Wednesday, November 6, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Đắk Lắk được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Đắk Lắk được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam.

Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M’Nông…như các đàn đá, đàn T’rưng, đàn k’lông pút… Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Có thể nói kiến trúc Đắk Lắk trong quá khứ đã có vốn văn hóa sâu dày và đậm đà bản sắc. Kế thừa và phát huy vốn kiến trúc ấy cũng là đường hướng hiện nay, để tạo dấu ấn riêng và làm sáng rõ dần bản sắc cho đô thị Buôn Ma Thuột hiện đại. Nhìn tổng thể, dù được xây dựng hiện đại, nhưng kiến trúc Buôn Ma Thuột vẫn giữ được nét hài hòa, phảng phất phong cách kiến trúc nhà dài người Êđê truyền thống. Phía trước và sau tòa nhà, tùy không gian cụ thể để bố trí lan can hoặc ban công cho phù hợp. Phần nội thất, ở giữa tòa nhà chiếm một không gian lớn nhất, không ngăn cách ô, phòng…

Hiện thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích hơn 370km2, dân số hơn 500.000 người thuộc các dân tộc Kinh, Ê Đê, K'Ho, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Jrai,...
Hiện thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích hơn 370km2, dân số hơn 500.000 người thuộc các dân tộc Kinh, Ê Đê, K’Ho, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Jrai,…

Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin, Easo,…Các địa điểm du lịch Đăk Lăk luôn có một sức hút không hề nhỏ đối với những người thích du lịch bụi. Những nét đẹp đơn sơ mộc mạc của nơi đây không chỉ xuất phát từ không gian thiên nhiên núi rừng đại ngàn, mà còn bởi nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

Chùa Khải Đoan

Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng hậu.

Kiến trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk được thiết kế theo lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến trúc hiện đại.
Kiến trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk được thiết kế theo lối kiến trúc nhà rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến trúc hiện đại.

Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và thứ phi Mộng Điệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong (sắc tứ) của chế độ phong kiến. Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một điểm du lịch tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Buôn Ma Thuột. Ngày 05 tháng 04 năm 2012 chùa bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại, xây dựng thêm.

Toàn bộ ngôi chùa gồm cổng chính (cổng tam quan) hướng về phía Tây Nam, chính điện, điện Quan Âm, nhà hậu tổ:

  • Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7 m, rộng 10,5 m.
  • Ðiện Quan Âm xây tách biệt với chính điện và có hình lục giác với sáu cây cột trang trí hình rồng, mây.
  • Chính điện rộng 320 m² gồm hai phần, phần trước ảnh hưởng kiến trúc Đắk Lắk theo kiểu nhà dài của người Ê Đê nhưng cột kèo lại theo lối nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng đặt chính giữa chính điện. Bên gian phải chính điện treo một quả chuông đồng nặng 380 kg đúc năm 1954.

Tọa lạc tại số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk là một ngôi chùa cổ lớn nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột và toàn tỉnh Đắk Lắk. Đây không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk mà còn là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.

Tên gọi của chùa được ghép từ tên của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy. Ngoài ra, chùa còn có tên là Sắc tứ Khải Đoan tự, chùa Lớn hay chùa Tỉnh Hội. Ngôi chùa được xây từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, cho đến năm 1953 chùa bắt đầu xây dựng phần chánh điện.

Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng.
Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng.

Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn thể ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk phía trước là cổng tam quan, tiếp đến là chính điện, còn phía sau là hậu tổ.

Đặc biệt phần chính điện được xây dựng với các cột gỗ lim vững chãi. Chánh điện nổi bật với tượng Phật Thích Ca uy nghi cùng chiếc chuông đồng lớn đặt ở gian bên phải. Theo như các chư tăng ở chùa cho biết, tượng Phật này được chế tác bằng đồng, cao 1,1m, đài sen được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Còn chiếc chuông đồng cao tới 1,15m do các nghệ nhân ở kinh thành Huế đúc vào năm 1954. Ngoài ra, chùa còn có điện thờ Quan Âm Bồ tát được xây bên cạnh với hình lục giác.

Ngày nay, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk được nhiều du khách biết đến và tham quan, lễ Phật. Bởi vậy nơi đây đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khi đến du lịch Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Một lưu ý nhỏ với du khách là khi muốn vào chiêm bái, lễ Phật, mọi người phải bỏ giày đi chân đất để giữ sự tôn nghiêm cũng như vệ sinh sạch sẽ cho nhà chùa nhé.

Tượng Đài Chiến Thắng Buôn Ma Thuột

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, Buôn Ma Thuột được coi là trận then chốt quyết định bởi nếu chiếm được thị xã này sẽ làm rung chuyển cả Tây Nguyên và Miền Nam. Tượng đài chiến thắng ở Buôn Ma Thuột mang ý nghĩa lịch sử và có nhiều điều vô cùng thú vị. Đặc biệt là chiếc xe tăng số hiệu 980 trên Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Đến với thành phố Buôn Mê Thuột (BMT) hầu như du khách nào cũng đến thăm Tượng đài chiến thắng ở Ngã Sáu của thành phố. Đây là một tượng đài đẹp, mô phỏng cây ná- một thứ vũ khí tuy thô sơ nhưng đã có công rất lớn trong sinh tồn cũng như đánh giặc giữ làng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Ngã sáu Buôn Ma Thuột là hợp điểm của 6 con đường qua trung tâm thành phố. Ngã sáu cũng chính là giao điểm của quốc lộ 26 chạy theo hướng Đông - Tây và quốc lộ 14 chạy theo hướng Bắc- Nam.
Ngã sáu Buôn Ma Thuột là hợp điểm của 6 con đường qua trung tâm thành phố. Ngã sáu cũng chính là giao điểm của quốc lộ 26 chạy theo hướng Đông – Tây và quốc lộ 14 chạy theo hướng Bắc- Nam.

Với vị trí trung tâm như vậy, đây cũng là một địa điểm đã xảy ra giao tranh dữ dội trong trận tiến công BMT của Quân giải phóng trong các ngày 10 và 11.3.1975 – trận then chốt quyết định trong chiến dịch Tây Nguyên làm rung chuyển cả miền Nam.

Vì vậy, sau ngày đất nước thống nhất chính quyền tỉnh Đắk Lắk quyết định xây dựng ở đây một tượng đài chiến thắng để tuyên dương công trạng của các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh đã làm nên chiến thắng vĩ đại này.

Đánh giá cao vai trò của xe tăng trong chiến thắng Buôn Ma Thuột, người ta đã quyết định xây một bệ cao và đặt lên đó một chiếc xe tăng. Đó là chiếc T34-85 mang số hiệu 945 - một con số mang ý nghĩa tượng trưng cho thời điểm giành độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đánh giá cao vai trò của xe tăng trong chiến thắng Buôn Ma Thuột, người ta đã quyết định xây một bệ cao và đặt lên đó một chiếc xe tăng. Đó là chiếc T34-85 mang số hiệu 945 – một con số mang ý nghĩa tượng trưng cho thời điểm giành độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Tuy nhiên sau đó người ta nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau về tượng đài nhưng lại tập trung vào một chủ đề, đó là: xe tăng T34-85 là loại xe cũ và không hề tham gia trận đánh BMT! Vậy tại sao lại đặt nó lên đây?

Sau khi tham khảo các chuyên gia- nhất là các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và các tướng lĩnh đã tham gia trận đánh, năm 1997 chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã quyết định xây dựng lại tượng đài và thay chiếc xe tăng T34-85 bằng chiếc xe tăng T-54 là loại xe tăng chủ công trong trận đánh. Song do lúc đó, việc xin một chiếc xe tăng thật đặt lên tượng đài là hết sức khó khăn nên người ta đành phải đắp nó bằng bê tông.

Còn số hiệu xe được lấy là 980 bởi xe 980 là xe của Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng - nguyên đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9 của Trung đoàn 273 thời điểm 1975.
Còn số hiệu xe được lấy là 980 bởi xe 980 là xe của Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng – nguyên đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9 của Trung đoàn 273 thời điểm 1975.

Đây là xe dẫn đầu đội hình thọc sâu của trận đánh, chính nó đã bắn sập cổng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23, sau đó dẫn dắt đội hình xung phong đánh chiếm căn cứ này. Tiếp đó, xe 980 lại dẫn đầu đội hình đánh qua Ngã Năm lên Ngã Sáu. Với những chiến tích vẻ vang đó, số hiệu 980 đã được gắn cho chiếc xe trên tượng đài này.

Không chỉ lập chiến công vang dội trong chiến đấu, xe 980 còn có những bí mật thú vị về những thành viên của nó mà không phải ai cũng biết!

Tính đến thời điểm 30.4.1975, người gắn bó nhất với chiếc T-54 số hiệu 980 là đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng trên cương vị trưởng xe. Ông gắn bó với chiếc xe này từ khi hành quân từ miền Bắc vào chiến trường B3 cho đến khi kết thúc trận đánh địch rút chạy ở Cheo Reo – Phú Bổn ngày 21.3.1975.

Sau trận này, đại đội của Đoàn Sinh Hưởng được lệnh bàn giao xe cho đơn vị khác và nhận xe chiến lợi phẩm tiếp tục chiến đấu.
Sau trận này, đại đội của Đoàn Sinh Hưởng được lệnh bàn giao xe cho đơn vị khác và nhận xe chiến lợi phẩm tiếp tục chiến đấu.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đoàn Sinh Hưởng được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT và đi học tại Học viện xe tăng mang tên Nguyên soái Ma-li-nốp-xki (Liên Xô), sau đó là Học viện Quốc phòng và đã hoàn thành học vị Tiến sĩ tại đây.

Cầu Treo Sàn Si

Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 45 km về hướng Tây- Bắc. Buôn Đôn xưa đã từng là cái nôi phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng khắp cả nước. Đây cũng là vùng đất chung sống của rất nhiều đồng bào dân tộc khác nhau như Lào, Ê đê, Mnông, Giarai, ….Ngày nay, các dân tộc anh em đã chung tay xây dựng nên một Buôn Đôn đa dạng về bản sắc văn hoá, tạo thành một nét riêng biệt mà không nơi nào có được. Nơi đây cũng đang trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Tây nguyên nói chung và Đăk Lăk – Buôn Đôn nói riêng.

Bên trong hệ thống Cầu treo ngay giữa lòng sông Sêrêpôk là Nhà hàng Sàn Si chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của người dân bản địa như; Cơm lam, gà nướng, heo đồng bào, canh chua cá sông Sêrêpôk, rượu cần, rượu AmaCông … ngoài ra quý khách còn được thưởng thức những món ăn đặc biệt của người dân tại nơi đây như: Canh cà đắng lòng cá sông, món lạp, rau rừng, canh đọt măng… Quý khách có thể tham gia giao lưu văn nghệ cùng các người dân bản địa, hoặc tận hưởng tiếng suối reo rì rầm.

Nơi đây quý khách sẽ được tự tay mình chế biến những món ăn mà mình yêu thích và ngắm nhìn dòng Sêrêpôk hiền hoà và khu rừng bạt ngàn trước mắt.
Nơi đây quý khách sẽ được tự tay mình chế biến những món ăn mà mình yêu thích và ngắm nhìn dòng Sêrêpôk hiền hoà và khu rừng bạt ngàn trước mắt.

Vượt thêm 1-2 nhịp cầu treo nữa quý khách sẽ đặt chân lên hòn đảo Ây nô. Đây là nơi mà những cư dân xưa kia ngược dòng sông Sêrêpôk, nghỉ ngơi tại đây, mà người ta gọi là Làng Đảo hay Bản Đôn ngày nay. Theo thói quen sinh hoạt của hầu hết các đồng bào tây nguyên, mồi lần thành lập một làng bản, họ sẽ tìm nơi nào có nguồn nước phong phú, được thiên nhiên ưu đãi cả về địa hình lẫn khí hậu để thuận lợi về sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy khi đi ngang qua hòn đảo này, cảm nhận nơi đây hội tụ đầy đủ các điều kiện thoả mãn lối sinh hoạt đặc trưng của người Tây nguyên nên ông N’Thu Knul đã dừng chân ghé lại tạo nên một làng bản như ngày hôm nay.

Đến với Trung tâm Du lịch Buôn Đôn thưởng thức những đặc sản địa phương thì quý khách không thể không nhấm nháp vài ly rượu AmaCông, một loại rượu được làm từ các loại cây thuốc quý có tại rừng Bản Đôn, được cụ AmaCông tìm ra thông qua những chuyến đi săn của mình. Rượu thuốc có tác dụng trị bệnh đau lưng nhức mỏi và kém ăn mất ngủ. Khi đã thử rồi quý khách không thể quên cái vị ngọt ngọt nơi đầu lưỡi, ngoài ra quý khách cũng có thể thưởng thức hương vị rượu cần, một loại rượu được rất nhiều người ưa chuộng.

Sau thời gian vui chơi thăm thú khắp muôn nơi, khi ông mặt trời xuống núi đi ngủ, là lúc những âm điệu rộn ràng của tiếng cồng tiếng chiêng cất lên.
Sau thời gian vui chơi thăm thú khắp muôn nơi, khi ông mặt trời xuống núi đi ngủ, là lúc những âm điệu rộn ràng của tiếng cồng tiếng chiêng cất lên.

Đặc biệt, khi đặt chân đến Trung tâm Du lịch Buôn Đôn quý khách không thể bỏ qua những bài thuyết minh về những cuộc săn bắt voi rừng dũng mãnh và tinh thần thượng võ của các chàng Gru (thợ săn voi) và những bài thuần dưỡng huấn luyện voi thật độc đáo và đây tính nhân văn cho nên Voi là biểu tượng văn hóa của người dân nơi đây. Quý khách có thể chụp hình chung với những chú voi to lớn nhưng hiền hòa, gần gủi. Cùng với voi quý khách có một tour tham quan buôn làng nhìn ngắm cuộc sống của người dân bản địa, và nếu ai đó thích thú với cảm giác mạnh thì hãy cùng với những chú voi dũng mãnh vượt qua dòng sông chảy ngược đến thăm thú cánh rừng nguyên sinh, hơn thế nữa những quý khách muốn khám phá những bí ẩn của đại ngàn York Đôn có thể đặt những tour dã ngoại sinh thái rừng (tour trekking) hoặc tổ chức cắm trại trong rừng. Đêm về quý khách tha hồ ngắm nhìn cánh rừng dần chìm vào đêm tối và sống hoà mình vào không gian tĩnh lặng của núi rừng.

Bên ánh lửa thiêng bập bùng quý khách sẽ cùng các cô sơn nữ thể hiện những điệu múa, thể hiện tình cảm của mình qua lời ca tiếng hát, cùng uống rượu cần ăn thịt nướng và lắc lư theo tiếng cồng tiếng chiêng để đêm giao lưu thêm nhiều ý nghĩa.

Đã rất nhiều du khách cho rằng, khi đến Đăk Lăk mà chưa đến Buôn Đôn thì coi như chưa đến Đăk Lăk. Vì nơi đây; là sự hội tụ, kết tinh giữa Thiên nhiên, Văn hoá và Con người, không ai có thể quên dù mới đến chỉ một lần. Vậy bạn hãy đến với Trung tâm Du lịch Đăk Lăk để thưởng thức trọn vẹn những gì mà thiên nhiên và con người đã ban tặng, chắc chắn rằng, khi rời Buôn Đôn các bạn sẽ còn lưu luyến mãi với mảnh đất, thiên nhiên và con người nơi đây.

Bảo tàng Đắk Lắk

Tọa lạc tại số 12 đường Lê Duẩn, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, bảo tàng tàng văn hóa các dân tộc với nhiều giá trị văn hóa độc đáo đã và đang là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk.

Ban đầu, vào năm 1926, công sứ Paul Giran của Pháp đã cho xây dựng tòa nhà này để làm Tòa công sứ. Đến năm 1947, khi vua Bảo Đại về nước và nghỉ ngơi ở đây thì nó được đổi tên thành Biệt Điện Bảo Đại.

Sau hơn 30 năm hoạt động, vào năm 2008, bảo tàng lại được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành lần 2 vào năm 2011.
Sau hơn 30 năm hoạt động, vào năm 2008, bảo tàng lại được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành lần 2 vào năm 2011.

Bảo tàng Đắk Lắk được thiết kế theo kiến trúc Buôn Ma Thuột nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê tại Tây Nguyên, lại được sử dụng các chất liệu hiện đại như bê tông, kính và hợp kim, cùng các màu sắc tương phản như trắng, đen, nâu…làm cho không gian vừa sang trọng vừa cổ điển, cuốn hút lòng người ngay cả khi đứng từ xa.

Bên cạnh đó, công trình được xây dựng với chiều dài 130m, rộng 65m trên một mảnh đất 9.200 m2 và thuộc kiểu không gian mở, vì thế sẽ cho bạn một cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất trong quá trình đi dạo hay di chuyển quanh bảo tàng.

Hơn nữa, bảo tàng được ôm ấp bởi những thảm cỏ và rất nhiều cây cối xanh mướt, nên không hề có cảm giác “lạc tông” mà rất hòa hợp với không gian núi rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên.

Với diện tích khoảng 350 m2, gồm hơn 200 hiện vật và các hình ảnh hấp dẫn, khu đa dạng sinh học tại trung tâm bảo tàng Đắk Lắk giúp chúng ta được lạc vào một không thu nhỏ của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ, với hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú.
Với diện tích khoảng 350 m2, gồm hơn 200 hiện vật và các hình ảnh hấp dẫn, khu đa dạng sinh học tại trung tâm bảo tàng Đắk Lắk giúp chúng ta được lạc vào một không thu nhỏ của núi rừng Tây nguyên hùng vĩ, với hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú.

Được tích lũy kể từ năm 1977 cho đến nay, nên hiện tại số hiện vật mà bảo tàng dân tộc ở Đắk Lắk sưu tầm được đã lên tới hơn 10.000 sản phẩm, trong đó có trên 1.000 vật phẩm đặc trưng và quý giá nhất, qua sự lựa chọn và kiểm tra gắt gao đã được trưng bày thường xuyên trong không gian bảo tàng và được chia thành 3 khu vực chính là: Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộc và Lịch sử.

Tiêu biểu như: các loại rừng (thủy tùng, gỗ xưa, cầm lai, cẩm xe, thông lá dẹt, thông năm lá…), các loại thuốc dân gian, các cây công nghiệp (cà phê – vàng đen, cao su – vàng trắng, hồ tiêu…), thổ nhưỡng (đất đỏ bazan, đất sét, đất xám…), các động vật quý hiếm được ghi danh vào sách đỏ (báo, chồn bay, bò tót, gấu chó, nai cà tông, bò xám…) và các thắng cảnh đẹp (hồ Lắk, hồ Cư Mil, thác Dray Nur,…).

Từ năm 1955 đến 1975 thì nó trở thành nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và đến năm 1976 thì được thiết kế lại thành bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
Từ năm 1955 đến 1975 thì nó trở thành nơi diễn ra các sự kiện quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và đến năm 1976 thì được thiết kế lại thành bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.

Ngoài ra, không gian trưng bày trong bảo tàng Đắk Lắk còn dành nguyên một phần lớn diện tích để cảnh báo về sự suy giảm nghiêm trọng của môi trường do tác động của con người và giáo dục, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Đặc biệt nhất là việc tái hiện 100% hình ảnh của bản gốc, không chỉ cho thấy sự tôn trọng với hiện vật gốc, tôn trọng người sáng tạo ra chúng, mà còn có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới với bạn bè quốc tế.

Tháp Yang Prong

Tháp Yang Prong hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngọn tháp Chàm nằm ở thôn 5 xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. Tương truyền, tháp là ngôi mộ của người đứng đầu làng Chăm xưa kia.

Năm 1906, người ta thấy ở trên khung cửa đá của tháp những dòng bia ký cổ của vị Vua Chăm trị vì vào cuối thế kỷ XIII. Những dấu tích vật chất quanh Yang Prông lại như chứng tỏ đây vốn là một khu thành trì dinh thự xưa của người Chăm ở Tây Nguyên. Toà tháp còn khá nguyên vẹn, cao hơn 10m, xây bằng gạch cứng với nhiều kích cỡ khác nhau. Tháp có bình đồ vuông, phần tiền sảnh phía Đông rộng 1,60m. Cấu trúc tháp hình vuông, phía trên nhọn như củ hành, khác với các kiến trúc Đăk Lăk thường thấy.

Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc.
Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc.

Năm 1990, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tìm đến và có một số công trình nghiên cứu về tháp. Các nhà khoa học đều khẳng định: Yang Prông được xây dựng vào thế kỷ 13, chứng tỏ cách đây khoảng 700 năm, Tây Nguyên không chỉ có người bản địa mà đã có những dân tộc khác cùng sinh sống. Yang Prông là một di tích có ý nghĩa lớn đối với các nhà dân tộc học, lịch sử, kiến trúc…

ThápYang Prong được phát hiện vào quãng những năm 1904-1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912.

Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh. Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường ngoài là 3 cửa giả, một cửa duy nhất mở về hướng Ðông, nơi ngự trị của các vị thần linh. Phía trên mở rộng và thon vút hình tháp bút, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ. Trong thời gian chiến tranh, tháp bị những kẻ đi tìm vàng đánh mìn nên đã hư hỏng nhiều. Tháp cũng không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, núi thấp không bóng cây như những ngọn tháp chàm khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dòng sông Ea H’leo hiền hòa.

Hiện nay, tháp đã được công nhận là Di sản văn hóa cần được bảo tồn. Tuy đã được tôn tạo nhưng nhìn chung tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm của nó. Chung quanh tháp được bao quanh bởi những cây gỗ nhiều năm tuổi, khá rậm rạp, đây cũng là minh chứng cho nỗ lực bảo vệ của chính quyền địa phương. Không chỉ là một công trình kiến trúc tại Đắk Lắk nghệ thuật độc đáo, tháp Yang Prông mang sắc thái và văn hóa Chăm cổ xưa huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian. Ngày 3 – 8 – 1991, tháp đã được công nhận là Di tích văn hoá kiến trúc cấp Quốc gia.

Yang Prông có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ. Đây là một công trình còn dang dở, bởi lẽ khi xây dựng tháp, đồng bào Chăm không bao giờ xây một cái mà thường là một quần thể.
Yang Prông có nghĩa là tháp thờ Thần Lớn, vị thần chuyên cai quản mùa màng theo quan niệm của người Chăm cổ. Đây là một công trình còn dang dở, bởi lẽ khi xây dựng tháp, đồng bào Chăm không bao giờ xây một cái mà thường là một quần thể.

Cùng với Hồ Ea Súp thượng và Ea Súp hạ, tháp Yang Prong đã làm phong phú thêm các điểm đến cho du lịch Đăk Lăk. Tuy nhiên do tháp ở khá xa thành phố Buôn Ma Thuột (trên 90 km), đường vào lại rất khó khăn nên tháp còn quá xa lạ với nhiều người ở Buôn Ma Thuột, ngay cả người Ban mê vốn mang tiếng là kẻ đi nhiều cũng mới chỉ vào đây một lần từ những năm cuối của thế kỷ 20, lúc đó ngọn tháp còn rất hoang sơ giữa tán rừng rậm và đang bị trùng tu.
Hi vọng một ngày nào đó, nơi này sẽ được nhiều người biết đến hơn, đó là khi tour con đường xanh Tây Nguyên trở thành hiện thực. Khi du lịch Ea Súp đã kết nối được với 2 điểm du lịch đông khách và hấp dẫn nhất ở Đắk Lắk là Buôn Ma Thuột và nhất là Bản Đôn với các điểm tham quan nổi tiếng như: các bến nước tại buôn Niêng, buôn Kó đung, Vườn Trohbư, cụm du lịch Bản Đôn.

Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc tại Buôn Ma Thuột độc đáo xây dựng bằng gạch nung đỏ, không có mạch vữa, dựng trên nền đá xanh, trong khu rừng nguyên sinh bên cạnh dòng sông Ea H’leo. Tháp cao 9m, dạng hình tháp bút, có đáy vuông, duy nhất chỉ có một cửa ra vào ở mặt phía Đông (hướng Mặt Trời mọc), ba mặt còn lại là cửa khác biệt nhiều với kiến trúc của các tháp Chăm ở Trung Bộ…

Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột

Nhà thờ Thánh Tâm (số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là nhà thờ chính tòa của giáo phận Ban Mê Thuột. Vùng đất xây dựng nhà thờ hiện nay vốn là Giáo họ Ban Mê Thuột, một cơ sở truyền giáo đầu tiên của vùng đất Cao nguyên Trung phần.

Ngày 15 tháng 08 năm 1934, tại vị trí nhà thờ hiện hữu một Nhà nguyện mái tranh vách đất đã được dựng lên. Ngôi Nhà Nguyện này về sau đã được cơi nới và lợp lại tôn vào năm 1954 khi có một số bổn mạng từ KonTum lên lập cư tại Ban Mê Thuột.
Ngày 15 tháng 08 năm 1934, tại vị trí nhà thờ hiện hữu một Nhà nguyện mái tranh vách đất đã được dựng lên. Ngôi Nhà Nguyện này về sau đã được cơi nới và lợp lại tôn vào năm 1954 khi có một số bổn mạng từ KonTum lên lập cư tại Ban Mê Thuột.

Sau này các nữ tu Vinh Sơn đã xây một Nhà Nguyện mới trên nền Nhà Nguyện tiên khởi.

Ngày 30 tháng 03 năm 1937, giám mục Jannin Phước, Giám mục Địa phận Kontum đã nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng giáo xứ và chủ tọa lễ nhậm chức của Cha sở tiên khởi Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn

Tháng 9 năm 1956, giám mục Seitz Kim bổ nhiệm Cha JB. Trần Thanh Ngoạn làm Chánh xứ và linh mục này đã xây dựng Nhà thờ lớn thị xã, hiện nay là Nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào Chúa nhật II sau Lễ Phục sinh năm 1959.

Nhà thờ chọn ngày lễ bổn mạng là Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào tháng 6 hằng năm.

Nhà thờ có chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m², trừ cung thánh, với sức chứa 1.200 chỗ ngồi.

Ban đầu khoảng 45 hộ trong khu vực gần nhà thờ và ở rải rác trong các đồn điền, từ nhiều địa phương đến. Sau phong trào di cư năm 1954, số giáo dân đã lên đến 4000. Hiện nay số giáo dân trên 11.000 người, trong đó: người kinh: 10.579 người; dân tộc Êđê: 521 người. Đời sống kinh tế của bà con giáo dân đa dạng với nhiều ngành nghề: buôn bán, làm nông, công nhân viên, bác sĩ, kỹ sư,…

Tòa giám mục Ban Mê Thuột

Tòa Giám mục Ban Mê Thuột là một công trình kiến trúc Đắk Lắk cổ có quy mô to lớn, tọa lạc ở 104 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Đây là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá, có quy mô rất lớn.
Đây là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá, có quy mô rất lớn.

Cơ sở này là tu viện do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng vào năm 1956. Về sau, để thuận lợi cho sự phát triển của Dòng, hai Đức Giám mục Kontum và Sài Gòn đã chấp thuận cho Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Hơn một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh giá (Nữ Vương Hòa Bình) di chuyển từ Kontum xuống. Cha Võ Quốc Ngữ được bổ nhiệm làm Quản lý Nhà Chung Ban Mê Thuột. Vào ngày 22.6.1967, với sắc chỉ “Qui Dei Benignitate” thiết lập Giáo phận Ban Mê Thuột của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, ngôi nhà này được mang tên mới: “Tòa Giám mục Ban Mê Thuột.”

Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa nằm giữa một khuôn viên rộng với nhiều giống cây cỏ hoa lá lạ và được thiết kế và xây dựng bởi các nghệ nhân Công giáo Ê đê xưa với bàn tay khéo léo rất rất công phu.

Tu viện Nhà Dòng đã được Đức Cha Paul Seitz Kim mua lại để các cha trong hạt Ban Mê Thuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai và để chuẩn bị thành lập Giáo phận mới.
Tu viện Nhà Dòng đã được Đức Cha Paul Seitz Kim mua lại để các cha trong hạt Ban Mê Thuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai và để chuẩn bị thành lập Giáo phận mới.

Nhà nguyện được thiết kế theo nét kiến trúc dân tộc Tây Nguyên bởi nữ kiến trúc sư Boni Pacxo người Áo. Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, mái lợp ngói vẩy. Phần chính của công trình là nhà nguyện được lấy theo mặt bằng nhà dài của người Êđê, các khu vực khác như nhà khách, quản lý, nhà ở và sinh hoạt được đấu nối về 2 bên của nhà nguyện.

Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan thú vị khi đến với Thành phố Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, nhất là đối với những người theo tín ngưỡng Công giáo.
Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan thú vị khi đến với Thành phố Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, nhất là đối với những người theo tín ngưỡng Công giáo.

Mặt bằng nhà nguyện được sắp xếp với cầu thang chính, sảnh chính hướng từ đầu hồi của công trình tiếp giáp với lối vào chính.Bên trong nhà nguyện được chia làm 2 phần, phía trước là khu vực xem lễ của giáo dân, phía sau là khu vực xem lễ dành cho nữ tu (gọi là ca triều trong các dòng kín). Ngăn cách giữa 2 khu vực là bàn thờ. Thánh giá của nhà nguyện vì vậy được treo lên để có thể nhìn được từ 2 hướng ngược nhau.

Do được thiết kế theo hình thức nhà dài nên việc xử lý thông thoáng, chiếu sáng cho bên trong công trình sẽ bị hạn chế. Vì thế, giải pháp lấy sáng được đưa ra là toàn bộ diện tích tường nhà làm cửa lấy ánh sáng với khung gỗ, kính mờ bố trí từ sàn nhà tới đuôi mái. Phần mái cao được xử lý chiếu sáng, thông thoáng bởi các cửa mái ngang bằng cách thay đổi độ dốc mái. Thay vì tạo các cửa mái hình tam giác thì việc mở các cửa mái ngang như vậy ánh sáng sẽ phân bổ đồng đều hơn, đồng thời hình thức mái của nhà dài sẽ không bị phá vỡ.

Tòa Giám mục còn có một tháp chuông được thiết kế theo hình tượng mái nhà rông Tây Nguyên.
Tòa Giám mục còn có một tháp chuông được thiết kế theo hình tượng mái nhà rông Tây Nguyên.

Tòa Giám mục Ban Mê Thuột là ngôi nhà chung của Giáo phận, nơi diễn ra các hoạt động Công giáo của Giáo phận. Hằng ngày, nhà nguyện có một thánh lễ được cử hành. Vào các ngày đại lễ như Phục Sinh, Giáng Sinh, thánh lễ sẽ được cử hành nhiều hơn.

Đặc biệt vào đêm Giáng Sinh, Tòa Giám mục Ban Mê Thuột lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, cây thông, đèn ông sao phát quang tạo nên một không gian độc đáo khác thường. Trong khuôn viên nhà thờ, những người Công giáo chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường. Lễ Vọng giáng sinh sẽ được cử hành vào đêm 24/12. Thánh lễ được diễn ra hết sức long trọng và tôn nghiêm trong bầu khí ấm áp của ngôi Nhà nguyện, cùng với đó là những bài thánh ca được vang lên và mọi người cùng nhau nguyện cầu cho một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và bình an bên nhau.

Biệt Điện Bảo Đại

Biệt điện Bảo Đại là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Ngôi nhà trước đây vốn là một nhà sàn là nơi ở của Sabatier – Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại sử dụng. Tọa lạc ở vị trí gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, Biệt điện Bảo Đại nổi tiếng với kiến trúc Đắk Lắk đẹp và là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk.

Khuôn viên di tích rộng gần 7ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ.
Khuôn viên di tích rộng gần 7ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ.

Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, nơi đây nguyên là nhà làm việc của Công sứ tỉnh Đắk Lắk. Lúc đầu ngôi nhà được dựng lên bằng các vật liệu như gỗ, tranh, tre, nứa… Đến năm 1926, được xây dựng lại bằng gạch, đá, xi măng kiên cố và hoàn thành vào năm 1927 mang tên là Toà công sứ Pháp. Năm 1940 ngôi nhà được xây dựng lại theo lối kiến trúc mảnh đất nàykết hợp hiện đại. Mái ngói, sàn gỗ, phía dưới là tầng hầm bê tông. Khung cảnh yên ả với cây xanh và hương hoa, những cây cổ thụ vươn cánh tay khổng lồ làm bóng mát, quanh năm có tiếng lảnh lót của những chú chim.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng đã sử dụng toà nhà này làm trụ sở của Hội đồng cố vấn cách mạng. Trong thời kỳ thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam, vua Bảo Đại nhà Nguyễn đã đến đây để nghỉ ngơi, săn bắn. Từ đó toà nhà có thêm tên Biệt điện Bảo Đại và được quen gọi đến ngày nay.

Từ cổng vào là 02 cây Long não ở hai phía bên trong cổng, mỗi cây có chu vi gốc khoảng 8m, tán xòe lá rộng tạo nên khung cảnh trang nghiêm.

Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam.
Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam.

Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc anh em đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét.

Với kiến trúc tại Buôn Ma Thuột và cảnh quan đẹp, Biệt điện Bảo Đại thực sự là điểm tham quan lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Ngày nay, Biệt Ðiện trở thành di tích lịch sử, bảo tàng trưng bày hiện vật lịch sử văn hóa các dân tộc Ðắk Lắk. Cảnh thiên nhiên vẫn mang bóng dáng của ngàn xưa đã góp phần làm cho Biệt Ðiện mang đậm nét lịch sử của mảnh đất cao nguyên đầy huyền thoại.

Chùa Liên Trì

Chùa Liên Trì được tọa lạc tại thôn 2, xã Hòa Thuận, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, địa giới từ Km 372 đến Km 376 nằm bên quốc lộ 14 đường đi từ thành phố Ban Mê Thuột về tỉnh Gia Lai.

Chùa có cấu trúc kiểu Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Toàn bộ ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, bảo điện Quan Âm, chánh điện, nhà thờ tổ.
Toàn bộ ngôi chùa bao gồm cổng tam quan, bảo điện Quan Âm, chánh điện, nhà thờ tổ.

Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hài hòa. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp,…

Cổng tam quan với 3 vòm cửa, hai bên được cột cổng chính và cổng phụ có 4 dòng câu đối chữ Hán.

Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa rộng lớn, có các tượng phật, chư vị thánh thần, có hồ nước nhỏ ngay bên phải khi bước từ ngoài vào chùa.

Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là Chánh điện rộng 1.048 m2 xây dựng kiên cố – Bảo điện Quan Âm được xây dựng hình lục giác với 6 cây cột được trang trí rồng mây quấn quanh. Để đi được đến đây phải đi lên hơn 210 bậc thang. Ở nhà bái đường một số tượng quan bảo vệ cho chùa, ở đây được đặt trống và chuông hai bên cánh nhà. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây.

Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.

Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nơi đây thờ cúng tổ tiên, các vị trù trị của chùa qua nhiều đời và chư linh hương.

Cuối năm 1963, chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Các phật tử ở hai vức Nam Bình và Nam Sơn thuộc chùa Nam Thiên trong đó có các đạo hữu tiêu biểu là: Đặng Bảo, Phạm Xuân Gia, Nguyễn Khâm, Lê Kim Sức đã kết hợp trình xin Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội Phật giáo Tỉnh Đắk Lắc thành lập chùa. Đại đức Thích Minh Đức chánh đại diện Tỉnh Giáo hội Phật giáo Tỉnh Đắk Lắc, khi về thực địa khu đất xin cất chùa thấy trước mặt chùa là một hồ nước mênh mông nên ngài đã đặt tên là Chùa Liên Trì. Chùa Liên Trì được ra đời từ đó. Khu đất xây chùa có diện tích 12.000mét vuông do sự hỷ cúng của các Phật tử Đặng Cháu, Hoàng Cháu, Trần Vầy và vị Thiên chúa giáo là Là Hoàng Tạ và Lê Địch.

Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh là một ngôi chùa được xem là ngôi chùa lớn thứ 2 ở thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa tọa lạc tại số 68 đường Nguyễn Cư Trinh, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 1 km về phía đông nam.

Cuối năm 1954, một số chư tăng của Giáo hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt, cùng với một số tín đồ Phật giáo di cư vào Nam, dưới sự hướng dẫn của các tăng sĩ Thích Tâm Châu, Thích Độ Lượng, đã lên Buôn Ma Thuột dựng trại định cư Phật giáo lấy tên Hưng Đạo. Và ngôi chùa cũng được thành lập vào mùa Phật đản Phật lịch 2499, năm Ất Mùi 1955, thuộc hệ phái Phật giáo miền Vĩnh Nghiêm, trực thuộc hệ thống Phật giáo Bắc Việt.

Năm 1968, do ảnh hưởng của bom Mỹ, ngôi chùa bị hư hại 80%. Ngôi chùa được các tăng nhân và Phật tử trùng tu lớn, mang dáng dấp như ngày nay.
Năm 1968, do ảnh hưởng của bom Mỹ, ngôi chùa bị hư hại 80%. Ngôi chùa được các tăng nhân và Phật tử trùng tu lớn, mang dáng dấp như ngày nay.

Cơ sở ban đầu của ngôi chùa được xây dựng tại khu nghĩa trang cách vị trí hiện nay 500m về hướng Tây và đến năm Ất Tỵ 1965 thì được di chuyển ra vị trí mới. Cũng từ đó chùa chính thức lấy hiệu là Phổ Minh.

Năm 1991, các Phật tử thực hiện việc tôn tượng Thích Ca thành đạo. Năm 1995, chùa xây dựng Hội trường, năm 1996 xây dựng Bảo Cái Di Lặc và năm 1998 xây dựng lại Nhà Tổ.

Kiến trúc ngôi chùa khá đặc sắc với khuôn viên được tọa lạc trên một ngọn đồi thoáng mát phong cảnh hữu tình. Chùa hướng về phía Tây Nam và nhìn xuống thung lũng. Và để thể hiện đúng tinh thần của Phật tử xứ Bắc luôn hướng về quê hương nguồn cội, Phật tử chùa đã sử dụng ngôi chùa cũ và khuôn viên đất làm đình để tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và các vị anh hùng dân tộc khác.

Năm 1985, chùa được trùng tu thứ hai nhằm mở rộng diện tích Chính điện lên khoảng 100m2.
Năm 1985, chùa được trùng tu thứ hai nhằm mở rộng diện tích Chính điện lên khoảng 100m2.

Hiện nay Chính Điện đã được mở rộng so với trước và tổng diện tích Chính Điện hoảng 300m2. Các họa tiết hoa văn trang trí được làm theo phong cách Phật giáo thời Lý Trần. Dáng vẻ ngôi chùa uy nghi, mang đậm bản sắc Phật giáo xứ Bắc.

Mùa thu năm Canh Tý 1960, với mong ước được hòa bình Phật tử chùa đã phát nguyện rồi tháo bỏ đầu đạn và thuốc súng, sử dụng các tút và vỏ đạn đó để đúc nên Đại Hồng Chung nặng 400 kg và một pho tượng Phật A Di Đà. Đây là 2 bảo vật và cũng là niềm tự hào của Phật tử chùa Phổ Minh. Qua nhiều lần ngôi chùa bị phá hủy do chiến tranh nhưng 2 bảo vật này vẫn không hề suy chuyển. Hiện nay 2 bảo vật này vẫn đang được tôn trí tại bản tự.

Bảo Tàng Cà Phê

Ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một thủ phủ cà phê toàn cầu, biến nơi này thành điểm hội tụ của những người yêu và đam mê cà phê từ những ngày đầu của CHỦ TỊCH ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ đã được hiện thực hóa bằng Bảo tàng Thế giới Cà phê trưng bày hàng nghìn hiện vật và tinh hoa văn hóa thuộc về cà phê trên khắp thế giới.

Hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới.
Hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Cà phê Trung Nguyên Buôn Ma Thuột được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới.

Dự án Thủ phủ Cà phê Toàn cầu chính thức được đưa vào Nghị quyết về phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới của tỉnh Daklak. Ít người biết rằng trước đó vài năm, trong cuộc gặp những nhân vật hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, lần đầu tiên Trung Nguyên đưa ra khái niệm “Thủ phủ Cà phê Toàn cầu” đã gây rúng động đồng thời cũng tạo nên sự nghi ngờ cho nhiều người. Trong suốt hơn 2 năm, Trung Nguyên kiên trì quảng bá, thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, giới truyền thông, liên tục xúc tiến các cuộc vận động, mở trại sáng tác, mời nhiều chuyên gia nổi tiếng trên thế giới tư vấn về kinh tế, nông nghiệp, du lịch, kiến trúc Daklak nói chung và kiến trúc Buôn Mê Thuột nói riêng.

Bảo tàng Thế giới Cà phê thuộc dự án Thành phố cà phê do Tập đoàn Trung Nguyên Legend xây dựng từ tháng 3.2018 và chính thức mở cửa đón khách từ ngày 23.11.2018.

Đặc biệt trong đó là hơn 10.000 vật dụng liên quan đến Cà phê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hoá trên thế giới của Bảo tàng cà phê thế giới Jens Burg.
Đặc biệt trong đó là hơn 10.000 vật dụng liên quan đến Cà phê qua nhiều thời kỳ lịch sử và văn hoá trên thế giới của Bảo tàng cà phê thế giới Jens Burg.

Khi người ta nhắc đến Bảo tàng Cà phê vẫn nghĩ là nơi lưu trữ các hiện vật trong quá khứ, là nơi ghi dấu lại lịch sử của ngành Cà Phê. Nhưng, Bảo tàng Thế giới Cà phê không chỉ là điểm đến của những tín đồ yêu và đam mê Cà phê trên mà còn là công trình biểu tượng cho Việt Nam và là nơi hội tụ lưu trữ hàng chục nghìn hiện vật của các nền văn minh Cà phê trên thế giới.

Bên trong Bảo tàng thế giới cà phê là một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày các vật phẩm, không gian triển lãm dòng bên đường lối vào là hình ảnh và những câu chuyện của những con người có chung niềm đam mê Cà Phê, trên đầu mái nhà được thiết kế với vật liệu trong suốt tạo cho một cảm giác như một thư viện ánh sáng, có các quầy trưng bày sản phẩm về Cà phê để du khách thưởng lãm.

Bên ngoài cuối hành lang là một không gian mở ngoài trời dựa theo kiến trúc ruộng bậc thang của vùng Cao Nguyên, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với tạo thành một công viên Cà Phê.
Bên ngoài cuối hành lang là một không gian mở ngoài trời dựa theo kiến trúc ruộng bậc thang của vùng Cao Nguyên, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với tạo thành một công viên Cà Phê.

Đặc biệt hơn là bộ sưu tầm Siêu xe của Doanh Nhân Đặng Lê Nguyễn Vũ (Dàn siêu xe của vua Cafe Trung Nguyên) – Ông Chủ bảo tàng được trưng bày trước khung viên của Bảo tàng gồm xe thể thao 13 chiếc tại Bảo tàng Thế giới Cà phê Dàn siêu xe thể thao gồm 13 chiếc có giá trị ước tính lên tới hơn 100 tỷ đồng, trong đó có 1 chiếc xe cổ đến từ Anh Quốc du khách cực kì thích thú và ấn tượng.

Bảo Tàng Thế Giới Cà Phê Buôn Ma Thuột với bản sắc kiến trúc Nhà Dài người dân tộc vùng Tây Nguyên nhưng tất cả từ trong ra ngoài đều không kém sự hiện đại và một khát khao vươn tầm hơn nữa trong ngành Cà Phê, đây là một điểm đến khi đi du lịch tại Buôn Ma Thuột không thể bỏ qua bởi những sự độc đáo mới mẻ, nhiều góc chụp rất đẹp, nơi hội tụ của những người có niềm đam mê Cà Phê.

Đình Lạc Giao

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân, thu nhị kỳ, là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị Thần Hoàng bản thổ, thờ cụ Phan Hộ vị tiền hiền, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao và thờ các vị Vua Hùng của dân tộc.

Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Lối vào chính điện được trang hoàng hai câu đối, hai bên chính điện là hai dãy nhà. Phía dãy nhà bên trái là điện thờ thành hoàng, trong đó có thờ các Linh nam, linh nữ. Phía dãy nhà bên phải là nơi tiếp khách, trưng bày chứng tích.

Năm 1918, ông quay về Khánh Hòa rủ thêm gần chục người là anh em, họ hàng, con cháu đến Ban Mê Thuột thành lập làng, xây dựng mái đình lấy tên là "Lạc Giao" (đến bây giờ ở Buôn Ma Thuột chỉ còn vài người cháu ông Phan Hộ).
Năm 1918, ông quay về Khánh Hòa rủ thêm gần chục người là anh em, họ hàng, con cháu đến Ban Mê Thuột thành lập làng, xây dựng mái đình lấy tên là “Lạc Giao” (đến bây giờ ở Buôn Ma Thuột chỉ còn vài người cháu ông Phan Hộ).

Lạc Giao có nghĩa là ngày đầu lên Buôn Ma Thuột ông Phan Hộ gặp gỡ giao lưu với người Êđê bản địa rất vui vẻ, tình cảm, ông đã đặt luôn tên đình. Lạc Giao nghĩa là “giao lưu, buôn bán vui vẻ với người Thượng”. Còn nhà viết sử về Đắc Lắk Nguyễn Triệu Miện thì cho rằng: “Lạc Giao có nghĩa là những người lưu lạc giao tiếp với nhau, tập hợp lại”.

Trong những năm 1918-1930, người Pháp đưa người miền trung Annam (Trung kỳ) lên Ban Mê Thuột và Tây Nguyên dạy người Ê-đê (Rhade) các phương thức trồng trọt, chăn nuôi,… mục đích giúp người Pháp khai thác thuộc địa, từ việc bắt bớ người dân tộc làm cu-li ở các đồn điền. Trước năm 1918 ông Phan Hộ người lập làng người Kinh đầu tiên trên đất Cao Nguyên, ông thuộc làng Đại Cát, xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa và một số thương nhân, lúc đi ngựa, có lúc đi voi vẫn tìm cách đi lại, buôn bán, trao đổi hàng hóa với người Êđê được. Qua gặp gỡ giao lưu với các già làng Êđê, ông Phan Hộ đã làm quen với nhiều người và gây được những thiện cảm tốt.

Điểm đặc biệt, thấy Ban Ma Thuột là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ rất thuận tiện cho việc chăn nuôi, trồng trọt, phát triển đời sống.
Điểm đặc biệt, thấy Ban Ma Thuột là vùng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ rất thuận tiện cho việc chăn nuôi, trồng trọt, phát triển đời sống.

Năm 1918, ông Phan Hộ xin lập làng người Kinh lấy tên là Lạc Giao để lập nghiệp lâu dài với đồng bào Thượng, ông xin chính quyền làm một cái đình bằng tre nứa lá lấy tên là Đình Lạc Giao. Vì chưa có vị nào để thờ nên xin Triều đình Huế sắc phong cho thờ một vị Thần Hoàng. Vị khai quốc công thần nhà Nguyễn, Đào Duy Từ trở thành vị Thần Hoàng Bản Thổ của làng Lạc Giao. Kế tiếp, chính quyền lúc đó lập hương lý bộ để cai quản người Kinh (gọi là Ngũ Hương). Dần dần người Kinh và phu đồn điền tới nhập cư, làng ngày càng đông. L

àng có quy ước đặt ra ngày lễ hội – 17/1 Âm lịch (ÂL) là ngày tế Xuân đầu năm (lễ cầu an đầu năm) và tế Thu (thu hoạch, lễ tạ Thần Linh) vào ngày 17/8 (ÂL) tưởng nhớ đồng bào và hơn 100 chiến sĩ đã hy sinh, tử nạn trong kháng chiến chống Pháp (ngày 27 – 10 – 1945). Qua thăng trầm lịch sử, Đình Lạc Giao cũng theo đó bị giặc ngoại xâm đánh bom, tàn phá nhưng vẫn giữ được kiến trúc vẫn nguyên vẹn. Năm 1990, Đình Lạc Giao được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI