Hà Tĩnh tiếng địa phương gọi là Hà Tịnh, là một thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Thiết kế kiến trúc là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa vào một mục đích sử dụng cụ thể nào đó.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Nó không chỉ giới hạn trong việc đề ra các giải pháp xây dựng công trình phù hợp với mục đích sử dụng, kết cấu đô thị, sức tải nền móng, khả năng tài chính…mà đó còn phải đạt tới những yêu cầu nhất định về giá trị thẩm mỹ. Chính vì thế, nhu cầu thiết kế xây dựng là một nhu cầu thiết thực trong đời sống và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng gia tăng đó, trên thị trường cả nước nói chung và kiến trúc Hà Tĩnh nói riêng đã hình thành lên rất nhiều cơ sở cung cấp các dịch vụ liên quan đến thiết kế kiến trúc, xây dựng.
Nằm trên mảnh đất đầy nắng gió của Bắc Trung Bộ và cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía Nam, tỉnh Hà Tĩnh có lợi thế phía Đông giáp biển, phía Tây giáp dãy Trường Sơn huyền thoại cùng nước Lào. Nhờ vào đặc điểm đó, địa hình ở Hà Tĩnh trở nên đa dạng hơn bao giờ hết từ vùng đồi núi, trung du – đồng bằng đến sông suối, hồ… Đáng chú ý đó chính là đường bờ biển trải dài 137 km, Hà Tĩnh luôn làm du khách phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các bãi tắm, trong đó phải kể đến biển Thiên Cầm.
Không những sở hữu phong cảnh non nước hữu tình, du lịch Hà Tĩnh còn được biết đến là vùng đất hội tụ địa linh nhân kiệt và là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các làn điệu dân ca, ví giặm.
Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh hay còn được gọi là chùa Hương, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nhiều người thắc mắc không biết chùa Hương thuộc tỉnh nào thì ngôi chùa ngự trên lưng chừng đỉnh Ngàn Hống, thuộc dãy Hồng Lĩnh. Địa chỉ chùa Hương thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nằm cách mặt nước biển 650m, ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông này từ xưa đã được ưu ái đặt cho cái tên Hoan Châu đệ nhất danh lam, ghi tên mình vào 21 thắng cảnh của nước ta ngày trước.
Con đường đi lên chùa Hương Tích cũng không quá vất vả. Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, du khách chỉ cần đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta có thể đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng 1,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Chùa Hương Tích thực chất là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần và một số ngôi đền mang đậm nét đặc trưng của tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể này được chia thành 3 phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh mẫu (nơi dân gian tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo hóa Phật ở đó. Phía sau chùa là những bóng cây cổ thụ tỏa bóng rêu phong, những tảng đá lớn vươn mình trong mây trời tạo nên một vẻ cổ kính rêu phong, mang vẻ cô tịch,trầm tư huyền ảo đến lạ kỳ cùng sự thiêng liêng của miền đất Thánh. Ngoài ra, xung quanh quần thể còn có sự xuất hiện của nhiều thắng cảnh như miếu Cô, am Phun Mây, động Tiên nữ, suối Tiên tắm, khe Quỷ khóc,…
Một trong những nét đặc sắc nhất trong kiến trúc Hà Tĩnh của quần thể di tích chùa Hương Tích chính là cung Tam Bảo, nơi ngụ tại của nhiều pho tượng Phật có niên đại hàng trăm, hàng nghìn năm, trong đó đặc biệt phải kể đến 50 pho tượng Phật cao ngang tầm ngực, đang trong tư thế ngồi im thanh tịnh, mây gió vờn quanh. Lưu Công Đạo trong “Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí” năm 1811 đã mô tả: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Trong những năm tháng chiến tranh đang diễn ra gay go ác liệt (1955 – 1975), để tránh bị bom đạn của không lực Hoa Kỳ phá hoại, các tăng ni trong chùa lúc bấy giờ đã âm thầm chôn giấu các pho tượng Phật xuống đất sâu trong bí mật. Sau khi đất nước được giải phóng, hòa bình lập lại, mãi đến năm 2006, khi chùa được trùng tu tôn tạo, các tăng ni và trụ trì chùa mới đào các pho tượng Phật lên để làm lễ phúng viếng, đem lại thờ phụng như xưa. Điều thần kì là, dù đã ẩn mình dưới lòng đất sau một khoảng thời gian dài, sau khi được làm lễ và tráng qua một lớp nước thơm hành lễ, các pho tượng lại trở nên bóng đẹp, không hề có dấu hiệu bị bào mòn, phong hóa như thể kiếp nạn đã qua kia dường như chưa hề tồn tại. Các tăng ni Phật tử đều cho rằng đó là kỳ tích do Quan âm hiển linh, Phật tổ phù hộ độ trì, nên thành tâm cầu khẩn và cúi mình kính cẩn trước phước lành của đất trời.
Phải đến năm 1901, chùa mới được vận động xây dựng lại dưới thời Tổng đốc An -Tĩnh là Đào Tấn. Các công trình kiến trúc như đền, am, chùa hầu hết đều được khởi tạo lại trả về dáng vẻ nguyên xưa. Nhưng tiếc thay Phật Phả và Bia ký của chùa Hương Tích không còn. Bởi vậy mà sử liệu về chùa Hương Tích được khởi công xây dựng vào ngày tháng năm nào không có tư liệu nào ghi lại chính xác, mà dự trên các phỏng đoán của các nhà nghiên cứu về sau.
Sau một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1885, gần như hầu hết các công trình kiến trúc Hà Tĩnh và hiện vật trong chùa đã bị cháy thành tro. Mãi đến năm 1901, ngôi chùa mới được tổng đốc An Tính cho xây dựng lại năm 1910 và đến năm 2003 thì kiến trúc của chùa đã được tu sửa lại thêm một lần nữa. Trải qua bao tháng năm bão táp, kiến trúc chính của các chùa, am, đền của quần thể chùa Hương Tích nhìn chung vẫn được khởi tạo lại dáng nét cổ xưa, chỉ tiếc là Phật Phả và Bia ký đều không thể khôi phục nên các sử liệu về thời gian chính xác xây dựng chùa đều không có con số chính xác cụ thể mà chủ yếu là dựa vào phỏng đoán của các nhà sử học sau này.
Chùa Hương Tích nằm sâu trong những bóng cây, cao khuất thường có mây mù bao phủ tạo nên một phong cảnh chùa Hương Hà Tĩnh với không gian đầy huyền bí, mang đẹp tâm linh của người Việt từ xa xưa. Đâu đó lấp ló trong khói mây kia, có những nhành hoa dại đang e ấp mình trong sương mù và mây khói. Khung cảnh hoang sơ, huyền bí cùng mùi hương khói tỏa ra trong không gian tĩnh lặng yên ả của một miền rừng núi tĩnh mịch khiến tâm hồn khách hành hương được tĩnh lặng, thoát khỏi bao bộn bề của cuộc sống ngoài kia.
Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, giao điểm của Quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 thuộc địa phận xã Đồng Lộc; là tượng đài về ý chí sắt đá và sự hi sinh cao cả của Lực lượng TNXP trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Trong suốt 7 tháng “ném bom hạn chế” trong năm 1968, địch đã tập trung đánh phá vào Ngã ba Đồng Lộc với một khối lượng bom đạn rất lớn, song các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu ở đây vẫn kiên cường bám trụ trận địa, tổ chức đánh địch hiệu quả. Lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người, chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường. Nhờ hỏa lực mạnh của Trung đoàn pháo cao xạ 210 kết hợp với các cụm hỏa lực 12,7 ly của dân quân tự vệ trong khu vực đã tạo thành lưới lửa dày đặc trên vùng trời Ngã ba Đồng Lộc, đảm bảo an toàn cho việc thông xe, thông đường chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.
Trong những ngày đọ sức quyết liệt với bom đạn kẻ thù, tại Ngã ba Đồng Lộc đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường. Trong đó điển hình là 10 cô gái thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 do chị Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng. Với tinh thần đảm bảo thông suốt cho con đường vận tải chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam, quân và dân Đồng Lộc đã đoàn kết một lòng chiến đấu bắn rơi 19 máy bay Mỹ; phá hủy 1.780 quả bom nổ chậm, bom từ trường; góp 974.240 ngày công để thông tuyến, làm đường mới; huy động 42.620 người phục vụ chiến đấu; đào đắp 95.209m3 gỗ; cung cấp 22.448 cọc tre, 24.000 gánh bổi chống lầy… làm thất bại hoàn toàn âm mưu cắt đứt con đường vận tải chiến lược Bắc – Nam qua Đồng Lộc của đế quốc Mỹ. Nơi đây đã trở thành huyền thoại trong những năm chống Mỹ cứu nước của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh.
Hiện Khu di tích thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc được xây dựng trên diện tích 0,6km2, bao gồm các hạng mục:
Tượng đài Chiến thắng được khánh thành vào ngày 15/7/1998 là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần vươn lên của lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội, công nhân giao thông, công an, dân quân… Xung quanh tượng đài là những bức phù điêu miêu tả không khí sôi nổi, khẩn trương lấp hố bom, bắn máy bay địch, phá bom… dẫn đường cho xe qua của các lực lượng trên Ngã ba Đồng Lộc.
Cột biểu tượng lưu niệm của ngành Giao thông vận tải nằm ngay chính giữa Ngã ba, được khánh thành ngày 26/3/1992. Nằm gần đối diện với cột biểu tượng, cạnh chân núi Trọ Voi là nhà bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ của ngành Giao thông vận tải ghi danh và tưởng niệm 842 anh hùng liệt sỹ của ngành đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Hà Tĩnh.
Nhà bia tưởng niệm thanh niên xung phong toàn quốc được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng năm 1998, khắc tên 1.950 anh hùng, liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc.
Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong hi sinh tại Ngã ba Đồng Lộc. Ngày 15/7/1990, 10 ngôi mộ được chuyển về dưới chân núi Trọ Voi, cách nhà bia tưởng niệm 30m. Hố bom cạnh nơi 10 chị hy sinh vẫn nằm nguyên vị trí cũ.
Phòng trưng bày truyền thống Ngã ba Đồng Lộc có một sa bàn điện tử miêu tả cảnh tượng khốc liệt của chiến trường Đồng Lộc gần 50 năm trước cũng như ý chí sắt đá, can trường của quân và dân ta tại “Tọa độ chết” này. Nhà trưng bày có những hiện vật rất đáng quý như bức thư chị Võ Thị Tần gửi mẹ, bộ quần áo của chị Xuân, dây điện và thỏi nam châm phá bom của anh Vương Đình Nhỏ, bát ăn của các chị, sổ lý lịch, sổ ghi bài hát của chị Hường, ảnh phục chế 10 cô gái thanh niên xung phong, ảnh gốc chụp từ máy bay cảnh tượng Đồng Lộc, mảnh bom từ trường, hàng chục quả bom còn sót lại sau chiến tranh, súng 12ly7… và một số hiện vật ngoài trời như: máy bay AD6, pháo 57,37, gat 63,57, máy ủi…
Tháp chuông Đồng Lộc được khánh thành ngày 2/1/2011. Đây là công trình tri ân của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ cha anh, đồng thời là công trình giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, bồi đắp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tháp gồm 7 tầng, 8 mái, cao 37m, trên đỉnh tháp có treo quả chuông nặng 5,7 tấn. Du khách có thể theo bậc cầu thang (hình xoắn ốc) để lên đến đỉnh tháp, ngắm nhìn toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc hay hướng mắt ra xa để chiêm ngưỡng khung cảnh đất trời Can Lộc.
Cụm tượng 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong được đặt ở vị trí gần trung tâm trên triền núi Mũi Mác. Bên trái là 3 hố bom có sẵn. Cụm tượng cao 7,5m, dài 15,5m, rộng 5m, diễn tả cảnh tượng 10 chị lao ra mặt đường với các hố bom nham nhở. Các chị được khắc họa trong các tư thế khác nhau: người cầm xẻng, người kéo xe bò, còn chị Tần – Tiểu đổi trưởng tay vẫn cầm súng quan sát cho đồng đội, một tay cầm cờ giơ lên cao chỉ dẫn cho các đoàn xe vận tải đi qua.
Ngày 9/12/2013, Khu di tích thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc được Nhà nước công nhận là Khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại, trở thành cái nôi nuôi dưỡng lòng yêu nước và giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân ta, đặc biệt là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du thuộc địa phận thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Và tiếp tục đi theo quốc lộ 8B khoảng 4km du khách sẽ đến Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du. Khu lưu niệm Nguyễn Du thuộc xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Lớn lên trong một gia đình gia giáo, ngay từ nhỏ, Nguyễn Du đã được tiếp thu với tinh hoa văn hóa của cả ba vùng Xứ Nghệ – Thăng Long – Kinh Bắc.Do đó, Nguyễn Du khi lớn lên trở thành người học rộng, tài cao, tinh thông cả Phật học và sành các môn thi, họa. Tác phẩm Truyện Kiều là một minh chứng rất rõ về Nguyễn Du. Đây là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học Việt Nam.
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ và du khách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Du – một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới đến thắp hương tưởng niệm. Đây là khu di tích văn hóa nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền. Quần thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích như đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.
Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825, ngay trên mảnh vườn nhà cụ thuộc xóm Tiền Giáp. Bên trong có bàn thờ xây bằng vôi cát, phía trên có treo bức hoành phi đề 4 chữ “Hồng sơn thế phả” do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ “Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh”.
Đến Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du, du khách vừa có dịp được ngắm nhìn phong cảnh nơi đây vừa có dịp được tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa lịch sử, tính nhân văn của quần thể di tích Nguyễn Tiên Điền. Đặc biệt, nếu đến đây vào những ngày đầu xuân, du khách sẽ được thưởng thức những đêm thơ Nguyễn Du tại nhà Tư văn trong Khu lưu niệm Nguyễn Du.
Chùa Thiên Tượng
Chùa Thiên Tượng là một trong những danh thắng của Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh.
Chùa Thiên Tượng là một trong những danh thắng của Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh, được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia năm 2005.
Chùa được dựng vào đời Trần, đầu thế kỷ 19, là ngôi chùa đẹp nơi chốn u tịch, thâm nghiêm. Vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, Vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống Pháp. Chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa này.
Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam), cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá từ khối 11 phường Trung Lương lên chùa. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh và ngã ba nơi tiếp giáp sông Lam và sông La đẹp như một bức tranh hồn thiêng sông núi của mảnh đất xứ Nghệ. Năm 2005 chùa đã được nhà nước công nhận di tích danh thắng quốc gia.
Chùa Tượng Sơn
Hương Sơn – Hà Tĩnh có một khu di tích lịch sử văn hóa gắn với danh y Lê Hữu Trác và nằm ở xã Sơn Giang. Mặc dù chỉ là một ngôi chùa cổ và cũng không to lắm, nhưng nơi này được nhiều khách thập phương tham quan và vãn cảnh.
Chùa Tương Sơn được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 18 ở làng Yên Hạ nay là xã Sơn Giang. Sở dĩ chùa có cái tên Tượng Sơn và đằng sau chùa là ngọn núi Voi. Gần núi Voi cung có một khe băng qua ghềnh đá và quanh năm nước chảy ầm ầm nên chùa cũng có một tên khác là chùa Ầm Ầm.
Chùa Tượng Sơn do mẹ của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lập ra và do Lê Hữu Trách cùng người em của mình xây dựng. Chùa từ khi thành lập tới năm 1928 thì có 6 sư trụ trì và mỗi người đều có một phần công lao nhất định góp phần vào tu bổ xây dựng và tôn tạo chùa. 2 nhà sư được cho là đóng góp nhiều công sức hơn cả là Thích Quang Vân và Thích Phổ Quang.
Trước mặt chùa là sông Ngàn Phố, sau lưng chùa là núi Voi sừng sững quanh năm nước chảy ầm ầm, vô tình lại tạo nên những âm thanh rộn rã nơi chùa tĩnh mịch. Tới đây du khách sẽ thấy được một khung cảnh đẹp của sự kết hợp thiên nhiên cùng với bầu không khí trong lành và mát mẻ, ngôi chùa uy nghiêm sẽ mang ta đến một nơi thoát tục nơi cửa Phật.
Ban đầu chùa được xây dựng theo ý tưởng của bà Đặng Phùng Hầu, vợ của Tả hiệu điểm, Tham đốc, Quận công Bùi Tướng Công, và cũng là bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác. Ngôi chùa được chính bản thân Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán chỉ đạo xây dựng, với mục đích là thờ Phật và liệt tổ hai họ Bùi, Lê Hữu.
Trong những năm 1760 – 1786, Lê Hữu Trác đã dành phần lớn thời gian của mình ở lại chùa, mở phòng mạch khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng và hoàn thành các tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786) và các tác phẩm khác.
kiến trúc Hà Tĩnh ban đầu của chùa Tượng Sơn là hình chữ Nhất (一), nhưng về sau đã được trùng tu lớn nhỏ nhiều lần. Trong thời gian 17 tháng 7 năm 2010 – 23 tháng 2 năm 2013, chùa được Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đại trùng tu lần ba, kiến trúc lấy nguyên mẫu đợt trùng tu thứ hai năm 1880. Cũng trong ngày khánh thành, thượng tọa Thích Nhật Từ được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Tượng Sơn.
Đến với một ngôi chùa có cảnh quan đẹp như vậy luôn là một điều mong muốn của những người con muốn du lịch tới những nơi cửa Phật nơi Hà Tĩnh.
Nhà Thờ Giáo Xứ Tĩnh Giang
Tọa lạc trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, giáo xứ Tĩnh Giang với 87 tuổi đời, hiện có 3.000 giáo dân, do linh mục Gioan Nguyễn Văn Hoan quản nhiệm. Chúng tôi muốn nói đến những đổi thay rất đáng ghi nhận trong đời sống tâm linh của cộng đoàn giáo xứ.
Sự luân phiên, đều đặn trong sinh hoạt của các hội đoàn giáo xứ như: Gia đình Thánh Tâm, chi hội Têrêxa, các tổ cộng đoàn,… đã và đang phát huy những hiệu quả thiết thực.
Cho đến nay, Tĩnh Giang còn là mái nhà thân thuộc của hơn 200 sinh viên Công giáo đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… trên địa bàn thành phố. Theo chúng tôi được biết, cứ mỗi Chúa nhật, Cha quản xứ đều dành riêng một Thánh lễ chiều cho các bạn tham dự và tự đảm nhận các phần việc Phụng vụ. Anh em sinh viên tại đây còn được chú trọng gia cố chiều kích thiêng liêng của đời sống đạo đức ở những dịp gặp gỡ, tĩnh tâm thường kỳ. Điều này – tự nó đã nói lên sự đồng hành, liên đới sâu xa của mẹ Giáo hội đến những thế hệ tương lai.
Nhà thờ Đào Hữu Ích
Nhà thờ và phần mộ Danh nhân Đào Hữu Ích tọa lạc tại thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Tên thường gọi là: Nhà thờ và mộ Cụ Thượng Đào.
Sau khi đỗ Cử nhân, kinh qua nhiều chức vụ cho đến lúc cáo quan về quê ẩn cư, với uy tín và công lao của Đào Hữu Ích, Triều đình Nhà Nguyễn đã phong tặng Ông Hàm Thượng thư; vì vậy Nhân dân thường gọi là “Cụ Thượng Đào”.
Tương truyền, phía trước nhà Ông là điếm Mãn Tâm, hàng đêm có tiếng trẻ em học bài vọng xuống từ 4 cây bàng cổ thụ. Khi sinh ra Đào Hữu Ích, hàng đêm, không còn có tiếng học bài nữa. Các bô lão trong làng dự báo, đứa trẻ này sẽ là một thần đồng xuất chúng. Quả nhiên, thuở nhỏ, Ông đã nổi tiếng thông minh, ham học. Sinh ra trong gia đình nhà Nho nghèo, năm 15 tuổi Ông phải đi làm thuê cho Can Cựu (Nguyễn Văn Tiến) ở làng Phan để giúp mẹ nuôi sống gia đình. Do tư chất thông minh, ham học nên chỉ học lỏm theo con chủ nhà mà Ông đã thuộc lòng chữ Thánh hiền và giảng lại cho con của chủ nhà. Thậm chí, thầy đồ còn giao trông coi lớp, Ông đã giảng lại cho môn sinh rất hay và được thầy đồ tấm tắc khen. Cảm phục trước trí thông minh, Can Cựu đã gả con gái cho Ông. Được gia đình vợ cho ruộng đất và nuôi ăn học, không phụ lòng, khoa thi Hương năm Đinh Mão (1867), đời vua Tự Đức 20, Đào Hữu Ích đỗ Cử nhân.
Nhanh chóng qua một số chức vụ, năm 1883 đến 1887 Ông được Triều đình Huế tín nhiệm phong làm Chưởng Ẩn Viện Đô Sát (giám sát việc làm quan trong triều kể cả hoàng thân quốc thích, nếu phát hiện sai phạm thì được tấu trình và luận tội. Vì thế, chỉ những người vừa có tài vừa có đức, trung thực, liêm chính và uy tín mới được bổ nhiệm chức vụ này).
Nhà thờ Đào Hữu Ích được xây dựng vào năm Canh Dần (1890) dười thời Vua Thành Thái, kiến trúc chữ Nhị (=) gồm Bái đường và Hậu cung, có tổng diện tích 467 mét vuông, thuộc ô thửa 189/1508, tờ số ba bản đồ giải thửa số 299 của Ủy ban Nhân dân xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà thờ xây dựng trên khu đất cao, hướng chính Tây bắc, xung quanh có nhiều cây xanh bao bọc. Phía trước là Quốc lộ 8A và dòng sông Ngân Thủy, bên tả là núi Nầm, một địa danh nổi tiếng gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy vào thời kỳ chống giặc Minh xâm lược, bên hữu tựa vào dãy núi Hoa Bảy, nơi có Động Tiên Hoa. Thế và địa của nhà thờ theo thuật phong thủy được xem là “Minh đường thủy tụ ”, nơi hội tụ khí thiêng, nuôi dưỡng khí mạch đất trời, muôn đời hưng thịnh. Nhà phong thủy Tả Ao xây dựng thế nhà thờ “Tam sơn – Ngũ hổ – Nhất kịnh thiên”.
Nhà thờ Đào Hữu Ích là một công trình kiến trúc đẹp tại Hà Tĩnh, còn khá nguyên vẹn trên 125 năm, mang đậm phong cách kiến trúc Hà Tĩnh nghệ thuật thời Nguyễn.
Nhà Thờ Giáo Xứ Nghĩa Yên
Giáo xứ cũng là sở hạt Nghĩa Yên nằm trên địa bàn xã Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh, cách Toà Giám mục Xã Đoài khoảng 45 km về phía tây nam.
Là sở hạt, giáo xứ Nghĩa Yên có đời sống Đức tin phong phú và sinh động, xứng đáng là trung tâm của giáo hạt. Cộng đoàn Nghĩa Yên năng động với nhiều hoạt động mục vụ sôi nổi của các hội đoàn: Lòng Thương Xót Chúa, Thánh Tâm, Mân Côi, Têrêxa, Bảo Vệ Sự Sống, Caritas.
Điều đó cho thấy tinh thần sống bác ái thiết thực nơi cộng đoàn Nghĩa Yên. Trở lại với Nghĩa Yên hôm nay, một ngôi thánh đường khang trang lộng lẫy sắp được khánh thành với tòa tháp đôi vươn mình lên bầu trời xanh, soi bóng bên dòng La Giang hiền hòa và thơ mộng.
Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh
Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hà Tĩnh, tọa lạc tại đường Mai Lão Bạng, xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Lễ khởi công xây dựng nhà thờ Văn Hạnh mới tại xã Thạch Trung (Thành phố Hà Tĩnh) được cử hành vào ngày từ ngày 16 tháng 9 năm 2003. Nhà thờ có diện tích 2013m2 , dài 67,8m, thân rộng 27,6m, cánh Thánh giá rộng 36m, doom cao 49 m, hai tháp cao 64,4m. Nhà thờ chính thức được khánh thành ngày 26 tháng 4 năm 2012.
Ngày 22 tháng 12 năm 2018, giáo hoàng Phanxicô công bố thành lập giáo phận Hà Tĩnh, tách từ giáo phận Vinh, nhà thờ Văn Hạnh được nâng lên thành nhà thờ Chính Tòa của giáo phận mới, nơi đặt ngai tòa của giám mục giáo phận.
Sau khi linh mục Giuse Phan Văn Tần được thuyên chuyển lên Chân Thành, đoàn chiên Văn Hạnh lại phải hai năm lâm cảnh bơ vơ (1989 – 1991; Văn Hạnh lúc này được cha Phêrô Khánh, quản xứ Ngô Xá kiêm nhiệm) và đó cũng là hai năm giáo hạt không có hạt trưởng. Nhưng đó có lẽ là những thử thách cuối cùng trước khi giáo xứ này bước vào thời kỳ chuyển mình đầy hứa hẹn.
Ngày 15/8/1991, giáo phận Vinh tưng bừng khai mạc Năm toàn xá, kỷ niệm 100 năm đoàn con cái giáo phận được Đức Cha Pineau Trị dâng hiến cho Đức Mẹ. Trong niềm vui chung của toàn giáo phận mừng Năm Thánh Mẫu, thì niềm vui riêng đã đến với Văn Hạnh, ngày 17/11/1991, giáo xứ vui mừng khôn tả chào đón vị linh mục quản xứ mới – cha Phêrô Nguyễn Văn Đức, vì sau 40 năm kể từ ngày cha Phêrô Phúc ra đi, linh mục quản xứ đồng thời là hạt trưởng mới lại về với xứ nhà.
Là người táo bạo và có nhiều tâm huyết với Giáo hội, nên vừa về nhận nhiệm sở, ngài đã bắt tay ngay vào việc củng cố tinh thần sống đạo cho toàn hạt, chấn chỉnh lề thói làm việc cho Hội đồng Hành giáo các giáo xứ, đề ra lịch sinh hoạt định kỳ cho từng đơn vị, đề cao phong trào học giáo lý cũng như mạnh dạn giải quyết những vấn đề nan giải của từng giáo xứ. Nhưng thành công lớn nhất phải kể đến việc mở lớp Tu sinh An Nhiên, quy tập những người có chí hướng dấn thân theo ơn gọi linh mục về đây, vừa ôn luyện kiến thức văn hóa, vừa rèn luyện đời sống nhân đức. Nhiều người trong số các tu sinh ngày đó, bây giờ đã trở thành linh mục, và đang phục vụ tại các giáo xứ hoặc đảm trách những công việc mục vụ đặc biệt của giáo phận.
Cách riêng với giáo xứ Văn Hạnh, ngài đã tiến hành tân trang lại Cung thánh, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng nhà xứ. Đặc biệt, để tiện cho việc tổ chức các dịp đại lễ ngoài trời, ngài đã cho xây dựng một lễ đài Đức Mẹ và cải tạo nâng cấp Giếng Da. Ngày 26/11/1993, ngài còn cho khởi công xây dựng nhà thờ giáo Hạnh Tiến (chiều dài: 26m, chiều rộng: 12m, và chiều cao tháp chuông dự kiến: 31m)
Chính nhờ công lao của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức mà chỉ trong một thời gian ngắn, đời sống đức tin của Văn Hạnh nói riêng, toàn hạt nói chung, đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, tạo tiền đề cho vững chắc cho những năm tháng tiếp theo. Nhưng có lẽ cũng vì những thành công đó, mà chỉ sau 3 năm (ngày 10/8/1994), giáo xứ, giáo hạt Văn Hạnh đành chấp nhận ngậm ngùi tiễn chân ngài về Xã Đoài, để phục vụ những nhu cầu lớn hơn tại giáo đô của giáo phận. Để bù đắp lại, Bề trên đã cử linh mục Phêrô Đậu Đình Triều, lúc này đang quản xứ Vạn Lộc về thay thế.
Ngày 16/8/1994, cha Triều đến nhận nhiệm sở. Những công trình đức tin mà vị tiền nhiệm đã khởi sự lại tiếp tục nhận được sự quan tâm cách đặc biệt của vị tân quản xứ, quản hạt, nhất là với lớp Tu sinh An Nhiên. (đã chuyển về Văn Hạnh).
Vincom Hà Tĩnh
Một trong những quần thể phức hợp cao cấp bao gồm nhiều hạng mục như: khách sạn 5 sao, khu biệt thự trung tâm hay nhà ở liền kề đẳng cấp sẽ sớm được hình thành trong dự án đẳng cấp của Tập Đoàn Vingroup mang tên Vincom Hà Tĩnh.
Là một trong những đơn vị Chủ đầu tư uy tín – Tập Đoàn Vingroup đã quyết định đầu tư xây dựng, phát triển dự án tại trung tâm của vùng đất miền Trung – TP Hà Tĩnh, dự án này sẽ sớm góp phần xây dựng và thay đổi bộ mặt TP Hà Tĩnh ngày một giàu đẹp.
Dự án là giao điểm giữa ngã tư Hà Huy Tập và phố Hàm Nghi. Rất gần với bến xe Hà Tĩnh, Trung tâm văn hóa TP, Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, bờ biển đẹp Thiên Cầm, sân bay TP Vinh.
Mang đến khu nhà ở sang trọng bậc nhất: Với tổng 115 căn biệt thự cao cấp, khu nhà ở liền kề với nhiều tiện ích xanh, khu nhà phố sầm uất với nhiều tiện ích, dịch vụ trung tâm.
Với hàng loạt tiện ích chung cao cấp mà cư dân Vincom Hà Tĩnh được thừa hưởng: Mua sắm tại trung tâm thương mại nhiều đẳng cấp, dự án tích hợp rạp chiếu phim hiện đại, khu vui chơi giải trí mang tính giáo dục VinKe, ngoài ra dự án còn có thêm quần thể thể thao là bể bơi ngoài trời, trung tâm SPA cao cấp hay phòng tập Gym hiện đại,…
Vinhomes Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ trở thành một nơi đáng sống, một trong những quần thể trung tâm hiện đại bậc nhất tại TP HÀ TĨNH.
Cầu Cửa Nhượng
Cầu Cửa Nhượng là một cây cầu bắc qua cửa biển tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Cầu nằm trên tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng, nối liền hai xã Cẩm Nhượng và Cẩm Lĩnh thuộc huyện Cẩm Xuyên.
Cầu Cửa Nhượng có tổng chiều dài 1.368 m, được thiết kế vĩnh cửu. Cầu gồm 3 nhịp chính có kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng liên tục (gồm 1 nhịp giữa dài 90 m và 2 nhịp bên mỗi nhịp dài 55 m) và 29 nhịp dầm dài 40 m, mặt cầu rộng 14 m.
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 4 năm 2010 và hoàn thành năm 2014.
Cầu Cửa Nhượng là một trong hai cây cầu lớn thuộc Dự án đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng giai đoạn 1. Cầu có chiều dài 1.368,5m được thiết kế với tải trọng HL 93. Đây là công trình cầu bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL) dài nhất trên địa bàn Hà Tĩnh và Bắc Trung bộ đến thời điểm hiện nay. Cầu bắc qua một cửa biển rộng, có kết cấu hiện đại, được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng và kết cấu dầm super tee. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một công trình kiến trúc Hà Tĩnh hoành tráng, điểm nhấn đặc sắc trong tổng thể khu du lịch biển quốc gia Thiên Cầm.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp