Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và nổi tiếng với đặc sản chè ngon nổi tiếng khắp cả nước. Không chỉ có vậy, còn có rất nhiều địa điểm du lịch Thái Nguyên hấp dẫn mà các bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Thái Nguyên. Vùng đất này được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho những thắng cảnh đẹp và hùng vĩ như Hồ Núi Cốc, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng,…

Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007. Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc Thái Nguyên vô cùng nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân…Cho đến nay có lẽ chưa có một đánh giá tổng quát nào về di sản kiến trúc Thái Nguyên, vùng đất có bề dày lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển. Vậy di sản kiến trúc Thái Nguyên có gì? Ta tạm phân loại ở mảng di tích xưa, di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, kiến trúc truyền thống, di sản kiến trúc đô thị… Đã đến lúc chúng ta phải tập hợp, nghiên cứu, sắp xếp lại thành hệ thống, biến nó thành chuỗi phục vụ đời sống vật chất, tinh thần.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được thành lập năm 1960. Thời kỳ đầu mang tên Bảo tàng Việt Bắc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc.Năm 1976, Khu tự trị Việt Bắc giải thể, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về Bộ Văn hoá – Thông tin quản lý. Từ đây, Bảo tàng chuyển hướng nội dung hoạt động từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành về Văn hoá dân tộc. Ngày 31/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã phê duyệt đổi tên thành Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và trở thành 1 trong 7 Bảo tàng quốc gia Việt Nam.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển. 50 năm qua Bảo tàng đã tiến hành hàng trăm cuộc nghiên cứu sưu tầm, trên địa bàn cả nước, góp phần nâng tổng số hiện vật trong kho cơ sở lên gần 30.000 tài liệu hiện vật có giá trị. Đó chính là cơ sở quan trọng để Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam hoàn thiện hệ thống trưng bày trong nhà, ngoài trời, phục vụ tốt công chúng tham quan trong nước và quốc tế.
Hiện nay, hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hoá vùng, giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú. Bao gồm một gian long trọng tại sảnh A nhà Bảo tàng và hệ thống 5 phòng trưng bày.
Với trên 4.500 tài liệu hiện vật gốc, phim ảnh, 735 tài liệu khoa học bổ trợ, hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng theo phương pháp tiến tiến, hiện đại. Các thiết bị tin học điện tử và phần mềm âm thanh đã tái hiện được cảnh quan cư trú và đời sống văn hoá 54 tộc người, hấp dẫn công chúng tham quan.Mỗi phòng trưng bày với hệ thống tài liệu và hiện vật phong phú, đa đạng đã tái hiện một cách chân thực cảnh quan cư trú và đời sống văn hoá 54 dân tộc anh em, từ cực bắc Hà Giang đến vùng đất mũi Cà Mau với những hình ảnh gần gũi như: các phiên chợ vùng cao, cảnh săn bắt voi rừng, hình ảnh chọc lỗ bỏ hạt của người dân tộc phía bắc, lễ hội cồng chiêng của người Ê đê, Ba na ở Tây nguyên; sông nước của đồng bào Nam bộ; các nghề thủ công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa trong trang phục, âm nhạc, ẩm thực, lễ hội trong sản xuất lao động…
Hiện nay, hệ thống trưng bày ngoài trời Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã vào giai đoạn hoàn thiện. Không gian 6 vùng văn hoá: Núi cao phía Bắc, Thung lũng, Trung du – Bắc Bộ, Miền Trung – Ven biển, Trường Sơn – Tây Nguyên, và Đồng Bằng Nam Bộ đã định hình cơ bản. Mỗi vùng văn hoá đều có không gian tổ chức lễ hội, có cấu trúc cảnh quan mang tính đặc trưng vùng miền và một ngôi nhà cụ thể, mang tính nguyên gốc làm điểm nhấn giới thiệu các giá trị văn hoá Việt Nam tới du khách.Tại đây, du khách cũng dễ dàng tận mắt nhìn thấy nhiều dụng cụ vốn rất quen thuộc từ xưa của dân tộc như cái cối xay lúa đan bằng nan tre, cái cày bằng cây thô sơ, những mái nhà lợp tranh, vách đất…
Nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên
Công trình nhà thờ, không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng, mà ở một số địa phương nhà thờ còn là tác phẩm nghệ thuật kiến trúc tại Thái Nguyên có giá trị tiêu biểu gắn liền với địa danh khu vực. Nhà thờ với nhiều phong cách kiến trúc giữa trong và ngoài nước tạo nên bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, nhưng vẫn mang đặc trưng riêng biệt của kiến trúc nhà thờ công giáo Việt Nam. Nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên, được khởi công xây dựng từ năm 2015, sau 5 năm xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 8/12 vừa qua là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp, tạo thêm điểm nhấn mới cho không gian cảnh quan thành phố Thái Nguyên.

Nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên có diện tích 1.300m2 được xây dựng mới lại ngay trên nền của nhà thờ giáo xứ trước đây nhưng có quy mô, diện tích lớn, bề thế hơn. Nằm trong khuôn viên rộng 17.000m2, một không gian thoáng, rộng, ngay trung tâm thành phố, nhà thờ có tháp chuông gắn liền với nhà thờ chính. Điểm cao nhất là hai tháp chuông cao 47m. Được xây dựng theo lối kiến trúc Gotic nhưng công trình này có những biến tấu pha trộn với các yếu tố mang bản sắc địa phương, đem lại cảm giác gần gũi hơn với kiến trúc, từ thiết kế đến vật liệu.
Ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên cho biết: “Công trình này không chỉ là công trình tín ngưỡng tâm linh mà còn là công trình công cộng, nơi sinh hoạt cộng đồng. Chính vì thế mà có những không gian chúng tôi tạo ra quảng trường, sân vườn, và có những tiểu cảnh kiến trúc Thái Nguyên liên quan đến không gian tín ngưỡng. Chúng ta nối dài những hiểu biết của chúng ta với không gian”.

Ông Nguyễn Văn Thuyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Thái Nguyên vui mừng và tự hào chia sẻ: “Giáo dân ở giáo xứ đây và đặc biệt là quý khách trong cũng như ngoài tỉnh về dự lễ thánh cung hiến ngôi thánh đường cũng vô cùng yêu thích kiến trúc nhà thờ này”.
Đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên là một đại học được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia, có trụ sở tại Thái Nguyên, được đánh giá là một trong 17 trường/nhóm trường đại học tốt nhất tại Việt Nam;[4] là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam.

Được được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31/CP của Chính Phủ. Ngoài đào tạo, Đại học Thái Nguyên đồng thời là trung tâm nghiên cứu lớn nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam trên các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, sư phạm, ngoại ngữ và y học.
Nhiệm vụ chính của Đại học Thái Nguyên ra là đào tạo nguồn nhân lực cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đền Đuổm
Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh – một thủ lĩnh người Tày và là vị quan dưới triều Lý được giao cai quản phủ Phú Lương xưa (gồm các châu nay là đất thuộc các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn). Ông cũng là một danh tướng có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía bắc Đại Việt. Ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết dân tộc, được nhà Lý phong sắc “Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần”. Các triều đại về sau đều có sắc phong ông là “Cao Sơn quý minh thượng đẳng thần”.

Với những công lao đóng góp cho đất nước dưới triều nhà Lý, ông được vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) gả con gái là công chúa Diên Bình vào năm 1127 và được vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) gả cho con gái là công chúa Thiều Dung vào năm 1144. Như vậy, ông là phò mã của hai đời vua nhà Lý.
Sử sách không ghi rõ năm sinh, năm mất của Dương Tự Minh, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ ông ở núi Đuổm – tương truyền là nơi ông thác, và suy tôn ông là Thánh Đuổm.
Đền Đuổm được xây dựng từ thế kỷ XII, đến nay đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc truyền thống. Ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Đuổm, có tam quan hướng ra quốc lộ. Các hạng mục chính gồm lầu chuông, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, được bố trí dựa vào sườn núi theo thứ tự từ thấp lên cao.

Phía trước đền là một không gian rộng lớn với cánh đồng, đồi cọ, đồi chè và con sông Cầu uốn khúc chảy qua. Tuy quy mô không lớn nhưng đền Đuổm là một quần thể kiến trúc Thái Nguyên đẹp, uy nghiêm, là danh thắng hàng đầu của vùng đất trung du Thái Nguyên.
Đền Đuổm đã được xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1993. Hằng năm, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng, huyện Phú Lương lại tổ chức Lễ hội đền Đuổm để tưởng nhớ công lao của Dương Tự Minh. Hiện nay, đền Đuổm là điểm sáng về du lịch của huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên.
Chùa Đông Cao
Chùa thường được gọi là chùa Đông Cao, chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnhThái Nguyên.
Chùa thường được gọi là chùa Đông Cao, chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ Hà Nội đến địa phận tỉnh Thái Nguyên, đi 16km nữa thì đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa còn giữ được các ngôi tháp, bia, cột đá thời Hậu Lê, như tấm bia cổ có khắc niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697).
Hàng năm, cứ vào ngày 14, 15 tháng Giêng, bà con trong xã và du khách thập phương lại tới chùa làm lễ cầu nguyện năm mới an lành, cây cối đâm chối nẩy lộc, vạn vật tốt tươi. Lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ (ảnh) và các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân tham gia như: Đấu vật, cờ tướng, chọi gà…
Từ Hà Nội đến địa phận tỉnh Thái Nguyên, đi 16km nữa thì đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa ngày nay do Sư cụ Thích Đàm Hinh tổ chức xây cất vào ngày 17 tháng 5 năm 1992, hoàn thành ngày 21 tháng 7 năm 1992. Chùa còn giữ được các ngôi tháp, bia, cột đá thời Hậu Lê, như tấm bia cổ có khắc niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697).
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp