Monday, October 7, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Hải Phòng được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Hải Phòng được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn.

“Hải Phòng có bến Sáu kho
Có sông Tam Bạc có lò Xi măng”

Kiến trúc Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Đến thời điểm 2011, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Như ở quận Hồng Bàng, nhiều phố với những biệt thự do người Pháp xây dựng vẫn được giữ nguyên về tổng thể, tập trung các cơ quan hành chính sự nhiệp. Ở quận Hồng Bàng có khu phố Tàu gần Chợ Sắt có những nét giống như khu vực Chợ Lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phố Tam Bạc nằm ngay bên con sông Tam Bạc thơ mộng, trên bến dưới thuyền, từng là đề tài cho nhiều họa sĩ.

Từ lâu, hoa phượng đỏ đã trở thành biểu tượng của thành phố Hải Phòng.
Từ lâu, hoa phượng đỏ đã trở thành biểu tượng của thành phố Hải Phòng.

Các quận nội thành cũ hiện nay còn lưu giữ nhiều tòa nhà, ngôi nhà mang di sản kiến trúc từ thời Pháp thuộc, đặc biệt là hai tuyến phố Tam Bạc và phố Lý Thường Kiệt. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Tam Bạc vẫn giữ được những nét cổ kính trong không gian kiến trúc Hải Phòng với những tòa nhà hàng trăm năm tuổi.

Là một thành phố lớn và gần biển đảo, du lịch Hải Phòng là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch. Hải Phòng sở hữu nhiều điểm tham quan, khu du lịch chất lượng cao, đạt tầm quốc tế như khu nghỉ dưỡng 4 sao và sòng bạc, sân golf Đồ Sơn, khu nghỉ dưỡng – sinh thái và bể bơi lọc nước biển tạo sóng lớn nhất châu Á tại Hòn Dáu. Khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch Châu Âu luôn có hứng thú với quần đảo Cát Bà, một hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái rừng, biển phong phú cùng với những khách sạn, nhà hàng chất lượng cao.

Nhà hát thành phố Hải Phòng

Nhà hát Lớn Hải Phòng – tên gọi chính thức là Nhà hát Thành phố là nơi tổ chức những hoạt động văn hóa, chính trị lớn của thành phố Hải Phòng.

Trong lịch sử Pháp thuộc, Việt Nam có 3 thành phố được chọn xây dựng nhà hát lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong những di tích kiến trúc văn hoá tiêu biểu của 1 giai đoạn kiến trúc Hải Phòng, với những trang trí hoa văn, phù điêu độc đáo được bố cục hài hoà, có giá trị mĩ thuật cao.

Vào đầu thế kỉ 20, dân số Hải Phòng khoảng 16.000 người trong đó quân đội Pháp, kiều dân Pháp cũng chiếm hàng ngàn người. Vì vậy chính phủ Pháp chủ trương xây dựng 1 nhà hát có quy mô lớn ở trung tâm nội thành, nơi tiếp điểm của khu người Âu, khu người Hoa và khu người Việt theo quy hoạch của chính phủ Pháp.

Địa điểm được chọn để xây dựng "Nhà hát Tây", theo cách gọi của nhân dân thời bấy giờ, là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.
Địa điểm được chọn để xây dựng “Nhà hát Tây”, theo cách gọi của nhân dân thời bấy giờ, là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên.

Nhà hát được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên nền ngôi chợ cổ của làng An Biên bị thực dân Pháp giải tỏa năm 1900. Khu vực Nhà hát Lớn được coi là khu vực trung tâm cũ của thành phố Hải Phòng, là điểm tiếp nối của ba khu vực kiến trúc Pháp – Hoa- Việt trước đây. Xung quanh Nhà hát Lớn có nhiều vườn hoa và cơ sở thương mại.

Nhà hát được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành. Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp thiết kế rất công phu kiểu cách theo nguyên mẫu nhà hát Pari, nguyên vật liệu xây dựng được mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.

Kiến trúc nhà hát lớn Hải Phòng được xây dựng theo kiểu kiến trúc Barốc, đây là loại hình nghệ thuật kiến trúc xuất hiện ở Ý rồi chuyển sang Áo, Tây Ban Nha, một phần của nước Pháp rồi trở thành khuynh hướng nghệ thuật chủ yếu từ cuối thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 18.

Các kiến trúc sư khi xây dựng nhà hát nhà hát đã tận dụng các đường cong đẻ tạo nhịp điệu và những không gian phong phú, sinh động. Nghệ thuật kiến trúc Barốc dạt tới sự thống nhất với nghệ thuật trang trí hoành tráng gây ấn tượng mạnh, với mặt bằng cầu kì, kết hợp với những đường cong mềm mại. Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia trên cánh cửa- đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho nhà hát lớn.

Mặc dù có sự cân đối chặt chẽ trong kết cấu mặt tiền, mỗi kết cấu đều có công thức riêng trong thiết kế trang trí trên cửa tường và khoảng cách các cột đi kèm, sự phân bố cột tạo ra 1 nhịp điệu nhất quán với sự dàn trải theo phương nằm ngang. Nhà hát lớn có 4 cột trụ áp sát vào tường để tăng độ vững của tường. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột từ trên xuống dưới.

Đến nay, sau nhiều lần tu sửa, Nhà hát Lớn Hải Phòng cơ bản vẫn giữ được hình dáng, kiến trúc ban đầu.
Đến nay, sau nhiều lần tu sửa, Nhà hát Lớn Hải Phòng cơ bản vẫn giữ được hình dáng, kiến trúc ban đầu.

Về Kiến trúc Hải Phòng bên trong nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, trên tầng 2 có các cửa hình mái vòm theo kiểu Gôtích. Phía trên sân khấu có để tượng hình thần âm nhạc- vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Bên phải, bên trái sân khấu là phòng trang điểm, phòng nghỉ của diễn viên. Ngoài cửa sổ kính, chớp, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao nhà hát. Vòm trần có vẽ nhữg lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ châu Âu lừng danh: Mozart, Beethoven, Moliere…

Nhà hát Lớn Hải Phòng còn là một địa danh lịch sử gắn liền với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vào ngày 20.11.1946, tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và chiến sĩ tuyên truyền văn hóa Việt Nam do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ suốt một ngày đêm và tiêu diệt được 50 lính Pháp trước khi anh dũng hy sinh.

Thời Pháp thuộc, nhà hát lớn là nơi sinh hoạt chính trị văn hoá của người Pháp và những người bản xứ giàu có, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng ở nước ta mới được biểu diễn ở đây và chỉ có những người giàu có mới đủ trình độ và tiền mua vé vào xem. Ngày nay vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện lịch sử quan trọng hay các dịp lễ tết, có nhiều hoạt động mít tinh, biểu diễn văn nghệ và vui chơi giải trí tại đây.

Bảo tàng Hải Phòng

Bảo tàng Hải Phòng toạ lạc ngay trung tâm thành phố số 65 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, là một trong những kiến trúc cổ ở thành phố biển. Được xây dựng năm 1919 với diện tích khoảng 1ha rợp bóng cổ thụ, đây là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách kiến trúc Gothique của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc. Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và chính thức thành lập ngày 20/12/1959, là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm nhất ở nước ta.

Bảo tàng là nơi giới thiệu về truyền thống lịch sử – cách mạng, bản sắc văn hoá của vùng đất và người Hải Phòng, tổ chức nghiên cứu về vùng khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử văn hoá, các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hải Phòng đã tận tuỵ sưu tầm gần 20.000 hiện vật, đặc biệt là những hiện vật về lịch sử, những di vật khảo cổ chứng minh nền văn hoá lâu đời của Hải Phòng, giúp việc nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học có hiệu quả.

Được xây dựng năm 1919 với diện tích khoảng 1ha rợp bóng cổ thụ, đây là một trong những công trình kiến trúc tại Hải Phòng mang phong cách kiến trúc Gothique của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp - Hoa thời Pháp thuộc.
Được xây dựng năm 1919 với diện tích khoảng 1ha rợp bóng cổ thụ, đây là một trong những công trình kiến trúc tại Hải Phòng mang phong cách kiến trúc Gothique của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc.

Theo thống kê, Bảo tàng Hải Phòng hiện đang lưu giữ, bảo quản, trưng bày khoảng 19.000 hiện vật và các sưu tập hiện vật của các thời kỳ lịch sử. Trong đó, ngoài 6 bảo vật quốc gia được đăng ký, còn có tới 1.092 cổ vật (773 cổ vật chất liệu gốm, sứ, đá, 279 cổ vật chất liệu kim loại). Chưa kể, trong kho của Bảo tàng Hải Phòng còn có số lượng lớn hiện vật quý khác, trong đó có 154.497 tư liệu, 29.381 phim ảnh, gồm nhiều giai đoạn lịch sử, chứa đựng nhiều nội dung phong phú và đa dạng phục vụ tốt công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tư liệu, hình ảnh cho sinh viên, nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận văn, luận án.

Với số lượng hiện vật đồ sộ, đa dạng, phong phú như vậy, đây quả thực là điều mà nhiều bảo tàng khác trong cả nước mơ ước. Đặc biệt, trong số các bộ sưu tập, phải kể tới bộ sưu tập hiện vật quý giá thời tiền sử, với các công cụ sản xuất, công cụ săn bắn… của người Việt cổ được tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), niên đại cách đây 6.000-7.000 năm.

Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và chính thức thành lập ngày 20/12/1959, là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm nhất ở nước ta.
Việc xây dựng bảo tàng được chuẩn bị ngay sau ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và chính thức thành lập ngày 20/12/1959, là bảo tàng khảo cứu địa phương ra đời sớm nhất ở nước ta.

Từ những hiện vật cổ này, các nhà khảo cổ đã chứng minh, Cát Bà không chỉ là nơi có người Việt cổ sinh sống, mà khu vực Cái Bèo còn là làng chài cổ nhất Việt Nam hoặc như di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh thuộc huyện Thủy Nguyên, bộ sưu tập về các hiện vật tìm thấy tại đây đã minh chứng nơi này từng là công xưởng chế tác đồ trang sức của người Việt cổ, với các mũi khoan đá để chế tác đồ trang sức gồm vòng cổ, vòng tay, chuỗi hạt bằng đá… Các hiện vật này được kiểm kê, bảo quản bằng hệ thống sổ sách kiểm kê theo mẫu chỉ đạo chung của Cục Di sản văn hoá, tuy chưa thật đầy đủ nhưng đảm bảo được tính pháp lý và tính khoa học cho các hiện vật bảo tàng.

Bảo tàng Hải Phòng còn là nơi trưng bày các đồ gốm, sứ cổ và hiện đại cùng với tranh, tượng cổ hoặc mới sáng tác có nhiều giá trị thẩm mỹ. Trong khuôn viên Bảo tàng còn trưng bày súng thần công, bia ký, máy bay MIC 17 và chiếc tàu rà phá thủy lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam. Thăm Bảo tàng giúp bạn hiểu rõ hơn về Hải Phòng – miền đất nơi đầu sóng ngọn gió nhưng vẫn vươn mình đứng dậy phát triển không ngừng.

Bưu điện thành phố Hải Phòng

Bưu điện thành phố Hải Phòng từ lâu đã là đơn vị chủ lực chuyên cung cấp các dịch vụ bưu chính và chuyển phát trên địa bàn thành phố. Đây không chỉ là một trung tâm thông tin mà còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu tại thành phố Cảng.

Tọa lạc trên con phố trung tâm Nguyễn Tri Phương, Bưu điện Hải Phòng nằm trong quần thể những công trình kiến trúc độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa, góp phần làm nên nét đẹp đô thị đã từ lâu nổi tiếng với sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại của thành phố Hải Phòng. Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc công sở hành chính vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cũng như giữ nguyên chức năng như khi được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Tòa nhà Bưu điện Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm 1905. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.
Tòa nhà Bưu điện Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm 1905. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.

Mặt tiền được trang trí ấn tượng bằng hệ mái dốc lợp ngói, hình đồng hồ lớn đơn giản mà không kém phần tinh tế với hai bên là ô cửa sổ cao. Phong cách kiến trúc tân cổ điển đơn giản được sử dụng khai thác đặc điểm của bố cục đối xứng, thể hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính có hình khối kiến trúc vuông vức, tập trung vào việc trang trí qua những đường viền và những mảng tường gạch xen kẽ . Vị trí của tòa nhà cũng là điểm nhấn trong tổng thể không gian qui hoạch. Hai mặt bên của tòa nhà hướng ra hai bên với cửa sổ và cửa đi rộng có đầu cong kết hợp với hệ thống các cột trụ, họa tiết đắp nổi làm tăng thêm sự đồ sộ, trang trọng cho kiến trúc của tòa nhà. Khác với mặt tiền,bên trong bưu điện lại được thiết kế vô cùng đơn giản, không gian phóng khoáng tạo cảm giác gần gũi, thuận tiện cho các hoạt động bưu chính diễn ra tại đây. Cũng bởi vậy mà bưu điện trung tâm luôn tập trung rất đông người dân thành phố tới giao dịch, trở thành đầu mối thông tin của thành phố từ những ngày đầu xây dựng cho tới ngày nay.

Không chỉ mang nét đẹp văn hóa kiến trúc đặc sắc, bưu điện Hải phòng còn mang giá trị lịch sử quý báu. Năm 1876, người Pháp mở Bưu cục Hải Phòng và Qui Nhơn, sau khi các cơ sở tương tự đã được mở tại Sài Gòn, Hà Nội. Những con tem đầu tiên ở nước ta được phát hành vào năm 1864, hình vuông có hình chim đại bàng với đủ cỡ, loại. Ngày chuyển thư và đón thư thường được tiến hành khá nghiêm trang. Điện thoại liên tỉnh Hải Phòng – Hà Nội chính thức có từ ngày 19/04/1906.

Bưu điện Hải Phòng ra đời sớm đã góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nối liền Hải Phòng với các tỉnh thành quan trọng khác trong cả nước.Có thể nói Bưu điện Hải Phòng là một trong bốn bưu cục hiện đại nhất của nước ta lúc bấy giờ.
Bưu điện Hải Phòng ra đời sớm đã góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nối liền Hải Phòng với các tỉnh thành quan trọng khác trong cả nước.Có thể nói Bưu điện Hải Phòng là một trong bốn bưu cục hiện đại nhất của nước ta lúc bấy giờ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bưu điện Trung tâm Hải Phòng là nơi chứng kiến sự chiến đấu, hi sinh kiên cường bám trụ, giữ vững mạch máu thông tin kháng chiến của cán bộ công nhân viên bưu điện Hải Phòng. Ngày nay,đi cùng với sự phát triển của ngành Bưu chính, Bưu điện Hải Phòng tiến thẳng vào hiện đại hóa mạng lưới và đa dạng hóa dịch vụ, trở thành chủ lực trong việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính – chuyển phát trên địa bàn Thành phố. Bưu điện trung tâm thành phố cũng vì thế từ lâu là ngôi nhà chung của những cán bộ bưu tá tận tụy, là nơi gửi gắm những cánh thư,những gói hàng của người dân thành phố tới mọi miền. Và cũng từ nơi đây, mạng lưới thông tin thành phố hình thành và không ngừng phát triển, hội nhập.

Cùng với Nhà hát thành phố, Quán hoa, Bảo tàng thành phố,… Bưu điện Trung tâm đã làm nên một quần thể di tích đặc biệt, trở thành biểu tượng không thể nào thay thế được trong lòng người Hải Phòng.

Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền

Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền hay Trường Bonnal, trường Bình Chuẩn là một ngôi trường nằm trong hệ thống các trường Trung học Phổ thông công lập của Việt Nam được thành lập năm 1920 tại Hải Phòng. Đây là ngôi trường trung học đầu tiên của Hải Phòng và cũng là một trong số những trường trung học đầu tiên của Việt Nam do người Pháp thành lập.

Trong lịch sử phát triển, trường đã 3 lần đổi tên. Thời kỳ Pháp thuộc, tên trường là Bonnal. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, trường đổi tên thành Bình Chuẩn. Năm 1948, trường mang tên vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
Trong lịch sử phát triển, trường đã 3 lần đổi tên. Thời kỳ Pháp thuộc, tên trường là Bonnal. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, trường đổi tên thành Bình Chuẩn. Năm 1948, trường mang tên vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

Năm 1874, Nhà Nguyễn đã ký Hòa ước Giáp Tuất (1874) nhượng đất Hải Phòng cho Pháp. Các thương gia Pháp kéo đến lập nghiệp trên nhượng địa bến Ninh Hải, hình nên một đô thị sầm uất từ đó. 11 năm sau – năm 1885, Bonnal được cử làm Công sứ Hải Phòng, ông đã cho đào một con kênh ở phía Nam nối từ sông Tam Bạc vòng ra tới sông Cấm – gọi là kênh Bonnal. Kênh Bonnal với sông Tam Bạc và sông Cấm đã ôm trọn một dải đất hình cái rìu mà chỉ 10 năm sau đó phát triển thành khu phố Pháp – hạt nhân ban đầu của Hải Phòng ngày nay. Kênh Bonnal nằm giữa “khu người Âu” và “khu bản xứ”. Hai bên kênh là đại lộ Bonnal (phố Nguyễn Đức Cảnh và phố Trần Phú ngày nay) và đại lộ Chavassieux (phố Trần Hưng Đạo và phố Quang Trung). Nhưng đến năm 1902, Toàn quyền Bán đảo Đông Dương đã ra lệnh lấp một phần kênh này để mở rộng thành phố, đoạn kênh còn lại đổi tên thành sông Lấp.

Hải Phòng được Chính quyền Pháp xây dựng thành một cảng quốc tế, cửa ngõ của cả miền Bắc Đông Dương mở ra Biển Đông. Để phục vụ cho việc khai thác, chính quyền Pháp không thể không phát triển giáo dục đến một mức độ nhất định nhằm đào tạo những người thừa hành cho bộ máy cai trị của mình và Trường tiểu học Bonnal – tiền thân của trường THPT Ngô Quyền được ra đời trong hoàn cảnh này. Trường tiểu học Bonnal là trường dành cho con em người Việt. Ngay từ năm 1909, Chính quyền Bảo hộ đã yêu cầu Ban Nhà cửa dân sự cung cấp các bản vẽ thi công công trình này nhưng do ngân sách hạn hẹp nên chỉ có một số hạng mục nhỏ được thi công và trường phải thuê địa điểm tại số 3 phố Jean Dupuis với hợp đồng thuê theo năm 4200 phờ răng/năm.

Với số dân cư bản địa ngày một tăng và hơn nữa ngôi nhà mà trường thuê sẽ đổi chủ sở hữu, trường có nguy cơ không có chỗ học kể từ ngày 01/01/1920 nên Thống sứ Bắc Kỳ đã yêu cầu Chánh Sở Công chính Bắc Kỳ tiến hành xây ngay công trình trường tiểu học Bonnal trên khu đất dân sự nằm ven đai lộ Bonnal và trên khu đất này đã có một ngôi trường làng do thành phố mở đó chính là ngôi trường làng Vẻn. Ngôi trường sẽ được thi công theo mô hình các trường tiểu học Pháp – Việt ở Bắc Kỳ.

Trường Bonnal được xây dựng đến năm 1925 có 13 phòng học, gồm dãy nhà một tầng phía trái từ cổng vào có 5 phòng và một dãy nhà hai tầng ở chính giữa có 8 phòng.
Trường Bonnal được xây dựng đến năm 1925 có 13 phòng học, gồm dãy nhà một tầng phía trái từ cổng vào có 5 phòng và một dãy nhà hai tầng ở chính giữa có 8 phòng.

Khuôn viên của trường là một khu đất vuông vắn. Phía Bắc giáp đại lộ Bonnal (nay là phố Nguyễn Đức Cảnh), phía Đông giáp phố Metz (nay là phố Mê Linh), phía Nam giáp ngõ Hoa Khai, phía Tây giáp Trường đạo Saint Joseph. Cổng trường quay ra phố Metz (phố Mê Linh). Tại thời điểm đó, Trường tiểu học Bonnal là trường tiểu học chưa toàn cấp, chỉ có từ lớp Đồng ấu đến lớp Nhì. Năm 1919-1920, mới có lớp Nhất. Từ năm 1920-1921, Trường bắt đầu có lớp đệ nhất niên bậc Cao đẳng tiểu học gọi là lớp thành chung của Hải Phòng (cours complémentaire). Sau đó, mỗi năm tăng thêm một lớp cho đến khi đủ 4 lớp bậc Cao đẳng tiểu học từ đệ nhất đến đệ tứ niên.

Năm 1926-1927, xây thêm dãy nhà một tầng phía tay phải, đối xứng với dãy nhà một tầng cũ. Dãy nhà hai tầng và dãy nhà một tầng bên trái dành cho 12 lớp bậc tiểu học. Dãy nhà bên phải dành cho các lớp cao đẳng từ đệ Nhất đến đệ Tứ và một phòng thí nghiệm. Cổng chính dành cho học sinh tiểu học, cổng phụ quay ra đại lộ Bonnal dành cho học sinh trung học. Học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học, muốn học lên các lớp thành chung thì phải dự kỳ thi chuyển cấp. Đây là trường cao đẳng tiểu học chung cho các các tỉnh miền duyên hải.

Những nhà giáo giàu lòng yêu nước, yêu nghề và hết lòng vì học sinh, như thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo, thầy giáo Hoàng Ngọc Phách, thầy giáo Lê Xuân Phùng… Họ chính là thế hệ thứ nhất đã góp phần rất vào quá trình hình thành những truyền thống rực rỡ của trường Bonnal – Bình Chuẩn – Ngô Quyền.

Khu đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích và đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là quần thể các công trình kiến trúc tại Hải Phòng – văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Trình quốc công (程國公) Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙), một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 16, trên quê nội (thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) và quê ngoại (thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) của ông. Khu di tích này là nơi có những địa dấu nổi tiếng đã đi vào sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Trung Tân quán và Bạch Vân am (từ đó mà ông có danh xưng Bạch Vân am cư sĩ).

Ngày 7 tháng 1 năm 2016 (tức ngày 28 tháng 11 năm Ất Mùi), tại Khu di tích Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, UBND Thành phố Hải Phòng đã trọng thể kỷ niệm 430 năm ngày mất của ông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Chính phủ trao tặng. Đây là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của Hải Phòng sau danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được xếp hạng vào năm 2013.

Ông không phải là công thần khai quốc, không phải người thân thích với hoàng tộc nhà Mạc, cũng không phải quan tướng nắm binh quyền. Ông là hình mẫu của một "văn nhân thuần túy" như sử sách và cả thơ văn của chính ông vẫn thường mô tả. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời đã chứng tỏ sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông và có thể xem đây là một sự ghi nhận mang tính biểu tượng của nhà vua đối với những đóng góp của ông cho triều đại này.
Ông không phải là công thần khai quốc, không phải người thân thích với hoàng tộc nhà Mạc, cũng không phải quan tướng nắm binh quyền. Ông là hình mẫu của một “văn nhân thuần túy” như sử sách và cả thơ văn của chính ông vẫn thường mô tả. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời đã chứng tỏ sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông và có thể xem đây là một sự ghi nhận mang tính biểu tượng của nhà vua đối với những đóng góp của ông cho triều đại này.

Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời, từ khoảng hơn 20 năm trước khi ông mất. Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm “văn nhân thuần túy” (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng đích thân cầm quân ra trận) được phong tới tước Quốc công ngay từ khi còn sống. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.

Cần nhớ rằng trong lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam, hai tước hiệu hàng đầu như tước Công và Vương có quy chế rất khắt khe để vua ban phong cho những người không có quan hệ thân thích với hoàng tộc. Kiểu “văn nhân thuần túy” và lại không có quan hệ thân thích với hoàng tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi là khó hơn cả các trường hợp xét duyệt khác để được phong tới tước công (dù là Quốc công hay Quận công) ngay khi còn sống. Kiểu “văn nhân cầm quân” chẳng hạn như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Công Trứ hay Trương Đăng Quế thậm chí còn có nhiều cơ hội để lập quân công với triều đình hơn kiểu “văn nhân thuần túy” nên họ thường được phong tước hiệu cao hơn. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời.

Trong khi đó, tên gọi Trạng Trình là cách gọi vắn tắt kiểu dân gian hóa dành cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và sau này được dùng phổ biến ngay cả trong các tài liệu nghiên cứu về sự nghiệp của ông. Cách gọi tên các danh nhân theo kiểu vắn tắt này là không phải hiếm dưới thời phong kiến ngày xưa. Một trường hợp nổi bật trong lịch sử Việt Nam là thay vì gọi tên đầy đủ như “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” (“Hưng Đạo đại vương” là tước phong chính thức cao nhất do vua nhà Trần ban tặng cho Trần Quốc Tuấn lúc sinh thời do công lao chiến trận của ông) thì cả sử sách và dân gian thường dùng tên gọi vắn tắt là “Trần Hưng Đạo”. Nên nhớ tên gọi “Trạng Trình” là do người thời sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt ra có thể hàng trăm năm sau khi ông mất nhưng đương thời ông sống thì trong các văn bia do chính ông soạn và trong văn thơ của những người bạn vong niên như Giáp Hải gửi cho ông, tên gọi tước hiệu chính thức là “Trình Quốc Công” gần như luôn được sử dụng. Và thực tế thì tên gọi dân gian hóa “Trạng Trình” ngày nay đã được các phương tiện truyền thông báo chí Việt Nam dùng ở mức phổ biến hơn rất nhiều so với tên tước hiệu “Trình Quốc Công” chính thức của ông.

Phần lớn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua ở quê nhà Trung Am (trước thời ông có tên là Trình Tuyền), Vĩnh Lại thuộc xứ Đông, cũng là đất phát nghiệp của họ Mạc.
Phần lớn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua ở quê nhà Trung Am (trước thời ông có tên là Trình Tuyền), Vĩnh Lại thuộc xứ Đông, cũng là đất phát nghiệp của họ Mạc.

Ông chỉ bước vào chốn quan trường khi đã gần 50 tuổi, sau nhiều năm đứng ngoài quan sát thời cuộc. Đường quan lộ của ông kéo dài chưa đầy 30 năm, tính từ năm ông đậu Trạng nguyên ở tuổi 45 (1535) cho tới khi chính thức cáo quan về nghỉ hưu ở độ tuổi 73 như trong thơ văn của ông đã xác nhận. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa đồng tình với một sai sót lịch sử cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông chỉ có 7 năm (1535–1542) làm quan dưới triều Mạc rồi cáo quan về sống và dạy học ở quê nhà Trung Am cho đến lúc mất. Sự thật không hoàn toàn như vậy.

Sau đó do biến động của lịch sử, ngôi đền đó không còn, sau này mới được dựng lại. Theo “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề ghi: “năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời Lê Ý Tông) người trong làng vì nhờ thị đức của tiên sinh có dựng lại trên nền nhà cũ… người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân, thu hai kỳ đến tế lễ”.

Năm Mậu Thìn 1929 (niên hiệu Bảo Đại thứ 3), dân làng quyên góp tiền bạc, công sức tu tạo lại ngôi đền. Tháng 9/1985, ngôi đền được UBND Thành phố Hải Phòng chỉ đạo tu sửa, mở mang khuôn viên, sửa lại đường sá.

Năm 1991, khu di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện) là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Cầu vượt biển có bề rộng 29,5m với 4 làn xe (2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). Cầu được thiết kế chạy với tốc độ 80 km/h. Cầu dài 5,44 km thuộc dự án Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện với tổng chiều dài 15,63 km. Cây cầu được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017.

Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng Cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.
Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng Cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.

Trong đó, phần cầu có chiều dài 5,44 km; phần đường dẫn dài 10,19 km. Cầu Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu được thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng với tổng khối lượng khoảng 80 tấn. Cầu được thi công bởi 2000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân cùng với hơn 200 thiết bị máy móc và 20 xà lan nặng 1500 tấn.

Dầm cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế, thi công theo công nghệ lắp ghép từng nhịp với 1475 đốt dầm. Bên trong dầm cầu tạo thành một đường hầm kéo dài 4,5 km. Cầu gồm 88 nhịp (mỗi nhịp 60m) được thông với nhau tạo nên một đường hầm dài 4,5 km theo chiều dài của cầu. Đường hầm dầm cầu rộng 9m, cao hơn 2,5m. Mỗi nhịp dầm cầu được thi công lắp đặt gồm 12 bó cáp dự ứng lực. Cáp này có tác dụng chịu lực chính của cầu.

Bên trong đường hầm sẽ được lắp hệ thống điện chiếu sáng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng dầm cầu. Đây chính là đường hầm dầm cầu dài nhất tại Việt Nam.
Bên trong đường hầm sẽ được lắp hệ thống điện chiếu sáng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng dầm cầu. Đây chính là đường hầm dầm cầu dài nhất tại Việt Nam.

Dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện giúp giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn và rủi ro do vận chuyển bằng phà và xà lan; giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu; kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng và thúc đẩy hoạt động du lịch tại Quần đảo Cát Bà…

Đây là công trình cầu đường vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay, có công nghệ phức tạp, kỹ thuật cao, là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp tác công-tư) giữa Việt Nam-Nhật Bản. Dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện do liên doanh các nhà thầu Sumitomo Mitsui Construction Co. Ltd cùng Tập đoàn Cienco4 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công. Tổng mức đầu tư dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện là 11.849 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Tòa nhà 45 tầng Vinpearl Imperia HP

Ngày 19/1, Tập đoàn Vingroup chính thức khánh thành toà tháp 45 tầng – “nóc nhà” mới khu vực Đông Bắc Bộ tại khu đô thị Vinhomes Imperia Hải Phòng.

Đây là tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) và khách sạn 5 sao Vinpearl được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới hấp dẫn nhất của thành phố Cảng.

Kết cấu toà tháp gồm 2 hạng mục, trong đó 45 tầng khách sạn được thiết kế theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế với 362 phòng nghỉ tiện nghi theo phong cách tân cổ điển thời thượng, sang trọng và họa tiết hình khối hiện đại.
Kết cấu toà tháp gồm 2 hạng mục, trong đó 45 tầng khách sạn được thiết kế theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế với 362 phòng nghỉ tiện nghi theo phong cách tân cổ điển thời thượng, sang trọng và họa tiết hình khối hiện đại.

Với chiều cao 45 tầng thiết kế theo kiến trúc mô phỏng dòng sông đang chảy, công trình Tổ hợp TTTM – Khách sạn thuộc khu đô thị phức hợp Vinhomes Imperia Hải Phòng sở hữu tầm nhìn trọn vẹn bao quát 360 độ toàn thành phố, nổi bật bên 2 hai dòng sông Cấm và Thượng Lý, vắt ngang như dải lụa mềm.

Đặc biệt, Sky Bar được bố trí nằm ở tầng 43 là nơi du khách có thể vừa thư giãn, vừa thoải mái ngắm trọn vẹn toàn cảnh thành phố Hải Phòng xinh đẹp.
Đặc biệt, Sky Bar được bố trí nằm ở tầng 43 là nơi du khách có thể vừa thư giãn, vừa thoải mái ngắm trọn vẹn toàn cảnh thành phố Hải Phòng xinh đẹp.

Từ toà tháp cao nhất khu vực Đông Bắc Bộ này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn Quảng trường ánh sáng rộng tới hơn 3ha của Khu đô thị cùng với di tích Ống khói – biểu tượng lịch sử của Nhà máy Xi măng Hải Phòng trước đây – được bảo tồn ghi lại dấu ấn lịch sử của thành phố. Toạ lạc tại vị trí trung tâm “nhất cận thị, nhị cận giang” tiếp giáp nhiều tuyến đường huyết mạch, du khách từ đây sẽ dễ dàng di chuyển đến trung tâm thành phố hay thăm quan các danh thắng du lịch Hải Phòng như đảo Cát Bà, biển Đồ Sơn, chùa tháp Tường Long, vịnh Lan Hạ…

Nhà thờ chính tòa Hải Phòng

Nhà thờ chính tòa Hải Phòng với tước hiệu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hải Phòng. Nhà thờ được xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m kèm theo tháp chuông hình vuông nhà cao 28m. Sau khi khánh thành, trải qua thăng trầm thời gian, nhà thờ xuống cấp nặng. Đến năm 2000, linh mục chính xứ đã làm đơn xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toàn bộ nội thất nhà thờ và giữ nguyên kiến trúc Hải Phòng như xưa.

Nhà thờ tọa lạc tại 46 Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Bạn có thể tham khảo cách đi đến Nhà thờ theo bản đồ tại đây nha. Tuy vậy nhưng trên đường đi để đảm bảo chắc chắn không lạc đường, ảnh hưởng đến chuyến đi thì bạn nên song hành cùng google map nhé.

Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang lại toàn bộ. Nhà thờ là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của thành phố Hải Phòng.
Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang lại toàn bộ. Nhà thờ là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của thành phố Hải Phòng.

Bước vào trong nhà thờ thì chúng ta có thể thấy ngay tượng Đức Mẹ Hải Phòng. Bức tượng được đặt ngay dưới chân tháp và hai bên là 2 chậu cây xanh mát nhìn vô cùng tuyệt đẹp.

Phía trước quảng trường là một không gian vô cùng rộng rãi sẵn sàng đón những người con của Chúa vào viếng thăm bên trong nhà thờ. Vào bên trong nhà thờ thì ta thấy một không gian màu trắng và mái vòm là loại kiến trúc yêu thích đặc trưng. Hai bên hông nhà thờ với 14 thánh giá được phủ vàng và các bức tranh kính màu rất đẹp.

Phía bên phải là tòa thánh tượng Giesu, tòa chính có tượng Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi và các bức họa thánh bằng tranh kính màu.
Phía bên phải là tòa thánh tượng Giesu, tòa chính có tượng Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi và các bức họa thánh bằng tranh kính màu.

Tòa chính của nhà thờ Hải Phòng được thiết kế vô cùng thanh thoát và nhà thờ chính tòa cũng có hai tòa giám mục. Phía bên trong của nhà thờ chính tòa Hải Phòng không có cột ở giữa nên cảm giác rất thoáng và rộng.

Từ bục giảng hướng lên nhìn tòa chính là bức tượng đức mẹ Rất Thánh Mân Côi rất đẹp. Phía bên phải dưới chân tòa chúa Giesu có phần mộ của Đức Cha Giuse Trương Cao Đại, phía bên trái là phần mộ của Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương. Khu vực các tranh kính phía bên hông nhà thờ được trang trí màu săc rất sặc sỡ. Nhìn xuống phía cuối là gác đàng của nhà thờ Hải Phòng với những nét rất riêng.

Bởi nhà thờ chính tòa Hải Phòng được đặt ngay giữa trung tâm thành phố nên so với các nhà thờ khác thì không gian ở đây khá khiêm tốn. Vào sáng chủ nhật, nhà thờ thường tổ chức lễ cho các em thiếu nhi, lễ cho các người con,…

Biệt thự Bảo Đại

Biệt thự Bảo Đại – còn gọi là Lầu Bảo Đại tọa lạc trên đồi Vung, khu 2 Đồ Sơn, nay thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây không chỉ đơn thuần là một công trình kiến trúc tại Hải Phòng độc đáo, mà còn có giá trị lịch sử, lưu trữ những câu chuyện gắn liền với vị vua cuối cùng trong triều đại phong kiến ở Việt Nam, nổi tiếng với câu nói: “Làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”

Công trình này nằm ở độ cao 36m so với mực nước biển, được Toàn quyền Đông Dương Pasquier cho xây dựng năm 1928 để làm nơi nghỉ dưỡng. Đến năm 1949 Toàn quyền Đông Dương tặng lại cho vua Bảo Đại, từ đó ngôi biệt thự mang tên là Biệt thự Bảo Đại hay Lầu Bảo Đại. Vua Bảo Đại đã sử dụng biệt thự này từ năm 1933-1954 để làm việc và nghỉ dưỡng cùng gia đình mỗi dịp ra Bắc trong thời gian ông làm hoàng đế Đại Nam và Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, miền Bắc được giải phóng, biệt thự Bảo Đại được giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Đến năm 1984, Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý. Thời gian trôi đi, chiến tranh tàn phá, ngôi biệt thự xuống cấp. Được phép của Nhà nước, Công ty đã phục chế lại, vào năm 1999, biệt thự đã trở nên diễm lệ như xưa và mở cửa đón khách du lịch tới tham quan và nghỉ dưỡng tại đây.

Ngày nay khi đến biệt thự Bảo Đại, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về một khu du lịch tưởng chừng vô cùng uy nghiêm, một nơi gắn liền với cả một triều đại phong kiến của Việt Nam mà còn toát lên vẻ đẹp thơ mộng giữa đất trời thành phố biển Hải Phòng. Lầu Bảo Đại đang góp phần tạo sức hấp dẫn cho du lịch Đồ Sơn.
Ngày nay khi đến biệt thự Bảo Đại, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về một khu du lịch tưởng chừng vô cùng uy nghiêm, một nơi gắn liền với cả một triều đại phong kiến của Việt Nam mà còn toát lên vẻ đẹp thơ mộng giữa đất trời thành phố biển Hải Phòng. Lầu Bảo Đại đang góp phần tạo sức hấp dẫn cho du lịch Đồ Sơn.

Đến khu 2 Đồ Sơn, khi hỏi đường lên biệt thự Bảo Đại, du khách sẽ được chỉ dẫn tận tình, bởi người dân nơi đây luôn tự hào và hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch Hải Phòng của ngôi biệt thự này đối với sự phát triển của miền biển Đồ Sơn. Biệt thự nằm trên đồi Vung với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi non và biển cả, tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thư thái khi ghé thăm nơi này. Sẽ thật đáng tiếc khi bạn đến Đồ Sơn mà không ghé thăm ngôi biệt thự nổi tiếng này. Với một thiết kế độc đáo và độ cao lý tưởng, tại đây bạn sẽ thấy được toàn cảnh khu du lịch Đồ Sơn như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.

Dinh thự có lối kiến trúc rất độc đáo với hình bát giác theo kiến trúc Pháp. Toàn bộ khuôn viên rộng 3.700m2, diện tích biệt thự rộng hơn 900m2, biệt thự hướng biển, xung quanh là hoa viên và nhiều cây xanh. Du khách sẽ không chỉ ấn tượng bởi vẻ đẹp cổ kính bởi kiến trúc mà còn được thả hồn vào không gian xanh mướt của cây cối và hoa cỏ. Dinh Bảo Đại nằm ở độ cao gần 40m so với mực nước biển, khi bước chân lên đỉnh đồi Vung, trước cửa biệt thự Bảo Đại du khách có thể ngắm toàn cảnh Đồ Sơn, thả tầm mắt theo biển mênh mông đến tận chân trời. Hơn nữa, khí hậu ở đây rất ôn hòa, vào mùa hè cũng rất mát mẻ nên du khách có thể ghé thăm dinh thự vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Biệt thự Bảo Đại được xây dựng bao gồm một tầng hầm và hai tầng nổi. Tầng hầm có phòng bếp nấu, kho, kỹ thuật, phòng gia nhân. Tầng 1 có phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Tầng 2 là phòng ngủ của các công chúa, hoàng tử. Tại tầng 1 có một phòng ăn lớn, đây là nơi mà Toàn quyền Đông Dương cũng như vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường dùng để tiếp đãi khách. Không gian và đồ vật tại phòng ăn lớn này đã được phục chế như cũ tạo nên một nét đẹp cổ kính. Ngoài ra còn có một phòng ăn nhỏ, nơi vua Bảo Đại sử dụng cho những bữa ăn gia đình. Không gian phòng ngủ của vua Bảo Đại có sự kết nối với các không gian khác với tông vàng tượng trưng cho quyền lực của thiên tử.

Hành lang trên tầng 2, là nơi dẫn vào 5 phòng ngủ của các công chúa và hoàng tử. Nơi đây cũng có một phòng nghỉ của Ngự tiền văn phòng Nguyễn Đệ-người thân cận của nhà vua Bảo Đại trong suốt thời kỳ ông đương nhiệm.
Hành lang trên tầng 2, là nơi dẫn vào 5 phòng ngủ của các công chúa và hoàng tử. Nơi đây cũng có một phòng nghỉ của Ngự tiền văn phòng Nguyễn Đệ-người thân cận của nhà vua Bảo Đại trong suốt thời kỳ ông đương nhiệm.

Các phòng ngủ trên lầu 2 có không gian nội thất khá đặc biệt mang lại cảm giác ấm áp. Các phòng đều được thiết kế có cửa sổ hướng ra biển. Hiện tại một số phòng được sử dụng phục vụ du lịch, cho khách thuê nghỉ qua đêm. Vì thế tại lầu 2 bạn hoàn toàn có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh tuyệt đẹp của bãi biển Đồ Sơn.

Ngoài ra, ở sảnh tầng trệt du khách có thể thuê các bộ trang phục cung đình và ngồi lên hai chiếc ngai vàng mà vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương vẫn ngồi bàn việc triều chính để chụp ảnh lưu lại cho chuyến du lịch của mình. Đặc biệt, khi tới thăm dinh thự Bảo Đại, bạn sẽ được nghe hướng dẫn viên kể cho nghe nhiều điều thú vị về cuộc đời của vị vua cuối cùng triều Nguyễn và thưởng thức những món ăn đặc sắc của cung đình Huế.

Đi du lịch biển Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình tuyệt đẹp mà bạn còn được khám phá những công trình có giá trị văn hóa lịch sử cũng như khung cảnh không kém phần thơ mộng tại biệt thự Bảo Đại. Từ đây, bạn không chỉ nhìn thấy toàn cảnh của bãi biển Đồ Sơn mà xa hơn đó là bến Nghiêng lịch sử hay khu du lịch quốc tế Hòn Dấu cũng thu nhỏ trong tầm mắt.

Suối Rồng và Đình Ngọc

Đình Ngọc Xuyên được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, thờ Thần điểm tước. Đình xưa có 9 nóc, làm bằng gỗ chò chỉ, quế thơm, mái lợp ngói ta, thiết kế theo kiểu cung đình. Năm 1929, đình được xây dựng lại theo kiến trúc kiểu chữ Đinh với 5 gian đại bái, 3 gian hậu cung theo nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Đây là ngôi đình cổ duy nhất của tổng Đồ Sơn xưa còn lại đến ngày nay.

Người Việt Nam xưa có câu “Trống làng nào làng nấy đánh/Thánh làng nào làng nấy thờ”. Tuy nhiên cả 5 làng ở Đồ Sơn là Đồ Hải, Nam, Đoài, Ngọc Xuyên, Đông đều thờ chung một vị thần Điểm tước. Lễ hội chọi trâu từ khi ra đời cho đến nay luôn xác định phần lễ tế thần Điểm tước là phần quan trọng nhất, mở đầu cho lễ hội.

Đình Ngọc Xuyên chỉ có 2 mái, mái trước và mái sau, không có mái phải và mái trái, thế nên không có đường bờ guột. Lối kiến trúc Hải Phòng này gọi là Tường Hồi Bít Đốc (2 bên hồi được xây tường từ dưới lên mái), mặt ngoài phía trước đình của bức tường này người ta xây 2 cột trụ.
Đình Ngọc Xuyên chỉ có 2 mái, mái trước và mái sau, không có mái phải và mái trái, thế nên không có đường bờ guột. Lối kiến trúc Hải Phòng này gọi là Tường Hồi Bít Đốc (2 bên hồi được xây tường từ dưới lên mái), mặt ngoài phía trước đình của bức tường này người ta xây 2 cột trụ.

Nằm dưới chân núi Tháp là ngôi đền Ngọc Xuyên thờ thần “Hùng Trấn Điểm Tước” – vị thủy thần Đồ Sơn, cũng là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Vị Thần đã được triều đại phong kiến sắc phong là “Thượng Đẳng thần” nên đền còn được gọi là “Thượng Đẳng Từ” (đền thờ đức thần cao nhất). Bài vị thờ thần Điểm Tước được đặt trang trọng trong Hậu cung của đền. Hậu cung này cũng được xây từ rất sớm, không rõ từ năm nào nhưng tiền sảnh mới được dựng từ thời Tự Đức năm 28 (1875), chữ vẫn còn chạm rõ ở xà đền. Năm 1988 đền được trùng tu, cùng năm đó người dân Đồ Sơn đã đặt tượng “Lục vị Tiên Công” thờ chung với thần.

Đình Ngọc được xây dựng trên 1 mô đất cao với diện tích và quy mô vừa phải, bố cục hình chữ Đinh, gồm 5 gian bái đường và gian hậu cung, gian ống muống.

Đình Ngọc Xuyên gồm có gian đại đình, gian ống muống, hậu cung. Sân đình hình vuông với diện tích tương đối nhỏ được lát gạch đỏ 40cm x 40cm.
Đình Ngọc Xuyên gồm có gian đại đình, gian ống muống, hậu cung. Sân đình hình vuông với diện tích tương đối nhỏ được lát gạch đỏ 40cm x 40cm.

Sân đình dùng để làm nơi cử hành các nghi lễ trước khi vào làm lễ trong gian thờ chính, là nơi hội họp chơi các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng v..v. Xung quanh là hệ thống tường bao. 2 bên là 2 cửa ngách. Nghi môn của đình Ngọc Xuyên được xây dựng vô cùng nổi bật với 2 cột đồng trụ cao vượt lên ngang bằng với mái đình. Nghi môn bao gồm: Chính Môn, Tả Môn, Hữu Môn. Bộ mái đình làng

Đình Ngọc Xuyên được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh, xây dựng theo kiểu tường hồi bít đốc lên sẽ không có đường bờ giải và đường bờ guột như hệ thống các đình khác mà thay vào đó là hệ thống 2 cột trụ 2 phía đầu hồi của đình. Kiến trúc 2 mái, hai mái trước và sau rất rộng như sà xuống mặt đất. Mái đình lợp bằng ngói mũi hài. Phía trên đường bờ nóc của mái đình là hình tượng Hổ Phù. Trên cửa chính của Đình Ngọc Xuyên được chạm theo kiểu chạm nổi khắc họa hình tượng Tứ quý : tùng , cúc , trúc , mai. Với 5 cửa võng và 10 câu đối tạo thêm được sự lộng lẫy của đình Ngọc Xuyên, chữ được dát vàng tạo sự ấm áp, uy nghi và tràn đầy sinh khí phá tan cảm giác lạnh lẽo u tịch thường thấy ở chùa, miếu.

Hải Đăng Hòn Dấu

Năm 1898, hải đăng chính thức đi vào hoạt động. Hải đăng đảo Dấu cao 22,7 m, rộng trung bình 5m có nhiệm vụ soi sáng, chỉ đường trong đêm tối cho những con tàu giữa mênh mông sóng nước cập bến an toàn. Từ chân ngọn hải đăng, đi theo cầu thang xoáy ốc làm bằng gỗ để tới đỉnh đèn, du khách còn có dịp được phóng tầm mắt ra xa, hít thở chút mặn mòi của biển cả và thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp của vùng đất Đồ Sơn.

Giữa đảo Dấu – một hòn đảo nhỏ hình quả trứng chỉ rộng 0,7km2, cách Đồ Sơn (Hải Phòng) 0,5 hải lý có một ngọn hải đăng được ghi tên trên hải đồ quốc tế. Đó là hải đăng Hòn Dấu.

Du khách sẽ được leo lên tận pha đèn bằng một cầu thang gỗ, xoáy trôn ốc với 90 bậc được ra hành lang tròn lộng gió ngắm trời biển bát ngát, chim én từng đàn chao lượn.
Du khách sẽ được leo lên tận pha đèn bằng một cầu thang gỗ, xoáy trôn ốc với 90 bậc được ra hành lang tròn lộng gió ngắm trời biển bát ngát, chim én từng đàn chao lượn.

Hải đăng Hòn Dấu gắn với đảo Hòn Dấu, thuộc khu du lịch Hải Phòng giải trí Đồ Sơn (Hải Phòng), đảo với truyền thuyết Lão đảo Thần Vương. Núi Đồ Sơn chạy dọc theo theo bán đảo đồi Vạn Hoa thì đột ngột dừng lại, cách bờ 1cây số lại nhô lên ngọn đồi nhỏ tách biệt với phần đất liền đó là Đảo Dấu. Nếu dãy núi chạy dọc Đồ Sơn là con rồng lớn, thì Hòn Dấu là viên ngọc vờn trước miệng rồng. Hải đăng Hòn Dấu đang được đề cử là 1 trong Top 5 ngọn Hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất Việt Nam.

Ngọn Hải đăng đảo Dấu là tòa nhà 2 tầng bề thế, chính giữa là tháp đèn.
Ngọn Hải đăng đảo Dấu là tòa nhà 2 tầng bề thế, chính giữa là tháp đèn.

Tới Đảo Dấu du khách được thăm quan ngọn đèn Hải Đăng đảo Dấu được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm 1896 tháng 6 năm 1898 đèn chính thức đưa vào hoạt động do người pháp quản lý. Đèn cao 63,5 m so với mặt nước biển ngày 15/5/1955 chúng ta tiếp quản Hải đăng đảo Dấu từ tay người Pháp ngày đó trở thành ngày khởi đầu của ngành Bảo đảm an toàn Hàng Hải. Trong những năm chống Mỹ cứu nước giặc Mỹ đánh phá Hải đăng Hòn Dấu, rải thủy lôi nhằm phong tỏa cảng Hải phòng, cản trở tầu của các nước viện trợ cho Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước những người công nhân đèn đảo đã hô vang khẩu hiệu “Còn người còn đảo, trái tim còn đập còn ánh sáng”.

Dưới chân mình và phía xa núi non Đồ Sơn như ở ngang tầm mắt. Bảo tàng Hải đăng và hướng dẫn viên du lịch của Hải đăng Hòn Dấu sẽ giúp du khách những hiểu biết cặn kẽ không chỉ về cây đèn Hải đăng Hòn Dấu mà cả hệ thống đèn biển Việt Nam. Đến với Hòn Dấu, du khách không chỉ nghỉ ngơi mà còn đến với những truyền thuyết thú vị trên đảo, điều ấy tăng sự hấp dẫn của chuyến đi. Đến đảo hòn Dấu Hải Phòng, thăm ngọn hải đăng cổ, tại đây du khách sẽ gặp một ngôi đền Nam Hải đại Thần Vương, thắp một nén nhang và cầu mọi điều tốt lành là nhu cầu tâm linh trong mỗi lần hành hương. Nơi đây là một trong những nơi linh thiêng, sùng kính của người dân Đồ Sơn và Hải Phòng.

Đứng trên đỉnh cao của ngọn hải đăng Hòn Dấu, đón những con gió biển căng tràn sức sống sẽ thấy đất trời vô cùng và hết sức tươi đẹp.
Đứng trên đỉnh cao của ngọn hải đăng Hòn Dấu, đón những con gió biển căng tràn sức sống sẽ thấy đất trời vô cùng và hết sức tươi đẹp.

Những đề cử này sẽ tiếp tục được nhận sự bình chọn của cộng đồng kỷ lục gia, các công ty du lịch Hải Phòng, khách du lịch trong và ngoài nước. Và sẽ được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam tiến hành công bố vào tháng 7 năm 2013.

Trong chiến tranh phá hoại, Hòn Dấu – Đồ Sơn cũng là mục tiêu ném bom ác liệt của máy bay Mỹ. Trải qua hơn 100 trận oanh tạc, hải đăng Hòn Dấu chưa lúc nào ngừng sáng. Năm 1967, cây đèn bị bom Mỹ đánh đổ. Ngay lập tức, một cây đèn khác được xây dựng. Đêm đêm, hải đăng Hòn Dấu – “mắt ngọc” của Tổ quốc – vẫn nháy sáng soi đường, chỉ lối cho tàu bè qua lại. Năm 1986 đèn được xây dựng lại trên nền móng cũ và năm 1995 được sửa chữa, khôi phục theo hình dáng ban đầu.

Tháp Tường Long

Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000 m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190.

Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "truyền đăng". 
Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống “truyền đăng”. 

Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà. Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.

Theo sách “Đại Việt sử lược” thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “Thấy rồng vàng hiện lên” để ghi nhớ điềm lành.

Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.
Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.

Qua những di vật còn lại thì thấy rằng tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long (nay là khu vực Nhà hát lớn Hà Nội). Theo Đại Nam nhất thống chí”, tháp cũ Đồ sơn cao 100 thước, dựng trên một khu đất rộng 1000m2, có 9 tầng, cửa mở ra hướng tây. Một thước ta dài 0,45m, như vậy tháp cao khoảng 0,45m, lại đặt trên ngọn núi cách mặt biển 100m nên ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ. Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng qui mô, bề thế.

Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng lấy đế đánh bắt cá mang về nguồn hả sản tươi ngon phục vụ cho du khách, thấy thị xã Đồ Sơn cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp.

Chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh có diện tích 49.000m2 và tọa lạc tại phía tây cửa ngõ của thành phố Hải Phòng. Chùa được xây dựng giữa một vùng đất cao ráo, rộng lớn, thuộc địa bàn Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.

Theo ghi chép lịch sử, chùa có thể do dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng, bia đá trong chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu lần cuối cùng vào đời Hậu Lê cách đây hơn 300 năm trước. Chùa Cao Linh có diện tích vào khoảng 49.000m2. Trước mặt chùa là dãy núi Thiên Văn thuộc Kiến An, đằng sau là sông Hà Liên.

Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12km, nằm cạnh quốc lộ 10 nối liền giữa các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, phía sau là quốc lộ 5 nối liền giữa Hải Phòng – Hải Dương và Thủ đô Hà Nội.
Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12km, nằm cạnh quốc lộ 10 nối liền giữa các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, phía sau là quốc lộ 5 nối liền giữa Hải Phòng – Hải Dương và Thủ đô Hà Nội.

Thuở ban đầu, chùa được xây dựng chỉ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp với mục đích chính là để du khách thập phương đến cúng bái và nghỉ ngơi. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, chùa tham gia vào hoạt động chống Pháp cùng với cộng sản. Chùa đã bị thực dân Pháp đốt mất 20 gian, mãi đến năm 2001 nhờ hồng ân Chư Phật, nhờ đức lành của Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội, sự quan tâm đồng ý nhất trí của chính quyền địa phương chùa được cúng cho Thượng Tọa Thích Thanh Giác, phó trưởng ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu – Thành phố Hải Phòng về kiêm nhiệm trụ trì. Chủ trì cùng chư tăng Phật tử đã lên kế hoạch trùng tu và sửa chữa để được diện mạo như ngày nay.

Chùa Cao Linh sở hữu một kiến trúc Hải Phòng nguy nga và đồ sộ, được pha trộn giữa nét đẹp cổ kính đậm chất phương Đông và nét đẹp hiện đại của kiến trúc phương Tây. Chùa Cao Linh sở hữu hệ thống tam cấp đồ sộ, bên trên là các mái cong có họa tiết hình rồng và họa tiết ngồi chầu. Thành chùa là hình Phật A Di Đà được chạm nổi cùng ngàn mây tạo một vẻ đẹp vô cùng rực rỡ và tôn nghiêm.

Bước qua tam cấp là khuôn viên rộng lớn và vô cùng trang nghiêm, hai bên đường đi vào đại điện là các pho tượng Phật uy nghi được xếp ngay ngắn thẳng hàng, chính giữa là một hương án nghi ngút nhang khói, tất cả được bố trí vô cùng tinh tế và chính xác.

Chính giữa tam cấp là ba vị Tây Phương Tam Thánh được chạm trổ công phu và điêu luyện. Trên đỉnh của mái cao nhất tam cấp chính là hình ảnh bánh xe pháp luân tượng trưng cho sự luân hồi, trên nữa là đóa sen vô ưu thể hiện sự thanh tịnh vô hạn.
Chính giữa tam cấp là ba vị Tây Phương Tam Thánh được chạm trổ công phu và điêu luyện. Trên đỉnh của mái cao nhất tam cấp chính là hình ảnh bánh xe pháp luân tượng trưng cho sự luân hồi, trên nữa là đóa sen vô ưu thể hiện sự thanh tịnh vô hạn.

Ngoài ra trong chùa cũng có rất nhiều công trình đẹp và ấn tượng như các bảo tháp đặt di cốt của các trụ trì chùa Cao Linh, chiếc chuông đồng 3,2 tấn, bức bình phong bằng đá với 6 điều được coi là tông chỉ của chùa. Tuy nhiên, điều làm cho du khách thập phương và đông đảo các Phật tử thấy tâm thanh tịnh và nhẹ nhàng lại chính là khu vườn nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cho các đại đệ tử của mình.

Trung tâm vòng tròn là một đài phun nước, bên cạnh là pho tượng Đức Phật Thích Ca an tọa khai giảng cùng chúng đại đệ tử trang nghiêm lắng nghe, tạo nên khung cảnh chiêm bái ngưỡng vọng tôn kính giúp quên hết lo âu, buồn phiền. Có thể nói từng khuôn viên, từng diện tích của ngôi chùa đã được trụ trì và những người thợ xây dựng với lòng tâm đức và tài năng của mình để bố trí thật khéo léo, khoa học nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm, thành kính và tuân thủ các quy tắc cơ bản.

Với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo, Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố. Đây là điểm tham quan du lịch thu hút các du khách trong và ngoài nước và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch Hải Phòng nổi tiếng Núi Voi.

Từ đường họ Mạc

Trải qua hơn 400 năm tính cho đến nay thì tại làng Cổ Trai phủ Kinh Môn trấn Hải Dương, Mạc Đăng Dung là người đã được sinh ra từ một gia đình làm nghề đánh cá. Trong thời trai trẻ thì ông cũng đã có sức khoẻ hơn người.

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ông có lẽ là vào thời vua Lê Uy Mục, Mạc Đăng Dung đã dự thi môn đô vật và trúng danh hiệu Đô lực sĩ xuất thân. Từ đây thì ông cũng đã được xung vào đội túc vệ. Và cho đến tận 17 năm sau khi mà từ một người lính túc vệ, ông đã trở thành một người chỉ huy toàn quân được nắm giữ toàn bộ quân đội nhà Lê thời Chiêu Tông. Trong xã hội Việt Nam từ lúc trong thời thịnh trị thời Lê sơ thế kỷ 14,15 đã bước sang sự suy tàn ở thế kỷ 16. Lúc này Mạc Đăng Dung đã nổi lên như một nhà chính trị quân sự có tài, dẹp được sự loạn lạc bên ngoài cũng như các phe phái trong hoàng cung nên được nhiều người ủng hộ.

Được biết đến với tư cách đó chính là kinh đô thứ 2 của thế kỷ 16 thì khi đế nghiệp của chính dòng họ Mạc đang thời thịnh trị và dấu tích xưa lưu giữ lại ở nhà thờ họ mạc hải phòng.
Được biết đến với tư cách đó chính là kinh đô thứ 2 của thế kỷ 16 thì khi đế nghiệp của chính dòng họ Mạc đang thời thịnh trị và dấu tích xưa lưu giữ lại ở nhà thờ họ mạc hải phòng.

Rồi sau đó Mạc Đăng Dung xưng vương, lập nên một vương triều tồn tại 150 năm – đó cũng là một triều đại tiến bộ, có thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.

Khi mà dựng cờ phục Lê, nhà Trịnh lúc này đã chiến thắng Mạc đã quật phá Dương Kinh (Hải Phòng) truy sát họ Mạc một cách tàn khốc. Chính điều này cũng đã khiến con cháu họ này phải lưu tán bốn phương, thậm chí đã có nhiều người phải đổi thành họ khác không ai còn dám giữ họ Mạc để tránh bị suy sát. Vì thế mà lịch sử của họ Mạc càng có nhiều đau thương và khác biệt đối với nhiều họ khác.

Cũng như biết bao các ngôi từ đường của các dòng họ Việt, thì ta cũng nhận thấy được những nét tương đồng của khu tưởng niệm này. Từ đường họ Mạc được xây dựng lên là các bà con trong dòng họ Mạc để suy tôn và biết ơn các vị tổ tiên của dòng họ. Bên cạnh yếu tố thiết thực đó thì nhà thờ họ Mạc lại còn đặc biệt hơn ở chỗ là lịch sử xây dựng lên từ đường lại gắn với một vương triều tên tuổi trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Vương triều này đã tồn tại trong suốt thế kỷ 16 đó là vương triều Mạc nổi danh một thời.

Ngày nay cứ mỗi độ Tết đến xuân về Từ đường nhà Mạc lại mở hội, tổ chức lễ hội khai bút đầu xuân thu hút rất nhiều học sinh trên địa bàn thành phố tham gia. Bên cạnh lễ hội khai bút còn có rất nhiều nghi thức tế lễ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Ngày nay cứ mỗi độ Tết đến xuân về Từ đường nhà Mạc lại mở hội, tổ chức lễ hội khai bút đầu xuân thu hút rất nhiều học sinh trên địa bàn thành phố tham gia. Bên cạnh lễ hội khai bút còn có rất nhiều nghi thức tế lễ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Được tọa lạc và kiến tạo theo thơi gian cho đến nay thì khu di tích lịch sử này đã ngày càng mở mang và bề thế hơn rất nhiều.

Không những được phục dựng trang nghiêm và ngày càng đẹp đẽ thì nơi đây cũng đã còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật có giá trị cao được làm bằng gốm như bia ký, đồ tế tự, sứ,…Tất cả các hiện vật này phần lớn đều liên quan và gắn bó đến việc thờ cũng. Xét đến những tập văn khấn bằng chữ nho ngai án hay bài vị,…đều liên quan đến hai vị vua kế tiếp đó chính là người con trai trưởng Mạc Đăng Doanh, cháu đích tôn là Mạc Phúc Hải và cũng có rất nhiều vị tướng lĩnh khác trong vương triều đó chính là Phạm tướng công, Vũ tướng công,…

Kiến Thụy, Hải Phòng không chỉ có được nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Minh Thề, lễ hội rước lợn Ông Bồ,…thì Từ đường nhà Mạc cũng sẽ là một điểm đến thù vị cho khách thập phương. Bởi điểm di tích này nó còn mang một dấu ấn lịch sử về một vương triều lừng danh trong xã hội cũa – Vương triều Mạc.

Cầu Hoàng Văn Thụ

Cầu Hoàng Văn Thụ được xây dựng bắc qua sông Cấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên), chiều dài hơn 1,5km.

Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư khoảng 2.176 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn khác do Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị làm chủ đầu tư.

Đây là dạng cầu đẹp bởi hình dáng cầu uốn lượn, rất dễ tạo sự hài hòa trong cảnh quan của khu vực.
Đây là dạng cầu đẹp bởi hình dáng cầu uốn lượn, rất dễ tạo sự hài hòa trong cảnh quan của khu vực.

Theo thiết kế kiến trúc, cầu Hoàng Văn Thụ có hình dáng “Cánh chim biển”, là cầu vòm ống thép nhồi bêtông chạy giữa sơ đồ nhịp 45m+200m+45m, rộng 33,5m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và 2 lề đi bộ.

Cầu Hoàng Văn thụ được ví như “cánh cửa kết nối” giữa khu nội đô cũ và vùng đất bên kia sông Cấm – nơi sẽ được xây dựng Khu hành chính mới của thành phố Hải Phòng, theo định hướng phát triển không gian đô thị và điều chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những công trình trọng điểm của TP Hải Phòng. Khi đi vào sử dụng, công trình sẽ góp phần giảm tải cho cầu Bính, hạn chế nạn ùn tắc giao thông.
Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những công trình trọng điểm của TP Hải Phòng. Khi đi vào sử dụng, công trình sẽ góp phần giảm tải cho cầu Bính, hạn chế nạn ùn tắc giao thông.

Hai nhịp biên là kết cấu vòm bêtông cốt thép, vòm chính là kết cấu vòm ống thép nhồi bêtông.

Công trình cầu Hoàng Văn Thụ đến nay đã cơ bản hoàn thành, chất lượng các hạng mục công trình được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đáp ứng được yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, đảm bảo kỹ mỹ thuật, chất lượng của công trình, đủ điều kiện thông xe kỹ thuật.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI