Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Huế thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm một phần đất liền và một phần lãnh hải của Biển Đông. Xung quanh Thừa Thiên Huế giáp với rất nhiều tỉnh thành phố nổi bật như cùng ranh giới đất liền với Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lào và giáp cả biển Đông. Sở dĩ Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam (năm 1993) là vì đây là một trong những thành phố có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời nhất và là nơi bảo tồn nhiều danh lam, di tích lịch sử được thế giới công nhận.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Kiến trúc Huế có nhiều công trình kiến trúc mang giá trị đặc biệt về mỹ thuật, xây dựng, từ kết cấu nhà nối nhà, mái chồng mái theo lối “trùng thiềm điệp ốc”, đến lăng tẩm, cung đình, biệt thự mang đậm dấu ấn phương Tây. Hành trình tìm gặp kiến trúc xưa nơi xứ Huế không chỉ để khám phá vẻ đẹp vượt thời gian, mà còn là cơ hội nghe chuyện dài lịch sử.
Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn.
Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh…du lịch Huế nên đi trong tháng 4 sẽ có diễn ra lễ hội Festioval Huế quy mô lớn, cực kỳ hoành tráng. Du khách sẽ có dịp vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của xứ Huế vừa khám phá nét văn hóa độc đáo.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế gồm toàn bộ những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguyễn chủ trương thi công xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những thiết kế kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc tại Huế lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc tại Huế hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.
Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (đôi khi cũng được viết và gọi là Phú Cam, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc Huế hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.
Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt hạ đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy.
Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện này và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ to lớn hơn và kiên cố bằng đá, lúc đó nhà thờ quay về hướng Tây. Đó là một công trình to lớn, chắc chắn và được chúa Nguyễn Phúc Tần thán phục. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy bị triệt giải hoàn toàn.
Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín Cung thánh và bàn thờ.
Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối. Nhà tạm, được xây sát vào phần hậu thân nhà thờ, nằm gọn vào phần lõm phía sau và được đặt trên một bệ cao ngay chính giữa.
Bên trong nhà thờ, cánh trái là phần mộ Tổng Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền, cánh phải đối diện là bàn thờ thánh tử đạo Tống Viết Bường (người gốc Phủ Cam, mất năm 1833).
Phía trước nhà thờ Chính toà Phủ Cam có hai tượng đúc: bên phải là thánh Phêrô, bên trái thánh Phaolô cũng là những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam. Nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn thanh thoát nhẹ nhàng, mang tính nghệ thuật và tôn giáo.
Chùa Diệu Đế
Vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp và nổi tiếng, cảnh vườn thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên làm cho nơi đây thật hữu tình. Vườn thuộc ấp Xuân Lộc, làng Du Ninh, là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà Vua đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.
Sở dĩ chùa có tên là Diệu Đế là vì nhà Vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện. Khi xưa chùa có kiến trúc Huế rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc này rất huy hoàng tráng lệ, chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy mất.
Chùa Diệu Đế tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành (dân gian gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba), số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội. Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Tuy nhiên chùa cũng trải qua nhiều biến động lịch sử cho nên đã không còn như ngày xưa. Năm 1885 lúc vua Hàm Nghi đánh pháp và phải bỏ kinh thành xuất bôn ra Quảng Trị, cung điện bị Pháp chiếm đóng, chính phủ Nam Triều phải trú ngụ và làm việc ở đây. Nhà cửa bị trưng dụng cho nhiều mục đích: Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên, Tường Từ Thất làm thành ngân khố và sở đúc tiền, một tăng xá biến thành nhà lao, một tăng xá khác thành đài quan trọng. Năm 1887 hầu hết các công trình kiến trúc của chùa bị triệt hạ và sang thế kỷ 20 mới được phục hồi.
Vào những năm 1960, chùa Diệu Đế là nơi xuất phát của đám rước tượng Phật, với các xe hoa và hàng vạn Phật Tử của thành phố Huế lên chùa Từ Đàm vào dịp lễ Phật Đản hằng năm. Chùa cũng là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và các chính quyền của miền nam sau đó. Ngày nay nét huy hoàng cũ chỉ còn thấy ở chính điện, ở các bức phướn lớn rất đẹp rũ từ trên trần xuống, ở hoa văn trang trí trên trần và các bức họa về cuộc đời đức Phật.
Đan Viện Thiên An
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chưa đầy 10 km, có khá nhiều con đường dẫn tới địa điểm này, nên bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một con đường đi nhanh và thuận tiện nhất cho mình. Nhưng nếu xuất phát từ trung tâm thành phố bạn có thể chạy thẳng đường Điện Biên Phủ, tới cuối đường sẽ là ngã ba, ở đây bạn sẽ rẽ phải sang đường Lê Ngô Cát. Đi một đoạn thì rẽ trái vào đường Minh Mạn, con đường này sẽ đi qua đàn Nam Giao nổi tiếng ở Huế bạn có thể dừng chân thăm quan tại đây. Từ đây đi tiếp chừng 2-3 km nữa là bạn sẽ tới Đan viện.
Dòng Biển Đức xuất hiện từ năm 520 tại Subiaco-Pháp do thánh Biển Đức thành lập. Đến năm 1935, Đan viện đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng tại Đà Lạt. Tới tháng 4-1938, cha Dom Romain Guilauma được cử sang Việt Nam để tiếp quản và làm bề trên tại Đan viện ở Đà Lạt.
Khi tới Đà Lạt, ông nhận thấy vùng đất này hiếm ơn gọi nên năm 1940 ông cùng các đan sĩ người Pháp khác đã quyết định cho xây dựng một Đan viện khác tại đồi Thiên An, Huế, với tên đầy đủ là Đan viện Biển Đức Thiên An hay còn được nhắc đến với tên Đan viện Thiên An.
Nằm trên đồi thông Thiên An, hành trình đến thăm Đan viện bạn sẽ có có cơ hội trải nghiệm vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây. Những hàng thông cao, xanh mướt tạo ra nên một không khí mát mẻ, trong lành sẽ khiến bất cứ ai tìm đến nơi đây có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Ở vị trí khá cao, bao quanh là rất nhiều cây xanh nên không khí tại đây có phần thoáng đãng, pha lẫn chút se lạnh càng khiến cho Đan viện Thiên An trở nên huyền ảo và thơ mộng hơn. Vẻ đẹp e ấp đó được ví như sự dịu dàng của người con gái xứ Huế. Lối đi dẫn lên Đan viện quanh co, uốn khúc nằm ẩn mình dưới những tán cây, hòa quyện với khung cảnh cùng khí hậu se lạnh khiến không ít du khách nghĩ tới ngay nơi thơ mộng không kém đó là xứ hoa Đà Lạt.
Những khi tiếng chuông nhà thờ cất lên tạo thành những âm thanh vang vọng, hình ảnh đoàn người đứng lặng yên hướng về nhà thờ sẽ tạo cho bạn một cảm giác bình yên, sâu lắng như góp phần trút bỏ đi những âu lo, phiền muộn trọng cuộc sống thường nhật. Những điều đó như sức hút mãnh liệt khiến Đan viện Thiên An trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thành phố Huế.
Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc đẹp tại Huế.
Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Đông Ba, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội tại trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Căn cứ bài thơ “Thuận Hóa thành tức sự” của nhà thơ Thái Thuận, thi sĩ Quách Tấn đã cho rằng dưới thời vua Lê Thánh Tông, sông Hương đã có cầu. Chiếc cầu đó, được làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống. Trải bao năm tháng, không biết khi nào, cầu Mống được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Nguyên cây cầu bằng sắt này do Hãng Schneider et Cie et Letellier thiết kế, khởi công vào tháng 5 năm 1899 và khánh thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1900. Cơ bản cầu có 6 vài, mỗi vài dài 66,66 mét. Mặt cầu rộng 4.5 m và có hai lề đường hai bên, mỗi bên rộng 0,75m. Chí phí hoàn thành là 732.456 Francs.
Trận lụt năm Thìn (11/9/1904) đã cuốn trôi 4 vài xuống sông.
Hãng Daydéet Pillé được giao cho việc sửa chữa hai vài cầu còn lại và làm 4 vài cầu mới khác theo kiểu cũ.
Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất.
Trong những năm 1905-1915, mặt cầu được phủ lớp bê tông cốt sắt. Cầu bị xuống cấp do rỉ sét và lưu lượng qua lại ngày càng nhiều nên chính phủ thời đó đã thương lượng với Hãng Eiffel (tên lúc đó là Công ty Xây dựng Levallois Perret – La Société Constructions Levallois-Perret) tìm phương pháp tu bổ cây cầu này. Theo đó, các nhà chuyên môn đã quyết định: thay thế những khung dầm sắt bị hư hỏng, mặt cầu đúc xi măng cốt sắt, lòng đường rộng hơn, hai lề đường cho người đi bộ rộng 1,95, làm ra phía ngoài và mỗi chỗ trụ cầu phải nới rộng hơn để làm chỗ tránh.
Ngày 20 tháng 6 năm 1937, Hãng Eiffel – lúc đó mang tên mới là Anciens Etablissements Eiffel – dưới sự chỉ huy của giám đốc – kỹ sư Martin André đã tiến hành thi công mở rộng cầu. Vào tháng 11/1939, sau 29 tháng thi công, cầu Tràng Tiền hoàn thành.
Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1946, trong chiến tranh Việt – Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Tới năm 1991 cầu được trùng tu. Ở lần trùng tu này do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm, kéo dài trong 5 năm (1991-1995), có nhiều thay đổi quan trọng, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu, lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc…
Hưng Tổ Miếu
Hưng miếu hay Hưng Tổ miếu Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long, vị trí ở tây nam Hoàng thành (cách Thế miếu chừng 50 mét về phía Bắc), thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi miếu hiện được dùng để thờ.
Nguyễn Phúc Luân, đáng lẽ sẽ là người lên ngôi chúa, nhưng trong nội bộ chúa Nguyễn có loạn quyền thần Trương Phúc Loan nên ông bị giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Tuy mất sớm (32 tuổi): nhưng ông đã để lại đến 6 người con trai và 4 người con gái, trong đó có Nguyễn Phúc Ánh, tức Gia Long – vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn sau này.
Trên một mặt bằng gần như vuông: 19m x 19,20m người ta cấu trúc tòa nhà theo thức trùng diêm và trùng lương của các cung điện khác ở Huế. Miếu là một ngôi nhà kép chừng 400m2 mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng, nền cao 0,68 m bó bằng đá Thanh. Toàn bộ dàn trò (9 hàng cột tình từ trước đến dau và 8 hàng cột tính từ trái sang phải, kê chân trên đá tảng) cùng với các mảng trang trí đều được làm bằng gỗ quý: lim, sao, kền kền, huê mộc. Tất cả các kèo điều được trang rất tinh xảo, mặt dưới và mặt trên đều được trạm trổ hoa lá và hình ảnh có tác dụng làm các bộ phận gỗ trở nên nhẹ nhàng. Các cột trốn tuy nhỏ, nhưng hai đầu được đẽo vuốt vào rồi nở ra hình hoa sen, rất ăn khớp với nhau. Giữa 2 cột trốn của mồi vì kéo còn dựng thêm các khung gỗ được chạm lộng hình kỷ hà với kích cỡ khác nhau thay đổi theo từng tầng.
Hệ thống liên ba chia làm 4 tầng mỗi tầng phân khoảng thành các ô hộc được trang trí theo lối Nhất thi Nhất họa khắc nổi nhiều chủ đề: đôi sáo, đàn tỳ, pho sách.. đôi chỗ còn có cả cây kiếm và cây như ý.
Mặt dưới mặt tiền hạ doanh được trang trí một dải bản gỗ hình chữ U chai ra làm ô hộc với lối trang trí giống hệ thống nhất liên hạ.
Hai giang áp chót đối xứng nhau dưới trần thừa lưu, có hai bức đố bằng gỗ được chạm nổi, chạm lộng, chạm kênh bông ở cả hai mặt trong và ngoài, ở chính giữa mỗi mặt là hình ảnh nổi của một trong 8 bát bửu.
Đằng trước miếu có một hàng cột gồm sáu cái đứng trên mặt sân được xây bằng xi măng giả đá. Ở đầu cột chắp hình hoa sen đỡ lấy con-xơn (console).
Sân trước Hưng miếu có hình chữ nhật (20m x 18,45m) được lát gạch bát tràng. Giữa sân là đường thần đạo lát bằng đá thanh, chạy từ bậc thềm ra đến miếu môn phía trước rộng 2,15m. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây cảnh mỗi chậu đặt trên đôn bằng đá gồm sáu cái. Bên phải sân có một cái lư dùng để đốt tờ sớ.
Bên phải trái trong khuôn viên Hưng miếu còn có hai ngôi nhà Thần Khố (nhà kho của thần) và Thần Trù (nhà bếp của thần). Các khuôn viên được bao bọc bằng một bức tường cao xây bằng gạch với 4 cửa đối xứng từng cặp: Chương Khánh, Dục Khánh, Trí Tướng và Ứng Tường. Bên trái khuôn viên hiện vẫn còn 2 bia đá: bia đá dựng năm 1804 khắc bài Ngự chế của Gia Long và bia đá dựng năm 1821 khắc bài Ngự chế của Minh Mạng nói lại lịch sử xây dựng Hưng miếu và Thế miếu.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hay Dòng Chúa Cứu Thế tại Huế) là một công trình kiến trúc Huế của Công giáo Rôma tại Huế.
Ngày 14 tháng 10 năm 1925, theo lời mời gọi của Tòa Thánh, ba vị thừa sai đầu tiên từ Canada lên đường lập Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đó là linh mục Hubert Cousineau (1890-1964), linh mục Eugène Larouche (1892-1978) và tu sĩ Barnabé St-Pierre (1883-1961). Ngày 30 tháng 11 năm 1925, khi đến Huế, giám mục Eugène Marie Allys đã tiếp đón và mời cư trú tại Nhà Chung.
Ngày 13 tháng 9 năm 1927, cộng đoàn tu sĩ này mua một khu đất mà hiện nay chính là tu viện. Ngày 18 tháng 3 năm 1928, tu viện được khởi công xây dựng. Ngày 8 tháng 1 năm 1929, lễ khánh thành tu viện được tổ chức và đến ngày 13 tháng 3 năm 1929, Tòa Thánh ký văn kiện cho phép thành lập Tu Viện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Huế. Ngày 25 tháng 3 năm 1929, nhân Lễ Truyền Tin, cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế tuyên bố chính thức thành lập.
Hiện nay, nhà thờ này tọa lạc ở phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Khuôn viên nhà thờ rộng và có hình tam giác, đỉnh là ngã ba đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến. Phía trước có tượng Chúa Giêsu, phía sau bên trái là hang Đức Mẹ sinh chúa Hài Đồng. Mặt bằng kiến trúc chính sâu 70 m, bề ngang từ 15–37 m. Vật liệu chính xây nhà thờ là bêtông và đá xanh, mái lợp ngói đất nung.
Mái nhà thờ cao 32m, chính giữa nhà thờ là tháp chuông (điều khiển bằng điện) gồm ba tầng và một chóp có độ cao 53 m. Đỉnh chóp nhọn vươn thẳng kết hợp với phần thân lợp ngói có mái, kiến trúc Huế của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc đông – tây.
Hành lang hai bên dài 26 m, rộng 4,2 m. Cung Thánh sâu 8,5 m, bàn thờ chính giữa làm từ đá cẩm thạch được khai thác từ Ngũ Hành Sơn với kích thước 3,6 x 1,2 x 0,29m. Cạnh đó có 2 bàn thờ nhỏ cũng làm bằng loại đá quý này.
Cầu Bạch Hổ
Cầu Bạch Hổ (tên chính thức ngày nay là cầu Dã Viên) bắc qua sông Hương ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
Tháng 12 năm ấy, sau khi lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn và những người yêu Huế ở trong và ngoài nước, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã biểu quyết thông qua với hơn 77% số phiếu tán thành, và chính thức đặt tên là cầu Dã Viên.
Cầu dài 542,5 m (gồm cả đường dẫn), rộng 24,5 m với bốn làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ. Cầu có năm nhịp và lan can. Điểm đầu cầu Bạch Hổ tại ngã ba giao với Quốc lộ 1A và đường Kim Long, điểm cuối nối với đường Bùi Thị Xuân. Dọc theo thân cầu có sáu vọng lâu để người dân và du khách có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh.
Cầu Bạch Hổ nối bờ bắc sông Hương tới cồn Dã Viên, có chiều dài 302,1 m. Cầu Dã Viên nối cồn với bờ nam sông Hương thuộc phường Đúc, dài 102,7 m. Cả hai cây cầu này đều có lối đi rất nhỏ hai chiều xuôi ngược biệt lập nằm ở một bên cầu. Lối đi này dành cho xe 2 bánh, không dành cho người đi bộ. Hai cây cầu đường sắt nguyên bản đã bị hư hại trong chiến tranh và đã được trùng tu.
Đền thờ Huyền Trân Công Chúa
Huyền Trân công chúa là ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu. Hơn 700 năm trước, vào mùa hạ năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa hôn của vua cha Trần Nhân Tông là kết tình hoà hiếu với lân bang, Huyền Trân Công chúa đã gạt tình riêng để sang Chiêm Thành, nên duyên với nhà vua Chế Mân và trở thành Hoàng hậu Paramesvari.
Món quà sính lễ mà Vua Chiêm dâng lên nhạc phụ Trần Nhân Tông là hai châu Ô, châu Lý – vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam – đã sáp nhập vào nước Đại Việt. Một năm sau, vua Chế Mân qua đời, theo tục lệ của đất nước Chiêm Thành, hoàng hậu sẽ phải lên giàn hỏa thiêu để tuẫn tang theo chồng. Vua Trần Anh Tông biết được nên sai tướng Trần Khắc Chung vờ sang viếng để cứu công chúa trở về. Tháng 8 năm Mậu Thân (1308) sau khi về đến đất Thăng Long, Huyền Trân công chúa đã quy y vào cửa Phật, có pháp danh là Hương Tràng.
Đền Huyền Trân Công chúa có không gian rộng đến 28,5ha, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), Thành phố Huế. Địa hình thoai thoải kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh, có rừng thông xung quanh, bốn mặt là đồi núi trùng điệp. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy một khoảng không gian bao la, và phía xa xa là cả một không gian Thành phố Huế. Từ 10 năm nay, kể từ khi Trung tâm Văn hóa Huyền Trân đi vào hoạt động, người dân Thừa Thiên Huế và du khách có thêm một địa điểm quan trọng để tìm đến và ôn lại sự kiện lịch sử gắn liền với sự hình thành của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân và ghi nhớ công ơn với các bậc tiền nhân, trong đó có Công chúa Huyền Trân.
Đó là sự trầm mặc, u tịch của kết cấu các công trình hòa lẫn trong rừng thông bát ngát, xen vào đó là sự giản đơn với những lu nước mưa trong vắt, những loài hoa hữu sắc vô hương. Trong miền thanh tịnh của tiếng tụng kinh, gõ mõ, ta bắt gặp lối nhà vườn ba gian, có hòn non bộ trước cửa ra vào làm bình phong và xung quanh là những chậu bon sai, những giò phong lan gợi một chút tò mò, ưa khám phá của du khách.
Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Năm 1843, sau khi từ chức “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng “Thảo Am An Dưỡng” để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.
Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.
Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi (núi) của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh(cá trê,.v.v.). Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu: chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám…, bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Trường Quốc Học – Huế
Trường Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế, Việt Nam.
Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874; tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879; tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay.
Tên lúc mới thành lập là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.
Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ XX.
Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc tại Huế, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc Loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.
Tương truyền, dân chúng ta thán:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân
Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận.
Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm môn đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.
Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.
Cung An Định
Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát – Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.
Nguyên tại vị trí này từ năm Thành Thái 14 (1902), Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định sau này) đã lập phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Đến sau khi lên ngôi, vào năm 1917 Khải Định đã dùng tiền riêng để cải tạo lại theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi.
Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng.
Đến nay sáu bức bích họa ở Khải Tường Lâu dưới sự giúp đỡ của CHLB Đức đã được phục hồi theo phương pháp phục hồi hoàn nguyên và sử dụng các chất bảo quản nhằm ngăn chặn những tác hại của môi trường, trả lại diện mạo vốn có của nó trong nội điện di tích cung An Định. Sau khi điện Long An (nơi đặt Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế) đóng cửa để thực hiện dự án trùng tu, toàn bộ hiện vật của bảo tàng đã được đưa đến cung An Định để trưng bày.
Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước… trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.
Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc Huế chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Kỳ đài
Kỳ đài của Kinh thành Huế, còn gọi là Cột cờ Kinh thành Huế là một di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn, nằm chính giữa mặt nam của Kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình.
Kỳ đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.
Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5 m, tầng giữa cao khoảng 6 m, tầng trên cùng cao hơn 6 m. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5 m. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4 m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng một cửa vòm rộng 2 m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền ba tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có hai chòi canh và tám khẩu đại bác.
Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30 m. Năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài hơn 32 m. Đến năm Thành Thái thứ mười sáu (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37 m hiện nay mới được xây dựng.
Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người với danh xưng “người Huế trầm mặc”, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp. Có rất nhiều điểm đến ấn tượng ở Huế, tuy nhiên có một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà không phải khách tham quan nào cũng biết, đó là chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Cách cố đô Huế chừng hơn 10km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyền Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Để đến được Huyền Không Sơn Thượng , du khách phải đi qua chùa Thiên Mụ, theo con đường dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ, rồi đi khoảng hơn 1km nữa rồi rẽ phải vào thôn Đồng Chầm.
Từ đây, đi tiếp chừng 500m, đường này sẽ cắt ngang đường chính Huế, thẳng trước mặt sẽ thấy một cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm. Qua cổng làng chừng 200m, nhìn bên phải có một tấm biển chỉ dẫn bởi những mốc đá nhỏ ven đường, tuy chỉ là đá đẽo thô mộc nhưng nét bút ghi rõ danh hiệu chùa lại uyển chuyển đến kỳ lạ, đúng theo lối thư pháp quốc ngữ đang thịnh hành. Những mốc đá đôi khi khuất sau lùm cây bụi cỏ, hoặc chơ vơ ngay bên đường, nhưng nếu tinh ý quan sát sẽ thấy chút hơi hướng của tâm hồn thi sĩ đang mở lòng đón bước chân lạ. Theo lộ trình này gần 3km nữa là đến Huyền Không Sơn Thượng.
Đặt chân đến Huyền Không Sơn Thượng du khách sẽ bắt gặp một không gian thật yên tĩnh, cảnh quan kỳ ảo đẹp như trong chuyện cổ tích. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy hoa súng tím ngát đưa khách vào Thanh Tâm Viên, sân trước tòa Phật điện.
Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím ngát đưa khách bước vào Thanh tâm viên, sân trước toà Phật điện. Những dò hoa phong lan quí hiếm, được chọn trong 500 giỏ lan quý nuôi trồng ở vườn dưới sân chùa, được thay đổi mỗi ngày, với đủ sắc màu rực rỡ, đua sắc, khoe hương. Những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách…cổ thụ hàng trăm năm tuổi, điềm đạm xòe những tán lá rậm rạp, ung dung che chở nắng gió cho những khoảng sân và lối đi lát gạch Bát Tràng màu nâu đỏ. Đây đó, dưới bóng những cây tre ngà lao xao, khu rừng trúc um tùm là những bộ bàn ghế để khách nghỉ chân, tận hưởng sự yên ả thanh bình nơi cửa Phật.
Một quần thể kiến trúc rõ ràng là nơi tu hành song được kiến tạo theo phong cách trang nhã với những hình khối nhỏ xinh bằng tranh tre, gợi lên thi hứng hơn là cảm giác u mặc, và những bức thư họa trang trí trong nội thất khiến ta liên tưởng rõ rệt tới một không gian văn hóa cổ điển hơn là sự nghiêm cẩn chùa chiền.
Về Huyền Không Sơn Thượng, giữa đất trời bao la, được trải lòng mình ra với thiên nhiên dân dã, để sống thật với chính mình, gạt bỏ những âu lo, phiền muộn.
Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng (hay còn gọi là Minh Mệnh) có tên chữ là Hiếu lăng, do hoàng đế Thiệu Trị thời nhà Nguyễn cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.
Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc Huế cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng).
Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá “phổi xanh”, bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm). Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh Lâu. Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành). Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua.
Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này.
Bố cục kiến trúc Huế đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ. Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư Hoài… làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.
Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.
Đền thờ vua Trần Nhân Tông
Đền thờ đức vua Trần Nhân Tông là một trong nhiều công trình thuộc Trung tâm văn hoá Huyền Trân rộng 28ha, tại chân núi Ngũ Phong, phường An Tây, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km.
Đặc biệt, trong đền đặt hai bức tượng vua Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng đỏ ở hai tư thế khác nhau (một bức cao 2m nặng 1 tấn, và bức còn lại cao 3 m nặng 2 tấn).
Dọc theo lối tam cấp dẫn vào đền là hai con rồng rất dài, được đúc bằng xi măng. Đôi rồng này đã được công nhận kỉ lục Việt Nam.
Không chỉ có công đẩy lùi hai cuộc xâm lược của quân Nguyên ở thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông còn có công trong việc mở mang bờ cõi, đưa hai châu Ô, Lý vào lãnh thổ Đại Việt.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp