Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Phú Thọ từ lâu đã được biết đến như mảnh đất của những địa danh lịch sử nổi tiếng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử nơi đây vẫn giữ được những dấu ấn như buổi sơ khai ban đầu.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt Cổ, thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu ấn của những buổi đầu bình minh dựng nước của dân tộc. Với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú: 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó Khu di tích lịch sử Đền Hùng là Di tích quốc gia đặc biệt), cùng với “Hát Xoan Phú Thọ”, “Ca Trù”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến với các địa điểm du lịch Phú Thọ để được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo với nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, lễ hội dân gian, các loại hình nghệ thuật đặc sắc gắn liền thời đại các Vua Hùng, cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Nhà nước đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình kiến trúc Phú Thọ với các họa tiết trang trí được mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn được cách điệu như: Hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim lạc… thể hiện sinh động, độc đáo mang nét kiến trúc đặc trưng riêng của ngôi đền tôn thêm sự uy nghiêm, linh thiêng.
Nhà thờ Giáo xứ Trù Mật
Thánh đường giáo xứ Trù Mật được xây dựng năm 1927, cách đây tròn 90 năm. Và cũng từng ấy thời gian, thánh Phêrô đã cầu bầu, phù hộ cho giáo xứ qua những bước thăng trầm để có ngày trưởng thành như hôm nay. Mọi người trong giáo xứ thường bảo nhau: vì thánh Phêrô xuất thân từ nghề chài lưới, nên cha ông chúng ta ngày trước đều là những ngư phủ lành nghề. Ngày nay, tuy thời cuộc có thay đổi, những cánh đồng cá không còn nhiều và giới trẻ cũng có nhiều công việc để lựa chọn hơn, nhưng nghề chài lưới vẫn còn in đậm trong tâm thức của mọi người, làm nên một bản sắc riêng của giáo xứ Trù Mật.
Dù thời tiết không thuận lợi, trời mưa ướt át, nhưng trước Thánh lễ, quý cha và mọi người trong giáo xứ vẫn xếp hàng thành kính niệm hương trước tượng thánh Phêrô. Sau khi niệm hương, kiệu thánh Phêrô được rước xung quanh khuôn viên nhà thờ trong tiếng kèn âm vang, tiếng trống rộn ràng, và điện nến lung linh bên những hạt mưa thánh thót.
Mở đầu thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Trường Thịnh có lời chào, chúc tới cộng đoàn giáo xứ Trù Mật trong ngày mừng lễ quan thầy, và mời gọi mọi người hãy noi gương thánh quan thầy của mình trong đời sống đức tin.
Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Giuse Trần Quý Tuần đã nhấn mạnh đến đức khiêm nhường của hai thánh Phêrô và Phaolô mà Giáo hội mừng kính hôm nay. Cả hai thánh Phêrô và Phaolô đều là những người yếu đuối và tội lỗi nhưng đã biết khiêm nhường và hoán cải. Thánh Phêrô đã chối Thầy ba lần vì sợ hãi và yếu đuối, nhưng đã hết lòng ăn năn và trung thành với Thầy đến chết.
Thánh lễ kết lúc 20g45. Trước khi nhận phép lành cuối lễ, cha Gioan Ngô Văn Khuê thay lời cho cộng đoàn cảm ơn quý cha đã về dâng Thánh lễ quan thầy và cầu nguyện cho giáo xứ Trù Mật. Sau đó, toàn thể cộng đoàn hợp với ca đoàn hát vang bài ca tạ ơn Chúa trong niềm vui phấn khởi của ngày lễ quan thầy.
Đền Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu Âu Cơ được xây dựng dưới thời Hậu Lê, tọa lạc ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nổi tiếng ở Phú Thọ này là điểm đến thu hút du khách tham quan, đặc biệt là dịp Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng và rất đông đúc vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm cúng bái, cầu may mắn.
Đền Mẫu Âu Cơ Phú Thọ gắn liền với sự tích bọc trăm trứng, trong đó 50 người con theo mẹ lên đất liền và người con cả lấy biệt danh là Hùng Vương. Để tưởng nhớ công lao của mẫu người dân nơi đây đã lập đền thờ được gọi là đền Mẫu Âu Cơ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1991.
Địa điểm du lịch tâm linh ở Phú Thọ này mang tính kiến trúc tại Phú Thọ có giá trị cao. Trong đền Mẫu Âu Cơ Phú Thọ có pho tượng quý như tượng Đức Ông, tượng Âu Cơ cùng nhiều cổ vật, bức chạm trổ quý giá. Đặc biệt, trong khuôn viên của ngôi chùa có kết cấu dạng hình chữ nhật với diện tích rộng khoảng 150m2 và được bao quanh bởi tường vững chắc.
Du lịch Phú Thọ ghé thăm đền Mẫu Âu Cơ du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi đền tọa lạc dưới gốc cây cổ thụ xum xuê. Hai bên của ngôi đền là giếng nước có tên Phượng và Loan. Phía trước là dãy núi Giác và phía sau là sông Hồng hiền hòa uốn lượn quanh ngôi đền. Mặc dù ngôi đền không được uy nghi như những ngôi đền khác trong vùng nhưng vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ linh thiêng vốn có từ hàng nghìn năm trước.
Đền Mẫu Âu Cơ Phú Thọ được thiết kế gồm 5 gian, với cột bằng gỗ lim và mái ngói lợp hình vảy rồng. Trong đền thờ bức tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cao 0.95m được bố trí đặt lên ngai vị, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, hai tay đặt lên đầu gối và chân đi hài mũi nhọn.
Ghé thăm ngôi đền chiêm ngưỡng pho tượng hiền hậu, thanh cao và hi sinh tất cả vì đất nước. Một điều bạn cần lưu ý là, chỉ có thể ngắm nhìn pho tượng từ xa vì đặt trên cao gần 2m và xung quanh được trạm trổ tỉ mỉ. Hơn thế, tất cả hình ảnh trong ngôi đền đều được trang trí tỉ mỉ và đầy tính nghệ thuật.
Không chỉ có cảnh đẹp, đền Mẫu Âu Cơ Phú Thọ còn thu hút du khách với lễ hội được tổ chức hàng năm sau dịp Tết. Lễ hội còn được gọi là Tiên Giáng, vào những ngày trước buổi lễ người dân nơi đây tổ chức tế lễ và tập rước kiệu trình lễ. Vào những ngày này du khách thập phương náo nức hòa mình cùng lễ hội sôi động của lễ hội.
Ngoài ra còn có nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như cướp cờ, đu tiên, hát ghẹo, hát xoan, đánh phết…. thu hút đông đảo du khách tham gia. Vào ngày thứ ba của lễ hội người dán tổ chức lễ rước kiệu từ đình về kết thúc lễ hội. Bên cạnh đó, lễ hội còn có những lễ phụ như “Tiên thăng” với nhiều hoạt động hấp dẫn không kém lễ hội chính.
Quảng trường Hùng Vương
Quảng trường Hùng Vương của Phú Thọ ngoài là một trường lớn để tổ chức các sự kiện lễ hội lớn mang tầm cở quốc gia ra thì nơi đây còn là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến đây để tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp củng như quy mô không phải dạng vừa của nơi đây.
Tọa lạc ở khu vực trung tâm của thành phố nên quảng trường Hùng Vương nên nơi đây là địa điểm được chọn mặt gửi vàng để tổ chức các quốc lễ của dân tộc ta như: giỗ tổ Hùng Vương, lễ Đền Hùng,…Quảng trường này không những là một địa điểm mang tính thẩm mỹ cao thu hút du lịch mà còn là nơi đã góp phần thúc đẩy kinh tế của Thành Phố Việt Trì ngày càng đi lên.
Ngoài ra nơi đây còn là điểm nhấn của thành phố trong quá trình thúc đẩy và phát triển kinh tế-du lịch. Quảng trường Phú Thọ cách trung tâm thành phố Phú Thọ khoảng 25km và mất gần 30 phút di chuyển nên bạn có thể đến đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe khách, xe máy, xe ô tô, tuy nhiên xe máy vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu bạn nhé.
Là quảng trường có độ rộng lớn nhất nhì nước ta với diện tích khoảng 80000m2 và sân của quảng trường chiếm đến 40000m2, toàn bộ sân của quảng trường được lát bằng gạch đá tự nhiên và xung quanh có trồng những cây xanh để che bóng mát và tăng thêm tính mỹ quan cho nơi này.
Đây không chỉ là một nơi có tính thẩm mỹ cao mà còn là một công trình trung tâm dịch vụ đa chức năng tổng hợp bổ trợ cho các hoạt động công cộng của thành phố Việt Trì và góp phần thúc đẩy kinh tế văn hóa lẫn du lịch của nơi này.
Nơi đây đẹp nhất là về đêm khi những ánh đèn bắt sáng rực cả một khu vực, những dòng người ùa về đông vui và tấp nập tạo nên một không gian vô cùng nhộn nhịp và lộng lẫy thu hút mọi ánh nhìn.
Đền Tam Giang
Đền Tam Giang nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa đền Tam Giang và chùa Đại Bi, thuộc phường Bạch Hạc- thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo các sử sách ghi chép lại, Bạch Hạc là vùng đất nằm giữa ngã ba Hạc, bên trong, bên đục, mênh mông sông nước. Đây được gọi là vùng đất địa linh nhân kiệt, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống của thời đại Hùng Vương cùng dòng chảy văn hóa của người Việt. Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, đền Tam Giang được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ VII, năm Vĩnh Huy 650, đến năm Gia Long 1818 đền được xây dựng lại, tu sửa vào năm Duy Tân thứ 6 – 1912, năm 2010, đền Tam Giang được Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Quần thể công trình đền Tam Giang được xây dựng theo lối kiến trúc “Tiền thần, hậu Phật”. Cổng đền là kiến trúc Phú Thọ độc đáo kiểu nghi môn, tứ trụ truyền thống. Phía trong là đền chính được thiết kế theo hình chữ đinh, gồm 2 tòa tiền tế và hậu tế. Tòa tiền tế gồm 1 gian, 2 chái, dài 12,3m, rộng 9,05, là nơi đặt bàn thờ thần chủ bản đề và tổ chức các nghi lễ cúng tế của nhân dân, du khách.
Tòa hậu cung 2 gian, 3 chái, dài 7,46m, rộng 8,9m, là nơi đặt các ban, khám thờ Mẫu, được trang trí hình “long, ly, quy, phụng”, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đền còn giữ được các pho tượng và đồ vật quý như: tượng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cao 3,35m đúc bằng đồng trong tư thế oai phong, uy nghi, nhìn thẳng ra sông Lô.; bia đá “hậu thần bia ký”- niên đại Gia Long năm thứ 17, 18; chuông đồng Thông Thánh quán chung ký- niên hiệu Minh Mệnh thứ 11- 1830; lư hương gốm da lươn, thuộc loại đồ gốm men da lươn cuối thế kỷ 18; ngai thờ được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng lỗng lẫy… là những cổ vật mang đậm giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật. Để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân thành phố ngã ba sông cũng như du khách thập phương, những năm qua, đền Tam Giang đã được Nhà nước quan tâm, nhân dân thập phương công đức đầu tư tu bổ, xây dựng. Tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng, mở rộng quy mô của đền Tam Giang trên nền ngôi đền xưa lên 21.000m2, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Để tưởng nhớ công ơn của các vị tiền nhân, nhân dân phường Bạch Hạc tổ chức cúng tế và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian sôi nổi, hấp dẫn.
Đền Tam Giang, lễ hội Bạch Hạc như một bảo tàng sống mang giá trị vật chất cũng như tinh thần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư với những đặc trưng văn hóa riêng có. Đồng thời khẳng định những nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Việt Trì trong việc bảo tồn di tích cũng như khôi phục lễ hội, góp phần thiết thực trong tiến trình xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Hùng Vương
Tọa lạc trên một quả đồi thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nằm trong quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Bảo tàng Quốc gia Hùng Vương là một kiến trúc Phú Thọ độc đáo, lưu giữ và khắc họa rõ nét một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Địa danh này cũng là nơi mà mỗi người con đất Việt, dù ở trong nước hay nước ngoài, mỗi lần trở về đều cảm thấy tự hào.
Bảo tàng Hùng Vương nằm trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, là điểm đến đặc biệt trong tín ngưỡng của mỗi người dân Việt Nam. Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng từ những năm cuối của thập niên 80 và trải qua nhiều thời kỳ trùng tu và tôn tạo lại.
Tại bảo tàng hiện có gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật sưu tập, được trưng bày tại 5 phòng chuyên đề chính, khắc họa và làm nổi bật theo các chủ đề: Đất nước, con người thời nguyên thủy; Bắt đầu thời dựng nước; Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng; Khu di tích Đền Hùng và việc thờ cúng Vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu; Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội với Đền Hùng.
Hàng ngày, bảo tàng Hùng Vương đón hàng nghìn du khách đến tham quan. Đặc biệt, vào những dịp Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), mỗi ngày có tới hàng vạn lượt khách đến tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ghé thăm Bảo tàng Hùng Vương.
Đến thăm Bảo tàng, cũng như đến thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tôi cảm thấy tự hào về cội nguồn dân tộc, về lịch sử hào hùng dựng nước của cha ông ta”.
Việc hình thành Bảo tàng Hùng Vương ngay tại khu di tích Đền Hùng đã đáp ứng được sự kỳ vọng của người Việt Nam cả trong và ngoài nước mỗi khi về đất Tổ. Bảo tàng đã khắc họa được lịch sử hào hùng của dân tộc, góp phần giới thiệu về khu di tích đền Hùng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn cùng những tình cảm của mỗi người dân Việt Nam đối với các vua Hùng…
Đền Giếng
Kiến trúc đẹp tại Phú Thọ có vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Tương truyền khi theo cha đi kính lý qua vùng này, hai nàng Tiên Dung- Ngọc Hoa con gái Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đã có công cùng chồng khẩn hoang, trị thuỷ, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống.
Đến đền Hùng, Phú Thọ, tôi nao nức muốn mau chóng tới đền Giếng để soi mặt mình trong giếng Ngọc vì nghe nói sẽ gặp nhiều may mắn.
Đến đền Hùng, Phú Thọ, khách sẽ đi trên con đường có vài trăm bậc thang dẫn đến đền Hạ, đền Trung, đền Thượng.
Còn tôi, lại nao nức muốn mau chóng tới đền Giếng để soi mặt mình trong giếng ngọc như lời đồn “soi mặt mình vào giếng sẽ gặp rất nhiều may mắn”. Đền Giếng nằm ở chặng đường cuối của cuộc hành trình thăm đền Hùng.
Ngôi đền khá huyền bí với cửa đền luôn mở rộng, tiếng mời gọi rất ngọt ngào của những người quản lý đền khi thấy chúng tôi đến: “Bác vào soi mặt giếng Ngọc lấy may bác nhé”. Ôi, đã tới nơi sau một cuộc hành trình leo lên tận đỉnh núi rồi leo xuống, sao lại không vào đền để soi mặt trong giếng Ngọc, chiếc giếng hơn 2000 năm tuổi.
Theo truyền thuyết, giếng Ngọc hình thành từ thời vua Hùng Vương 18. Thời đó, nơi này chỉ là một vũng nước trong. Một lần, khi vua cùng các vị đại thần lên núi Nghĩa Linh làm lễ tế đất trời thì các công chúa đi ngắm cảnh. Khi đến vũng nước trong tại phía Đông Nam núi Nghĩa Lĩnh, hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa đã dừng lại bên vũng nước, ngắm dung nhan mình trên mặt nước trong veo. Hai nàng đã uống nước từ vũng và khen nước rất ngọt và mát. Từ đó, vũng nước trong này trở thành nơi hai nàng công chúa đến thưởng ngọan, soi mặt .
Vào thế kỷ 17, đền Giếng được xây dựng, vũng nước trong veo không bao giờ cạn nước ấy được xây thành một cái giếng như bây giờ và được gọi là giếng Ngọc. Do địa hình nên giếng Ngọc là nơi tụ về của nước mưa, dưới đáy giếng là đá cứng và sỏi nhỏ khiến nước giếng quanh năm trong vắt. Đến giếng Ngọc, du khách thường được người giữ đền múc nước mời uống.
Đền Giếng là một thắng cảnh đẹp. Trước đền có hồ sen, có cây liễu rủ, cổng đền cổ kính, không gian rợp bóng cây khiến du khách cảm thấy lòng thanh tịnh. Chuyện nước giếng Ngọc trong chai có “thật” hay không cũng không quan trọng, truyền thuyết là màu sắc tô điểm thêm cho câu chuyện, cho vẻ đẹp của một di tích, một điểm đến thêm lung linh.
Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc Phú Thọ là đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất).
Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc Phú Thọ văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ…Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp