Friday, December 13, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Quảng Ngãi được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Quảng Ngãi được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là Thành phố Quảng Ngãi, cách thành phố Hồ Chí Minh 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 146 km về phía Bắc và cách Hà Nội 908 km về phía Bắc tính theo đường Quốc Lộ 1A.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là “núi Ấn sông Trà”. Quảng Ngãi là quê hương của Lê Văn Duyệt, Trương Định, Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình, nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi: Nguyễn Vỹ, Bích Khê,Thanh Thảo, Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh…Trên hành trình khám phá đặc trưng văn hóa và cảnh đẹp, khách du lịch ở khắp mọi nơi tìm đến Quảng Ngãi để thỏa sức đắm mình trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ vĩ, đặc biệt là ở đất đảo Lý Sơn, với nhiều miệng núi lửa, vách đá, hang động, cổng đá và làn nước biển trong xanh. Hiện tại, Lý Sơn vẫn là điểm du lịch Quảng Ngãi lớn nhất, nhưng trọng tâm của các địa điểm du lịch ở Quảng Ngãi có thể dịch chuyển trong tương lai gần, nếu những vùng miền núi của tỉnh trở thành những điểm du lịch khám phá văn hóa kết hợp du lịch sinh thái.

Được mệnh danh là thiên đường giữa biển khơi, Lý Sơn – một huyện đảo trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được các tín đồ du lịch truyền tai nhau là một trong những điểm đến thu hút nhất nhì hiện nay.
Được mệnh danh là thiên đường giữa biển khơi, Lý Sơn – một huyện đảo trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được các tín đồ du lịch truyền tai nhau là một trong những điểm đến thu hút nhất nhì hiện nay.

Quảng Ngãi là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lớn của Việt Nam như Sa Huỳnh, Chămpa và Đại Việt. Ngoài những văn hóa nổi bật, kiến trúc tại Quảng Ngãi cũng không kém phần đặc sắc…mời các bạn cùng theo dõi những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại đây nhé!

Thành cổ Châu Sa

Thành cổ Châu Sa hay Amaravati là thủ đô của Vương quốc Amaravati, được người Chăm Pa xây dựng bằng đất vào thế kỷ thứ 9 tại xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Đây là loại thành Chăm bằng đất duy nhất ngày nay vẫn còn dấu tích.

Thành Châu Sa là di tích dân sự lớn nhất trong khu vực Quảng Nam- Quảng Ngãi thuộc châu Amaravati của Champa xưa. Niên đại của thành được xác định vào khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X. Cơ sở để xác định là tấm bia được tìm thấy trong khu vực thành. Bia Châu Sa có niên dại xác định là năm 903, trên bia có những thộng tin về hai vị vua đầu tiên của vương triều Indrapura (875-982) là Indravarman II và Jaya Simhavarman. Vì vậy thành Châu Sa ít nhất là đã tồn tại trong thời kỳ vương triều Indrapura.

Thành nằm trên tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất, thuộc xã Tịnh Châu, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, phía nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp sông Hàm Giang về cảng biển Sa Kỳ. Thành có 2 gọng thành, nối thành nội với sông Trà Khúc.
Thành nằm trên tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ – Dung Quất, thuộc xã Tịnh Châu, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, phía nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp sông Hàm Giang về cảng biển Sa Kỳ. Thành có 2 gọng thành, nối thành nội với sông Trà Khúc.

Thành hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng bắc- nam; dài 580m, rộng 540m; thành có bốn cửa, mở giữa bốn phía tường thành; rất có thể đây chỉ là thành nội vì theo như khảo sát của Lê Đình Phụng (1988) thì thành còn có hai gọng kìm và vòng thành ngoài rất rộng.

Thành đắp bằng đất, hiện tại đo được thành cao 4-6m, chận thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m. Bốn góc thành hiện giờ có bốn ụ đất, có thể là dấu tích của bốn tháp canh. Quanh thành có hào nước rộng 20-25m. Cách thành 500m là khu tháp cổ Gò Phố.

Năm 1924, kiến trúc sư người Pháp Henry Parmentier đã tìm thấy ở đây các di chỉ văn hóa và đưa về trưng bày tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Pa ở Đà Nẵng. Các dấu vết cho thấy thành cổ Châu Sa đã từng là trung tâm kinh tế của châu Amaravati thuộc Vương quốc Chăm Pa trước kia.

Hiện nay, đây là nơi thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ.
Hiện nay, đây là nơi thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ.

Năm 1994, tức sau 70 năm được phát hiện, thành mới được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Việc chậm công nhận di tích cấp quốc gia có thể đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ thành cổ; do trước khi được quan tâm, bờ thành đã bị người dân địa phương làm đường.

Đặc biệt gần đây phát hiện ra dấu tích lò gốm và những tấm đất nung có liên quan đến Phật giáo ở Núi Chồi. Bằng biện pháp so sánh Ngô Văn Doanh và các và một số nhà khao học khác đã xác định, các tiểu phẩm gốm ở Núi Chồi có niên đại thế kỷ X. Khi nghiên cứu Núi Chồi, phát hiện nhiều hiện vật có hình dáng, kích thước và các nhân vật thể hiện trên đất nung có nguồn gốc từ khu đền Chaya của vương quốc Srivijaya, thế kỷ VII-XIII, miền nam Thái Lan. Ngoài ra còn phát hiện nhiều loại gốm với nhiều chủng loại hoa văn khác nhau. Đó là những bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ giữa dân cư thành Châu Sa với các khu vực trong vương quốc Champa và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hải đảo. Như vậy ta có thể nói ít nhất là ở thế kỷ IX-X, thành Châu Sa là một trung tâm hành chính, kinh tế quan trọng của châu Amaravati, một địa điểm quan trọng thông thương với các nước trong khu vực.

Thiên ấn Niêm Hà – Chùa Thiên Ấn

Thiên Ấn là tên một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía hạ lưu, cách thành phố Quảng Ngãi 3,5km về hướng Đông bắc, thuộc địa bàn thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc hợp thành cặp biểu tượng sơn thủy thiêng liêng trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Con đường đi lên đỉnh men theo sườn núi từ phía Nam, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, lòng đường rộng, độ dốc không lớn, có thể lên xuống núi bằng ô-tô, xe máy một cách thuận tiện. Ngoài ra, còn có con đường tắt, kè đá thành những bậc cấp, chỉ riêng cho người đi bộ.

Núi Thiên Ấn cao 106 mét, có dạng hình thang cân, nhìn từ phía hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi tên thắng cảnh này là “Thiên Ấn Niêm Hà” (quả ấn của trời đóng niêm xuống dòng sông).
Núi Thiên Ấn cao 106 mét, có dạng hình thang cân, nhìn từ phía hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi tên thắng cảnh này là “Thiên Ấn Niêm Hà” (quả ấn của trời đóng niêm xuống dòng sông).

Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, tạo thế nhìn phóng khoáng, bao quát một vùng không gian rộng lớn với những ruộng đồng, đồi núi, làng mạc, sông nước, hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình. Ẩn hiện dưới bóng cây cổ thụ, chiếm một diện tích tương đối lớn, là ngôi chùa cổ Thiên Ấn. Phía Đông Thiên Ấn tự là khu viên mộ gìn giữ pháp thân của tổ khai sơn và các vị sư tổ, sư trụ trì đã viên tịch qua các thời kỳ.

    “Son núi Ấn, mài hòn son Ấn, Ấn tốt son tươi Nước sông Trà, pha nấu nước trà, trà thơm nước động”

Tổ khai sơn ngôi chùa là Thiền sư Pháp Hóa (1670-1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều Tăng Ni, Phật tử và trở nên nổi tiếng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, một người rất sùng mộ đạo Phật, đã ban cho nhà chùa biển ngạch SẮC TỨ THIÊN ẤN TỰ. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được Thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1946.

Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 (năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong).
Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695 (năm Chính Hòa thứ 15, đời chúa Nguyễn Phúc Chu ở Đàng Trong).

Vào những dịp lễ lớn, khách thập phương đến viếng Thiên Ấn lên đến hàng vạn người, trong đó có không ít người từ phương xa trở về. Họ có thể là tín đồ Phật giáo về đây lễ Phật và cầu nguyện, cũng có thể là người không theo đạo nhưng yêu mến cảnh chùa, muốn đến đây để chiêm ngưỡng một thắng cảnh hàng đầu của Quảng Ngãi, dành một khoảng thời gian để lòng mình tĩnh lặng, thanh tẩy tâm hồn, suy ngẫm nhiều điều về cuộc đời và lẽ đạo. Riêng đối với người dân Quảng Ngãi, chưa một lần đến Thiên Ấn cũng có thể xem là chưa hiểu quê hương bởi vì núi Ấn – sông Trà đã từ lâu trở thành biểu tượng của vùng đất và văn hiến Quảng Ngãi.

Làng Bích Họa Gành Yến

Ngôi làng bích họa “mới toanh” này tọa lạc tại Gành Yến, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, cách TP.Quảng Ngãi 32 km về hướng Đông Bắc. Hiện đây là làng tranh bích họa 3D “độc nhất vô nhị” ở Quảng Ngãi và hiếm hoi trong cả nước.Khác với những bức bích họa mới được vẽ tại đảo Bé Lý Sơn, những bức tranh ở đây là tranh vẽ 3D, với thời gian hoàn thành 3-4 ngày cho một bức, gấp đôi so với tranh bích họa bình thường.

Trước đây, nhiều người chỉ biết đến danh thắng Gành Yến, 1 bãi đá đen bên cạnh những ngọn đồi nhấp nhô, với tầng đá hình thù kì lạ vô cùng hoang sơ, nhưng hiện tại, với sự xuất hiện của làng bích họa hứa hẹn nơi này sẽ là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn trong thời gian tới.Phương tiện thuận tiện nhất để đi đến đây là xe máy.

Các bạn ở xa như Hà Nội hay Sài Gòn có thể hạ cánh ở sân bay Chu Lai, sau đó thuê xe máy hoặc taxi đến đây để hòa mình vào không gian tươi mới, rực rỡ của ngôi làng bích họa 3D độc đáo.
Các bạn ở xa như Hà Nội hay Sài Gòn có thể hạ cánh ở sân bay Chu Lai, sau đó thuê xe máy hoặc taxi đến đây để hòa mình vào không gian tươi mới, rực rỡ của ngôi làng bích họa 3D độc đáo.

Sau khi hoàn thành xong làng bích họa đầu tiên của Quảng Ngãi ở Đảo Bé – Lý Sơn, thì ngay lập tức trong đất liền cũng 14 bức tranh được vẽ lên tường với đủ màu sắc vô cùng sinh động, khoác lên những bức từng cũ kỹ nơi đây 1 bộ mặt hoàn toàn mới.

Khác với những bức tranh chủ yếu hướng tới bảo vệ môi trường biển và loài rùa biển ở Lý Sơn, nội dung các bức vẽ ở Thanh Thủy chủ yếu là phong cảnh, động thực vật, cảnh sinh hoạt với màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Những bức tranh khiến cho ngôi nhà cũng trở nên bừng sáng hơn.

Những bức họa được tô vẽ tỉ mỉ khiến cho không gian cũng trở nên tươi mới, sinh động hơn.
Những bức họa được tô vẽ tỉ mỉ khiến cho không gian cũng trở nên tươi mới, sinh động hơn.

Cũng những bức vẽ này nhưng vào buổi tối còn có khả năng phát sáng, tạo ra không gian lung linh, kỳ ảo khiến du khách ngỡ ngàng. Cũng nhờ làng bích họa mới nổi này mà Gành Yến cũng trở nên mắt hơn trong màu áo của những chiếc thúng nằm úp, tô vẽ lên mình vô số hình ảnh người dân chèo lưới, sao biển, cá đang bơi lội…

Không thể ngờ những chiếc thuyền thúng, vật dụng sinh nhai gắn bó với những người dân chài từ đời này qua đời khác lại trở nên sinh động và đáng yêu đến thế.Những hàng quán mới cũng được dựng lên phục vụ cho du khách.

Thành cổ Quảng Ngãi

Thành Cổ Quảng Ngãi: Còn gọi tên là Cẩm Thành (thành Gấm) nằm cách Quốc lộ 1A 200m về phía đông, nay thuộc phường Nguyễn Nghiêm – TX Quảng Ngãi (thành Quảng Ngãi trước kia nằm ở làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn – nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh). Thành được khởi công xây dựng năm 1807 ở Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa (trên địa bàn di tích hiện nay) và đến năm 1815 thì hoàn chỉnh.

Cổ thành Quảng Ngãi kiến trúc theo kiểu vô-băng (vauban) có hình bình đồ vuông, mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của cổ thành quay về hướng bắc, nhìn ra kinh đô Huế. Thành lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi Thiên Ấn làm minh đường, hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa một vùng thiên nhiên đẹp, tạo nên sự tổng hòa cảnh quan kiến trúc Quảng Ngãi ngoạn mục.

Thành Quảng Ngãi được thi công xây dựng lần đầu vào năm 1749, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở phía Bắc cầu Trà Khúc. Khi Gia Long lên ngôi vào năm 1802, thành được dời về xã Phú Đăng, huyện Chương Nghĩa, gần huyện lỵ Tư Nghĩa ngày nay. Năm 1807, thành lại dời ra xã Chánh Mông.
Thành Quảng Ngãi được thi công xây dựng lần đầu vào năm 1749, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở phía Bắc cầu Trà Khúc. Khi Gia Long lên ngôi vào năm 1802, thành được dời về xã Phú Đăng, huyện Chương Nghĩa, gần huyện lỵ Tư Nghĩa ngày nay. Năm 1807, thành lại dời ra xã Chánh Mông.

Thời gian xây dựng thành là 8 năm, do các thiết kế kiến trúc sư người Pháp thiết kế theo kiểu Vauban. Thành có bình đồ hình vuông, cổng chính hướng về phía Bắc. Ban đầu có 4 cửa, về sau cửa Nam bị lấp lại, chỉ còn 3 cửa. Đáng chú ý là các cửa thành không nằm ở trung điểm của các cạnh mà lệch một bên của “hình vuông trái khế”. Cửa Đông nối cửa Tây bởi trục lộ chính (nay là đường Lê Trung Đình). Điều cũng rất đáng chú ý là thành không hoàn toàn đúng theo hướng chính Đông, chính Tây, chính Nam, chính Bắc, mà có một độ lệch khoảng 15 độ.

Thành có chu vi khoảng 2km, tường thành cao 4m, chung quanh có hào rộng 20m, dẫn nước sông Trà vào thành. Thành được xây bằng đá ong dày 1,6m, bên trong đổ đất ngang để xe ngựa có thể di chuyển được. Trong thành có vọng lâu để quan sát. Cửa thành làm bằng gỗ lim. Trong thành có quan lại, thông ngôn, ký lục, binh lính và gia đình họ ở.

Khu vực nội thành được phân bố qua hai giai đoạn khác nhau. Năm 1885, hành cung được bố trí phía Nam thành, mặt quay về hướng Bắc. Phí trên hành cung có trưởng Đốc, phía dưới có trại lính. Cách con đường từ Tây sang Đông, phía Bắc có dinh án sát, bố chính, đốc học. Bên trái là dinh lãnh binh, thái y viện. Thời kinh 1885-1945, người Pháp thay đổi cách bố trí trong nội thành, duy chỉ có hành cung là còn giữ nguyên. Thái y viện đổi thành bệnh viện, dinh bố chính đổi thành dinh tuần vũ. Dinh lãnh binh được dời sang cạnh dinh đốc học, thay vào đó là sở lục lộ. Đi tiếp về phía Đông là bưu điện, kho lương, trường tiểu học.

Còn theo Quảng Ngãi tỉnh chí xuất bản năm 1933 thì con đường từ cửa Tây sang đông được chia nội thành làm hai khu vực. Phía Nam có hành cung ở giữa, phía dưới có toà công sứ, phía trên có trường tiểu học. Xa chút nữa là xưởng lục lộ, sau xưởng có nhà máy điện. Phía Bắc có dinh tuần vũ, bưu điện, dinh án sát. Trên đường ra cửa Bắc có kho lương, bệnh viện, nhà lao. Trong thành có nhiều giếng. Các công sở đều nằm ở trong thành, chỉ có phòng căn cước và phố ngân hàng là nằm bên ngoài.

Trước năm 1945, thành Quảng Ngãi được dùng làm trung tâm hành chính của chế độ phong kiến và của Pháp. Năm 1947, thành đã bị phá hủy hoàn toàn. Thành cổ hiện chỉ còn dấu tích nằm phía trước khách sạn Ninh Thọ, thuộc khuôn viên quảng trường tỉnh Quảng Ngãi, cạnh đường Phạm Văn Đồng ngày nay.

Hải đăng Ba Làng An

Băng qua 80 bậc thang lên đỉnh ngọn đèn biển có chiều cao 36 m, bạn sẽ được nhìn thấy toàn cảnh vẻ đẹp của mũi Ba Làng An bình yên mà thơ mộng.

Mũi Ba Làng An thuộc địa phận xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được kiến tạo bởi những vách đá trầm tích núi lửa hình cánh cung nằm gọn bờ biển ngàn năm sóng vỗ. Bên dưới là những gò đá cao màu đen nhánh, nổi bồng bềnh khi nước rút và ngập khi con nước lên. Do nằm gần mũi là 3 ngôi làng gồm Vân An, An Chuẩn, An Hải nên người ta đặt tên cho nó là Ba Làng An. Trong cuốn Nos richesses coloniales 1900-1905 (Sự giàu có thuộc địa của chúng ta), nơi đây được gọi là Batangan.

Tên gọi này được giải thích là do đọc chệch âm Ba Làng An thành Batangan. Hiện cả hai tên đều được sử dụng.
Tên gọi này được giải thích là do đọc chệch âm Ba Làng An thành Batangan. Hiện cả hai tên đều được sử dụng.

Tọa lạc cách cảng Sa Kỳ hơn 10 km, đảo Lý Sơn 15 hải lý, trạm đèn biển Ba Làng An được dựng nên vào năm 1982, trở thành một biểu tượng thiêng liêng của đất nước, định hướng và giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi. Trạm và ngọn hải đăng mới được tân trang một màu sơn mới đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ, nhiều bạn trẻ tìm đến đây để chụp ảnh, update mạng xã hội, giúp địa danh này thêm nổi tiếng.

Hải đăng có hình trụ tròn, cao 36,4 m, tầm nhìn 17 hải lý. Bên cạnh việc giúp tàu thuyền định vị, đây còn là điểm cho du khách tham quan với giá vé 10.000 đồng một lượt.
Hải đăng có hình trụ tròn, cao 36,4 m, tầm nhìn 17 hải lý. Bên cạnh việc giúp tàu thuyền định vị, đây còn là điểm cho du khách tham quan với giá vé 10.000 đồng một lượt.

Bạn phải leo 80 bậc thang để lên đến ngọn hải đăng. Mỗi ngày, nhân viên trạm đều leo lên nơi đặt đèn để kiểm tra, còn du khách lên đây thường để chiêm ngưỡng cảnh phía dưới. Nhiều du khách lên ngọn đèn để tham quan và chụp hình toàn cảnh biển Ba Làng An, tận hưởng sự thư thái khi gió biển thổi lồng lộng, bất chợp xa xa có thể nhìn thấy ngư dân Ba Làng An dùng thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ.

Chùa Ông (Thu Xà)

Chùa Ông Thu Xà (tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh) tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 10 km về hướng đông.

Trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1991 với sự đóng góp tiền của quan lại triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở Quảng Ngãi. Mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc Quảng Ngãi vẫn giữ được nguyên vẹn.

Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.
Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.

Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung theo kiểu “Tiền thánh hậu Phật”.

Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu với 12 bà mụ.

Tuy khiêm nhường so với các chùa do người Hoa tạo lập ở Hội An song ở đây lại có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa – Việt trong tổng thể chung với đường nét chạm trổ hết sức điêu luyện và công phu.

Chùa có bố cục chặt chẽ gồm: Cổng tam quan, Bình phong, Lầu chuông lầu trống. Trong nhà tiền đường có 18 cột chia làm ba gian hai chái. Kiến trúc tại Quảng Ngãi theo kiểu chữ tam gồm ba nhà liên kết nhau: tiền đường, chính diện và hậu cung. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi ba chữ: “Quan Thánh tự”. Vào lần trùng tu thời Khải Định năm 1920 kiến trúc chùa đã có sự thay đổi.

Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia làm hai loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm trùng tu chùa.
Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia làm hai loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm trùng tu chùa.

Là ngôi chùa cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Quảng Ngãi, nơi có sự kết giao thoa giữa kiến trúc của người Việt và người Hoa (vì kèo chồng rường chày cối vì kèo chồng rường giả thủ – miền Trung; vì kèo cánh ác cột trốn trính chuyền – đồng bằng Bắc Bộ; vì kèo chồng rường trái bí – phong cách Hoa Bắc, Trung Quốc), chùa Ông Thu Xà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bằng di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ ngày 7/1/1993.

Hàng năm vào dịp lễ hội văn hóa người Hoa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh – lễ hội dành cho người Hoa tại Việt Nam tầm quốc gia do Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch tổ chức, Quảng Ngãi là một trong 27 địa phương trong toàn quốc tham dự lễ hội.

Điện Trường Bà

Điện Trường Bà tọa lạc bên tỉnh lộ 622, thuộc địa phận thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Nằm ngay sát đường liên huyện Trà Bồng – Tây Trà, từ điện Trường Bà nhìn ra là một cánh đồng lúa xanh, sau lưng là rừng quế và con sông Trà Bồng trong xanh lững lờ trôi qua những bản làng. Trước điện là cây si già ôm choàng lấy cổng với những nhánh cây tỏa rộng che bóng, mang cho ngôi đền một nét cổ xưa, trầm mặc.

Về Trà Bồng, sau khi thăm điện Trường Bà, du khách thường ngược đường lên núi Cà Đam cao trên 1.000 mét so với mặt biển, tha hồ ngắm nhìn núi đồi và những rẫy quế bạt ngàn của đồng bào dân tộc Kor anh em.

Từ xa xưa, khi đường bộ chưa phát triển, quế Trà Bồng theo những chuyến ghe xuôi về cửa Sa Cần, cửa Đại Cổ Lũy chủ yếu bán cho thương lái Hoa kiều xuất ra nước ngoài.
Từ xa xưa, khi đường bộ chưa phát triển, quế Trà Bồng theo những chuyến ghe xuôi về cửa Sa Cần, cửa Đại Cổ Lũy chủ yếu bán cho thương lái Hoa kiều xuất ra nước ngoài.

Người dân Trà Bồng còn kể: thời Mỹ Diệm, bà Trần Lệ Xuân từng chủ trương mở con đường từ thị trấn Trà Xuân, huyện lỵ Trà Bồng qua các xã Trà Thủy, Trà Thanh và dự định kéo dài ra Trà My (Quảng Nam) để khai thác quế. Nhưng rồi việc làm đường bất thành trước sự tấn công của bộ đội và du kích.

Quế Trà Bồng có đặc điểm vỏ dày, hàm lượng tinh dầu cao nên những năm 1980 của thế kỷ trước, xuất qua các nước Đông Âu đem lại khoảng lợi nhuận khá lớn cho dân đất này.

Người Trà Bồng mến yêu cây quế và cũng nhờ cây quế mà có nhiều cơ hội giao lưu, mua bán với người Kinh. Và cũng nhờ chung sống từ lâu đời nên mối quan hệ làm ăn, buôn bán và tín ngưỡng có sự giao thoa và tình đoàn kết giữa hai dân tộc khá bền chặt.

Trong chiến tranh Việt Nam, đồng bào Kor và đồng bào Kinh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng vào ngày 28/8/1959. Sau khi Bác Hồ mất, đồng bào dân tộc Kor đã tổ chức lễ tưởng niệm và tự nguyện mang họ của Bác Hồ.

Ngôi điện khá giống với các kiến trúc đẹp tại Quảng Ngãi trải dọc miền Trung nước ta, hơn nữa những dấu tích kiến trúc của thời kỳ đầu xây dựng điện hiện gần như không còn gì.

Sự độc đáo ở đây chính là những nội dung mà ngôi điện này chứa đựng. Trong chính điện có ban thờ Bà ở chính giữa, có tượng Bà và môn đệ. Tượng Bà là một bức tượng được chế tác bằng đá, y phục màu xanh, tất cả những đặc trưng khuôn mặt, y phục… đều cho thấy đây là một bức tượng Trung Hoa. Với những đặc điểm của bức tượng và các nhân vật được thờ trong điện có thể thấy ngôi điện này là sản phẩm của người Hoa. Tượng Bà được phủ khăn đỏ, chỉ có thể quan sát được vào dịp ngày Lệ Xuân tiến hành vào ngày 16/4 âm lịch hàng năm. Trong điện còn thờ cả Quan Vũ, Triệu Tử Long, Trương Phi, bộ tướng của Lưu Bị nhà Thục. Ngoài ra còn có ban thờ vua, ban công đồng, ban thờ Thần. Tóm lại những yếu tố của một ngôi đền đa thần đều thấy rất rõ. Đặc biệt người dân ở đây còn gọi là đền thờ Thiên Yana.

Hiện nay trong gian chính của Điện Trường Bà thờ bà Thiên Y A Na và là đối tượng thờ chính từ xa xưa. Phía trong điện phối thờ hai vị nhân thần có công đi mở đất Trấn Nam dinh là phó đô tướng dương võ công thần Mai Đình Đông và Trấn quốc công Bùi Tá Hán – người có công lớn trong buổi đầu đi mở đất Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Bên ngoài điện, nằm về phía Tây còn có miếu thờ Bạch hổ sơn quân. Tương truyền, xưa kia, ở vùng rừng quế bạt ngàn này có con hổ trắng mà dân làng kính trọng gọi là Ông hổ đi tu. Nhờ có ông mà các loài thú khác không về quấy phá dân làng. Khi ông hổ mất dân làng đem chôn và lập đền thờ, cạnh đó là tượng hai con voi.

Nhà thờ Trương Định

Năm 24 tuổi (1844), ông theo cha vào Nam, chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp và trở thành bậc tiền hiền khai mở vùng đất Tân An – Định Tường. Nước nhà nguy biến, năm 1854, ông xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản Cơ. Tháng 2-1859, khi quân Pháp tấn công thành Gia Định, ông đem quân đồn điền tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.

Năm 1862, triều đình ký Hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang. Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái, tiếp tục cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.

Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi), nơi ông sinh trưởng và giao cho các quan tỉnh Quảng Ngãi tế tự hàng năm. Tuy nhiên trong chiến tranh, ngôi đền đã bị hư hại.
Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi), nơi ông sinh trưởng và giao cho các quan tỉnh Quảng Ngãi tế tự hàng năm. Tuy nhiên trong chiến tranh, ngôi đền đã bị hư hại.

Ngày 19-8-1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân tại Đám Lá Tối Trời, nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Bản doanh thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống). Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Khi ấy, ông 44 tuổi. Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, nhân dân Nam Bộ bất khuất chống giặc Pháp xâm lược vào thời điểm chúng vừa đặt chân lên đất nước ta. Ông cũng là người con ưu tú, góp phần làm rạng rỡ quê hương Quảng Ngãi kiên cường.

Sau khi Trương Định tuẫn tiết, thi hài ông được gia đình và nhân dân mang về an táng rất trọng thể tại một địa điểm nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964, ngôi mộ được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp. Đến năm 1972 đền thờ ông cũng được xây dựng trên đất Gò Công.

Năm 2007, thể theo nguyện vọng của nhân dân và để tỏ lòng tri ân người anh hùng đã hy sinh vì nghĩa lớn, huyện Sơn Tịnh và tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư xây dựng lại đền thờ Trương Định để làm nơi hương khói, thờ phụng người anh hùng.

Năm 2014, Di tích lịch sử Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Hằng năm, từ ngày 17 đến 19-8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Trương Định.

Cầu Cổ Lũy

Cầu Cổ Lũy bắc qua sông Trà Khúc, nối giữa xã Tịnh Khê và xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi nhằm thực hiện nhiệm vụ đột phá về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị.

Dự án được khởi công từ năm 2017, với tổng vốn đầu tư 2.250 tỉ đồng. Toàn bộ dự án có tổng chiều dài khoảng 3,7 km, trong đó, chiều dài cầu hơn 1,8 km; vị trí điểm đầu cầu phía Bắc giao với tuyến đường Hoàng Sa (tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi); điểm đầu cầu phía Nam kết nối với đường Trường Sa (tại xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi).

Cầu Cổ Lũy kết nối giao thông và rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai xã Tịnh Khê và Nghĩa Phú từ 20km xuống còn 2,5km. Đây là cây cầu văng đầu tiên bắc qua dòng sông Trà Khúc và cũng là cây cầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến thời điểm hiện tại.
Cầu Cổ Lũy kết nối giao thông và rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai xã Tịnh Khê và Nghĩa Phú từ 20km xuống còn 2,5km. Đây là cây cầu văng đầu tiên bắc qua dòng sông Trà Khúc và cũng là cây cầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến thời điểm hiện tại.

Từ đây, tạo nền móng mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển hạ tầng ven biển, phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, đảo; thúc đẩy việc mở rộng và phát triển không gian đô thị TP Quảng Ngãi về hướng biển.

Đồng thời, là điểm nhấn kiến trúc, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

“Ở nơi dòng nước sông Trà đổ ra biển, nơi mà bao đời người dân vất vả bởi sông sâu cách trở, nay đã hiện hữu công trình hiện đại bậc nhất của tỉnh Quảng Ngãi mang tên cầu Cổ Lũy, hứa hẹn mở ra tương lai tươi đẹp khi đôi bờ được kết nối, việc đi lại giao thương được thuận lợi, đời sống của người dân sẽ ngày càng được cải thiện.

Cầu Cổ Lũy chính là cây cầu của “ý Đảng, lòng dân”, đồng chí Nguyễn Tăng Bính chia sẻ và lưu ý, chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng tổ chức quản lý, vận hành công trình sau khi đưa vào sử dụng đúng theo quy định, bảo đảm an toàn và khai thác có hiệu quả.

Sông và Cầu Trà Khúc

Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Nó phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350 m do hợp nước của 4 con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò (Selo), sông Rinh (Drinh), sông Tang (Ong). Chỗ ngã tư đó còn gọi là ngã tư Ly Lang. Sông từ đó chảy theo hướng đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy (Chiêm lũy lịch môn). Tổng cộng chiều dài là 150 km.

Với sòng chảy dài của Sông Trà, đầu nguồn Sông trà với vẻ đẹp tự nhiên, ruộng đồng, đồi núi và dòng sông tạo nên một bức tranh hữu tình và thơ mộng. Nơi đây những bạn trẻ thơ nô đùa, tắm mát dưới dòng sông trong lành mỗi buổi chiều hè.
Với sòng chảy dài của Sông Trà, đầu nguồn Sông trà với vẻ đẹp tự nhiên, ruộng đồng, đồi núi và dòng sông tạo nên một bức tranh hữu tình và thơ mộng. Nơi đây những bạn trẻ thơ nô đùa, tắm mát dưới dòng sông trong lành mỗi buổi chiều hè.

Bên dòng sông Trà Khúc thành phố Quảng Ngãi như nằm lặng lẽ để hòa nhịp cùng dòng chảy của sông, một thành phố yên bình khi được nhìn từ trên cao xuống với vẻ đẹp mộc mạc thành phố càng đẹp hơn.

Buổi chiều trên dòng sông Trà Khúc khi hoàng hôn buông xuống, thỉnh thoảng như có chiếc thuyền điểm tô cho khung cảnh nơi đây cuốn hút hơn nữa trong buổi hoàng hôn để thả hồn mình xuống dòng sông sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi.

Khi màn đêm buông xuống, Thành phố lại thêm yên tĩnh, sông Trà Khúc lặng lẽ và yên bình, trở lại cái vốn có của nó, chỉ còn xuất hiện từ những ngôi nhà ánh sáng xa xăm.

Quần thể di tích Đặng Thùy Trâm

Khu di tích Đặng Thùy Trâm nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi đã lưu lại những dấu tích anh hùng của Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đại diện cho lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942, trong một gia đình trí thức. Tốt nghiệp trường đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.

Ngày 22/6/1970 trong 1 chuyến đi công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị đã bị địch phục kích và hy sinh lúc chưa đầy 28 tuổi.
Ngày 22/6/1970 trong 1 chuyến đi công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị đã bị địch phục kích và hy sinh lúc chưa đầy 28 tuổi.

Ngày 20/2/2006 Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm cách TP.Quảng Ngãi 45 km về hướng nam thuộc xã Phổ Hòa, Phổ Cường, huyện Đức Phổ và xã Ba Trang, huyện Ba Tơ.

Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao gồm các hạng mục chính: Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ; Trạm phẫu thuật tiền phương ở núi Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh; Khu vực hồ Liệt Sơn, xã Phổ Hòa; Bệnh xá Đức Phổ tại đồi Gò Chày thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm…

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được xây dựng trên diện tích 3.900 mét vuông, gồm các khoa chức năng: nội, nhi, sản, răng – hàm – mặt, y tế cộng đồng, y tế dự phòng, sơ cấp cứu ban đầu… với quy mô 10 giường bệnh và đầy đủ trang thiết bị y tế đảm bảo việc khám, điều trị cho hơn 40.000 dân trong khu vực.

Hiện tỉ lệ sử dụng giường của bệnh xá luôn hết công suất, điều này không chỉ góp phần giảm bớt áp lực quá tải cho y tế tuyến trên mà còn giảm đáng kể chi phí cho người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo

Khu chứng tích Sơn Mỹ

Khu chứng tích Sơn Mỹ (hay Khu chứng tích Mỹ Lai), nằm trên quốc lộ 24B thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tưởng nhớ vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn được biết đến là vụ thảm sát Mỹ Lai), thực hiện bởi một lực lượng của Quân đội Hoa Kỳ vào buổi sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong Chiến tranh Việt Nam. Ngày nay, du khách có thể trực tiếp nhìn thấy những bức ảnh ghi lại tội ác chiến tranh được trưng bày tại nhà chứng tích Sơn Mỹ hoặc tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội).

Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt Cộng tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Binh lính dồn dân chúng, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, rồi tiến hành xả súng giết hại họ, cùng với việc đốt cháy nhà cửa và tiêu diệt vật nuôi như trâu. Có các tài liệu, cho thấy binh lính còn hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi giết họ. Tổng số 504 dân thường đã bị giết cho đến khi một nhóm lính Mỹ từ một máy bay trực thăng quân sự của Hoa Kỳ can thiệp.

Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để ghi nhớ tội ác chiến tranh này. Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích quốc gia theo quyết định số 54 - VHTT/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.
Năm 1978, khu chứng tích Sơn Mỹ được xây dựng để ghi nhớ tội ác chiến tranh này. Khu chứng tích Sơn Mỹ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích quốc gia theo quyết định số 54 – VHTT/QĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.

Năm 2002, Khu chứng tích Sơn Mỹ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Khu chứng tích Sơn Mỹ là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng thể hiện lại tội ác chiến tranh này.

Năm 2003, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hỗ trợ 11,7 tỷ đồng nâng cấp công trình. Khuôn viên ngoài trời được phục dựng với cảnh tượng tang tóc giống xưa. Nhà trưng bày xây theo mô típ nhà mồ. Công trình có thêm nhà ăn, phòng khách và phòng xem phim tài liệu Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Đặc biệt, năm 2007, một cựu chiến binh Mỹ đã vượt nửa vòng trái đất để dâng tặng Ban quản lý khu chứng tích cuốn video quay cảnh cuồn sát này nhân kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát.

Ngày 5 tháng 9 năm 2007, đạo diễn Mỹ Oliver Stone đã về đây để khám phá sự thật về vụ thảm sát phục vụ cho bộ phim sắp quay tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng: Pink Ville.

Thiên Bút Phê Vân

Thiên Bút (bút trời) hay còn gọi là Thiên Bút Phê Vân (Bút trời vẽ mây) là tên ngọn núi phía nam Thành phố Quảng Ngãi, là biểu tượng nổi tiếng tỉnh Quảng Ngãi. Ngọn núi này thường là đề tài trong hội họa, nhiếp ảnh, văn chương và âm nhạc.

Núi cao 30 m, bốn phía cân bằng, ở giữa cao vút như ngọn bút. Núi nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 2 km về phía Nam. Nhìn xa xa núi Thiên Bút như cây bút vẽ mây trời vào những lúc mây chiều bao phủ núi hoặc lúc sáng sớm sương mò bao phủ núi. Trên núi có nhiều loại cây, đặc biệt là loại trâm, móc, cây trâm cho quả chín đen, cây móc dùng làm thuốc nhộm. Tương truyền ngày xưa trên đỉnh núi có một chùa cổ, nay vẫn còn lại dấu nền chùa.

Bên phía sườn nam Thiên Bút là một quả đồi thấp, tựa hình nghiên mực nên được gọi hòn Nghiên. Ngày trước quan Thượng thư trí sỹ Nguyễn Hữu Chuyên có xây lên đó một ngôi chùa, đặt tên Quy Sơn tự, ý rằng nơi đây là chốn để con người tìm về với bản thể chân nguyên, hòa đồng cùng thiên nhiên trời đất.

Quy Sơn tự đã bị hư hại và mất hết dấu tích từ lâu. Ngôi chùa hiện nay, nằm dưới chân núi phía tây bắc là Thiên Bút tự, thuộc hệ phái Phật giáo Cổ Sơn môn.
Quy Sơn tự đã bị hư hại và mất hết dấu tích từ lâu. Ngôi chùa hiện nay, nằm dưới chân núi phía tây bắc là Thiên Bút tự, thuộc hệ phái Phật giáo Cổ Sơn môn.

Cũng về phía tây, đường Thiên lý chạy gần chân núi, nơi đây ngày xưa có một quán nhỏ bên đường, tên gọi quán Đàng. Cô gái quê nào đó đã mượn núi Bút, quán Đàng tỏ tấc lòng với người mình thương rồi để lại câu ca dao đong đầy duyên nợ:

“Ngó lên núi Bút, quán Đàng
Núi bao nhiêu đá dạ thương chàng bấy nhiêu.”

Các nhà nho ngày trước quan niệm Thiên Bút là biểu tượng trưng cho học phong, văn mạch của vùng đất Quảng Ngãi. Đền Văn Thánh (Văn miếu Quảng Ngãi), dẫu nằm tận bên bờ bắc sông Trà Khúc vẫn chọn núi Thiên Bút làm tiền án.

Thiên Bút còn là ngọn núi gắn với nhiều truyền thuyết, giai thoại. Câu chuyện cảm động Cây quế thần và người phu xe nghèo nhắc đến cây quế bí ẩn đâu đó trên đỉnh Thiên Bút. Người dân quanh vùng kể rằng nhiều đêm thanh vắng, hốt nhiên mùi hương quế thoang thoảng lan ra giữa thinh không, nhưng khi ai nấy ra công đi tìm thì chẳng thấy đâu hình cây, bóng lá. Có người phu xe nghèo khó sống dưới chân núi được thần linh ban cho chiếc lá quế vàng đem về làm thuốc, chữa căn bệnh hiểm nghèo của bà mẹ già.

Nhà thờ Giáo xứ Quảng Ngãi

Phần đất giáo xứ, một phần lớn thuộc huyện Tư Nghĩa và một phần thuộc thành phố Quãng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi có hai nhà thờ: nhà thờ cũ do cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí thành lập năm 1941 toạ lạc trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Nguyễn Nghiêm, nhà thờ mới nằm trên đại lộ Hùng Vương, thuộc phường Trần Hưng Đạo. Nhà thờ mới do cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan khởi công xây dựng phần cơ bản vào năm 1963, và được cha sở kế nhiệm, Giuse Nguyễn Sồ hoàn thành năm 1973.

Vào đầu thế kỷ XX, thống kê năm 1909-910 ở tỉnh Quảng Ngãi đã có các giáo xứ: Phú Hòa, Cù Và, Bàu Gốc, Châu Me, Trung Tín. Cộng đoàn các tín hữu ở thành phố Quảng Ngãi lập thành giáo họ Tư Nghĩa và cho đến năm 1937 vẫn còn thuộc giáo xứ Phú Hòa. Vào năm 1937, cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí, cha sở Phú Hòa, đã dựng một nhà thờ bằng mái tranh vách đất tại thành phố Quảng Ngãi. Năm 1941 giáo họ Tư Nghĩa được tách khỏi giáo xứ Phú Hòa, lập thành giáo xứ Quảng Ngãi, cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí làm cha sở tiên khởi. Cùng năm 1941, cha Quí đã xây lại nhà thờ Quảng Ngãi bằng gạch vôi. Nhà thờ nầy nay vẫn tồn tại và được cha Phêrô Đặng Son trùng tu khang trang vào năm 1995.

Giáo xứ Quảng Ngãi và nói chung, giáo hạt Quảng Ngãi, là địa bàn mục vụ gánh chịu nhiều nhiều mất mát trong cuộc nội chiến Bắc Nam, đặc biệt từ khoảng năm 1965-1975.
Giáo xứ Quảng Ngãi và nói chung, giáo hạt Quảng Ngãi, là địa bàn mục vụ gánh chịu nhiều nhiều mất mát trong cuộc nội chiến Bắc Nam, đặc biệt từ khoảng năm 1965-1975.

Dù là cha sở Quảng Ngãi, cha Quí vẫn còn ở tại Phú Hòa, vì nhà thờ ở tỉnh lỵ không có bao nhiêu tín hữu. Vào ngày Chúa Nhật, cha sang tỉnh lỵ để làm lễ cho lính Tây và gia đình của họ. Lúc bấy giờ tại thành phố Quảng Ngãi chưa có gia đình giáo dân bản xứ , cha Quí đưa hai gia đình nguyên quán ở Chợ Mới và Phú Hòa đến ở bên nhà thờ thị xã để họ trông coi nhà thờ. Khi thành lập giáo xứ Quảng Ngãi, giáo họ An Hội xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa được tách khỏi giáo xứ Phú Hòa và nhập vào giáo xứ Quảng Ngãi.

Kể từ năm 1975, khoảng 80% dân Công Giáo Quảng Ngãi di cư vào các tỉnh phía Nam ; trong số đó có một số vượt biên ra ngoại quốc. Nhiều giáo xứ bị tàn phá và bị xóa tên : Cù Và, Trung Tín, Tân Lộc, Kỳ Tân, Phú Vang, Trà Câu. Vài giáo xứ được tái lập trên địa bàn mới vì nhà thờ cũ bị tàn phá, đất đai bị chiếm dụng. Trong số đó có Bầu Gốc, Châu Me, Kỳ Tân. Hiện tại, toàn giáo hạt Quảng Ngãi có 7 cộng đoàn giáo xứ : Quảng Ngãi, Phú Hòa, Bầu Gốc, Châu Me, Kỳ Tân (thuộc linh mục giáo phận) và 2 giáo xứ Châu Ổ, Lý Sơn (thuộc linh mục dòng Chúa Cứu Thế). Số giáo dân trong toàn giáo hạt Quảng Ngãi hiện nay là 9000, chỉ bẳng 1/5 so với số giáo dân trước năm 1972.

Riêng giáo xứ Quảng Ngãi hiện tại có khoảng 600 giáo dân với 2 nhà thờ : nhà thờ cũ Quảng Ngãi, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, được xây dựng từ năm 1941 do linh mục Nguyễn Thanh Quý, cha sở tiên khởi của giáo xứ Quảng Ngãi. Từ năm 1995, được cha Phêrô Đặng Son, chánh xứ kiêm hạt trưởng Quảng Ngãi trùng tu khang trang. Riêng nhà thờ mới Quảng Ngãi được cha Phêrô Huỳnh Tấn Ngoan khởi công xây dựng từ năm 1963, với đồ án thật hùng vĩ. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng chiến cuộc liên tiếp sau đó, nên công trình nhà thờ bị bỏ dở dang cho đến năm 1971 được cha Giuse Nguyễn Sồ tiếp tục xây dựng hoàn tất năm 1973 với một số chi tiết, hạng mục bị thay đổi so với thiết kế ban đầu vì điều kiện tài chánh. Ngày nay, nhà thờ mới với Thánh Hiệu Thánh Tâm, uy nghi trong lớp sơn mới, với tường rào, cổng, các tượng đài Đức Mẹ, Thánh Giuse trên khuôn viên cây xanh thoáng mát…do cha Phêrô Đặng Son trùng tu, xây dựng, tọa lạc trên đại lộ chính của thành phố : đại lộ Hùng Vương.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI