Sunday, December 8, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Vũng Tàu được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Vũng Tàu được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Vũng Tàu là một thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông – vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển đến thành phố Bà Rịa. Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.

Cũng chính sự ưu đãi của thiên nhiên nên quanh năm các tour du lịch Vũng Tàu luôn thu hút đông đảo lượng du khách tham gia.
Cũng chính sự ưu đãi của thiên nhiên nên quanh năm các tour du lịch Vũng Tàu luôn thu hút đông đảo lượng du khách tham gia.

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 3 tiếng lái xe, với đường bờ biển trải dài 20km, du lịch Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách phía Nam. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Bên cạnh những giá trị cảnh quan thiên nhiên, Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Cùng với đó, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những công trình có kiến trúc Vũng Tàu vô cùng độc đáo và ấn tượng.

Là vùng đất mới được thành lập trong quá trình Nam tiến của người Việt, đời sống văn hoá của Vũng Tàu là sự dung hòa từ nhiều yếu tố của các vùng miền hoà quyện cùng bản sắc miền biển rất riêng của địa phương.

Vũng Tàu là một thành phố du lịch vô cùng tuyệt đẹp và nổi tiếng của VIệt Nam.
Vũng Tàu là một thành phố du lịch vô cùng tuyệt đẹp và nổi tiếng của VIệt Nam.

Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân Cá Ông (cá voi), vị cứu tinh theo quan niệm của những người đánh cá và làm nghề biển nói chung. Lễ hội nghinh Ông được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội đi kèm với diệu hành rước kiệu, hình tượng Cá Ông và biểu diễn nghệ thuật trên các tuyến đường trung tâm thành phố.

Tượng Chúa Kitô Vua

Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu (được xây từ năm 1974). Tượng đã được xác lập là “Tượng Chúa Giêsu lớn nhất khu vực châu Á” vào năm 2012.

Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giáo xứ Vũng Tàu do linh mục Nguyễn Minh Tri cai quản đã dự định xây một tượng đài Chúa Giêsu ở mũi Nghinh Phong, Ô Quắn cao 10 mét và bệ tượng cao 5 mét. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng đến ngày 17 tháng 01 năm 1973, thị trưởng Vũng Tàu là đại tá Vũ Duy Tạo ra lệnh tạm ngưng thi công vì có đơn khiếu nại của bên Giáo hội Phật giáo nói rằng đây là vùng đất của họ. Nhiều cuộc họp thương lượng giữa hai bên tôn giáo diễn ra với sự chủ trì của chính quyền, kết quả đã dẫn đến thoả hiệp kết ngày 16 tháng 2 năm 1974. Theo đó, Giáo hội Phật giáo toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo hội Công giáo thì xây dựng các công trình trên núi Nhỏ với diện tích 10 hecta.

Ngày 01 tháng 12 năm 1994, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng.
Ngày 01 tháng 12 năm 1994, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng.

Ngày 28 tháng 01 năm 1992, sau nhiều lần Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn số 233/QĐ.UB cho phép linh mục Trần Văn Huyên – quản xứ Vũng Tàu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Nhỏ (Tao Phùng).

Ban xây dựng do linh mục Tổng đại diện Đa Minh Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban, giáo dân Công giáo trong và ngoài nước góp công, góp của.

Phần kỹ thuật bê tông do kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách; phần mỹ thuật do điêu khắc gia Văn Nhân cùng với 50 thợ lành nghề thi công. Điêu khắc gia Văn Nhân (hiện đang định cư ở nước ngoài) đã hoàn thành các bức phù điêu dang dở ở chân tượng. Vì tuổi cao, không đủ sức leo 800 bậc đá nên ông ngồi dưới chân núi chỉ đạo các học trò làm việc từng ngày cho đến khi hoàn tất.

Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Đường lên tượng có 1.000 bậc thang cao 500m. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc.

Ngày 26 tháng 05 năm 2012, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã tổ chức chương trình trao danh hiệu kỷ lục châu Á cho Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu).
Ngày 26 tháng 05 năm 2012, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã tổ chức chương trình trao danh hiệu kỷ lục châu Á cho Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu).

Ngày 15 tháng 05 năm 2006, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen đã trao cho bức tượng này kỷ lục là “Tượng chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam”. và trong dịp này theo Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, giai đoạn một của cuộc xác lập kỷ lục châu Á, tượng Chúa Kitô là một trong số mười kỷ lục Việt Nam trên tổng số 30 hồ sơ đề nghị công nhận kỷ lục vừa được Hội đồng xác lập kỷ lục châu Á thông qua.

Ngày 09 tháng 01 năm 2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố 10 sự kiện của kỷ lục Việt Nam năm 2012 với các nội dung mang giá trị về văn hóa, ẩm thực đặc sắc của dân tộc. Trong 4 điểm đến tâm linh Việt Nam đạt Kỷ lục châu Á, có “Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)” với kỷ lục xác nhận là “Tượng Chúa Kitô lớn nhất”.

Nhà thờ lớn Vũng Tàu

Nhà thờ Vũng Tàu hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là nhà thờ lớn – đây được biết đến là một công trình kiến trúc hoành tráng và cổ kính nhất tại thành phố biển này. Từ trung tâm thành phố Vũng Tàu, để ghé tới đây bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo hướng quốc lộ 51C khoảng chừng 2 cây số rồi đi đến đường Trương Công Định là có thể dừng chân tại Nhà thờ Lớn Vũng Tàu.

  • Địa chỉ: 6 Thống Nhất, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu
  • Giờ làm lễ: Thứ 7: 17h30 – Ngày Chúa nhật: 5h00 – 7h00 – 17h00 – 19h00

Vì là một nhà thờ lớn nhất nên nơi đây thường xuyên là điểm ghé tới tham quan của nhiều du khách địa phương cũng như nước ngoài. Thuở mới thành lập nơi đây vốn chỉ là một nhà thờ nhỏ bằng gỗ thế nhưng cho đến nay, nhà thờ đã trở thành một công trình kiến trúc đáng tự hào của người dân thành phố biển xinh đẹp này.

Mặc dù được thiết kế hiện đại hơn thế nhưng giáo xứ Vũng Tàu này vẫn có giữ được những nét cổ kính như thuở ban đầu.
Mặc dù được thiết kế hiện đại hơn thế nhưng giáo xứ Vũng Tàu này vẫn có giữ được những nét cổ kính như thuở ban đầu.

Nếu như bên ngoài là một không gian tráng lệ thì khi đặt chân vào bên trong bạn sẽ cảm nhận được chút gì đó rất xưa cũ và đậm chất cổ kính. Cho đến ngày nay ở bên trong nhà thờ vẫn còn lưu giữ những bộ bàn ghế cầu nguyện bằng gỗ quý từ thời Pháp xây dựng nữa đó! Đã tới đây thì đừng quên đi tham quan ở xung quanh nhé. Tại đây bạn sẽ được tìm hiểu và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc Á Đông như nhà thờ, tháp chuông, nhà xứ.

Đình thần Thắng Tam

Ngôi đình này tọa lạc ở ngay tại số 77 phố Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam – một trong những con phố gần với bãi sau Vũng Tàu. Do đó, nơi đây không chỉ được người dân địa phương biết đến mà ngay cả du khách thập phương cũng thường xuyên ghé tới.

Hiện nay, bên trong ngôi đình cổ này có 3 tích được nhà nước xếp hạng bao gồm: Đình Thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Cá Ông.

Ngôi đình này được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng. Ban đầu, đình chỉ được xây dựng là những ngôi nhà tranh vách lá.
Ngôi đình này được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng. Ban đầu, đình chỉ được xây dựng là những ngôi nhà tranh vách lá.

Sau đó đến năm 1835 được lợp mái và cuối cùng, vào năm 1965 đình được trùng tu và xây dựng trang hoàng cho tới ngày nay. Năm 1991, cụm đình Thắng Tam đã được bộ Văn Hóa và Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Theo tìm hiểu, trong lịch sử trước đây, vùng sông Bến Nghé thường bị bọn hải tặc cướp phá và hoành hành thương lái người Việt. Để chấm dứt tình trạng này xảy ra, vua Gia Long đã cử 3 thuyền trưởng đến để trấn giữ. Đến năm 1822, khi tình hình đã ổn định hơn thì vua ra lệnh giải ngũ và ban thưởng cho 3 vị thuyền trưởng được cai quản 3 ngôi làng.

Ngôi đình này được thiết kế đậm chất kiến trúc cổ xưa. Bên trong đình gồm có 4 ngôi nhà nối liền nhau: Tiền Hiền – Hội trường – Đình trung và sân khấu võ ca. Phần mái của đình được lợp bằng mái ngói âm dương, trên mái có khắc chữ “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”.

Bên trong nhà Tiền Hiền gồm 4 ban thờ để thờ thổ công, Tiền Hiền, Hậu Hiền và Tiền Vãng Hậu Vãng.
Bên trong nhà Tiền Hiền gồm 4 ban thờ để thờ thổ công, Tiền Hiền, Hậu Hiền và Tiền Vãng Hậu Vãng.

Sau khi khám phá hết khu Tiền Hiền, bạn sẽ vào bên trong ngôi Đình Trung. Kiến trúc ở Vũng Tàu tương tự với ngôi Tiền Hiền phía trước. Bên trong thờ nhiều vị thần như Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền, Hội Đồng, Phụ Án – Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ và Ngũ Tự – Tiền Hiền. Cuối cùng là sân khấu võ ca – đây là nơi tổ chức diễn tuồng, hát bội khi đình có lễ.

Hằng năm từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch, tại ngôi đình này sẽ tổ chức lễ hội cầu an. Đây cũng chính là thời điểm mở đầu và kết thúc một mùa thu hoạch tôm cá. Lễ hội thường được tổ chức rất trịnh trọng, cúng tế lễ vật, dâng hương…

Bên cạnh đó, người dân miền biển còn có lễ hội Nghinh Ông để bày tỏ lòng biết ơn với Cá Ông – vị thần cứu giúp ngư dân trên biển. Lễ hội tổ chức từ ngày 15 đến 18/8 hàng năm ở ngay tại khu di tích Đình Thần Thắng Tam này.

Thích Ca Phật Đài

Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn, cũng là một điểm tham quan du lịch và tín ngưỡng nổi tiếng ở thành phố Vũng Tàu (Việt Nam).

Kiến trúc Thích Ca Phật Đài nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Cổng lớn quay về hướng đường Trần Phú. Toàn thể khuôn viên cụm kiến trúc rộng 28 hecta, bao gồm một quần thể các chùa (Hộ pháp, Thiền Lâm, Di Lặc và Viên Thông) và các cụm vườn tượng diễn tả cuộc đời Đức Phật.

Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên.
Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên.

Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 m đến 29 m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm các công trình kiến trúc tại Bà Rịa,có rất nhiều tượng lớn nhỏ trong đó nổi bật nhất là tượng Kim Phật Tổ cao hơn 10m, bên trong có 16 viên xá lợi của Đức Phật.

Thích Ca Phật Đài là công trình nổi bật nhất, trở thành tên chung cho cả cụm kiến trúc. Thích Ca Phật Đài, còn có tên là tượng Kim thân Phật tổ, là bức tượng lộ thiên thể hiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, tọa lạc trước cội Bồ đề do Đại đức Narada trồng ngày 2 tháng 11 năm 1960.

Phần bệ tượng cao 7m, có bình đồ hình bát giác, tượng trưng Bát chánh đạo. Phần tượng Phật ngồi cao 6m, gồm 3 phần riêng biệt gồm tòa sen với đường kính 4m, thân tượng và đầu tượng. Tất cả được đúc bê tông cốt thép.
Phần bệ tượng cao 7m, có bình đồ hình bát giác, tượng trưng Bát chánh đạo. Phần tượng Phật ngồi cao 6m, gồm 3 phần riêng biệt gồm tòa sen với đường kính 4m, thân tượng và đầu tượng. Tất cả được đúc bê tông cốt thép.

Ban đầu, tượng được phác thảo bằng đất sét cao 40 cm, với 20 phiên bản khác nhau. Phiên bản cuối cùng được chọn thể hiện Đức Phật đắp y kiểu Colombo, tư thế ngồi kiết già, hai bàn tay đặt ngửa trên đùi theo tư thế bắt Ấn tam muội.

Phần đài sen và thân tượng bằng bê tông cốt thép được thi công tại chỗ, riêng đầu tượng được đắp đất sét tạo khuôn tại Sài Gòn, sau đó tạo nhiều mảnh khuôn bằng xi măng rồi đưa lên Vũng Tàu để đúc đầu tượng rời bằng bê tông đặc, cuối cùng mới được nâng lên ráp vào thân. Trong thân tượng được tôn trí bằng 3 viên ngọc xá lợi vào ngày 18 tháng 8 năm 1962, cùng lúc với 13 viên xá lợi được tôn trí vào Bảo tháp.

Ngọn hải đăng Vũng Tàu

Hải đăng Vũng Tàu là hải đăng tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng), thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Hải đăng Vũng Tàu được người Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm mục đích chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại, nằm ở độ cao là 149m so với mực nước biển. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, dời độ cao ngọn hải đăng từ độ cao 149m lên đến độ cao 170m. Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn đến gần đỉnh hải đăng và có ban công để ngắm cảnh. Từ ban công này có thể vừa cảm nhận được những làn gió mát từ biển khơi, vừa ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu, hoặc từ trên cao nhìn xuống ngay xuống dưới ngọn hải đăng chính là rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chãi của ngọn hải đăng với kiến trúc và kiểu dáng cổ điển này. Nên đến với ngọn hải đăng vào ban đêm có thể thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của nó.

Hải đăng Vũng Tàu được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng.
Hải đăng Vũng Tàu được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng.

Để đến được ngọn hải đăng này có rất nhiều cách. Ô tô hoặc xe máy là phương tiện phổ biến. Ngoài ra, để có thể thử cảm giác mới lạ, một chút phiêu lưu đó chính là thả bộ trên con đường nằm bên triền núi dẫn lên ngọn hải đăng.

  • Thiết kế: người Pháp
  • Khánh thành: 15 tháng 8 năm 1862
  • Chiều cao công trình: 18 m, chiều cao tính đến mặt biển: 170 m
  • Công suất bóng đèn: 500W
  • Bán kính quét sát trên biển: 55 km nhờ vào hệ thống lăng kính đồ sộ.

Nằm ở độ cao 170m, ngọn hải đăng có hình tháp tròn, cao 18m, được bao phủ bởi lớp sơn màu trắng tinh tế, nổi bật trên nền trời xanh. Nơi này được bao quanh bởi những tán cây xanh đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan.

Ngọn hải đăng Vũng Tàu được xem là cổ nhất trong tổng số 79 ngọn hải đăng của Việt Nam và là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Pháp đã xây dựng địa điểm này vào năm 1862 để báo hiệu, chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại.

Như đã nói ở trên, để có thể lên được ngọn hải đăng tại địa điểm tham quan Vũng Tàu, du khách sẽ phải men theo con đường uốn lượn dẫn lên núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng).
Như đã nói ở trên, để có thể lên được ngọn hải đăng tại địa điểm tham quan Vũng Tàu, du khách sẽ phải men theo con đường uốn lượn dẫn lên núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng).

Đoạn đường này rất đẹp, nằm uốn lượn duyên dáng bên triền núi. Nơi này còn có những loài cây nhiệt đới chen vách đá tỏa bóng mát xuống lối đi góp phần tạo nên vẻ hoang sơ và tĩnh lặng.

Thả bộ trên con đường nhỏ ven triền núi, hít thở không khí trong lành là thú vui của người dân địa phương lẫn du khách khi du lịch Vũng Tàu. Bên cạnh đó, có rất nhiều khung cảnh đẹp, lãng mạn để bạn và người thân chụp ảnh, lưu lại những kỉ niệm đẹp.

Khi đến địa điểm du lịch Vũng Tàu này, để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tại Vũng Tàu đặc sắc của ngọn hải đăng cổ, du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên, cũng có nhiều du khách lựa chọn tản bộ để cảm nhận chút phiêu lưu thử thách, hít thở không khí mát mẻ và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp nên thơ một cách trọn vẹn nhất.

Bạch Dinh

Bạch Dinh (tiếng Pháp: Villa Blanche) là một dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Ngày nay, Bạch Dinh là một địa điểm tham quan của du khách khi đến Vũng Tàu.

Hoàng đế Minh Mạng từng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng tại nơi đây để kiểm soát cửa biển Cần Giờ.

Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.
Sau khi chiếm được quyền cai trị Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.

Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của con gái ông là bà Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển. Bạch Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ.

Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc Bà Rịa của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, cặp ngà voi châu Phi dài 158 cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi.

Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về 8 bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của tòa nhà.
Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về 8 bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của tòa nhà.

Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những bức tượng ký họa chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật tráng lệ.

Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.

Đức Mẹ Bãi Dâu

Đức Mẹ Bãi Dâu là tên gọi một tổ hợp công trình đền thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, Việt Nam.

Sau đó, ngày 14 tháng 4, ông Lương lại sang nhượng cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp). Cũng trong năm này, ông bà Vệ Ân xây một nhà nguyện nhỏ bằng đá, bên cạnh “kim tĩnh”, mong sau này được chôn cất tại đó (sau này hai ông bà chuyển đến Bà Rịa và qua đời ở đây).

Năm 1926, trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, đăng ký sở hữu với chính quyền vào ngày 9 tháng 4.
Năm 1926, trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, đăng ký sở hữu với chính quyền vào ngày 9 tháng 4. 

Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Vệ Ân lại dâng nhà nguyện và đất đai cho Hội Thừa Sai Paris. Vũng Mây vốn là rừng rậm, ít người lui tới, nên các linh mục thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho giáo dân, nên vùng này có tên là Bãi Dâu từ đó. Năm 1962, năm khai mạc Công đồng Vatican II, tháng 10 năm 1962, tại Bãi Dâu, linh mục chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Tri cho xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn cao 7 mét trên sườn núi.

Các vị giám mục kế nhiệm tiếp tục làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.

Năm 1963, Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành tượng đài.
Năm 1963, Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình làm phép khánh thành tượng đài.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu do Giám mục Giuse Lê Văn Ấn thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1969, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, độ cao khoảng 28 mét so với mực nước biển. Đền thánh được xây dựng lại vào năm 1994, có chiều dài 49 mét, rộng 38 mét, với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió, mà ngọn tháp chuông cao 27,5 mét.

Ngày 4 tháng 10 năm 1965, Giáo phận Xuân Lộc được thành lập. Giám mục Giuse Lê Văn Ấn chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Xuân Lộc.
Ngày 4 tháng 10 năm 1965, Giáo phận Xuân Lộc được thành lập. Giám mục Giuse Lê Văn Ấn chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Xuân Lộc.

Tượng Đức Mẹ Bãi Dâu được xây dựng năm 1992, màu trắng, cao 25 mét, trọng lượng gần 500 tấn, được đặt trên sườn Núi Lớn, ở độ cao 60 mét so với mực nước biển. Tượng Đức Mẹ hướng ra biển, bế Chúa Giêsu.

Ngày 22 tháng 11 năm 2005, Tòa Thánh cắt tỉnh Bà Rịa từ Giáo phận Xuân Lộc thiết lập Giáo phận Bà Rịa. Kể từ đây Trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu thuộc Giáo phận Bà Rịa.

Nhà Tròn

Đó là những công trình với các nét độc đáo về kiến trúc Vũng Tàu khiến nhiều du khách vô cùng ấn tượng. Nhà Tròn tại Bà Rịa – Vũng Tàu chính là một trong những công trình như vậy.

Du khách đến tham quan Vũng Tàu thường luôn muốn tìm đến những bãi biển để thỏa mình bơi lội trong làn nước trong xanh. Nhưng nếu bạn là một người yêu thích chụp ảnh và tìm hiểu điểm thú vị từ các địa danh xưa. Bạn không nên bỏ qua Nhà Tròn khi đi du lịch Vũng Tàu.

Du khách muốn đến được Nhà Tròn thì không khó, vì nhà Tròn nằm ngay trung tâm giao nhau giữa hai đường 27/4 và đường Cách mạng Tháng Tám.
Du khách muốn đến được Nhà Tròn thì không khó, vì nhà Tròn nằm ngay trung tâm giao nhau giữa hai đường 27/4 và đường Cách mạng Tháng Tám.

Nhà Tròn thực ra là cách gọi dân dã mà người dân thành phố Bà Rịa dành cho công trình tháp nước cao 20m mà người Pháp gọi là Chatoau deau. Cách gọi như vậy cũng bởi Nhà Tròn có hình dánh như một hình trụ tròn dài và cao. Đây được xem là một trong những công trình đầu tiên mà thực dân Pháp xây dựng tại nước ta.

Hơn nữa, nhà Tròn còn là giao lộ giữa nhiều con đường lớn đến các tỉnh thành phố khác. Có thể nói, tháp nước này chính là một đài quan sát từ xa rất hiệu quả từ xưa cho đến nay.

Công trình cao khoảng 20m này được đỡ bằng 8 trụ xi măng cốt sắt, liên kết với nhau bởi các xà ngang. Trong Nhà Tròn có hai ống dẫn nước lên và một ống dẫn từ bồn nước ở trên cao xuống. Dưới chân lầu là một nhà hình bát giác được dùng như văn phòng làm việc của ban quản lý Nhà Tròn. Bên dưới bồn nước của Nhà Tròn còn có một cặp loa báo động gồm 6 cái mà phát xít Nhật để lại trong cuộc đảo chính với Pháp năm 1945.

Nhiều ngày lễ lớn, Nhà Tròn còn được trang trí nhiều đèn màu. Khi đêm xuống, đèn được bật sáng, nhìn từ xa Nhà Tròn giống như một tháp cao rực rỡ, lung linh.
Nhiều ngày lễ lớn, Nhà Tròn còn được trang trí nhiều đèn màu. Khi đêm xuống, đèn được bật sáng, nhìn từ xa Nhà Tròn giống như một tháp cao rực rỡ, lung linh.

Độc đáo hơn nữa, tại Nhà Tròn có rất nhiều tổ chim én. Từ hàng chục năm nay, bên dưới bồn nước lớn của tháp nước đã trở thành nơi cư ngụ và làm tổ của hàng trăm con chim én. Cứ mỗi buổi sáng và chiều khi chim én rời và quay lại tổ, chúng sẽ lượn thành đàn ngay trên tháp nước tạo thành một khung cảnh vô cùng thú vị. Nếu có dịp đến du lịch Vũng Tàu, ghé ngang qua đây và những lúc sáng sớm hay chiều tối, chắc chắn du khách sẽ được nhìn thấy khung cảnh thú vị ấy.

Nhà Tròn là một địa điểm du lịch mang trong mình nhiều giá trị lịch sử quý báu. Nơi đây như là một chứng tích của thời gian, chứng kiến nhiều sự đổi thay của thành phố Bà Rịa và cũng là nơi đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI