Kiến trúc đẹp tại Hậu Giang được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Hậu Giang là một tỉnh nằm ở trung tâm thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích đứng thứ 11 và dân số đứng thứ 13 trong số 13 tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ. Với khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai màu mỡ, Hậu Giang chính là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất miền tây Nam Bộ nước ta. Du lịch Hậu Giang bạn sẽ được trải nghiệm và tận hưởng nhiều địa điểm tham quan thú vị của vùng sông nước, được thưởng thức những món ăn đặc sản, những loại trái cây nổi tiếng, và ghé thăm các khu du lịch sinh thái ấn tượng.

Ngã Bảy là một thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Thành phố Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông thủy quan trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngã Bảy là một thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Thành phố Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh, đồng thời là đầu mối giao thông thủy quan trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người, kiến trúc Hậu Giang cũng vô cùng đa dạng. Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều du khách đến xem.

Chùa Già Lam

Nằm cạnh Quốc lộ 1 đoạn qua ấp Xẻo Vong C, xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang, chùa Già Lam cổ tự được xây cất từ những năm 1940. Ngôi chùa theo hệ Phái Cổ truyền nhưng lại là một quần thể kiến trúc theo kiểu Ấn Độ vô cùng độc đáo. Già Lam cổ tự, ngôi chùa đã tồn tại ngót nghét 70 năm, mang trong mình sự thiết kế kiến trúc độc đáo có một không hai của tỉnh Hậu Giang.

Công trình mang nét kiến trúc tại Hậu Giang ấn tượng với vòm mái cong cong khác hẳn những ngôi chùa khác, chứa đựng trong đó mối liên hệ mật thiết với Tây An cổ tự ở Châu Đốc, An Giang mà có l, ít người từng biết đến.

Chùa Già Lam vốn có tên là chùa Quan Thánh, được Hòa thượng Thích Huệ Đức, trụ trì đời đầu tiên được thi công xây dựng vào năm 1940, đến năm 1967, chùa mới được xây cất như ngày nay.
Chùa Già Lam vốn có tên là chùa Quan Thánh, được Hòa thượng Thích Huệ Đức, trụ trì đời đầu tiên được thi công xây dựng vào năm 1940, đến năm 1967, chùa mới được xây cất như ngày nay.

Tên gọi “Già Lam”, ngoài ý nghĩa là ngôi chùa theo tiếng Hán, thì còn là tên gọi của Già Lam bồ tát – tức Quan Công, vị thánh được thờ tại chính điện của chùa.

Một điểm gây bất ngờ khác, nghệ nhân Ba Đém, người xây dựng Tây An cổ tự cũng chính là người đã tạo nên pho tượng ngựa Xích Thố oai phong, lẫm liệt giống như thật ở phía trước chùa. Sự ra đời nhuốm màu sắc ly kỳ của pho tượng ngựa cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc cho nơi đây.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Sanh, trụ trì đời thứ hai của ngôi chùa kể lại, năm 1964, một người phụ nữ theo đạo Công giáo nhận thấy chùa thờ Quan Công nhưng lại chưa có tượng ngựa nên đã mang 1 triệu đồng, tương đương 50 lượng vàng lúc bấy giờ đến cúng dường làm tượng.

Ròng rã một tháng trời làm ngày làm đêm, tượng ngựa hoàn thành có chiều cao hơn 3m, chiều dài hơn 2m khiến cho người xem vô cùng bất ngờ khi chiêm ngưỡng, từ bộ vó có chùm lông tứ mã đề đặc trưng của ngựa xích thố cho đến đai cương, lục lạc đều được tạo hình vô cùng sắc nét, tỉ mỉ.

Đặc biệt, thần thái oai dũng phát ra từ đôi mắt bóng loáng được làm bằng đáy thủy tinh của chai rượu Pháp, khiến người xem có cảm giác ngựa xích thố chuẩn bị tung vó xung trận.

Khi làm tượng, nghệ nhân Ba Đém đã cho đúc cả những bộ phận nội tạng tim, gan, phổi đưa vào bụng ngựa trước khi đắp lại, có lẽ vì vậy mà bức tượng mới có được cái hồn và thần thái sống động như vậy. Qua hơn 50 năm, chưa một lần trùng tu, sơn sửa nhưng màu đỏ sậm của tượng vẫn giữ gần như nguyên vẹn và bí mật nằm ở cách trộn hồ làm tượng.

Aranhứt – Chùa Khmer cổ nhất ở Hậu Giang

Vào khoảng năm 1632, người Khmer ở địa phương đã có ý định xây dựng một ngôi chùa để làm nơi tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt tinh thần vào các dịp lễ hội. Thế là chùa Aranhứt “mọc” lên nhờ sự đồng lòng của mọi người. Trải qua năm tháng, chùa Aranhứt đã trở thành điểm tựa tinh thần của biết bao thế hệ người Khmer nơi đây.

Ngày nay, chùa Aranhứt tiếp tục trở thành nơi sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của các phật tử ở địa phương và gần xa.
Ngày nay, chùa Aranhứt tiếp tục trở thành nơi sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của các phật tử ở địa phương và gần xa.

Những năm kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, chùa Aranhứt từng là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng hoạt động ở địa phương. Cũng vì vậy mà chùa nhiều lần bị bọn giặc đánh phá. Nặng nhất là vào năm 1968, khi Mỹ ném bom trúng ngay khu vực chính điện, khiến ngôi chùa gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Sau này, phật tử ở khắp nơi đã quyên góp tiền bạc để xây dựng lại chùa. Sau nhiều lần xây dựng, sửa chữa, đến nay, chùa Aranhứt đã khang trang hơn trước rất nhiều với 1 chính điện, 3 tăng xá…, trên diện tích hơn 12.000m2. Cũng giống như bao ngôi chùa Khmer khác, chùa Aranhứt có kiểu kiến trúc Hậu Giang độc đáo với những nét chạm trổ, điêu khắc đặc trưng của các ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Mỗi dịp lễ, tết của người Khmer, bà con Khmer và người Kinh trong ấp và các ấp lân cận đến chùa rất đông để thắp nhang, cầu nguyện cho gia đình mình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Nhân cơ hội có đông đồng bào Khmer đến chùa, Ban quản trị chùa luôn cố gắng tuyên truyền các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước để bà con hiểu rõ và thực hiện tốt.

Thiền Viện Trúc Lâm

Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, sau khi lãnh đạo tinh thần dân tộc chống quân Nguyên Mông, đất nước yên bình, Ngài nhường ngôn lại cho con, lên non Yên Tử xuất gia tu hành. Sau khi đắc đạo, Ngài dung hợp 3 Thiền phái trước đó và sáng lập thành Thiền phái Trúc lâm.

Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang hoàn thành có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa Phật giáo, kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, và là điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của mảnh đất Hậu Giang hiền hòa.

Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai mở và phát triển.
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam do vua Trần Nhân Tông khai mở và phát triển.

Dáng vóc ngôi thiền viện xây dựng theo kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lý, Trần trên diện tích 40.000 m2. Bao gồm các hạng mục: Chánh điện, nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống, Cổng tam quan, nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ Mẹ Âu Cơ, giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá…

Từ cổng chính, bước vào bên trong bắt gặp hình ảnh đầu tiên đó chính là một khoảng ao rộng, bên trong có trồng sen với những bông sen đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện. Đồng thời giúp bạn có những bức ảnh đẹp và độc đáo nhất.

Đi dạo trong khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian.
Đi dạo trong khuôn viên của Thiền viện, du khách sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian.

Khi vào bên trong chánh điện du khách sẽ rất ấn tượng với vẻ tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm ở đây. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Với lối kiến trúc đẹp tại Hậu Giang của các triều đại Việt Nam truyền thống, Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh tịnh yên bình của chốn Thiền Tu. Điều này đã khiến không ít bước chân của lữ khách thập phương phải trầm trồ khen ngợi mỗi khi đến đây.

Nhà thờ Vị Hưng

Nhìn từ bờ bên kia kênh xáng Xà No, nhà thờ Vị Hưng nổi bật với màu ngói đỏ, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau.

Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng, tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hình ảnh các mái đầu đao uốn cong trên nóc nhà thờ. Mái đầu đao vốn là cách thiết kế đặc trưng của đình chùa Việt Nam, song mái ở nhà thờ Vị Hưng không chạm trổ.
Hình ảnh các mái đầu đao uốn cong trên nóc nhà thờ. Mái đầu đao vốn là cách thiết kế đặc trưng của đình chùa Việt Nam, song mái ở nhà thờ Vị Hưng không chạm trổ.

Phong cách kiến trúc phương Đông được thể hiện qua qua nét đường cong trên mái nhà thờ.Theo cha Antôn Vũ Văn Triết, nhà thờ được thiết kế trên ý tưởng tinh thần hội nhập văn hóa, nên kiến trúc nhà thờ Vị Hưng giống nét chung của văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã có từ lâu đời như cung đình, đình chùa.

Nhà thờ có bề ngang 21 m và dọc 41 m. Vì diện tích chung hẹp nên phải tận dụng độ cao để thiết kế 2 tầng, tầng trệt và khu hành lễ. Tầng trệt dùng cho các sinh hoạt trong giáo xứ như dạy giáo lý, tập văn nghệ, sinh hoạt thiếu nhi… Việc nâng sàn cho khu hành lễ làm cho không gian nơi này thêm trang nghiêm, trang trọng.

Các vòm cửa ra vào nhà thờ được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế Gothic với hình chóp nhọn hướng lên trời. Các khung cửa sổ được thiết kế hình vòm theo kiến trúc Roman.

Năm 1890, nhà thờ Vị Hưng được xây dựng với nhà thờ bằng lá tại rạch Mùa Ôm, cách nhà thờ hiện nay khoảng 2 km, có 15 gia đình theo đạo lúc đó. Từ năm 1897 đến năm 1915, nhà thờ được dời về kênh xáng Xà No, được cất lại nhiều lần bằng lá, ngói và cột cây.

Đến nay, sau 130 năm nhà thờ vẫn còn giữ nhiều công trình, hiện vật từ những ngôi nhà thờ cũ trước kia. Trong đó có tượng thánh gia được xây từ năm 1956 và núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây từ năm 1974.
Đến nay, sau 130 năm nhà thờ vẫn còn giữ nhiều công trình, hiện vật từ những ngôi nhà thờ cũ trước kia. Trong đó có tượng thánh gia được xây từ năm 1956 và núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây từ năm 1974.

Năm 1925, cha Phêrô Cao Phước Nhan về nhận họ đạo, bắt đầu xây dựng lại nhà thờ bằng gạch kiên cố, lợp ngói… và khánh thành vào năm 1943 cùng với trường học, nhà xứ, nhà dì phước trong khuôn viên. Tuy nhiên, công trình này bị hư hỏng nhiều trong chiến tranh.

Năm 2007, nhà thờ cũ được tháo dỡ để xây mới. Hầu hết thợ xây nhà thờ đều là giáo dân trong họ đạo, dưới sự hướng dẫn, giám sát về kỹ thuật, thiết kế của thầy Micae Trần Độ. Mọi vật liệu, gạch ngói đều mua từ Đồng Nai chở về kênh Xáng Xà No.

Kiến trúc Hậu Giang theo phương Tây được thể hiện đặc trưng qua các cửa kính Tracery, gồm nhiều ô màu khác nhau ghép lại, lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài làm nổi bật hình ảnh trên ô cửa.

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện

Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9. Hiện tại, di tích phân bố tại 2 điểm: Phường V (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9.

Chiến thắng Chương Thiện, đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch vào năm 1973 tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đại thắng.

Chương Thiện là một tỉnh được chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1960, được xem như đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng để đi Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Giá.
Chương Thiện là một tỉnh được chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1960, được xem như đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng để đi Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Giá.

Ở thành phố Vị Thanh, Khu di tích Chiến thắng Chương Thiện được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2014 trở thành điểm tham lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của người dân vùng sông nước Nam Bộ.

Khu Di tích có nhiều hiện vật liên quan như hơn 100 ảnh tư liệu về một số trận đánh tiêu diệt phân chi khu Cái Nai, yếu khu Quang Phong, diệt đồn Rọc Dứa, Cái Sơn, Cái Cao… 117 hiện vật bao gồm vũ khí, quân trang, xe tăng, máy bay.. đã được tiếp nhận , lưu giữ tại kho hiện vật của Bảo tàng tỉnh Hậu Giang.

Khu di tích có diện tích 144.000m2 tọa lạc tại phường 5, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với các hạng mục: khu trưng bày hiện vật, trưng bày ngoài trời, cụm tượng đài, sân lễ và một số hạng mục phụ trợ.
Khu di tích có diện tích 144.000m2 tọa lạc tại phường 5, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với các hạng mục: khu trưng bày hiện vật, trưng bày ngoài trời, cụm tượng đài, sân lễ và một số hạng mục phụ trợ.

Nổi bật nhất là cụm tượng đài thể hiện 3 đội quân, 3 mũi giáp công, cùng nhiều sự kiện tiêu biểu khác của chiến tranh nhân dân được khắc họa, sau lưng tượng đài là hình ảnh lá dừa cách điệu, biểu tượng của vùng quê Hậu Giang và các tỉnh lân cận.

Vào các dịp như Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, Chiến thắng 30-4, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh 2-9, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…, tại Khu di tích Chiến thắng Chương Thiện lúc nào cũng nhộn nhịp người đến tham quan, tìm hiểu lịch sử truyền thống và tưởng nhớ công lao to lớn mà thế hệ đi trước để lại.

Công viên giải trí Kittyd & Minnied

Công viên giải trí Kittyd & Minnied trường đại học Võ Trường Toản như 1 Châu Âu cổ điển thu nhỏ giữa đồng bằng sông Cửu Long. Khu du lịch đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong vài năm gần đây do kiến trúc Hậu Giang các tòa lâu đài cực độc đáo và rất đẹp. Tại đây có rất nhiều điểm check-in sống ảo cực đẹp mà du khách rất thích. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm các trò chơi vui nhộn đầy hấp dẫn.

Công viên giải trí Kittyd & Minnied nằm trong khuôn viên trường Đại học Võ Trường Toản tọa lạc tại Quốc lộ 1A, xã Châu Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Với diện tích rộng hơn 20ha, công viên giải trí Kittyd & Minnied được thiết kế theo phong cách Châu Âu kết hợp hài hoà giữa nguy nga hiện đại và uy nghiêm cổ điển, tạo nên sức hút khó cưỡng, vô cùng thu hút ánh nhìn.

Hay còn được ví von “Disneyland Việt Nam”, ngay từ cổng chào Công viên giải trí Kittyd & Minnied đã mang đến hơi hướng Châu Âu cổ điển mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trên những trang cổ tích ngày xửa ngày xưa.
Hay còn được ví von “Disneyland Việt Nam”, ngay từ cổng chào Công viên giải trí Kittyd & Minnied đã mang đến hơi hướng Châu Âu cổ điển mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trên những trang cổ tích ngày xửa ngày xưa.

Từ cổng công viên, chỉ cần vài bước chân chúng ta sẽ bắt gặp phố đi bộ Olympus. Với diện tích dài và rộng thênh thang, Olympus Street thường là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn đặc sắc như diễu hành đường phố tái hiện các nhân vật cổ tích: Nàng tiên cá, Bạch Tuyết, 7 Chú lùn, Lọ Lem, thần đèn Aladin…; biểu diễn nhân tượng trên không; biểu diễn mascot…Ngoài ra bạn cũng có thể tham quan, mua quà kỷ niệm mang đặc trưng của Disneyland Việt Nam để tặng bạn bè, gia đình sau chuyến đi. Món quà tuy nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa phải không nào.

Vốn nổi tiếng với những tòa lâu đài mang hơi hướng phương Tây, đây là địa điểm được check in đông đảo nhất và nổi tiếng nhất đối với giới trẻ hiện đại. Đa số các tòa lâu đài ở quần thể này đều mang thiết kế mái hình nón nhọn. Với tông màu chủ đạo là trắng, xám xen kẽ lẫn nhau tạo nên màu sắc cổ kính, sang trọng.

Trong số các tòa lâu đài, lâu đài Coues có lẽ nổi bật hơn cả. Giống như những tòa lâu đài khác, lâu đài Coues cũng có thiết kế mái nón nhọn nhưng màu sắc chủ đạo không phải xám, trắng nữa mà là vàng ngà, trắng, nâu. Màu vàng trắng của bức tường gạch, màu xám của đá lót sàn hay những bậc thang vô cùng hợp với khung cảnh trời xanh, mây trắng, nắng vàng của thiên nhiên. Phía trước lâu đài còn được trang trí bởi quần thể tượng thần Hy Lạp cổ đại. Lộng lẫy và cổ điển như lạc vào thế giới thần tiên là những từ ngữ thích hợp nhất để miêu tả tòa lâu đài hoàng gia này.

Trường Đại học Võ Trường Toản

Trường Đại học Võ Trường Toản là một đại học tư thục tại tỉnh Hậu Giang, Việt Nam, được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 2008.

Trường đào tạo đa ngành – đa lĩnh vực, tập trung vào các ngành phục vụ cho kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hậu Giang là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Đây là trường đại học đầu tiên được thành lập tại tỉnh Hậu Giang.

Trường Đại học Võ Trường Toản hướng đến xây dựng mẫu hình trường Đại học hiện đại, mang tầm vóc quốc tế về quy mô và chất lượng.
Trường Đại học Võ Trường Toản hướng đến xây dựng mẫu hình trường Đại học hiện đại, mang tầm vóc quốc tế về quy mô và chất lượng.

Được thành lập ngày 18/02/2008 theo quyết định số 196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Võ Trường Toản thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo đa hệ, đa ngành và đa trình độ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, bản lĩnh, sáng tạo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Được xây dựng theo mô hình “Thành phố đại học” mang phong cách châu Âu trên diện tích 20 hecta, đến năm 2015, Trường Đại học Võ Trường Toản sẽ trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực uy tín trong hệ thống giáo dục đại học tiên tiến; góp phần nâng cao trình độ dân trí và trình độ lực lượng lao động sản xuất trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý và đặc biệt là xây dựng đội ngũ những người lao động trẻ có trình độ, dễ dàng tiếp thu sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, các đối tác mang tầm quốc tế.

Đơn vị đào tạo của Trường Đại học Võ Trường Toản hiện có 05 khoa (khoa Khoa học cơ bản, khoa Kinh tế, khoa Công nghệ thông tin, khoa Y và khoa Dược); 02 trung tâm đào tạo là Trung tâm Công nghệ phần mềm và Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học chuyên đào tạo, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngoại ngữ – tin học.

Theo số liệu Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam cho biết: năm 2018, trường có tỷ lệ giảng viên không đủ chuẩn trình độ nhiều nhất khi có tới 64% giảng viên cơ hữu có trình độ đại học.
Theo số liệu Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam cho biết: năm 2018, trường có tỷ lệ giảng viên không đủ chuẩn trình độ nhiều nhất khi có tới 64% giảng viên cơ hữu có trình độ đại học.

Đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc mở rộng cơ cấu các ngành nghề đào tạo, mở ra cơ hội lựa chọn mới dành cho các thí sinh yêu thích lĩnh vực khoa học sức khỏe, Trường Đại học Võ Trường Toản đã chính thức triển khai đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học hệ chính quy.

Tính đến năm học 2012-2013, Trường Đại học Võ Trường Toản đã đào tạo trên 7000 sinh viên hệ chính quy thuộc 10 chuyên ngành Y đa khoa, Dược học, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh tế quốc tế, Văn học, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp