Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh “Đất nước Mặt Trời mọc”.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI – |
Nhật Bản có khí hậu ôn đới, bốn mùa mang đặc điểm riêng. Trong đó, mùa xuân và mùa thu được người có kinh nghiệm du lịch Nhật Bản cho là đẹp nhất trong năm. Theo kinh nghiệm đi du lịch Nhật Bản của nhiều người, thời gian lý tưởng nhất đến đây là nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 4. Đây cũng là thời điểm anh đào nở rộ. Bên cạnh đó, từ nửa cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11 cũng là thời điểm lý tưởng, khi bạn có thể ngắm sắc vàng, sắc đỏ của lá. Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, Kimono, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.
Nhà của người Nhật gắn liền giữa sân vườn và nội thất theo tính liên tục và giao hòa với nhau. Người Nhật đặc biệt chú ý đến tính phong thủy khi xây nhà và họ kiêng kị nhiều điều trong việc chọn lựa đất, nước, hướng nhà…Kiến trúc Nhật Bản ưa chuộng sự tiết kiệm không gian, bởi thế, thay vì một chiếc giường ngủ, người Nhật trải đệm lên sàn và nằm trực tiếp lên sàn, ban ngày sẽ trả lại không gian sinh hoạt. Để người Việt Nam có thể làm được điều đó, đòi hỏi gạch lát nền không chứa chì, kim loại nặng và những tạp chất độc hại để bảo vệ được sức khỏe cho người sử dụng.
Chùa Hōryū
Hōryū-ji là một ngôi chùa Phật giáo ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản, là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji. Tên đầy đủ là Hōryū Gakumonji.
Khu vực này bao gồm một số công trình bằng gỗ cổ nhất thế giới, kiến thiết từ thế kỷ thứ 7 mà nay vẫn hoạt động là cơ sở thờ tự. Được xây dựng từ cuối thứ 7 hoặc đầu thế kỷ thứ 8, đây là những công trình Kiến trúc đẹp tại Nhật Bản bằng gỗ cổ nhất thế giới. Những kiệt tác kiến trúc bằng gỗ không chỉ quan trọng đối với lịch sử nghệ thuật, minh họa cho sự thích nghi của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc vào bố trí văn hóa Nhật Bản, mà còn đối với lịch sử của tôn giáo, vì quá trình hình thành của những di tích này trùng hợp với thời điểm du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản từ Trung Quốc bằng cách qua bán đảo Triều Tiên.
Riêng Pháp Long Tự (Chùa Horyuji) thì có Saiin (Tây viện) và Toin (Đông viện). Tây viện bị thiêu rụi năm 670 nhưng được tái thiết vào cuối thế kỷ thứ 7. Đông viện thì có niên đại cuối thế kỷ thứ 8. Tây viện không phải là một tòa nhà mà là một tu viện lớn, gồm Kim đường, Ngũ trùng tháp, Trung môn… xây dần thêm cho đến thế kỷ 13.
Chùa do Thánh Đức Thái tử hưng công xây dựng từ năm 607 (thời kỳ Asuka). Chùa nổi tiếng vì đây là những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất thế giới. Tuy ở Nhật có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Hōryū là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Hōryū là một phần của Quần thể Kiến trúc Nhật Bản Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.
Pháp Long Tự có hai khu vực chính: Saiin (Tây viện) và Toin (Đông viện). Tây viện bị thiêu rụi năm 670 nhưng được tái thiết vào cuối thế kỷ thứ 7. Đông viện thì có niên đại cuối thế kỷ thứ 8.
Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có nhiều công trình khác như Thánh Linh viện, Thực đường, Thượng Ngự đường, Tây Viên đường, Tam Kinh viện, Nam Đại môn,… đều là những di sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.
Lâu đài Himeji
Lâu đài Himeji là một tòa thành cổ của Nhật Bản nằm trong trung tâm thành phố Himeji tỉnh Hyogo, cách thủ đô Tokyo 650km về phía Tây. Himeji còn có cái tên là “White Heron” (Diệc Trắng) bởi người Nhật cho rằng, hình tượng con diệc trắng – một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là “Ba tòa thành quý của quốc gia (tam đại quốc bảo thành) của Nhật Bản. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.
Ban đầu nó chỉ là một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346, con trai Norimura là Sadanori, cho làm thêm các khu nhà ở và công trình phụ khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính đã được xây vào giữa thế kỷ XVI, khi Shigetaka Kuroda và con trai – Mototaka Kuroda nắm quyền trong vùng. Khi Kanbei Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã tới lâu đài này để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda – con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã tới lâu đài này để điều hành.
Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, gia tộc Sakakibara. Cuối cùng Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc phủ) đã chấm dứt.
Lâu đài Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Lâu đài này nổi tiếng không chỉ do tháp chính lớn mà còn sở hữu mạng lưới 83 tòa nhà với các hệ thống phòng thủ kiên cố từ thời phong kiến, phức tạp giống như một mê cung.
Năm 1931, Lâu đài Himeji đã được UNESCO công nhận là Di sản Quốc gia, là một trong bốn lâu đài tại Nhật Bản được nhận vinh dự này. Các công trình trở thành Di sản Quốc gia và được bảo tồn gồm ngôi tháp chính, các tháp khác nhỏ hơn và các hành lang liên kết cùng 27 “yagura” (kho tên đạn, lương thực), 15 cổng và 100 mét tường. Một phần của con kênh giữa và toàn bộ con kênh trong cũng được giữ lại y nguyên như trong thời kỳ trung cổ.
Đền Itsukushima
Thần xã Itsukushima nằm ở đảo Itsukushima (còn được gọi với tên phổ biến là Miyajima), thành phố Hatsukaichi, huyện Hiroshima, Nhật Bản. Thực ra ở Nhật Bản có tới 500 thần xã mang tên Itsukushima, nhưng đền nói trên là thần xã chính. Năm 1996, thần xã được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa).
Tương truyền, thần xã được xây từ năm 593. Tài liệu cổ nhất có nhắc đến đền này là Engishiki Jinmyocho năm 811. Trong tài liệu này, thần xã Itsukashima được xếp vào hạng đền nổi tiếng. Kiến trúc đẹp tại Nhật Bản hiện tại của ngôi đền có từ năm 1168.
Trong đền có nhiều kiến trúc và công trình nghệ thuật được Nhật Bản xếp vào hạng quốc bảo, tài sản văn hóa quan trọng, tài sản vật thể được xếp hạng, v.v… Đảo Miyajima và Đền cũng được xếp vào Nhật Bản tam cảnh, ba địa danh danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Nhật Bản.
Đền Fushimi Inari-taisha
Fushimi Inari-taisha là ngôi đền chính trong hệ thống gồm 32.000 đền thờ thần Inari trên khắp Nhật Bản, nằm ở Fushimi-ku, Kyoto, Nhật Bản. Đền này tọa lạc dưới chân núi Inari, trên độ cao 233m so với mực nước biển. Đường dẫn lên đền là một hệ thống nhiều đường mòn kéo dài khoảng 4 km và mất khoảng 2 giờ để đi lên. Dọc theo các đường mòn là các ngôi đền nhỏ và nhiều cánh cổng torii nằm rải rác.
Từ rất sớm trong lịch sử Nhật Bản, Inari được xem là thần bảo hộ cho kinh doanh, và các thương gia và nhà sản xuất có truyền thống tôn thờ thần Inari. Mỗi torii ở Fushimi Inari-taisha đều được tặng bởi một doanh nghiệp Nhật Bản. Mặc dù vậy, ý nghĩa đầu tiên và trước hết của thần Inari là vị thần về lúa gạo.
Trong thời kì Nara, vào năm 711, Hata-no-Irogu đã cho xây dựng trên đồi Inariyama, phía tây nam Kyoto, một ngôi đền thờ thần Inari, vì thế ngôi đền có tên Fushimi Inari-taisha là vậy. Năm 816, theo thỉnh nguyện của thiền sư Kukai (774-835), Fushimi Inari-taisha đã được di chuyển về khu rừng tuyết tùng phía dưới chân núi Inari như ngày nay. Trong đợt di dời này, đền đã tu sửa lớn và mở rộng ra khá nhiều so với Kiến trúc Japan ban đầu.
Toàn bộ khuôn viên Fushimi Inari-taisha có diện tích khoảng 870.000m2, được xây dựng ẩn dưới tán rừng tuyết tùng, tạo thành một không gian thờ tự uy nghiêm, thành kính. Cũng như tất cả đền thờ thần Inari khác, kiến trúc tổng thể của Fushimi Inari-taisha bao gồm các công trình chính như cổng đền (torii), tham đạo (sando), bồn nước thanh tẩy (temizuya), nhà diễn kịch – Thần lạc (kagura), nhà dâng lễ vật (haiden), mỗi Kiến trúc tại Nhật Bản mang một nét đặc trưng riêng, sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng.
Đằng sau chúng, ở lưng chừng núi, nội điện có thể tới được bằng một con đường kéo dài bằng hàng ngàn torii. Đi tới đỉnh núi là hàng chục ngàn gò để thờ phụng riêng.
Bảo tàng Kỷ niệm Hòa bình Hiroshima
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với cái tên Vòm bom nguyên tử là Di sản thế giới ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Được thừa nhận năm 1996, khu tưởng niệm này là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Tòa nhà chính thức mở cửa phục vụ công chúng tháng 08 cùng năm. Nó được đổi tên thành Phòng trưng bày sản phẩm tỉnh Hiroshima năm 1921 và đổi tên một lần nữa vào năm 1933 thành Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên chống lại loài người đã nổ gần như ngay trên đầu tòa nhà này (tâm điểm vụ nổ cách nó 150m) và đây là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, nó là lời nhắc nhở về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới cũng như mong muốn loại bỏ hết vũ khí hạt nhân.
Mặc dầu vậy, Trung Quốc vẫn có những bảo lưu về việc thừa nhận khu tưởng niệm này như là một Di sản thế giới và đại diện của Hoa Kỳ trong Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO không tham gia vào quyết định của Ủy ban. Trung Quốc nêu ra rằng khu tưởng niệm này có thể bị sử dụng để làm lu mờ một thực tế rằng các quốc gia chống lại Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai mới là những nước gánh chịu thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất. Hoa Kỳ lý luận rằng một khu tưởng niệm như thế đã bỏ qua bối cảnh lịch sử của vụ ném bom.
Chùa Todaiji
Ngôi chùa Todaiji– Ngôi chùa cổ kính nhất Nara Nhật Bản – Tōdai-ji hay còn được gọi với cái tên Đông Đại Tự là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố Nara, Nhật Bản. Điện chính của chùa là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Thế Giới. Ngôi chùa này cũng là một trong những trung tâm dạy Đạo Phật phái Hoa Nghiêm tông ở Nhật Bản. Hãy cùng tour du lịch Nhật Bản khám phá địa điểm du lịch thú vị này nhé.
Chùa Đông Đại tồn tại gần 1.500 năm, đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa cho nên không còn giữ được sự nguy nga, đồ sộ của ngôi chùa như ở thời kỳ đầu. Trong quần thể kiến trúc lúc ban đầu của chùa Đông Đại có hai tòa nhà cao 100 mét. Vào thời điểm ấy, sau những tòa tháp ở Ai Cập thì đây là hai tòa nhà cao nhất thế giới. Hiện nay thì hai tòa nhà này không còn nữa.
Ngôi chùa Todaiji cổng tam quan của chùa Đông Đại (Nandaimon – Nam Đại Môn) được xây dựng từ năm 1199 cũng là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của chùa. Cổng tam quan hiện tại được tái thiết theo đúng hình dáng cũ. Cổng có 18 cột trụ chống đỡ, mỗi cái cao 20 mét, với đường kính hơn 1 mét.
Hai pho tượng hộ pháp bằng gỗ đứng hai bên của cổng tam quan của chùa cao gần 8 mét, có tuổi thọ trên 800 năm. Pho tượng được điêu khắc bởi người thợ chạm gỗ bậc thầy là ông Unkei. Tượng được ghép thành từ 3.115 miếng gỗ.
Trong khuôn viên của chùa, trải dài hơn 1km theo trục Bắc-Nam và Đông-Tây, tính từ Đại Phật điện, là hàng loạt các công trình kiến trúc khác nhau, gồm có các ngôi điện và kho báu, nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia. Trong đó có bảy công trình được công nhận là di sản quốc gia. Là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất ở Nhật Bản, chùa Đông Đại sở hữu rất nhiều bảo vật rất có giá trị về văn hóa, lịch sử. Chùa hiện có 20 pho tượng Phật và tác phẩm nghệ thuật được xếp loại di sản quốc gia.
Hiện tại, quần thể kiến trúc chùa Đông Đại gồm có Đại Phật điện, hai tòa tháp 7 tầng, một giảng đường và khu tịnh xá. Bên cạnh đó còn có nhiều công trình lịch sử khác, kể cả tòa điện Shoro (Kho báu Hoàng gia), nơi lưu trữ kho bảo vật của Thiên hoàng Shomu.
Cầu vồng Tokyo
Cầu Rainbow – Nhật Bản là cổng nối Tokyo với khu cảng Odaiba. Không chỉ xây dựng để phục vụ cho giao thông, nó còn là điểm hẹn lãng mạn cho các cặp đôi yêu nhau.
Vị Trí cầu Rainbow nằm trong vịnh Tokyo thuộc quận mới Odaiba, được xây dựng vào năm 1993 bởi Kawasaki Heavy Industries. Kiến trúc thiết kế của nó hài hòa với không khí Tokyo. Đặc biệt, cây cầu sử dụng năng lượng mặt trời tích lũy vào ban ngày cho việc thắp sáng vào ban đêm.
Cây cầu có tổng chiều dài là 789m với nhịp chính dài 580m, còn chiều cao được quy định là 126m để không ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay bên cạnh, cũng như việc đi lại của tàu bè trên sông. Với vị trí và chức năng của mình, cầu Rainbow được chính thức gọi là “Đường cao tốc Shuto số 11 tuyến Daiba – Cầu nối vịnh Tokyo” với nhiệm vụ kết nối và giúp tăng trưởng kinh tế của vùng đất ở hai đầu cầu.
Cầu Rainbow có cấu trúc 2 tầng với 3 tuyến giao thông: Tầng trên cùng mang tuyến đường Daiba của cao tốc Shuto, tuyến giữa là tuyến đường Tokyo 428 và tuyến dưới là hệ thống vận chuyển nhanh Yurikamome từ Shimbashi đến đảo Odaiba và vành đai xung quanh. Xe máy dưới 50cc bị cấm qua boong hoặc lối đi của cầu, trong khi xe đạp chỉ được phép đi qua nếu được dắt (không ngồi lên xe) và trên cầu cũng cấm thú cưng, vì thế du khách cần lưu ý trước khi đến tham quan cầu.
Bên cạnh đó, xung quanh cầu Rainbow là nơi có nhiều công trình kiến trúc mới lạ như tòa nhà truyền hình Fuji, Bảo tàng Khoa học Biển, Trung tâm Telecom, Trung tâm Triễn lãm Quốc tế Tokyo Big Site. Chính vì thế, cây cầu này là địa điểm lý tưởng để du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc hàng đầu ở Tokyo, cũng như đắm chìm vào không gian rực rỡ sắc màu cầu vồng đầy lãng mạn.
Du khách có thể dễ dàng ngắm cầu Rainbow trong ánh sáng ban ngày rực rỡ. Nhưng nó trở thành thiên đường của một nhiếp ảnh gia khi đêm xuống và những tòa cao ốc cùng cây cầu rực sáng trong màn đêm. Bản thân cây cầu có màu trắng hoàn toàn nhưng vào ban đêm được phủ lên lớp áo màu đỏ, trắng và xanh lục tạo nên sắc màu kỳ ảo, được tạo ra từ năng lượng mặt trời tích lũy vào ban ngày. Số lượng và màu sắc đèn sẽ thay đổi theo mùa hoặc vào dịp lễ hội nên mới có tên là Cầu Vồng. Sự lung linh vào huyền ảo của cây cầu chắc chắn sẽ giúp bạn có nhiều thước ảnh tuyệt đẹp.
Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cầu Rainbow từ một trong những góc độ đẹp nhất, hãy thực hiện một chuyến bằng tuyến “xe buýt trên sông” để ngắm cầu từ mặt nước. Hay ngắm cầu từ những khung cửa sổ rộng từ tàu điện khi tàu băng ngang cầu cũng là một góc ngắm cảnh thú vị khác. Hãy đón tàu đến ga Shibaurafuto và từ đây chỉ cần đi bộ khoảng 10 phút là đến cầu. Ga Odaibakaihinkoen ở Odaiba cũng có một đường dẫn trực tiếp đến cầu.
Chùa Kiyomizu-dera
Kiyomizu-dera tên chính thức là Otowa-san Kiyomizu-dera là một ngôi chùa độc lập ở phía đông Kyōto, Nhật Bản. Ngôi chùa này là một phần của Di sản văn hóa cố đô Kyōto theo UNESCO. Không nên nhầm lẫn ngôi chùa này với Kiyomizu-dera tại Yasugi, Shimane, là một trong 33 ngôi chùa thuộc Chặng hành hương Quan Âm qua 33 chùa vùng Chūgoku dọc phía Tây (chính xác là vùng Chūgoku) của Nhật Bản.
Điều này đề cập đến một truyền thống trong thời kỳ Edo mà theo đó, nếu một người còn sống sau khi nhảy từ độ cao 13m từ đài chính xuống đất, điều ước của người đó sẽ trở thành hiện thực. 234 cú nhảy được ghi nhận thực hiện trong thời Edo, và trong số đó 85.4% còn sống sót. Hành động này sau đó đã bị nghiêm cấm.
Bên dưới hội trường chính là thác nước Otowa (Otowa no taki), nơi ba dòng suối nhỏ chảy vào một cái ao. Du khách có thể chạm tay vào và uống nước ở ao, điều được cho là sẽ giúp thực hiện điều ước, ngoài ra còn sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập.
Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể Kiến trúc Nhật Bản ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của Thần đạo. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (Jishu jinja) thờ Ōkuninushi – thần của tình yêu và đôi lứa. Đền Jishu sở hữu một cặp “đá tình yêu” được đặt cách nhau 18m, mà du khách cô đơn có thể cố gắng đi bộ giữa hai tảng đá khi nhắm mắt. Thành công trong việc chạm được vào tảng đá bên kia với đôi mắt nhắm lại ngụ ý rằng những người hành hương sẽ tìm thấy được tình yêu, hay có được tình yêu đích thực. Một người khác có thể hỗ trợ khi người đó đang đi, nhưng hành động đó mang ý nghĩa rằng một người song hành sẽ là cần thiết. Quan hệ tình cảm của người hỗ trợ đó cũng có thể hỗ trợ hai người này.
Kiyomizu-dera cũng cung cấp những lá bùa khác nhau, hương, và o-mikuji (thẻ vận mệnh, thẻ cầu may). Ngôi chùa này đặc biệt nổi tiếng trong các lễ hội (đặc biệt là vào năm mới và trong suốt lễ hội obon trong mùa hè) khi có thêm các gian hàng được mở, bán thực phẩm truyền thống trong mùa lễ, cũng như đồ lưu niệm cho đám đông các du khách.
Bảo tàng ngoài trời Hakone
Bảo tàng ngoài trời Hakone nằm ở 1121 Ninotair, Ashigarashimo-gun Hakone-machi, Kanagawa, được biết đến là bảo tàng đầu tiên của Nhật Bản nằm ở bên ngoài, khai trương năm 1969. Nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật thực hiện bởi các tác giả Picasso, Henry Moore, Taro Okamoto, Yasuo Mizui, Churyo Sato và rất nhiều người khác nữa. Bảo tàng này được liên kết với tập đoàn truyền thông Fujisankei.
Nơi đây thay đổi 4 mùa, là một điểm lý tưởng để trưng bày những tác phẩm nghệ thuật quá khổ. Thông thường, một triển lãm quy tụ khoảng 120 kiệt tác của nhà điêu khắc hiện đại và đương đại trên thế giới.Tổng quan, khu triển lãm được chia thành 4 khu vực như: sưu tập chính trường, phòng đa, hội trường nghệ thuật và Ryokuei gallery đảm bảo triển lãm diễn ra trong trọn 1 ngày trời với thời tiết và niềm hứng thú nhất của người xem.
Hakone cũng nổi tiếng với những bể ngâm chân. Một địa điểm thú vị làm giảm đi sự mệt mỏi của việc đi bộ và những trận bóng trong bảo tàng. Xung quanh bảo tàng là những thung lũng xanh mượt của núi non.
Vì đặc điểm nằm ngoài trời, cho nên khi tới thăm bảo tàng Hakone, bạn cần lựa chọn thời tiết tốt để ghé thăm. Dù đi vào thời điểm nào, bạn cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Mùa xuân, trăm hoa đua nở, những cánh anh đào bay phấp phới, mùa hè không khí trong lành, các hoạt động triển lãm cũng được tổ chức, mùa thu, sắc thu vàng đỏ bao phủ quanh bảo tàng, mùa đông, cả một vùng lạnh giá, có tuyết rơi bao phủ. Chính vì thế, đến với bảo tàng vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được, miễn sao bạn thấy vui vẻ.
Chùa Eikando Zenrinji
Chùa Eikando nổi tiếng về lá đỏ Momiji vào mùa thu và thờ Phật Mikaeri Amida. Tên chính thức của nó là “Zenrin-ji” và là ngôi chùa chính của nhánh Seizan thuộc phái Jodo-shu (Tịnh Độ tông). Năm 853, học trò Shinsho của đại sư Kukai (Không Hải) đã cho xây dựng chùa này làm nơi tu luyện Shingon-shu (Chân Ngôn Tông). Nhưng đến nửa sau thế kỷ 11, nhà sư Eikan (nguồn gốc của tên Eikando) lên làm chủ trì và ngôi chùa trở thành chùa thuộc phái Jodo-shu (Tịnh Độ Tông). Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều tranh Phật kể từ thời Kamakura (1185-1333), chẳng hạn như tranh Yamagoshi Amida được xem là bảo vật của quốc gia.
Tượng được tạc vào cuối thời Heian (794–1185) đến đầu thời Kamakura. Chính vì gương mặt quay lại phía sau cho nên được gọi là “Mikaeri Amida” (trong tiếng Nhật, Mikaeri có nghĩa là nhìn lại phía sau). Theo truyền thuyết thì Eikan đã đi xung quanh phía sau bức tượng và niệm Phật liên tục, đến lúc ông cảm thấy buồn ngủ và ngưng niệm Phật thì bức tượng quay lại phía sau và nói rằng “Eikan, Ososhi” (Eikan, nhanh lên). Để đến Amidado, nơi thờ tượng này thì phải đi qua hàng lang “Garyuro” men theo sườn núi.
Hojo Pond là một khu vườn yên tĩnh dành cho thiền định và suy ngẫm. Đây là điểm giao nhau của tất cả các dòng suối chảy qua khu đền. Bắc ngang qua hồ là một cây cầu đá. Đây là điểm lý tưởng để ngắm cảnh mùa thu nổi tiếng của ngôi đền khi lá phong chuyển sang màu đỏ và cam. Trong suốt mùa thu, ngôi đền sẽ mở cửa đến đêm để tiếp đón du khách, các khu vườn được chiếu sáng tạo nên một khung cảnh kỳ ảo.
Đây là bức tượng rất hiếm do hình dạng ngoảnh đầu ra đằng sau vai trái của đức Phật. Ý nghĩa của pho tượng này là sự nhắc nhở của Đức Phật đến với những tăng sư của Eikan chính là “Đừng chậm chạp, Eikan”.
Núi Phú Sĩ
Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chương và âm nhạc. Đây là một trong “Ba núi Thánh” của Nhật Bản (三 霊 山 Sanreizan) cùng với núi Tate và núi Haku, và cũng là một nơi đặc biệt của danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi.
Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức “Nhìn về núi Phú Sĩ” của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ.
Lâu đài Osaka
Lâu đài Osaka là địa điểm tham quan kinh điển và nổi tiếng của Osaka. Bài viết giới thiệu những thông tin hữu ích như cách di chuyển, phí tham quan, thời gian mở cửa và những địa điểm tham quan lân cận.
Lâu đài Osaka được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 16 để làm nơi cư ngụ của Toyotomi Hideyoshi (※1) – vị lãnh chúa đã thống nhất Nhật Bản thời bấy giờ. Từ lúc khởi công đến khi hoàn thành mất hơn 16 năm, lâu đài có kích thước khổng lồ và được xem là một trong những biểu tượng của đất nước Nhật Bản.
Tuy nhiên, một phần lớn tòa thành đã bị thiêu rụi cùng với sự diệt vong của gia tộc Toyotomi, tòa tháp canh chính và các tháp Yagura (※2, 3) còn sót lại ngày nay là những Kiến trúc ở Nhật Bản đã được phục dựng vào thời đại Edo.
Hiện tại, lâu đài Osaka được xếp vào Tam đại danh thành của Nhật Bản cùng với lâu đài Nagoya và lâu đài Kumamoto, và được bảo tồn kỹ lưỡng để giữ mãi dáng vẻ oai hùng và tráng lệ của tòa thành cho thế hệ sau.
Chùa Senso-ji
Sensō-ji là một ngôi chùa cổ nằm ở Asakusa, Taitō, Tokyo, Nhật Bản. Đây là ngôi chùa cổ nhất của Tokyo, và là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở đây. Trước đây chùa thuộc phái Tendai, sau Chiến tranh thế giới II chùa không thuộc hệ phái nào. Nằm cạnh ngôi chùa là một ngôi đền Thần đạo, đền Asakusa.
Theo truyền thuyết, một bức tượng của Kannon đã được tìm thấy trên sông Sumida trong năm 628 bởi hai ngư dân, anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari. Trưởng làng, là ông Hajino Nakamoto, đã công nhận sự thiêng liêng của bức tượng và ông đã tu sửa ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ ở Asakusa, để người dân có thể thờ phượng Kannon.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 645, là ngôi chùa cổ nhất Tokyo Trong những năm đầu của Mạc phủ Tokugawa, Tokugawa Ieyasu xem Sensō-ji như đền thờ hộ mệnh của gia tộc Tokugawa.
Đi qua cổng là con đường thẳng dẫn về phía bắc đến cổng Hozo-mon và điện Kannon-do (Quan Âm Đường). Con đường nằm ở hai cổng dài khoảng 250 mét, ngang qua phố Nakamise. Ở đây có các cửa hàng nhỏ san sát nhau, bán đủ mọi thứ, từ đồ lưu niệm đến những bánh bao manju và những con búp bê. Những chiếc quạt đầy màu sắc (có cả hai kiểu xếp được và không xếp được), ô dù và những chiếc lồng đèn, những chiếc áo happi, băng trò chơi điện tử, tất cả những thứ ấy bắt mắt và làm bạn phải dừng chân lại trên đường đi. Bây giờ còn có thêm phố Nakamise Mới cắt ngang phố cũ.
Cuối con đường dài Nakamise là một không khí khác hẳn – một không gian khoáng đãng chỉ bị choán mất một phần bởi cổng Hozo-mon và Quan Âm Đường ở phía sau, ngôi chùa năm tầng phía bên trái. Bạn sẽ gặp đủ mọi hạng người trước Phật đường. Một số trong họ là khách hành hương, đang ném những đồng bạc vào các thùng phước sương hay mua những tờ giấy o-mikuji đoán chuyện tương lai. Những người khác đến đây dạo chơi hay đến cho chim câu ăn.
Nhà thờ thánh St. Mary
Tọa lạc tại quận Bunkyō, nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật, lấy cảm hứng từ sự nhẹ nhàng của cánh chim – đồng thời là hình ảnh Chúa thánh thần trong công giáo. Đây là một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của Kenzo Tange, một công trình thuộc chủ nghĩa hiện đại thô mộc với những bức tường thép mạ kẽm và cửa sổ mái hình thánh giá.
Công trình ban đầu bằng gỗ được xây dựng năm 1889 và bị phá hủy trong Thế chiến II. Thiết kế của Tange dựa trên hình ảnh cây thánh giá. Ông đã sử dụng khung chữ thập, cùng với 8 bức tường vát để đỡ phần cửa sổ mái. Phần “cánh” hai bên vát cạnh, tạo độ nghiêng cho cửa sổ mái. Nằm bên cạnh nhà thờ là một tòa tháp chuông cao 61,6m. Một số công trình nổi tiếng khác của Kenzo Tange là Trung tâm Hòa bình Hiroshima và Công viên, Khu phức hợp Tòa thị chính Tokyo và Sân vận động Olympic 1964 ở Tokyo. Ông được vinh danh với giải Vàng Riba 1975 và giải Pritzker 1987. Kenzo Tange qua đời vào ngày 22 tháng 3 năm 2005.
Ban đầu, đây chỉ là một căn nhà gỗ xây theo kiểu Gothic. Trong chiến tranh thế giới thứ Hai, nó bị đốt cháy. Nhà thờ hiện nay do kiến trúc sư Kenzo Tange, thiết kế, có từ năm 1964. Kenzo Tange đã đoạt giải trong cuộc thi xây dựng lại nhà thờ này năm 1961. Nó được xây lại với sự trợ giúp của Wilhelm Schlombs, kiến trúc sư thuộc địa phận Cologne, kỹ sư Yoshikatsu Tsuboi, người đã cộng tác với Tange trong rất nhiều dự án và có cả kiến trúc sư Max Lechner ở Zurich.
Được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy do chiến tranh, St. Mary là một công trình độc đáo điển hình của lối Kiến trúc Nhật Bản cận đại. Cấu trúc tòa được tạo bởi tám cánh buồm lớn bằng thép không gỉ uốn cong phủ trên hệ kết cấu bê tông cốt thép, tạo nên không gian trong thánh đường có hình dạng gần như một vòm nhọn với góc cạnh của diện bao che như những đường gân. Nhìn từ trên cao, đỉnh của mái nhà tạo thành một cây thánh giá làm bằng thủy tinh. Tháp chuông cao trên 60m bằng bê tông trần được xây tách biệt với thánh đường. Đây là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm Tokyo.
Tháp Tokyo
Tháp Tokyo là một tháp truyền thông và quan sát tọa lạc tại khu vực Shiba-koen thuộc quận Minato, Tokyo, Nhật Bản. Đây là công trình có kiến trúc tại Nhật được nhiều người biết đến với độ cao 332,9 mét (1.092 ft), đây là cấu trúc cao thứ nhì tại Nhật Bản. Cấu trúc là một tháp khung thép lấy cảm hứng từ tháp Eiffel, được sơn màu trắng và cam quốc tế để tuân thủ các quy định an toàn hàng không.
Tháp được xây vào năm 1958, nguồn thu chính của tháp là du lịch và cho thuê đặt ăngten. Trên 150 triệu người đến thăm tháp kể từ khi nó được khánh thành. Một tòa nhà bốn tầng mang tên FootTown nằm ngày bên dưới tháp, gồm các bảo tàng, quán ăn và cửa hiệu. Khởi hành từ đó, du khách có thể lên hai đài quan sát.
Tháp đóng vai trò là một cấu trúc hỗ trợ cho ăngten. Theo dự định ban đầu, các ăngten phát sóng truyền hình-phát thanh được lắp đặt vào năm 1961. Tuy nhiên, số hóa truyền hình theo kế hoạch có vấn đề do chiều cao của tháp là 332,9 m (1.092 ft) không đủ cao để hỗ trợ thỏa đáng hoàn toàn cho phát sóng kỹ thuật số trong khu vực. Một tháp phát sóng kỹ thuật số cao hơn mang tên Tokyo Skytree được hoàn thành vào năm 2012.
Hai đài quan sát toàn cảnh của tháp hiện chủ yếu là du khách lui tới; tháp tạo thành một điểm tham chiếu rõ ràng trong khung cảnh lộn xộn của trung tâm thành phố, cả đêm lẫn ngày. Cứ mỗi 5 năm thì Tháp Tokyo được sơn lại trong một quá trình kéo dài khoảng 12 tháng. Tháp Tokyo có hai cát tường vật mang tên Noppon, chúng là anh trai có quần áo màu lam, và em trai có quần áo màu đỏ. Chúng “sinh” ngày 23 tháng 12 năm 1998 để đánh dấu 40 năm khánh thành Tháp Tokyo.
Tokyo Sky Tree
Tháp Tokyo còn gọi là Tokyo skytree được đặt tại công viên Shiba, chính thức khánh thành vào ngày 23/12/1958. Tháp được dựng lên trên nền của một ngôi chùa cổ, giữa một thành phố vẫn còn hoang tàn sau chiến tranh, với nguyên liệu là thép vụn từ những chiếc xe tăng bị tháo rời.
Tầng thứ nhất là khu thủy cung với hơn 50.000 loài cá, một nhà hàng có sức chứa khoảng 400 khách và các cửa hàng lưu niệm. Tầng thứ hai là khu vực phục vụ ăn uống và khu mua sắm. Tầng thứ ba là sự hiện diện của bảo tàng trưng bày các kỷ lục Guinness của thế giới và bảo tàng âm nhạc được xây dựng từ năm 1970, và khu trưng bày tượng sáp các danh nhân, các ngôi sao nghệ thuật danh tiếng với kích cỡ bằng người thật.
Tầng thứ tư và cũng là tầng trên cùng của Tokyo skytree là khu triển lãm nghệ thuật, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trìu tượng mà khách tới du lịch Nhật Bản có thể tự do chụp hình lưu niệm, và khu giải trí với nhiều trò chơi điện tử.
Đặc biệt hơn cả, khi hoàng hôn buông xuống, tháp Tokyo khoác trên mình 176 cây đèn thắp sáng cả thành phố, trông thật rực rỡ, màu sắc của những chiếc đèn này sẽ thay đổi theo mùa. Từ 2/10 đến 6/7, tháp Tokyo trở nên huyền ảo với màu cam đẹp mắt, còn từ 7/7 đến 1/10, ta có thể chiêm ngưỡng một ngôi sao trắng sáng lấp lánh trên nền trời tối. Lý do của sự thay đổi định kì này ư? Bởi người Nhật quan niệm rằng màu cam là màu ấm, nó sẽ mang lại sự ấm áp trong những tháng giá rét, ngược lại ánh sáng trắng như một cơn gió mát rượi trong những ngày hè oi ả.
Tòa thị chính Tokyo
Tọa lạc ngay trung tâm Shinjuku – khu vực sầm uất và nhộn nhịp nhất Tokyo, Tòa thị chính Tokyo là trụ sở chính của chính quyền địa phương Tokyo, phụ trách và xử lý công việc của 23 phường, thị xã và vùng lân cận thủ đô. Không những thế, đây còn là một trong những điểm du lịch ở Nhật Bản được khách tham quan rất yêu thích bởi vẻ đẹp hùng vĩ ấn tượng, cùng tầm nhìn bao quát toàn cảnh thành phố khi đứng trên cao. Tòa thị chính Tokyo không chỉ đơn thuần là tòa nhà làm việc của chính phủ thủ đô Nhật Bản, mà còn là biểu tượng kiến trúc tiêu biểu của xứ sở mặt trời mọc.
Tòa thị chính Tokyo được xây dựng và hoàn thành vào năm 1991 bởi Tange Kenzo – một trong những người làm nên bộ mặt Kiến trúc Nhật Bản thế kỷ XX, với kinh phí hơn 157 tỷ Yên (khoảng 1 tỷ USD) trích từ công quỹ, do đó tòa nhà còn được gọi bằng một cái tên khác là “Tòa tháp Thuế quan”.
Tòa nhà này cao tới 243m với 2 tòa tháp và tầng 45 có đài quan sát. Đây cũng là tòa nhà từng được danh hiệu là tòa tháp trọc trời cao nhất thủ đô Tokyo từ năm 1999 đến năm 2006.
Ý tưởng xây dựng tòa nhà được lấy cảm hứng từ con chip điện tử, gồm 48 tầng và rẽ nhánh thành 2 phần tại tầng 33. Tòa nhà có 3 tầng hầm với bộ móng vững chắc đâm sâu vào lòng đất, cùng những chi tiết đặc trưng kiểu trường phái Gothic.
Tuy nhiên, vì là cơ sở hành chính do đó việc du khách ghé thăm được hạn chế, khu vực mở cửa đón tiếp khách chỉ ở một phần trong tòa nhà. Đó là khu vực đài quan sát miễn phí phía Nam và phía Bắc được chia đôi ở tầng 33. Lên đài quan sát du khách được ngắm nhìn thành phố Tokyo sầm uất đầy nhộn nhịp, cảm nhận dòng chảy không ngừng nghỉ của thủ đô và đặc biệt đứng từ đài quan sát tòa thị chính Tokyo mọi ngóc ngách toàn cảnh Tokyo thu vào tầm mắt như: tòa nhà cao ốc như Tokyo Sky Tree, tháp truyền hình Tokyo, khu vực trung tâm thương mại Tokyo Dome,…
Ngân hàng Sugamo Shinkin
Tuy không phải là cái nôi ra đời kiến trúc hiện đại, nhưng xu hướng này ở Nhật Bản lại sớm phát triển và đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Hãy cùng Phán Quan tìm hiểu nét độc đáo trong kiến trúc hiện đại Nhật Bản thông qua một công trình nổi tiếng là ngân hàng Sugamo Shinkin, Tokyo dưới đây nhé.
Thông thường, các ngân hàng sẽ được xây dựng với kiến trúc đơn giản, tránh màu sắc rực rỡ hay những tạo hình nghệ thuật cầu kỳ. Nhưng ví dụ về ngân hàng Sugamo Shinkin trên đây lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Công trình này được thiết kế và xây dựng bởi công ty kiến trúc EmmanuelleMaoreaux, với ý tưởng về một không gian sáng tạo và tạo cảm giác tươi vui, ấn tượng cho mọi người.
Ý tưởng cho các thiết kế nội thất đều xoay quanh họa tiết “lá”, nhằm tạo nên một không gian tươi mát, thoáng đãng, không những “trẻ hóa” cảm giác mà còn tạo sự tự nhiên, gần gũi với khách hàng. Lá nhân tạo được trang trí trên cửa sổ và khung kính đan xen với lá cây thật được trồng trong phòng làm việc gợi ra một không gian mở, truyền cảm hứng sáng tạo và tâm lý thoải mái cho bất cứ ai.
Trong khi tầng thứ ba được xây dựng nhằm phục vụ các hoạt động của nhân viên. Với thiết kế nhiều cửa sổ rộng cũng như trang trí nhiều cây xanh, không gian ở đây lúc nào cũng thoáng đãng, trong lành và tràn ngập ánh sáng. Có thể nói, kiến trúc của ngân hàng Sugamo Shinki đã xua tan đi bầu không khí có phần nghiêm nghị, cứng nhắc của các tổ chức tài chính thông thường. Chính những kiến trúc sư thuộc công ty Emmanuelle Moureaux đã thẳng thắn thừa nhận họ không thích sự căng thẳng và đặc biệt là không khí căng thẳng tại các ngân hàng, vì vậy họ muốn thiết kế Sugamo như một không gian mới, giúp cho mọi người được trải nghiệm thiên nhiên và cảm thấy thoải mái hơn khi đến các làm việc hay giao dịch tại đây.
Khách sạn nhộng Nakagin
Loại hình nhà nghỉ đặc biệt này hiện nay có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới (Việt Nam cũng đã có) nhưng nơi bắt đầu và chưa những nét độc đáo nhất chính là đất nước Nhật Bản.
Ý tưởng về “ngôi nhà con nhộng” được tạo ra bởi kiến trúc sư hàng đầu Nhật Bản: ông Kurokawa Kisho vào năm 1970, thời điểm “Osaka Banpaku” – Triển lãm thế giới đầu tiên tổ chức ở Châu Á đang diễn ra tại thành phố Osaka. 2 năm sau đó ông cho ra đời tòa nhà mang tên Tháp Con nhộng Nakagin tọa lạc ngay thủ đô Tokyo. Công trình này là một khu phức hợp văn phòng và nhà ở. Bên trong tòa nhà có 140 căn phòng nhỏ, diện tích mỗi phòng chỉ khoảng 18m2 với chức năng là phòng ở hoặc gian phòng làm việc.
Mặc dù gọi là khách sạn, nhưng nơi đây không hề có những căn phòng khách sạn thông thường. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ thấy những buồng ngủ đơn giản hình nhộng được xếp trên sàn nhà với diện tích mỗi hộp chỉ vỏn vẹn 2m vuông/phòng.
Tuy vậy nhưng bên trong mỗi phòng đều đầy đủ trang thiết bị, nội thất cần thiết như: tivi màn hình phẳng, radio, két để đồ cá nhân, kệ, và tất cả các ổ loại cắm điện cần thiết. Những thiết bị này hoàn toàn đủ dùng cho một người, quan trọng vẫn là chỗ ngủ phải thoải mái và ấm cúng.
Gần đây, các khách sạn con nhộng có khu vực ngủ dành riêng cho nữ giới còn tích hợp thêm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như spa, sauna, massage,… và để sẵn dầu gội, dầu xả, máy sấy tóc, sữa dưỡng thể, cũng như các mỹ phẩm trang điểm cao cấp như Shiseido… Dạng khách sạn này hoàn toàn phù hợp với những người không yêu cầu không gian phòng rộng rãi mà chỉ cần ngủ trong chăn nệm sạch sẽ sau khi thư giãn bằng dịch vụ xông hơi.
Mỗi chiếc hộp ngủ đều có một tấm rèm che để khi ngủ đóng lại. Bạn có thể yên tâm không ai nhìn thấy bạn lúc bạn đang ngủ nhé.
Gần đây nhiều cô gái đã sử dụng khách sạn con nhộng như một nơi tắm gội sau khi tập thể dục, trang điểm lại trước buổi hẹn hò, hay chỉ đơn giản là tự thưởng cho mình một buổi thư giãn với spa. Có người cảm thấy bất tiện và lo ngại khi buồng kế bên là một người đàn ông lạ mặt. Tuy nhiên hầu hết khách sạn đều phân chia riêng hai khu vực nam nữ. Do những buồng ngủ con nhộng không sử dụng chìa khóa, nên đồ đạc quý giá sẽ được cất vào tủ locker.
Công viên Namba ở Osaka
Namba Park được xây dựng để trở thành một điểm nhấn của tự nhiên vào giữa môi trường đô thị đông nghẹt, dày đặc và hối hả của Osaka, đồng thời cũng là điểm xanh kéo giãn công nghiệp hóa đô thị hóa đang bao trùm cả Osaka.
Công trình này được cải tạo từ sân vận động bóng chày Osaka cũ, bởi bàn tay tài hoa của một kiến trúc sư nổi tiếng đến từ châu Âu. Công trình được biến thành một cổng trào tiến vào của Osaka, tiếp giáp với ga tàu Namba và mở cơ hội phát triển cho khu thương mại Namba.
Nằm trong công trình phức hợp đa năng thân thiện với môi trường, công viên Namba trở thành một khu rừng giữa đô thị. Khu phức hợp thương mại Namba còn gồm 1 tòa tháp văn phòng 30 tầng và khu căn hộ 46 tầng.
Những đường nét cong, thiết kế thanh thoát mềm mại khiến công trình trở thành điểm đến du lịch Nhật Bản hấp dẫn du khách và tạo điểm nhấn thú vị cho cuộc sống đô thị ồn ào.
“Tòa nhà xanh” được chia tách bởi các đường dốc ngoằn ngoèo uốn lượn, tạo cảm rác như đường đèo ôm núi với các không gian mở. Những con đường đầy cây xanh khiến du khách cảm tưởng đang rảo bộ trong một khu rừng nhiệt đới, chính vì vậy mà càng tăng tính kết nối với thiên nhiên của công viên này.
Nhà nguyện Ribbon ở Hiroshima
Công ty kiến trúc NAP vừa hoàn thành thiết kế The Bibbon Chapel, một nơi tổ chức đám cưới trong khuôn viên của Bella Vista Sakaigahama – một resort tại Onomichi, Hiroshima, Nhật Bản.
Khu đất nằm ở lưng chừng đồi nên được hưởng toàn bộ quang cảnh thơ mộng của bãi biển Inland Nhật Bản. Chúng ta có thể nhận ra một tòa nhà nằm tự do với kết cấu và kiến trúc chưa từng có được tạo bởi hai cầu thang cuốn xoắn ốc – mang lại sự thuần khiết cho địa điểm tổ chức đám cưới. Một cầu thang xoắn ốc đơn sẽ không ổn định theo phương ngang và dễ bị rung lắc theo phương thẳng đứng, vì vậy công trình sẽ không đảm bảo tính an toàn, ổn định.
Hai cầu thang xoắn ốc với nhau như hai cuộc đời gặp nhau rồi gắn kết với nhau, đoàn kết một lòng. Hai thang xoắn ốc liền mạch nhau kết nối tại đỉnh trên cùng với độ cao 15,4m tạo thành một dải ruy-băng duy nhất. Chính giữa công trình là một nhà nguyên nơi khách mời, người thân của cô dâu chú rể ngồi chờ đợi hôn lễ. Nhà nguyện có 80 chỗ ngồi view nhìn thẳng ra rừng cây và biển.
Khoảnh khắc đi trên con đường này sẽ đánh thức những kỉ niệm và cảm xúc của cô dâu và chú rể. Tại nhà nguyện đặc biệt này, cô dâu và chú rể sẽ bước lên hai cầu thang riêng biệt để gặp nhau tại đỉnh cao nhất của nhà nguyện, xin phép trời chứng giám cho họ từ nay được hòa làm một, và tuyên bố về đám cưới, sau đó họ sẽ cùng nhau đi xuống bằng một cầu thang ngụ ý hai người trước đây có cuộc sống tách biệt thì nay đã cùng nhau đi trên một con đường.
Cầu Saru Hashi
Đây là một cây cầu bắt ngang qua sông Katsura-gawa, thành phố Otsuki, địa phận tỉnh Yamanashi. Nơi đây cũng nổi tiếng với cảnh đẹp nên thơ mà người dân địa phương rất tự hào.
Trong tiếng Nhật, Hanebashi chỉ những cây cầu không có trụ cầu. Người ta bảo rằng vì độ sâu hun hút của thung lũng, thiết kế cây cầu mới không có trụ. Trong điều kiện môi trường như thế, xây một cây cầu treo cũng hợp lí thôi. Tuy nhiên, vào những năm 600, khi nhìn thấy đàn khỉ đu dây để tìm đường qua bờ bên kia của dòng sông, các kĩ sư đã lập tức nghĩ ra thiết kế cây cầu kéo này (lịch sử chưa xác nhận đúng hay không). Bạn có nhìn thấy những ván gỗ xếp chồng lên nhau để chống đỡ cho cây cầu không?
Cầu Kintai Kyoc
Đây là cây cầu 5 nhịp được xây bắt qua sông Nishiki-gawa, thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi vào năm 1673. Cầu Kintai Kyo là một trong 3 cây cầu lớn của Nhật Bản, bên cạnh Nihonbashi (Tokyo) và Meganebashi (Nagasaki). Một cây cầu sừng sững đặt trong cảnh nền đằng sau là lâu đài Iawakuni cổ kính luôn luôn là một trong hình ảnh biểu tượng của tỉnh Yamaguchi. Bởi vì đây là con sông có hai bên bờ cách nhau gần 200 met nên những người kĩ sư ban đầu phải suy nghĩ rất nhiều về thiết kế cây cầu bắt sang dòng sông Nishiki-gawa. Và họ đã tìm giải pháp phân bổ những trụ đá, kết nối 5 vòm cầu lại với nhau.
Theo quan điểm của ngành kĩ thuật xây dựng hiện đại ngày nay, chiếc cầu không hề có bất cứ sai sót nào trong quá trình thi công, phản ánh rất rõ tay nghề đỉnh cao của các kĩ sư Nhật Bản ngày xưa. Rõ ràng, đây chính là công trình Kiến trúc tại Nhật Bản rất có giá trị, không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thế giới nữa.
Điều đặc biệt nhất về cây cầu này chính là quan cảnh mỗi mùa một khác, cực kì thu hút khách du lịch. Cầu Kintai Kyo cũng là một địa điểm ngắm hoa anh đào có tiếng. Vào mùa hè, bạn có thể câu cá thỏa thích với chim cốc và đối pháo hoa. Mùa thu, hãy đến cầu ngắm cảnh “gió thổi lá bay” còn mùa đông thì ngắm tuyết trắng xóa.
Ngoài ra, cứ vào ngày 29 tháng Tư hằng năm, lễ hội Kintai Kyo sẽ được diễn ra với đoàn diễu hành mặc trang phục Edo xưa. Không khí vô cùng tưng bừng, náo nhiệt. Bạn nhớ đừng bỏ lỡ nhé.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp