Friday, November 8, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Lào Cai được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Lào Cai được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Lào Cai là một thành phố biên giới phía bắc, tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

Thành phố Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc. Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Các công trình Văn hóa – Thể dục thể thao thành phố Lào Cai trong những năm qua được xây dựng tương đối đồng bộ, thành phố có trên 250 công trình Văn hóa – Thể dục thể thao, trong đó: Văn hóa cấp đô thị 16 công trình, Thể thao cấp đô thị 24 công trình và trên 212 công trình văn hóa – thể dục thể thao xã/phường, cơ quan, ngành và các công ty đơn vị, xí nghiệp trên địa bàn.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc

Bên cạnh đó, thành phố có 5 công trình kiến trúc Lào Cai tiêu biểu, công trình văn hóa, di tích lịch sử danh thắng được quốc gia công nhận: Đền Mẫu, Đền Thượng, Đền Cấm, Chùa Tân Bảo, Nhà Truyền thống.

Hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, tuyên truyền được triển khai tích cực, kịp thời đáp ứng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tích cực thực hiện nếp sống văn minh khu đô thị.
Hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin, tuyên truyền được triển khai tích cực, kịp thời đáp ứng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tích cực thực hiện nếp sống văn minh khu đô thị.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta có tốc độ phát triển, du lịch Lào Cai ngày càng phát triển mạnh mẽ nhất, trong đó nổi bật tại Sa Pa bởi nơi đây có khí hậu mát mẻ, bắc sắc văn hóa dân tộc phong phú, phong cảnh hữu tình và những món ăn đặc sắc của địa phương làm níu bước chân du khách.

Bản làng Lào Cai luôn là một trong những nét bản sắc dân tộc Việt nam
Bản làng Lào Cai luôn là một trong những nét bản sắc dân tộc Việt nam

Đền Bảo Hà

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đền Bảo Hà là Khu di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997, nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, cách Hà Nội khoảng 220km về phía Tây Bắc.

Về không gian tọa lạc, ngôi đền ẩn mình giữa điệp trùng núi non hùng vĩ án ngữ là sông Hồng cuộn chảy đầy thơ mộng. Những buổi sương sớm đặc thù vùng cao, khi mặt trời lên, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo.

Còn theo các nguồn sử liệu (trong đó có Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Yên 1930 -1954) do UBND huyện Bảo Yên cùng một số cơ quan chuyên môn cung cấp thì: Vùng Bảo Hà xưa kia vốn có một vị trí quan trọng về phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.

Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện vùng thấp hơn.

Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (1740-1786), giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc dân lành, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn cùng nhiều châu, xã lân cận đã phải xây dựng các thành luỹ kiên cố chống giặc.
Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm châu Văn Bàn. Trong thời Cảnh Hưng (1740-1786), giặc phương Bắc thường hay tràn sang quấy nhiễu, cướp bóc dân lành, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn cùng nhiều châu, xã lân cận đã phải xây dựng các thành luỹ kiên cố chống giặc.

Trước cảnh đau thương tang tóc, lại có nguy cơ bị xâm lược, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng đã tổ chức cho các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).

Sau này quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, trong một trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.

Theo truyền thuyết và lời kể của một số cao niên ở vùng Bảo Hà còn lưu truyền, có một điều kỳ lạ khi ông Hoàng Bảy bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã. Từ thi thể ông phát ra ánh hào quang, phi lên thân ngựa, đến khu vực núi Cấm, vùng trung tâm Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này, khi hiển linh ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong đền Bảo Hà…

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã ban sắc phong tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần vệ quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.

Không chỉ có giá trị về ý nghĩa lịch sử, tâm linh, cho đến nay kiến trúc Lào Cai nguyên thủy của đền vẫn được giữ lại gần như toàn bộ, nó thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung cộng đồng. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông, quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.

Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 Âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 Âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên).

Đền Thượng 

Đền Thượng Lào Cai còn có tên Thánh Trần Từ, là một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc. Đền Thượng Lào Cai được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.

Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam. Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc Sa Pa cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm.

Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Lào Cai truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.
Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Lào Cai truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.

Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc. Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh).

Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.

Đền mẫu

Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại cộc mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần Cửa khẩu quốc Lào Cai; xưa thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa; nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, Việt Nam.

Đền Mẫu Lào Cai được nhân dân vùng cửa ải Lê Hoa thuộc phố Bảo Thắng xưa, xây dựng từ thế kỷ 18. Ban đầu, đền chỉ là một ngôi thờ nhỏ bên bờ sông Hồng và sông Nậm Thi; qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngôi đền hiện nay đã khang trang với 9 gian thờ.

Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ngôi đền đã được ban sắc phong ba lần. Năm 2011, ngôi đền đã được ngành chức năng xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ngôi đền đã được ban sắc phong ba lần. Năm 2011, ngôi đền đã được ngành chức năng xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Vị thần được thờ chính ở đây là Liễu Hạnh công chúa. Ngoài ra, còn phối thờ các vị thần thánh khác, như: Ngọc Hoàng Thượng đế, Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan lớn Thủ Đền, bà Đệ Nhị Sơn Trang, v.v… Các pho tượng thờ ở trong đền đều được sơn son thiếp vàng, và đều mang dáng vẻ uy nghi.

Lễ chính trong năm là lễ tế Mẫu đệ Nhất Liễu Hạnh được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Cột cờ Lũng Pô

Lũng Pô là tên một dòng suối của huyện Bát Xát, chia đường phân thủy hai nước Việt – Trung. Suối Lũng Pô chảy ra gặp sông Hồng ở cột mốc 92, là điểm đầu tiên của con sông Hồng chảy vào đất Việt. Từ đây, con sông chảy qua các tỉnh miền Bắc Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông qua cửa Ba Lạt (Nam Định).

Tổng kinh phí xây dựng công trình trên 17 tỷ đồng, được huy động toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng các đoàn viên, thanh niên, các cấp bộ đoàn trong tỉnh quyên góp.
Tổng kinh phí xây dựng công trình trên 17 tỷ đồng, được huy động toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng các đoàn viên, thanh niên, các cấp bộ đoàn trong tỉnh quyên góp.

Công trình cột cờ Lũng Pô được khởi công xây dựng vào ngày 26/3/2016, do Tỉnh đoàn Lào Cai làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích 2.100 m2, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I thi công xây dựng phần Cột cờ chính, với chiều cao 31,43 m, tượng trưng cho đỉnh Fansipan cao 3.143 m. Lá cờ có diện tích 25 m2, tượng trưng cho 25 dân tộc anh em ở Lào Cai. Giai đoạn II của dự án là hoàn thiện phần ngoại cảnh, gồm các hạng mục sân cỏ, bãi đỗ xe, kè đá hộc, tường rào bao quanh cột cờ.

Đây là công trình chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI.
Đây là công trình chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI.

Lũng Pô không chỉ là điểm đánh dấu nơi dòng sông mẹ chảy vào nước Việt để hình thành nên nền văn minh sông Hồng, mà còn gìn giữ những trang sử lặng thầm miền biên viễn, nơi có những người lính biên phòng A Mú Sung đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đường biên mốc giới của Tổ quốc.

Để tưởng nhớ những chiến công thầm lặng, sự hy sinh của những người lính kiên trung, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lào Cai đã đề xuất ý tưởng về việc xây dựng công trình thanh niên “Cột cờ Lũng Pô – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” tại vị trí cột mốc biên giới 92, với kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

Đây được xác định là công trình thanh niên, vừa để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi biên ải, vừa có ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Chùa Tân Bảo

Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Theo truyền tụng của người dân địa phương, thì chùa có từ thời Trần. Ngôi chùa bấy giờ to đẹp, nổi tiếng linh thiêng, lại gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái.

Trước năm 1950, chùa ở thôn Tân Bảo nên thường được gọi là chùa Tân Bảo. Sau năm 1950, chùa ở trên đường Lê Lợi, nên thường được gọi là chùa Lê Lợi. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1979, chùa bị hư hỏng hoàn toàn.
Trước năm 1950, chùa ở thôn Tân Bảo nên thường được gọi là chùa Tân Bảo. Sau năm 1950, chùa ở trên đường Lê Lợi, nên thường được gọi là chùa Lê Lợi. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1979, chùa bị hư hỏng hoàn toàn.

Từ năm 1991, khi tỉnh Lào Cai được tái lập, kinh tế – văn hóa – du lịch ngày càng phát triển, nhiều di tích lịch sử văn hóa được tôn tạo như đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu, chùa Tân Bảo… nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, lễ bái của đông đảo du khách, tín đồ Phật tử.

Ngôi chánh điện được xây hoàn thành vào năm 1992, tam quan chùa được xây năm 2002.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có khá nhiều tượng thờ: Tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Đản sanh, tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,…

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI