Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Trong quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng thủ đô Hà Nội.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Du lịch Hưng Yên thu hút du khách với số lượng lớn các ngôi đền, chùa cổ kính cùng các làng nghề truyền thống. Có thể nói rằng Hưng Yên không có nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh thiên nhiên nhưng chính nét văn hóa về lịch sử, con người và nền ẩm thực hấp dẫn đã để lại cho đời sau những giá trị nhân văn vĩnh cửu. Đến Hưng Yên bất cứ thời điểm nào bạn cũng sẽ chứng kiến được không khí rộn ràng của những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là nét hấp dẫn riêng trong sinh hoạt văn hóa của người tân địa phương. Tại nơi đây, mỗi một công trình tôn giáo, tâm linh đều chứa đựng những câu chuyện triết lý. Các lễ hội tại Hưng Yên diễn ra khá thường xuyên và gắn liền với cuộc sống của mỗi cư dân.
Kiến trúc Hưng Yên có rất nhiều công trình có kiến trúc lâu đời và độc đáo bật nhất Việt Nam. Xuôi theo dòng chảy của nhịp sống du lịch hiện đại, Hưng Yên vẫn khẳng định được một vị thế chắc chắn trong lòng của du khách. Chẳng cần ồn ào náo nhiệt hay tấp nập dòng người tham quan, mảnh đất phố Hiến gây ấn tượng với nhịp sống thăng trầm rất đỗi cổ kính. Chính yếu tố đó đã giúp Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn ở đồng bằng Bắc Bộ.
Cầu Bắc Hưng Hải
Cầu Bắc Hưng Hải bắc qua sông Bắc Hưng Hải thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được khởi công xây dựng vào năm 2014. Từ khi đi vào sử dụng, cây cầu được coi là điểm nhấn của khu đô thị Ecopark, trở thành cây cầu với sắc tím đẹp nhất Việt Nam.
Công trình cầu Bắc Hưng Hải nằm trên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên dài hơn 21,5km nối từ chân cầu Thanh Trì – Hà Nội đến Quốc lộ 39, huyện Khoái Châu – Hưng Yên.
Vào những ngày thu, hoa giấy bắt đầu nở rộ khiến cho cây cầu bừng lên sắc tím thơ mộng. Những người dân sống gần khu vực ngày thường xuyên đến đây để thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa này.
Một cành hoa lặng lẽ đắm mình trong tiết trời hơi se lạnh của mùa thu cũng đủ để cho người qua đường xao xuyến. Một góc dừng chân trên cầu cho những du khách ưa thích chụp ảnh và thưởng thức vẻ đẹp nhìn từ trên cao về khu đô thị Ecopark
Cầu Bắc Hưng Hải bắc qua sông Bắc Hưng Hải thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được khởi công xây dựng vào năm 2014. Từ khi đi vào sử dụng, cây cầu được coi là điểm nhấn của khu đô thị Ecopark, trở thành cây cầu với sắc tím của hoa giấy đẹp nhất Việt Nam.
Công trình cầu Bắc Hưng Hải nằm trên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên dài hơn 21,5km, nối từ chân cầu Thanh Trì – Hà Nội đến Quốc lộ 39, huyện Khoái Châu – Hưng Yên. Những ngày này, hàng hoa giấy hai bên cầu bung nở rực rỡ, đẹp tuyệt.
Văn Miếu Xích Đằng
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào khoảng năm 1701, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho và thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An – nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần.
Xưa kia, Văn Miếu là nơi tổ chức các cuộc thi Hương và sát hạch thí sinh đi dự kì thi Hương.Vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, nơi đây còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước.
Hệ thống quần thể di tích Văn miếu Xích Đằng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992.
Xây dựng từ cuối thời Lê – thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi – 1839) trên nền của ngôi chùa cổ Nguyệt Đường, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp. Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “Vạn thế sư biểu”, và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.n Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.
Khuôn viên Văn miếu rộng 6.000 m2, bao gồm các công trình kiến trúc tại Hưng Yên, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính và khu tháp thờ. Tam quan Văn miếu xây dựng theo kiến trúc “chồng diêm hai tầng tám mái”. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.
Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.
Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam (三), bao gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.
Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch hàng năm. Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Chùa Nôm
Chùa Nôm Hưng Yên nằm gọn trong quần thể di tích làng Nôm thuộc xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên. Theo truyền thuyết kể lại rằng do ngôi chùa được dựng nên ngay giữa một rừng thông đại thụ nên nơi đây còn được gọi với cái tên nữa là Linh Thông cổ tự.
Do nằm ở gần Hà Nội nên việc di chuyển đến chùa Nôm Hưng Yên khá thuận tiện, chỉ đi khoảng 30km là bạn có thể được đến tham quan, chiêm bái tại chùa rồi. Bắt đầu từ trung tâm Hà Nội bạn đi vào quốc lộ 5, khi đến Hưng Yên thì hỏi người dân đường đến chùa. Ngoài ra bạn có thể đi xe bus để đến đây. Từ bến xe Giáp Bát, du khách hãy lên tuyến bus 209 hoặc 208 nhé. Ngôi chùa nằm sâu trong làng Nôm nên đường vào khá nhỏ và ngoằn ngèo, bạn hãy chú ý khi di chuyển.
Tuy là một địa danh nổi tiếng ở Hưng Yên nhưng chùa Nôm được xây dựng từ lúc nào thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Hiện tại có hai tấm bia đặt bên trong khuôn viên chùa ghi chép lại lịch sử trùng tu: vào năm 1680 thời Hậu Lê, sau khi lên ngôi nhà vua đã cho xây lại chùa. Tiếp theo vào các năm 1962, 1697, 1698 ngôi chùa được tu sửa lại hành lang, tiền đường và hậu cung. Đến năm 1700 (năm Chính Hòa 21) tu sửa lại các cột trụ trong chùa, mở rộng sân và tạo thêm tượng. Năm 1796 tiếp tục mở rộng hành lang và xây gác chuông.
Trải qua biết bao biến cố lịch sử cùng nhiều lần tu sửa nhưng do tác động của thiên tai, lũ quét, chùa Nôm có một số phần bị xuống cấp nghiêm trọng. Những hình thái kiến trúc Hưng Yên nguyên sơ đã không được giữ trọn vẹn. Vì thế mãi đến năm 1998, chính quyền địa phương bắt tay cùng Đại Đức Thích Đồng Huệ góp sức, kêu gọi tôn tạo lại chùa. Ngày nay chùa Nôm đã được xây dựng khá mới nhưng những nét kiến trúc cổ kính vẫn luôn tồn tại trong khuôn viên rộng lớn.
Chùa Nôm Hưng Yên không chỉ thu hút nhiều du khách thập phương bởi cảnh sắc thiên nhiên hài hòa mà còn là nơi sở hữu nhiều di vật quý báu. Đặc sắc nhất phải nói đến đó chính là 122 bức tượng bằng đất nung đã miêu tả rõ nét quá trình phát triển của Phật qua những giai đoạn trong cuộc đời. Có bức nhỏ có bức lại cao đến tận 3m. Tất cả đều được đặt trong không gian linh thiêng của Tòa Tam Bảo.
Ngoài ra còn có những bức tượng được đặt ở ở hai lối hành lang. Đó là tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng La Hán, tượng Tuyết Sơn,… Các pho tượng có hình dáng, tư thế, màu sắc, kích thước đa dạng, phong phú trông khá bắt mắt. Có vị ngồi, có vị đứng, có vị trầm tư, có vị lại hoan hỉ, ung dung,…
Sự tài ba của các nghệ nhân ngày xưa khi thổi hồn vào mỗi bức tượng không chỉ biểu hiện trên nét mặt mà còn biểu thị ở sự tinh tế, thanh thoát của trang phục. Dù ở tư thế nào thì khi nhìn vào các bức tượng ấy du khách vẫn sẽ cảm nhận được sự trong sáng của tâm hồn, sự thanh cao của trí tuệ và sự dằn vặt với nỗi đau của nhân loại.
Bước qua cổng tam quan là bạn sẽ thấy lầu chuông, lầu trống nằm ở hai bên đối xứng nhau. Tại lầu chuông, hàng ngày sẽ có tiếng thỉnh chuông vang lên vô cùng trong trẻo tô đậm thêm sự bình yên, linh thiêng của chùa cổ.
Trước khi đến được chùa Nôm du khách sẽ phải di chuyển trên cây cầu đá 9 nhịp với niên đại 200 năm in bóng dưới sông Nguyệt Đức. Qua cầu, đi tiếp một đoạn nữa là bạn sẽ nhìn thấy cánh cổng tam quan của ngôi chùa. Đây cũng là một trong những tam quan lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Á. Cổng được làm bằng gỗ, mái lợp ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính, truyền thống của các ngôi chùa xưa ở đồng bằng Bắc Bộ. Ở hai bên cổng là những cây cổ thụ đổ bóng làm mát cho cả không gian.
Qua cổng tam quan bạn sẽ tiến vào bên trong chùa. Hiện lên đầu tiên chính là hai tòa tháp ở hai bên và có một hồ nước xanh trong làm cho ngôi chùa trở nên thơ mộng hơn. Di chuyển tiếp ra phía sau hồ nước là đến chính điện nằm ẩn bên trong các cây cổ thụ. Đây cũng chính là nơi thờ các pho tượng hàng trăm năm tuổi như: A Di Đà Phật, Tam Thánh,…
Từ chính điện ra bên ngoài, bạn sẽ nhìn thấy một hồ nước khá lớn, ở giữa có một kiến trúc Hưng Yên giống hệt như một đóa sen đó là lầu Quan Âm. Để đến được lầu, du khách sẽ phải đi qua một cây cầu nhỏ. Ngoài ra, tại chùa Nôm còn có khu vườn mộ bằng đá ong. Đặc biệt đây là nơi hiếm hoi trong chùa còn giữ lại được hình thái thuở sơ khai.
Đền Trần
Đền Trần nằm trên đường Bãi Sậy – phường Quang Trung – thị xã Hưng Yên ngày nay và là trung tâm của Phố Hiến xưa. Tương truyền mảnh đất này trước đây là nơi đóng quân của Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, thấy rằng đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Châu Giang và sông Luộc, đoạn trước cửa đền có tên gọi là Phú Lương (tên cổ của sông Hồng) nên ông đã chọn nơi đây làm căn cứ.
Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228) trong một gia đình quý tộc người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định (nay là Bảo Lộc- Mỹ Phúc, ngoại thành Nam Định). Cha Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Vua Trần Thái Tông, mẹ Trần Quốc Tuấn là Nguyệt Vương Phi. Trần Quốc Tuấn đã hai lần tham gia lãnh đạo (lần thứ hai và ba) quân và dân ta chống lại giặc Nguyên Mông xâm lược. Ông là người văn võ song toàn, tri thức quân sự uyên thâm, kết hợp với tinh thần yêu nước nồng nàn, Ông đã góp công lớn vào việc tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến lên một bước. Trần Hưng Đạo là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc, một thiên tài quân sự, một danh nhân văn hoá lớn mà tên tuổi và sự nghiệp của ông sống mãi với lịch sử dân tộc. Ông mất ngày 20/8/1300 (Âm lịch) tại Vương Phú – Vạn Kiếp – Chí Linh – Hải Dương.
Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Đền Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đầu quy mô nhỏ, trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay. Năm 1992, Đền Trần được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc đẹp tại Hưng Yên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm: Tiền tế, trung từ và hậu cung. Từ ngoài vào là cổng nghi môn xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa vòm cuốn, trên cổ diêm ghi 4 chữ: “Kiếm Khí Đẩu Quang” (tinh thần yêu nước toả sáng); phía dưới cửa cuốn đề: “Trần Đại Vương từ” (Đền Trần Đại Vương).
Toà đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì chồng rường giá chiêng, các con rường được chạm hình đầu rồng cách điệu, gian giữa treo bức đại tự “Thân hiền tại vọng” (Ngưỡng vọng người hiền tài). Nối tiếp đại bái là 5 gian trung từ, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng bén, không có hoa văn. Phía tiếp giáp với hậu cung treo bức đại tự: “Công đức như Thiên” (Công đức của thánh rộng lớn như trời). Giáp với trung từ là ba gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và toàn bộ gia thất của ông.
Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức vào ngày 20/8 và ngày 8/3 âm lịch, để tưởng nhớ tới ngày mất của ông và ngày chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Trước đây, vào lễ hội, mỗi chi giáp phải đóng góp 1 con lợn để cúng tế. Trong ngày hội, các Tiên Chỉ, Phó Lý đều tập trung đông đủ tại Đền làm lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, nhân dân được yên ấm làm ăn. Ngày nay, lễ hội được tổ chức đơn giản hơn, ngoài tổ chức rước kiệu du quanh thị xã còn tổ chức thi bánh dày, bánh chưng, thu hút đông đảo khách thập phương về dự lễ hội.
Vì vậy đền sẽ được đầu tư quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hoá với mục đích giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ xa xưa.
Đền Mẫu Hưng Yên
Đền Mẫu ở Hưng Yên là nơi thu hút đông đảo du khách bốn phương đến cầu cúng mỗi năm. Ngôi đền linh thiêng này không lúc nào thôi nghi ngút khói hương những dịp Tết đến xuân về, đặc biệt trong năm mới Giáp Ngọ này lượng khách đến viếng thăm, dâng hương càng đông.
Quan niệm thờ cúng gia Tiên, đi chùa đầu năm lễ Phật mong được sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, sự nghiệp tiến tới,.. dường như là một niềm tin đã tồn tại trong tiềm thức của những người dân phương Đông, trong đó có Việt Nam. Những ngày đầu năm, ngoài việc thờ cúng Tổ Tiên, người Việt nô nức đi chùa cầu may, xin sức khỏe, bình an hay những dự định ấp ủ trong năm mới.
Ngôi đền thờ bà Dương Quý Phi nguyên là vợ vua Tống thời xưa nổi tiếng linh thiêng này tọa lạc ngay bên bờ hồ Bán Nguyệt, đây cũng là điểm thu hút du khách đến đạp vịt hay thưởng ngoạn vẻ độc đáo của hồ nước xanh trong.
Được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng đến đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những bức tượng. Tương truyền trong chùa còn có chiếc giường thiêng từng là nơi nghỉ ngơi của Dương Quý Phi.
Bước qua cánh cổng chùa, cây cổ thụ sừng sững với tán lá sanh mượt sum suê là điều đầu tiên du khách có thể thấy. Cây cổ thụ này đã ghi dấu những năm tháng hàng nghìn năm lịch sử tồn tại cùng ngôi chùa, ngay đến “thế” của cây cũng khiến không ít khách bốn phương trầm trồ.
Chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.
Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay.
Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc Hưng Yên.
Theo truyền thuyết, vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông.
Chùa Chuông có kết cấu kiểu “Nội công ngoại quốc”, bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiến trúc Hưng Yên kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là “Thạch trụ”, bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.
Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động “Thập điện Diêm Vương”, diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho “Thập Bát La Hán”, 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng “Thập Bát La Hán” không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư… mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lam – Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên – Đại Sĩ.
Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt… mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
Đền Dầm
Đền Dầm là ngôi đền nằm trên địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam. Đền Dầm thuộc cụm di tích có ba ngôi đền nằm kề nhau là: Đền Lộ, Đền Sở và Đền Dầm, nằm ngoài đê sông Hồng và đều thờ nữ thần, Mẫu thần. Đền Dầm thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt, bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên và Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.
Cổng Đền cao rộng, có ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã, nhưng vắng nét cổ xưa. Vôi quét màu vàng, nâu theo lối bây giờ. Sân Đền khá rộng lát gạch. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên.
Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng.
Công chúa Hoàng Long đầu thai đày xuống thủy cung làm con vua Thủy Tề vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện về báo mộng giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc ngoại xâm và được vua Trần Nhân Tông phong thần, có chiếu chỉ cho nhân dân đời đời thờ phụng.
Đền thờ Chử Đồng Tử
Đền thờ Chử Đồng Tử thờ Đức thánh Chử Đồng Tử (một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng người Việt) và hai vị phu nhân Tiên Dung Công chúa và Tây Sa Công chúa. Nơi đây lưu truyền truyền thuyết về tình yêu và những chiến công của nhân dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Triệu Quang Phục chống lại quân Lương; Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi chống quân Minh; nhiều phong trào khởi nghĩa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đức thánh Chử Đồng Tử được thờ ở cả hai đền Dạ Trạch và Đa Hòa, nằm ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách nhau không xa. Hai đền này đều đã được xếp hạng di tích văn hóa cấp Quốc gia.
Công trình kiến trúc Hưng Yên với khu Đền Đa Hòa (nơi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung gặp nhau) gồm 18 ngôi nhà mái ngói cong hình 18 thuyền rồng cách điệu. Đây là kiến trúc đặc biệt nhằm tái hiện hoạt cảnh đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung đang giăng buồm du ngoạn trên bến sông.
Đền được xây dựng trên một khu đất cao, bằng phẳng, hình chữ nhật. Bia đá có nội dung nói về thời điểm trùng tu đền Đa Hòa và cuộc nhân duyên kỳ ngộ của Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Ngôi đền càng được tôn thêm vẻ đẹp nhờ sự cổ kính, rêu phong, các cây cổ thụ bốn mùa xanh tốt, khẳng định sự bất tử của đức thánh Chử Đồng Tử cũng như mối tình tuyệt mỹ của ngài.
Đền Dạ Trạch (Đền Hóa), gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, nằm sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, không gian thoáng đãng. Phía sau đền vẫn còn giữ được một ít cây cổ thụ, tạo cho đền một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục.
Độc đáo nhất là lễ rước nước với sự tham gia của 10 con thuyền nối đuôi nhau ra sông Hồng lấy nước về lễ Thánh tại đền Đa Hòa và Dạ Trạch. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức ở cả hai đền, có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: chọi gà, đấu vật, đu bay, bịt mắt bắt dê, cầu kiều, đập liêu…, cùng với các loại hình nghệ thuật cổ truyền như: múa rồng, múa lân, ca trù, ả đào, hát đối, hát văn, quan họ,…
Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người, là minh chứng cho nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Đền Ghênh
Đền Ghênh tọa lạc tại thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Văn Lâm, Hưng Yên. Ngôi đền được xây dựng từ năm 1115 và trở thành nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử của Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan. Bà là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn, là bậc mẫu nghi thiên hạ được nhiều người sùng bái vì suốt đời lo cho nước cho dân.
Với ý nghĩa về lịch sử to lớn, ngày 2/2/1993, đền Ghênh Hưng Yên đã được Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia.
Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan có tên thường gọi là Lê Thị Khiết. Bà là một thôn nữ xinh đẹp thông minh và là người phụ nữ duy nhất của quốc gia hai lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước. Vào năm 25 tuổi, vua Lý Thánh Tông bận chinh chiến ở biên cương nên bà đã cùng các quan đại thần bàn bạc và đưa ra những quyết sách táo bạo nhằm khắc phục nạn đói đang hoành hành. Ngoài ra bà còn đưa ra một số chính sách đẩy mạnh sản xuất, trừng trị nghiêm khắc những quan lại tham ô, phản loạn thừa lúc vua rời cung đi đánh giắc để tranh ngôi.
Vào nhũng năm cuối thế kỷ XIX, dưới sự soi đường của phong trào Cần Vương, cả dân tộc bước vào thời kỳ khắc nghiệt chống lại ách đô hộ của Pháp. Hưng Yên lúc đó là vùng đất sục sôi khí thế và làm bùng cháy lên cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy. Nhằm dập tắt các phong trào nổi dậy của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã truy lùng hầu hết các làng mạc, thôn xóm vì thế đền Ghênh Hưng Yên đã bị phá hủy nhiều phần. Tuy nhiên đền vẫn là nơi được người dân địa phương đến cúng bái và hoạt động phong trào Cần Vương của những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản.
Theo lịch sử ghi lại và qua lời kể của các cao niên thôn Ngọc Quỳnh thì đền Ghênh đã từng là nơi tập trung quân của nghĩa quân Bãi Sậy. Ngoài ra nơi đây còn là điểm của đội tự vệ nhiều xã tổ chức tiến hành giành chính quyền về nhân dân, tổ chức mít tinh vào năm 1945. Đáng tiếc là vào thời kỳ 1947 – 1954, đền Ghênh Hưng Yên bị giặc Pháp phá hủy gần như toàn bộ. Lúc đó nhân dân trong làng đã kịp thời chuyển tượng Hoàng Thái Hậu cùng một số cổ vật đến gửi ở đền Chùa Dương Xá.
Đền Ghênh Hưng Yên được xây dựng theo lối kiến trúc công ngoại quốc chính chia làm 3 phần chính bao gồm: chính tiền tế, bái đường và hậu cung. Khi đến đây chỉ cần đứng từ xa là du khách có thể thấy cổng tam quan được xây theo lối kiến trúc Hưng Yên cổ. Đi vào sân đền sẽ bắt gặp một phiến đá lớn để nhân dân đặt các đồ lễ.
Các bà tòa của đền Ghênh được xây trên có chín bậc lên xuống bằng đá hoa cương. Ở hai bên đường đi có hai phỗng đá quỳ đang khoanh tay, biểu hiện cho sự quy hàng của vua Chiêm Thành. Tiền tế là nơi tế lễ, biểu diễn văn nghệ khi các lễ hội diễn ra. Trong bái đường được treo những bức hoành phi, câu đối. Hai bên tiền tế đã được xây thêm hai dãy nhà để đón tiếp du khách đến dâng hương.
Xung quanh giếng có hai cây đa cổ thụ lớn nhất vùng. Phía bên phải đền có một cái ao to. Chính giữa hai hồ nước là nhà thờ Tam tòa Thánh Mẫu, điện Mẫu, công đồng và hội đồng các quan.
Lễ hội đền Ghênh Hưng Yên thường được diễn ra trong 3 ngày của tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong thời gian diễ ra lễ hội có nhiều hoạt động sôi nổi như: dâng hương tưởng nhớ Hoàng Thái Hậu Nguyên Phi Ỷ Lan, giao lưu văn nghệ, hát quan hộ, thi đánh cầu lông, cờ tướng, bóng chuyền cùng nhiều trò chơi dân gian khác.
Chùa Đậu
Ngôi đền tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đền được dựng theo phong cách kiến trúc đình, đền của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên.
Theo thần tích lưu giữ tại đền, xưa kia làng Chạ Xá (An Xá ngày nay) là một vùng đất sình lầy, hoang vu, có nhiều thú dữ. Vào năm thứ hai trước Công Nguyên, Ngọc Hoàng đã phái Thiên tiên, Địa tiên và Ngũ Lão Tiên ông xuống hạ giới hướng dẫn dân lành diệt thú dữ, khai phá vùng sình lầy này để trồng lúa nước, đồng thời dựng đền Thụy Ứng Quán để cầu Trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Để tưởng nhớ công ơn của Ngọc Hoàng, Ngũ Lão Tiên ông cùng các vị Thiên tiên, Địa tiên, người dân địa phương đã trùng tu, mở rộng đền thành đền Đậu An để thờ phụng vua cha Ngọc Hoàng và các vị thần.
Đền Đậu An có kiến trúc Hưng Yên kiểu chữ Đinh gồm 3 tòa tiền tế, thượng điện và hậu cung. Chất liệu tạo nên ngôi đền được tạc từ những khối đá nguyên khối. Phần lớn nguyên liệu làm đền là từ gỗ lim nhưng tại cung Đệ nhất và Đệ nhị của tòa thượng điện lại được làm bằng đá, có tấm nặng tới hàng chục tấn được các nghệ nhân và thợ thủ công đương thời chạm khắc long cuốn tinh xảo từ cột trụ, câu đối, hoành phi tới bức tường.
Trải qua bao biến động của lịch sử cùng với thời gian, ngôi đền vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay. Ngoài kiểu kiến trúc cổ kính, đền Đậu An còn lưu giữ được nhiều di tích cổ có giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ. Nổi bật và đặc sắc nhất phải kể đến tòa tháp Cửu trùng (chín tầng tháp cổ) bằng đất nung được xây dựng từ thời Lý – Trần.
Tương truyền đây là ngọn tháp có lối kiến trúc và họa tiết khá độc đáo. Người dân trong xã cho rằng tháp cao chín tầng biểu thị chín tầng mây cao vời vợi của chốn thần tiên, là con đường “thăng thiên, giáng trần” của Ngọc Hoàng thượng đế và các đấng thiên thần, là nơi giao hòa giữa trời và đất.
Cầu Đá Cổ
Cầu đá làng Nôm được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn, chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.
Bắc qua sông Nguyệt Đức, cầu đá làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.
Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng những phiến đá lớn được đục đẽo chính xác để gắn khít nhau một cách hoàn hảo. Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu.
Mỗi dầm cầu được chống đỡ bởi ba cột đá. Các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây khá tinh xảo. Đây là một loại họa tiết thường sử dụng để trang trí trong kiến trúc Hưng Yên cổ, biểu trưng cho vận tốt và phúc lành.
Mố cầu được gia cố vào năm 1942 bằng bê tông. Nét đặc biệt trong cách xây dựng của cầu đá làng Nôm là mặt cầu, dầm cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết như vôi vữa hay đinh ốc như những cây cầu hiện đại.
Dù vậy, sau hai thế kỷ tồn tại, cây cầu vẫn bền vững về mặt kết cấu. Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ ngày xưa rất đáng nể phục.
Ngày nay, hàng trăm lượt người cùng các phương tiện cơ giới vẫn qua cầu mỗi ngày. Cây cầu lịch sử này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người dân làng Nôm qua câu ca dao:
“Ai về cầu đá làng Nôm
Mà xem phong cảnh nước non hữu tình”.
Không chỉ là một công trình giao thông, cây cầu đá cổ đã trở thành một điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng Nôm.
Các cụ cao niên của làng kể rằng, khi xưa cầu được làm bằng gỗ lim nhưng để thuận tiện cho giao thương vào chợ Nôm, sau cầu được xây dựng lại bằng đá. Trước đây còn có một cây gạo cổ to đẹp ở đầu cầu phía bên chùa Nôm, nhưng nay bị cụt ngọn vì gió bão, dù dân làng đã cố cứu nhưng cây chẳng còn nguyên vẹn…
Hơn hai thế kỷ đã qua, trải bao vật đổi sao dời, cây cầu vẫn vững chãi nối nhịp giao thương cho làng nghề đồng nát vang tiếng một thời và chứng kiến bao đổi thay của làng quê.
Cây cầu đá cổ còn gắn với câu chuyện về một trong người chiến sỹ cách mạng đầu tiên của làng Nôm, liệt sỹ Phùng Văn Thực, người đã không ngại hiểm nguy đứng ra bảo vệ sự tồn tại của cây cầu khi cầu bị bọn giặc tìm cách cài mìn đánh sập. Câu chuyện ấy giờ đây vẫn được người làng xúc động kể lại với niềm kính trọng và tự hào.
Nhà thờ giáo xứ Hưng Yên
Giáo xứ Hưng Yên tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Hưng Yên, cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 50 km về hướng Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 55 km về hướng Đông Nam.
Nói đến Hưng Yên, chúng ta nhớ đến Phố Hiến. Tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XV, thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, nơi đây mới là một thương cảng nổi tiếng, nằm trải dài dọc theo tả ngạn Sông Hồng. Phố Hiến là một trong những thủ phủ quan trọng của trấn Sơn Nam, bao gồm các Tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Hưng Yên. Chính vì thế, Phố Hiến không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là điểm quy tụ các nền văn hoá và tâm linh. Ngày nay, dấu chứng ấy vẫn còn thể hiện qua các công trình kiến trúc như Nhà thờ, Chùa, Đền, Miếu… Nhà Thờ Hưng Yên (Phố Hiến) vẫn giữ được dáng dấp và đường nét hoa văn của người Bồ Đào Nha.
Các ngài đã thiết lập một nơi để đón tiếp và hướng dẫn các thừa sai đến sau (nơi đó là họ Nam Hoà thuộc xứ Tiên Chu, tiền thân của xứ Hưng Yên bây giờ).
Sau thời Văn Thân, khi đạo Chúa được tự do hoạt động, Giáo họ Nam Hòa được đổi thành Giáo họ Hưng Yên (1898) cho đúng với vị trí quan trọng của một họ đạo tỉnh lị. Lúc ấy họ giáo khá sầm uất, và thường có các linh mục lui tới. Sử ký địa phận Trung (1916) viết về xứ Tiên Chu: “Đấng nào coi sóc xứ này thì hay ở họ tỉnh cho được giúp bổn đạo mà lo việc quan, song họ Tiên Chu thì làm đầu xứ”.
Sau năm 1918, Đức Cha Phêrô Munagorri Trung – Giám mục Giáo phận Trung – đã ban sắc nâng họ Hưng yên lên giáo xứ. Khi trở thành giáo xứ, Hưng Yên đã nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan Thầy. Hiện nay, Hưng Yên có 5 họ lẻ: An Tảo, An Lợi, Đaminh, Hoàng Xá và Cao Phụ.
Giáo xứ Hưng Yên ngày nay là quê hương của thánh Tôma Ngô Túc Khuông và thánh Giuse Phạm Văn Túc ở họ Hoàng Xá (thời các ngài tử đạo thì thánh Ngô Túc Khuông thuộc xứ Tiên Chu, và thánh Phạm Văn Túc thuộc xứ Ngọc Đồng). Hưng Yên còn có 12 vị Hiền phúc tử đạo khác nữa, trong đó có một vị thuộc hàng nữ lưu can đảm.
Hưng Yên là một giáo xứ nằm ngay giữa lòng đô thị phồn hoa, nên việc sống đạo gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tổ chức các hội đoàn như: Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Ca đoàn, Sinh viên, Giới trẻ… các cha xứ luôn lo lắng cho đời sống đức tin của giáo dân nơi đây. Các ngài đã cố gắng tổ chức các sinh hoạt tôn giáo, quy tụ mọi người về nhà thờ giúp họ sống đức tin Kitô giáo ngày càng kiên vững hơn.
Ngoài việc chăm sóc đức tin cho người tín hữu, cha xứ đương nhiệm còn mở nhà máy nước nhằm phục vụ nước sạch cho mọi người. Vì vậy, giáo dân xứ Hưng Yên cũng vinh dự được cộng tác với cha xứ để phục vụ cộng đồng. Tinh thần đó có tính truyền giáo rất thiết thực.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp