Baroque, và được xây dựng trong những năm 1754 – 1762. Trong một thời gian dài, Cung điện Mùa Đông là nơi ở của các Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng sụp đổ, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1917 Cung điện Mùa Đông là sảnh họp của Chính phủ lâm thời. Năm 1918 một phần, còn vào năm 1922, toàn bộ tòa nhà được trao cho Ermitazh quốc gia.
Cung điện Mùa Đông và quảng trường Cung điện tạo nên hạt nhân của thanh phố hiện đại và là một trong những điểm đến chính của du lịch nội địa Nga và quốc tế. Cung điện Mùa Đông nay là một phần Viện Bảo tàng Ermitazh, trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật của thế giới.
Địa điểm của những biến cố đánh dấu từng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, và hiện nay là Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage, tuyệt nhiên không hề làm giảm tầm quan trọng của cung điện. Các cung điện Mùa Đông đầu tiên được xây dựng trong triều đại Peter Đại đế: Cung điện thứ nhất do kiến trúc sư Georg Mattarnovi trong năm 1711, thứ 2 trong năm 1716-1719. Trong thời gian Nữ hoàng Anna Loannovna trị vì, năm 1732 khởi công cung điện Mùa Đông với quy mô lớn hơn, do Bartolomeo Francesco Rastrelli thiết kế, nhưng cung điện này cuối cùng cũng không thích hợp với ý định của hoàng gia.
Bàn bạc xây dựng một cung điện mới thứ 4 dành cho Nữ hoàng Elizabeth bắt đầu vào đầu thập niên 1750, năm 1753 Rastrelli đệ trình phiên bản dự án sửa đổi sau cùng của ông. Dự án rất phức tạp do nhu cầu phải kết hợp cấu trúc hiện có (Cung điện Mùa Đông thứ 3 ông thiết kế lúc trước) vào thiết kế một công trình có quy mô lớn hơn, cả về kích thước lẫn phí tổn.
Thi công tiến hành trong suốt năm, bất chấp nhiều mùa đông khắc nghiệt và Nữ hoàng xem cung điện như vấn đề uy tín quốc gia trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 – 1763), vẫn tiếp tục ra lệnh phải hoàn tất và yêu cầu phải bổ sung thêm.
Sau cùng, chi phí dự án khoảng 2.500.000 rúp, lấy từ thuế rượu, thuế muối đánh vào dân chúng chồng chất bao khoản thuế. Elizaveta không sống để chứng kiến nhiệm vụ trọng đại nhất của bà hoàn thành – bà mất ngày 25/12/1761. Những căn phòng sang trọng và căn hộ dành cho Nga hoàng vào năm sau sẵn sàng phục vụ Nga hoàng Pyotr III cùng Hoàng hậu Ekaterina.
Nhà thờ chánh tòa Thánh Basil
Nhà thờ chính tòa Thánh Basiliô Hiển phúc (tiếng Nga: Собор Василия Блаженного) là một nhà thờ Chính thống giáo Nga tọa lạc tại Quảng trường Đỏ, Moskva. Hiện nay nhà thờ là một viện bảo tàng và có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa sự Chuyển cầu của Đức Mẹ Rất Thánh trên Hào lũy (tiếng Nga: Собор Покрова пресвятой Богородицы, что на Рву). Nguyên gốc, công trình này bao gồm chín nhà nguyện (một ở giữa và tám ở các hướng xung quanh) với chín mái vòm, cùng với hành lang hiên và các mái nhọn, được xây dựng từ năm 1555 tới 1561 theo lệnh của Ivan Hung Đế để kỷ niệm sự chiến thắng ở Kazan và Astrakhan. Sau này, hai nhà nguyện nhỏ hơn được xây nối thêm. Nhà thờ này là công trình cao nhất ở Moskva cho tới khi Tháp chuông Ivan Đại Đế được hoàn thành năm 1600. Vào thế kỷ 16 và 17, nhà thờ được coi là tượng trưng cho Đền thờ Jerusalem với cuộc rước Chúa nhật Lễ Lá diễn ra hằng năm với sự tham dự của Thượng phụ Moskva và Sa hoàng.
Dù thường được dịch sang các ngôn ngữ khác là “nhà thờ chính tòa” (cathedralis) nhưng đây không phải là một nhà thờ chính tòa thực sự – theo nghĩa là nơi đặt tòa giám mục. Thực tế, đây là một sobor (nhà thờ công nghị, nghị đường) – tương đương với vương cung thánh đường (basilica) trong Công giáo Rôma.
Với màu sắc rực rỡ và kiến trúc Moskva độc đáo, nhà thờ thánh Basil nằm kiêu hãnh như tòa lâu đài giữa Matxcova tươi đẹp. Nhà thờ được đặt ở phia Nam quảng trường Đỏ, gần cung điện Kremlin, được vua Ivan cho xây dựng vào năm 1555 để kỉ niệm chiến thắng quân Mông Cổ.
Năm 1561, công trình được hoàn thành với 8 tòa tháp. Tòa thứ 9 được xây dựng ở phía Đông vào năm 1588, là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 – 1552). Từ đó nơi đây được gọi là Nhà thờ thánh Basil.
Tuy nhiên có một câu chuyện buồn đằng sau kiệt tác kiến trúc này vẫn được người dân nơi đây nơi đây truyền lại. Cũng chính bởi công trình này quá đỗi đẹp nên sa hoàng hung bạo Ivan đã ra lệnh làm mù mắt vị kiến trúc sư tài ba Postnik Yakovlev để ông không thể tạo ra một công trình nào có thể sánh với nhà thờ thánh Basil.
Lần đầu tiên là vào năm 1812 khi Napoleon Bonaparte chiếm đóng Matxcova. Vì ngất ngây trước vẻ đẹp của nhà thờ thánh Basil, Napoleon đã quyết định đưa nó về Paris nhưng không thể được. Ông đã ra lệnh gài nhiều kí thuốc nổ khắp nơi trong nhà thờ hòng giật sập nó. Nhưng dường như phép màu đã xảy ra khi cơm mưa rào chợt đổ xuống “cứu sống” ngôi nhà thờ.
Lần thứ hai là vào những năm 1930, khi Lazar Kaganovich, một phụ tá thân cận của Stalin chịu trách nhiệm quy hoạch lại Quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ vì cho rằng nó cản trở các lễ diễu hành. Stalin ban đầu phản đối nhưng trước sự phản ứng quyết liệt của kiến trúc sư Baranovsky, ông đã quyết định giữ lại nhà thờ thánh Basil.
Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga cũng như trên thế giới với chiều cao 81 mét bên ngoài và 69 mét ở bên trong. Quần thể kiến trúc nhà của nhà thờ thánh Basil sừng sững với 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một đầu thập thánh giá trên đỉnh. Nhờ vào vị trí địa lí của nước Nga mà nhà thờ thánh mang một kiến trúc độc đáo với sự hòa hợp Đông Tây rất riêng, mang đặc trưng Byzantine, theo kiểu gotich hay Hy-La của Châu Âu.
Đứng trước tòa tháp, du khách như được bước vào thế giới của những câu chuyện cổ tích với những tào lâu đài nguy nga tráng lệ. Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ thánh Basil giống như một ngôi 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính).
Thiết kế theo hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh tôn giáo. Con số 8 mang ý nghĩa là ngày chúa Jesus phục sinh, còn ngôi sao 8 cánh theo Thiên Chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người.
Bên cạnh đó, hai hình vuông đặt chồng lên nhau tạo thành một ngôi sao 8 cánh mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bền vững, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả như kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của các thành phố thiên đường.
Nhà thờ thánh Basil không chỉ là nơi tiếp đón khách du lịch mà còn được sử dụng để cử hành các thánh lễ cho công chúng. Đây cũng là một điểm khiến cho du khách không thể bỏ lỡ cơ hội đặt vé máy bay đi Nga để đến đây chiêm ngưỡng công trình kiến trúc này.
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ còn gọi là Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu Thế là nhà thờ thuộc Chính Thống giáo Nga được coi là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính Thống Nga và với 103 mét, là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất trên thế giới. Nhà thờ tọa lạc ở thủ đô Moskva (Nga), bên bờ sông Moskva.
Khi những người lính cuối cùng của Napoléon Bonaparte rời Moskva, Sa hoàng Aleksandr I đã ký một bản tuyên ngôn, 25 tháng 12 năm 1812, tuyên bố sự lưu tâm của mình để xây dựng một nhà thờ lớn để tôn kính Chúa cứu thế “nhằm biểu hiện sự biết ơn của chúng ta đến Thượng đế tiên đoán cho việc cứu giúp nước Nga khỏi sự tàn phá đã che bóng nó” và để tưởng nhớ đến những hy sinh của người Nga.
Phải đến một thời gian sau, người ta mới bắt tay vào thiết kế và xây dựng nhà thờ. Đồ án kiến trúc cuối cùng được tán thành bởi Aleksandr I năm 1817. Đó là một thiết kế tân cổ điển mang nhiều dấu ấn và biểu tượng của Hội kín Freemason. Công việc xây dựng được bắt đầu trên Đồi chim sẻ, điểm cao nhất ở Moskva, nhưng chỗ này lại tỏ ra là không an toàn.
Trong khi đó, em trai của Aleksandr I là Nikolai I lên ngôi. Là một người theo chủ nghĩa ái quốc và là tín đồ trung thành của Chính thống giáo, Sa hoàng mới không tỏ ra thích thú với các trường phái Tân cổ điển và Freemason trong đề án được chấp thuận bởi anh trai mình. Ông ta ủy nhiệm kiến trúc sư ưa thích của mình, Konstantin Thon để vẽ ra một thiết kế mới, lấy mẫu từ nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople. Thiết kế theo trường phái Tân Byzantine của Thon được phê chuẩn năm 1832, và một địa điểm mới, gần với Điện Kremli hơn, được lựa chọn bởi Sa hoàng vào năm 1837. Một chủng viện và nhà thờ tại đó phải được chuyển đi, vì vậy viên đá góc không được đặt cho đến năm 1839.
Công trình nhà thờ chính tòa mất nhiều năm để xây dựng. Đỉnh nhà thờ vẫn chưa vươn cao hơn giàn giáo cho đến năm 1860. Các họa sĩ tốt nhất tại Nga tiếp tục thực hiện những bức tranh tường hoành tráng tô điểm thêm cho nội thất bên trong nhà thờ. Phải đến thêm hai mươi năm nữa, Nhà thờ lớn mới được làm lễ cung hiến vào đúng ngày Sa Hoàng Aleksandr III lên ngôi, 26 tháng 5 năm 1883. Một năm trước đó, bản Overture 1812 của Tchaikovsky được hoà tấu lên lần đầu tiên tại đây.
Chính điện bên trong của nhà thờ được bao bọc bởi một hành lang hai tầng, những bức tường của nhà thờ được lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác. Tầng trệt của hành là một đài tưởng niệm Nga chiến thắng Napoléon. Những bức tường được lát với hơn 1 000 mét vuông đá hoa cương Carrara trắng, trên đó ghi danh sách những người chỉ huy chính, những trung đoàn, và những trận đánh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 (với danh sách những huy chương và cả những thương vong). Tầng hai của hành lang là dành cho đội hợp xướng nhà thờ.
Việc xây dựng Cung điện của các Xô viết bị ngưng trệ một phần vì sự thiếu vốn và bởi chiến tranh, cộng với nạn lụt từ sông Moskva gần bên cạnh, khiến phần nền bị ngập khiến nó trở thành hồ bơi công cộng lớn nhất thế giới dưới thời Nikita Sergeyevich Khrushchyov.
Một quỹ xây dựng được thành lập trong năm 1992 và nền móng bắt đầu được đổ vào mùa thu năm 1994. Nhà thờ Biến Hình thấp hơn, được làm lễ cung hiến vào năm 1996, và Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ hoàn tất được cung hiến vào ngày 19 tháng 8 năm 2000.
Nhà thờ Hồi giáo Kul-Sharif
Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif được xây dựng thay cho nhà thờ Hồi giáo cũ của Nhà thờ Hồi giáo Kazan bị phá hủy năm 1552 là biểu tượng tuyệt vời của Kazan và Cộng hòa Tatarstan.
Nhà thờ này được đặt theo tên của Imam Kul-Sharif – người anh hùng dân tộc cũng là một nhà thần học Hồi giáo nổi tiếng trong lịch sử Hãn quốc Kazan. Ông bị giết trong thời gian Ivan Bạo Chúa chiếm đánh vùng đất này.
Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif là một trong các nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Châu Âu và là nhà thờ Hồi giáo chính của Kazan. Đây là nơi thờ phượng Hồi giáo lớn nhất tại Châu Âu và chứa nhiều sách cổ.
Việc xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif bắt đầu từ năm 1996 và kết thúc vào năm 2005, đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm thành lập Kazan. Thiết kế của nhà thờ ấn tượng với hai gam màu nổi bật là xanh da trời và trắng, tạo thành điểm nhấn mới lạ, độc đáo trong quần thể các công trình kiến trúc Nga của Kremlin. Bởi thế nhà thờ luôn thu hút khách tới du lịch Nga.
Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif không phải là một tòa nhà đơn lẻ. Đây là một phức hợp thực sự bao gồm 3 phần đó là một nhà thờ Hồi giáo, một tòa nhà hành chính, một đài tưởng niệm. Toàn bộ khu phức hợp này chiếm diện tích gần 19.000 m2.
Giáo đường hồi giáo này có một nét đặc biệt là định hướng nhà thờ đến thánh địa Mecca được xác định chính xác tuyệt đối thông qua vệ tinh. Vào ngày 24/06/2005 đã diễn ra buổi lễ khánh thành nhà thờ với sự tham dự của 17.000 người cùng các đại biểu tới từ 40 quốc gia trên thế giới.
Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova
Trường đại học được thành lập theo một sắc lệnh của Nữ hoàng Nga Elizaveta ký ngày 25 tháng 1 (12 tháng 1 theo lịch cũ), năm 1755 bằng sự vận động của I. I. Shuvalov và M. V. Lomonosov. Những lớp học đầu tiên được tổ chức vào 26 tháng 4. Ngày 25 tháng 1 vẫn được kỉ niệm nhật là Ngày học sinh ở Nga.
Ban đầu nằm ở khu vực hiện nay là Bảo tàng lịch sử Nga trên Quảng trường Đỏ, trường đại học được Ekaterina Đại đế dời đến tòa nhà kiến trúc bán cổ điển hiện nay nằm bên kia đường Mokhovaya. Tòa nhà chính được xây dựng khoảng từ năm 1782 đến 1793 theo kiểu tân-Palladis theo thiết kế của Matvey Kazakov và được Domenico Giliardi xây dựng lại sau sự xâm lăng Nga của Napoléon.
Các trang thiết bị bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các căng tin, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom, v.v. Cùng với văn phòng quản lý đại học, là bốn khoa chính – Khoa Toán cơ, Khoa Địa chất, Khoa Địa lý và Khoa mỹ thuật và biểu diễn nghệ thuật – hiện nay vẫn ở bên trong tòa nhà chính.
Ngôi sao trên đỉnh tháp lớn đủ để chứa một phòng nhỏ và một sàn quan sát; nó nặng 12 tấn. Các mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng các loại đồng hồ, phong vũ biểu, nhiệt kế, các bức tượng, bông lúa và lưỡi liềm lớn khắc vào tường. Một ban công phía trước có những bức tượng các nam nữ sinh viên nhìn về tương lại một cách lạc quan và tự tin.
Vào lúc xây dựng tòa nhà chính, đồi Vorobjovy nằm ở ngoại vi thành phố, ngày nay vùng này ở khoảng giữa từ Kremli đến giới hạn của thành phố. Một số các tòa nhà khác và các nơi luyện tập thể dục thể thao được thêm vào khuôn viên đại học sau này, kể cả sân vận động bóng chày đặc biệt duy nhất ở Nga. Hiện nay nhiều tòa nhà mới đang được xây dựng cho các khoa về khoa học xã hội, và một khu tiện nghi lớn mới vừa được xây cho thư viện, là thư viện lớn thứ nhì nước Nga nếu tính theo số đầu sách.
Nhà thờ gỗ Kizhi
Kizhi Pogost là một di tích lịch sử có niên đại từ thế kỷ 17 trên đảo Kizhi, một hòn đảo trên hồ Onega thuộc Medvezhyegorsky, Cộng hòa Karelia, ở vùng Liên bang Tây bắc, Nga. Các pogost là một khu vực nằm bên trong hàng rào, trong đó bao gồm hai nhà thờ lớn bằng gỗ: Nhà thờ “Hiển dung” với 22 mái vòm và Nhà thờ “Chuyển cầu” với 9 mái vòm, cùng một tháp chuông hình bát giác. Pogost nổi tiếng nhờ vẻ đẹp cũng như tuổi thọ đáng kinh ngạc, mặc dù nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Năm 1990, Kizhi Pogost đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và năm 1993, nó đã được liệt kê như là một di sản văn hóa của nước Nga.
Nhà thờ “Chúa biến hình” được dự định chỉ sử dụng trong mùa hè nên không có hệ thống sưởi ấm, mặc dù mùa đông ở Nga nổi tiếng giá rét. Nhà thờ “Chúa biến hình” được lắp đặt vào ngày 6 tháng 6 năm 1714 một năm sau khi nhà thờ cũ bị thiêu rụi do sét đánh. Tên của kiến trúc sư xây dựng cho đến nay vẫn chưa biết. Nhưng truyền thuyết kể rằng, kiến trúc này được xây dựng chỉ bằng một chiếc rìu duy nhất cho toàn bộ công trình, sau khi hoàn thành, người ta đã ném nó xuống hồ với dòng chữ khắc “không có và sẽ không thể có một thứ khác như vậy”.
Nhà thờ bao gồm 22 mái vòm với chiều cao 37 mét khiến nó trở thành một trong số những thiết kế kiến trúc bằng gỗ cao nhất Bắc Nga và là nhà thờ bằng gỗ cao nhất thế giới. Chu vi của nhà thờ là 20*29 mét. Cấu trúc của nó dựa theo một nhà thờ 18 mái vòm được thi công xây dựng trên bờ nam của hồ Onega được xây dựng vào năm 1708 và bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1963. Theo truyền thống nghề mộc nước Nga trong thời gian đó, nhà thờ chỉ được xây dựng bằng gỗ và không sử dụng bất kỳ chiếc đinh nào.
Tất cả các cấu trúc đã được thực hiện bằng cách lắp ghép tra mộng với các lõi gổ theo chiều ngang, lồng khớp vào nhau ở các góc. Cấu trúc cơ bản của nó là một khung tám mặt cùng bốn sàn các mặt được gọi là “prirub”. Prirub phía đông có hình ngũ giác nơi có các bệ thờ. Hai cấu trúc nhỏ hình bát giác được đặt trên cấu trúc chính có hình dạng tương tự. Cấu trúc được bao phủ bởi 22 mái vòm có hình dạng và kích thước khác nhau trải dài từ đỉnh đến các mặt. Phòng ăn được bao phủ bởi ba mái dốc. Trong thế kỷ 19, nhà thờ được trang trí bằng các tấm gỗ, và một số bộ phận được bao bọc bằng thép. Sau đó nó đã được khôi phục như thiết kế ban đầu vào những năm 1950.
Nhà thờ nằm trên một nền đá mà không hề có một móng sâu nào được đào, trừ lối đi phía tây có nền móng được xây dựng vào năm 1870. Mái nhà được làm bằng các tấm gỗ vân sam và mái vòm được phủ bằng gỗ cây dương lá rung. Thiết kế của cấu trúc siêu đẳng này cũng cung cấp một hệ thống thông gió hiệu quả để giúp duy trì tuổi thọ cho gỗ.
Bức tường linh ảnh có 4 cấp bao gồm 102 bức linh ảnh (tranh thánh) có niên đại từ nửa sau thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Các linh ảnh được chia thành 3 thời kỳ. Hai linh ảnh lâu đời nhất là về Chúa biến hình và “Pokrov” có từ cuối thế kỷ 17 là biểu hiện của phong cách hội họa phương bắc. Các linh ảnh trung tâm là vào nửa sau thế kỷ 18 mang phong cách địa phương. Hầu hết các linh ảnh của ba tầng trên là của những năm cuối thế kỷ 18 mang từ nhiều nơi khác của nước Nga.
Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ hay Hồng trường là tên gọi của quảng trường nổi tiếng nhất tại Moskva. Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.
Khu vực mà hiện nay là quảng trường Đỏ thì trước đây là các công trình xây dựng bằng gỗ, nhưng đã bị phá bỏ đi theo sắc lệnh của Đại công tước Ivan III năm 1493, do các công trình này rất dễ bị cháy. Khu vực mới tạo ra (trước đó đơn giản gọi là Pozhar, tức “khu vực cháy”) dần dần chuyển thành như là nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Moskva. Tên gọi khi đó là Torgovaya nghĩa là quảng trường thương mại. Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau cũng như thỉnh thoảng làm nơi diễn ra lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga. Quảng trường đã dần dần được xây dựng từ thời điểm đó, và nó được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga kể từ khi nó được xây dựng.
Tên gọi quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu sắc của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga красная (krasnaya) có thể mang nghĩa “đỏ” hay “đẹp” (nghĩa sau là nghĩa cổ, nay không dùng). Từ này ban đầu được dùng để chỉ (với nghĩa “đẹp”) nhà thờ thánh Basil, và sau đó dần dần được chuyển để chỉ quảng trường cạnh đó. Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar cũ) vào nửa sau thế kỷ 17 với nghĩa “đẹp”. Chỉ từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay. Một số thành thị Nga cổ, chẳng hạn Suzdal, Yelets hay Pereslavl-Zalessky, cũng có quảng trường chính của mình mang tên Krasnaya ploshchad, trùng tên với quảng trường Đỏ của Moskva.
Một trong hai lễ diễu binh quan trọng nhất trên quảng trường Đỏ diễn ra năm 1941, khi thành phố bị quân đội Đức bao vây và quân đội Liên Xô đã đi thẳng từ quảng trường Đỏ ra mặt trận còn lễ diễu binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các lá cờ của quân đội phát xít Đức đã được ném dưới chân lăng Lenin.
Mỗi một công trình tại khu vực quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là lăng Lenin, trong đó người ta đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của nhà thờ thánh Basil cũng như các cung điện và nhà thờ của điện Kremli. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.
Bảo tàng Ermitazh
Bảo tàng Ermitzh (hay Hermitage) nằm ngay tại trung tâm Saint Petersburg, bên bờ sông Neva, Nga. Nơi đây đã từng là cung điện hoàng gia Nga với Cung điện Mùa đông – dinh đại lễ Nga hoàng trong tòa nhà chính cùng các tòa nhà Tiểu, Cựu, Tân Hermitage và một số cung điện, tòa nhà khác.
Tính đến hiện tại, Bảo tàng đang có khoảng ba triệu tác phẩm nghệ thuật và di sản văn hóa Nga và thế giới bao gồm tranh vẽ, đồ họa, tượng điêu khắc, các sản phẩm nghệ thuật mỹ nghệ thực dụng, hiện vật phát kiến khảo cổ học và tiền cổ,…
Hermitage Museum hiện đang trưng bày tác phẩm của những bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng như Leonardo da Vinci, Rafael, Giorgio, Tiziano… Nơi đây trưng bày những bộ sưu tập tranh lớn thứ 2 của Tây Ban Nha. Có những gian phòng còn dành riêng để trưng bày các tác phẩm của nghệ danh nổi tiếng. Có thể nhắc đến như danh họa người Hà Lan Rembrandt – bậc thầy vẽ chân dung nổi tiếng với bức “Danae”.
Bảo tàng Ermitazh còn cho công chúng chiêm ngưỡng bộ sưu tập tranh anh hùng 1812 với hơn 322 tấm chân dung lính Nga trong chiến tranh Vệ quốc chống lại quân đội Napoléon được vẽ lên từ bàn tay vàng của họa sĩ Anh nổi tiếng George Dawe và trợ lý của ông.
Nếu bạn muốn được chiêm ngưỡng chiếc đồng hồ này có khi phải đợi cả tiếng đồng hồ bởi luôn có cả một hàng dài khách du lịch đứng xếp hàng để một lần thấy “Chim Công” tuyệt đẹp này.
Bảo tàng Ermitazh – Saint Peterburg là một trong 5 bảo tàng khổng lồ của thế giới. Đến nay, Hermitage vẫn đang được mở rộng hơn nữa để chuẩn bị tiến tới lễ hội Kỷ niệm 250 năm thành lập, và thực thi đề án phát triển dưới tiêu đề “Bolshoi Hermitage” (Đại Hermitage) được sự phê chuẩn của Chính phủ Nga, dự trù đến năm 2022.
Nhà hát Bolshoi
Nhà hát Bolshoi là một nhà hát lịch sử tại Moskva, Nga, được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph Bové, là tổ chức biểu diễn ballet và opera. Nhà hát là công ty mẹ của Học viện Ballet Bolshoi, một trường hàng đầu thế giới của ballet. Nhà hát được thành lập vào năm 1776 theo quyết định của Nữ hoàng Catherine Đại đế, theo đó Hoàng tử Pyotr Urusov được phép xây dựng một nhà hát tư nhân ở Moscow với có chức năng tô điểm cho thành phố cũng như phục vụ nhu cầu thường thức nghệ thuật của mọi người. Nhà hát đã trải qua 3 vụ hỏa hoạn và một vụ ném bom trong đệ nhị thế chiến. Tòa nhà hiện nay được xây dựng vào năm 1825 thay thế cho tòa nhà cũ bị hủy hoại bởi một trận hỏa hoạn năm 1805. Trong quá trình 200 năm lịch sử tồn tại, nhà hát Bolshoi là nơi đã từng gắn với tên tuổi những nghệ sĩ nổi tiếng trong giới âm nhạc cũng như múa ballet. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, Bolshoi có thời điểm đã trở thành kinh đô nghệ thuật ballet không chỉ của Moscow hay Nga mà còn của toàn châu Âu giữa lúc lục địa già đang bị chiến tranh tàn phá.
Ngày 28 tháng mười 2011, các Bolshoi đã được khai trương trở lại sau khi một thời kỳ trùng tu dài 6 năm với chi phí về bảng Anh 500 triệu (700 triệu USD). Việc cải tạo bao gồm một cải tiến hệ thống âm thanh như chất lượng ban đầu (vốn đã bị thay đổi trong thời kỳ Liên Xô), cũng như quay trở lại các đồ trang trí Hoàng gia ban đầu của nhà hát Bolshoi.
Từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 10 năm 2011 Nhà hát đã được đóng cửa để trùng tu. Nhà hát đã trải qua nhiều đổi mới trong thời gian của tồn tại của nó, nhưng lần trùng tu này mang lại thay đổi lớn nhất. Tòa nhà có kiến trúc Nga bao gồm ba phong cách khác nhau, đã bị hư hỏng, và đổi mới nhanh chóng dường như là cần thiết. Việc cải tạo ban đầu có dự toán chi phí 15 tỷ rúp (610 triệu USD), nhưng các kỹ sư đã thấy rằng cấu trúc được có hơn 75% không ổn định và người ta ước tính rằng chi phí trùng tu phải là 25,5 tỷ rúp (850 triệu USD). Tuy nhiên, việc hoàn thành khôi phục, nó đã được công bố rằng chỉ có 21 tỷ rúp đã được chi tiêu. Nghiên cứu được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ liên bang.
Mặc dù nhà hát đang được trùng tu, công ty vẫn hoạt động, với các chương trình biểu diễn được tổ chức vào ngày giai đoạn mới và trên sân khấu của Đại điện Kremlin. Ngày 28 tháng 10, năm 2011, nhà hát Bolshoi đã được mở cửa trở lại với một buổi hòa nhạc với các nghệ sĩ quốc tế và các công ty ballet và opera.
Tháp Ostankino
Tháp truyền hình Ostankino là một điểm đến nổi bật ở Nga. Với chiều cao 540m, nặng 32.000 tấn và phần móng nặng hơn 55.000 tấn đưa Ostankino nằm trong top những tòa nhà cao nhất thế giới.
Năm 1957, chính phủ Nga thông qua việc xây dựng tòa tháp. Nhưng đến năm 1963 tòa nhà mới được xây dựng, quá trình diễn ra trong vòng 4 năm từ 1963-1967. Thời điểm đó Ostankino được coi là tòa tháp cao nhất thế giới. Nhưng đến thời điểm hiện tại tòa tháp đứng thứ 5 thế giới sau tòa nhà trọc trời Burji Halifa ở Dubai cao 828m, tháp truyền hình phát thanh KVLY-TV ở Mỹ 629m, tháp truyền hình Quảng Châu ở Trung Quốc cao 610m, tháp truyền hình CN tower ở Canada cao 553m. Vào năm 2000, tòa nhà diễn ra hỏa hoạn, lúc đó có ý kiến nên kết hợp sửa chữa tòa tháp với việc cải tạo biến nó thành tóa tháp truyền hình cao nhất thế giới, nhưng ý kiến đó đã không được thông qua.
Bản thiết kế Ostankino được kỹ sữ Nikitin nghĩ ra chỉ sau 1 đêm. Hình mẫu nguyên bản của tòa tháp lấy từ hình ảnh bông hoa bách hợp úp ngước – với những cánh hoa dày dặn, cuống hoa cứng cáp. Theo bản thiết kế ban đầu, Ostankino sẽ có 4 trụ đỡ. Sau đó theo lời khuyên của kỹ sư Fritza Leonhardt – tác giả của tháp truyền hình bê tông đầu tiên của thế giới tại Stugart, số trụ đỡ đã tăng lên 10 trụ.
Ostankino là địa điểm thu hút khách nổi tiếng tại Nga và được coi là biểu tượng của thành phố Moscow. Khi đi du lịch Nga du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Moscow từ hai vị trí của tóa tháp: Một là khu quan sát trong nhà – ở độ cao 337m và vị trí thứ hai là khu ngoài trời – ở vị trí cao hơn một chút. Bên trong tóa tháp có nhà hàng “ Tầng mây thứ 7” nằm ở độ cao 328-334m. Nhà hàng có 3 tầng: Vàng, Bạc, Đồng. Những vị trí ngồi sát cửa sổ ở khu vực vòng tròn sẽ tự xoay quanh trục của tháp với vận tốc 1-2 vòng trong 40 phút.
Cầu Russky
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều cây cầu dây văng đã được hình thành để kết nối những vùng đất hai bên bờ sông nước. Tuy nhiên, vượt lên trên cả chức năng thông thường, nhiều cây cầu dây văng đã trở thành biểu tượng của một thành phố, một vùng miền hay thậm chí cả một quốc gia lớn. Cây cầu Russky tại thành phố Vladivostok là một trong những biểu tượng đặc biệt như thế. Nằm bên bờ biển Vladivostok xinh đẹp, cầu Russky nối liền thành phố với đảo lớn Russky. Đảo Russky từng có vai trò quan trọng trong chiến sự thời kỳ Xô Viết. Hòn đảo giống như một tấm lá chắn to lớn che chở cho thành phố Vladivostok từ phía nam.
Trong suốt 150 năm qua, nhiều đơn vị quân sự đã đến đóng quân trong các pháo đài được thiết lập tại nhiều nơi trên hòn đảo rộng lớn. Hòn đảo này đã từng được canh giữ rất nghiêm ngặt, thậm chí những người dân trong thành phố Vladivostok cũng phải có sự cho phép đặc biệt thì mới được lên thăm đảo.
Đảo Russky hiện nay đã được mở cửa cho khách du lịch ghé thăm. Khánh thành vào tháng 07/2012, cầu Russky có chiều dài lên đến 1.885 mét với nhịp cầu được cố định bằng 168 sợi dây văng. Với những con số siêu ấn tượng như trên, cây cầu đã đánh bại kỷ lục của cây cầu Sutong tại Trung Quốc, trở thành cầu dây văng có chiều dài lớn nhất thế giới.
Cầu Russky là một dự án đầu tư lớn nhất của nước Nga dành cho sự kiện lớn này, với tổng chi phí xây dựng lên đến 1.1 tỉ đô. Cây cầu có thể phục vụ nhu cầu di chuyển của 50.000 phương tiện giao thông mỗi ngày, và hiện tại bao gồm hàng ngàn lượt xe khách du lịch tham quan đảo. Tuy nhiên, đảo Russky đến nay vẫn chưa được hoàn thiện hệ thống đường xá hiện đạo. Hòn đảo mới chỉ có 20-30 km trải đường nhựa, còn lại tất cả vẫn là những đoạn đường trống.
Cầu Kerch
Cầu Kerch nối bán đảo Crimea và lục địa Nga được xem là công trình vĩ đại nhất lịch sử nước Nga hiện đại. Với kinh phí xây dựng khoảng 3,7 tỷ USD và độ dài lên đến 19km, nó cũng là cây cầu dài nhất châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23-12 đích thân đi chuyến tàu đầu tiên từ lục địa Nga tới bán đảo Crimea, đánh dấu việc vận hành đẩy đủ cầu Kerch – cây cầu dài nhất châu Âu và cũng là công trình quan trọng nhất nước Nga thời hiện đại.
Tháng 3-2014, Quốc hội Nga đã đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea sau khi 96% người dân nơi đây ủng hộ hành động này trong một cuộc trưng cầu dân ý an toàn và minh bạch. Moscow sau đó nhiều lần khẳng định họ sẽ không trao bán đảo này cho Ukraine.
Về địa lý, Crimea tiếp giáp với Ukraine bằng một dải đất hẹp nhưng lại ngăn cách với lục địa Nga bằng eo biển Kerch. Trong quá khứ, người ta có thể đi lại giữa Crimea và lục địa Nga qua tuyến đường bộ và đường sắt chạy qua lãnh thổ Ukraine. Sau khi Crimea sáp nhập về Nga, phà hoặc máy bay là những lựa chọn còn lại, song các tuyến đường đó thường xuyên bị gián đoạn khi thời tiết xấu.
Năm 2015 trước việc khu vực biên giới giữa Crimea và Ukraine bị quân sự hóa cao độ, bán đảo này cũng bị cắt điện trong nhiều tuần vào cuối năm 2015 sau khi những người Ukraine quá khích cho nổ tung đường dây dẫn điện đến đây, nước Nga của Tổng thống Putin quyết định xây dựng một cây cầu nối lục địa Nga tới thẳng Crimea, vắt qua Eo biển Kerch dài nhiều km.
Ý tưởng xây dựng cây cầu nối sang Crimea ban đầu bị đánh giá là thiếu khả thi bởi khu vực xây dựng cây cầu có cấu trúc địa chất rất phức tạp, chưa kể đến việc nó còn thường xuyên chứng kiến những thay đổi bất ngờ về dòng chảy của nước biển.
Tuy nhiên, với quyết tâm gắn kết Crimea với lục địa Nga, các kĩ sư người Nga đã vượt lên trên khó khăn đó. Từ khi khởi công xây dựng tháng 2-2016, hàng ngàn công nhân, kĩ sư đã làm việc 24/24h để hoàn thành cây cầu sớm nhất có thể. Tháng 7-2017, nhịp cầu Vòm quan trọng nhất của cây cầu được hoàn tất, đánh dấu phần công việc chính đã hoàn thành.
Đoạn nhịp cầu Vòm có độ cao tới 35m so với mặt nước biển phía dưới, tạo điều kiện cho tàu bè qua lại. Kể từ tháng 7-2017, các công nhân tiếp tục gấp rút hoàn thành các phần việc liên quan đến mặt đường và hệ thống hành lang, đèn chiếu sáng cho cây cầu.
Tháng 5-2018, Nga khánh thành phần đường bộ của cây cầu và tiếp tục hoàn thiện phần đường sắt của cầu Crimea. Tuy cùng mang tên cầu Kerch, song phần đường bộ và đường sắt được xây dựng tách biệt hoàn toàn, chạy song song nhau.
Đến khi hoàn thành vào tháng 12 này, cây cầu ngốn khoản ngân sách 4 tỷ USD. Tổng thống Putin từng gọi đây là cây cầu mang “sứ mệnh lịch sử”. Với chiều dài 19 km, cây cầu này là dự án cầu lớn nhất Nga từng thi công, được đánh giá là công trình quan trọng nhất của lịch sử nước Nga hiện đại.
Tu viện Novodevichy
Tu viện Novodevichy còn được gọi là Tu viện Bogoroditse-Smolensky có lẽ là tu viện nổi tiếng nhất của Moskva, Nga. Không giống như các tu viện Moscow khác, nó vẫn giữ nguyên được kiến trúc Matxcơva từ thế kỷ 17. Năm 2004, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Tu viện nằm ở phía tây nam Moskva, được bao quanh bởi những bức tường với một công viên xung quanh tạo thành vùng đệm. Công viên bị giới hạn ở phía bắc và phía đông là khu vực dân cư đông đúc. Phía tây của nó là sông Moskva còn phía nam là đường cao tốc đô thị. Tu viện bao quanh bởi bức tường với 12 tháp canh với hai lối vào từ phía bắc và nam. Bố cục của nó là một hình chữ nhật không đều, chiều tây sang đông.
Cấu trúc lâu đời nhất trong tu viện là Nhà thờ Smolensky dành riêng cho Đức Mẹ Smolensk. Nó nằm ở trung tâm của quần thể giữa hai cổng vào. Công trình được xây dựng từ năm 1524-1525 theo lệnh của Ivan IV với những tháp chuông điển hình. Hầu hết các học giả đồng ý rằng, nhà thờ được xây dựng lại vào những năm 1550 hoặc 1560. Nó trước đây được bao quanh bởi bốn nhà nguyện nhỏ hơn, trong một bố cục sắp xếp gợi nhớ đến Nhà thờ chính tòa Truyền tin ở Kremlin. Những bức bích họa trong nhà thờ là một trong những tác phẩm được bảo tồn tốt nhất Moskva.
Những năm 1680, tu viện được cải tạo theo lệnh của Sofia Alekseyevna. Những bức tường đỏ, đỉnh tháp, hai nhà thờ cao cùng với khu nhà ở và khu dân cư được thiết kế theo kiến trúc Baroque Moskva được cho là của kiến trúc sư tên là Peter Potapov. Trong nhà thờ cũ là chậu đựng nước thánh và bàn thờ chạm khắc mạ vàng đã được thêm vào năm 1685. Bàn thờ của nó có bốn tầng chứa các họa tiết được ban tặng bởi sa hoàng Boris Godunov còn tầng thứ năm là tác phẩm của những họa sĩ thế kỷ 17 hàng đầu là Simon Ushakov và Fyodor Zubov.
Nhà thờ thăng thiên Kolomenskoye
Kolomenskoye là tài sản của hoàng gia Nga trước đây, nằm cách Moskva vài dặm về phía đông nam với diện tích 390 ha, trên con đường cổ dẫn tới thị trấn Kolomna (vì thế mà có tên gọi này). Khu vực có phong cảnh đẹp này nhìn ra các bờ dốc đứng của sông Moskva đã trở thành một phần của Moskva trong thập niên 1960.
Làng Kolomenskoye lần đầu tiên được nhắc đến trong di chúc của Ivan Kalita năm 1339. Từ thời gian đó thì làng này đã phát triển như là một vùng quê ưa thích của các đại công tước Moskva. Công trình xây dựng cổ nhất còn tồn tại là nhà thờ Thăng thiên rất khác thường (1530), được xây bằng đá trắng theo lệnh của đại công tước Vasilii III Ivanovich để kỷ niệm sinh nhật của người thừa kế ngai vàng được chờ đợi từ lâu (Ivan Bạo chúa trong tương lai).
Nhà thờ được xây dựng từ tầng hầm (podklet) hình chữ thập, sau đó là phần thân tháp (chetverik) hình bát giác kéo dài, sau đó là phần chóp bát giác (tent) với một vòm nhỏ ở phía trên. Các trụ bổ tường hẹp ở các mặt của phần thân bát giác, các khung cửa sổ hình mũi tên với ba lớp vòm cuốn bán tròn với phần lồi lên ở giữa (kokoshnik), sự nhịp nhàng đơn giản của các vòm cuốn cầu thang và các gian phòng mở nhấn mạnh xu hướng động của tác phẩm lớn của kiến trúc tại Nga này.
Người ta cho rằng toàn bộ đường nét kết cấu theo chiều đứng của nó đã vay mượn từ kiểu mái có mép bờ của các nhà thờ gỗ của miền bắc Nga. Công nhận giá trị đáng chú ý của nó đối với nhân loại, UNESCO đã quyết định đưa nhà thờ này vào danh sách di sản thế giới năm 1994.
Ngôi đền của tất cả các tôn giáo
Ngôi đền là một quần thể kiến trúc Nga tuyệt đẹp nằm ở Staroye Arakchino thuộc thủ phủ Kazan của Cộng hòa Tatarstan, Nga. Được thiết kế liên hoàn trên một khu đất nhỏ, ngôi đền gồm nhiều mái vòm và tháp đại diện cho kiến trúc của các tôn giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, những nghi lễ tôn giáo không được tổ chức ở đây mà nó chỉ là một trung tâm văn hóa và là nơi ở của chủ sở hữu – nghệ sĩ, nhà từ thiện Ildar Khanov.
Khanov tin rằng tất cả các tôn giáo đều bình đẳng và mong muốn mọi người đều có thể chung sống hòa bình dưới một mái nhà. Ngôi đền được bắt đầu xây dựng từ năm 1992 và hiện nó vẫn trong quá trình hoàn thiện.
Sau khi tốt nghiệp từ trường nghệ thuật Kazan, Ildar Khanov nổi tiếng là một nghệ sĩ lập dị vì từng tuyên bố đã gặp Chúa Giêsu khi ông chỉ mới ba tuổi. Đó là trong những năm khó khăn của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và khi Khanov gần như chết đói thì Chúa Giêsu đã xuất hiện và cứu sống ông.
Hơn 40 năm làm việc sáng tạo của mình, Khanov đã thực hiện 70 tác phẩm điêu khắc và những tấm trang trí hoành tráng cũng như hàng trăm bức tranh ấn tượng. Một số tác phẩm hay nhất của ông được trưng bày ở bảo tàng Nga, trên đường phố, quảng trường của nhiều thành phố ở Tatarstan.
Ngôi đền đã trở thành một điểm đến nổi tiếng ở thành phố Kazan, là niềm tự hào của nơi đây khi tạo sự hòa bình cho các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau bao gồm cả Hồi giáo, Chính thống giáo Nga, Thiên chúa giáo và những tôn giáo khác.
Vòng cung trắc đạc Struve
Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chạy qua 10 quốc gia có chiều dài trên 2.820km. Chuỗi các trạm này được nhà khoa học Friedrich Georg Wihelm von Struve người Đức thành lập và sử dụng trong các năm từ 1816 tới 1855 để thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của Trái Đất. Vào khoảng thời gian mới thành lập, chuỗi các trạm trắc đạc này chỉ chạy qua hai quốc gia là Thụy Điển – Na Uy và Đế quốc Nga. Từ đó về sau nó được nối xây dựng thêm và nối dài cho đến khi kết thúc vòng cung trắc đạc này chạy qua tất cả 10 quốc gia.
Từ 500 trước Công nguyên, các học giả, các nhà khoa học đã biết rằng Trái đất không phải là một mặt phẳng nhưng không ai tưởng tượng được nó lại có hình cầu. Đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, kỹ thuật khảo sát và lý thuyết để xác định kích thước, hình dạng của Trái đất bắt đầu được học giả Eratosthenes nghiên cứu. Theo lý thuyết của Eratosthenes, sử dụng chiều và góc độ xác định bởi quan sát các vì sao từ đó tính ra kích thước của trái đất tuy nhiên cách này không cho ra con số thực sự chính xác, bên cạnh đó các thiết bị vào thời điểm đó còn thiếu khá nhiều nên không thể tính toán cụ thể.
Cho đến mãi thế kỷ thứ 17 sau công nguyên khi khoa học kỹ thuật đã tiến bộ hơn rất nhiều, các phương pháp đo lường cũng phát triển với phương pháp đo lường mới gọi là Triangulations. Theo phương pháp này dùng một đường ngắn có thể đo lường chính xác hơn một đoạn dài và nối nhiều đoạn thành hình tam giác tạo nên những chuỗi tam giác kéo dài tới vài trăm km sẽ cho con số chính xác về một đoạn dài.
Tu viện Ivolginsky
Vào cuối thế kỷ XVII, những người Cô-zắc (Cossack), sau khi thuộc địa hóa những vùng đất này, đã mang Cơ-đốc giáo đến đây. Nhưng tôn giáo này hoàn toàn không phổ biến được trong cộng đồng địa phương. Vào năm 1714, Phật giáo được chính thức công nhận ở đây nhờ vào sắc lệnh của nữ hoàng Elizabeth Petrovna. Lúc bấy giờ, có mười một tu viện (dastan) Phật giáo ở Buryatia. Khi mang Phật giáo đến nơi này, những vị Lama Mông Cổ đã cố gắng tránh những xung đột với những tín ngưỡng địa phương, phương tiện thích ứng Phật giáo với nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa. Họ nói rằng thần linh là những vị bảo vệ lãnh thổ, và vì vậy người theo Phật giáo vẫn có thể thờ phụng những vị thần ấy. Vào năm 1917, có 44 tu viện ở những vùng đất thuộc Transbaikal, và có khoảng 6.000 vị Lama tu học ở đó. Bấy giờ, giới Lama ở đây được chia làm ba phần: Lama Tăng sĩ, Lama chiêm tinh, và Lama bác sĩ.
Vào những năm 30 thế kỷ trước, dưới thời Xô Viết, tất cả các tu viện Phật giáo ở vùng đất này đều bị đóng cửa và nhiều vị Lama bị bức hại. Hiện có một bảo tháp tại Ivolginsky Datsan, được xây dựng để tưởng niệm những vị Lama này. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ II, tình thế có nhiều thay đổi và người Phật tử ở vùng đất này phần nào được tự do thực hành tín ngưỡng của họ. Và cũng chính vào thời kỳ này mà tu viện Ivolginsky được hình thành.
Lịch sử của tu viện Ivolginsky bắt đầu sau thế chiến thứ II, khi chính quyền cấp cho cộng đồng Phật giáo một mảnh đất gần ngôi làng Upper Ivolga. Một gia đình Phật tử giàu có đã hiến căn nhà của mình cho cộng đồng, và nó được chuyển thành ngôi chùa bằng sự nỗ lực của các Lama và những tín đồ. Ngôi nhà nhỏ đó đặt nền tảng cho tu viện Ivolginsky ngày nay.
Ivolginsky hiện là một cơ sở tâm linh không chỉ cho 3 triệu tín đồ Phật giáo ở Nga, mà cũng cho những người hành hương và du lịch khắp thế giới. Ngôi chùa này hấp dẫn không chỉ bởi kiến trúc Nga đặc biệt của nó, mà cũng bởi danh tiếng của Lama Dashi-Dorzho Itigilov, một vị lãnh đạo cộng đồng Phật tử ở Nga mà nhục thân xá-lợi của ông hiện đang được lưu giữ tại tu viện này.
Quần thể ngôi chùa tọa lạc tại một thung lũng rộng lớn nhìn về đỉnh núi; nó bao gồm nhiều điện thờ, cùng với thư viện, và một học viện Phật giáo với các phân khoa như y học, triết học và hội họa…Kiến trúc của ngôi điện chính mang kiểu kiến trúc truyền thống Tây Tạng. Ngôi điện này gồm ba tầng. Tầng dưới dành cho việc tu học; tầng thứ hai là nơi lưu giữ kinh sách; và tầng ba là nơi dành để thờ những vị Hộ pháp. Những tác phẩm nghệ thuật Buryat cổ, chẳng hạn như những bức thangka, tranh tượng, kinh sách, pháp khí… được sưu tập và lưu giữ tại tu viện Ivolginsky. Trong số những kinh sách được lưu trữ ở đây, bộ tuyển tập những bản viết tay kinh Phật bằng Tạng ngữ được viết trên lụa tự nhiên được xem là quý giá nhất.
Có nhiều khách du lịch và hành hương đến đây mỗi năm, đặc biệt vào bảy ngày khi nhục thân của Lama Khambo được trưng bày cho mọi người xem. Và khi đến tu viện này, ngoài việc tham quan và chiêm bái, du khách thường tham gia vào những thực hành tôn giáo đặc thù tại đây. Tu viện Ivolginksy tu tập theo Phật giáo Mật tông, nên những thực hành tu tập hay nghi lễ cũng theo truyền thống này. Ví dụ như đến đây, người ta thường đi nhiễu vòng quanh tu viện và xoay những quả chuông xoay, trì tụng chú và dán những câu thần chú lên trên những lá cờ…
Khám phá nhà thờ Chúa Cứu Thế trên Máu đổ
Được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ thứ XX tại nơi mà Hoàng đế Alexander II bị thương trong cuộc tấn công vào năm 1881. Những viên đá và cả lan ca sắt nơi Sa Hoàng bị ngã xuống hiện nay vẫn được gìn giữ và tồn tại nguyên vẹn bên trong nhà thờ bằng cách những người dân nơi đây đã cho mở rộng nhà thờ thêm 8m. Chính vì vậy mà nhà thờ này có một vị trí khá đặc biệt trong lòng mỗi người dân nơi đây và trong toàn bộ người dân Nga.
Nhà thờ Chúa Cứu Thế trên máu đổ có kiến trúc rất độc đáo với phong cách trang trí cầu kì đặc trưng riêng mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nhà thờ nào khác.
Nhà thờ được gắn với rất nhiều những câu chuyện lý thú về chính bản thân của nó.
Người ta cho rằng nhà thờ này có mối quan hệ mật thiết với vị Hoàng đế Alexander đệ nhị, chẳng hạn như: năm sinh cảu hoàng đế có 2 số cuối trùng khớp với độ cao của nhà thờ và chiều cao của mái vòm thứ 2 của nhà thờ lại bằng y với số tuổi của vị Hoàng đế này.
Có người nói bức tranh thánh icon được treo ở bên trong nhà thờ chính là nhân chứng chứng kiến sự kiện lịch sử đánh dấu trong bước ngoặt của đất nước Nga. Nó chính là sự kiện mà chế độ quan chủ ở Nga bị lật đổ và thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Trong thời kì Xô Viết, nhà thờ được dự kiến sẽ phục chế trong 5 năm, thế những nó đã bị kéo daifvaf duy trì tận vài thập kỉ và người ta cho rằng Liên Xô tan ra cũng là lúc giàn giáo của nhà thờ được tháo xuống và rồi điều đó cũng trở thành sự thật diễn ra vào năm 1991.
Đến nay, nhà thờ này cũng còn mang trong mình rất nhiều những câu chuyện bí ẩn vẫn chưa được giải mã và các nhà khảo cỗ học vẫn đang truy lùng nó.
Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac
Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac hoặc Isaakievskiy Sobor ở Sankt-Peterburg, Nga là nhà thờ chính tòa Chính thống giáo Nga lớn nhất trong thành phố. Tòa nhà được tạo dựng để cung hiến cho Thánh Isaac của Dalmatia, vị thánh bổn mạng của Peter Đại đế, người đã được sinh ra vào ngày lễ thánh đó.
Nhà thờ xây dựng trong khoảng 40 năm và có chiều dài 111 mét, rộng 97 mét và cao 101,50 mét. Đường kính của mái vòm mạ vàng chính là 26 mét. Không gian nội thất rộng 10.767 mét vuông của nhà thờ có sức chứa 14.000 người.
Đây cũng từng được cho là nhà thờ Chính Thống giáo lớn nhất (nhưng cũng có thông tin là nhà thờ chính tòa Chúa Ba Ngôi tại Tbilisi hay là Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Moskva mới là lớn nhất) và từng là nhà thờ lớn thứ tư trong tất cả nhà thờ chính tòa trên thế giới.
Ngoại thất mang phong cách tân cổ điển thể hiện công thức Nga-Byzantine truyền thống theo mô hình một tòa nhà Hy Lạp- với một mái vòm trung tâm lớn và bốn mái vòm nhỏ bao quanh. Nó tương tự như Villa La Rotonda của Andrea Palladio. Các thiết kế của nhà thờ nói chung và các mái vòm đặc biệt sau này ảnh hưởng đến thiết kế của mái vòm Điện Capitol Hoa Kỳ, Wisconsin State Capitol ở Madison, và Nhà thờ Giáo hội Luther tại Helsinki.
Bên ngoài có tổng cộng 112 cột đá granite, mà mỗi cột nặng tới 114 tấn. Đáng chú ý là 4 tranh điêu khắc lớn trên các đầu hồi (phía trên của các cửa đến mái nhà), được tạo ra bởi Ivan Vitali và Francois Lemaire. Phía Nam là “Các nhà thông thái đến mừng Chúa sinh ra” của Ivan Vitali, đông là “Thánh Isaac của Dalmatia báo tin ngày tàn của hoàng đế Valentinianus”. Tranh điêu khắc phía Bắc cho thấy “sự phục sinh của Chúa Kitô”, phía Tây “Thánh Isaac của Dalmatia ban phước cho Hoàng đế Theodosius I và vợ Flaccilla”. Cũng đáng chú ý là 3 cánh cửa bằng đồng điếu lớn, dẫn vào trong sảnh, được thiết kế bởi Lorenzo Ghiberti và phủ bằng những tranh phù điêu của Ivan Vitali, được vẽ theo kiểu cửa nổi tiếng của Battistero di San Giovanni tại Florence.
Mái vòm chính của nhà thờ cao 101,5 mét (333 ft) và được mạ vàng nguyên chất. Những mái vòm được trang trí với mười hai pho tượng các thiên thần của Josef Hermann. Thiết kế của mái vòm được dựa trên một cấu trúc hỗ trợ bằng gang. Treo bên dưới đỉnh của mái vòm là một con chim bồ câu trắng chạm khắc tượng trưng cho Chúa Thánh Thần.
Bên trong nhà thờ có hơn 200 bức tranh phần lớn là khổ lớn, tranh khảm và mười cột lớn bằng đá malachit và hai cột bằng đá lapis lazuli. Các bức tường được trang trí bằng các loại đá cẩm thạch, đá quý, ngọc nhiều màu. Tổng cộng có 43 chất liệu khác nhau đã được sử dụng, vì thế nhà thờ còn được mệnh danh là “Bảo tàng Địa chất Nga”. Tất cả các vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng nhà thờ cũng được dùng khi tạc tượng đầu người (được tạo ra bởi Antonio Foletti) bên trong nhà thờ.
Tường nhà thờ trang trí bằng các tranh vẽ bởi các danh họa Karl Bryullov (Nga: Карл Павлович Брюллов, 1799-1852), Fyodor Bruni, Peter Bassin, Johann Conrad Dorner, Wassili Schebujew và Nikolai Schebujew. 39 bức tranh khắc trên tường minh họa cho các cảnh trong Kinh Thánh, từ lúc Thiên Chúa tạo hóa đến cảnh bị đóng đinh của Chúa Kitô. 22 đầu hồi hình bán cung trên các cửa sổ minh họa các vị thánh của Nga. Khi những bức tranh bắt đầu xấu đi do điều kiện ẩm ướt lạnh bên trong nhà thờ, Montferrand đặt hàng để tái tạo bức tranh như khảm, theo một kỹ thuật được giới thiệu tại Nga của Mikhail Lomonosov, nhưng công việc này không bao giờ được hoàn thành.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp