Wednesday, April 2, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bình Phước được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bình Phước được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất các tỉnh phía Nam. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,…vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer.

Những rừng cao su bạt ngàn ở Bình Phước bước vào mùa thay lá, tạo nên khung cảnh thơ mộng như trong phim ngôn tình.
Những rừng cao su bạt ngàn ở Bình Phước bước vào mùa thay lá, tạo nên khung cảnh thơ mộng như trong phim ngôn tình.

Bình Phước là mảnh đất có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, những công trình mang phong cách kiến trúc Bình Phước đặc sắc và những khu du lịch sinh thái với danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp ở vùng miền đồng bằng Đông Nam Bộ. Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km nên du khách có thể đến chiêm ngưỡng, vui chơi tại đây bằng nhiều phương tiện khác nhau dễ dàng hơn. Thời điểm lí tưởng du lịch Bình Phước từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, mùa hoa cà phê nở trắng xóa rất đẹp, đặc biệt bạn có thể chụp ảnh.

Nhà thờ Đăk Ân

Giáo xứ Đăk Ân thuộc Giáo Hạt phước Long, Giáo Phận Banmêthuột, là một giáo xứ biên giới trải dài trong hai xã, Đăk Ơ và Bù Gia Mập, thuộc địa bàn Huyện Phước Long, Tỉnh Bình Phước…

Vào những năm đầu sau ngày Hai Miền Nam – Bắc thống nhất – 1975, Đăk Ơ vẫn còn là một vùng biên giới rừng núi đại ngàn, xa xa lác đác vài ngọn đồi hoang do anh em đồng bào Stiêng và M’nông khai rừng làm rẫy để lại, tre nứa và cỏ tranh đua nhau mọc như nấm sau cơn mưa. Vào thời gian này, đất Đăk Ơ đã có sự hiện diện của một vài gia đình từ các tỉnh miền trung kéo đến lập nghiệp.

Năm 1996, Toà Giám Mục Ban Mê Thuột đã chính thức nâng Giáo điểm Đăk Ơ thành Giáo họ Đặc Ân và đã được UBND Tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ, chấp thuận.
Năm 1996, Toà Giám Mục Ban Mê Thuột đã chính thức nâng Giáo điểm Đăk Ơ thành Giáo họ Đặc Ân và đã được UBND Tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ, chấp thuận.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bóng dáng của một người công giáo ở vùng đất biên cương này, cho đến thời điểm năm 1978, Cụ Giuse Đinh Văn Dần cùng một số bà con là những người làm nghề mộc từ Nam Định – Miền Bắc vào. Ban đầu chỉ là những người phiêu bạt chốn núi rừng tìm gỗ làm nghề kiếm sống qua ngày, nhưng khi nhận thấy vùng đất mới này khí hậu ôn hoà đất đai màu mỡ, cụ Giuse Đinh Văn Dần và bà con đã quyết định về quê đưa gia đình vào đây định cư lập nghiệp.

Là người Công Giáo vốn mang sẵn trong lòng niềm tin son sắt vào tình yêu Thiên Chúa quan phòng không thể khoanh tay bó gối, nên chính gia đình Cụ Giuse đã dùng căn nhà của mình làm nơi thờ phượng tạm thời, hầu quy tụ bà con Công giáo tụ họp lại vào những ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng để cử hành phụng vụ Lời Chúa. Thời gian lặng lẽ trôi theo năm tháng, đất lành chim đậu, người Công Giáo từ khắp mọi miền đất nước, nhưng chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc: Nam Định, Ninh Bình…. kéo về vùng đất này ngày một đông.

Lúc đầu từ con số vài ba người, rồi vài ba trăm và hiện nay, sau 30 năm nhìn lại, số nhân danh của Giáo xứ Đăk Ân (2009) đã lên đến trên 3000, trong đó người Kinh có 1974 nhân danh, và anh em đồng bào Stiêng và M’nông gồm có 1203 nhân danh.
Lúc đầu từ con số vài ba người, rồi vài ba trăm và hiện nay, sau 30 năm nhìn lại, số nhân danh của Giáo xứ Đăk Ân (2009) đã lên đến trên 3000, trong đó người Kinh có 1974 nhân danh, và anh em đồng bào Stiêng và M’nông gồm có 1203 nhân danh.

Chính Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đã đặt tên cho Giáo họ là Đặc Ân. Dựa trên những quyết định này, gia đình cụ Giuse Đinh Văn Dần đã hiến một thửa đất có diện tích 5000m2 cho Giáo họ làm nơi thờ phượng.

Đặc Ân được nâng lên hàng giáo xứ với tên gọi mới là Giáo Xứ Đăk Ân, Giáo Xứ được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Quan Thầy Giuse Thợ, Lễ Bổn Mạng mừng vào ngày 01tháng 5. Đồng thời Toà Giám Mục đã bổ nhiệm Cha Đa minh Lê Văn Thế làm quản xứ tiên khởi của Giáo Xứ Đăk Ân.

Chùa Sóc Lớn

Chùa Sóc Lớn tên tiếng Pali là Rajamahajetavanaram nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà. Chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Chùa còn được gọi là Wat Phum Thum theo tên gọi trong tiếng Khmer, phum thum có nghĩa là Sóc Lớn trong tiếng Khmer.

Chùa Rajamahajetavanaram Sóc Lớn toạ lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Hoà thượng Tuôch Chap (Quê quán ở huyện Prey Chek, tỉnh Svay Rieng, Campuchia) và Ông Lâm Mứt, Lâm Mơm, Lâm Keo, Lâm Duôn cùng Phật tử trong Phum Sóc bắt đầu xây dựng chùa vào năm 1928, thế kỉ 20 với diện tích 42000m2 (bốn mươi hai ngàn mét vuông). Ngoài ra, chùa còn có phần đất rộng lớn khác đó là Nghĩa địa chùa Sóc Lớn và đất Bàu tại ấp Sóc Lớn, được gìn giữ trải qua nhiều thế hệ.

Chùa được hoàn thành và làm lễ kiết giới Sima vào năm 1954 (Phật Lịch năm 2498), được đặt tên bằng tiếng Pali là “Rajamahajetavananram Sóc Lớn”. Kể từ đó về sau, chùa đã trở thành trung tâm văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Khmer tại xã Lộc Khánh.

Chùa Sóc Lớn cũng giống như các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác. Chùa được cấu thành bởi ba yếu tố chủ đạo: cảnh quan, quần thể kiến trúc và nghệ thuật tạo hình (tập trung chủ yếu ở ngôi Chánh điện).
Chùa Sóc Lớn cũng giống như các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khác. Chùa được cấu thành bởi ba yếu tố chủ đạo: cảnh quan, quần thể kiến trúc và nghệ thuật tạo hình (tập trung chủ yếu ở ngôi Chánh điện).

Theo thế giới quan của Phật giáo Nam tông Khmer, Chánh điện là biểu tượng của ngọn Tudi, nơi Đức Phật cư ngụ, bên ngoài là thế giới của chư thần và các loài linh vật. Với quan niệm đó, nên chùa Khmer luôn được trang trí bằng hệ thống tượng thần và linh vật từ ngoài cổng đến Chánh điện, thể hiện theo từng cấp độ từ thấp đến cao. Mỗi biểu tượng đều được lý giải bằng những câu chuyện Phật thoại hay truyền thuyết tạo nên một màu sắc tâm linh bao quanh ngôi chùa. Chùa Sóc Lớn cũng được xây dựng theo đúng quan niệm đó, nên luôn thể hiện tính cân đối về cách bố trí cũng như kiến trúc tại Bình Phước mặc dù bị chiến tranh tàn phá, và phụ thuộc rất nhiều vào địa thế. Muốn vào khuôn viên chùa phải đi qua con đường rộng 4m xuyên qua những hộ dân cư.

Trong khuôn viên chùa, đi từ cổng vào bên phải là công viên cây xanh, bên trái là một dãy nhà 1 tầng dành cho các vị chư Tăng học, tầng trệt là phòng học vi tính và phòng hoạt động Phật sự khác. Đối diện với cổng là nền Chánh điện cũ, phía bên phải nền Chánh điện cũ là công trình chánh điện mới đang xây dựng. Phía bên trái chánh điện mới đang xây dựng là ngôi Giảng đường cũ, đi qua giảng đường cũ đến dãy nhà 1 tầng (Tăng xá), tầng trệt là phòng họp, thư viện và tầng 1 là nơi sinh hoạt của các vị chư Tăng. Đối diện với dãy nhà học của chư tăng là tháp Bồ đề. Bên phải tháp Bồ đề là ngôi Giảng đường mới và cũng là nơi sinh hoạt của các chư Tăng và cũng là nơi cúng tế của tín đồ, do Chánh điện đang xây dựng nên việc hành Tăng sự của chư Tăng và tổ chức các lễ lớn cũng được tổ chức ở đây. Chính giữa khuôn viên chùa là một lối hoa kiểng và Phật cảnh tạo nên một nét đẹp cổ kính và trang nghiêm của Phật giáo.

Chùa Sóc Lớn là một cụm kiến trúc Bình Phước bao gồm cổng, chánh điện, giảng đường, tháp Bồ Đề… được xây dựng trên địa hình bằng phẳng, rộng rãi với những đặc điểm sau:

Cổng chùa: Cổng chùa được đúc bằng xi măng với lối kiến trúc hiện đại. Trên đỉnh cổng có khắc hình đức Phật đản sanh, phần tiếp giáp với mái được gia cố bởi tượng Kinnara (tượng nửa người nửa chim), đôi tay dang ra để chống đỡ mái hiên. Tượng Kinnara được người Khmer chọn làm biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh, với ý niệm là sẽ chống trả được với thiên nhiên để che chở và bảo vệ con người. Ngoài ra, hàng rào bao quanh khuôn viên chùa được trang trí bởi câu truyện của khỉ Hanuman và 12 con giáp.

Chánh điện: Hiện đang xây mới, Chánh điện cũ do chiến tranh tàn phá chỉ còn phần móng. Đối với Phật giáo Nam tông Khmer ngôi Chánh điện là một trong những công trình quan trọng, kiến trúc quy mô, biểu hiện phong cách độc đáo với lối kiến trúc, nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc Khmer.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đến nay chùa đã được xây dựng khang trang dưới sự hướng dẫn và trọng trách của mình, sư Thạch Nê và các vị phó trụ trì đã tổ chức sắp xếp lại chùa, thành lập Ban hộ tự và bầu ông Lâm Ben là trưởng Ban hộ tự, ngoài ra chứng minh Ban hộ tự có Ông Lâm Búp và Ông Lâm Mứt là già làng và Achar Lâm Roi, cùng đưa ra nhiều phương hướng hoạt động Phật sự như xây dựng, giáo dục và từ thiện.

Dinh tỉnh trưởng Bình Long

Nằm ở trung tâm thị trấn An Lộc, đây nơi ở và làm việc của Tỉnh trưởng tỉnh Bình Long (cũ). Trước đây so với khu vực này dinh Tỉnh trưởng là 1 căn nhà lộng lẫy nhất, nơi này, chế độ cũ đã xây dựng rất nhiều hầm ngầm (hệ thống địa đạo hầm trú ẩn) kèm theo là hệ thống lỗ châu mai hướng ra 4 phía.

Đến với di tích khách tham quan sẽ được biết về 1 căn nhà được thiết kế hài hòa giữa thiết kế kiến trúc phương Tây và phương Đông, sẽ được xem những cây cảnh cổ có hình dáng độc đáo.
Đến với di tích khách tham quan sẽ được biết về 1 căn nhà được thiết kế hài hòa giữa thiết kế kiến trúc phương Tây và phương Đông, sẽ được xem những cây cảnh cổ có hình dáng độc đáo.

Nơi này, hôm nay đang được Huyện ủy huyện Bình Long sử dụng làm trụ sở chính, dưới bàn tay của những người cộng sản, căn nhà được trùng tu đẹp và trở nên trang nghiêm hơn, cái mới, cái cũ còn lại nơi này như nhắc nhở thế hệ mai sau cần phải luôn biết trân trọng những hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh.

Đình thần Hưng Long

Đình thần Hưng Long tọa lạc tại Khu phố 4, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Với lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển, đình thần Hưng Long đánh dấu thời kỳ “khai sơn phá thạch” và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt trên vùng đất Bình Phước.

Vùng đất Chơn Thành, tỉnh Bình Phước xưa kia dưới triều vua Gia Long Nhà Nguyễn thuộc trấn Biên Hòa rộng lớn, vốn là vùng rừng núi hoang sơ, ít người đến được, muốn tới phải băng rừng lội suối vạch lau sậy đi theo lối mòn của tiều phu hay thợ săn. Quang cảnh chỉ toàn là rừng thẳm, non xanh, nhìn ra mịt mù mây khói, dã thú nhởn nhơ. Trong khoảng đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, cư dân ở vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh đã bắt đầu tìm đến định cư, xây dựng cuộc sống mới với nhiều gian khổ. Những năm sau 1975, cư dân các tỉnh miền núi phía Bắc đã di cư vào đây thành lập xóm làng. Do thiên nhiên không mấy ưu đãi nên những cư dân đầu tiên đến vùng này đã phải vất vả nhiều hơn các nơi khác mới có thể tạo dựng cơ nghiệp cho mình. Tuy vậy, với truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, chung lưng đấu cật, những cư dân Việt bám vào đất này đã dần dần tạo dựng nên một vùng đất Chơn Thành trù phú, rộng lớn như ngày hôm nay.

Đình được xây dựng theo lối kiến trúc ba gian hai chái gồm tòa hậu cung và tòa đại bái tách biệt. Ở giữa sân đình có một bức bình phong, buộc khách vào đình phải đi vòng sang hai bên.
Đình được xây dựng theo lối kiến trúc ba gian hai chái gồm tòa hậu cung và tòa đại bái tách biệt. Ở giữa sân đình có một bức bình phong, buộc khách vào đình phải đi vòng sang hai bên.

Ngôi đình rộng 4 055m2 quay về hướng Nam. Theo Triết học phương Đông thì hướng Nam gắn với quẻ Ly trong Kinh Dịch, quẻ của ánh lửa rực rỡ, hướng Nam còn được coi là hướng của thánh nhân: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” có nghĩa là: “Thánh nhân ngồi quay về hướng Nam để nghe thiên hạ”. Đồng thời hướng Nam cũng tận dụng được nhiều yếu tố thuận tiện của thời tiết miền Nam, tránh được gió phương Bắc và các cơn bão phương Đông.

Bức bình phong được đặt theo quan niệm phong thủy để vừa che chắn những điều không hay, vừa tạo sự kín đáo cho công trình phía trong. Bên trong đình, ngay cửa là tượng hai con hạc chầu phục, tượng trưng cho sự trang nghiêm nơi thờ thần thánh. Trong hậu cung, bên trái (tả vu) thờ Thổ Địa Bát Gia, bên phải điện (hữu vu) thờ Trí Mạng Đế Quân. Cách bàn thờ Trí Mạng Đế Quân hai thước về phía trước là bàn thờ Hậu Hiền – người có công khai cơ. Cách bàn thờ Thổ Địa Bát Gia hai thước là bàn thờ Tiền Hiền – người có công khai khẩn. Gian thứ hai là nhà Giàng (còn gọi là võ ca) dùng để tiếp khách, ngoài ra còn có các long ngai, hương án thờ phụng thành hoàng với đầy đủ các đồ tế khí: ngũ sự, bát cửu vàng son lộng lẫy, các đồ nghi trượng, chấp kích, tàn lọng, kiệu cờ đầy vẻ uy nghi. Ở giữa chánh điện là hai bức hoành phi được sơn son thiếp bạc. Nội thất đình chia làm hai phần. Phần thứ nhất là bái đường khá rộng, có ba hương án bằng gỗ sơn chạm trổ hoa văn tinh xảo. Đây cũng là nơi người dân đứng dâng hương cúng lạy trong các buổi lễ tế.

Tòa đại bái ba gian được dựng lên bằng gỗ tứ thiết, xây dựng theo kiểu bít đốc, mái lợp ngói mũi, xòe ra ôm rộng lấy thế đất. Bờ mái soi chỉ kép có trổ hoa tranh, thoáng, nhẹ mềm mại. Kết cấu chịu lực chính của đình gồm hệ thống cột cái, cột quân đều được làm bằng gỗ nguyên cây liên kết với nhau theo lối thượng rường-hạ kèo, đó là sự kết hợp của hai loại liên kết kèo lẻ, con rường một cách hết sức sáng tạo.

Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gó… là nơi các nghệ nhân điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian, hết sức phong phú và sinh động. Trên mái đình trang trí hình “lưỡng long triều nguyệt” uy nghiêm sống động. Hậu tẩm có xây ba án thờ. Án giữa thờ thành hoàng, thổ địa. Án bên phải thờ các bậc tiền Khai canh, hậu Khai khẩn. Án bên trái thờ có các vị có công xây dựng đình.

Hàng năm cứ theo thường lệ, đình thần Hưng Long tổ chức Lễ Khai sơn (7/1 âm lịch), Lễ Kỳ yên (15/2 đến16/2), Lễ Cầu bông (16/6 âm lịch), Lễ Rước thần (25/12 đến 30/12 âm lịch). Các lễ hội có mục đích cầu quốc thái dân an, cầu cho dân làng được yên ổn để tăng gia sản xuất, năm mới sức khỏe dồi dào, nhà nhà yên vui, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa. Trước ngày lễ, con cháu các họ tập trung tại đình lo quét dọn, trang hoàng, bài trí, phân công người phụ trách đi chợ và bếp núc.

Đình thần Hưng Long là một thiết chế văn hóa mang màu sắc tâm linh trong quan niệm đa thần và thờ thần của người Việt Nam nói chung và người dân Chơn Thành tỉnh Bình Phước nói riêng, nhằm tạo biểu tượng kính vọng, thờ tự, mong được sự giúp đỡ của thần linh – thần hoàng. Bước vào trong đình, không khí mát dịu làm ta như trút bỏ mọi vướng mắc của đời sống, chìm vào không gian tâm linh bao bọc xung quanh để tĩnh tâm, chiêm bái những nghệ thuật kiến trúc Bình Phước. Và ta hiểu rằng, ngôi đình đang mở rộng về phía trước thầm lặng giữ gìn một di sản nghệ thuật vô giá, mà đến ngày hôm nay vẫn thấy hiển hiện đời sống xã hội mấy trăm năm về trước và để lại những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử và nghệ thuật. Nhờ vậy tình ấp nghĩa xóm, sự đoàn kết cộng đồng được gìn giữ trong truyền thống của con người Việt Nam.

Chùa Phật Quốc

Chùa Phật Quốc Vạn Thành tọa lạc tại khu phố Xa Cam 1, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng hơn 100km. Với độ cao 73m, khách đến vãn cảnh chùa đứng cách xa hàng trăm mét là đã có thể nhìn thấy tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngôi chùa được xây dựng từ đầu năm 2017, sau 4 năm mới hoàn thành phần chính điện và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài độ cao 73m, bức tượng còn có điểm độc đáo là nằm trên mái của chùa Phật Quốc Vạn Thành tạo nên một tổng thể vô cùng uy nghi. Trong ngày khai mạc, TT. Thích Nguyên Hiếu – Uỷ viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Trụ trì chùa Phật Quốc Vạn Thành, Trưởng Ban tổ chức đã phát biểu khai mạc và chia sẻ những thông tin của ngôi chùa mới được khánh thành.

Du khách về chiêm bái Đức Phật cũng hòa mình vào không gian thanh tịnh của ngôi chùa. Được biết chùa Phật Quốc Vạn Thành được xây theo lối kiến trúc giao thoa của Phật giáo Nam - Bắc, là điểm liên kết giữa kiến trúc Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản.
Du khách về chiêm bái Đức Phật cũng hòa mình vào không gian thanh tịnh của ngôi chùa. Được biết chùa Phật Quốc Vạn Thành được xây theo lối kiến trúc giao thoa của Phật giáo Nam – Bắc, là điểm liên kết giữa kiến trúc Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản.

Hình ảnh Đức Phật ngồi xếp bằng, gương mặt bình tâm mang đến cảm giác dễ chịu, xóa tan những bộn bề lo toan. Các chi tiết nhỏ như nếp gấp quần áo cũng đều được trau chuốt mang đến cảm giác sống động, nhẹ nhàng. Bức tượng Phật màu trắng hiện lên vô cùng nổi bật giữa không gian rộng lớn.

Mặt trước của ngôi chùa, cũng là hướng phía trước của tượng Phật là đập Sở Nhì mà người dân thường gọi là hồ Chà Là, tạo ra địa thế trước mặt Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hồ nước, ba mặt còn lại được bao phủ bởi rừng cao su bạt ngàn. Với cảnh trí thiên nhiên đẹp, đất đai tươi tốt, ngôi chùa là điểm đến chiêm bái linh thiêng cho du khách. Vào buổi sáng sớm, khi những ánh bình minh đầu tiên ló dạng, khung cảnh của ngôi chùa vô cùng lộng lẫy.

Chùa Phật Quốc Vạn Thành là khu liên hợp rộng 117.726m2. Khu tổ hợp bao gồm 24 hạng mục lớn với diện tích rộng hơn 3.000m2 cho mỗi khu vực. Riêng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được xây dựng trên diện tích 8.100m2. Bên cạnh đó, gia đình phật tử Minh Đức, Diệu Phước đã hoan hỉ phát tâm cúng dường tịnh tài xây dựng toàn bộ phật đài bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Bình Phước không chỉ nổi tiếng với cao su, những vườn cây ăn trái trĩu quả mà còn là vùng đất có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng. Ngoài các ngôi chùa cổ có hàng trăm năm, cũng có rất nhiều ngôi chùa mới được xây dựng với quy mô lớn. Mỗi ngôi chùa tồn tại trên đất Bình Phước đều có đặc điểm riêng, nhưng đều để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống của nhân dân. Chùa Phật Quốc Vạn Thành dù mới xây dựng nhưng với vị trí linh thiêng đắc địa, cùng thiết kế đẹp mắt sẽ trở thành điểm đến linh thiêng cũng như gắn kết các tín đồ Phật Giáo; là điểm hành hương mang đến cho những giây phút thoải mái, bình an cho du khách.

Chùa Đức Hạnh

Tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), chùa Đức Hạnh được nhiều du khách thập phương biết đến bởi lối kiến trúc Bình Phước bằng đá tảng độc đáo ở phần cổng tam quan và những sáng tạo điêu khắc tượng phật bằng gỗ tinh tế.

Chùa Đức Hạnh được hình thành từ năm 1969 do đồng bào từ Quảng Nam – Đà Nẵng di cư vào Bình Phước lập nghiệp xây dựng. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng đơn giản bằng ván, mái lợp tôn và không có người trông coi.

Đến năm 2001, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước mới cử Đại đức Thích Minh Hậu về làm trụ trì chùa.

Năm 2008, chùa xuống cấp trầm trọng, vì thế Đại đức Thích Minh Hậu đã xin phép trùng tu toàn bộ ngôi chùa và ông đã quyết định chọn đá làm vật liệu chính xây dựng ngôi chùa.

Đây là ngôi chùa duy nhất từ trước đến nay ở Bình Phước được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục bởi những độc đáo trong xây dựng.
Đây là ngôi chùa duy nhất từ trước đến nay ở Bình Phước được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập hai kỷ lục bởi những độc đáo trong xây dựng.

Ấn tượng đầu tiên mà người tham quan cảm nhận được bắt đầu từ cổng vào ngôi chùa được ghép bằng nhiều thanh đá khối cao 5m, rộng 10m. Ở thanh đá nằm ngang trên cùng, mặt trước khắc dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mặt sau khắc chữ Phật lịch 2552. Thanh này dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn.

Thanh nằm ngang thứ 2, mặt trước khắc dòng chữ “Chùa Đức Hạnh”, mặt sau khắc chữ “Phước Huệ song tự”. Thanh này có chiều rộng bằng thanh thứ nhất nhưng trọng lượng gấp đôi. Tiếp đó là hai thanh đá trụ, mỗi thanh cao 4,7m, rộng 0,8m, nặng trên 7 tấn.

Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng lòng 1,7m, gồm 4 thanh đá trụ, mỗi thanh cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn. Mặt trong và ngoài của các thanh đá trụ ở đây đều có khắc câu đối.

Theo Đại đức Thích Minh Hậu, loại vật liệu đá được chùa sử dụng là loại đá tự nhiên được phát hiện và khai thác ở một địa điểm cách chùa không xa. Khi bắt đầu tiến hành xây dựng, để đảm bảo các khối đá được đứng vững và độ an toàn cao, những người thợ đã phải chôn sâu các tảng đá hơn 1,5-2m, dưới chân được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn.

Với hai công trình bằng đá này, ngày 14/5/2011, chùa đã được Trung tâm Việt Kings xác nhận kỷ lục.

Chùa Đức Hạnh có Chánh điện nhỏ nhưng bài trí hết sức tôn nghiêm, trầm mặc với những hoa văn chạm trổ rất tinh tế trên tường. Hai bên trái, phải cửa chính là hai tượng Hộ pháp. Chính giữa tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 2,2m, rộng 1,4m, nặng 400kg.

Phật tử bước vào chiêm bái nếu để ý sẽ nhận ra toàn bộ tượng thờ và các vật dụng hơn 20 món khác nhau như bệ thờ, lư hương, hai bàn thờ, mõ, chân đèn… được được tạo tác từ gỗ mít rừng. Đặc biệt, có cặp chân đèn cao 1m được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao.

Những tuyệt tác trên được chùa làm từ các loại gỗ này ở dạng gốc cây đã qua khai thác tận dụng lại. Các bức tượng và vật dụng thờ cúng bằng gỗ này cũng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận vào ngày 7/7/2011.

Ngoài ra, các cánh cửa sổ hai bên Chánh điện được thiết kế rất sống động với biểu tượng bánh xe “Chuyển pháp luân” có chữ Vạn cách điệu. Khi nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo, đồng thời tăng thêm ánh sáng cho Chánh điện. Việc được Trung tâm Việt Kings xác nhận hai kỷ lục chỉ là ngẫu nhiên bởi khi xây dựng, các nhà sư của chùa Đức Hạnh không ai nghĩ đến.

Miếu Bà Rá

Ba vị thánh mẫu được thờ trên ba ngọn núi cao nhất Nam bộ, là vùng tiếp giáp biên giới. Từ tâm thức của người dân và khát vọng về một cuộc sống bình an, hạnh phúc đã dẫn đến việc đặt vị trí thờ tự như trên, đồng thời cũng nói lên mong muốn được bảo vệ, che chở tại một vùng đất phải đối đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

Theo lời kể của người dân sống lâu năm tại thị xã Phước Long, xa xưa vùng đất phía bắc Biên Hòa và Thủ Dầu Một (tức phía bắc tỉnh Sông Bé, trong đó có Phước Long) là vùng đất hoang vu, hiểm trở thuộc địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc Xêtiêng, Mơnông, Châu Mạ, Châu Ro… Bộ máy quản lý ở các buôn, sóc do già làng, sóc trưởng trực tiếp quản lý. Thời Pháp thuộc, Phước Long là quận Bà Rá thuộc tỉnh Biên Hòa. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành nhà tù đày ải những người chống lại chính quyền. Nỗi thống khổ của những tù nhân Bà Rá không sao kể xiết, đau ốm không có thuốc men, bị đánh đập dã man và lao động khổ sai phục vụ cho bọn tư bản đồn điền.

Sở mật thám Pháp đã chấp thuận (bút tích còn lưu giữ ở mặt sau bài vị Bà). Lúc này, miếu chưa có tượng thờ, chỉ có 3 miếng gỗ nhỏ ghép thành bài vị thờ tượng trưng, ghi 4 chữ Hán “Chúa Xứ Nương Nương”. Miếu có kích thước 1,5 x 2m bằng gỗ, lợp tranh, có tên gọi miếu Bà.
Sở mật thám Pháp đã chấp thuận (bút tích còn lưu giữ ở mặt sau bài vị Bà). Lúc này, miếu chưa có tượng thờ, chỉ có 3 miếng gỗ nhỏ ghép thành bài vị thờ tượng trưng, ghi 4 chữ Hán “Chúa Xứ Nương Nương”. Miếu có kích thước 1,5 x 2m bằng gỗ, lợp tranh, có tên gọi miếu Bà.

Thiên nhiên khắc nghiệt cùng chế độ tàn bạo của thực dân, phong kiến là nỗi ám ảnh của người dân Bà Rá lúc bấy giờ. Trong bế tắc, đau khổ họ tìm đến thần linh (tức Chúa xứ nương nương) với mong ước được bảo vệ và che chở. Họ tin tưởng trước tấm lòng thành kính của mình sẽ làm cảm động Chúa Xứ Nương Nương – người cai quản đất Bà Rá, giúp họ tai qua nạn khỏi, ổn định cuộc sống. Niềm tin vào sự linh thiêng, phù hộ của thánh mẫu càng được củng cố và ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Năm 1943, người dân địa phương và các tù nhân trong nhà tù Bà Rá đã dựng miếu thờ để tạ ơn Bà.

CÁP TREO BÀ RÁ với tuyến cáp treo dài trên 2.000 mét, gồm 19 trụ tháp cao từ 6-​30 mét và hơn 32 chiếc cabin loại 6 chỗ ngồi.
CÁP TREO BÀ RÁ với tuyến cáp treo dài trên 2.000 mét, gồm 19 trụ tháp cao từ 6-​30 mét và hơn 32 chiếc cabin loại 6 chỗ ngồi.

Miếu Bà Rá không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trên đất Bình Phước nói chung và thị xã Phước Long nói riêng. Miếu Bà cũng là nơi nhiều lần che chở, giúp đỡ chiến sĩ cách mạng hoạt động tại địa bàn núi Bà Rá.

Miếu Bà Rá thờ cúng là bà Chúa Xứ Nương Nương, được xem là tín ngưỡng thờ mẫu có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tinh thần của người dân Bình Phước. Vào ngày rằm, mồng một hàng tháng hay các ngày lễ, tết nhân dân quanh vùng và các địa phương khác lại đến lễ Bà để cầu mong an lành, may mắn. Đặc biệt, lễ hội Bà Rá diễn ra trong 3 ngày (từ mồng 1 đến 3 tháng 3 âm lịch hàng năm) đã thu hút hàng ngàn khách thập phương trong, ngoài tỉnh hành hương về đây dự lễ.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI