Thursday, January 9, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Tuyên Quang được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Tuyên Quang được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 165 km theo quốc lộ 2 và 130 km theo đường Sơn Nam.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Nằm ở trung tâm của vùng Đông Bắc, Tuyên Quang được xem là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” với nhiều thắng cảnh kỳ thú, độc đáo và hấp dẫn. Tuyên Quang là địa danh gắn với quá trình hình thành đất nước Việt Nam và còn là nơi khởi phát, hội tụ và giao thoa sắc thái văn hoá của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Kiến trúc Tuyên Quang với lịch sử văn hoá là thế mạnh của du lịch Tuyên Quang với 123 điểm di tích lịch sử và 215 di tích văn hoá cấp tỉnh.

Khu du lịch Na Hang là một huyện vùng cao thuộc huyện Na Hang và Lâm Bình của tỉnh Tuyên Quang.
Khu du lịch Na Hang là một huyện vùng cao thuộc huyện Na Hang và Lâm Bình của tỉnh Tuyên Quang.

Khi đi du lịch Tuyên Quang bạn không chỉ có cơ hội thăm quan, khám phá các địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn được trải nghiệm, giao lưu văn hóa, tiếp thu và học hỏi những nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Do đó, vùng đất này luôn mang lại cảm giác mới lạ, hứng thú cho khách du lịch.

An toàn khu Định Hóa

An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) là một khu di tích rộng lớn nằm ở tỉnh Thái Nguyên. Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và làm việc từ 20/5/1947 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa...
Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa…

An toàn khu Trung ương Định Hoá nằm ở trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, nơi có địa thế hiểm trở “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hoà, đã trở thành địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan đầu não kháng chiến. Khu căn cứ này đặt tại huyện Định Hóa nằm ở cực bắc tỉnh Thái Nguyên.

ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử:

  • Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến – tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
  • Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên… về giảm tô và cải cách ruộng đất…
  • Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.

Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách… Tại trung tâm xã Phú Ðình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.

ATK hiện nay đã là một miền đất trù phú với những con đường nhựa chạy dài theo triền núi. Nhưng đến nơi này, hình ảnh một vùng chiến khu xưa vẫn còn hiện hữu rất rõ.
ATK hiện nay đã là một miền đất trù phú với những con đường nhựa chạy dài theo triền núi. Nhưng đến nơi này, hình ảnh một vùng chiến khu xưa vẫn còn hiện hữu rất rõ.

Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom… cụm di tích ATK còn có nhiều địa danh đi vào lịch sử như: đèo De, núi Hồng, nhà ông Cao Nhật – một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1939 -1945; rừng Mấn – nơi đặt trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự. Đây cũng là nơi hoạt động của Trường Chinh, Tổng bí thư của Ðảng khi đó và đồng chí Hoàng Quốc Việt. Cụm di tích có chùa Mai Sơn – nơi Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt nhà in đặc biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng; đình Kha Sơn – nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã…

Đền mẫu Tam Cờ

Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải, nằm ở 53, phố Lý Nam Đế, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Địa danh nơi đây còn gọi là Tam Cờ nên đền thường được gọi là Đền Mẫu Tam Cờ. Ngôi đền này nằm trên vùng đất ngày xưa có tên là Hiệp Thuận, nên đôi khi còn gọi là Đền Hiệp Thuận.

Đền Hạ Tuyên Quang, chính là nơi phát tích của Mẫu Thoải, tức Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ. Đền Hạ Tuyên Quang chính là khởi nguồn của Đền Dùm (Đền Thượng) và Đền Ỷ La. Đây là một cụm đền thờ Mẫu Thoải có chung một nguồn gốc.

Đền Tam Cờ được xây dựng từ lâu đời, từ lúc nào không rõ, nhưng được xây dựng quy mô vào năm 1738. Đền Ỷ La xây dựng năm 1747. Đền Dùm được xây dựng vào năm 1767.
Đền Tam Cờ được xây dựng từ lâu đời, từ lúc nào không rõ, nhưng được xây dựng quy mô vào năm 1738. Đền Ỷ La xây dựng năm 1747. Đền Dùm được xây dựng vào năm 1767.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Xưa có hai nàng công chúa con vua Hùng là Phương Dung và Ngọc Lân, một hôm theo xa giá đến bên bờ sông Lô (thuộc thôn Hiệp Thuận) đỗ thuyền. Nửa đêm trời mưa to, gió lớn, hai nàng đều hoá, nhân dân trong vùng lấy làm linh dị bèn lập đền thờ. Ban đầu Đền Tam Cờ Tuyên Quang thờ cả hai chị em Công Chúa Phương Dung và Công Chúa Ngọc Lân. Sau này, Công chúa Ngọc Lân (cô em) được tách ra để lập thờ tại Đền Dùm. Vì vậy, Đền Tam Cờ được gọi là Đền Hạ, còn Đền Dùm được gọi là Đền Thượng.

Sau này, khi giặc giã tràn vào Tuyên Quang, nhân dân đã vác tượng Mẫu từ Đền Tam Cờ vào Ỷ La và giấu vào một gốc đa. Mấy ngày sau, tại nơi giấu tượng Mẫu, tại chỗ giấu bức tượng một đống mối đùn lên che gần hết tượng. Dân chúng cho rằng đó là điềm ứng bèn cùng nhau góp công, góp của để xây đền. Đó chính là Đền Ỷ La ngày nay.

Như vậy, sự hình thành Đền Mẫu Ỷ La và Đền Thượng đều bắt nguồn từ Đền Hiệp Thuận, cùng thờ Mẫu Thoải. Trong quan niệm dân gian, Đền Mẫu Ỷ La là nơi “lánh nạn” của Mẫu, là nơi có địa thế linh thiêng chở che Thánh Mẫu, là nơi có khả năng bảo toàn cái Thiện, cho nên lễ hội Đền Thượng và Đền Hạ không tách rời Đền Mẫu Ỷ La. Hai vị Thánh Mẫu đều được thờ phụng ở 3 ngôi đền. Nhưng Đền Mẫu Ỷ La được chọn là nơi khởi kiệu, Đền Hạ là nơi hợp tế đều có những nguyên do lịch sử và tín ngưỡng dân gian.

Nếu đây được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải thì hai chị em công chúa vua Hùng được coi là hai hiện thân của Mẫu.

Đền Hạ có kiến trúc Tuyên Quang theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính Đông nhìn thẳng ra sông Lô. Trước sân chầu là hệ thống cổng phụ gồm bốn trụ, trên mỗi đỉnh trụ là một con phượng đắp nổi. Cạnh sân chầu là hai miếu còn gọi là Lầu Cô. Tiếp đến là Lầu Tế, thờ Đệ nhị Thượng ngàn, sau là Tam phủ thờ Đệ nhất Thượng ngàn, gian chính bố trí hình chữ tam gồm ba cung. Trong cung, trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, cạnh bệ thờ treo chuông, khánh…

Nghệ thuật kiến trúc tại Tuyên Quang cổ nổi bật của đền là chạm khắc gỗ công phu. Các cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xiếp đều được chạm trổ tinh xảo, với đề tài là tứ linh và tứ quý. Trên thân cột chạm hình Long Giáng thuỷ cung. Đặc biệt những hình cây, hoa trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ.

Giá trị nghệ thuật của các tượng thờ trong Đền Hạ Tuyên Quang cũng rất đáng chú ý. Nét mặt các pho tượng toát lên vẻ thanh tao mà uy nghiêm. Các tư thế của tay, các nếp khăn áo, các hình trang trí trên đồ thờ đều được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện rất sinh động.

Trong Đền Hạ Tuyên Quang còn giữ được nhiều bảo vật lâu đời có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quả chuông đồng, khánh cỡ lớn được đúc vào thời Lê, 3 pho tượng cổ cùng 20 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn. Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chương, ca ngợi phẩm chất cao quý và sự linh thiêng của các nương thần, phù trợ cho dân cho nước.

Đình Hồng Thái

Tháng 3 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Chu Quý Lương, nhân dân Kim Trận đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân họp bàn và quyết định đổi tên làng. Đồng bào đã lấy tên liệt sỹ Phạm Hồng Thái đặt làm tên xã mình và đình Kim Trận cũng mang tên đình Hồng Thái từ đó.

Đình Hồng Thái được dựng theo thuật phong thuỷ từ ngàn xưa để lại, đó là thế: “đất tụ thuỷ, nước tụ hội”. Trên thực tế, đình được đặt theo hướng nam lấy núi Thia làm án đình, phía trước là dòng sông Phó Đáy, trước cửa đình có một khoảng sân rộng có nhiều cây cổ thụ như: cây đa, cây gạo…

Đình Hồng Thái thờ các vị sơn thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung công chúa.
Đình Hồng Thái thờ các vị sơn thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung công chúa.

Đình được cất dựng năm thứ 4 của triều Khải Định, tức năm 1919. Đình có kiến trúc Tuyên Quang thuần gỗ, mái lợp lá cọ. Nhìn về tổng thể, đình có dáng dấp một ngôi nhà sàn miền núi, gồm có ba gian, hai chái. Hai gian hai bên dùng làm nơi hội họp và ăn uống, 3 gian chính giữa dùng làm nơi cúng tế. Phía trên gian giữa có một sàn lửng, chia làm hai phần: phần thượng cung dùng để đồ cúng tế, phía trong là vọng cung là nơi để đồ tế khí.

Không giống như đình ở miền xuôi, đình Hồng Thái có kiến trúc rất đơn giản. Nổi bật lên là các chữ triện tô mực đen ở các đầu dư, một số câu Hán văn được ghi lại trên các xà và các câu đối, đáng chú ý là hai câu nói về địa thế của đình:

“Để giang tả bão linh nguyên hội
Ngọc tỉnh hữu triều thụy khí chung”

Ngoài ra, ở gian giữa ta còn thấy hình tượng 6 con tắc kè bám ở 6 cột. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, trang trí, đây còn là một trong những tín ngưỡng nông nghiệp của đồng bào, bởi đồng bào tin rằng tắc kè là con vật có khả năng dự báo được thời tiết mưa hay nắng, để từ đó người ta có thể tính được thời gian trồng cấy mùa vụ.

Hàng năm, dân làng ở đây tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng giêng âm lịch. Trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nhiều trò chơi lý thú, bổ ích như: vật, câu ếch, hát ổi, cầy bừa, hát then…Tất cả những trò chơi ấy đã phản ánh tinh thần thượng võ, tính giáo dục cũng như sinh hoạt bình dị của người dân nơi đây. Đây là ngày hội vui nhất của làng, họ rước Ngọc Dung công chúa ở cầu Chương – Bến Lở về cầu tự cho dân làng. Trong ngày vui đó, nhân dân các vùng lân cận cũng về đây góp vui.

Ngoài ra, còn có hai ngày lễ: ngày 4/5 âm lịch là ngày lễ hạ điền, ngày 14/7 âm lịch là ngày lễ thượng điền. Hai ngày lễ này ít người tham dự hơn ngày lễ chính. Họ tổ chức ngày lễ này với mong muốn tạ ơn trời đất đã cho nhân dân một mùa vụ tốt tươi, dân làng no đủ.

Thôn Hồng Thái nằm ở phía tây và là cửa ngõ của xã Tân Trào. Đình Hồng Thái được đặt trên một khu đất rộng, gần với con đường đi từ thị trấn Sơn Dương vào. Phía bắc của đình là dòng sông Phó Đáy; phía tây có dãy núi Bòng; phía nam có dãy núi Thia. Từ vị trí này có thể dễ dàng cơ động đi các xã có phong trào cách mạng phát triển mạnh như: Bình Yên, Lương Thiện,Trung Yên,Thanh La… Do vậy, nơi đây đã trở thành một trạm chuyển tiếp, một đầu mối liên lạc.

Đền Ỷ La

Thuộc tổ 4 của phường Ỷ La nên ngôi đền này cách trung tâm thành phố không quá xa. Bạn có thể đi đi theo tuyến đường quốc lộ 2 là tới. Khi tới km4 là có thể rẽ trái và vào làng Tiên Lũng. Từ điểm này vào tới đền Ỷ La không quá xa chỉ khoảng 100m là tới.

Đây là nơi thờ đức thánh Mẫu Thượng Thiên cùng với các vị trong đạo thờ Mẫu theo đúng tín ngưỡng của người Việt Nam. Ngôi đền Ỷ La Tuyên Quang này đã được xây dựng từ những năm của thế kỷ XIX. Theo như những ghi chép còn lưu truyền lại, ngôi đền này đời trước có công chúa Ngọc Lân và công chúa Phương Dung đã tới đây để xem xét chỗ đỗ thuyền. Sau đó xảy ra trận mưa lớn, hai công chúa đã theo đó vụt bay lên trời. Chính bởi sự việc này, người ta đã lập đền thờ.

Đền thờ công chúa Phương Dung được coi là hiện thân của đức thánh Mẫu Thượng Thiên. Nơi đây có rất nhiều các sản phẩm sáng tạo mang đậm nét văn hóa bản địa. Sức mạnh tâm linh lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng người dân lao động.
Đền thờ công chúa Phương Dung được coi là hiện thân của đức thánh Mẫu Thượng Thiên. Nơi đây có rất nhiều các sản phẩm sáng tạo mang đậm nét văn hóa bản địa. Sức mạnh tâm linh lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng người dân lao động.

Công chúa Phương Dung được thờ ở phía hữu ngạn của dòng sông Lô. Công chúa Ngọc Hân được lập đền thờ tại xã Tình Húc. Vào năm Minh Mệnh, trong lần đánh nghịch quân, tổng đốc Lê Văn Đức đã vào đền để cầu đảo. Sau khi dẹp xong giặc đã đem tâu chuyện và phong cho thần làng là Hiệp thuận chi thần. Cho đến ngày nay văn bia đó vẫn còn được lưu truyền.

Chính vì những câu chuyện xung quanh nơi đây mà đền Ỷ La ở Tuyên Quang là nơi chứa đựng rất nhiều những dấu ấn lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đất Tuyên Quang.

Theo như dân gian thì nơi đây là nơi lánh nạn cho thần và là nơi che chở cho thánh Mẫu. Do đó, hàng năm tại đền Ỷ La đều diễn ra lễ hội. Cả 2 vị thần này đều được thờ tại cả 3 ngôi đền này. Tuy nhiên, lễ khởi kiệu sẽ được rước từ đền Ỷ La Tuyên Quang. Khu đền Hạ sẽ là nơi thực hiện các nghi thức hợp tế.

Ngoài thờ Mẫu Thượng Thiên, ngôi đền linh thiêng này còn thờ Đức thánh trần. Tại đây còn lưu giữ đạo sắc phong từ thời nhà Nguyễn. Các sắc phong này đều tôn vinh công đức của Thần đã giúp cho nhà Nguyễn giữ nước, trợ giúp dân lành có cuộc sống bình an, phồn thịnh.

Hàng năm ngôi đền linh thiêng này thường tổ chức rất nhiều lễ hội lớn. Trong đó phải kể tới các lễ hội như lễ Thượng Nguyên thường diễn ra vào ngày 7 của tháng giêng. Lễ hội này là lễ hội giải hạn cho người dân với mong muốn mưa thuận gió hòa để người dân an cư lập nghiệp.

Hiện nay, đền Ỷ La ở Tuyên Quang có rất nhiều bức hoành phi, sắc phong và câu đổi của thời trước. Đây được xem là những sử liệu vô cùng quý giá của đất nước ta. Qua những chứng nhân này, chúng ta mới hiểu thêm về lịch sử, đất nước, con người Tuyên Quang. Đặc sắc nhất phải nói tới đó là những nét văn hóa cổ xưa được xem là chứng nhân lịch sử của dân tộc.

Đền Cây Xanh

Đền Cây Xanh (hay còn gọi là Đền Cảnh Xanh) nằm ở Phường Minh Xuân – Thành Phố Tuyên Quang. Đền Cây Xanh thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, có phối thờ Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang. Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang nơi đây chính là Cô bé Thượng Ngàn.

Đền Cây Xanh khởi nguyên là một ngôi điện thờ nhỏ được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Đền Cây Xanh được người xưa dựng nên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn (còn gọi là Lâm cung Thánh Mẫu). Ngoài ra, đền còn phối thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Cô Bé Cây Xanh. Cô Bé Cây Xanh là người hầu cận mẫu Thượng Ngàn tại bản đền. Cô Bé Cây Xanh được thờ tại lầu cô.

Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn.
Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn.

Đền nằm trên một khu đất cao, dưới chân là ngọn đồi nhỏ. Cửa đền quay hướng Tây nơi có dòng sông Lô uốn khúc. Phía trước ngôi đền có một cây xanh cổ thụ. Bởi vậy, khi dựng đền, người dân nơi đây đã lấy tên của cây xanh cổ thụ đặt tên cho ngôi đền. Là Bà chúa Thượng Ngàn gắn với núi rừng và ngàn cây, nên người dân kiêng dùng từ “cây” (là tên húy của Ngài) và đọc chệch đi là từ Cảnh. Đền được trùng tư lớn vào năm 2011.

Khách đến Tuyên Quang hành hương mà chưa ghé thăm đền Cây Xanh nơi thờ của Cô Bé Cây Xanh thì đó là chưa phải đến thăm xứ Tuyên. Ngoài giá trị lịch sử thì Cô bé Cây Xanh nơi bản đền rất linh thiêng và đặc biệt linh nghiệm trong việc cầu tài, cầu lộc. Câu nói “Phật thánh Cảnh Xanh uy linh cầu tất ứng” được mọi người không chỉ ở Tuyên Quang mà còn có những du khách ở nhiều vùng, miền khác biết đến.

Chùa An Vinh

Năm cũ qua đi, năm mới đến, ai cũng muốn tìm cho mình một chốn bình yên để tâm hồn lắng lại, để chiêm nghiệm cái được-mất của cuộc đời… Và tham quan, vãn cảnh chùa là sự lựa chọn của không ít người nhằm gác lại những bộn bề của cuộc sống đời thường. Chùa An Vinh, phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang là một địa điểm thanh tịnh như thế.

Chùa tọa lạc ở thế đất cao, rộng rãi, thoáng đãng. Chùa có kiến trúc Tuyên Quang chữ Đinh gồm tòa thiêu hương và tòa thượng điện. Hiện nay, chùa An Vinh còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị, tiêu biểu là 12 pho tượng gỗ ở thượng điện gồm: Bộ Tam thế, bộ Bồ Tát, bộ Ngọc Hoàng và bộ Cửu Long. Chùa có hai tấm bia cổ có giá trị về mặt nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật thời Lê, đó là tấm bia “Tạo tác hưng công bi ký” khắc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16 và tấm bia: “Trùng tu Bảo Phúc tự bi ký” khắc vào năm Bảo Thái thứ 8. Chùa còn lưu giữ 2 quả chuông đồng, một chiếc khánh đồng và nhiều hoành phi, câu đối có giá trị lịch sử, nghệ thuật.

Hằng năm, chùa An Vinh tổ chức lễ hội vào các dịp: Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng giêng (âm lịch) tổ chức lễ khai bút; Ngày 15 tháng 1 (âm lịch) tổ chức lễ Thiên Quan tích phúc (lễ Thượng Nguyên) cầu cho quốc thái dân an; Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) là ngày lễ Phật đản - ngày Phật Thích ca ra đời...
Hằng năm, chùa An Vinh tổ chức lễ hội vào các dịp: Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng giêng (âm lịch) tổ chức lễ khai bút; Ngày 15 tháng 1 (âm lịch) tổ chức lễ Thiên Quan tích phúc (lễ Thượng Nguyên) cầu cho quốc thái dân an; Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) là ngày lễ Phật đản – ngày Phật Thích ca ra đời…

Vãn cảnh chùa An Vinh, du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành và tìm được những giây phút lắng đọng, tịnh tâm mà còn có thể kết hợp tham quan một số địa danh nổi tiếng của xứ Tuyên. Từ chùa An Vinh, phóng tầm mắt, du khách sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Lô lịch sử thơ mộng. Ở đó, không chỉ bao quát toàn cảnh trù phú đôi bờ sông Lô mà còn chiêm ngưỡng toàn cảnh sự hoành tráng, bề thế của cầu Tình Húc – cây cầu dây văng đẹp nhất của xứ Tuyên vừa được khánh thành.

Nhằm khai thác, phát huy huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch Tuyên Quang, du lịch tâm linh, hiện các đơn vị lữ hành đã tổ chức các tua, tuyến du lịch đền, chùa nổi tiếng của Tuyên Quang như: Chùa An Vinh – chùa Hang – chùa Phúc Lâm; đền Mẫu – đền Thượng – đền Hạ – chùa An Vinh – chùa Hang;… Qua đó góp phần giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp của đất và người Tuyên Quang.

Di tích thành Nhà Mạc

Thành cổ Tuyên Quang, thường gọi là thành nhà Mạc, là một di tích lịch sử văn hóa ở phường Tân Quang. thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông theo kiến trúc Tuyên Quang Vauban, mỗi bề tường dài 275m, cao 3,5m, dày 0,8m, diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước.

Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn (đặc trưng của kiểu gạch thời Lê). Phần gạch thời nhà Nguyễn là loại gạch nhỏ. Trong thành chếch hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn – núi đất) cao 50m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh. Tương truyền, Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành, phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị xuống cấp nhiều. Do quá trình đô thị hóa, xuất hiện các tuyến đường cắt ngang khiến thành cổ bị chia cắt.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị xuống cấp nhiều. Do quá trình đô thị hóa, xuất hiện các tuyến đường cắt ngang khiến thành cổ bị chia cắt.

Hiện nay thành chỉ còn lại một phần dấu vết khi xưa với hai cổng thành phía Tây và phía Nam đã đổ nát và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m. Cổng Tây thành nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp.

Từ ngày 1 tháng 3 năm 1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ. Tháng 12 năm 2007, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt dự án tu bổ chống xuống cấp Thành nhà Mạc ở phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, với tổng vốn đầu tư hơn 9,8 tỷ đồng. Theo đó, số vốn trên được lấy từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. Dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Tuyên Quang làm chủ đầu tư, được thực hiện trong 2 năm 2009-2010.

Quy trình tu bổ theo dự kiến là di tích sẽ có các hạng mục như tu bổ, chống xuống cấp cổng thành phía Tây, phía Nam và tường thành, xây dựng biển tên, hàng rào xác định không gian di tích bảo đảm mỹ quan, đèn chiếu sáng, kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hiện đại. Vật liệu xây dựng phải giống như vật liệu xây dựng của di tích gốc và việc tu bổ chống xuống cấp không được biến dạng di tích gốc.

Tuy nhiên, đến năm 2010, việc tôn tạo hoàn thành đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội từ dư luận khi các di tích bị làm biến dạng, mất đi vẻ cổ kính. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do “phun hóa chất diệt trừ tận gốc cây dại”; khiến “vẻ đẹp hoang phế, gợi bao phong sương” biến mất. Thay vào đó là những kiến trúc đá ong mới tinh khôi, chít chát bằng gạch vữa trắng toát. Hình dáng của cổng thành cũng thay đổi: thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải “dỡ gạch hai bên tường thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ”. Những người thi công còn tống các khối bê tông, hệ thống cọc inox và hàng rào xích sắt bao quanh cổng thành. Điều này khiến người dân cho rằng bên thi công đã biến cổng thành cổ trở thành một cái cổng của nhà trọc phú vừa mới khánh thành. Những người biết yêu di sản đều bất bình gọi đó là “cái lò gạch mới”. Một số nhà báo đã gọi điều này là “Biến di tích 400 tuổi thành… 1 ngày tuổi!”.

Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang

Bảo tàng Tuyên Quang ngày nay được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 7/2010. Tòa nhà Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang được xây dựng tại tổ 19, phường Phan Thiết (Thành phố Tuyên Quang). Diện tích đất sử dụng theo quy hoạch được duyệt là 18.318m2. Công trình được chia làm 2 gói thầu, do các nhà thầu Công ty CP Đầu tư và xây lắp Thành An 665; Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội thi công. Công trình gồm nhiều hạng mục: tòa nhà Bảo tàng gồm 3 tầng, diện tích xây dựng hơn 1.200m2; các công trình phụ trợ: Kè chắn đất sạt lở xung quanh sân chính; đường dẫn nhà bảo tàng, cầu nối nhà bảo tàng với khu Đài tưởng niệm; sân vườn, đường giao thông. kiến trúc Tuyên Quang của công trình nhà Bảo tàng được thể hiện theo hình thái kiến trúc cổ, gồm 1 mái chính ở giữa và 4 hệ mái dốc tại 4 góc nhà, chắc khỏe, bố trí theo hình vuông có cắt vát 4 góc để tạo không gian cho tất cả các hướng nhìn từ hồ công viên.

Bảo tàng có diện tích trưng bày 1.600 m2 được chia làm 4 phần: Gian khánh tiết và không gian trưng bày 3 chuyên đề lớn theo các chủ đề.
Bảo tàng có diện tích trưng bày 1.600 m2 được chia làm 4 phần: Gian khánh tiết và không gian trưng bày 3 chuyên đề lớn theo các chủ đề.

Bảo tàng Tuyên Quang không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học phản ánh quá trình phát triển về mọi mặt của tỉnh. Ở góc độ du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, công trình còn là một điểm đến của nhân dân Tuyên Quang nói riêng, cả nước nói chung và du khách quốc tế. Đặc biệt phần trưng bày nội thất và sân vườn được thiết kế theo nội dung đề cương trưng bày chi tiết, gạt bỏ sự vụn vặt, trùng lặp nhằm tạo sự hấp dẫn đối với công chúng từ hình thức bên ngoài đến các hiện vật lịch sử – văn hóa.

Gian khánh tiết bắt đầu từ không gian trưng bày trung tâm của bảo tàng, nơi bắt đầu hành trình tham quan mà hình ảnh ấn tượng đầu tiên là bức phù điêu bằng gỗ có diện tích 100 m2 với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, làng Tân Lập – Hình tượng “Thủ đô Khu giải phóng” kết hợp trưng bày ảnh phong cảnh đẹp, ảnh về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tuyên Quang.

Sự đa dạng, phong phú, độc đáo về hiện vật và nhóm hiện vật, Bảo tàng Tuyên Quang được đánh giá có quy mô và số lượng hiện vật lớn trong hệ thống bảo tàng ở nước ta. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn, cuốn hút người xem.

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Tuyên Quang đã công bố và trao Quyết định của UBND tỉnh xếp hạng Bảo tàng hạng II cho Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.

Đài tưởng Niệm

Đài tưởng niệm Tuyên Quang là một trong số 20 công trình kiến trúc Việt Nam tiêu biểu, ngự trên quả đồi giữa hồ công viên cây xanh. Đài tưởng niệm tỉnh được xây dựng vào năm 1995, do kiến trúc sư Lê Hiệp thiết kế.

Hai bên đường là hệ thống cột đèn hoa trang trí nhìn xa như những chùm bóng bay. Phía dưới đường chính là hai đường phụ tường ốp đá xanh cổ kính rêu phong. Gần đài được trồng nhiều loại cây cảnh, trong đó có nhiều cây hoa đại cổ thụ bốn mùa nở hoa toả hương thơm mát. Phía dưới đài là con đường nhỏ đi vòng quanh đồi, có lan can bảo vệ với hàng cây phượng vĩ, hoa sữa, si rủ rễ và bóng xuống mặt hồ. Từ trên đài nhìn ra phía trước là công viên cây xanh với những hàng dừa, hàng hoa sữa, cọ xanh mát mắt, từ đây có thể nhìn thấy quang cảnh thành phố Tuyên Quang với tháp truyền hình, những con đường, mái nhà cao tầng san sát.

Đài cao 14 m, có 3 khối hợp lại dựng nên hình tượng cây đa Tân Trào, chất liệu bê tông cốt thép và trát granito. Từ đường Tân Trào, cây cầu cong nối từ công viên cây xanh với đường lên đài được thiết kế 6 cấp cầu thang, lát đá đỏ.
Đài cao 14 m, có 3 khối hợp lại dựng nên hình tượng cây đa Tân Trào, chất liệu bê tông cốt thép và trát granito. Từ đường Tân Trào, cây cầu cong nối từ công viên cây xanh với đường lên đài được thiết kế 6 cấp cầu thang, lát đá đỏ.

Thiết kế độc đáo nhất của đài tưởng niệm là phần mái vòm đài, từ xa trông lên vừa giống tán cây đa cổ thụ, vừa như đài sen, vừa giống mặt trăng được mây ôm ấp. Nằm trong quần thể hồ, công viên cây xanh, bốn bề gió lộng, hương bay, bất cứ ai lên đây cũng có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, tĩnh tại, dường như hồn thiêng sông núi, linh hồn của các anh hùng liệt sỹ ngã xuống cũng đọng lại nơi này. Có lẽ vì vậy mà đài tưởng niệm có sức hấp dẫn đặc biệt, dù không phải địa danh du lịch Tuyên Quang, song rất nhiều du khách đến Tuyên Quang đều ghé thăm. Anh Nguyễn Mạnh Toàn, tổ trưởng quản lý việc bảo vệ, vệ sinh khu vực đài tưởng niệm cho biết: Ngày nào đài tưởng niệm cũng có rất đông người ghé qua, buổi sáng sớm là các tầng lớp nhân dân thành phố đi tập thể dục; sáng, chiều, tối là những người dân nội thị và cả khách thập phương đến thắp hương, vãn cảnh.

Ông Nguyễn Xuân Lộc, tổ 25, phường Minh Xuân năm nay tuổi đã ngoài 70 kể: Trước đây khu vực lòng hồ bây giờ là những thửa ruộng của người dân. Lúc tuổi nhỏ, ông thường cùng các bạn lên quả đồi này chơi trò bắn chim, vì nơi đây cây cối um tùm, rậm rạp, rất nhiều loại chim trú ngụ. Từ năm 1995, đài được xây nằm trong quần thể công viên, quả đồi vẫn giữ nguyên trạng, còn khu ruộng được đào, đắp thành hồ nước. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, ông đều ra đây đi tham quan vài vòng, rồi ngồi nghỉ ở ghế đá và cảm thấy tâm hồn rất tĩnh tại, thư thái.

Nhà thờ Giáo xứ Tuyên Quang

Nhà thờ Giáo xứ Tuyên Quang có địa chỉ tại 60 Lương Đình Của, P. Minh Xuân, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang. Chánh xứ là Linh mục Giuse Nguyễn Thái Hà và Cha Phó xứ là Linh mục Micae Trần Văn Thìn.

Nhà thờ thuộc giáo phận Hưng Hóa, Bổn Mạng Đức Mẹ Mân Côi (7/10).
Nhà thờ thuộc giáo phận Hưng Hóa, Bổn Mạng Đức Mẹ Mân Côi (7/10).

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI