Thursday, December 12, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Kiên Giang được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Kiên Giang được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước).

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Kiên Giang ngày càng phát triển được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua “Hà Tiên thập vịnh”. Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thủy sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, biển Phú Quốc đẹp nhất Việt Nam?
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, biển Phú Quốc đẹp nhất Việt Nam?

Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống…kiến trúc Kiên Giang với sự phong phú về văn hóa miền tây, có rất nhiều công trình có kiến trúc đẹp, và đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng, mà còn là nơi tìm hiểu lịch sử văn hóa Kiên Giang.

Chùa Ratanaransĩ

Chùa Ratanaransĩ (Láng Cát) là một ngôi chùa Khmer thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Là một ngôi chùa có lịch sử hình thành từ thế kỉ XV, nghệ thuật kiến trúc Kiên Giang thể hiện nét đặc trưng của dân tộc Khmer. Láng Cát có tên chữ là Ranataransĩ, trước đây còn có tên là Ang-Kor Chum, Ang-Kor Chun-Woong-Xa.

Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn của phong cách Khmer.
Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn của phong cách Khmer.

Chùa đã qua 31 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là hoà thượng Danh Nhưỡng, thành viên Hội đồng Chứng Minh và Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Hiệu trưởng trường Phật học Pali Nam tông.

Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Trên bệ thờ Phật có một viên ngọc xá lợi Phật do hoà thượng Hộ Tông thỉnh từ Ấn Độ về năm 1957. Sáng ngày 3/5/2009, chùa Láng Cát kết hợp cùng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh tổ chức lễ khánh thành chánh điện và giảng đường (Sala). Năm 1997, Ban quản trị cùng Chư tăng Phật tử chùa họp kêu gọi phát tâm hùn phước đóng góp xây dựng, đến năm 2003 chỉ xây dựng được phần nền, móng và phần cột bê tông.

Chùa đã được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Chùa đã được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

Chùa Ranataransĩ cổng chánh quay mặt ra hướng đông, cổng chùa có 3 cửa vào, một cửa chính giữa và hai cửa hai bên đúc bằng xi măng, vôi, vữa và đá xanh vụn. Phía trên cửa chính có hàng chữ đắp nổi Ranataransĩ, phiên âm là “Răk năk tăk răng xây”, có nghĩa là “hào quang của viên ngọc”, gọi tắt là ngọc quang. Tên chùa gắn liền với đạo lí của Phật là Tam bảo, Phi bảo, Pháp bảo.

Bên trong cổng là khuôn viên chùa hình chữ nhật rộng 10.521 m², chiều dài 167m, chiều rộng 63m. Đi vào phía bên trái là một nhà “liêu” (nhà dùng cho chư tăng ở), nhà trệt, xây bằng gạch. Từ cổng vào ở chính giữa là ngôi chánh điện, diện tích 174 m². Chánh điện có hành lang rộng 92m², nét bao quanh bởi các mảng tường thấp với các hàng trụ tròn chống đỡ mái, tường và trụ đều có các mảng đắp nổi hoa văn và hình người. Chính giữa là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật đúc bằng xi măng tô sơn với tư thế ngồi thiền. Từ ngoài nhìn vào ở bên tay phải là tượng SOHATHER đã đắc đạo thành La Hán ở tư thế đứng.

Đình thần Thành Hoàng

Đình thần Thành Hoàng thuộc khu phố 1, phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Vốn là một ngôi đình cổ, đã có hơn 250 năm tuổi, có giá trị lớn về mặt thiết kế kiến trúc, văn hóa. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách có dịp đi tour du lịch Hà Tiên – Kiên Giang.

Đình thần Thành Hoàng là nơi thờ tự các bậc tiền nhân đã có công khai phá và mở mang vùng đất Hà Tiên xưa, gồm có 3 vị: Khai trấn Thượng trụ quốc Vũ nghị Công Mạc Cửu (ở thời mua Minh Mạng), Tổng binh đại đô đốc Mạc Thiên Tích (ở đời chúa Nguyễn Phúc Chu), Tham tướng Mạc Tử Sanh (ở đời chúa Nguyễn Ánh).

Đình thần Thành Hoàng gồm có 3 gian: Chánh điện, tả hiên, hữu hiên nối liền với tiền đình tạo thành một quần thể hình chữ khẩu. Chính giữa sân làm giếng trời, dùng làm nơi cúng tế chư vị âm linh.
Đình thần Thành Hoàng gồm có 3 gian: Chánh điện, tả hiên, hữu hiên nối liền với tiền đình tạo thành một quần thể hình chữ khẩu. Chính giữa sân làm giếng trời, dùng làm nơi cúng tế chư vị âm linh.

Ban đầu, đình thần Thành Hoàng được lợp bằng cây lá rất đơn sơ, đến năm 1835 đình được sửa lại xây dựng thành miếu lợp bằng cỏ tranh. Năm 1999, đình thành Thành Hoàng được thi công xây dựng lại bằng bê tông chắc chắn hơn với lối kiến trúc Kiên Giang của văn hóa Đông Á. Cổng đình thần Thành Hoàng được xây dựng khá quy mô, với mái ngói lợp, hai cột trụ vuông chắc chắn ở hai bên. Đình được xây dựng với nhà rường, mái ngói lợp âm dương, cột gỗ được chạm khắc nhiều câu đối bằng tiếng Hán.

Đình thần Thành Hoàng gắn với hệ thống đình chùa, lăng tẩm và các hoạt động văn hóa như Lễ Kỳ Yên, Lễ giỡ Mạc Cửu… là một trong những ngôi đình có giá trị vật thể và phi vật thể.

Hằng năm vào ba ngày 15, 15, 17 tháng 2 âm lịch đình thần Thành Hoàng đều tổ chức cúng lễ Kỳ Yên với nhiều họat động văn hóa rất đặc sắc, bài bản. Trong đó có 3 lễ chính là : Túc yết, Đàn cả và lễ tế Tiền hiền- Hậu hiền mang đậm bản sắc của người dân vùng Hà tiên. Tiếp đó là lễ rước sắc sau khi xong lễ hát bội, một đám rước với chiêng, trống, lộng, cờ linh đình cùng đội lân. Lễ hội đặc sắc này được rất nhiều du khách tìm về tham dự.

Đền thờ họ Mạc

Đền thờ họ Mạc có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu; còn dân gian thì quen gọi là miếu Ông Lịnh (vì Mạc Thiên Tứ được tôn xưng là Mạc Lịnh Công). Công trình này và khu mộ của dòng Mạc trên triền núi Bình San, là một thắng cảnh và là một di tích lịch sử của trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Trong đền hiện còn lưu giữ bài văn tế "Mạc Lệnh Công Thánh đãn tế văn" do Tri phủ An Biên Nguyễn Hữu Lập soạn năm 1847, bản nhật lịnh của Long Hổ tướng quân Trần Hầu.
Trong đền hiện còn lưu giữ bài văn tế “Mạc Lệnh Công Thánh đãn tế văn” do Tri phủ An Biên Nguyễn Hữu Lập soạn năm 1847, bản nhật lịnh của Long Hổ tướng quân Trần Hầu.

Phía trước đền thờ là hai ao sen, tương truyền do Mạc Thiên Tứ sai đào để chứa nước ngọt, cho nhân dân dùng, cho đến hôm nay, nó vẫn còn phát huy tác dụng. Ngôi đền, ngoài giá trị lịch sử, nó còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo. Cả đền thờ được bảo vệ bằng một tường rào dày bằng đá, rêu phong. Ngay cổng đền thờ họ Mạc, có đề tên Mạc Công miếu (莫公廟), hai bên có cặp liễn đối bằng chữ Hán ca ngợi họ Mạc:

Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ,
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu

Qua khỏi cổng là một con đường ngắn, hai bên trồng cây xanh, dẫn đến một tiểu đình rộng. Qua thêm một cổng nữa, mà hai bên có đôi sư tử đá uy nghi, là điện thờ chính và tả vu, hữu vu. Ngoài những hoành phi, liễn đối và tranh vẽ; tại điện thờ chính còn có một biển thờ đề bốn chữ “Khai Trấn Trụ Quốc” và bức hoành “Nghị Võ Công”, đấy là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước sự nghiệp mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.

Đặc biệt, trên vách và cột điện thờ, hiện còn bài văn kêu gọi quyên tiền cất miếu cùng hai bài thi ca ngợi công đức Mạc Thiên Tứ của chí sĩ Nguyễn Thần Hiến, và bốn bài thơ luật Nôm trích trong “Hà Tiên thập vịnh” của Mạc Thiên Tứ…

Chùa Hang

Chùa Hải Sơn, tục gọi là Chùa Hang; tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di tích, là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh.

Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.

Chùa Hang là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo.
Chùa Hang là một ngôi chùa nằm giữa hang sâu gần 40m, thâm u, mờ ảo.

Các thạch nhũ khi ta sờ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông chùa, vì vậy có người gọi là đá chuông. Gọi là chùa Hang vì là ngôi thờ Phật trong hang, trông bên ngoài chỉ là một ngọn núi nhuốm màu hoang dã nhưng trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc-Tây Nam, chiều dài hơn 50m, cửa động nhìn ra biển.

Chùa Hang thực chất là núi đá vôi bị xâm thực có cách đây hơn 1000 năm. Thiên nhiên đã tạo nên một động thật độc đáo, động khá cao cỡ trần nhà nhưng do chiều dài nên trong động thiếu ánh sáng, ở giữa động tối như màn đêm. Chùa Hang, mảnh đất ấy từ bao đời nay đã thật sự gắn bó cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thị trấn Địa Trung Hải

Công trình “Thị trấn Địa Trung Hải” – Sun Premier Village Primavera do Sun Group đầu tư xây dựng tại Nam Phú Quốc. Đại diện Sun Group cho biết, công trình đã cơ bản hoàn thiện, bổ sung thêm chuỗi trải nghiệm du lịch mới mẻ, độc đáo trong hành trình khám phá Phú Quốc của khách du lịch.

Tháp đồng hồ Central Village ở trung tâm công trình “Thị trấn Địa Trung Hải”, cao 75m, lấy cảm hứng từ tháp chuông biểu tượng St. Mark’s Campanile ở Italia. Công trình mô phỏng ngọn hải đăng trước biển, du khách có thể ngắm cảnh biển tại đây.

Theo đại diện Sun Group, khu vực quanh tháp đồng hồ sẽ diễn ra những sự kiện như: đêm tiệc mừng năm mới, trình diễn nghệ thuật…
Theo đại diện Sun Group, khu vực quanh tháp đồng hồ sẽ diễn ra những sự kiện như: đêm tiệc mừng năm mới, trình diễn nghệ thuật…

Dưới chân tháp đồng hồ là bể bơi vô cực tựa như tấm gương soi khổng lồ kéo dài tới đường chân trời. Du khách có thể thả mình trong làn nước xanh mát, tận hưởng cảm giác bồng bềnh hoặc ngắm mặt trởi lặn.

Quanh khu vực bể bơi là tổ hợp nhà hàng, khách sạn được xây dựng 5 tầng với tầng 1-2 là dãy phố ẩm thực, quán cà phê, cửa hàng thời trang; Tầng 3-4-5 là tổ hợp trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị và khách sạn 5 sao.

Rời khu vực Central Village, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “tàn tích Pompeii” cổ kính hướng ra biển. Cổng cổ Pompeii, dẫn lối du khách khám phá thành phố cổ Pompeii thời kỳ hưng thịnh với công trình kiến trúc đẹp tại Kiên Giang mang âm hưởng châu Âu như đài phun nước, vòm khải hoàn… được chủ đầu tư Sun Group phục dựng.

Trong công trình “Thị trấn Địa Trung Hải” có những bức tường được đầu tư xây dựng như một tác phẩm nghệ thuật.
Trong công trình “Thị trấn Địa Trung Hải” có những bức tường được đầu tư xây dựng như một tác phẩm nghệ thuật.

Khải Hoàn Môn, cánh cổng tái hiện công trình nổi tiếng ở Paris. Khi những căn shophouse của “Thị trấn Địa Trung Hải” Sun Premier Village Primavera khai trương, khách du lịch có thẻ tới Khải Hoàn Môn của Phú Quốc để trải nghiệm dịch vụ, tham gia các bữa tiệc.

Đại diện Sun Group cho biết, đã mời những họa sỹ chuyên nghiệp về thực hiện kỹ thuật theming giả cổ để khắc họa bước đi của thời gian. Một vết tường lở, một viên gạch vỡ, một dấu loang của nước mưa in trên màu sơn… được các họa sỹ tái hiện.

Nhà thờ Giáo Xứ Rạch Giá

Được thành lập vào năm 1966 do Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Giáo Hạt Rạch Giá lúc đó mới chỉ có 6 Giáo Xứ : Rạch Giá, Hà Tiên, Đất Hứa, Hòn Chông, Hoà Hưng, Kiên Lương. Còn lại là các họ nhánh hoặc giáo điểm truyền giáo.

Xét về lịch sử, Giáo hạt có Giáo xứ Hà Tiên là có lịch sử vào bậc lâu đời nhất miền nam Việt Nam. (năm 1747 do các cha truyền giáo thiết lập, có cả tiểu chủng viện ở Hòn Đất), Ngoài ra còn có các giáo xứ lâu đời như Rạch Giá, Hoà Hưng, Hòn Chông.

Hạt Rạch Giá là vùng truyền giáo với nhiều họ nhánh và giáo dân ở vùng sâu vùng xa. Dân cư gồm nhiều dân tộc ( Kinh, Hoa, Khmer… ) theo nhiều tôn giáo truyền thống như Phật Giáo, Hoà Hảo, Tin Lành…
Hạt Rạch Giá là vùng truyền giáo với nhiều họ nhánh và giáo dân ở vùng sâu vùng xa. Dân cư gồm nhiều dân tộc ( Kinh, Hoa, Khmer… ) theo nhiều tôn giáo truyền thống như Phật Giáo, Hoà Hảo, Tin Lành…

Giáo Hạt hoạt động nổi bật về công tác từ thiện xã hội, giáo dục học đường với nhiều nhà giữ trẻ, trường mầm non, lớp học tình thương do các nữ tu thuộc nhiều dòng khác nhau đảm nhận. Các giáo xứ thường xuyên phát nhiều học bổng cho học sinh, sinh viên. Có 3 kí túc xá tại Rạch Giá cho học sinh, sinh viên vùng sâu.

Đặt biệt là trường Khuyết Tật Tình Thương Mỹ Lâm nuôi dạy hơn 100 trẻ em câm điếc do cha Giuse Nguyễn Văn Việt xây dựng và các nữ tu dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho phụ trách.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan này được xây dựng vào năm 1955 vào thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích ban đầu xây dựng chiếc cổng này là tạo điểm son cho Rạch Giá và cũng là cổng thành khi vào trung tâm thành phố. Tât nhiên, khi ấy Rạch Giá là tỉnh và chỗ Trung tâm chợ Rạch Giá bây giờ chính là cơ quan đầu não. Khi mới xây dựng, cổng Tam Quan có vai trò là cổng làng khi đi vào Rạch Giá từ phía các huyện.

Về lịch sử Cổng Tam Quan Rạch Giá, nó được xây dựng theo phong cách truyền thống của Việt Nam. Theo đó gồm có 3 ô cửa (tam quan) hình vòm cung. Cổng tam quan mang ý nghĩa “3 cách nhìn” của Phật là “hữu quan”, không quan” và “trung quan”, thể hiện cái giả, cái vô thường và trung dung của cả hai.

Cổng tam quan có 3 lối đi và cửa giữa lớn hơn của hai bên. Trước đây, cổng Tam Quan Rạch giá có thiết kế đậm chất truyền thống với hai câu đối đắp hai bên và phần trán cửa có ghi tên “Châu Thành Rạch Giá” không dấu.
Cổng tam quan có 3 lối đi và cửa giữa lớn hơn của hai bên. Trước đây, cổng Tam Quan Rạch giá có thiết kế đậm chất truyền thống với hai câu đối đắp hai bên và phần trán cửa có ghi tên “Châu Thành Rạch Giá” không dấu.

Khác với cổng tam quan khác, chiếc cổng này có thiết kế 3 ô hình vòng cung mềm mại. Trên mỗi vòm cổng đều có 2 tầng mái. Và trên mái lại được trang trí những hình tượng mang ý nghĩa riêng.

Cổng Tam Quan từ vị trí cửa ngõ đã trở thành công trình nằm ở trung tâm của thành phố. Ngày nay, cổng Tam Quan được sơn mới lại nhiều lần, lắp cả hệ thống đèn chiếu vào ban đêm. Và câu đối hai bên cũng như dòng chứ “Châu Thành Rạch Giá” cũng không còn nữa. Tuy thế, nó vẫn là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Rạch Giá.

Cửa khẩu Hà Tiên

Cửa khẩu Hà Tiên trước đây gọi là cửa khẩu Xà Xía là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Hà Tiên thông thương với cửa khẩu Prek Chak tỉnh Campot của Vương quốc Campuchia.

Đây là cửa khẩu thuộc khu vực Hà Tiên, Kiên Giang. Nơi đây còn có tên gọi là cửa khẩu Xà Xíu và là điểm thông thương với vùng Prek Chak – cửa khẩu thuộc huyện Kampong của tỉnh Campot, Campuchia.

Hiện tại, vùng biên giới giáp ranh này đã được 2 nước phối hợp quản lý chặt chẽ để có thể đảm bảo an ninh cho khu vực này được tốt hơn.
Hiện tại, vùng biên giới giáp ranh này đã được 2 nước phối hợp quản lý chặt chẽ để có thể đảm bảo an ninh cho khu vực này được tốt hơn.

Do đó, khu vực này đã trở thành địa điểm du lịch, tham quan được rất nhiều du khách yêu thích. Nếu bạn muốn thực hiện hành trình khám phá vương quốc Campuchia thì bạn có thể lựa chọn điểm đến này để có thể thuận tiện nhất trong hành trình khám phá nơi đây.

Tại đây có cột mốc 313 nằm giữa 2 vùng biên giới của 2 nước. Đặc biệt, cộc mốc biên giới này cũng nằm trong tuyến đường xuyên biên giới của 3 nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan. Nhờ có vùng mốc biên giới tại cửa khẩu Hà Tiên này mà kinh tế của các vùng giáp ranh giữa 2 nước này mới có thể phát triển hơn.

Đặc biệt, ngăn chặn vấn đề tội phạm, buôn lậu xảy ra. Những năm gần đây, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên đã trở thành địa điểm hút lượng lớn du khách tới tham quan, du lịch.

Nếu bạn muốn khám phá di tích lịch sử còn sót lại của vùng đất Hà Tiên này thì ngay gần cửa khẩu Hà Tiên có khu địa đạo Lợi Thuận để bạn có thể chọn làm điểm dừng chân khám phá dành cho mình.
Nếu bạn muốn khám phá di tích lịch sử còn sót lại của vùng đất Hà Tiên này thì ngay gần cửa khẩu Hà Tiên có khu địa đạo Lợi Thuận để bạn có thể chọn làm điểm dừng chân khám phá dành cho mình.

Nơi đây được thiên nhiên ưu ái khi ban tặng cho rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Trong đó, phải kể tới một số cái tên nổi bật như núi Đá Dựng, lăng Mạc Cửu hay chùa Phù Dung. Đây đều là những điểm đến lý tưởng để bạn có thể trải nghiệm và tìm hiểu.

Điều đặc biệt nhất khi tới khu vực cửa khẩu này để khám phá đó là bạn có thể dễ dàng ghé thăm đất nước Campuchia thông qua địa điểm cửa khẩu này. Bạn chỉ cần lên kế hoạch từ trước và chuẩn bị cho mình đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân cần thiết là có thể yên tâm sang Campuchia du lịch mà không phải đi lại và di chuyển quá xa.

Sân bay Rạch Giá

Nằm ở ven biển phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, Cảng hàng không Rạch Giá là cảng hàng không dân dụng trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, được khai thác, sử dụng chung cho hoạt động bay hàng không dân dụng và hoạt động quân sự.

Chức năng chính của Cảng hàng không lúc ấy là đảm bảo liên lạc hành chính giữa Sài Gòn và miền Tây Nam bộ. Đầu năm 1960, Mỹ tiếp tục hoàn chỉnh xây dựng Cảng hàng không Rạch Giá thành một trong những căn cứ của Hàng không dân dụng ngụy quyền, sử dụng chính cho mục đích quân sự với tổng diện tích là 489.200m2, đường hạ cất cánh dài 1.170m x 30m, đường lăn vuông góc với đường hạ cất cánh dài 85m x 15m, sân đậu rộng 5.500m2, nhà ga có diện tích 60m2.

Cảng hàng không Rạch Giá được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 50 khi trở lại chiếm đóng Nam Bộ.
Cảng hàng không Rạch Giá được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 50 khi trở lại chiếm đóng Nam Bộ.

Thời gian đầu sau giải phóng, Cảng hàng không phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, vận chuyển cho các nông trường Mỹ Lâm, Bình Sơn 1, 2, 3 với các loại máy bay DC3, AN2, LI 14. Năm 1979, diện tích Cảng hàng không được mở rộng thêm 32.875m2. Năm 2007, Cảng hàng không Rạch Giá được Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam (nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đầu tư xây dựng nhà ga và mở rộng sân đỗ máy bay, sân đỗ ô tô… có khả năng tiếp nhận 200.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm: 150 hành khách/giờ cao điểm. Hiện tại sân bay chưa có hệ thống đèn đêm, nên chỉ hoạt động vào ban ngày trong điều kiện thời tiết đơn giản (12/24h).

Cảng hàng không Rạch Giá có khả năng tiếp thu và cho cất cánh các tàu bay loại C trở xuống (ATR72, AN26, B200).

JW Marriott Phú Quốc Emerald Bay

Tọa lạc tại Bãi Khem, phía nam đảo Phú Quốc. JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay sở hữu vị trí tuyệt đẹp với bãi biển riêng, bờ cát trắng mịn trải dài và nước trong màu xanh ngọc bích. Nơi đây chỉ cách sân bay quốc tế Phú Quốc 15 phút lái xe, vô cùng thuận tiện trong việc di chuyển của du khách.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay ẩn mình trong khung cảnh yên bình của Bãi Khem Phú Quốc. Đây là khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu JW Marriott đầu tiên tại Việt Nam hiện nay.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy đam mê, đẳng cấp và trọn vẹn.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy đam mê, đẳng cấp và trọn vẹn.

Resort được thiết kế dựa trên cảm hứng về một trường đại học viễn tưởng – Đại Học Lamarck. Với tận 244 phòng nghỉ tiện nghi và đẳng cấp được xây dựng trên lối kiến trúc Kiên Giang ấn tượng. Resort gồm nhiều loại phòng, tòa nhà và các khu biệt thự khác nhau để bạn có thể thoải mái lựa chọn lưu trú. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu 5 nhà hàng và quầy bar có giá trị nghệ thuật, ẩm thực đỉnh cao cho du khách thưởng thức.

Ngoài ra, Chanterelle spa đến từ thương hiệu Spa by JW và nhiều hoạt động nghỉ dưỡng, khám phá trải nghiệm văn hóa bản địa. 
Ngoài ra, Chanterelle spa đến từ thương hiệu Spa by JW và nhiều hoạt động nghỉ dưỡng, khám phá trải nghiệm văn hóa bản địa.

Bể bơi hình con sò tuyệt đẹp chứa đựng cả một khoảng trời trong lành cùng làn nước mát lạnh. Nơi đây sẽ là chốn thư giãn, nghỉ ngơi riêng tư dành cho bạn sau những bon chen, xô bồ của cuộc sống thường nhật. Hãy cất những mệt mỏi đó đi, việc của bạn chỉ cần tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp, trọn vẹn cùng JW Marriott Phu Quoc là được.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay được kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley thiết kế. Ông cũng chính là người đã thiết kế nên resort Intercontinental Danang Sun Peninsula nổi tiếng ở Đà Nẵng.

Resort sở hữu hồ bơi riêng trong khuôn viên vô cùng đẹp mắt, không hề thua kém bất cứ hồ bơi 5 sao đẳng cấp nào trong và ngoài nước.
Resort sở hữu hồ bơi riêng trong khuôn viên vô cùng đẹp mắt, không hề thua kém bất cứ hồ bơi 5 sao đẳng cấp nào trong và ngoài nước.

Ngay khi vừa đặt chân vào resort, bạn sẽ choáng ngợp bởi phong cách đậm chất Tây tại đây. JW Marriott Phu Quoc vừa có nét cổ kính, lại thấm đẫm hơi thở hiện đại. Nơi đây được lấy ý tưởng về một ngôi trường đại học trong tưởng tượng – Lamarck University. Khu nghỉ dưỡng sở hữu trần nhà cao thoáng đãng, tạo cảm giác rộng rãi với nguồn sáng tự nhiên tuyệt đối. Nhờ đó, bạn sẽ chẳng cần đi đâu xa, ngay bên trong resort cũng đã đủ để bạn thu hoạch được hàng trăm tấm ảnh sống ảo xinh lung linh.

Ngoài ra, đồ nội thất, đồ sưu tập tinh tế được bài trí một cách trang nhã trong khuôn viên resort. Sàn nhà lát gạch đá hoa mang hơi hướng cổ điển, phù hợp với tổng thể chung của đại sảnh.

Chùa Hộ Quốc

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ huyện Phú Quốc Chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012 trên diện tích khoảng 12 ha với địa thế phong thuỷ rất thuận lợi phía trước là mặt biển xanh rộng bát ngát, đằng sau tựa lưng vào núi cao hùng vĩ và trên trục đường chính vào trung tâm các khu du lịch nổi tiếng ở Phú Quốc. Tất cả đã khiến cho Chùa Hộ Quốc tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Bước vào cổng chính, du khách sẽ thấy ngay bức tượng đức Phật to lớn được làm từ ngọc thạch màu xanh dưới tán cây bồ đề xanh mát.
Bước vào cổng chính, du khách sẽ thấy ngay bức tượng đức Phật to lớn được làm từ ngọc thạch màu xanh dưới tán cây bồ đề xanh mát.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý – Trần đặc sắc, chịu ảnh hưởng trường phái của các ngôi chùa ở miền Bắc như chùa Hương, chùa Trăm Gian. Và đặc biệt, tuy nằm trong hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm nhưng kiến trúc tại Kiên Giang của Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc có chút khác biệt so với các thiền viện khác bởi chùa được dựng hoàn toàn từ các cột gỗ lim nên chiều cao của các gian cũng bị giới hạn theo chiều cao của cột gỗ nhưng vẫn được chạm khắc tinh xảo.

Với tổng kinh phí xây dựng lên đến 100 tỷ, quần thể Chùa Hộ Quốc bao gồm cổng Tam quan, chính điện, sân thiên tỉnh, bậc thang, tháp trống, tháp chuông và nhà thờ tổ. Hiện hữu trong những công trình này là các tượng của 18 vị la hán, Bát Nhã Thành Tri và Phổ Hiền Hạnh Nguyên.

Tiếp đó là quảng trường rộng lớn với lối lên thiền viện là bức phù điêu hình rồng sen màu vàng được điêu khắc công phu và hành lang được cách điệu bằng hình những con rồng biểu trưng vào thời Trần.

Hay 18 vị La Hán uy dũng bảo hộ xung quanh chính điện Chùa Hộ Quốc. Đặc biệt, bức phù điêu hoa văn đất nước Việt Nam với trống đồng Đông Sơn và lịch sử Âu Cơ Lạc Long Quân những ngày đầu lập nước.
Hay 18 vị La Hán uy dũng bảo hộ xung quanh chính điện Chùa Hộ Quốc. Đặc biệt, bức phù điêu hoa văn đất nước Việt Nam với trống đồng Đông Sơn và lịch sử Âu Cơ Lạc Long Quân những ngày đầu lập nước.

Đứng trước chính điện du khách sẽ được mãn nhãn giữa những công trình kiến trúc đặc sắc như lầu trống ‘bát nhã’ xây dựng tương tự ngôi chùa Hương nổi tiếng.

Khi vào chính điện, những cột trần được điêu khắc hoa văn thời Trần và được sơn son thếp vàng càng tôn lên vẻ trang nghiêm và thanh tịnh của Chùa Hộ Quốc. Thoang thoảng đâu đó mùi hương trầm nhẹ nhàng khiến cho du khách như rũ bỏ hết bụi trần, chỉ còn tâm hồn thánh thiện đến bên quỳ lạy dưới chân đức Phật nhân từ.

Hải Đăng Dinh Cậu

Đúng như những lời đồn đại Dinh Cậu tọa lạc tại một vị trí rất đẹp trên một ghềnh đá có hình thù kỳ quái vương ra biển. Dinh Cậu sừng sững hiên ngang trước sóng to gió lớn. Ghềnh đá thiên tạo như trái núi hình thù rất lạ mắt, ba bề sóng vỗ, xung quanh là bãi đá lô nhô. Đỉnh núi được điểm tô bằng ngôi miếu cổ, mái ngói rêu phong. Trên nóc có đôi dòng cầu nguyện bằng sứ men lam. Dinh Cậu nằm dưới tán sộp cổ thụ, tuổi hơn thế kỷ, bề rộng như cái lồng xanh cả bốn mùa. Dinh Cậu hiện ra đầy huyền ảo, ấn tượng trước mắt du khách. Có lẻ vì điều đặc biệt này không nơi nào có được nên Dinh Câu được xem như là biểu tượng đặc trưng của đảo Phú Quốc. Đây là công trình có kiến trúc tại Kiên Giang lâu đời và đặc trưng nhất khi nhắc đến.

Dinh Cậu còn có tên gọi là miếu thờ Long Vương điện chính đặt miếu thờ chúa Ngọc Nương Nương và thánh tượng Hai Cậu, những tiên nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo, với bộ đồ thờ đơn giản gồm bình hương, chuông, đèn, trống.
Dinh Cậu còn có tên gọi là miếu thờ Long Vương điện chính đặt miếu thờ chúa Ngọc Nương Nương và thánh tượng Hai Cậu, những tiên nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo, với bộ đồ thờ đơn giản gồm bình hương, chuông, đèn, trống.

Chúng ta bước lên đúng 29 bậc thang uốn lượn uẩn khuất giữa hai bên vách đá để lên miếu cổ Dinh Cậu. Trên đường lên Dinh chúng ta bắt gặp miếu thổ thần nhỏ và một hàng rào bằng bê tông rất vững chãi bao quanh Dinh. Sân được lán bằng xi măng có đặt bàn thơ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột được đút bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữa Hán như:

“Ngàn xưa anh linh vang bốn biển
Dinh Cậu bình phong bảo vệ dân”

Sự khẳng định của những ngư dân xưa tại Dinh Cậu đã cho chúng ta thêm niềm tự hào về Dinh Cậu. Từ trên cao biển Phú Quốc lồng lộng gió thu vào tầm mắt, biển dập dềnh mãi miết xô bờ. Hàng trăm tàu thuyền đánh cá neo đậu gần ấy làm sinh động nơi khơi xa.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết Dinh Cậu có liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rể ở vùng đảo xa này.
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết Dinh Cậu có liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rể ở vùng đảo xa này.

Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ bà tổ tức tục thờ bà Mẫu và Cậu Tai – con trai út cưng của bà. Trong tiến trình Nam tiến khai hoang người ta gọi trệt đi “Cầu Tai” là “Cầu Tài” từ chữ “Tài” đến chữ “Tai” cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.

Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp Lễ, Tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 10 Âm lịch tại Dinh Cậu nhân dân mở hội lớn có rất đông người tham dự. Đúng là tại khu vực Dinh Cậu núi đá ở khá đặt biệt có hình thù kỳ quái, có lẽ vì thế mà người dân gọi là nơi “Đất thánh linh thiêng cổ kính ” chăng.

Cáp treo Hòn Thơm

Cáp treo Hòn Thơm là một tuyến cáp treo vượt biển nối phường An Thới với đảo Hòn Thơm thuộc quần đảo An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc có chiều dài 7899,9m xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm, Phú Quốc.
Cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc có chiều dài 7899,9m xuất phát từ ga An Thới, qua đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi và kết thúc ở Hòn Thơm, Phú Quốc.

Di chuyển trên cáp treo, du khách không chỉ được trải nghiệm chuyến du ngoạn kỳ thú trên không trung mà còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, khám phá trọn vẹn vẻ đẹp tựa thiên đường của mây trời Nam Đảo Ngọc.

Tuyến cáp treo nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách phường Dương Đông khoảng 25 km.
Tuyến cáp treo nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách phường Dương Đông khoảng 25 km.

Cáp treo Hòn Thơm là tuyến cáp treo ba dây hiện đại, có tổng chiều dài 7.899,9 m nối từ phường An Thới qua các đảo Hòn Dừa, Hòn Rỏi tới đảo Hòn Thơm, được Tổ chức Guinness trao tặng Chứng nhận Cáp treo dài nhất thế giới. Tuyến cáp treo gồm hai nhà ga, 6 trụ tháp. Hệ thống gồm có 69 cabin, mỗi cabin có sức chứa 30 khách, vận hành ở vận tốc tối đa đạt 8,5 m/s.

Thời gian di chuyển từ ga An Thới đến ga Hòn Thơm chỉ mất khoảng 15 phút.
Thời gian di chuyển từ ga An Thới đến ga Hòn Thơm chỉ mất khoảng 15 phút.

Công trình được khởi công vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 và khánh thành vào ngày 4 tháng 2 năm 2018, là hạng mục quan trọng nhất trong quần thể khu vui chơi giải trí biển Sun World Hon Thom Nature Park do Tập đoàn Sun Group đầu tư.

Tòa nhà phú hộ 100 tuổi

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đất Kiên Giang thập cảnh – phú hộ, giàu có cả cảnh đẹp và con người không còn giữ được các nhiều di sản vật thể. Duy nhất có ngôi nhà trong phường Vĩnh Thanh Vân, gần ngay bên bờ kênh Rạch Giá – Long Xuyên, đoạn con kênh đổ ra biển là còn nguyên vẹn. Có thể thấy một đặc điểm chung là các gia trang của phú hộ xưa đều gần ngay bờ kênh lớn, thuận tiện cho việc đi lại bằng thuyền, phương tiện giao thông chủ yếu thời bấy giờ.

Tòa nhà này vốn của ông Trần Nhuệ, một đại phú hộ lúc đó, sau để lại cho người con thứ 2 của ông là Trần Quang Chiêu (Ba Chiêu) sở hữu. Ngôi nhà bắt đầu khởi công xây dựng năm 1911 và hoàn thành, bắt đầu sử dụng từ năm 1920. Cho đến nay, ngôi nhà đã tồn tại tròn 100 năm và còn nguyên vẹn kiến trúc nghệ thuật cả hình khối và chi tiết. Hiện nay, 2 cây nhãn mà ông Trần Nhuệ đã trồng 2 bên sân ngôi nhà theo địa thế phong thủy vào đúng thời điểm xây nhà đến nay vẫn sống khỏe, ra trái hằng năm đều đặn.

Điều đặc biệt là trải qua nhiều thời kỳ, ngôi nhà được trưng dụng nhiều mục đích khác nhau, nhưng luôn “bén hơi người”. Tại đây, lúc nào cũng có mật độ người tập trung lại đông đúc và cũng có thể vì thế, ngôi nhà được “để mắt” bảo quản nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu xuống cấp hoặc hoang lạnh.

Ngôi nhà được xây dựng trên diện tích 2.000 mét vuông, từ bậc tam cấp đi lên chính giữa ngôi nhà là gian từ đường.
Ngôi nhà được xây dựng trên diện tích 2.000 mét vuông, từ bậc tam cấp đi lên chính giữa ngôi nhà là gian từ đường.

Hai gian 2 bên là không gian ở, sinh hoạt. Ngoài ra, có bếp, sân nhà. Bên ngoài ngôi nhà xây dựng kiểu kiến trúc Pháp đắp nổi các chi tiết trang trí văn hóa châu Âu, nhưng bên trong ngôi nhà dựng cột, vì kèo và các bình phong, tấm trang trí kiểu nhà phú hộ phong kiến bằng gỗ gõ đỏ, căm xe. Các chi tiết chạm khắc gỗ trong nhà là nghệ thuật điêu khắc mỹ nghệ gỗ của thợ làng nghề miền Bắc do chủ nhà thuê vào đây thi công.

Toàn bộ đá móng và đất san nền được lấy ở biển và dùng sức người chuyên chở bằng xe rùa nên mất 3 năm ròng rã, nhóm thợ từ Sài Gòn – Gia Định được thuê về mới xây xong. Gạch bông (hoa) lát nền gia chủ đặt từ Pháp và đến nay nền gạch bông trong nhà vẫn còn nguyên vẹn vẻ đẹp mỹ thuật cổ điển. Ngôi nhà là tinh hoa của nhiều bàn tay tài hoa khéo léo trong giới mỹ nghệ, kiến trúc, xây dựng thời bấy giờ cộng lại, nên đi cùng với năm tháng, vẻ đẹp trang nhã vẫn giữ nguyên, đường nét tinh xảo vẫn có giá trị.

Di tích này đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng, mà còn là nơi tìm hiểu lịch sử văn hóa Kiên Giang. Thuyết minh viên của Bảo tàng Kiên Giang cho hay, bảo tàng luôn có rất đông khách du lịch viếng thăm. Cuối tuần, có thêm các lớp học sinh, sinh viên đến học ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử và các nhà nghiên cứu vùng đất – con người đồng bằng sông Cửu Long đánh giá rất cao giá trị của ngôi nhà trăm tuổi này.

Ngôi nhà với các nét chạm khắc, cách bài trí không gian nói lên tính cá biệt của gia chủ, xu thế hướng nội, điền viên, trọng tín ngưỡng của tầng lớp phú hộ thời bấy giờ. Từ các hình khắc gỗ trong nhà, người ta đoán chủ nhân của ngôi nhà theo đạo Phật và thờ phụng tổ tiên, ưa thuật phong thủy. Các hình này chủ yếu là hình hoa sala (một loại hoa ưu đàm theo quan niệm đạo Phật), hoa cúc tượng trưng cho sự chính nhân quân tử, hình dơi quạ mang điềm lành, hình hoa mai, chim công, muông thú… Nội thất với các mảng trang trí khắc gỗ là điểm ưu việt nhất của ngôi nhà đến nay vẫn được giữ gìn, lên nước đen bóng.

Không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng dành cho du khách yêu thích kiến trúc nghệ thuật và không gian văn hóa, ngôi nhà còn chứa đựng cả một thế kỷ thăng trầm lịch sử của vùng đất Kiên Giang. Khi sử dụng làm không gian trưng bày, Bảo tàng Kiên Giang đã quy hoạch không gian thành các chủ đề lịch sử, các thời kỳ trong đó điểm nhấn là các sự kiện liên quan đến dấu ấn văn hóa Óc Eo, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người hùng mở đất Hà Tiên Mạc Cửu và nhiều chí sĩ cách mạng thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, đất và người Kiên Giang kiên cường qua nhiều thời kỳ giữ đất, giữ biển đảo…

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI