Wednesday, January 8, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bắc Kạn được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bắc Kạn được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km. Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Bắc Kạn ngày càng có nhiều tìm năng bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. Tại đây có vô số các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được hình thành từ thiên nhiên như hang động, hồ nước ngọt, rừng nguyên sinh….Cùng nhiều di tích lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Cùng với đó, kiến trúc Bắc Kạn cũng tồn tại vô số các hang động tự nhiên với vẻ đẹp mê hồn đối với các du khách ưa thích khám phá, mạo hiểm. Bắc Kạn còn thu hút du khách bởi hình thức du lịch cộng đồng, sinh sống và tìm hiểu phong tục văn hóa cùng với đồng bào các dân tộc.

Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể.
Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể.

Bắc Kạn cách Hà Nội 180km, thời gian di chuyển mất khoảng 5 – 6 tiếng, vì đoạn đường khá xa nên bạn chọn đi xe khách sẽ an toàn hơn. Bạn dễ dàng mua được vé xe tại bến xe Mỹ Đình, lưu ý nên gọi điện trước để đặt vé và đến đúng giờ. Từ miền Nam hay miền Trung muốn đi đến Bắc Kạn, bạn nên đặt vé máy bay đến Hà Nội và từ đây di chuyển lên Bắc Kạn.

Khu di tích lịch sử Nà Tu

Nà Tu là một di tích lịch sử cách mạng thuộc xă Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) nằm dọc bên Quốc lộ 3, cách thị xă Bắc Kạn 10 km về phía Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đây là nơi Tổng đội thanh niên xung phong …..

Nà Tu là một di tích lịch sử cách mạng thuộc xă Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) nằm dọc bên Quốc lộ 3, cách thị xă Bắc Kạn 10 km về phía Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đây là nơi Tổng đội thanh niên xung phong đóng quân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải phục vụ kháng chiến.

Trong chiến tranh giặc Pháp luôn tăng cường máy bay bắn phá các tuyến giao thông, trong đó trọng điểm nhất là đoạn Quốc lộ 3 đi qua Bắc Kạn. Do vậy lúc này việc đảm bảo giao thông vận tải đă trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quân và dân Bắc Kạn.
Trong chiến tranh giặc Pháp luôn tăng cường máy bay bắn phá các tuyến giao thông, trong đó trọng điểm nhất là đoạn Quốc lộ 3 đi qua Bắc Kạn. Do vậy lúc này việc đảm bảo giao thông vận tải đă trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quân và dân Bắc Kạn.

Cũng tại thời điểm này Chính phủ đă phát động chiến dịch cầu đường ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên đồng thời tăng cường cho Bắc Kạn nhiều liên phân đội thanh niên xung phong. Tổng đội thanh niên xung phong đă chọn Nà Tu để đóng quân. Mặc dù còn thiếu thốn nhiều thứ, lại phải lao động nặng nhọc mà thời gian máy bay địch bắn phá th́ì nhiều thanh niên xung phong làm việc ngày đêm rất nguy hiểm nhưng họ đă cùng quân và dân Bắc Kạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Thật vinh dự thay trong lúc khó khăn vất vả, ác liệt đó ngày 28/3/1951 trong một chuyến đi công tác Bác Hồ đă đến Nà Tu để thăm hỏi sức khoẻ, động viên thanh niên và nhân dân ở đây. Bác nhắc nhở Ban chỉ huy công trường, cán bộ phải tổ chức lao động thật khoa học, đoàn kết yêu thương lẫn nhau.

Trước khi ra về Bác đă đọc tặng lực lượng thanh niên xung phong 4 câu thơ:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Như vậy tại địa danh Nà Tu đă là nơi ra đời 4 câu thơ bất hủ của Bác và Nà Tu ngày nay đă trở thành khu di tích lịch sử. Từ đó cùng với nhịp độ phát triển của cách mạng, lời dạy của Bác trong 4 câu thơ trở thành nguồn động viên cho các thế hệ trẻ, củng cố lòng quyết tâm đạp bằng mọi trở lực làm nên chiến thắng. Cho đến hôm nay khi đă được sống trong hoà b́nh tự do nhân dân thôn Nà Tu – Cẩm Giàng vẫn không thể nào quên những lời dạy sâu sắc của Bác và coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Ngay từ năm 1950, TW Đảng đă chủ chương cho sửa chữa, khôi phục lại quốc lộ 3 đoạn từ Thái Nguyên đi Cao Bằng nhằm phục vụ cho kháng chiến.
Ngay từ năm 1950, TW Đảng đă chủ chương cho sửa chữa, khôi phục lại quốc lộ 3 đoạn từ Thái Nguyên đi Cao Bằng nhằm phục vụ cho kháng chiến.

Phát huy phẩm chất anh hùng trong chiến tranh, trong thời bình nhân dân Nà Tu cùng nhau thực hiện tốt đường lối chủ chương của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất góp phần xoá đói giảm nghèo. Bà con các dân tộc trong thôn động viên nhau từ bỏ hủ tục lạc hậu cùng tham gia xây dựng đời sống văn hoá mới. Nếu ai đó một lần đến Nà Tu thì xin hăy dừng chân lại nơi đây để cùng nhau suy ngẫm lại câu thơ của Bác và để thấy được lòng người nơi đây vô cùng chân thật, đầm ấm và tình người biết bao.

Đền Thắm

Đền Thắm thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn với nhiều huyền sử, huyền tích đã đi vào tâm thức các cư dân vùng núi nơi đây. Đền nằm ngay cạnh con đường rải nhựa cấp phối dẫn đến xã Quảng Chu, cách quốc lộ 3 chưa đầy 4km cách thành phố Bắc Kạn 45km về phía Nam.

Trước đây đền là nơi thờ Sơn thần, Thuỷ thần để cầu cho thuyền bè được qua lại bình yên. Cho đến cuối thế kỷ XIX đền được tu bổ để thờ phụng vị nữ tướng có công lớn đánh giặc Cờ Đen là cô Thắm.

Đền thờ vị nữ tướng có tên là Thắm - người có công lớn trong công cuộc chống giặc Cờ Đen vào nửa cuối thế kỷ XIX.
Đền thờ vị nữ tướng có tên là Thắm – người có công lớn trong công cuộc chống giặc Cờ Đen vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Chuyện kể rằng, có hai cha con ông lão đánh cá mưu sinh bên khúc sông Tràng Cổ. Một năm thiên tai, lụt lội, con nước hung dữ đã cuốn trôi thuyền, lưới của ông lão nghèo khổ. Sau khi nước rút, ông lão mang chài ra sông. Đến khi chiều xuống ông mới cất được một mẻ nặng trịch những buồn thay chỉ là một tảng đá. Những lần tiếp theo, vẫn chỉ có tảng đá đó vào lưới. Ông bỏ sang khúc sông khác, vẫn cất lên tảng đá kỳ lạ kia. Ông toan vứt bỏ thì có tiếng vọng từ trong lòng đá: “Ông lão, hãy mang tôi về”. Thấy lạ, ông mang theo tảng đá biết nói về nhà. Đến nơi, mệt bã người ông quăng tảng đá xuống đất, nó va phải một tảng đá khác, vỡ ra. Kỳ lạ thay, rực một màu vàng trong bụng đá. Đó là những thỏi vàng, nghĩ rằng Giàng (Trời) cho làng để bù đắp tai ương lụt lội, ông đem vàng chia cho khắp người dân quanh vùng. Có vàng nhưng hai cha con ông lão vẫn làm lụng kiếm sống bên khúc sông Tràng Cổ. Biết ơn, người dân nơi đây đã lập đền thờ hai hòn đá Sơn thần, Thủy thần để thuyền bè qua lại bình an.

Quần thể đền Thắm gồm đền chính, miếu cô Thắm và miếu Sơn thần. Đền chính được chia làm ba gian, thờ: Ngũ vị tôn ông, Bách Linh, Đức thánh Trần Hưng Đạo, mẫu Thượng Thiên, Phật Quan âm. Miếu thờ cô Thắm nằm kề ngay bên đền chính, về phía trái có kiến trúc tại Bắc Cạn với bê tông cuốn vòm, trên bệ thờ là tượng cô Thắm mặc áo xanh, dưới bệ có đôi chim phượng tạc bằng đá.

Được biết cuối thế kỷ XIX, đền được tu bổ để thờ Cô Thắm - nữ tướng đã mưu dũng cầm quân đánh tan giặc Cờ Đen.
Được biết cuối thế kỷ XIX, đền được tu bổ để thờ Cô Thắm – nữ tướng đã mưu dũng cầm quân đánh tan giặc Cờ Đen.

Người già vẫn kể, cô Thắm con ông lão đánh cá nết na hiền thục lại xinh đẹp có tiếng, trai khắp mường trên, mường dưới đều mơ ước được kết tóc xe duyên cùng nàng. Đương tuổi xuân thì, nàng bị tay Chúa mường dùng quyền lực bắt về làm vợ. Nàng sống trong cảnh vàng son mà tủi nhục trăm bề, nhất là khi lũ giặc Cờ Đen kéo sang nhũng nhiễu, tên Chúa mường chẳng những không chống giặc mà còn làm tay sai cho chúng. Nàng đã tìm mọi cách thoát ra khỏi nhà tên Chúa mường, tập hợp dân nghèo vùng lên đánh giặc. Tên Chúa mường uất hận và muốn lập công đã dẫn giặc đến đánh. Vị nữ tướng cầm quân kiên cường đánh trả. Tại khúc sông Tràng Cổ đã diễn ra một trận kịch chiến, máu chảy thành sông mà quân sĩ Cô Thắm vẫn không hề nao núng. Chẳng may, nữ tướng trúng phải tên độc mà mất, quân sĩ tức giận quyết chiến để rửa thù. Giặc khiếp sợ tháo chạy tán loạn, tên Chúa mường bị bắt sống và bị xử tử để tế vị chủ tướng. Để tưởng nhớ vị nữ tướng can trường, người dân đã lập đền thờ cô Thắm.

Hàng năm, du khách thập phương về đền Thắm lễ bái, cầu nguyện rất đông, nhất là dịp giêng hai. Sau nhiều năm tôn dựng và tu sửa, năm 2012 ngôi đền được xếp hạng cấp tỉnh là di tích lịch sử – văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Chùa Thạch Long

Chùa Thạch Long (Rồng đá) thuộc xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây được mệnh danh là “chùa thiêng trong hang đá”. Ngôi chùa chứa trong mình nhiều sự tích, huyền sử đẹp.

Chùa Thạch Long thu hút hàng ngàn khách thập phương tới dự hội và dâng hương cầu phúc, cầu tài mỗi dịp xuân về. Nhiều người nói rằng, đi khắp Bắc chí Nam chưa thấy chùa nào nằm trong hang núi đá rộng, sạch mà thoáng như chùa Thạch Long. Tăng ni Phật tử tới dự hội có thể vào hang lễ Phật tới hàng ngàn người.

Biết hang đá thiêng, từ đó dân làng lập chùa ngay tại hang đá này. Chùa có tên Thạch Long (con rồng đá) là vì hang động nằm trong núi đá, cổng hang có hình miệng con rồng đang há.
Biết hang đá thiêng, từ đó dân làng lập chùa ngay tại hang đá này. Chùa có tên Thạch Long (con rồng đá) là vì hang động nằm trong núi đá, cổng hang có hình miệng con rồng đang há.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, người dân xã Vi Hương – Bạch Thông xuôi dòng sông Cầu rước tượng Phật Thích Ca về thờ ở làng mình là Hoa Sơn, trên đỉnh dãy núi Phja Bjoóc. Tượng Phật bằng vàng rất nặng nên khi ngược lên Vi Hương phải kéo bằng mảng. Đến vằng Bó Mi thuộc xã Cao Kỳ ngày nay, mảng cứ xoay tròn không sao đi được. Trời đã tối, đêm ấy, người đi rước tượng phải căng lều ngủ tại vằng Bó Mi để hôm sau tính tiếp. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ hốt hoảng không thấy Đức Phật đâu. Người đi rước tượng đành thắp một bó nhang to và khấn: “Nếu ngài muốn ở đây thì con đành thuận theo ý ngài, nhưng ngài hãy cho con biết nơi ngài đang thượng tọa để con cháu đời sau thờ phụng hương khói”. Dứt lời, bó nhang cuộn khói bay sang bên kia bờ sông, luồn mãi vào trong núi. Người rước tượng cứ đi theo khói nhang ấy và phát hiện ra một hang động tuyệt đẹp, rộng thênh thang. Đức Phật Thích Ca đã ngự tọa ở chốn cao nhất.

Chùa có hai phần chính. Phần thứ nhất là chùa Thiên. Chùa này nằm ở trên cao, có một bậc đá xếp từ chân núi dẫn thẳng lên tới cửa động. Gian cao nhất thờ Đức Phật Thích Ca. Ở gian trung, trên bệ cao nhất có ảnh thờ Bác Hồ. Phần thứ hai của chùa là chùa Âm, đường đến chùa Âm phải đi vòng quanh sườn núi. Cửa vào chùa Âm hẹp hơn chùa Thiên một chút. Lòng hang cũng không rộng bằng chùa Thiên. Ước chừng cao khoảng 6m, rộng 6m và có ngách ăn sâu vào bên trong. Cả chùa Thiên và chùa Âm đều có nhiều tượng thiên tạo hình các Chư Phật. Trong lòng chùa Thiên, vách đá tự chia thành từng múi như những chiếc lọng cao và sang trọng che cho các vị Chư Phật ngồi dưới.

Không chỉ chứa trong mình nhiều huyền tích, chùa Thạch Long còn là một di tích lịch sử, là niềm tự hào của bà con xã Cao Kỳ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã 3 lần đến đây. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chùa trở thành trạm vận chuyển vũ khí và là kho vũ khí bí mật của quân đội ta. Hoà bình lập lại, chùa lại được bà con thờ tự như xưa.

Hội chùa Thạch Long được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm, thu hút rất nhiều du khách thập phương, họ đến để dâng hương cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và người thân.

Chùa Thạch Long không những là thắng cảnh đẹp của Bắc Kạn, mà còn là một di tích lịch sử. Di tích này đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, bảo vệ, tôn tạo để trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của tỉnh Bắc Kạn.

Đồi Khau Mạ

Đồi Khau Mạ thuộc bản Vèn, xã Lương Bằng (Chợ Đồn) là nơi đồng chí Phạm Văn Đồng – nguyên Thủ tướng Chính phủ cùng cơ quan Văn Phòng Chính phủ ở và làm việc từ đầu năm 1950 đến mùa hè năm 1951.

Đồi Khau Mạ - Nơi ở và làm việc của Đồng chí Phạm Văn Đồng (1950 - 1951).
Đồi Khau Mạ – Nơi ở và làm việc của Đồng chí Phạm Văn Đồng (1950 – 1951).

Tại nơi này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cùng với Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp bàn mở chiến dịch biên giới năm 1950, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.

Năm 1996, nhân dân xã Lương Bằng đã vinh dự đón nhận Bằng di tích lịch sử do Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 1996, nhân dân xã Lương Bằng đã vinh dự đón nhận Bằng di tích lịch sử do Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Có thể nói, trong thời kì ở chiến khu Việt Bắc, đặc biệt là thời kì sống và làm việc ở Khau Mạ – Bản Vèn (Lương Bằng), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhiều hoạt động tích cực cùng với Trung ương Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thờ Giáo xứ Bắc Kạn

Bắc Kạn là giáo xứ xa nhất và rộng nhất giáo phận Bắc Ninh, nằm trọn vẹn trong cả tỉnh miền núi Bắc Kạn và cách tòa giám mục Bắc ninh khoảng 170 km về phía Bắc, tuy nhiên từ nhà xứ Bắc Kạn đến họ xa nhất (Pắc Nậm) khoảng 110 km.

Tin mừng đã được gieo và phát triển mãnh mẽ ở vùng rừng núi Bắc Kạn từ những thập niên cuối thế kỉ 19 và đầu 20. Giáo xứ Bắc Kạn được thành lập năm 1928, thời Đức cha Teodoro Gordaliza Phúc (1925-1931). Trong thời kì này, giáo xứ Bắc Kạn đã có cha xứ coi sóc, có nhà Thiên Thần (nuôi trẻ mô côi) và nhà mụ, có thể nói giáo xứ Bắc Kạn phát triển như mọi giáo xứ bình thường khác ở vùng xuôi.

Hiện nay giáo xứ Bắc Kạn có 508 nhân danh, sống rải rác trong các giáo họ Chợ Đồn (cách nhà xứ Bắc Kạn 40 km), Nà Phặc (cách nhà xứ 40 km), Na Rì (cách nhà xứ 80 km), Ba Bể (cách nhà xứ 80 km), Pắc Nậm (cách nhà xứ 110 km) và một vài giáo khu khác.
Hiện nay giáo xứ Bắc Kạn có 508 nhân danh, sống rải rác trong các giáo họ Chợ Đồn (cách nhà xứ Bắc Kạn 40 km), Nà Phặc (cách nhà xứ 40 km), Na Rì (cách nhà xứ 80 km), Ba Bể (cách nhà xứ 80 km), Pắc Nậm (cách nhà xứ 110 km) và một vài giáo khu khác.

Tuy nhiên, cùng với những biến cố thăng trầm của giáo hội Việt nam, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn các giáo phận Miền Bắc, tưởng như Giáo xứ Bắc Kạn đã không còn tồn tại được nữa. Trong hơn nửa thế kỷ, giáo xứ Bắc Kạn không có cha xứ coi sóc và bị cách li hoàn toàn với giáo phận, bởi vì cha xứ và phần lớn giáo dân đã chạy khỏi Bắc Kạn trong thời kỳ chiến tranh Việt-Pháp(1945-1954), nhóm nhỏ giáo dân ở lại vẫn gìn giữ và duy trì đời sống đức tin trong thời kì khó khăn đó. Theo như một số cụ cao niên kể lại, các cụ vẫn hàng ngày đến nhà nguyện đọc kinh cầu nguyện, có những lúc chỉ còn 1-2 người đến nhà nguyện.

Đến thập niên 90 của thế kỉ trước, giáo phận mới có thêm linh mục và các cha mới có thể lên được vùng Bắc Kạn, các ngài đã cố gắng liên lạc và tìm những giáo dân còn sót lại, và đã cho làm lại ngôi nhà nguyện khoảng 20 mét vuông trên miếng đất nhà thờ còn giữ lại được, để khi các cha lên có chỗ dâng lễ và cho bà con hàng ngày đến cầu nguyện.

Hiện nay, giáo xứ đã có cha quản nhiệm về ở trực tiếp, vì vậy giáo xứ dần dần được hồi phục . Tuy cơ sở vật chất hầu như không còn gì, đất đai nhà thờ chỉ còn lại mấy trăm mét vuông, nhưng còn đức tin là còn tất cả. Cũng như Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse “tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu Chúa”, mọi người cũng hy vọng và tin tưởng rằng giáo xứ Bắc Kạn sẽ được hồi sinh lại và phát triển như những thập niên đầu của thế kỉ 20.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI