Wednesday, November 6, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Vĩnh Phúc được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Vĩnh Phúc được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam vốn bao gồm tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên trước đây. Trong thời kỳ Pháp tạm chiếm đóng miền Bắc giai đoạn 1946-1954, tỉnh này còn có tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.229.838 người. Đây là tỉnh có vị trí nằm giữa trung tâm hình học của miền Bắc Việt Nam và là một trong số ít tỉnh thành của Việt Nam tự chủ được thu chi ngân sách từ năm 2003, là một trong những tỉnh thành luôn có đóng góp ngân sách lớn nhất ở miền Bắc sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Ngoài ra Tam Đảo cũng còn là một trong những điểm du lịch thú vị nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc Vĩnh Phúc độc đáo và khu đền thờ linh thiêng. Đến với Tam Đảo, du khách có thể đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn như thác Bạc, Đền Mẫu bà Chúa thượng ngàn, đền Đức Thánh Trần hay khu du lịch Lạc Hồng, hoặc có thể leo hơn 1000 bậc lên tháp truyền hình Tam Đảo. Đối với những ai yêu thích khám phá thiên nhiên có thể đi tham quan vườn quốc gia Tam Đảo. Lạc bước nơi này ngoài thưởng lãm cảnh đẹp, du khách cũng đừng quên thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng như rau su su xào tỏi thơm giòn hay cơm lam dẻo thơm.

Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc nằm trên dãy núi Tam Đảo có độ cao trên 900m so với mực nước biển.
Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc nằm trên dãy núi Tam Đảo có độ cao trên 900m so với mực nước biển.

Du lịch Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan – chùa Biện Sơn,… là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,… Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Thiền viện trúc lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).

Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.

Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.
Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.

Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Thiền học Việt Nam được khởi đầu với hòa thượng Khương Tăng Hội, ông cũng đem Thiền học sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247). Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư (Sogdiane) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán, mẹ là người Giao Chỉ, ông chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ, cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi, ông mất năm 280 bên nước Tấn.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.

Chính điện (Đại hùng bửu điện) nằm chính giữa Thiền Viện có chiều cao 17m, diện tích 675m2, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe giảng phật pháp. Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối: Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần và Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như.

Phía sau chính điện là Nhà Tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và Nhà Tổ đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài. Trong Nhà Tổ có hai câu đối: Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiền và Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.

Bên trái tòa chính điện là Lầu Chuông, bên phải là Lầu Trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; Chuông có trọng lượng 2 tấn.
Bên trái tòa chính điện là Lầu Chuông, bên phải là Lầu Trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; Chuông có trọng lượng 2 tấn.

Trong khu Thiền viện còn có: Nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, Nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, Thư Viện, Khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trung tâm tu học lớn, hàng năm thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến tu tập trong các khoá tu. Hiện nay nhiều gia đình ở Hà Nội gửi con lên đây để các nhà sư dạy đạo làm người, nhất là trong dịp hè. Năm 2009, đây cũng là nơi tổ chức họp Trại Thanh thiếu niên Phật tử Thủ đô. Ngày hội chính: 14/2 âm lịch hàng năm. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày có hàng ngàn khách hành hương tới vãn cảnh.

Đền bà Chúa Thượng Ngàn 

Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đền thờ là nơi tâm linh nổi tiếng nhất của khu vực này, chính bởi vị trí và cảnh sắc của nó. Từ trên cao của đền nhìn xuống thị trấn Tam Đảo, cảm thấy thị trấn nhỏ như một cao nguyên bình yên. Vì vậy mà mỗi khi đến Tam Đảo, du khách không quên khám phá đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, vừa vì tâm linh, vừa tìm đến với những khoảnh khắc không thể nào quên được trong những chuyến đi của cuộc đời mình…

Đền bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm đến nổi tiếng của du lịch Tam Đảo.
Đền bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm đến nổi tiếng của du lịch Tam Đảo.

Theo những gì được kể lại, vào những năm khoảng đầu thế kỉ 20, khi Pháp đã tìm ra được Tam Đảo, nơi có những cảnh đẹp rất được ưu ái. Lúc ấy, chính quyền Pháp đã quyết định cho xây dựng Tam Đảo trở thành một trong những điểm nghỉ mát dành cho những vị quan chức Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh việc xây lên những căn biệt thự lộng lẫy, Pháp cũng cho làm những con đường để đi lại được dễ dàng hơn. Vào khoảng thời gian ấy, có một nhà thầu phụ là người Việt Nam đã bỏ tiền của ra để xây dựng lên ngôi đền này.

Đền hiện nay là thờ Bà chúa Thượng Ngàn, tức là người cai quản vùng núi rừng – một người phụ nữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.
Đền hiện nay là thờ Bà chúa Thượng Ngàn, tức là người cai quản vùng núi rừng – một người phụ nữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam.

Không chỉ là đơn giản là một ngôi đền, mà đền Bà Chúa còn là một ngôi đền rất linh thiêng. Khung cảnh xung quanh ngôi đền cũng hết sức thơ mộng và trữ tình với con đường dốc thoai thoải, cảnh đẹp xung quanh cũng rất đỗi nhẹ nhàng. Hằng năm, đền cũng thu hút được nhiều du khách đến tham quan cũng như lễ bái. Đặc biệt, nếu du khách đến đây vào những ngày mùng Một, hay ngày Rằm hàng tháng, du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của dân gian là hầu đồng. Hòa theo tiếng trống, đàn, sáo, nhị, phách là giọng hát của các chàng cung văn, các bà, các cô đồng trong những bộ trang phục lộng lẫy, như đang kể lể, tha thiết điều gì.

Đến với đền Bà Chúa Mẫu Thượng Ngàn, du khách hành hương cũng có thể ghé thăm các ngôi đền miếu nằm gần đền Quốc Mẫu thờ Bà Âu Cơ – Đây là người vợ của Lạc Long Quân. Từ Thị trấn Tam Đảo đi xuống núi khoảng 2 km, du khách đã đặt chân đến đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo nằm bên trong cánh rừng thông yên ả.

Nhà thờ đá Tam Đảo

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ. Đây là công trình có kiến trúc đẹp tại Vĩnh Phúc nói chung và Tam Đảo nói riêng…

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, trên độ cao 900 mét, một ngày có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nầy. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức của họ. Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp, dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng. Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”. Tuy nhiên, qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại.

Ngày 8-8-2008, nhà thờ được trao trả ban Hành giáo xứ đạo Vĩnh Yên. Và Đức cha giáo phận Bắc Ninh đã cử hành làm phép lại cho nhà thờ, khởi công trùng tu, đặt tên cho nhà thờ là “Nữ vương Hòa bình”. Ngày 02-9-2008, lần đầu tiên nhà thờ cổ Tam Đảo chính thức tổ chức buổi dâng lễ tạ ơn, với hơn 2.000 giáo dân tham dự.
Ngày 8-8-2008, nhà thờ được trao trả ban Hành giáo xứ đạo Vĩnh Yên. Và Đức cha giáo phận Bắc Ninh đã cử hành làm phép lại cho nhà thờ, khởi công trùng tu, đặt tên cho nhà thờ là “Nữ vương Hòa bình”. Ngày 02-9-2008, lần đầu tiên nhà thờ cổ Tam Đảo chính thức tổ chức buổi dâng lễ tạ ơn, với hơn 2.000 giáo dân tham dự.

Theo các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được thì nhà thờ Tam Đảo được xây dựng từ năm 1906 đến năm 1912, tọa lạc tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, bên con đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị. Ban đầu, người Pháp chỉ dựng mô hình nhà sàn lợp lá, đến năm 1937 nhà thờ chính thức được xây dựng lại kiên cố bằng đá và tồn tại cho tới ngày nay. Về mặt thiết kế kiến trúc, nhà thờ Tam Đảo được xây dựng bằng đá trên một triền đất cao theo mô hình kiến trúc Gothic. Nhà thờ cổ có hai tầng với tầng nền cao 10m. Tầng dưới của tòa nhà rộng rãi, có nhiều lối đi bên cạnh mặt đường lớn, ở hai bên sườn nhà với những bậc đá dẫn lên tầng trên. Lên tầng 2 sẽ có một khoảng sân rộng có thể chứa được 100 người đứng hóng mát hoặc cầu nguyện mỗi khi hoàng hôn về. Bên trong nền tầng hai có một tòa thánh đường rộng 286m2 (dài 26m, rộng 11m) được xây dựng từ năm 1937 để giáo dân xứ Tam Đảo làm lễ cầu kinh, liền đó là gian tháp chuông cao vút đứng chọc trời.

Ngôi thánh đường xây dựng theo kiến trúc Vĩnh Phúc, nổi trên nền rừng thông do người Pháp trồng, xanh ngắt trên sườn núi Nhà Thờ. Thánh đường im lìm soi bóng xuống thung lũng đầy những biệt thự, nhà nghỉ, hàng quán. Lúc bấy giờ thánh đường có một tu viện nơi khoảng 100 vị ẩn tu.

Với những nét đặc trưng quý hiếm đó, nhà thờ đá cổ là một điểm tham quan lý thú, thu hút bất cứ vị khách nào khi đến nghỉ ngơi Tam Đảo.
Với những nét đặc trưng quý hiếm đó, nhà thờ đá cổ là một điểm tham quan lý thú, thu hút bất cứ vị khách nào khi đến nghỉ ngơi Tam Đảo.

Trong kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam, nhân dân đã di tản khỏi thị trấn, mọi biệt thự đều bị phá hủy; riêng nhà thờ được Bác Hồ chỉ thị phải giữ nguyên vẹn, không được xâm phạm vào tín ngưỡng của dân… nhờ vậy giữ được một tư vấn thiết kế, kiến trúc Tam Đảo đậm nét văn hóa. Từ năm 1954, chính quyền trưng dụng nhà thờ vào việc công.

Đến viếng nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong ngày, khách cũng đều thấy vẻ đẹp của nó, mỗi tiết trời một vẻ đẹp khác nhau. Buổi sáng se se lạnh với sương mù lãng đãng vây quanh. Buổi trưa trời hanh heo nhưng gió núi thổi lùa tạo cảm giác dễ chịu. Buổi chiều lâng lâng với mùa thu lãng mạn. Buổi tối sương giăng dầy đặc, lạnh run.

Tháp Bình Sơn

Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, tương truyền nguyên thủy có 13 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng. Tháp được thi công xây dựng từ thời Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc đẹp tại Vĩnh Phúc chùa tháp thời Lý-Trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay,Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao trên lãnh thổ Việt Nam. Tháp Bình Sơn đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 3/2016.

Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy) v.v. Các viên gạch trang trí đều có chân và sau khi xếp vào vị trí cố định thì liên kết thành một khối.
Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy) v.v. Các viên gạch trang trí đều có chân và sau khi xếp vào vị trí cố định thì liên kết thành một khối.

Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng, theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ, có chiều cao đo được 16,5 mét. Tháp cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét.

Toàn bộ phần còn lại của tháp, căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dỡ phục dựng, cho thấy tháp được thiết kế xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm hai loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m × 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m × 0,22m. Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.

Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng.
Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ, xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng.

Phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt, tạo dáng khớp nhau theo từng lớp, từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây, bảo đảm liên kết chặt và khả năng chịu lực lớn. Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú. Những kiểu cách họa tiết phong phú tùy theo vị trí mỗi tầng mà thiết kế đồ án trang trí từng mặt tháp, tạo dáng từng viên gạch hoa văn hoàn chỉnh rồi mới đánh dấu gạch theo vị trí trước khi đem nung.

Các nghệ nhân khi xây dựng tháp đã dựa vào tầm nhìn của người chiêm ngưỡng mà trang trí hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ hay đơn giản. Đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét, là khoảng cách mắt thường có thể cảm nhận dễ dàng. Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng, phức tạp mà nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ “sư tử hí cầu” v.v.

Chùa Hà Tiên

Chùa nằm trên một quả đồi có vị trí rất đẹp với thế “long hàm ngọc” (rồng ngậm ngọc) trên trục đường 2B đi Tam Đảo với diện tích hơn 6,2ha. Chùa được xây dựng từ năm Quý mùi (1703), niên hiệu Chính Hoà thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp.

Tương truyền, xưa Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc, đã dùng nơi đây làm nơi chiêu binh tụ kiệt.

Khuôn viên chùa cổ nay còn 5 cây bảo tháp (loại 3 tầng) cùng cây si cổ thụ buông hàng rễ phụ ôm trọn trong mình một cây Bảo tháp với 300 tuổi là những nhân chứng lịch sử về nơi hoằng hoá Phật pháp của một thời kỳ hưng thịnh Phật giáo cách nay gần thế kỷ.
Khuôn viên chùa cổ nay còn 5 cây bảo tháp (loại 3 tầng) cùng cây si cổ thụ buông hàng rễ phụ ôm trọn trong mình một cây Bảo tháp với 300 tuổi là những nhân chứng lịch sử về nơi hoằng hoá Phật pháp của một thời kỳ hưng thịnh Phật giáo cách nay gần thế kỷ.

Qua Tam quan từ phía Đông nam tới tả hữu môn, vòng quanh hành lang tới Tam Bảo, kiến trúc không gian mô phỏng toà Bảo tháp 3 tầng. Từ sân lên đến hiên chùa, phải bước qua 9 bậc thềm, gọi là cửu trùng. Mái chùa uốn cong 4 góc, trên nóc có Lưỡng long chầu nguyệt. Phía sau là nhà thờ tổ, đối xứng hai bên có nhà tiếp khách và phòng trưng bày. Các công trình khác bao gồm: thư viện, trai đường, vườn tháp, giếng ngọc. Các ngôi tượng đại diện cho quá trình khai mở, tu luyện đến thành tựu viên mãn và trở lại hoằng hoá đạo pháp cho thập đại chúng sinh của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và hàng Bồ Tát thừa, Thanh Văn thừa.

Nơi đây còn có khuôn viên dành để kiến trúc Vĩnh Phúc mô phỏng những ngôi chùa nổi tiếng trên thế giới và vùng Đông Nam Á, để phật tử thập phương có cơ hội chiêm ngưỡng và tịnh tâm, hoà mình vào không gian thực thực, hư hư như cõi bồng lai tiên cảnh ở thế giới Sa Bà cực lạc với rừng trúc, rừng thông, hồ nước như khai nguyên cho dòng chảy đưa thuyền Bát Nhã trở con người thoát khỏi cảnh trần thế để đến với cõi phật, cõi tiên chính tại ngay cõi Sa Bà này.

Cầu mây

Đi Tam Đảo, mọi người nghĩ rằng lúc nào cũng chỉ có mấy địa điểm quen thuộc như: nhà thờ đá, tháp truyền hình hay là thác bạc. Tuy nhiên, Tam Đảo nay đã có những điểm đến mới siêu đáng yêu cho các bạn trẻ tha hồ chụp ảnh check in sống ảo. Một trong những điểm check in hot nhất chính là cầu mây Tam Đảo.

Cầu mây được anh em kháo nhau là “studio ngoài trời” của Tam Đảo. Nơi đây đẹp quên lối về mỗi mùa dã quỳ tới. Ấy là một góc Tam Đảo lung linh, chìm trong sương mờ. Nơi ấy có cây cầu tre nằm lơ lửng giữa trời và đất.
Cầu mây được anh em kháo nhau là “studio ngoài trời” của Tam Đảo. Nơi đây đẹp quên lối về mỗi mùa dã quỳ tới. Ấy là một góc Tam Đảo lung linh, chìm trong sương mờ. Nơi ấy có cây cầu tre nằm lơ lửng giữa trời và đất.

Cầu mây Tam Đảo nằm cùng đường đến với Belvedere – một khu resort nổi tiếng ở Tam Đảo. Ngay đoạn đầu lên dốc vào thị trấn đã thấy biển chỉ vào cầu mây (cách trung tâm thị trấn khoảng 2km).

Vì thời tiết Tam Đảo bốn mùa mát mẻ và không cách quá xa thành phố, nên địa điểm này thích hợp du lịch quanh năm. Thời gian đáng để checkin nơi này là khi sớm sớm và lúc chiều tà.

Cầu mây là một địa điểm đẹp quên lối về mỗi mùa hoa dã quỳ tới. Một góc trời Tam Đảo chìm trong sương, những dải dã quỳ vàng rực, nơi ấy có cây cầu tre nằm lơ lửng dưới trời và đất. Tại đây, đã có rất nhiều cặp đôi và nhóm bạn ghé thăm và lưu giữ được rất nhiều khoảnh khắc là những tấm ảnh đẹp mang về.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI