Wednesday, January 8, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Phú Yên được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Phú Yên được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ “nẫu”, đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta). Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Là một tỉnh miền biển, nên đường bờ biển Phú Yên có chiều dài lên đến 190k, diện tích tỉnh thành này rộng hơn 5000 km2. Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên dành cho Phú Yên có 3 mặt là núi tạo nên một địa hình núi non chập chùng, sóng vỗ: mặt núi phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp dãy Trường Sơn, Phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Bắc có dãy Đèo Cù Mông.

Bãi biển Tuy Hoà Phú Yên kéo dài tới hơn 10km, bắt đầu trung tâm thành phố, cũng là nơi thu hút đông đảo du khách khi đến với mảnh đất này.
Bãi biển Tuy Hoà Phú Yên kéo dài tới hơn 10km, bắt đầu trung tâm thành phố, cũng là nơi thu hút đông đảo du khách khi đến với mảnh đất này.

Phú Yên là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, với các danh thắng vô cùng đặc trưng mang nét đẹp riêng. Trong đó, nổi bật nhất là bờ biển dài 189km, với cát trắng, biển xanh và những hòn đảo nhấp nhô sát biển, tạo nên phong cảnh hữu tình.

Phú Yên mang hình thái khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Phú Yên mang hình thái khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.

Đây là địa phương sở hữu 21 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc Phú Yên vô cùng đặc sắc, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia và 45 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Hiện nay, du lịch Phú Yên đang đứng trước sự phát triển mới khi lượng khách du lịch tăng theo từng năm. Đây là cơ hội để Phú Yên biến mình thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung.

Tháp Nhạn

Để nói về nguồn gốc của ngọn tháp này thì có rất nhiều câu chuyện cổ tương truyền. Có người kể rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na hạ phàm chỉ dạy cho người dân sinh sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ việc cấy cày, dệt vải đến kéo sợi… để họ có thể tìm cách kiếm sống mưu sinh.

Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi trời, người dân Chăm Pa nơi đây vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn khai sáng cho dân tộc mình. Vì vậy, họ đã cho xây dựng ngọn tháp ấy để làm nơi thờ phụng nàng.

Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp.
Các hàng gạch phía trên được xây dựng lùi vào so với hàng bên dưới theo một trật tự nhất định, cứ như thế thu nhỏ dần rồi ôm sát vào thân tháp. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, giúp nâng đỡ thân và mái của tháp.

Cũng theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có vô số thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân nơi đây. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng này lại, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Tuy nhiên khi lấp gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn khiến cho chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống lại nhân gian, một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn. Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp.

Phần di tích kiến trúc tháp Nhạn được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng đều là hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất, tổng chiều cao cả ba phần vào khoảng 24m. Chân tháp được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao khoảng 3,3m.

Thân tháp được thiết kế dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường. Những biểu tượng chạm trổ, gờ chỉ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện nên ước vọng, hoài bão của con người mà còn phản ánh thế giới các vị thần linh.

Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại đây vẫn được xem là di tích, là một kiến trúc sử dụng nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên tự hào.
Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại đây vẫn được xem là di tích, là một kiến trúc sử dụng nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên tự hào.

Mái tháp có 4 lớp với chiều cao khoảng 8,5m. Lớp dưới cùng được thiết kế với 4 tai trụ lớn ở 4 góc, nhìn từ xa trông giống như bốn búp sen. Lớp thứ hai và thứ ba cũng đều có 4 búp sen, càng lên cao thì càng nhỏ lại và nhọn dần. Lớp trên cùng là một hòn đá lớn nguyên khối với đáy là hình vuông, phía trên cong và đều nhọn dần theo 4 phía, được gọt đẽo tinh xảo, đây chính biểu tượng của Linga. Linga là sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.

Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, nền tháp cao 1,8m so với sân bên ngoài. Việc bài trí thờ cúng bên trong cũng rất đơn giản, không xây bệ thờ, chỉ làm bàn thờ bà Chúa Thiên Yana nhìn ra cửa. Toàn bộ tháp từ móng, đế, thân, cho đến mái tháp đều được xây bằng gạch đặc, chỉ có linga là bằng đá.

Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, cùng với những đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Chăm pa xưa, đã tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát và tuyệt mỹ. Cho dù oằn mình trải qua bao nhiêu năm tháng đi chăng nữa, tháp Nhạn vẫn đứng uy nghi sừng sững như một nhân chứng sống cho lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi thì rực rỡ trong ánh chiều tà, hay lại lung linh khi màn đêm buông xuống.

Cầu Đà Rằng

Cầu Đà Rằng cũ được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỉ XX với 60 nhịp cầu rộng 77m, tổng chiều dài 1105m. Lúc bấy giờ, đây là cây cầu dài nhất miền Trung, dài thứ nhì nước ta sau cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Cầu được thiết kế với kết cấu dầm thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép, chạy song song với đường ray tàu hỏa với bộ khung thép bảo vệ hình zích zắc tạo nên một công trình kiến trúc Phú Yên độc đáo.

Tháng 12 năm 1946, cầu Đà Rằng bị phá hủy trong phong trào tiêu thổ kháng chiến chặn bước tiến quân Pháp xâm chiếm vùng tự do Phú Yên.
Tháng 12 năm 1946, cầu Đà Rằng bị phá hủy trong phong trào tiêu thổ kháng chiến chặn bước tiến quân Pháp xâm chiếm vùng tự do Phú Yên.

Trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa, năm 2004, cầu Đà Rằng mới được đưa vào hoạt động với 36 nhịp, dài 1512m, là cây cầu dài nhất trên Quốc lộ 1A qua miền Trung nước ta. Tổng kinh phí xây dựng cầu mới lên đến 420 tỷ đồng.

Cũng như cầu Long Biên với dòng sông Hồng ở Hà Nội hay cầu Tràng Tiền với dòng sông Hương ở Huế, cây cầu Đà Rằng với sông Đà Rằng từ bao đời nay vẫn luôn là một biểu tượng của mảnh đất Phú Yên.
Cũng như cầu Long Biên với dòng sông Hồng ở Hà Nội hay cầu Tràng Tiền với dòng sông Hương ở Huế, cây cầu Đà Rằng với sông Đà Rằng từ bao đời nay vẫn luôn là một biểu tượng của mảnh đất Phú Yên.

Cầu mới được đưa vào sử dụng không chỉ giúp cho người dân hai bên bờ đi lại thuận tiện hơn mà còn là nơi để du khách dừng chân ngắm cảnh. Từ cầu Đà Rằng, bạn có thể ngắm những bãi bồi rộng lớn, dòng sông Ba thơ mộng cùng với phong cảnh núi Nhạn hữu tình phía xa xa.

Chùa Bảo Tịnh

Chùa Bảo Tịnh còn có tên gọi khác là chùa Cát. Hiện nay, chùa tọa lạc ở số 174 đường Phan Đình Phùng, trung tâm thành phố Tuy Hòa. Chùa do Tổ sư Liễu Quán sáng lập vào cuối thế kỷ 17, sớm hơn cả chùa Thiền Tôn ở Huế, nơi xuất phát thiền phái Liễu Quán.

Trải qua hơn 300 năm tồn tại, chùa Bảo Tịnh đã được trùng tu nhiều lần. Hầu hết các hạng mục công trình của chùa được xây dựng lại vào năm 1962. Đến năm 2005, chùa trải qua thêm một lần đại trùng tu để có diện mạo như hiện nay.

Tổ đình Bảo Tịnh cũng là nơi đặt văn phòng Ban trị sự Phật giáo Phú Yên. Hằng ngày, chùa đón nhiều tăng ni, phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái Phật và vãn cảnh chùa.
Tổ đình Bảo Tịnh cũng là nơi đặt văn phòng Ban trị sự Phật giáo Phú Yên. Hằng ngày, chùa đón nhiều tăng ni, phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái Phật và vãn cảnh chùa.

Chùa được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều hạng mục công trình độc đáo. Trong đó, nổi bật nhất là công trình chánh điện xây dựng năm 1962 có kiến trúc cổ lầu, mặt tiền xây lầu 3 tầng, ở giữa là đài tam bảo, hai bên là lầu trống và gác chuông thấp hơn. Năm 1977, chùa xây dựng cụm tượng Đức Phật Thích Ca gồm 5 hạng mục tượng trưng cho cuộc đời và hành trạng của Ngài: tượng đản sanh, tượng xuất gia, tượng thành đạo, tượng thuyết pháp và tượng nhập niết bàn. Đây là điểm nhấn trong kiến trúc tổng thể của chùa. Đến năm 2005, chùa xây chánh điện mới, cũng theo kiến trúc 3 tầng nhưng khang trang, bề thế hơn.

Phú Yên là một trong những trung tâm Phật giáo của khu vực Nam Trung Bộ. Địa phương này có nhiều ngôi chùa cổ và nổi tiếng như chùa Bảo Lâm, chùa Nghĩa Phú, chùa Từ Quang, chùa Quảng Đạt, chùa Phước Sơn, chùa Bát Nhã. Trong đó, chùa Bảo Tịnh là một trong những ngôi cổ tự lớn nhất.
Phú Yên là một trong những trung tâm Phật giáo của khu vực Nam Trung Bộ. Địa phương này có nhiều ngôi chùa cổ và nổi tiếng như chùa Bảo Lâm, chùa Nghĩa Phú, chùa Từ Quang, chùa Quảng Đạt, chùa Phước Sơn, chùa Bát Nhã. Trong đó, chùa Bảo Tịnh là một trong những ngôi cổ tự lớn nhất.

Chùa có cổng tam quan lợp ngói âm dương, được xây dựng với kiến trúc giả cổ lầu. Sân chùa rộng rãi, lát bằng gạch cỡ lớn. Phía tây và phía đông của chánh điện có hoa viên với nhiều cây cảnh, bồn hoa và non bộ được bài trí rất đẹp. Bên phải chùa có Quan Âm các Phật đài nằm giữa hồ sen. Phía đông bắc của chùa có khu bảo tháp là khu mộ tháp chung của các vị tổ sư. Ngoài ra, trong chùa còn có đại hồng chung cao 1,2 m, đường kính 0,8 m, đúc vào năm Bảo Đại thứ 19 (1945) và một trống lớn kích thước 1 x 0,8 m.

Đài tưởng niệm Núi Nhạn

Ðược khởi công năm 1997, trên nền móng của một công trình cũ với những khó khăn, trở ngại nhưng với tâm huyết và bàn tay, khối óc tài hoa của kiến trúc sư Lê Hiệp sau mười năm thực hiện, công trình Ðài tưởng niệm núi Nhạn – nơi khắc ghi tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên quê hương Phú Yên được khánh thành vào ngày 18/5/2007.

Thực tế hiện nay đa số khách tham quan, khám phá du lịch khi đến núi Nhạn thường chỉ được hướng dẫn tham quan Tháp Nhạn còn di tích Đài tưởng niệm núi Nhạn du khách ít được biết đến để tham quan, tìm hiểu về công trình kiến trúc ý nghĩa này.
Thực tế hiện nay đa số khách tham quan, khám phá du lịch khi đến núi Nhạn thường chỉ được hướng dẫn tham quan Tháp Nhạn còn di tích Đài tưởng niệm núi Nhạn du khách ít được biết đến để tham quan, tìm hiểu về công trình kiến trúc ý nghĩa này.

Với thiết kế kiến trúc tại Phú Yên độc đáo, kiến trúc sư Lê Hiệp được tỉnh Phú Yên trao tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Phú Yên giai đoạn 2006 – 2010, công trình còn đạt giải Ba – Giải thưởng quốc gia về Kiến trúc năm 2008. Kiến trúc sư Lê Hiệp đã khéo léo thả hồn vào kiến trúc làm cho những mảng bê tông, trụ đá vô tri trở nên mềm mại, vọng về âm thanh linh thiêng, tỏa hương những linh hồn bất tử vì Tổ quốc thiêng liêng. Đài tưởng niệm núi Nhạn nhìn từ xa thấy rõ hình tượng 9 cánh chim qua nghệ thuật kiến trúc, đường nét sống động như đàn chim Nhạn bay về núi Nhạn mỗi khi hoàng hôn sắp lặn tạo nên phong cảnh hữu tình. Hình tượng 9 cánh chim của kiến trúc là ý tưởng sâu sắc của tác giả thể hiện 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cùng nhau chắp cánh bay cao, bay xa, bên hồn thiêng của sông Chùa, núi Nhạn ôm ấp linh hồn liệt sĩ của đất mẹ Phú Yên đang cùng cháu con hướng ra biển lớn đón ánh bình minh, yêu biển trời Tổ quốc.

Đài tưởng niệm xây dựng quay về hướng Đông – Bắc còn thể hiện ý tưởng tiếp nối đến tương lai của hai thế hệ, kiến trúc nghệ thuật tháp Nhạn là thế hệ đi trước, thiết kế kiến trúc Đài tưởng niệm núi Nhạn là thế hệ trẻ đi sau hòa quyện trong không gian thật nên thơ, thanh bình, phong thủy cát lợi. Nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Phú Yên để tham quan, ngắm cảnh thành phố Tuy Hòa về bốn hướng trên độ cao lý tưởng, làm du khách không khỏi nao lòng.

Chỉ có du khách thích loại hình du lịch tâm linh, muốn tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa về miền đất này mới chủ động tìm đến cõi thiêng Đài tưởng niệm núi Nhạn để thắp hương nguyện cầu, thưởng lãm và nghiên cứu công trình kiến trúc đặc sắc này.

Bảo tàng Phú Yên

Bảo tàng Phú Yên là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa thực tiễn, lịch sử, nghệ thuật… tọa lạc trên đường Trần Phú, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Bảo tàng có tổng diện tích 3 ha, bên trong bảo tàng hiện đang trưng bày hàng chục ngàn cổ vật, hiện vật đạt chuẩn quốc gia. Với sức hấp dẫn đó, bảo tàng Phú Yên đang từng bước trở thành điểm du lịch Phú Yên đáng chú ý của đông đảo.

Nhìn bên ngoài, bảo tàng cứ như một trung tâm hành chính hay một trung tâm văn hóa sang trọng. Tuy nhiên, điểm nhấn được bày trí trước vẻ hiện đại ấy của bảo tàng thu hút du khách theo một cách nhìn khác từ chính 2 chiếc xe tăng, 2 máy bay và khẩu đại bác được chính Bộ Quốc phòng gửi tặng. Bên trong, bảo tàng được thiết kế 3 tầng riêng biệt. Tầng thứ nhất bao gồm khu hành chính của bảo tàng và khu vực trưng bày hiện vật. Tầng thứ hai là khu vực triển lãm các cổ vật quý. Tầng thứ ba dùng để tổ chức các hoạt động chung của bảo tàng.

Bảo tàng Phú Yên tạo ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên thông qua kiến trúc tổng thể rất hiện đại.
Bảo tàng Phú Yên tạo ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên thông qua kiến trúc tổng thể rất hiện đại.

Tuy có quy mô lớn nhưng ý nghĩa thiết kế, bày trí của bảo tàng Phú Yên không vì thế mà bị loãng đi. Nội dung trưng bày trong bảo tàng rất đắt giá, giúp người tham quan hiểu được quá trình của các chủ đề cụ thể. Ví dụ tại tầng 1, du khách sẽ thấy được bố cục rõ ràng của các hiện vật, được bày trí từ ngoài vào trong như kể lại câu chuyện lịch sử của vùng đất Phú Yên, cho đến Phú Yên trong kháng chiến, và cuối cùng là diện mạo Phú Yên thời hiện đại. Đến với tầng 2, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng các cổ vật thuộc thời kỳ tiền sử, như: cổ vật đá, cổ vật đất nung, trống đồng Đông Sơn 2.000 năm tuổi…

Sắp tới, bảo tàng Phú Yên sẽ còn đón nhận, sưu tầm nhiều hơn nữa các hiện vật, cổ vật để phục vụ cho việc lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể, cũng như phục vụ cho nhu cầu tham quan ngày càng cao của du khách. Nếu du khách quan tâm, du khách hãy ghi lại vào sổ tay du lịch Phú Yên của mình ngày, giờ mở cửa của bảo tàng. Đó là từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, các ngày từ thứ 3 đến chủ nhật hàng tuần.

Cầu gỗ Ông Cọp

Cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên, hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…

Đường đi đến cầu gỗ Ông Cọp không quá phức tạp, từ quốc lộ 1A, bạn ra rẽ hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp được cây cầu này.

Cầu gỗ Ông Cọp được xây dựng từ năm 1998, có chiều dài gần 800m, rộng khoảng 1,5-1,8 m, với tổng đầu tư lên đến 1 tỷ đồng, được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Chính vì điều này, cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên không chỉ là đường giao thông cho dân địa phương đi lại mà mỗi ngày còn thu hút hàng trăm du khách đến tham quan và chụp hình.

Cầu gỗ Ông Cọp chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy sử dụng, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván.
Cầu gỗ Ông Cọp chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy sử dụng, với vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván.

Trong khi đó, thành cầu chỉ nối với nhau bằng những thanh tre già. Dưới chân cầu luôn có những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng thì sẽ được sửa ngay lập tức.

Trên đầu cầu phía phường Xuân Đài có một căn nhà gỗ nho nhỏ do một hộ gia đình quản lý để thu phí qua cầu. Mỗi lượt, người đi bộ trả 1.000 đồng, người đi xe hai bánh trả 3.000 đồng, chở thêm hàng hóa là 5.000 đồng, riêng học sinh thì được miễn phí nha.

Nếu thuộc team yêu thích khám phá và sống ảo thì cầu gỗ Ông Cọp nhất định sẽ khiến bạn hài lòng. Điều tạo nên vẻ đẹp nơi đây không chỉ là bởi vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ của cây cầu, mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên xung quanh, với mặt nước mênh mông trong vắt và những rặng cây phi lao xanh rì. Ở đây có vô vàn góc chụp hình thuộc hàng “tuyệt phẩm”, tuy nhiên đẹp nhất vẫn là lúc hoàng hôn xuống. Khi ánh nắng chiếu lên những chân cầu trải dài trên mặt sông, khiến chiếc cầu gỗ càng trở nên ảo diệu.

Theo tương truyền của thời xưa, con người và vật có thể nghe và hiểu tiếng nói của nhau. Khi đó, trên núi Mỹ Dựa thường hay xuất hiện một đàn cọp, trong đó có ông Cọp Bạch. Khi bà Cọp trở dạ khó sinh, ông Cọp xuống núi chạy vào xóm Đồng Đò, xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng, đưa lên núi. Sau khi giúp bà Cọp sinh con, ông Cọp liền đưa bà mụ trở về làng an toàn.

Cầu gỗ Ông Cọp là một trong những địa điểm mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và yên ả, thích thú như đang trôi lênh đênh trên biển nước mênh mông.
Cầu gỗ Ông Cọp là một trong những địa điểm mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và yên ả, thích thú như đang trôi lênh đênh trên biển nước mênh mông.

Ba đêm sau, để tạ ơn công giúp đỡ của bà Mụ, ông Cọp Bạch mang xuống sân nhà bà một con lợn rừng. Một thời gian sau bà mụ rời xóm Đồng Đò xuống làng biển Phú Hạnh nằm dưới chân núi Hòn Bù, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An để lập nghiệp. Được một khoảng thời gian ngắn thì bà mụ qua đời, cứ vào độ những ngày cuối tháng chạp hằng năm, người dân xóm Đồng Đò nhìn thấy dấu chân ông Cọp Bạch từ hướng núi Mỹ Dự xuống Hòn Bù để viếng mộ bà mụ.

Cũng từ đó, ông Cọp Bạch xuống nằm dưới chân núi Mỹ Dự với dáng vẻ trầm buồn, ít lâu sau thì chết. Để tưởng nhớ ông Cọp Bạch hiền lành, biết quý trọng ân nhân, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu ông cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu ông Cọp cũng từ đó mà ra.

Chùa Bảo Lâm

Đằng sau vẻ ngoài cổ kính, bình yên thư thái là cả một quá khứ thăng trầm đầy biến cố của ngôi chùa. Chùa Bảo Lâm được sáng lập dưới thời vua Minh Mạng bởi Tổ Phái Lâm Tế đời thứ 38 húy Đạo Trung.

Khoảng thời gian trước năm 1945 – dấu mốc lịch sử khó quên của dân tộc Việt Nam thì Bảo Lâm Phật Học Hội do chùa thành lập là nơi đào tạo đa phần đệ tử các chùa khắp trong tỉnh. Sau giải phóng dân tộc năm 1945, địa phương mượn chánh điện để làm trụ sở cơ quan, còn gian nhà phía Đông và phía Tây thì làm trường mẫu giáo. Kể từ đó Bảo Lâm Phật Học Hội ngưng hoạt động, toàn bộ pháp bảo quý giá của chùa phải gửi nhờ chùa Khánh Sơn để lưu giữ.

Năm 1974, sư trụ trì mới là Thích Nguyên Từ dời chùa về địa điểm cũ và xây dựng lại chánh điện uy nghiêm như ngày nay.
Năm 1974, sư trụ trì mới là Thích Nguyên Từ dời chùa về địa điểm cũ và xây dựng lại chánh điện uy nghiêm như ngày nay.

Chùa Bảo Lâm Phú Yên được trùng tu lại vào năm 1949 sau khi bị tàn phá nặng nề bởi một cơn bão lớn, đa phần vật liệu kiến trúc ban đầu đều bị phá hủy và thất lạc hết. Sau đó, ngôi chùa một lần nữa lại bị tiêu hủy dưới làn mưa bom bão đạn của thực dân Pháp. Trụ trì cùng tăng ni phật tử lúc bấy giờ phải nương nhờ trong một am nhỏ nằm cách đó không xa.

Đến năm 1956 chùa Bảo Lâm mới được xây dựng lại trên nền đất mới, thuộc thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, cách địa điểm ban đầu khoảng 500m. Tại đây có xây dựng hồ sen quý cũng là khởi nguồn niên hiệu chùa Bửu Niên.

Năm 1999, tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên đài sen được xây dựng đằng sau chánh điện, cách đó 50m. Bức tượng cao 18m và quay về hướng Nam.

Năm 2004, tháp chuông cao 12m và Đại Hồng Chung nặng 1,5 tấn được khởi công xây dựng tại chùa.
Năm 2004, tháp chuông cao 12m và Đại Hồng Chung nặng 1,5 tấn được khởi công xây dựng tại chùa.

Năm 2006, chánh điện chùa được trùng tu xây dựng lại theo kiến trúc Phú Yên cổ lầu với diện tích lên tới 240m2 nhằm đáp ứng không gian cho tăng ni phật tử đến hành lễ.

Năm 2010, chùa Bảo Lâm tiến hành xây dựng thêm cổng Tam Quan, điện Di Lặc, điện Di Đà.

Chùa Bửu Lâm là một trong những địa điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng. Đến với chùa Bảo Lâm Phú Yên du khách như được tìm về chốn linh thiêng thanh tịnh lưu giữ biết bao giá trị tâm linh đáng quý.

Hải đăng Đại Lãnh

Hải đăng Đại Lãnh giữa trời xanh, được người Pháp xây năm 1890, bên trong là cầu thang gỗ 110 bậc. Phía dưới chân hải đăng là những khối đá sừng sững.

Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền…

Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Mũi Đại Lãnh cùng với vịnh Vân Phong hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Mũi Đại Lãnh cùng với vịnh Vân Phong hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này.

Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng (năm 1945), đến năm 1961 mới hoạt động trở lại, nhưng do vùng Đại Lãnh – Vũng Rô là căn cứ cách mạng, trên biển là nơi tiếp nhận những chiếc tàu không số của những người cộng sản chở vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh Việt Nam nên hải đăng bị hủy bỏ, đến năm 1997 mới được khôi phục, Mũi Điện trở thành một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia.

Để đến được ngọn hải đăng này, bạn có thể đi theo cung đường ven biển Phú Yên dưới chân đèo Cả và ngắm cảnh biển đẹp bao la bên đường. Từ xa, ngọn hải đăng Đại Lãnh sừng sững giữa không gian núi non trùng điệp và biển xanh mênh mông.
Để đến được ngọn hải đăng này, bạn có thể đi theo cung đường ven biển Phú Yên dưới chân đèo Cả và ngắm cảnh biển đẹp bao la bên đường. Từ xa, ngọn hải đăng Đại Lãnh sừng sững giữa không gian núi non trùng điệp và biển xanh mênh mông.

Có hai đường để đi lên ngọn hải đăng Đại Lãnh, đó là leo núi và đi dọc theo bờ suối. Cung đường băng qua suối thì hơi vất vả hơn một chút nên bạn có thể chọn leo trên những trên những bậc thang quanh co bên cạnh hàng rào trắng, vừa đi vừa ngắm nhìn cảnh biển. Trên đường đi, bạn sẽ được ngắm nhìn Bãi Môn với eo biển xanh mát và bãi cát trắng đẹp tuyệt diệu bên tiếng sóng rì rào vỗ vào bờ bên tai.

Từng cơn gió mát rượi thổi lên cao mang theo hương vị biển mặn mà khiến ta cứ muốn hít thật sâu và tận hưởng trọn vẹn không gian khoan khoái mát lành.
Từng cơn gió mát rượi thổi lên cao mang theo hương vị biển mặn mà khiến ta cứ muốn hít thật sâu và tận hưởng trọn vẹn không gian khoan khoái mát lành.

Càng đi lên cao cảnh vật càng đẹp với khung cảnh biển trời mênh mông xung quanh. Vào trong ngọn hải đăng và leo hơn 110 bậc thang gỗ, toàn cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy như được thu gọn vào trong tầm mắt. Đứng trên đây, bạn như được đắm chìm vào tuyệt tác thiên nhiên đẹp rực rỡ của biển trời và non núi mà tạo hoá đã ban tặng cho cảnh vật nơi đây.

Để đón bình minh đầu tiên trên đất liền, bạn sẽ phải lên đây từ 5 giờ sáng. Đứng trên ngọn hải đăng Đại Lãnh cao sừng sững, ngắm nhìn mặt trời từ từ lên dần lên cao giữa khung cảnh bao la hùng vĩ của thiên nhiên đất trời chìm trong màu đỏ rực rỡ chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ không bao giờ quên.

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo nằm trên địa phận huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Đây là nhà thờ thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Nhà thờ hiện nay cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân phước Anrê Phú Yên và thánh lễ cầu cho giới trẻ Công giáo Việt Nam.

Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại (thi công xây dựng năm 1892), nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam.
Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại (thi công xây dựng năm 1892), nhà thờ Mằng Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam.

Nhà thờ là điểm đến khá thu hút khu du lịch Phú Yên. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Ý.  Đây là công trình có kiến trúc đẹp tại Phú Yên được nhiều người ghé thăm nhất;

Nhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ lớn của giáo xứ Mằng Lăng, thuộc Giáo hạt Mằng Lăng, Giáo phận Qui Nhơn. Phía bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5 năm 2013), phía tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía đông thì giáp biển và cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Bắc.

Tọa lạc bên bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái), cách thị trấn Chí Thạnh gần 2Km đi bộ về phía Đông.
Tọa lạc bên bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái), cách thị trấn Chí Thạnh gần 2Km đi bộ về phía Đông.

Nhà thờ Mằng Lăng được thi công xây dựng trong khuôn viên rộng hơn 5.000 m2, theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá.

Là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên một thoáng kiến trúc châu âu ngay tại vùng quê Phú Yên đậm chất Việt với nét cổ kính.
Là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên một thoáng kiến trúc châu âu ngay tại vùng quê Phú Yên đậm chất Việt với nét cổ kính.

Theo các bậc cao niên ở An Thạch, cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch rất ít dân cư, phủ kín cây rừng, trong đó có một loại cây mọc rất nhiều, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng gọi là mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn, nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây quý này. Thực tế, trong nhà thờ ngày nay còn giữ một bàn gỗ mặt tròn làm bằng gỗ mằng lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,7m.

Nhà thờ nhỏ nhưng có khuôn viên thoáng mát rợp cây xanh. Tước sân còn có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.
Nhà thờ nhỏ nhưng có khuôn viên thoáng mát rợp cây xanh. Tước sân còn có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.

Hiện nay, nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Linh mục Đắc Lộ (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) – người khai đã sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

Cuốn sách được trưng bày dưới một khu hầm nhỏ trước sân nhà thờ. Khu hầm được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên. Cuốn sách được giữ trang trọng một cách đặc biệt trong một hộp kính, sách được in năm vào năm 1651 tại Roma (Italia).

Tháp Nghinh Phong

Tọa lạc tại quảng trường Nghinh Phong ở nút giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ – Độc Lập (TP Tuy Hòa), tháp Nghinh Phong có một thiết kế đặc biệt ấn tượng. Lấy cảm hứng từ ghềnh đá đĩa mang tính biểu tượng của địa phương và truyền thuyết “Trăm trứng trăm con” của Lạc Long quân và Âu Cơ, tháp gồm hai phần.

Chính giữa gồm hai cột đá cao, một cột đá cao 35m đại diện cho Lạc Long Quân và cột đá còn lại cao 30m đại diện cho Âu Cơ. Dưới mỗi chân tòa tháp là 50 khối đá xếp chồng lên nhau. Phần tường giữa hai cột đá được trang trí bằng các bức phù điêu hình ảnh của mảnh đất “hoa vàng trên cỏ xanh” Phú Yên.

Tháp Nghinh Phong đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Phú Yên.
Tháp Nghinh Phong đang trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Phú Yên.

Giữa hai cột đá cao là một khoảng trống chỉ đủ hai người đứng. Điều độc đáo là khi đứng ở đây, bạn có thể được nghe bản nhạc tự nhiên được “viết nên” bởi những cơn gió thổi qua khe gió, những bản nhạc độc nhất không bao giờ lặp lại.

Vào buổi tối, tháp Nghinh Phong được trang bị hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Bobine Tesia, 3D mapping và laser cường độ cao để trình diễn các hiệu ứng ánh sáng độc đáo.

Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh tại tháp Nghinh Phong là sáng sớm và cuối giờ chiều để bắt ánh sáng tự nhiên buổi sớm và hoàng hôn.
Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh tại tháp Nghinh Phong là sáng sớm và cuối giờ chiều để bắt ánh sáng tự nhiên buổi sớm và hoàng hôn.

Với vị trí và thiết kế độc đáo này, dù đến tháp Nghinh Phong vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể tận hưởng không gian độc đáo của thiên nhiên kết hợp với sức sáng tạo của con người. Ở mọi góc chụp, bạn đều có thể thỏa sức sáng tạo, bắt trọn được không gian ấn tượng của công trình sừng sững này.

Để có bức ảnh ấn tượng, cũng đừng quên chọn màu trang phục phù hợp là những tông màu sáng như trắng, xanh da trời vì khối công trình có màu đá xám.

Nhà hàng Gozo Brew House

Tọa lạc trong khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Stelia Beach Resort ngay ngã ba quảng trường Nghinh Phong, mặt tiền biển đường Độc Lập, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đón khách từ giữa tháng 9/2018 và nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách và người dân Phú Yên.

Nhà hàng có thiết kế nổi bật, độc, lạ với nội thất làm từ gỗ, mây, tre, gam màu chủ đạo là màu đất nung terra và màu xanh trời, biển, bài trí đơn giản, mộc mạc nhưng tinh tế, trang nhã và tính thẩm mỹ cao.

“Đặc sản” của công trình này nằm ở khối lượng tre khổng lồ – 25.000 cây tầm vông lợp lá dừa nước tạo nên tầng mái vừa mềm mại, vừa kiên cố cho nhà hàng. Ông Trần Duy Hưng – Tổng giám đốc Công ty Việt Beach, chủ đầu tư dự án Stelia Beach Resort cho biết toàn bộ lượng vật liệu thiên nhiên này được chuyển về từ miền Tây, Bình Dương và Khánh Hòa.

Nhà hàng còn kề cận hồ bơi tràn bờ hướng biển của khu Stelia Beach Resort, mang đến cho du khách trải nghiệm khác biệt.
Nhà hàng còn kề cận hồ bơi tràn bờ hướng biển của khu Stelia Beach Resort, mang đến cho du khách trải nghiệm khác biệt.

Các nghệ nhân mất gần một năm để xây dựng thủ công hạng mục mái, uốn từng cây tre, mái vòm để tạo kiến trúc Phú Yên vừa hiện đại, vừa gần gửi với văn hóa “lũy tre làng” của Việt, tạo sự kết hợp đầy ngẫu hứng với phong cách Địa Trung Hải bao trùm toàn khu resort do tập đoàn Huni (Pháp) đảm trách.

Một trong những điểm thú vị nhất ở hạng mục mái nhà hàng Gozo là sự kết hợp, đan xen giữa các khối tre và lá dừa nước dày đặc. Các nghệ nhân và kỹ sư công trình đã tính toán tỉ mỉ từng chi tiết và biến số như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, thời gian từng mùa trong năm… để xác định độ nghiêng, cong và đan cài phù hợp. Mục tiêu vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa tôn tạo giá trị văn hóa tre Việt, vừa đảm bảo công năng che chắn và đứng vững trước những mùa gió tại Phú Yên.

Từng ngóc ngách trong nhà hàng đều mang đậm dấu ấn của cây tre, mang đến không gian hài hòa thiên nhiên, gần gũi, ấm cúng.

Hài hòa với công trình mang đậm tông nâu là những khoảng “thở” trong không gian hướng biển, tạo cho khách ghé thăm cảm giác vừa ấm cúng, vừa cởi mở với thiên nhiên.

Bên cạnh nhà hàng Gozo là quán Coffee Terra lãng mạn, tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách tham quan khám phá.
Bên cạnh nhà hàng Gozo là quán Coffee Terra lãng mạn, tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách tham quan khám phá.

Tại đây, du khách có thể thưởng thức các món ăn Á – Âu từ đầu bếp nổi tiếng đạt danh hiệu Top Chef châu Á, cùng với đó là những thức uống pha chế công phu, hứa hẹn làm hài lòng những vị khách khó tính.

Với kiến trúc Phú Yên độc đáo, ẩm thực đa dạng và thượng hạng, nhà hàng Gozo đang là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách nhất tại thành phố Tuy Hòa. Trong tương lai khi giai đoạn hai khu phức hợp Việt Beach mở rộng với dự án căn hộ – biệt thự du lịch Thera Premium, nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến độc đáo thu hút hàng triệu du khách đến với Phú Yên mỗi năm.

Chùa Thanh Lương

Thuộc thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố không quá xa chỉ khoảng 10km là bạn có thể từ thành phố Tuy Hòa về thăm chùa.

Chùa Thanh Lương Phú Yên nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc lạ hiếm có. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa này luôn là điều khiến du khách cảm thấy tò mò và muốn khám phá.

Ngôi chùa này được bao bọc xung quanh bởi cộng đồng dân cư sinh sống bằng nghề chài lưới. Một mặt phía đông tiếp giáp với biển và hướng phía Tây tiếp giáp với những động cát lớn trải dài. Chính vì vậy, cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng. Đặc biệt, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa này luôn là điểm đến du lịch Phú Yên nhận được nhiều sự quan tâm từ du khách.

Nhắc tới ngôi chùa Phú Yên này, người ta thường nhắc ngay tới sự độc đáo của nó. Đó chính là những nguyên liệu làm nên ngôi chùa này vô cùng đặc biệt. Chùa Thanh Lương đã sử dụng gáo dừa và san hô là 2 nguyên liệu chính để kiến thiết nên ngôi chùa độc đáo này.
Nhắc tới ngôi chùa Phú Yên này, người ta thường nhắc ngay tới sự độc đáo của nó. Đó chính là những nguyên liệu làm nên ngôi chùa này vô cùng đặc biệt. Chùa Thanh Lương đã sử dụng gáo dừa và san hô là 2 nguyên liệu chính để kiến thiết nên ngôi chùa độc đáo này.

Chùa Thanh Lương nổi tiếng bởi câu chuyện gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây. Tuy pho tượng này không còn giữ được vẻ nguyên vẹn nhưng dáng đứng nguyên bản của pho tượng phật này vẫn được gìn giữ.

Theo như dân gian truyền miệng lại, pho tượng này sau khi trôi dạt về gần biển Hòn Dứa đã được người dân và nhà chùa tổ chức rước về chùa. Từ đó ngôi chùa này ngày càng được chú ý. Có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới đây tham quan và khám phá vẻ đẹp của chùa Thanh Lương Phú Yên.

Chính nhờ những nguyên liệu đặc biệt có 1-0-2 này mà chùa Thanh Lương ở Phú Yên đã trở thành ngôi chùa sở hữu vẻ đẹp khác biệt hoàn toàn so với các ngôi chùa khác trong vùng.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hoàn toàn tự nhiên. Bởi các nguyên liệu cấu tạo nên chùa đều được lấy từ tự nhiên. Chính điều đó đã tạo nên sự hài hòa và hấp dẫn cho chùa Thanh Lương.

Phần chính điện được thiết kế rất độc đáo với phần ốp mái đặc sắc cùng với những hình ảnh trang trí được làm hoàn toàn từ nguyên liệu gáo dừa và san hô. Đây là những nguyên liệu đặc trưng mà chỉ vùng biển Mỹ Quang Nam mới có.

Khi mới bước chân vào cổng chùa, bạn sẽ được ngắm nhìn bức tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại ngự ngay trước mắt. Tiếp đến là hình ảnh các hòn đá được đặt cạnh nhau để tạo nên một không gian của đá vô cùng tinh tế và thanh tịnh.
Khi mới bước chân vào cổng chùa, bạn sẽ được ngắm nhìn bức tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại ngự ngay trước mắt. Tiếp đến là hình ảnh các hòn đá được đặt cạnh nhau để tạo nên một không gian của đá vô cùng tinh tế và thanh tịnh.

Nội thất bên trong chùa được làm bằng gáo dừa nên luôn mang lại sự hài hòa cho tổng thể ngôi chùa. Người dân sau đó sẽ tiến hành lắp ghép các phần ốp lại với nhau để tạo nên các bức tường có màu sắc đặc trưng của san hô và gáo dừa. Đó là màu đen pha nâu trông rất lạ mắt. Chính điều này lại càng khiến cho chùa Thanh Lương xứ Nẫu trở nên khác biệt so với các ngôi chùa khác.

Khung cảnh bên trong chùa được bài trí rất bình dị và trầm mặc, uy nghi. Tuy không sở hữu vẻ đẹp lộng lẫy như các ngôi chùa khác nhưng ở chùa Thanh Lương người ta cảm nhận được sự bình dị như chính tính cách của con người nơi đây. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc Phú Yên bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút.

Nhiều người thường chọn nơi đây làm điểm đến Phú Yên của mình bởi địa điểm này không chỉ là nơi hành hương mà còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc của người Phú Yên. Do đó, nếu bạn muốn khám phá những nét đẹp văn hóa của vùng đất này thì đừng bỏ qua một điểm đến tuyệt vời như chùa Thanh Lương.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI