Kiến trúc đẹp tại Bình Định được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 323 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Bình Định từ lâu đã luôn nổi tiếng với những địa điểm đẹp và nổi tiếng, không chỉ nổi tiếng với Gềnh Đá Đĩa, Đầm Ô Loan,… mà vùng đất này còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh đẹp khác.

Bãi biển Quy Nhơn nằm ngay ở trung tâm thành phố, sở hữu đường cong giống như vầng trăng khuyết với biển xanh, cát vàng kéo dài 5 km.
Bãi biển Quy Nhơn nằm ngay ở trung tâm thành phố, sở hữu đường cong giống như vầng trăng khuyết với biển xanh, cát vàng kéo dài 5 km.

Bình Định được mệnh danh là vùng “Đất võ trời văn” của Việt Nam, nơi hòa quyện giữa núi non biển cả, nơi gần 5 thế kỷ giữ vai trò là trung tâm của nhà nước Chăm Pa cổ kính, cũng bởi vì thế kiến trúc Chăm Pa ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc Bình Định ngày xưa và nay. Trên vùng đất giàu truyền thống văn hiến này, Bình Định hôm nay tỏa sáng với những giá trị lịch sử và những di sản văn hóa được bảo tồn qua thời gian. Dấu ấn Chăm Pa hiện lên vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng… tất cả hòa quyện tạo nên sức lôi cuốn khó cưỡng đối với những ai từng đặt chân đến nơi đây.

Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung cách thành phố Quy Nhơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn. Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối thiết kế kiến trúc cổ, dáng vẻ uy nghiêm.

Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m².

Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Trong bảo tàng có 3 nhóm nhà chính, gợi ra 3 hướng tỏa vào sân tượng , cùng với đường vào từ phía cổng bảo tàng, tạo nên bố cục sân tượng tròn và cân đối, mở ra 4 hướng, xong lại tụ vào 1 điểm: đó là nơi đặt tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhìn bề ngoài, phong cách thiết kế kiến trúc Bảo tàng Quang Trung mang đường nét cổ, với những hàng cột được nhắc lại có nhịp điệu và những lớp mái cong khỏe khoắn nhưng vẫn lãng mạn, hài hòa.

Trước sân rộng có cổng tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung – Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung – Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung kính, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban thờ các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ…

Đến Bảo tàng Quang Trung, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, những hiện vật trưng bày mà còn được xem biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn.
Đến Bảo tàng Quang Trung, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, những hiện vật trưng bày mà còn được xem biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn.

Hiện nay trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn vẫn còn lại hai di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời Hồ Phi Phúc. Cây me cổ thụ nằm bên trái điện Tây Sơn cành lá xum xuê che mát cả một góc vườn, có chu vi gốc cây tới 3,5m. Bên phải điện Tây Sơn là giếng nước, đường kính 0,9m.

Một bài trống trận Tây Sơn gồm 3 hồi: Xuất trận, xung trận – công thành, ca khúc khải hoàn…, không hề có hồi trống trận lui quân như những bài trống trận thông thường. Phải chăng trong suốt cuộc đời cầm quân đánh giặc chưa một lần Quang Trung thất bại, chưa một lần phải lui quân, cứ thắng dồn dập như chẻ tre, nên trống trận chỉ có tiến mà không có lùi.

Mộ Hàn Mặc Tử

Hàn Mạc Tử (22 tháng 9, 1912 – 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên.

Phía trước là mộ Hàn Mặc Tử, trước mộ là cây thập giá lớn bằng ximăng cao nửa thước. Mộ được kiến trúc theo kiểu tân thời đơn giản hình khối chữ nhật.
Phía trước là mộ Hàn Mặc Tử, trước mộ là cây thập giá lớn bằng ximăng cao nửa thước. Mộ được kiến trúc theo kiểu tân thời đơn giản hình khối chữ nhật.

Từ ngã 3 Phú Tài của quốc lộ 1A vô đến trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km, nhìn lên đồi núi cao bên trái là tháp Hưng Thạnh hay Tháp Đôi là 1 trong 10 tháp ở Bình Định. Từ trung tâm công viên thành phố có pho tượng Hoàng Đế Quang Trung uy nghi lẫm liệt xây dựng năm 1976, chúng ta theo hướng Tây Nam chạy theo bờ biển độ 3km có xóm biển Gành Ráng (bên phải). Dọc theo con đường của xóm chài Gành Ráng là chợ nhỏ với quán xá xinh xắn, trong đó có chiếc cầu nhỏ bắt ngang vô quán thủy tạ Mai Đình. Khi viếng thăm Hàn Mặc Tử chúng ta phải qua chiếc cầu nhỏ bắt qua con suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Con đường dốc đá, cỏ gai và khúc khuỷ gọi là dốc Mộng Cầm.

Sừng sững trên đầu bia mộ là tượng đức mẹ Maria hai tay dang rộng, mắt nhìn xuống mộ như một thể xác tàn tạ vì bệnh tật, một linh hồn nhiều tội lỗi xin được cứu vớt.

Phía sau mộ là đồi núi chập trùng, mộ Hàn Mặc tử nằm sát lầu Ông Hoàng Bảo Đại và khi đi tiếp hết con dốc Mộng Cầm về hướng biển là bãi đá trứng có bãi tắm dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu nghỉ mát mỗi khi bà ngự ở Quy Nhơn. Bãi này kín đáo và có mạch nước ngọt trong giếng sát bờ biển không bao giờ cạn.

Chùa Linh Phong

Chùa Ông Núi Bình Định – chùa Linh Phong thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát). Những dấu tích về Ông Núi nay chỉ còn lại hang Tổ với vẻ đẹp hoang sơ, nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa.

Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật.

Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.
Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được tạo dựng, đặt tại hang Tổ. Tượng ngồi cao 84 cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện. Hang Tổ hiện nay vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá từ bên trong và cảnh quan xung quanh bên ngoài.

Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá. Nằm giữa hang là những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m. Có lẽ vì vậy mà trước đây chùa có tên là “Dũng tuyền thạch cốc” chăng ?

Bên ngoài hang, những tảng đá lớn xếp chồng nhau như những mái nhà, tạo nên dòng “suối” đá giữa hai vách của dãy núi Bà. Phía ngoài hang Tổ còn có nhiều khối đá xếp chồng nhau cũng rất lạ. Có những tảng đá xếp chồng ba hoặc chồng hai hòn với nhau. Có tảng rất giống hình một vị sư đang ngồi an nhiên giữa đất trời, mặc thời gian mãi trôi giữa thường hằng.

Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn

Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn còn gọi là Nhà thờ Nhọn nằm ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Qui Nhơn.

Năm 1924, Giáo phận Đông Đàng Trong được đổi thành Giáo phận Qui Nhơn. Tòa Giám mục lúc này đặt ở Làng Sông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhà thờ chính tòa của giáo phận là nhà thờ Tiểu Chủng viện Làng Sông.

Nhà thờ này được Giám mục Van Camelbeke Hân khởi công xây dựng vào năm 1892 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Nhà thờ này được Giám mục Van Camelbeke Hân khởi công xây dựng vào năm 1892 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Năm 1930, Giám mục Tardieu dời tòa Giám mục xuống Qui Nhơn. Nhà thờ giáo xứ Qui Nhơn được sử dụng như nhà thờ chính tòa. Tuy nhiên do nhà thờ này nhỏ hẹp nên ngày 1 tháng 10 năm 1938, Giám mục Tardieu đã thi công xây dựng nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ này do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10 tháng 12 năm 1939 với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi.

Nhà thờ được thi công xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét, hai hàng cột đúc ximăng cốt thép. Gian chính giữa rộng 8 mét, cung thánh rộng 8 mét, dài 14,50 mét. Sau cung thánh có 5 bàn thờ phụ. Nhà thờ có sức chứa lên đến 1.500 người. Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp nhọn cao 47,2 mét cao vút lên nền trời. Chính điều này lý giải vì sao người dân thường quen gọi đây là nhà thờ nhọn.

Trong thời gian 1945-1975, mặc dù có lệnh tiêu thổ kháng chiến được ban hành vào cuối năm 1946 nhưng nhà thờ chính tòa Qui Nhơn đã không bị tàn phá. Dưới thời linh mục Phêrô Nguyễn Đình Tịch làm chính xứ, nhà thờ được tu sửa.

Ngày 23 tháng 2 năm 1962, quả chuông lớn nặng 1.800 kg của nhà thờ thánh Pancratius ở Chicago, Mỹ được dâng cúng cho nhà thờ chính tòa.
Ngày 23 tháng 2 năm 1962, quả chuông lớn nặng 1.800 kg của nhà thờ thánh Pancratius ở Chicago, Mỹ được dâng cúng cho nhà thờ chính tòa.

Ngày 25 tháng 6 năm 1961, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chọn Đức Mẹ hồn xác lên trời làm bổn mạng nhà thờ. Ngày 19 tháng 3 năm 1963, bàn thờ bằng một khối hồng thạch có hình dáng hòm bia thánh được đặt ở cung thánh. Cũng trong dịp nầy, tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời được đặt trên trụ đá kê giữa bàn thờ.

Để mừng kỷ niệm 50 năm xây dựng nhà thờ chính tòa Qui Nhơn 1939-1989, Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các đã cho lát đá hoa cương gian cung thánh và sơn quét lại ngôi thánh đường. Đồng thời khởi công xây dựng Hang Đá Lộ Đức bên cạnh nhà thờ chính tòa.

Năm 1992, đồng hồ điện tử có bốn mặt được đặt trên tháp chuông. Điểm đặc biệt là bên cạnh tiếng chuông đồng hồ còn có bài nhạc thánh ca Ave Ave Ave Maria phát ra mỗi khi điểm giờ. Năm 2005, kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ, linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương đã tu sửa nhà thờ, thay nền gạch bông, nới rộng, nâng cao và lát đá granite nền cung thánh.

Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh đã có hơn 300 năm tuổi thuộc tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử ngôi chùa đã không còn giữ được kiến trúc vốn có. Nhưng nó vẫn toát lên sự trang nghiêm, tôn kính giữa lòng trung tâm thành phố Quy nhơn nhộn nhịp, sầm uất.

Theo sử sách có ghi chép thì chùa Long Khánh đã có từ những năm 1715 (Ất Mùi) Đến nay, đã có niên đại trên 300 năm. Được biết đây là ngôi chùa do một thiền sư tên là Đức Sơn xây dựng, thời điểm đó chùa được xây dựng với mục đích phục vụ cộng đồng người Hoa sinh sống tại nơi này.

Ngôi chùa do người Hoa xây dựng lên ta có thể thấy một phần hơi hướng kiến trúc của họ trong đó.
Ngôi chùa do người Hoa xây dựng lên ta có thể thấy một phần hơi hướng kiến trúc của họ trong đó.

Nhìn từ trên cao có thể thấy ngôi chùa được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”. Được chia làm 2 khu vực chính: Thượng điện và Hậu điện, hai là 2 dãy Đông phòng và Tây phòng dành riêng có tăng ni, phật tử nghỉ tại chùa. Tại hậu điện có tượng đồng đức Thế Tôn cao 1,5 mét nặng hơn 1200 kg. Đáng chú ý là khi bước qua tam quan bạn sẽ thấy một tượng A Di Đà cao 17m đứng trên tòa sen làm bằng đá xanh được đặt trên ở đó.

Tồn tại hơn 300 năm, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nên ngôi chùa đã phải đưa vào trùng tu khá nhiều dưới thời các Thiền sư Tịch, Thiên Thánh, Chính Nguyên, Chánh Nhơn. Lần trùng tu lớn nhất có thể kể đến là vào năm 1956 và phải đến 6 năm sau (tức 1972) mới hoàn thiện. Về cơ bản thì kiến trúc ngôi chùa đã thay đổi khá nhiều so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, giá trị kiến trúc của ngôi chùa không được đánh giá cao nhưng về tính chất lịch sử thì hiện ngôi chùa vẫn còn đang lưu giữ quả chuông được đúc vào năm Gia Long thứ 4, tức năm 1805. Minh văn khắc trên chuông có cho biết chùa Long Khánh xưa thuộc thôn Vĩnh Khánh, phủ Quy Ninh, do thiền sư có pháp danh Tích Thọ tên thật là Nguyễn Trinh Tường khởi dựng. Việc trên quả chuông có ghi thiền sư Tích Thọ (tức Nguyễn Trinh Tường) khởi dựng đã gây hiểu nhầm cho một nhà nghiên cứu, họ cho rằng thiền sư Tích Thọ mới là người xây dựng nơi này.

Sau khi tìm hiểu và đối chiếu với các tư liệu trong sử sách thì các nhà nghiên cứu thấy rằng thiền sư Đức Sơn đã đến Quy Nhơn trong khoảng thời gian 1651-1742. Vậy là chùa Long Khánh được xây dựng từ những năm 1715, và đó là năm thiền sư Đức Sơn cho đúc chiếc khánh. Còn 1807 là năm thiền sư Tích Thọ cho đúc chiếc chuông. Ông là người tiếp quản và có công tôn tạo lại chùa.

Đến nay, vào mỗi dịp hè hàng năm, chùa Long Khánh thường tổ chức những khóa tu cho hàng ngàn các bạn trẻ, qua đó sẽ giúp cho các bạn trẻ có những trải nghiệm ý nghĩa trong mùa hè và có sự tĩnh tâm hơn trong cuộc sống hối hả.

Dù cho ngôi chùa không còn giữ được những nét cổ kính so với niên đại của nó, nhưng đây vẫn là nơi lưu dữ những chứng tích lịch sử- văn hóa đầy giá trị. Nơi đây cũng được coi là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của tỉnh Bình Định.

Đàn Tế Trời Tây Sơn

Là khu di tích lịch sử mang giá trị cao với người dân nơi đây và đất nước, đó cũng là nét đẹp văn hóa vùng miền nơi đây. Đàn tế trời đất hay còn gọi là Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, tỉnh Bình Định sẽ là điểm đến hấp dẫn với những khách hành hương.

Tháng 11/2011, công trình Đàn tế trời đã được khởi công xây dựng. Đàn tế Trời Đất, Đền Ấn, được bố trí theo trục trần đạo hướng Nam – Bắc, trên khu đất rộng 46 ha, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng Đế Quang Trung (1792 – 2012), năm 2012 UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn.

Trong năm 2012, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung (1792-2012), UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn.
Trong năm 2012, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung (1792-2012), UBND tỉnh Bình Định đã làm lễ dâng hương và chính thức đưa vào hoạt động công trình Đàn tế trời đất tại núi Ấn Sơn thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn.

Ấn Sơn nằm trong dãy núi Hoành Sơn cao 364 m nằm ngang theo hướng Bắc – Nam, ở phía Tây xã Bình Tường, huyện Tây Sơn. Theo Quách Tấn, trong “Nước non Bình Định” các thầy địa lý Việt Nam cũng như Trung Hoa đều công nhận cuộc đất Hoành Sơn là đại địa, vì có nào bút (Bút Sơn – Hòn Trưng), nào nghiêng (Hợi Sơn – Hòn Dũng), nào ấn (Ấn Sơn – Hòn Giải), nào kiếm (Kiếm Sơn – Hòn Hóc Lãnh), nào cổ (Cổ Sơn – Hòn Trống), nào chung (Chung Sơn – Hòn Chuông) ở hai bên tả hữu.

Đàn tế trời đất, được xây dựng cảnh quan phong thủy của vùng Hoành Sơn, nơi tương truyền ba anh em Nguyễn Nhạc đã làm chủ được long huyệt, để từ đó khởi phát cả văn tài lẫn võ hiệp.
Đàn tế trời đất, được xây dựng cảnh quan phong thủy của vùng Hoành Sơn, nơi tương truyền ba anh em Nguyễn Nhạc đã làm chủ được long huyệt, để từ đó khởi phát cả văn tài lẫn võ hiệp.

Đúng là dãy Hoành Sơn ở đây trông kỳ bí thật, dù tính về độ cao thì chưa chắc đã hơn nhiều dãy núi khác ở Trường Sơn. Núi ở đây như tìm về đồng bằng, cứ quanh quất giữa những cánh đồng như muốn đánh bạn với dân làng trong xóm mạc, như muốn nói điều gì đó với con người.

Nằm bên phải Đàn tế là khu Đền Ấn gồm 3 hạng mục: Tiền tế có kiến trúc mặt bằng chữ Nhất, 5 gian, mái chái, có đầu đao. Nhà Tiền tế có bàn thờ chung các tướng lĩnh và quân sĩ thời Tây Sơn. Tiếp sau Tiền tế là Phương Đình – nơi tượng trưng cho sự thông thiên, giao hòa giữa Trời và Đất, giữa Âm và Dương. Ở đây sẽ đặt bản sao của Ấn lệnh nhà Tây Sơn.

Phía trong cùng là kiến trúc Hậu cung, mặt bằng chữ Nhất, 3 gian, mái chái là nơi đặt bàn thờ cùng bài vị của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Phía trước cổng Tam quan ngoài cùng của trục chính là hồ nước hình bán nguyệt vừa tạo phong thủy vừa tốt cho hướng chính diện của Đàn tế vừa tạo điểm nhấn cho tổng thể quy hoạch Đàn thiêng. Ngoài hồ nước còn có một “nghi môn ngoại” ngăn cách giữa không gian tâm linh với bên ngoài.

Bảo tàng Tổng Hợp

Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tọa lạc trong Trung tâm thành phố Quy Nhơn, tại số 26 Nguyễn Huệ. Nơi đây trưng bày trên 1.000 tài liệu, hiện vật đem đến cho du khách cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể về đất nước, con người Bình Định qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, với hàng trăm hiện vật về nền văn hóa Chămpa độc đáo đang được lưu giữ tại đây, Bảo tàng được cho là nơi trưng bày, lưu giữ nhiều hiện vật Chămpa nhất nhì nước ta, trong đó có tấm văn bia khắc trên đá đầy bí ẩn mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp hoàn chỉnh.

Bảo tàng được xây dựng từ năm 1980, với diện tích 3.960m2 được phân làm 3 khu chính: khu trưng bày có diện tích 2.000 m2, khối hành chính và khối lưu niệm.
Bảo tàng được xây dựng từ năm 1980, với diện tích 3.960m2 được phân làm 3 khu chính: khu trưng bày có diện tích 2.000 m2, khối hành chính và khối lưu niệm.

Khu trừng bày trong nhà gồm 5 gian với 5 chủ đề chính: phòng “Đất nước con người” với 241 hiện vật, phòng “kháng chiến chống Pháp” với 122 hiện vật, phòng “kháng chiến chống Mỹ” với 233 hiện vật, phòng “văn hóa Chăm” 173 hiện vật, phòng “Bác Hồ với Bình Định – Bình Định với Bác Hồ” 185 hiện vật.

Ngoài các gian trưng bày trong nhà, các hiện vật trưng bày bên ngoài khuôn viên, sân vườn đã tạo nên điểm ấn tượng và thu hút khi du khách tham quan Bảo tàng Tổng hợp. Với lối thiết kế không gian mở, không đi vào các chủ đề hay hiện vật cụ thể, rõ ràng mà chỉ là những mảng điểm gợi ý về các loại hình kiến trúc, điêu khắc mỹ thuật của Bình Định tiêu biểu như các tác phẩm về điêu khắc Chămpa lớn, tượng danh nhân Bình Định, tượng mỹ thuật hiện đại, các trò chơi dân gian, làng nghề truyền thống, tín ngưỡng cổ truyền… sẽ giúp du khách có những cái nhìn tổng quan về văn hóa Bình Định.

Chủng viện Làng Sông

Nhà Thờ lòng Sông là tên gọi thân quên mà người dân đặt cho Tiểu Chủng Viện Lòng Sông, tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; nơi đây lưu giữ nét cổ kính, mộc mạc, đặc biệt những cây sao cổ thụ “tìm hiếm thấy” như khóm rừng già giữa xóm làng. Kỹ thuật xây dựng, phong cách kiến trúc và vật liệu hiện đại mang đậm dấu ấn châu Âu đã xuất hiện ở đây lần đầu tiên có lẽ là trên những công trình nhà thờ Công giáo. Tiểu Chủng Viện Lòng Sông với hàng trăm năm tuổi là một công trình như thế.

Tiểu chủng viện Làng Sông là một công trình kiến trúc theo phong cách Gotic đẹp với đặc trưng tháp “bút chì” cao vút, hành lang với cổng vòm cuốn thanh thoát, nhiều cột vuông.
Tiểu chủng viện Làng Sông là một công trình kiến trúc theo phong cách Gotic đẹp với đặc trưng tháp “bút chì” cao vút, hành lang với cổng vòm cuốn thanh thoát, nhiều cột vuông.

Chủng Viện Làng Sông được Đức Cha Cuénot Thể thành lập sau Công Nghị Giáo Phận Đàng Trong tại Gò Thị. “Đức Cha lại lập nhà trường qui học trò tập học tiếng latinh, để nữa lựa gởi qua học Pinăng, hầu sau về làm thầy cả, giúp việc linh hồn người ta, cùng mở rộng Hội Thánh Nam Kỳ cho càng ngày càng thạnh. Vậy đã lập một trường tại tỉnh Quảng Nam, chính họ Tùng Sơn; còn tỉnh Bình Định, một trường tại họ Mương Lở, và một trường tại họ Làng Sông”.

Mặc dù là một công trình kiến trúc tôn giáo nhưng tại Tiểu chủng viện Làng Sông sự hài hòa giữa thiên nhiên – con người – công trình đạt đến mức độ cao, tạo được ấn tượng mạnh mẽ nhất. Những khối nhà ở đây được bố trí nép dưới, khuất sau những hàng cây, rặng chuối và những lối đi xanh bóng cỏ hoa.

Nếu có một lần đến với Bình Định bạn hãy đến với nơi đây để được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật hiếm có và sự gần gũi chan hòa trong bóng nắng nhảy múa. Cảm giác ấy thật bình yên thư thái.

Chùa Thập Tháp

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm hấp dẫn du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định.

Nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.

Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.

Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi. Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ.

Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam.

Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…

Nhà Tổ của chùa Thập Tháp ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng. Ngoài các kiến trúc chính, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú. Tất cả đều xây dựng từ thế kỷ 19 – 20.

Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.

Cầu Thị Nại

Với chiều dài gần 7 km, tổng cộng 54 nhịp, cầu Thị Nại nối liền giữa thành phố Quy Nhơn và Nhơn Hội – một khu kinh tế sầm uất. Cây cầu này nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam.

Khởi công năm 2002 và hoàn thành năm 2006, cầu Thị Nại được thiết kế với kỹ thuật hiện đại, có khả năng chịu được áp lực trọng tải lớn.

Cầu Thị Nại được khởi công năm 2002 và khánh thành năm 2006, được coi là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Cầu Thị Nại được khởi công năm 2002 và khánh thành năm 2006, được coi là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu Thị Nại thành phố Quy Nhơn bao gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cây cầu nhỏ bắc qua sông Hà Thanh. Đây là một điểm nhấn độc đáo trong các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn – Bình Định hấp dẫn du khách ghé qua.

Có lẽ lúc hoàng hôn buông xuống chính là thời điểm cầu Thị Nại khoác lên mình một vẻ đẹp lung linh nhất. Những tia nắng cuối ngày hắt xuống nền nước biển tạo nên một background đẹp đến nao lòng. Cầu Thị Nại Quy Nhơn trông như một dải lụa vắt ngang qua làn nước trong xanh ở một khoảng không bao la, thoáng đãng.

Nhìn từ trên cao, cây cầu trăng trắng bắc ngang qua dòng nước xanh biếc, một đầu là đất liền, còn 1 bên là đảo Phương Mai với phong cảnh đồi cát rộng lớn, hoang sơ nhưng lại rất trữ tình.
Nhìn từ trên cao, cây cầu trăng trắng bắc ngang qua dòng nước xanh biếc, một đầu là đất liền, còn 1 bên là đảo Phương Mai với phong cảnh đồi cát rộng lớn, hoang sơ nhưng lại rất trữ tình.

Không chỉ góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực mà cây cầu này còn mang lại giá trị du lịch cho Quy Nhơn. Cũng bởi vì cây cầu Thị Nại nối liền giữa thành phố Quy Nhơn và bán đảo Phương Mai, phần khác là do kiến trúc và khung cảnh thơ mộng nên nơi đây cũng nhận được khá nhiều sự chú ý của các du khách.

Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác được vi vu trên con đường giữa biển cả bao la, ngắm nhìn biển, nhìn sóng, hà hít mùi vị biển và cả vị gió xua luồn vào người. Đến tham quan cầu Thị Nại chắc chắn là một trải không thể nào quên trong chuyến hành trình du lịch Quy Nhơn của các bạn.

Thành Bình Định

Thành Bình Định là một tòa thành cổ, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1814 với vai trò là thủ phủ của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định; hiện nay thuộc phường Bình Định, trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trước khi xây thành Bình Định mới, thủ phủ của đất Quy Nhơn nằm tại vị trí Thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc trấn lĩnh, được xem là kinh đô của nhà Tây Sơn thời kỳ đầu. Thành Hoàng Đế cũng là nơi xảy ra nhiều trận đánh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn trong đó có giai đoạn tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn.

12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long cho dời thủ phủ về hướng đông nam, cách vị trí thành Hoàng Đế khoảng 6km và cho xây thành Bình Định mới tại đây.
12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long cho dời thủ phủ về hướng đông nam, cách vị trí thành Hoàng Đế khoảng 6km và cho xây thành Bình Định mới tại đây.

Năm Nhâm Tuất 1802 Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long rồi đãi ngộ, phong thưởng những vị công thần, binh lính đã hy sinh. Bà Trương Đình Lý, Ông Trương Đình Thông được Sắc Phong Ban thưởng. Bà Trương Đình Lý không tục huyền, ở vậy nuôi con là Ông Trương Đình Thìn ( Trích trong Gia Phả Dòng Họ Trương Đình, Trong gia phả Của Ông Trần Văn Giàu, tại An Lục Long, Châu Thành, Long An), thủ phủ của vùng đất Bình Định vẫn nằm ở thành Hoàng Đế.

Vị trí của thành Bình Định mới nằm ở trung tâm phường Bình Định thị xã An Nhơn hiện nay. Phía đông thành là đường thiên lí Bắc – Nam, phía nam thành là sông Côn thuận lợi cho việc giao thông đi lại. Thành có diện tích gần 70 ha, chu vi hơn 3 km. Tường thành cao hơn 5m, dày 1m, chân tường dày 10m; được xây bằng đất và đá ong. Thành có 4 cửa mở theo 4 hướng: cửa Đông, cửa Tây, cửa Tiền và cửa Hậu, mỗi cửa có một vọng lầu gác. Cửa thành xây hình bán nguyệt, rộng 4m, cao 5m, mỗi cửa có hai cánh bằng gỗ tốt dày.

Thành Bình Định được sử dụng trong thời gian 132 năm, từ năm 1814 đến năm 1946. Năm 1946, Việt Minh phá huỷ hoàn toàn thành Bình Định theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Hiện nay chỉ còn biểu tượng của ngôi nhà đón khách còn sót lại và cổng thành phía đông (cửa đông) được xây dựng lại, bên trên có tầng lầu.

Tháp Đôi

Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi là SRI BANOI là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp được các chuyên gia trùng tu lại vào những năm 1990, đã trả lại cho ngôi tháp hình dáng gần như xưa. Cả hai ngôi tháp nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều quay mặt về hướng nam, tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối vuông và mái hình tháp mặt cong nhưng ngôi tháp phía bắc cao hơn tháp phía nam

Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn
Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn

Trong hai ngôi tháp hiện còn của Tháp Đôi, ngôi tháp phía bắc không chỉ cao hơn, lớn hơn mà còn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đông tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ còn cái khung cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là còn lại. Ngôi tháp phía nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn một chút, toàn bộ phần chân tường của ngôi tháp đã bị đổ nát nặng nề, đến nỗi khó có thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như thế nào, hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất chóp.

Cả hai ngôi tháp ở Tháp Đôi đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối than vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, vì vậy nhìn qua các ngôi tháp Đôi có dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat, theo các nhà nghiên cứu những hình chim thần Garuda bằng đá với hai tay đưa cao, trang trí các góc tháp, là những sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Khmer thế kỷ 12-13, thế nhưng toàn bộ phần dưới và phần thân của tháp Hưng Thạnh vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc và kiểu trang trí đặc trưng của những ngôi tháp Chăm truyền thống: khối thân hình vuông, mặt tường bên ngoài được trang trí bằng cửa giả, các cột ốp và các mặt nổi nằm ở giữa các cột ốp, ở các tháp Hưng Thạnh, vòm bên trên các cửa giả vút cao lên thành những mũi lao, các cột ốp trơn nhẵn

Ngôi tháp phía bắc, toàn bộ chân tường của tháp được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác, đầu tường phía trên tháp Bắc cũng nhô ra để tạo thành bộ diềm mái lớn, thế nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, bộ diềm của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá khổng lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Vat

Ở ngôi tháp phía nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp bắc, dù bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp cũng tương tự như tháp bắc.

Tháp Đôi được xây dựng từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đây cũng là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc Khmer nên các nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều vào kiến trúc điêu khắc của tháp.

Thành Hoàng Đế

Thành Hoàng Đế là kinh đô của triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam từ năm 1776 tới năm 1793.

Năm 1778, sau khi đánh bại chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn và cho xây dựng kinh đô tại vị trí cũ của thành Đồ Bàn vương quốc Chăm Pa, đây là nơi của Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc ở nên gọi là thành Hoàng Đế

Khi xây dựng trên nền cũ của kinh đô Đồ Bàn xưa, qua hơn 300 năm bỏ hoang nên các dấu tích còn lại của thành Đồ Bàn không còn nhiều, chỉ còn sót lại đôi sư tử đá của các vua Chăm Pa mà Nguyễn Nhạc tiếp tục sử dụng trang điểm cho tử cấm thành của mình.
Khi xây dựng trên nền cũ của kinh đô Đồ Bàn xưa, qua hơn 300 năm bỏ hoang nên các dấu tích còn lại của thành Đồ Bàn không còn nhiều, chỉ còn sót lại đôi sư tử đá của các vua Chăm Pa mà Nguyễn Nhạc tiếp tục sử dụng trang điểm cho tử cấm thành của mình.

Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Năm 1793, nhà Tây Sơn suy yếu, thành Hoàng Đế đã thuộc về Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đánh chiếm. Sau khi chiếm được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định.

Thành Hoàng Đế (tức thành Bình Định cũ) do Võ Tánh trấn giữ được 3 năm thì bị nhà Tây Sơn chiếm lại, Võ Tánh phải tự thiêu trong thành. Năm 1802, Nhà Nguyễn tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn thì thành Hoàng Đế trở lại thuộc nhà Nguyễn. Tới năm 1814 vua Gia Long Nguyễn Ánh cho chuyển thủ phủ Bình Định từ thành Hoàng Đế về vị trí mới là thành Bình Định sau này, nằm cách thành cũ khoảng 6 km về hướng đông nam. Thành Hoàng Đế suy tàn.

Sau khi lấy được thành Hoàng Đế khoảng 12 năm, do việc chuyển thủ phủ về vị trí mới, vua Gia Long đã cho phá phần lớn thành cũ, lấy vật liệu về xây dựng thành mới. Ngày nay thành Hoàng Đế chỉ còn lại một số di tích của tử cấm thành như cổng chính, hồ bán nguyệt,…
Sau khi lấy được thành Hoàng Đế khoảng 12 năm, do việc chuyển thủ phủ về vị trí mới, vua Gia Long đã cho phá phần lớn thành cũ, lấy vật liệu về xây dựng thành mới. Ngày nay thành Hoàng Đế chỉ còn lại một số di tích của tử cấm thành như cổng chính, hồ bán nguyệt,…

Thành Hoàng Đế nằm trên nền cũ của kinh đô Đồ Bàn của Chăm Pa xưa, ngày nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nằm cách thành phố Quy Nhơn hiện nay khoảng 20 km theo hướng tây bắc. Thành nằm trên một vùng gò đồi so với xung quanh là đồng bằng.

Về cấu trúc, thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc xây dựng có 3 lớp: vòng ngoài là thành ngoại có chu vi khoảng 7 km, tiếp đó là thành nội có chu vi khoảng 1,6 km và trong cùng là tử cấm thành có chu vi khoảng 700 m, tường thành cao khoảng 3 m.

Tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc còn trong tiếng J’rai là YANG MTIAN là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.

Nếu đem từng kiến trúc ra để so sánh thì từng ngôi tháp của Bánh Ít không phải là lớn, nhưng tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc, là cả quả đồi tự nhiên cao 75 mét, vì thế tuy từng kiến trúc không lớn lắm nhưng tổng thể kiến trúc Bánh Ít khá đồ sộ và hùng vĩ.

Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10, trong giai đoạn phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10, trong giai đoạn phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.

Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành tráng của các kiến trúc: các cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường, các của vòm và của giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, có những nét thanh tú của đường nét, những nét hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa giả làm cả khối kiến trúc như đang tiếp xúc với người xem.

Sang ngôi tháp mái cong hình yên ngựa ở phía nam tháp chính, gồm những hình người, hình thú, hình chim ở dưới chân tháp đang ưỡn người, khuỳnh chân, dùng hai tay như nâng bổng cả tòa tháp lên, mái tháp cong hình yên ngựa như xoè cánh bay, trên mặt tường của kiến trúc, các nghệ sĩ Chăm xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá.

Xuống tầng kiến trúc phía dưới, tháp cổng có hình dáng và cấu trúc giống như tháp chính, nhưng nhỏ hơn, ít các chi tiết trang trí hơn, còn ngôi tháp đông – nam có những hình quả bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng đã che khuất và làm mềm đi những đường nét và hình khối kỷ hà cứng cỏi, khô khan và nhờ vậy tòa kiến trúc dịu hơn, có nhịp điệu hơn.

Mặc dù mỗi kiến trúc ở Bánh Ít có một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả chúng đều có những nét chung, đặc trung cho cả quần thể, đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của khối lớn.

Tháp Dương Long

Tháp Dương Long là cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 39 mét, hai tháp bên cao 32 mét. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu. Tính quy mô của tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của tháp (cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam) mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp.

Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa.
Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa.

Dương Long nằm bên cạnh một khu thành dân sự – thành Phú Phong, mặc dù đã trở thành phế tích. Ngoài các tháp, trong khu vực chính dường như còn có một tòa nhà dài ở phía nam mà nay chỉ còn là một đống gạch vụn.

Người Pháp gọi tháp này là “Tour d’ Ivoire” (Tháp Ngà).

Tháp ở trong tình trạng đe dọa vì đã nhiều lần bị phá hoại bởi những nhóm người đi tìm vàng, một số hộ dân quanh đấy cũng đã lấy gạch của tháp về xây nhà trong quá khứ.

Trung tâm quốc tế Bình Định

Cây xanh, núi, biển, sông bao quanh Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành ở Quy Nhơn, tạo thành không gian xanh thoáng đãng.

Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) rộng 20 hécta, tọa lạc tại bãi biển Quy Hòa, TP Quy Nhơn. Công trình do vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân – Lê Kim Ngọc khởi xưởng và được cơ quan chức năng ủng hộ xây dựng, đưa vào hoạt động năm 2013.

Công trình là sự hài hòa với thiên nhiên mang đến một không gian hội nghị, nghiên cứu nhiều tiện ích cho giới khoa học.
Công trình là sự hài hòa với thiên nhiên mang đến một không gian hội nghị, nghiên cứu nhiều tiện ích cho giới khoa học.

ICISE gồm một tòa nhà vượt sông với những hàng cột cao được xây trên hệ thống đập nhỏ có kiểm soát dòng chảy. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Jean Francois Milou và Thomas Rouyrre, thuộc Văn phòng Kiến trúc Milou thiết kế.

Sự đơn giản của cấu trúc cùng với mối liên hệ mật thiết giữa công trình với con đê, mặt nước và thảm thực vật sẵn có tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động. Đứng ở mặt tiền tòa nhà, người ở trong được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời gay gắt ở miền Trung và vẫn có thể bao quát cảnh quan xung quanh.

Trong khuôn viên có hơn 700 cây dừa, tạo thành không gian xanh, mát mẻ. Hai bên lối đi trồng nhiều hoa. Tòa nhà có phòng họp chính với 400 chỗ ngồi. Bốn bức tường được ốp gỗ và trần nhà cao làm cho hội trường trở nên thoáng đãng và sang trọng. Phòng hội thảo 1 có sức chứa 150 người. Phòng hội thảo 2 yên tĩnh, thân mật, màu sắn dịu nhẹ, thuận tiện cho việc trao đổi, thảo luận.

Năm 2017, ICISE được đề cử top 16 hạng mục “Công trình kiến trúc giáo dục đại học và nghiên cứu đẹp nhất thế giới” của Liên hoan Kiến trúc thế giới. Trong hai ngày 9-10/5, 150 nhà khoa học, trong đó hai người đoạt giải Nobel đến ICISE dự hội nghị Khoa học để phát triển.

Từ năm 2013 đến nay, trung tâm tổ chức 40 hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao và 16 trường học Khoa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế. Trong đó có 12 giáo sư Nobel, 2 giáo sư đạt giải Fields, 2 giáo sư đạt giải Kavli, 1 giáo sư đạt giải Shaw, 1 giáo sư đoạt giải Kalinga và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác.

Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng nằm tại thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng gần 20 km về phía đông. Ngôi chùa này hấp dẫn du khách và các phật tử không chỉ bởi yếu tố du lịch mà còn vì ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và rằng nơi nào có Ngọc Xá Lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phúc. Hằng năm, chùa đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ vô cùng am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp.

Chùa Thiên Hưng không quá nguy nga, rực rỡ như nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác. Tuy vậy lại làm khách viếng thăm vô cùng mê đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa.
Chùa Thiên Hưng không quá nguy nga, rực rỡ như nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác. Tuy vậy lại làm khách viếng thăm vô cùng mê đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa.

Nếu được hỏi điều gì ấn tượng nhất khi tới chùa Thiên Hưng, xin trả lời rằng đó là các gian nhà được xây mái ngói cong cong như cung đình xưa xem kẽ là những chậu cây cảnh với thế đẹp, lạ mắt được cắt tỉa gọn gàng, quanh năm xanh tốt. Khuôn viên được trang trí nhiều cây cảnh tạo cho người ta cảm giác trong lành dễ chịu, màu xanh dịu mát càng làm cho chốn thanh tịch nay thêm yên bình hơn.

Các công trình được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc phương Đông dễ tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, mềm mại đầy nét cổ xưa. Qua ống kính máy ảnh của du khách, chùa Thiên Hưng Bình Định không chỉ là một công trình tôn giáo – văn hóa mà còn trở thành bức tranh nghệ thuật được phác họa qua nét vẽ tinh tế của vị họa sĩ tài ba.

Bước chân vào chốn đây như lạc vào phim trường của một bộ phim cổ trang hoành tráng được dàn dựng công phu.
Bước chân vào chốn đây như lạc vào phim trường của một bộ phim cổ trang hoành tráng được dàn dựng công phu.

Nổi bật giữa khuôn viên chùa là Tháp Chuông 12 tầng cao chót vót chọc lên trời xanh. Bên cạnh đó, hòn non bộ, tượng các vị Chư Phật và những thanh âm trong trẻo phát ra từ tiếng chuông chùa là những “đặc sản” không khó tìm tại chùa Thiên Hưng.

Nếu bạn là một tín đồ của Phật giáo hay chỉ đơn giản là một người đam mê nghệ thuật cái đẹp thì đừng bỏ lỡ cơ hội một lần được đặt chân tới chùa Thiên Hưng Bình Định, thả hồn miên man trong hương sen thơm ngát đang nhẹ nhàng “ôm” lấy từng dòng cảm xúc của bạn.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp