Wednesday, November 6, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Cà Mau được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Cà Mau được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau toát lên một vẻ đẹp nên thơ và trữ tình, bình yên và mộc mạc làm say đắm bao trái tim của du khách.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân, GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%.

Tượng đài trung tâm thành phố Cà Mau.
Tượng đài trung tâm thành phố Cà Mau.

Tên gọi Cà Mau có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao:

“ Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu ”

Cà Mau được biết đến là vùng đất tận cùng của Tổ quốc và luôn là điểm du lịch Cà Mau nhất định phải đến một lần trong đời của mọi người dân Việt Nam. Tỉnh thành cuối cùng của Tổ quốc Việt với ba mặt chủ yếu giáp biển, tới đây du khách sẽ được thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, biển, chiêm ngưỡng ráng chiều trên vùng trời biển bao la.

Cách thành phố Cà Mau 40km, Rừng quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
Cách thành phố Cà Mau 40km, Rừng quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.

Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa), Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai,…mang đậm phong cách kiến trúc Cà Mau nói riêng và phong cách kiến trúc Nam Bộ nói chung. Các di tích cấp tỉnh, Nhà Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước.

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong những năm chiến tranh, nhân dân Cà Mau hay tin Bác mất nhưng không có điều kiện ra thăm vì bom đạn ác liệt. Tưởng nhớ Bác, người dân nhiều nơi ở Cà Mau đã tự cất nhà, đặt ảnh thờ… Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau chính thức xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo thời gian, khu tưởng niệm xuống cấp, đến năm 2011 mới trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1 thành phố Cà Mau.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1 thành phố Cà Mau.

Công trình văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt, là nơi người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước. Đồng thời còn là điểm tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và cũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà bạn không nên bỏ qua.

Khu tưởng niệm Bác Hồ bao gồm nhiều hạng mục như: Đền thờ, khu nhà sàn, nhà chiếu phim, nhà trưng bày, nhà triển lãm tượng đá… kết hợp hài hòa với hệ thống cây xanh, hoa kiểng mang đến cảm giác mát mẻ và thoáng đãng.

Trong đó, ngôi nhà sàn của Bác được tái hiện chi tiết nhất. Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được xây dựng với chất liệu gỗ, đúng theo nguyên mẫu và tỷ lệ so với nhà sàn Bác Hồ tại Hà Nội- nơi Bác đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Ngoài ra, xung quanh nhà sàn là khuôn viên cây xanh, cây ăn trái, ao cá cũng được tái hiện đúng theo mẫu khuôn viên nhà sàn Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra, xung quanh nhà sàn là khuôn viên cây xanh, cây ăn trái, ao cá cũng được tái hiện đúng theo mẫu khuôn viên nhà sàn Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.

Nhà sàn Bác Hồ tại Cà Mau được phục dựng, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Việt Bắc, với mái ngói, có 2 tầng. Tầng trên có 2 phòng (phòng ngủ và phòng làm việc). Còn tầng trệt được bố trí chiếc bàn và 10 chiếc ghế để Bác dùng tiếp khách, hội, họp.

Bên trong phòng ngủ và phòng làm việc đều có những vật dụng mà Bác thường dùng như: Giường ngủ, đèn ngủ, ghế dùng để quạt giấy, quạt lá, bộ bàn để điện thoại, chiếc mũ cối, những quyển sách,… Tất cả đều rất đơn sơ, thể hiện lối sống giản dị của Bác.

Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc ở xã đảo Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Đây là một cụm hòn lớn, nhỏ nằm liền kề nhau, với diện tích khoảng 6,43 ha, bao gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Hòn cao nhất chỉ cao khoảng 50 m so với mực nước biển. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh).

Đôi rồng cảnh làm bằng xi măng cốt sắt tại Khu du lịch Hòn Đá Bạc
Đôi rồng cảnh làm bằng xi măng cốt sắt tại Khu du lịch Hòn Đá Bạc 

Đến viếng cụm hòn này, du khách có thể nhìn thấy vô số những viên đá granit (đá hoa cương) xếp chồng lên nhau, với những hình thù hết sức độc đáo; cùng với các mảng rừng và thảm thực vật nguyên sinh. Ngoài ra, nơi đây còn có Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lăng Ông Nam Hải. Trong lăng Ông, có trưng bày và thờ bộ xương cá Ông dài khoảng 13 m. Theo tài liệu, cá Ông vì cứu một chiếc ghe bị chìm nên đã lấy thân mình đưa chiếc ghe dạt vào Kinh Chùa ngày 20 tháng 5 năm 1995. Được khoảng 3 ngày sau, cá voi lụy (chết), người dân đã đem chôn, đến năm 1996 thì đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ.

Hằng năm, lễ Nghinh Ông được tổ chức long trọng vào ngày 23 tháng 5 âm lịch.
Hằng năm, lễ Nghinh Ông được tổ chức long trọng vào ngày 23 tháng 5 âm lịch.

Đặc biệt, trước năm 1975, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chọn Hòn Đá Bạc làm nơi đóng trung đội pháo 105 ly để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và tuyến ven biển phía Tây Cà Mau. Vào năm 1981, đây còn là địa điểm diễn ra Kế hoạch phản gián CM-12 (kéo dài từ tháng 9 năm 1981 đến 9 tháng 9 năm 1984), đã đánh bại âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam đương thời do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu. Ngày 22 tháng 6 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-BVHTTDL công nhận di tích “Hòn Đá Bạc – Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12” là Di tích lịch sử Quốc gia. Hiện nay, Bộ Công an và Chính quyền tỉnh Cà Mau đã xây dựng Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM12.

Thêm vào đó, Hòn Đá Bạc còn lôi cuốn du khách bởi thú đi câu mực, câu tôm…và các món ăn được chế biến từ nguồn hải sản dồi dào…

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là một mũi đất ở phía nam tỉnh Cà Mau thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây cũng là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam.

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.
Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30′ Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.

Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.

Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Và còn có các công trình như cột mốc toạ độ quốc gia, biểu tượng Mũi Cà Mau.

Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn.
Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn.

Ngày 2 tháng 11 năm 2019, tỉnh Cà Mau quyết định di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đến vị trí khác. Theo đó, biểu tượng con tàu sẽ di dời đến vị trí mới là khu vực đầu bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau. Nguyên nhân là vì tỉnh Cà Mau triển khai xây dựng một số công trình tại Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau như biểu tượng cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh…Các công trình này có cốt nền cao, trong khi đó biểu tượng con tàu đã xây dựng lâu, có cốt nền thấp, bị ngập khi triều cường dâng cao. Thêm vào đó, hiện bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau đã được xây dựng phía ngoài, giáp biển.

Đình Tân Hưng

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.

Đình có vị trí rất thuận lợi khi được dựng cất đối diện với dòng sông Rạch Rập. Một không gian thơ mộng với sự che chắn của nhiều cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật tại vùng quê.
Đình có vị trí rất thuận lợi khi được dựng cất đối diện với dòng sông Rạch Rập. Một không gian thơ mộng với sự che chắn của nhiều cây xanh đã làm cho ngôi đình trở nên nổi bật tại vùng quê.

Đình Tân Hưng là một ngôi đình cổ thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, được người dân xây dựng vào năm 1907. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh, đình bị phá hủy hoàn toàn. Trên nền đất cũ, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn.

Năm 2014, di tích đình Tân Hưng được nâng cấp, phục dựng gồm nhiều hạng mục, công trình: Nghi môn, giao thông hào, nhà khói, bia lưu niệm Mặt trận Tân Hưng, hệ thống chiếu sáng… xung quanh là khuôn viên rợp bóng cây xanh, khu sinh hoạt văn hóa, nhà truyền thống, đường nội bộ với hàng rào bảo vệ biệt lập.

Đình chính gồm một gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên nóc đúc hai rồng chầu. Trước đình là bức bình phong bằng gạch đắp hình hổ, hai bên có hai trụ gạch vuông, đỉnh trụ đắp hai bông sen đá. Hai bên sân có hai miếu nhỏ thờ Thần Nông và Thổ Thần.

Đình Tân Hưng có ý nghĩa giá trị văn hóa – lịch sử to lớn. Đồng thời, là hình ảnh của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tỉnh Cà Mau, miền đất cực nam của Tổ quốc. Từ bao đời nay, với người dân địa phương ngôi đình là nơi họ gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng về một cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc.

Không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân trong vùng, đình Tân Hưng còn là ngôi đình nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Cà Mau.
Không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân trong vùng, đình Tân Hưng còn là ngôi đình nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Cà Mau.

Đình Tân Hưng là nơi đầu tiên của tỉnh diễn ra sự kiện treo cờ Đảng. Đêm 1/5/1930, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, nhóm thanh niên yêu nước gồm 3 người: Lương Thế Trân, Nguyễn Thế Cao, Nguyễn Ngọc Hưng đã treo lá cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) trên ngọn cây dương trước đình. Lá cờ đỏ búa liềm có dòng chữ: “Diệt trừ Pháp tặc”. Lần đầu tiên nhân dân Cà Mau được thấy cờ Đảng công khai xuất hiện. Và cũng tại đây, ngày 1/3/1946, Mặt trận Tân Hưng được thành lập, đồng chí Nguyễn Văn Thâm làm Bí thư, đồng chí Mai Đăng Khoa là Ủy viên Quân sự trực tiếp chỉ huy.

Với ý nghĩa ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng lịch sử, ngày 4/8/1992, đình Tân Hưng được xếp hạng Di tích lịch sử – Văn hóa Quốc gia, trở thành “địa chỉ đỏ” để thế hệ trẻ đến tìm hiểu, học tập về những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước mà cha ông ta đi trước đã để lại.

Hải đăng Hòn Khoai

Đảo Hòn Khoai là một quần đảo gồm 5 đảo đứng cận kề nhau là Hòn Khoai, Hòn Sao, hòn Đồi Mồi, hòn Quy, hòn Đá Lẻ. Trong đó Hòn Khoai có diện tích lớn nhất khỏang 420ha, cũng là hòn đảo cao nhất.

Hải đăng Hòn Khoai được xây dựng vào năm 1899 là một trong sáu ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Hải đăng Hòn Khoai được xây dựng trên đảo Hòn Khoai cách đất liền, mũi Cà Mau khỏang 18km. Hòn Khoai được xác định là hải đăng cấp 1 trong hệ thống hải đăng ở Việt Nam.

Tầm hiệu lực ánh sáng ban đêm là 26,7 hải lý và tầm nhìn địa lý tương đương 41 hải lý.
Tầm hiệu lực ánh sáng ban đêm là 26,7 hải lý và tầm nhìn địa lý tương đương 41 hải lý.

Hải đăng Hòn Khoai hình khối vuông , chiều cao tháp là 15,7m, mỗi cạnh 4m, được xây bằng đá hộc và xi măng, được xây dựng trên nền đất có độ cao là 284m. Hải đăng độc lập chỉ vị trí của Hòn Khoa thuộc tỉnh Cà Mau, giúp tàu thuyền hoạt động, định hướng ra vào và xác định vị trí của mình.

Hòn Khoai là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ: Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi. Qua qúa trình kiến tạo địa chất và sự sắp đặt ngẫu nhiên của tự nhiên, những đảo nhỏ kết nối với nhau tạo hình một củ khoai không lồ giữa biển. Ngoài ra, người dân nơi đây cũng truyền nhau một câu chuyện khác gắn liền với lịch sử Đảo Hòn Khoai. Ngày trước, cha ông đi khai phá đảo đã mang theo nhiều hạt giống cây trồng từ đất liền để sinh sống, đến nay vẫn còn xót lại nhiều gốc khoai mì, khoai mỡ tự nhiên. Lí do nào cũng đều có cơ sở, vì thế ngư dân thuận tên gọi đảo là Hòn Khoai cho đến giờ.

Nhà thờ Giáo xứ Cà Mau

Ngày 29-12-2015 là một ngày đặc biệt vì Họ đạo Cà Mau vừa tròn 90 năm tuổi (1925-2015), đặc biệt hơn vì cũng là ngày cung hiến ngôi nhà thờ mới. Trong Thánh lễ tạ ơn có Đức Hồng Y Gioan Baotixita chủ tế cùng với 86 Cha, và khoảng trên 50 Quý Tu Sĩ, 3000 giáo dân tham dự.

Xin tri ân Chúa đã luôn đồng hành và ban muôn phước lành trên Họ đạo Cà Mau chúng con trong suốt 90 năm qua, đặc biệt trong suốt thời gian xây dựng nhà thờ và nhà sinh hoạt.
Xin tri ân Chúa đã luôn đồng hành và ban muôn phước lành trên Họ đạo Cà Mau chúng con trong suốt 90 năm qua, đặc biệt trong suốt thời gian xây dựng nhà thờ và nhà sinh hoạt.

Tất cả là nhờ lời cầu nguyện, sự động viên và sự giúp đỡ của rất nhiều người, trong đó không thể quên là Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Cha Stêphanô, Quý Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha, Quý Ân nhân. Xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những hy sinh của mọi người.

Chùa Monivongsa Bopharam

Nếu du lịch Cà Mau, bạn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau đó là chùa Monivongsa Bopharam. Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc tại Cà Mau mang đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230m2, gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.
Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc tại Cà Mau.

Cổng chính của chùa quay về hướng đông. Bên trên là hình 3 ngọn tháp tượng trưng cho Tam giới hay Tam bảo, được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tinh xảo. Cách cổng 100 mét là khuôn viên chùa với những hàng cây bao quanh. Một ngôi chùa Khmer thường có một cổng chính và nhiều cổng phụ thể hiện tư tưởng rộng cửa đón chào bước chân người hành hương, du khách. Đây cũng chính là nét đặc trưng chung của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Khi bước vào chùa, ấn tượng nhất là bức tượng Phật “khổng lồ” nằm ngang sân chùa thể hiện phần nào sự uy nghi và bề thế của chùa. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.

Khuôn viên chùa rộng lớn, có nhiều cây xanh, có ao sen… rất đỗi nên thơ và tĩnh lặng. Đặc biệt gây ấn tượng cho khách là cảnh hàng trăm con chim bồ câu lượn lờ, đậu trên những mái cong làm cho không gian của chùa thêm gần gũi hơn. Vào đây, bạn như được trút hết mọi thứ buồn phiền của cuộc sống lòng cảm thấy an nhiên lạ thường.

Chánh điện cao 32 m, nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên, mặt tiền quay về hướng Đông, có bậc tam cấp từ mặt đất dẫn lên nền chánh điện cao 1,5 m. Bên ngoài chánh điện có hành lang bao quanh.
Chánh điện cao 32 m, nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên, mặt tiền quay về hướng Đông, có bậc tam cấp từ mặt đất dẫn lên nền chánh điện cao 1,5 m. Bên ngoài chánh điện có hành lang bao quanh.

Một công trình ấn tượng khác trong chùa là cụm tượng nói về cuộc đời Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, giác ngộ cuộc đời người có sinh, lão, bệnh, tử. Cụm tượng với hình ảnh người, cỗ xe ngựa “khổng lồ” được thực hiện rất độc đáo, có ý nghĩa nằm chiếm một vị trí nổi bật ngay cạnh bên chánh điện chùa.

Hàng năm vào các ngày lễ tắm Phật vào ngày 30/8 và 1/9 Âm lịch hay những dịp lễ hội của người Khmer như Chôl Chnăm Thmây, Sene Đolta, Ok Om Bok… người dân địa phương đến chùa cúng viếng, tổ chức vui chơi, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự.

Những dịp lễ hội như thế thường kéo dài nhiều ngày và diễn ra suốt đêm với các sinh hoạt sôi động như đá cầu, ném tạ, nhảy lưới, giấu khăn, bịt mắt bắt dê, đánh đáo, kéo co, thả đèn trời…

Du khách đến chùa vào các dịp lễ hội không chỉ được thưởng thức và tham dự các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ truyền thống của người Khmer bản địa mà còn được trải nghiệm các món ăn mà người dân mang đến cúng chùa, trong không khí tưng bừng thâu đêm suốt sáng.

Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ tọa lạc tại phường 4, thành phố Cà Mau. Từ sân bay hoặc bến xe Cà Mau, đi theo đường Lý Thường Kiệt tới ngã ba nhà thờ Bảo Lộc rẽ phải đi theo đường Phan Ngọc Hiển qua cầu, rẽ vào đường Lý Bôn là đến chùa.

Truyền thuyết kể lại khoảng năm 1840 vùng Cà Mau là vùng lau sậy, theo dòng người đi khai hoang mở đất có chàng trai Tô Quang Xuân đi lấy củi trong rừng, khi rìu bổ vào thân cây bồ đề cổ thụ thì thấy lộ ra một quyển kinh Phật đặt ở gốc cây. Từ đó chàng trai dựng am thờ Đức Quan Thế Âm vừa tu vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân bên bờ kênh Quản Lộ. Tương truyền, Tô Quang Xuân tụng kinh Kim Cương cảm hóa được thú dữ. Thiên hạ biết tiếng kéo đến xin thuốc và học đạo rất đông. Trong số những đệ tử này có cả cọp dữ cũng đến để học đạo. Hiện nay tháp của con hổ ấy vẫn còn, đệ tử trong chùa gọi là tháp Sư Cậu.

Chùa được xây dựng vào năm 1840, mang đậm lối kiến trúc Cà Mau cổ của thế kỷ 19, đây là nơi truyền giáo Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. Nguyên cách gọi tên chùa Phật Tổ là do sự tôn kính từ lâu đời của người dân vùng Cà Mau với vị hòa thượng lập dựng chùa: Hòa thượng Thích Trí Tâm.
Chùa được xây dựng vào năm 1840, mang đậm lối kiến trúc Cà Mau cổ của thế kỷ 19, đây là nơi truyền giáo Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. Nguyên cách gọi tên chùa Phật Tổ là do sự tôn kính từ lâu đời của người dân vùng Cà Mau với vị hòa thượng lập dựng chùa: Hòa thượng Thích Trí Tâm.

Về sau, nhờ người dân đóng góp tài vật, Tô Quang Xuân dựng được một ngôi chùa bằng lá đơn sơ. Thấy vậy, hương hào Đỗ Văn Viễn trong vùng ghen ghét đã vu cho ông là gian đạo sĩ. Ông bị quan trên bắt về Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) quản thúc.

Nhưng đạo hạnh của Tô Quang Xuân đã làm các quan trên kính phục. Ông được đưa về Huế và thọ giới xuất gia ở chùa Kim Chưởng. Sau khi thọ giới được 7 ngày, ông viên tịch. Vua sắc phong cho ông làm “hòa thượng” đồng thời ban cho gấm vóc và cử người đưa di hài về đến tận Cà Mau.

Tiếc thương ông, năm 1842, vua Thiệu Trị (triều Nguyễn) đã xuống chiếu sắc phong cho Tô Quang Xuân là Hòa thượng Thích Trí Tâm, sửa sang am tranh của ông bên cánh rừng già và sắc tứ cho chùa với tên hiệu là “Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự”. Hòa thượng Thích Trí Tâm được người dân trong vùng tôn kính xem như là “Phật Tổ”, nên chùa cũng gọi là “chùa Phật Tổ”.

Chùa Phật Tổ đã qua nhiều lần tu sửa, lần đại trùng tu là vào năm 1937. Tuy nhiên về cơ bản vẫn giữ được hiện trạng của ngôi chùa cổ. Các hiện vật phụng thờ như tượng gỗ, khánh gỗ, độc bình, chuông đồng, câu đối, sắc phong của vua ban… vẫn còn lưu giữ, minh chứng cho sự phát triển Phật giáo của thời kỳ người Việt bắt đầu những bước tiến quan trọng trong công cuộc khẩn hoang và hình thành một xã hội cộng cư với ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất phương Nam.

Hàng tuần nơi đây đều tổ chức tu học, thuyết giảng Phật pháp. Hàng năm, mỗi dịp đại lễ Phật giáo như lễ rằm tháng Giêng, Phật đản, Vu lan… chùa Phật Tổ trở thành nơi diễn ra lễ hội, đông đảo Tăng Ni, Phật tử tề tựu về tham dự.
Hàng tuần nơi đây đều tổ chức tu học, thuyết giảng Phật pháp. Hàng năm, mỗi dịp đại lễ Phật giáo như lễ rằm tháng Giêng, Phật đản, Vu lan… chùa Phật Tổ trở thành nơi diễn ra lễ hội, đông đảo Tăng Ni, Phật tử tề tựu về tham dự.

Nét đặc sắc trong đường nét kiến trúc ở Ngôi Tam Bảo là việc dùng đồ sứ ốp vào các họa tiết có chất liệu bằng xi măng tạo thành một án thờ có đường nét là hình ảnh các linh vật Long – Lân – Quy – Phụng được gắn lên tạo thành bao lam bao quanh ngôi chánh điện như một chiếc lộng che lấy các tượng Phật, mặc dù vật liệu xây dựng không làm từ chất liệu gỗ nhưng các họa tiết trang trí cổ điển tạo được nét hài hòa trong trang trí nghệ thuật của ngôi chánh điện.

Ngoài kiến trúc chính của ngôi chùa cổ, bên phải từ cổng chùa vào còn có văn phòng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo, Trường Trung cấp Phật học Cà Mau, văn phòng Phân ban Đặc trách Ni giới. Bên trái kiến trúc chính còn có Tuệ Tĩnh đường miễn phí dành cho người nghèo, Hội quán Gia đình Phật tử, nhà Tăng…

Chùa Phật Tổ là niềm tự hào của người dân Cà Mau, trở thành địa điểm du lịch Cà Mau hút khách về tham quan, chiêm bái và khám phá về đời sống tâm linh của đồng bào nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI