Wednesday, December 11, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bắc Giang được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bắc Giang được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Người dân Bắc Giang tự hào là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu, tồn tại như một sự kết duyên song song với quan họ ở Bắc Ninh. Đất quan họ Bắc Giang còn là nơi có tục kết chạ từ lâu đời đến nay vẫn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, có đóng góp tích cực làm đẹp thêm đời sống xã hội.

Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.
Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm.

Bắc Giang là vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với đất và người vùng Kinh Bắc. Nơi đây từng ghi những dấu ấn đậm nét về các cuộc đấu tranh chống quân giặc xâm lược như chiến thắng Cần Trạm, Hố Cát, Xương Giang; cuộc khởi nghĩa Yên Thế,…cùng với một số di tích có kiến trúc Bắc Giang tiêu biểu như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, đình Lỗ Hạnh, Lăng Dinh Hương, Lăng Họ Ngọ,…Hơn nữa còn có khá nhiều địa điểm du lịch ở Bắc Giang rất hấp dẫn như: Suối Mỡ, Suối Nước Vàng, Hồ Cấm Sơn… Với du lịch Bắc Giang, đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch sinh thái.

Chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà vốn là một ngôi chùa lâu đời và khá cổ kính ở Bắc Giang. Ngôi chùa nay từ ngàn năm nay vẫn luôn được ca ngợi là một trong ba ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất qua câu ca dao “Thứ nhất là chùa Đức La, thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng”. Ngày nay, ngôi chùa này vẫn luôn được gìn giữ và là một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất của dòng Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Bổ Đà hay còn có tên gọi khác là Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự. Tọa lạc ở vị trí khá đắc địa thuộc tỉnh Bắc Giang. Chùa nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng.

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh làm cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. Ngày nay chùa thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ Đà Bắc Giang được xây dựng từ thời nhà Lý. Sau đó được trùng tu vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này.
Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh làm cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa. Ngày nay chùa thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chùa Bổ Đà Bắc Giang được xây dựng từ thời nhà Lý. Sau đó được trùng tu vào thời Lê Trung Hưng và các giai đoạn sau này.

Gắn với ngôi chùa cổ kính này có nhiều câu chuyện xa xưa được lưu truyền qua nhiều đời. Tương truyền rằng có vị quan tên là Phạm Kim Hưng thời vua Lê Dụ Tông. Quê ở làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Tây (nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).

Sau khi từ quan về quê lập nghiệp đã vân du đến vùng đất Bổ Đà này. Sau một thời gian nghe các cao tăng giảng đạo, ông đắc đạo và đã đem tất cả bổng lộc có được trong thời kỳ làm quan đem ra để trùng tu, mở mang di tích này. Và chọn đây là nơi đào tạo các tăng đồ của thiền phái Lâm Tế.

Khu di tích chùa Bổ Đà là nơi thờ Phật. Nhưng đồng thời cũng là nơi tu tập của các tăng, ni Thiền phái Lâm Tế qua nhiều thế kỷ. Theo các vết vật chất và thư tịch để lại cho thấy, chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông.

Chùa được xây dựng bằng các vật liệu gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.

Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có bốn hạng mục chính. Trong đó bao gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, Tứ Ân Tự, am Tam Đức, vườn tháp và ao miếu.
Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có bốn hạng mục chính. Trong đó bao gồm chùa cổ Bổ Đà sơn, Tứ Ân Tự, am Tam Đức, vườn tháp và ao miếu.

Chùa Tứ Ân trong khu di tích được thiết kế theo lối kiến trúc tại Bắc Giang khá đặc biệt. Theo kiểu “nội thông ngoại bế” với 16 khối kiến trúc liên hoàn nối thông nhau. Tất cả đã tạo thành hệ thống các tòa ngang dãy dọc, mang một vẻ u tịch và thanh vắng.

Chùa Bổ Đà là nơi lưu trữ những giá trị về kiến trúc Bắc Giang, thẩm mỹ. Không những vậy, hiện nay đây còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình. Đặc biệt còn có Bộ ván kinh Phật. Đây là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam. Với hơn 2000 mộc bản và có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.

Chùa Bổ Đà thật sự là một ngôi chùa cổ kính với rất nhiều giá trị văn hóa được lưu giữ lại. Đây là một địa điểm rất phù hợp cho các dịp lễ, Tết. Đến đây cầu bình an và tham quan, chiêm ngưỡng những công trình độc đáo của nơi này cũng là một trải nghiệm khá hay.

Chùa Yên Tử

Du Lịch Tây Yên Tử là một hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc sườn phía Tây và phía Bắc của dãy núi Yên Tử hùng vĩ, thuộc địa bàn của tỉnh Bắc Giang. Nơi đây hiện vẫn lưu giữ và bảo tồn được rất nhiều những chùa tháp, di tích có liên quan đến nguồn gốc hình thành của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào thời nhà Trần.

Quần thể di tích danh thắng Yên Tử cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới vào năm 2017.
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới vào năm 2017.

Theo kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử Bắc Giang thì mùa xuân hoặc mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng nhất để đến du lịch Tây Yên Tử. Vào mùa xuân, tại Tây Yên Tử có rất nhiều những lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn để các bạn có thể tham gia. Còn vào mùa hè thì tại đây sẽ diễn ra nhiều chương trình tham quan du lịch. Mặc dù vào mùa hè những trên đỉnh Yên Tử lúc nào không khí cũng thoáng mát, dễ chịu. Đây sẽ là một điểm đến vô cùng lý tưởng nếu bạn muốn tìm kiếm một nơi vừa để du lịch tâm linh, vừa tránh nóng.

Theo kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử thì các bạn nên tổ chức thành những nhóm khoảng tư 3 đến 5 người khi khám phá Tây Yên Tử. Tuyệt đối không nên đi một mình vì tại Tây Yên Tử có khá nhiều những khu rừng rậm, những đường mòn hiểm trở, vách núi treo leo. Nếu không cần thận thì rất có thể bạn sẽ bị lạc hoặc gặp phải những trường hợp nguy hiểm đáng tiếc.

Tây Yên Tử là ngôi chùa lớn với kết cấu kiến trúc cực kỳ độc lạ. Tổng thể nó được chia thành 3 khu vực riêng biệt.
Tây Yên Tử là ngôi chùa lớn với kết cấu kiến trúc cực kỳ độc lạ. Tổng thể nó được chia thành 3 khu vực riêng biệt.

Tây Yên Tử được sở văn hóa du lịch phong tặng cho danh hiệu là di tích Văn Hóa Việt Nam. Chính vì vậy mà bạn tìm đến đây là bạn đang khám phá một vùng đất với nhiều phong tục tập quán cực kỳ lâu đời. Một số sự kiện văn hóa ở đây hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.

Mùa xuân và mùa hè là khoảng thời gian thích hợp nhất để đi du lịch đến đây. Thời gian này có nhiều lể hội văn hóa với các hoạt động đặc sắc đa dạng về sắc tộc. Du khách có thể tham quan thắng cảnh, khám phá bản sắc dân tộc riêng tại nơi đây. Khí hậu lúc này cực kỳ mát mẻ, mây mù rất nhiều tha hồ mà săn mây.

Đình Phù Lão

Tác phẩm chạm trổ cảnh ái ân ở đình Phù Lão Đình Phù Lão tọa lạc tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là ngôi đình thời Lê, dựng năm 1688. Đây là ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc Bắc Giang độc đáo. Năm 1982, đình Phù Lão được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Toạ lạc trên một dải đất cao, thoáng, đẹp ở phía đầu làng thuộc thôn Tây Lò.

Làng Phù Lão xưa, nay tách thành 3 thôn Tây Lò, Đông Thắm và Núi Dứa. Mặt đình quay về phía xóm làng, soi mình xuống bến nước. Theo thuật phong thủy đây là để tạo thế tụ thủy mang lại sự thịnh vượng no đủ cho dân làng. Trong ảnh là nhà Tiền Tế, đi qua sẽ đến Đại Đình.

Từ nguyên sơ đình Phù Lão có kiến trúc Bắc Giang theo lối chữ nhất (-), chỉ có toà đại đình dài 13m, rộng 12m; sau này mới nối thêm phía sau 2 gian hậu cung.

Rồng xuất hiện ở đình Phù Lão sinh động, gần gũi luôn gắn với hình tượng con người.
Rồng xuất hiện ở đình Phù Lão sinh động, gần gũi luôn gắn với hình tượng con người.

Phía trước, bên trái đình Phù Lão còn có một tấm bia tứ diện, cao hơn 1m ghi công bà Đào Thị Hiền đã đóng góp tiền của xây dựng đình. Tấm bia này cũng là minh chứng cho năm xây dựng đình. Đình là nơi thờ thánh Cao Sơn – Quý Minh, ngoài ra còn thờ hai vợ chồng ông Hậu là những người có công tạo dựng ngôi đình.

Trên của võng chính giữa đình là 4 chữ Thánh Cung Vạn Tuế, tạm dịch: Đức Thánh Muôn Tuổi. Giá trị điêu khắc nghệ thuật của đình được thể hiện ở các kết cấu kiến trúc như tai cột, kẻ, bẩy, cốn, diệp… với những hình ảnh chạm khắc sinh động. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chạm khắc ở đình Phù Lão là chạm theo lối chạm lộng, có nghĩa là phải chạm thủng sâu bên trong gỗ để làm các hình nổi hẳn lên theo lối tượng tròn. Lối chạm này rất khó, phải có những dụng cụ chuyên dùng mới kênh bong được, và người thợ chạm phải hiểu phép chạm đối với từng hình, từng chủ đề trên cấu kiện kiến trúc.

Vào đình Phù Lão, ta có thể thấy trên các kẻ là những bức chạm nổi hình ảnh mang đậm nghệ thuật tạo hình dân gian thể hiện sinh hoạt của các tầng lớp như quan lại, sỹ, nông, công, thương và có nhiều linh thú như: Long Ly Quy Phượng và các con giống như nghê, lân, ngựa, rắn, tắc kè, thạch sùng.
Vào đình Phù Lão, ta có thể thấy trên các kẻ là những bức chạm nổi hình ảnh mang đậm nghệ thuật tạo hình dân gian thể hiện sinh hoạt của các tầng lớp như quan lại, sỹ, nông, công, thương và có nhiều linh thú như: Long Ly Quy Phượng và các con giống như nghê, lân, ngựa, rắn, tắc kè, thạch sùng.

Tác phẩm chạm trổ cảnh ái ân ở đình Phù Lão Những nhà điêu khắc vô danh xuất phát từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh từ đời sống thực với phong cách độc đáo. Ở đình có nhiều bức chạm mô tả cuộc sống dân gian. Chỗ thì tả cảnh vui chơi…

Hàng năm, làng Phù Lão có hai tiết lệ lớn, mở hội làng vào rằm tháng ba và lệ làng vào rằm tháng tám. Khi ấy, người dân Phù Lão nói riêng, xã Đào Mỹ nói chung và đông đảo du khách thập phương lại tụ hội về ngôi đình có nét kiến trúc Bắc Giang độc đáo này.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Trước kia, chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, nay là thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên còn gọi là chùa Đức La và lễ hội ở đây được gọi là lễ hội La. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Trước đây, hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 18 gian rộng rãi là nơi hàng năm các sư về an cư kiết hạ, và các kiến trúc phụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của tăng ni, Phật tử.
Trước đây, hai bên còn có các dãy nhà Tả vu và Hữu vu, mỗi dãy 18 gian rộng rãi là nơi hàng năm các sư về an cư kiết hạ, và các kiến trúc phụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của tăng ni, Phật tử.

Văn bia chùa thời Trần viết: “Đức Tổ Điều Ngự Pháp Loa khi mở tùng lâm này, còn mở chợ Đức La. Các vị vương thân quốc thích và thập phương đàn việt, phát tâm tậu ruộng đất ở tại bản xã và các hạt khác các nơi, để cúng hương dâng tam bảo muôn đời. Chùa này và chùa Sùng Nghiêm cả thảy 72 chốn tùng lâm, công đức sáng tạo, hợp khắc vào bia ở chùa Hoa Nghiêm núi Yên Tử”. Một tấm bia chùa dựng khác viết: “Ðức tổ Điều Ngự (tức Trần Nhân Tông) khi mở tùng lâm này (tức chùa Vĩnh Nghiêm), mở cả chợ chùa. Các vị vương thân quốc thích và khách thập phương đã phát tâm tậu nhiều ruộng cúng cho chùa, gồm cả ruộng trong xã và ruộng ở các hạt khác nữa”.

Sau này có một số vị sư từ Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện, ngôi chùa này còn nổi tiếng hơn cả ngôi chùa gốc – chùa Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó. Đối diện với tấm bia cổ là vườn tháp mộ trong đó là của 5 vị sư có tên tuổi các hòa thượng: Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh và một số tháp khác.

Chùa Vĩnh Nghiêm mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa, phục dựng lại tam quan theo nền cũ xây bằng gạch dài 7m, rộng 5m vỉa đá thành bậc rồng mây.
Chùa Vĩnh Nghiêm mới được trùng tu, quy mô nguy nga, tráng lệ như xưa, phục dựng lại tam quan theo nền cũ xây bằng gạch dài 7m, rộng 5m vỉa đá thành bậc rồng mây.

Khối thứ nhất kiểu chữ “Công” (工) gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện với thiết kế khang trang lối tàu bảy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ. Bên ngoài chùa trang trí đắp nổi lối “nề ngõa” hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.

Khối thứ hai cũng làm theo kiểu chữ công nhưng thấp và nhỏ hơn. Đây là nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Trong toà Tổ đệ nhất hiện nay có một tượng hậu đặt ở phía ngoài, 2 gian bên. Ba tổ Trúc Lâm đặt ở hậu cung, trên có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội Thượng”.

Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng 8 mái, treo một quả chuông lớn. Kiến trúc lầu chuông được kết hợp giữa cấu trúc gỗ và gạch, ở phần giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông đồng nhỏ (chuông gió).

Khối thứ tư, kết cấu kiểu chữ đinh (丁) là nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa.

Lăng Dinh Hương

Lăng Dinh Hương thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ 1965.

Cụ La Đoan Trực sinh năm 1688 tại làng Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Năm 1730 triều Lê Duy Phường ông được cử làm dịch quân thị hầu, thị đội, rồi làm thái giám. Dưới triều Lê Ý Tông ông được cử hai lần đi sứ phương Bắc vào năm 1735 và 1739.

Sang năm 1740 triều Lê Hiển Tông, ông cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương.

Ông mất mùng 9 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Năm 1754 vua phong ông là Phúc thần trung cẩn đại vương. Lăng được chính Quận công xây dựng khi ông còn sống.

Lăng Dinh Hương xây dựng từ năm 1727 (xuất hiện trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Cố đô Huế). Trong lăng lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, tên húy là La Đoan Trực.
Lăng Dinh Hương xây dựng từ năm 1727 (xuất hiện trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Cố đô Huế). Trong lăng lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, tên húy là La Đoan Trực.

Lăng nằm trên một quả đồi hình tròn rộng khoảng một ha có tường gạch bao quanh (ngày xưa là tường đá ong bao quanh). Vào cổng là hai tượng quan hầu cầm dùi đồng. Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm ba phần chính: phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Tượng người và vật tại lăng làm bằng đá xanh được chạm khắc rất sống động, tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc và được tỉa công phu.

Phần mộ rộng khoảng 100 mét vuông có tường đá ong dày bao quanh là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, có hai võ quan dắt ngựa đứng canh. Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được xem là những kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá, tượng chú trọng vào cách tạo khối trên thân, khiến con vật trở nên đậm chất hiện thực. Một số mảng chạm tỷ mỷ và mang tính cách điệu cao như phần yên cương, bờm con ngựa. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên phải có mặt to, hàm rộng. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên trái có râu dài, mặt nhỏ.

Khu thờ tự gồm hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê to há mồm ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ làm từ hai khối đá lớn cùng hai quan hầu nữ và hai con nghê nhỏ trạm khắc tinh tế, sinh động. Quan hầu nữ bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài. Quan hầu nữ bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy.

Đường tham quan có hai cách, cách 1: Cách đi tới Lăng Dinh Hương: từ Hà Nội theo quốc lộ 1A về hướng bắc 41 km tới ngã ba Đình Trám, rẽ trái theo quốc lộ 37 khoảng 17 km thì tới trung tâm thị trấn Thắng, lăng ở phía nam thị trấn 1 km. và cách 2: Cách đi tới lăng Dinh Hương: Từ cầu Nhật Tân (Hà Nội), đi về quốc Lộ 1A, hỏi đi về cầu Mai Đình rồi đi qua cầu Mai Đình hướng về thị trấn Thắng (Cách cầu Mai Đình 18km, cách thị trấn Thắng 1km)

Làng Cổ Thổ Hà

Cách Hà Nội khoảng 48km, làng cổ Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnhBắc Giang, được coi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt,” nổi tiếng trong cả nước vớinghề làm gốm và quần thể kiến trúc Bắc Giang cổ thuần Việt mang đậm dấu ấn của văn hóađồng bằng Bắc Bộ.

Nghề gốm ở Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỉ 14. Đây là một trong ba trung tâmgốm sứ cổ xưa nhất của người Việt, bên cạnh làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, BắcNinh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Sản phẩm của làng nghề này đã có thời nổidanh khắp thiên hạ. Từ lúc có nghề gốm đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cảlàng chỉ sống bằng nghề gốm. Gốm Thổ Hà mang những nét đặc sắc riêng hiếm cónhư: độ sành cao, không thấm nước, tiếng kêu như chuông, màu men nâu đỏ mịnmàng, ấm áp và gần gũi. Gốm có độ bền vĩnh cửu dù được chôn trong đất, ngâmtrong nước. Làng chỉ làm đồ gốm gia dụng, những chum vại, tiểu sành, chĩnh chõ…Những mảnh gốm còn sót lại trên các bức tường vẫn nguyên hình vẹn trạng, hồngốm như còn đọng mãi. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựngmột quần thể kiến trúc Bắc Giang đình, chùa, văn chỉ, cổng làng, điếm bề thế uy nghi.

Thổ Hà còn nổi tiếng với những kiến trúc cổ từ nhà cửa đến cổng làng, khu giếng cổđều được làm bằng gạch nung và sành đắp nổi không tráng men. Đặc biệt nơi đâycòn hiện hữu ngôi chùa cổ kính và ngôi đình bề thế - một kiệt tác của kiến trúc cổtruyền Việt Nam.
Thổ Hà còn nổi tiếng với những kiến trúc cổ từ nhà cửa đến cổng làng, khu giếng cổđều được làm bằng gạch nung và sành đắp nổi không tráng men. Đặc biệt nơi đâycòn hiện hữu ngôi chùa cổ kính và ngôi đình bề thế – một kiệt tác của kiến trúc cổtruyền Việt Nam.

Cổng nằm ở ngay đầu làng phía trước đình, bên tả là hồ nước rộng, bên hữu có câyđa hàng trăm năm tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.Ngoài ra trong làng vẫn còn lưu giữ được một số ngôi nhà cổ xây dựng cách đâytrên 100 năm, tiêu biểu cho các ngôi nhà cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Đình Thổ Hà là một ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc, là bông hoa của nghệ thuậtchạm khắc Việt Nam và được xếp hạng là di tích Kiến trúc, Nghệ thuật cấp Quốcgia. Đình được xây dựng vào năm 1692, thời vua Lê Hy Tông và là một công trìnhkiến trúc quy mô với nghệ thuật điêu khắc độc đáo từng được Viện bảo tàng ViễnĐông Bác Cổ xếp hạng. Ðình thờ thành hoàng làng là Lão Tử và tổ sư nghề gốmÐào Trí Tiến. Đây là ngôi đình cổ thứ hai ở Bắc Giang (sau đình Lỗ Hạnh được xâydựng năm 1576). Đình Thổ Hà tiêu biểu cho không gian tâm linh, văn hóa của ngườiViệt với nét kiến trúc đặc trưng, các mảng chạm khắc thể hiện đề tài “tứ linh, tứquý” hoa lá cách điệu, chim thú và con người. Hiện đình còn lưu giữ được chín tấmbia cổ chứa nhiều giá trị nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Văn chỉ làng Thổ Hà được xây dựng vào thế kỷ 17, thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 72vị tiên hiền…
Văn chỉ làng Thổ Hà được xây dựng vào thế kỷ 17, thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 72vị tiên hiền…

Chùa Thổ Hà có tên là “Đoan Minh Tự” là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có quy mô lớn, bao gồm cổng tamquan, gác chuông và tiền đường. Tam quan chùa nằm sát sau đình. Gác chuông vàtiền đường được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá… Trong chùa cótượng Phật tổ Như Lai to lớn và tượng Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Từ tòaTam Bảo theo hai dãy hành lang vào tới Động Tiên, là một công trình kiến trúc hiếmcó. Động tiên đã ghi lại đầy đủ hình ảnh Thích Ca từ lúc mới sinh ra, lúc trưởngthành và khi lìa bỏ kinh thành vào động tu hành đến đắc đạo. Tiếp theo đi qua sânrộng tới nhà Tổ, nơi đây thờ Sư Tổ và các vị sư đã trụ trì tại chùa.

Nơi đây được coi là cái nôi của nền học thức Thổ Hà. Đây cũng là địađiểm thu hút khá đông du khách đến tham quan, nhất là vào mùa thi cử, các sĩ tửđến đây thắp hương, lễ bái với tấm lòng thành kính mong được đỗ đạt hiển vinh.Văn chỉ làng Thổ Hà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa ngày 28/2/1999.

Vẻ đẹp cổ kính, thuần Việt, sự hồn hậu, mến khách của người dân và lợi thế cáchkhông xa trung tâm thủ đô, làng cổ Thổ Hà đã và đang tạo sức hấp dẫn lớn đối vớidu khách trong và ngoài nước, với những người nghiên cứu về kiến trúc Bắc Giang và mỹ thuật,những nghệ sĩ và nghệ nhân đến tham quan và tìm cảm hứng.

Đền Thánh Tâm Bắc Giang

Nơi đây chính là giáo xứ Bắc giang, Đức cha Colomer Lễ đã thành lập giáo xứ Bắc Giang năm 1894. Sau đó đức cha Gordaliza Đức cha Phúc đã cho xây một thánh đường đẹp nhất Giáo phận, vì là trung tâm tôn giáo và chính trị của Phủ Lạng Thương ngày xưa và cũng là của Bắc giang ngày nay.

Trong thời kỳ chiến tranh oanh tạc miền Bắc, ngày1 9/12/1972, nhà thờ đã bị đổ nát, chỉ còn đống gạch vụn!

Đền Thánh Tâm tọa lạc tại trung tâm thành phố Bắc giang, nên cũng được gọi là Đền Thánh Tâm Bắc giang.
Đền Thánh Tâm tọa lạc tại trung tâm thành phố Bắc giang, nên cũng được gọi là Đền Thánh Tâm Bắc giang.

Cũng trong thời gian khó khăn này, Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng, đương nhiệm Bắc ninh lúc ấy, đã không ngớt hướng về Thánh Tâm, cổ vũ toàn Giáo phận tin tưởng phó thác vào lòng thương xót Chúa gìn giữ và che chở giáo phận. Đồng thời Ngài khấn hứa với Thánh Tâm, rằng ngài sẽ xây dựng một Đền kính Thánh tâm Chúa.

Sau 31 năm coi sóc Giáo phận Bắc ninh, Ngài được cử về Tổng Giáo phận Hà nội, là lúc mà Giáo hội Việt nam nói chung và nói riêng Bắc ninh được trở lại bầu khí an bình. Đức cha không thể không nhớ lời khấn hứa, sau nhiều lần hội ý chọn địa điểm. Cuối cùng Bắc giang được chọn với ý nghĩa tôn giáo và lịch sử.

Đức Hồng y tổng Giám mục Hà nội, nguyên Giám mục Bắc ninh về đặt viên gạch để khởi công xây dựng Đền Thánh Tâm ngày 4/5/2001. Để từ nay nhà thờ Bắc giang không chỉ là trung tâm của giáo hạt, nhưng là trung tâm của cả giáo phận: Đền Thánh Tâm Giáo phận Bắc ninh.

Giáo xứ Bắc Giang bao gồm 5 giáo họ: họ nhà xứ Bắc giang, họ Cầu Chính, Mẹt, Ảm và Ngọc Lâm, với tổng số giáo dân là 1.255 người, do cha Giuse Nguyễn huy Tảo phụ trách.

Thành Cổ Xương Giang

Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ 15.

Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.

Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ XV (1407). Thành được xây bằng đất, các dấu tích còn lại cho biết thành hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông – Tây đo được 600m, chiều rộng theo hướng Bắc – Nam 450m, diện tích 27ha, tường đắp đất cao dầy, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa, cửa chính trông về phía Tây.

Khảo sát thực tế và hồ sơ di tích thì dấu tích ngôi thành cổ xưa nay còn lại không nhiều, tường thành cao hơn mặt ruộng khoảng 3- 4m, chân rộng 25m, mặt rộng từ 16- 20m, 04 góc có 4 pháo đài cao hơn mặt thành 4m nhô hẳn ra ngoài, ngoài thành là hệ thống hào bao bọc.

Theo sử sách, chiến thắng Xương Giang của quân và dân Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo, đập tan 10 vạn quân xâm lược Minh trong gần 1 tháng tại địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Với bốn trận thắng lớn: trận ngày 10/10 đập tan quân tiên phong và chém chết Thái tử Liễu Thăng tại cửa ải Chi Lăng; Trận ngày 15/10 đánh tan quân giặc tại Cần Trạm (Hương Sơn- Lạng Giang), buộc tướng giặc Bảo Định Bá Lương Minh phải tự vẫn; trận Hố Cát ngày 18/10 (thuộc Vôi, Xương Lâm, Phi Mô- Lạng Giang), làm cho viên Thượng thư Lý Khánh phải tự tử và trận Xương Giang ngày 3/11/1427 diễn ra trên cánh đồng Xương Giang (thuộc các xã Tân Dĩnh, Xuân Hương, Mỹ Thái huyện Lạng Giang và Thọ Xương, thành phố Bắc Giang) sau 10 ngày vây hãm, nghĩa quân đã đánh tan hơn bảy vạn quân giặc do Thôi Tụ và Hoàng Phúc chỉ huy, buộc quân Minh ở Đông Đô (Hà Nội) phải xin hàng rút về nước.

Trong đợt khai quật lần đầu năm 2008, các nhà khảo cổ học Viện Khảo cổ học đã phác hoạ bước đầu về hệ thống các công trình kiến trúc của thành cổ Xương Giang.
Trong đợt khai quật lần đầu năm 2008, các nhà khảo cổ học Viện Khảo cổ học đã phác hoạ bước đầu về hệ thống các công trình kiến trúc của thành cổ Xương Giang.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn – Lê Lợi do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy, chiếm thành Xương Giang và phá tan đạo quân của Liễu Thăng, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử, lật đổ ách thống trị bạo tàn của nhà Minh kéo dài 20 năm và là chiến thắng quyết định cho nền độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XV.

Trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28/9/1427 và trận diệt viện oanh liệt ngày 3/11/1427 mà Lê Quý Đôn đánh giá: Từ triều Trần bắt được Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi cho đến lúc ấy, nước Nam thắng giặc phương Bắc chưa có trận nào lớn như vậy (theo Đại Việt thông sử).

Thành Xương Giang được coi như trung tâm của chiến trận và sau đó còn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của quê hương đất nước, nhất là cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) xảy ra vào nửa sau thế kỷ 18.

Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6-7 tháng Giêng. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ và trò vui đặc sắc. Trước ngày khai hội, tối mồng 5 tháng Giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại. Tại các đình, chùa, đền, miếu và nhà văn hoá đèn đuốc suốt đêm để tới canh năm hôm sau tề chỉnh săp hàng ngũ, chiêng trống kéo về nơi khai hội. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội…

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22-01-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng thành Xương Giang là di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang cấp Quốc gia. Tại đây có 14 điểm di tích là: Cửa đông bắc, cửa đông, cửa bắc, cửa tây nam, cửa nam, khu trung tâm, dấu vết thành, đoạn sông Xương Giang chảy qua thành; địa điểm khai quật khảo cổ học số 2, 3, giếng Phủ, đền Thành và 2 điểm ngoài khu bảo vệ là: cửa đông nam, cửa tây. Các điểm di tích được bảo vệ nằm rải rác ở các vị trí xen kẽ là khu dân cư các thôn Đông Giang, Nam Giang, Trại Bắc thuộc xã Xương Giang. Ngoài ra còn có một phần diện tích Trường Trung cấp Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang…

Với những giá trị đã được thừa nhận trong lịch sử, sự đồng thuận của các cấp, các ngành và nhân dân, di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Xương Giang mãi là niềm tự hào của nhân dân Bắc Giang nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của đất nước.

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng được xây dựng từ chân lên lưng chừng của ngọn núi Non Vua. Đây là đỉnh cao nhất trong dãy Nham Biền. Đỉnh ngọn Non Vua có Giếng trời, còn được gọi là Thiên huyệt, quanh năm có nước sạch trong mát.

Dưới chân núi Non Vua là khe Hang Dầu được biết đến là nơi quy tụ Nguyệt Nham của 9 ngọn núi Phượng, nguồn nước dồi dào, thảm thực vật đa dạng. Theo quy hoạch, thời gian tới khe Hang Dầu sẽ được đầu tư thành khu vui chơi giải trí kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng.

Vị trí xây dựng Thiền viện thuộc thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn, cách trung tâm huyện 2 km và cách TP Bắc Giang khoảng 10 km. Tổng diện tích quy hoạch xây dựng hơn 18 ha gồm các hạng mục: Cổng tam quan; lầu chuông, lầu trống; Tòa điện chính; nhà tổ, nhà khách; nhà trưng bày; thiền đường, trai đường, thư quán… Các hạng mục được thiết kế hài hòa với kiến trúc Bắc Giang đẹp, uy nghi, bảo đảm cảnh quan môi trường và đặc biệt là bảo đảm sự tôn nghiêm, phù hợp định hướng phát triển KT-XH.

Trong quần thể các công trình kiến trúc của Thiền viện có rất nhiều nét đặc sắc, gắn kết được sự tôn nghiêm, đậm bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam, hòa quyện với hồn thiêng của sông núi nơi đây.
Trong quần thể các công trình kiến trúc của Thiền viện có rất nhiều nét đặc sắc, gắn kết được sự tôn nghiêm, đậm bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam, hòa quyện với hồn thiêng của sông núi nơi đây.

Từ những yếu tố đó, Thiền viện là công trình có vị trí đặc biệt quan trọng đối với huyện Yên Dũng, là điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế. Đồng chí Nguyễn Viết Tuấn, Bí thư Huyện ủy Yên Dũng chia sẻ: Việc xây dựng Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng tạo thêm cảnh quan sinh thái, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, góp phần tạo bước đột phá về phát triển du lịch của huyện.

Cùng đó là nơi lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa đạo đức của tiền nhân, tiếp nối tư tưởng dòng thiền Trúc lâm. Đặc biệt, đây là công trình kết nối du khách với hệ thống các điểm du lịch văn hóa tâm linh lớn trong vùng như: Đền Kiếp Bạc, chùa Vĩnh Nghiêm, non thiêng Yên Tử, chùa Kem, xã Nham Sơn (nằm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt cuộc khởi nghĩa Yên Thế).

Không gian Thiền viện luôn an lành, hoan hỷ, hiện tiền, chan hòa trong cảnh vật, sơn thủy hữu tình, muôn hồng ngàn tía của các loài hoa, ríu ran tiếng chim rừng hòa cùng tiếng chuông ngân vang vào tâm tưởng của mỗi người.
Không gian Thiền viện luôn an lành, hoan hỷ, hiện tiền, chan hòa trong cảnh vật, sơn thủy hữu tình, muôn hồng ngàn tía của các loài hoa, ríu ran tiếng chim rừng hòa cùng tiếng chuông ngân vang vào tâm tưởng của mỗi người.

Điểm nhấn đầu tiên phải kể đến ngoài con đường đi bên sườn núi, từ chân Thiền viện lên cổng Tam Quan là con đường để du khách thả bộ hơn 300 bậc đá rộng thênh thang. Cổng Tam Quan đón du khách với hàng chữ “Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng”. Đáng chú ý hơn là Chính điện – hạng mục chính của quần thể kiến trúc Bắc Giang được thiết kế xây dựng cao và rộng, phù hợp với lối kiến trúc truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam. Diện tích tổng thể khuôn viên chính điện (bao gồm cả tầng 1 và tầng 2) là 3.000m2.

Phía trước là lầu chuông và lầu trống, sắp đặt cạnh cổng tam quan tạo thế cân xứng, hài hòa. Bên trong Chính điện được trang trí hệ thống tranh vẽ tường mang tới khoảng không gian rộng, đậm chất nghệ thuật và đầy màu sắc kể về lịch sử cuộc đời hoạt động của đức Phật Thích ca từ khi Ngài mới sinh ra đến hết cuộc đời. Cùng với đó là hệ thống các tượng điêu khắc về Bổn sư Thích ca mâu ni, ngài Phổ Hiền và ngài Văn Thù sư Lợi, Tổ sư Đạt Ma và tượng Tam Tổ Trúc lâm thời nhà Trần là Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Trúc Lâm Đệ Nhị Tổ Đồng Kiên Cương Pháp Loa và Trúc lâm Đệ Tam Tổ Huyền Quang Lý Đạo Tái.

Cầu Phủ Lạng Thương

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Từ trước đến nay rất nhiều người chỉ biết đến sông Thương chảy qua thành phố Bắc Giang với hình ảnh nên thơ là dòng sông có đôi dòng trong đục, nhưng ít ai lại để ý đến sông Thương đã chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang ngay từ thượng lưu.

Đó chính là ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang với Lạng Sơn bằng cầu Lường (giữa huyện Lạng Giang và Hữu Lũng). Nghĩa là từ Hà Nội lên Lạng Sơn qua Quốc lộ 1A (cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn), hoặc ngược lại chúng ta được 2 lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Thương. Nếu dòng Thương thơ mộng đã tạo nên dáng vẻ thanh bình cho thành phố Bắc Giang, thì giờ đây những cây cầu nối liền đôi bờ Sông Thương qua địa phận thành phố còn tạo nên vẻ đẹp bề thế cùng điểm nhấn kiến trúc đẹp tại Bắc Giang nên thơ cho vóc dáng của một thành phố trẻ. Và mỗi khi nghĩ về cầu, thường phải nhớ đến dòng sông, con sông Thương hai dòng trong đục ngày ngày vẫn bồi đắp tâm hồn mỗi người dân nơi đây.

Chỉ trong chiều dài 3 km, giờ đây, sông Thương đã hiện hữu 4 cây cầu vắt mình nối nhịp đôi bờ Bắc - Nam. Đó là cầu Sông Thương (cầu sắt), cầu Mỹ Độ, cầu Xương Giang và cầu Đồng Sơn.
Chỉ trong chiều dài 3 km, giờ đây, sông Thương đã hiện hữu 4 cây cầu vắt mình nối nhịp đôi bờ Bắc – Nam. Đó là cầu Sông Thương (cầu sắt), cầu Mỹ Độ, cầu Xương Giang và cầu Đồng Sơn.

Gần một thế kỷ qua, cầu Sông Thương (cầu sắt) trở thành quen thuộc, thành nỗi nhớ của bao người, của nhiều thế hệ. Cầu và dòng sông trở thành đề tài của thi ca, nhạc họa. Dù ai đó không thể mỗi ngày qua qua cầu sắt một lần (bởi bây giờ chỉ dành cho tàu hỏa và xe thô sơ, người đi bộ) nhưng chắc hẳn trong lòng mỗi người vẫn cảm nhận nhịp sống hối hả thường nhật của người dân thành phố.

Cầu sắt sông Thương xưa gọi là cầu Phủ Lạng Thương được xây dựng đầu thế kỷ XX cùng với sự hình thành tuyến hỏa xa Bắc Bộ. Vào năm 1955, cây cầu được xây dựng lại. Bác Hồ đã nhiều lần về thăm tỉnh Bắc Giang, từng đứng trên cầu sông Thương động viên, khen ngợi đội ngũ cán bộ công nhân và nhân dân tham gia xây dựng cầu. Thời chiến tranh, cây cầu là huyết mạch giao thông quan trọng, nối liền nguồn chi viện của Bắc Giang cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau này, thời đánh Mỹ, cây cầu chứng kiến rất nhiều trận đánh oanh liệt giữ cầu của chiến sĩ ta trước lửa bom của quân thù. Cầu chỉ dài 171m nhưng trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, địch đã huy động 1.040 chiếc máy bay các loại, đánh 49 đợt lớn vào cầu, chúng đã thả xuống 1.336 quả bom phá, 879 bom sát thương và hàng ngàn quả bom bi – giới báo chí lúc bấy giờ đã mệnh danh cầu sông Thương là cây cầu Hàm Rồng thứ hai của miền Bắc về sự ác liệt.

Giờ đây, khi không còn là đường bộ trọng yếu nữa, nhưng cầu sông Thương đã trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử ở thành phố. Nhiều đôi uyên ương đã chọn cầu làm nền chính cho những bộ ảnh cưới; còn với các nhiếp ảnh gia, nói đến sông Thương, nói đến thành phố Bắc Giang thì không thể không chụp một tấm hình của cây cầu này. Vậy đó, cầu sắt sông Thương trở thành điểm hẹn của tình yêu, là địa chỉ văn hóa của thành phố Bắc Giang thân thương.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI