Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM – |
Trước đây, vùng đất Nha Trang vốn thuộc về Chiêm Thành, do đó các di tích của người Chăm vẫn còn tồn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, vẻ đẹp cũng như khí hậu của nó.

Các bãi biển dài của thành phố này đã biến nó thành một thành phố du lịch. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010, Hoa hậu hoàn vũ 2017,…vì thế du lịch Nha Trang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Kiến trúc Nha Trang rất đa dạng với nhiều kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, đền chùa,…những công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông.
Nhà thờ Núi
Nhà thờ Núi là một nhà thờ Công giáo ở số 1 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang, Nhà thờ Ðá, Nhà thờ Ngã Sáu,…nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi.
Ngày 5 tháng 7 năm 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ chính tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nha Trang là nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh.

Nhà thờ Núi, tức nhà thờ đá Nha Trang đã tồn tại hơn 80 năm và có diện tích khoảng 4.500 m2 ở độ cao 12m so với mặt bằng chung của thành phố biển. Đây chính là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang mới nhất 2019. Công trình này không chỉ có kiến trúc Khánh Hòa độc đáo mà còn mang vẻ đẹp cổ kính, đậm chất phương Tây thu hút đông đảo du khách, nhất là các bạn trẻ ghé thăm.
Nhìn tổng thể, công trình nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc phương Tây với bố cục chắc khỏe. Nhìn từ xa, nhà thờ đá Nha Trang gây ấn tượng với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh của thành phố. Ðiểm cao nhất của công trình chính là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông. Nơi này cao 38 mét, tính từ mặt đường gần đó.

Nhiều du khách chọn du lịch Khánh Hòa, Nha Trang, khi đến thăm công trình đã nhận xét lối kiến trúc tại Khánh Hòa của nhà thờ Núi mang nhiều điểm tương đồng với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Nhìn bao quát cả nhà thờ giống như một lâu đài cổ đại La Mã sừng sững trên ngọn đồi.
Một đặc điểm hấp dẫn khác của kiến trúc nhà thờ đá Nha Trang là có gác chuông cao vút, ở chính giữa có treo 3 quả chuông – vốn là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây. Bộ chuông gồm 3 quả, trong đó quả đầu tiên có âm mi giáng, hai quả còn lại có âm đô và âm la. Nhiều du khách thích thú thừa nhận là lần đầu tiên được thấy được một nhà thờ ở Việt Nam sở hữu bộ chuông cực kì hoành tráng như vậy.
Không gian chính của công trình tôn giáo này tuân theo kiến trúc nhà thờ Gothic với 3 phần rõ rệt. Phần dưới cùng chính là cửa, ở giữa là ô cửa sổ tròn to bằng kính màu và được tô điểm hoa hồng. Phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.

Hơn thế nữa, trên nền kiến trúc Nha Trang đặc biệt của nhà thờ còn có các ô cửa kính đầy màu sắc được lắp vào các cửa vòm hay cửa hoa hồng của nhà thờ. Đây là nét tạo điểm nhấn cho công trỉnh này. Nhất là những ngày nắng đẹp, bước vào nhà thờ bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ô cửa lung linh sắc màu, dưới sự soi chiếu của mặt trời làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng.
Có thể nói phần nổi bật nhất của nhà thờ Núi Nha Trang chính là khu Thánh đường. Chỉ cần bước chân qua cửa Tiền Đàn, bất kỳ ai cũng có thể bị ngỡ ngàng vài giây vì được bắt gặp một không gian mênh mông, cổ kính không kém phần huyền bí tựa những thánh đường nơi trời Tây xa xôi vậy.
Tháp Po Nagar
Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc tại Khánh Hòa này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.

Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả bốn tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử…
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú… Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là “linh thạch trụ” thì thích hợp hơn.

Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn – Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ XI. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ VIII.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
Tháp Trầm Hương
Tháp nằm trên đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, ngay tại quảng trường 2/4, cạnh bãi biển Nha Trang. Là một công trình kiến trúc Nha Trang khá độc đáo, trở thành biểu tượng của thành phố và được đưa vào hoạt động từ 22/12/2008, Tháp Trầm Hương được xem là nơi trưng bày hình ảnh, giới thiệu vẻ đẹp Nha Trang, một số sản phẩm đia phương góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa, quảng bá du lịch Nha Trang Khánh Hòa.
Khi du lịch tại thành phố biển, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp hút hồn tại Nha Trang. Trong đó, du khách luôn lựa chọn Tháp Trầm Hương làm điểm đến được yêu thích.

Để tạo ấn tượng hơn cho bãi biển xinh đẹp Nha Trang, chính quyền Nha Trang đã quyết định cho xây dựng công trình “nghệ thuật hoa biển” nhưng công trình này đã không được hoàn thành như ý muốn, bị thất thoát kinh phí dẫn đến phải đình công và công trình bị dở dang. Chính vì thế mà vào năm 2008, công trình tháp Trầm Hương đã được xây dựng lên để thay thế công trình ” nghệ thuật hoa biển ” dang dở.
Tầng hầm là phòng kỹ thuật, thang máy, điện, nước, nhà vệ sinh… phục vụ du khách di chuyển và đảm bảo hoạt động ổn định tại tháp.
Tầng trệt có trung tâm sân hình ngũ giác cùng tòa tháp có 5 cánh hoa. Phần này sẽ được giữ lại gồm sảnh chính cùng bốn sảnh phụ, là nơi trưng bày và quảng bá hình ảnh của du lịch Khánh Hòa cùng các doanh nghiệp. Trên các vách tường tại tầng này là những chi tiết điêu khắc kết hợp với nội dung trưng bày là những phù điêu sang trọng.
Tầng 1 của tháp nối liền với sân quảng trường rộng lớn, là nơi để các du khách và người dân địa phương vui chơi, ngắm cảnh. Sát chân tháp là 5 bức tượng lớn mô phỏng lại hình dáng của những con sóng, mang đậm hơi thở của thành phố biển. Lên tới tầng 2, tháp được xây dựng thành từng lớp như cánh của bông hoa. Tuy nhiên nét kiến trúc Khánh Hòa độc đáo này còn được người dân giải thích rằng đó là hình ảnh của những cánh buồm trên biển xanh. Đặc biệt, tầng trên cùng của tháp mang hình dáng như một lõi trầm hương với lồng xông hương tọa lạc trên đỉnh tháp. Thế nhưng, nó còn có một ý nghĩa khác với vùng biển, đó là hình ảnh của một ngọn hải đăng đang ngày đêm soi sáng, dẫn đường cho tàu thuyền trên biển Nha Trang. Kiến trúc của tháp Trầm Hương Khánh Hòa không chỉ độc đáo, mới lạ, mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa biểu tượng, đặc trưng cho thành phố biển xinh đẹp này.

Xung quanh những bức vách như những cánh sen bao bọc lấy ngọn tháp. Không gian nội thất được sử dụng nhiều cửa sổ trong suốt. Nhiều cửa sổ để hé mở để du khách tới đây có thể vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp, những họa tiết hay sản phẩm trwung bày ở đây mà còn được cảm nhận hơi gió biển, ánh nắng. Đứng từ một tầng của ngọn tháp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh biển Nha Trang lung linh tuyệt đẹp.
Sân thượng của tòa tháp là nơi đặt búp tháp tâm linh – một kiến trúc rỗng trong với đường kính 4,5m cao 9m. Búp tháp tâm linh có thể coi là điểm nhấn của tháp Trầm Hương bởi vẻ đẹp mà đứng từ xa nhìn lại tháp Trầm Hương bạn cũng có thể cảm nhận được. Vào buổi sáng, tháp bút tâm linh trong giống như một nếm trầm hương đang cháy, lan tỏa mùi hương ngào ngạt cho toàn thành phố mộng mơ xinh đẹp. Buổi tối tháp bút tâm linh lại giống như một ngọn đuốc hay một ngọn hải đăng sáng rực, soi sáng cả một vùng biển, nổi bật ngay giữa lòng thành phố. Từ địa điểm du lịch Nha Trang này, du khách có thể ngắm vịnh Nha Trang cũng như toàn cảnh thành phố, tại đây cũng đặt các kính viễn vọng để du khách tiện việc quan sát.
Chùa Trúc Lâm
Toạ lạc trên đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa được khánh thành ngày 25/9/2008 và kể từ đó là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trên một hòn đảo.
Từ khu du lịch Vinpearl Land, những chiếc xe điện sẽ đưa quý du khách và Phật tử theo con đường trải nhựa uốn lượn quanh triền núi dốc lên đất Phật ở đỉnh núi, nơi cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp: biển xanh mênh mông, quanh năm lộng gió; đường đi rợp mát bóng cây, hương thơm tinh khiết, ánh nắng chan hòa; nơi tọa lạc ngôi già lam nghiêm tịnh Trúc Lâm tịnh viện.
Chùa Trúc Lâm đã được hình thành trước đó khá lâu, nhưng thời gian gần đây mới được xây dựng lại. Trong chùa có 72 pho tượng đức Phật, thập bát La Hán sơn son thiếp vàng và vô số những tấm hoành phi, liễn đối mang đậm dấu ấn của chùa cổ Việt Nam.

Đặc biệt tại chùa Trúc Lâm có tượng đài Quan Âm Nam Hải tay phải cầm cành dương, tay trái nâng tịnh bình với dáng điệu uyển chuyển, uy nghiêm, nét mặt từ bi, nhân ái nhìn ra biển cả. Tượng bằng đá bạch thạch Nghệ An cao 8m, chân đài đế tượng hình ngọn sóng cao 4,3m bằng xi măng cốt sắt (tổng chiều cao của tượng đài là 12,3m) nặng 10 tấn được ví như “ngọn hải đăng” mang lại sự bình an cho ngư dân khu vịnh Nha Trang trong những chuyến ra khơi.
Ngôi tịnh viện được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Quốc”, kiểu kiến trúc tại Nha Trang truyền thống chùa miền Bắc, lợp ngói mũi hài, mái mũi thuyền, đầu đao với hạc, lân quy…
Chính diện ngôi tịnh viện có Tam quan cổng biểu và hậu diện có Tam quan cổng mái trông uy nghiêm và cổ kính. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hệ thống tượng thờ trong tịnh viện mang phong cách và được bài trí theo mẫu của những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, tất cả được tạo tác bằng gỗ do những nghệ nhân ở những làng nghề nổi tiếng thực hiện.

Tòa bái đường đặt thờ tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện, Hộ Pháp Trừng Ác; tượng Bát Bộ Kim Cương; tượng Thánh Tăng A Nan, tượng Đức Ông Cấp Cô Độc. Nội điện đặt thờ nhiều bộ tượng Phật, Bồ tát ở án thờ giữa: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Di Lặc, Thích Ca Đản sanh…
Án thờ hai bên vách đặt thờ tượng Bồ tát Quan Âm Nam Hải, Bồ tát Quan Âm Tống Tử và bộ tượng Thập Điện Minh Vương. Đông lang và Tây lang ngôi tịnh viện đặt thờ bộ tượng các vị Tổ Thiền Tông.
Ngoài hệ thống tượng thờ trang nghiêm được sơn son thếp vàng rực rỡ, được chạm khắc tinh xảo mang tính nghệ thuật cao, trong Đại hùng bảo điện còn trang trí rất nhiều bao lam (cửa võng), câu đối, hoành phi mang ý nghĩa hoằng pháp độ sanh.
Chùa là nơi sinh hoạt phật giáo của các tăng ni, phật tử trong cả nước, và cũng là điểm tham quan tôn giáo linh thiêng với mỗi du khách khi đến Nha Trang.
Viện Hải dương học
Viện Hải dương học là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Viện từng được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu “Điểm du lịch được hài lòng năm 2005.

Nói đến Viện Hải dương học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải dương học – vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”. Hiện nay, bảo tàng Hải dương học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước.

Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở Biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong).

Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng Biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển – để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau, bảo tàng Hải dương học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác và bảo vệ Biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.
Chợ Đầm
Chợ Đầm là chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc Nha Trang đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch.
Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra. Đầm rộng khoảng hơn 7 ha, hai bên bờ là nhà ở của nhân dân. Phía cuối đầm, giáp đầu đường Phan Bội Châu bây giờ là một ngôi chợ cũ được xây cất vào khoảng năm 1908, thường gọi là chợ Đầm hay chợ Cửa (chỉ nơi cửa sông).

Tuy nhiên, chợ cũ không thể tồn tại khi dân cư mỗi lúc một đông, tình trạng dân cư cất nhà san sát nhau mọc lên khiến cho tình trạng ô nhiễm và chợ bùng phát cảnh nhếch nhác. Trước tình hình đó, việc quy hoạch lại khu chợ này trở nên cấp thiết. Năm 1961, Ty Kiến thiết Khánh Hòa lập một dự án đại cương về quy hoạch lại khu vực chợ này, xây một ngôi chợ hình tròn thay thế cho chợ cũ.
Kiến trúc sư Lê Anh Kim đã phác họa nên một ngôi chợ mới. Năm 1964, Tổng nha Kiến thiết lập một đồ án khác do Kiến trúc sư Lê Quý Phong đề xuất, phần chính của đồ án là xây cất một ngôi chợ tròn có mái xếp và một nhánh hình cánh cung. Chính đồ án này được coi là cốt lõi cho việc xây cất ngôi chợ sau này. Cả hai đồ án chưa được thực hiện thì đêm 16 tháng 9 năm 1968 xảy ra vụ hỏa hoạn lớn chưa từng có: 126 ngôi nhà bị cháy rụi. Tình thế cấp bách trong việc phải xây dựng lại một ngôi chợ mới, khang trang hơn được đế xuất. Ngày 12 tháng 4 năm 1969 được coi là ngày khởi sự đầu tiên của kế hoạch này với việc chiếc xáng Bassa của Nha Thủy vận Sài Gòn bắt đầu thổi cát lấp đầm. Sau 6 tháng, đầm đã bị lấp hoàn toàn với khối lượng cát đã thổi là 350.000 m3. Tiếp theo là việc tạo móng, dựng nền và xây cất công trình, hàng nghìn cọc bê tông cốt sắt dài 20m đã được đóng xuống qua lớp sình lầy.
Ngôi chợ xây dựng theo hình hoa sen có đường kính 66,5 m, có một tầng lầu hình vành khăn, lệch tâm. Diện tích cả tầng trệt và tầng lầu rộng tới 5.270 m2, có thể cùng lúc chứa được trên 3.000 khách ra vào mua bán. Các tòa nhà của cả hai tầng: tầng 1 và tầng 2 được xây dựng khang trang.

Sau sự cướp bóc và đốt phá trong giai đoạn giao thời của hai chế độ vào năm 1975, Chợ Đầm vẫn tiếp tục nhóm họp nhưng mỹ quan và trật tự bị giảm sút nhiều. Một kế hoạch tu sửa lại toàn bộ ngôi nhà tròn và quy hoạch tổng thể khu chợ được xây dựng và triển khai với sự tham gia của Viện Thiết kế xây dựng và Ty Xây dựng tỉnh.
Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản..v..v. rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tơi khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu.
Chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đằng Long Tự, tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, dưới chân đồi Trại Thủy, Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam).
Chùa Long Sơn do nhà Hoà thượng Thích Ngộ Trí (sinh năm 1856), húy thượng Phổ hạ Trí, thế danh là Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39 khai sơn sáng lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy(nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn bão, nên Tổ khai sơn quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự.

Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật Học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn còn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Năm 1938 năm Bảo Đại thứ 14, chùa được phong “Sắc tứ Long Sơn tự”.
Năm 1941 chùa được trùng tu do Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy phát tâm xây dựng. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963.
Chùa có pho tượng Kim Thân Phật Tổ, được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là “tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam” (tính đến thời điểm sách công bố).
Cáp treo Vinpearl Land
Công trình được khởi công vào tháng 8/2006. Sau hơn 14 tháng thi công, sáng 10/3/2007 công trình vượt biển Nha Trang đã chính thức khánh thành. Từ mọi góc nhìn của thành phố Nha Trang, người ta đều có thể nhìn thấy hệ thống cáp treo qua biển với 9 trụ cáp như hình tháp Eiffel của nước Pháp. Tuyến cáp treo Vinpearl Land. Ảnh: gotravelnhatrang.com.
Tuyến cáp treo dài 3.320m, có 9 cột trụ (cái cao nhất 54,65m, thấp nhất 7,96m) với tổng trọng lượng của toàn tuyến lên tới 7.000 tấn. Tuy nhiên với những thiết bị nhà ga, cabin… nhập từ Pháp chiếm tới 1/4 trong tổng giá trị 200 tỉ đồng của công trình, độ an toàn được tính gần như tuyệt đối.

Ngồi trên cáp treo Vinpearl ở độ cao 54m, du khách có thể ngắm nhìn gần như toàn bộ thành phố biển và vịnh Nha Trang – một trong những vịnh đẹp nhất thế với một góc nhìn mới lạ, hấp dẫn. Vì thế, ngay từ khi còn là bản thiết kế, tuyến cáp treo Vinpearl đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều người. Căn cứ vào độ dài của tuyến cáp, người ta cho rằng đây sẽ là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới – một công trình có khả năng được Guiness world record chính thức công nhận trở thành một kỷ lục thế giới.

Cũng vì lý do đó, từ khi khởi công, kênh truyền hình Discovery Channel đã cử hẳn một ekip chuyên trách ghi lại những hình ảnh đầu tiên về công trình này để chuẩn bị những thước phim tư liệu về quá trình xây dựng công trình cáp treo vượt biển dài nhất thế giới này.
Ngoài những bãi biển tuyệt đẹp trải dài, những khu vui chơi giải trí mà thiên nhiên ưu ái, giờ đây, tuyến cáp treo vượt biển như một “lí do” nữa để du khách trong và ngoài nước tìm đến Nha Trang – thành phố biển.
Biệt điện Cầu Đá
Biệt điện Cầu Đá (còn gọi Lầu Bảo Đại hay Biệt thự Cầu Đá) là một cụm 5 toà biệt thự mang phong cách kiến trúc Nha Trang thời Pháp, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, cách trung tâm thành phố 6 km về phía nam.
Toà nhà được xây dựng năm 1923, để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, xung phong tiền trạm chuẩn bị cho việc thiết lập một viện nghiên cứu biển vùng Đông nam Á. Theo thứ tự từ mỏm núi Chụt vào, 5 biệt thự ấy có tên là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Bông Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (cây Bàng). Biệt thự nào trồng cây nấy quanh vườn để dễ nhớ, dễ tìm. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.

Chủ nhân đầu tiên của biệt thự Les Agaves là tiến sĩ Krempt – người Ðức. Ông là vị giám đốc đầu tiên của Viện Hải dương học Nha Trang. Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự Les Agaves, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Việt Nam tạm chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Gia đình tổng thống Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Les Agaves và Les Frangipaniers. Bà Trần Lệ Xuân – phu nhân cố vấn Ngô Ðình Nhu đã đặt cho biệt thự Les Agaves (Xương Rồng) tên mới là Nghinh Phong, và Les Frangipaniers (Bông Sứ) là Vọng Nguyệt.
Năm ngôi biệt thự Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Biệt Thự Nghinh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng, cửa chính quay hướng đông. Từ sân trước của biệt thự có 2 đường vòng theo 2 hướng xuống chân đồi, đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.

Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ờ đồi thứ 2 cũng cao 2 tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách, tầng trên là nơi nghỉ của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang.
Khu du lịch Bảo Đại có 48 phòng khách được trang bị tiện nghi sang trọng, đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, ngoài ra còn có hai phòng Vua và Hoàng hậu ở hai lầu Nghinh Phong và Vọng Nguyệt. Quầy tiếp tân nằm ngay ở khu trung tâm, cách đó không xa có các quầy nhiếp ảnh, hàng lưu niệm, bưu điện… Lầu Bảo Ðại có hai nhà hàng lớn: nhà hàng Bảo Ðại I nằm trên sân thượng gần biệt thự Bông Sứ, trang trí nội thất khá sang trọng, bên trong có quầy bar phục vụ rượu, bia và các loại giải khát. Nhà hàng Bảo Ðại II ở dưới chân núi Chutt, trên một bãi cát trắng rợp bóng dừa xanh, nơi đó có sân tennis, sân bóng chuyền và cảng du lịch biển – cho thuê canô, tàu du lịch đi thăm các hải đảo. Nhà hàng Bảo Ðại II phục vụ các món ăn hải sản tươi sống, tổ chức đêm sinh hoạt đốt lửa trại, câu cá đêm.
Cầu Trần Phú
Cầu Trần Phú được khởi công xây dựng năm 1999, đến năm 2002 hoàn thành. Đây là một trong những công trình tạo nên điểm nhấn trên tuyến đường dọc biển của TP. Nha Trang. Những năm qua, cơ quan quản lý thường xuyên duy tu vệ sinh bảo dưỡng các hạng mục cơ bản của cầu như: lưới chắn rác, hệ thống thoát nước trên cầu, vệ sinh khe co giãn, đánh gỉ sơn lan can cầu…

Ngoài những tiện ích về giao thông thuận tiện ra thì từ khi cầu Trần Phú Nha Trang được mọc lên thì đã có nhiều công trình kiến trúc Khánh Hòa đã được hình thành như 2 bên bờ kè của sông Cái Nha Trang bởi trước kia là khu vực sinh sống của xóm cồn. Nay đã tô điểm với cảnh quan vô cùng độc đáo đẹp mắt với nhiều nhà hàng, đèn chiếu sáng hay những khu nghỉ dưỡng cao ốc như Mường Thanh mới khai trương vào ngày cuối tháng 11 vừa qua.

Còn vào ban đêm, khi những ánh đèn đã được bật sáng thì cầu Trần Phú Nha Trang lại tạo nên 1 vẻ thơ mộng, ấm áp với cảnh người qua lại tấp nập, những tiếng sóng vỗ vào những chân cầu tạo nên 1 vũ điệu lãng mạn mà chỉ khi dạo bộ tới nơi đây bạn sẽ cảm nhận về điều đó.
Blog’ Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp