Saturday, December 7, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Cao Bằng được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Cao Bằng được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nám. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Kiến trúc Cao Bằng không có những công trình kiến trúc độc đáo, nhưng bù lại nơi đây có kiến trúc của dân tộc bản địa vô cùng ấn tượng.

Thác Bản Giốc được biết đến là con thác đẹp nhất Đông Nam Á và là thác nước giữa biên giới lớn thứ 4 thế giới, làm người dân Cao Bằng luôn tự hào mỗi khi nhắc đến.
Thác Bản Giốc được biết đến là con thác đẹp nhất Đông Nam Á và là thác nước giữa biên giới lớn thứ 4 thế giới, làm người dân Cao Bằng luôn tự hào mỗi khi nhắc đến.

Du lịch Cao Bằng thì bạn nên hiểu rõ phong tục tập quán của người dân tộc để không phạm phải những điều kiêng kỵ khi đến thăm bản làng của họ. Chẳng hạn, nếu thấy nhà của người dân có cắm một cành lá xanh thì đừng vào vì đó là dấu hiệu không cho người lạ vào nhà. Hoặc khi vào nhà, bạn không nên sờ vào các vật dụng, đồ thờ cúng trong nhà; không nên quay lưng nào nơi linh thiêng…Người dân tộc ở Cao Bằng rất mến khách và cởi mở. Họ cũng rất nhiệt tình khi bạn nhờ họ giúp đỡ. Để thể hiện lòng hiếu khách của mình, họ thường mời rượu. Vậy nên theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của những người đã đến đây, dù không biết uống rượu, bạn cũng nên nhấp môi một chút cho chủ nhà vui.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương Tổ quốc, khánh thành ngày 15/12/2014, rộng khoảng 3ha. Ngôi chùa tựa lưng vào núi Phia Nhằn nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vĩ, núi non điệp trùng từ trên cao.

Từ thác Bản Giốc đến ngôi chùa này chỉ khoảng 500m, do đó trong lịch trình tour thác Bản Giốc Cao Bằng bạn đừng quên đến đây để tận hưởng sự thanh bình, yên tĩnh miền đất Phật nhé. Từ nhà lễ, lầu, nhà thờ, đền thờ hay các chi tiết nhỏ khác đều mang dấu ấn quen thuộc, rất tỉ mỉ, công phu mang nét uy nghiêm, thanh tịnh.

Đặc biệt, khách đi du lịch thác Bản Giốc sẽ tận mắt thấy nhà lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo được làm bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Đây là một trong những điểm nhấn nổi tiếng của ngôi chùa này với các Phật tử gần xa.
Đặc biệt, khách đi du lịch thác Bản Giốc sẽ tận mắt thấy nhà lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo được làm bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Đây là một trong những điểm nhấn nổi tiếng của ngôi chùa này với các Phật tử gần xa.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được kết nối với nhau từ gỗ lim, mái đao và mái ngói truyền thống. Các hạng mục của chùa bao gồm: tam quan, khuôn viên tượng Quan Âm bồ tát, nhà thờ tổ, tòa Tam bảo, đền Mẫu thờ Việt Nam Triệu Tổ Hùng Vương, vườn địa đàng, vườn Tượng La Hán….

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, tôn giáo của người dân nơi đây. Đồng thời, cũng là địa điểm để các tín đồ Phật tử đến cầu nguyện bình an, cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Vào ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm ngôi chùa đón nhận rất nhiều tín Phật đến dâng lễ. Tuy vậy, nơi đây vẫn rất thanh tịnh, không hề ồn ào hay có sự chen lấn.

Việc xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc ngay giữa vùng biên cương cũng mang ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của vùng.
Việc xây dựng chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc ngay giữa vùng biên cương cũng mang ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

Góp phần thu hút du khách gần xa đến chiêm ngưỡng và tham quan. Đây cũng là địa điểm thích hợp để bạn chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm trong tour thác Bản Giốc từ Hà Nội của mình.

Như đã chia sẻ ở trên chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa giữa núi Phia Nhằn. Chính vì vậy khi ngắm nhìn công trình Phật giáo này từ xa thu vào tầm mắt của bạn là hình ảnh ngôi chùa nổi bật giữa núi rừng bạt ngàn. Đường lên khúc khuỷu, quanh co gian nan như con đường tu luyện, khổ hạnh để đắc đạo vậy.

Muốn lên đến chùa bạn phải leo lên các bậc thang, do đó những giày thể thao hay giày bệt thoải mái sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất. Điều này giúp cho bạn di chuyển dễ dàng, chống trơn trượt. Tuy khá mệt nhưng đến nơi bạn sẽ tận hưởng từng cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, không khí trong lành xua tan hết buồn phiền, u uất trong cuộc sống thường nhật.

Sau khi khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã thu hút được nhiều Phật tử khắp cả nước đến khấn vái, cầu tài, cầu lộc. Nơi đây rất linh thiêng do đó du khách đặt tour thác Bản Giốc muốn đến đây tham quan phải lưu ý một số điều nhất định.
Sau khi khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc đã thu hút được nhiều Phật tử khắp cả nước đến khấn vái, cầu tài, cầu lộc. Nơi đây rất linh thiêng do đó du khách đặt tour thác Bản Giốc muốn đến đây tham quan phải lưu ý một số điều nhất định.

Đầu tiên, quần áo của bạn phải lịch sự, trang trọng. Không mặc quần cộc, váy ngắn, áo hở như vậy sẽ phạm vào giới bất kính, giới uế của Phật đường. Hơn nữa, làm mất đi trang nghiêm nơi cửa Phật.

Tiếp theo, nếu trong đoàn có trẻ con bạn nên dặn các bé không chạy nhảy, cười đùa, sờ mó tượng phật. Bên cạnh đó, không bình phẩm, nằm hoặc ngồi trong phật đường. Đặc biệt, không tùy tiện lấy các đồ vật trong chùa, của người khác mang về nhà.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc rất gần với thác Bản Giốc vì thế đây cũng là điểm đến du khách lựa chọn khi có dịp ghé thăm nơi đây. Không gian yên tĩnh, bình dị hòa quyện với vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng sẽ giúp bạn tịnh tâm, thả hồn vào chốn bồng lai.

Pháo Đài Cao Bằng

Pháo Đài Cao Bằng do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1941, đến năm 1943 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, pháo đài được xây ở vị trí phía Đông – Nam thị xã Cao Bằng, đây là một vị trí có ưu thế về mặt quân sự, có thể quan sát được tòan bộ các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu Bằng Giang và cầu Sông Hiến, đây là hai cây cầu mà thực dân Pháp cho là những trở ngại lớn nhất khi đối phương muốn tấn công vào trung tâm.

Pháo đài Cao Bằng được nhiều nhà quân sự phương tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương, do một kỹ sư người Đức thiết kế, pháo đài có diện tích 10 ha, xung quanh xây tường cao 8 – 10m, tường được xây bằng loại đá rắn chắc, có độ bền cao, hệ thống phòng ngự được chia thành 4 cụm hoả lực chính, mỗi cụm có một lô cốt, hình thù như những con sư tử hung mãnh rình mồi để gây đòn tâm lý với đối phương, Pháo đài chỉ có một cổng chính ra vào, cách cổng khoảng 0,5m có một cầu rút, khi có báo động hoặc chiến đấu, cầu rút sẽ được trục tời điều khiển đóng kín cổng và lập tức toàn bộ vành đai pháo đài được khép kín.

Khi chiến dịch biên giới kết thúc thắng lợi, cụm cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt, thì sáng ngày 3/10/1950 trung tá Charton chỉ huy trưởng phân khu biên thùy II đặt Sở chỉ huy tại pháo đài đã cùng binh lính rút chạy khỏi Cao Bằng.
Khi chiến dịch biên giới kết thúc thắng lợi, cụm cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt, thì sáng ngày 3/10/1950 trung tá Charton chỉ huy trưởng phân khu biên thùy II đặt Sở chỉ huy tại pháo đài đã cùng binh lính rút chạy khỏi Cao Bằng.

Pháo đài được xây dựng công phu, kiên cố, có đầy đủ trang thiết bị quân sự, vũ khí với một binh chủng khá mạnh do viên quan tư Renl chỉ huy. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, viên toàn quyền Decoux bị bắt và đã ra lệnh cho các đơn vị hạ vũ khí đầu hàng, nhưng thực dân Pháp đóng chiếm ở các tỉnh lẻ vẫn chưa nhận được tin từ trung tâm chỉ huy, nên vẫn bình chân chiếm giữ các đồn bốt và pháo đài. Vì vậy đêm 13 rạng ngày 14/3/1945 Nhật khởi chiến tại thị xã, chúng cắt hết đường dây điện thọai, dây thép thông tin và chiếm công sở bưu điện, sáng ngày 13 chúng tiến vào Nguyên Bình hạ đồn Cao Sơn, sau đó ngày 16/3 chúng quay trở lại thị xã cùng lúc quân Nhật tiếp viện từ Lạng Sơn lên, hai đơn vị cùng phối hợp tiến công vào chiếm pháo đài và thị xã, khi Nhật tiến quân vào chiếm pháo đài thì không còn một bóng quân Pháp nữa, pháo đài đã bị bỏ ngỏ, vì ngày 10/3/1945 quan tư Renl lấy hết vàng bạc và tiền của cùng tóan lính thất trận chạy vào Trùng Khánh, bỏ đại đội 9 cùng 1 số đơn vị khác ở lại canh pháo đài, nhưng rồi chúng cũng chạy trốn khi chưa thấy bóng dáng quân Nhật.

Tháng 3/1945 quân Nhật thay thế quân Pháp chiếm đóng pháo đài, đầu tháng 8/1945 một đại đội quân giải phóng do đ/c Sà Long chỉ huy tiến vào thị xã, chiếm pháo đài từ tay quân đội Nhật theo lệnh của đ/c Văn Tư, Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, đ/c Sà Long đưa cho viên sĩ quan Nhật bức thư có ký tên Văn Tư, viên sĩ quan chấp nhận một số điều ước trong thư và thoả thuận nơi đóng quân của 2 bên trong phạm vi pháo đài, chúng giao nộp kho súng đạn của Pháp cho ta, còn vũ khí của Nhật thì chúng vẫn giữ. Đêm 21/8/1945 chúng đã bí mật rút khỏi pháo đài, tìm ra đường số 3 hướng về Bắc Kạn.

Pháp thua quân, Nhật rút khỏi pháo đài vào tháng 3/1945, thì tháng 8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh theo hiệp ước Pôxđam, quân đội đồng minh vào rải ráp quân Nhật và tước vũ khí. Trước tình thế đó Pháp đã lợi dụng thời cơ núp theo sau quân đồng minh vào Nam bộ rồi leo thang ra miền Bắc, ngày 9/10/1947 Pháp nhảy dù chiếm lại thị xã và Pháo đài Cao Bằng, lúc đó đại đội 397 pháo binh đóng tại pháo đài đã bắn rơi chiếc máy bay của đại tá Lamber và thu nhiều tài liệu quan trọng, tối 9/10/1947 bộ đội ta rút khỏi Pháo đài để bảo toàn lực lượng.

Miếu Bách Linh

Miếu Bách Linh đã đi vào đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Hằng năm mở lễ hội vào ngày 2 tháng 2 âm lịch gọi là lễ hội “Pháo hoa”. Lễ rước kiệu xuất phát từ mỏ nước Cốc Bó để khai quang cho rồng mở mắt dưới gốc cây cổ thụ ở mỏ nước. Chủ lễ bóc miếng giấy ở mắt rồng, sau 3 hồi trống rồng mới bay lên 3 lần đi vòng quanh miếu Bách Linh rồi mới rước thần qua miếu thờ đức Trần Hưng Đạo đại vương, miếu thờ Nùng Trí Cao rồi múa rồng đi khắp phố. Dân trong phố thắp hương trước cửa đón mừng lộc đã đến nhà mình. Đoàn rước kiệu đi đầu có ảnh Bác Hồ, đoàn thứ 2 là kiệu thần miếu, có bát hương to, thứ 3 là kiệu rước đầu pháo, thứ tư là rước lợn quay phần thưởng cho đội nào cướp được đầu pháo thắng cuộc thì người và đội làng ấy ăn mừng, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, sung túc.

Gắn liền với Lễ hội Pháo Hoa huyện Quảng Uyên, Miếu Bách Linh là ngôi miếu cổ được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Gắn liền với Lễ hội Pháo Hoa huyện Quảng Uyên, Miếu Bách Linh là ngôi miếu cổ được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Trước cổng có tam quan, có sân tiền đường, hậu đường và hậu cung, có hoành phi, câu đối. Cổng tam quan nay còn giữ được nhưng đã lấp hai cổng phụ. Trên cổng khắc ba chữ “Bách Linh miếu” có đắp nổi con rồng uốn khúc, xây bằng gạch vồ (gạch thời Mạc), có bức trạm rồng ngậm ngọc, bên cạnh có chim phượng hoàng, long ly tụ hội. Cách miếu 5 m về phía nam có bài thơ chữ quốc ngữ khắc vào đá của Thú y Trần Thọ Huy. Nội dung bài thơ ca ngợi cảnh đẹp ngôi miếu thần linh.

Lễ hội Pháo hoa là lễ hội to nhất ở các huyện miền Đông, người tứ phương về đây trẩy hội. Trong lễ hội, trò cướp đầu pháo là trò chính. Đầu pháo là một vòng sắt có quấn các tua ngũ sắc sặc sỡ được đặt lên chòi cao, sau khi đốt pháo, đầu pháo rơi xuống, các đội cướp pháo ở các làng bản đã đăng ký vào tranh cướp, ai cướp được đến tế thần và nhận phần thưởng. Nay bỏ tục đốt pháo. Người chủ lễ đứng lên cao tung đầu pháo xuống sân, nơi tổ chức cướp pháo. Sau trò tranh đầu pháo là các trò chơi dân gian, như: múa rồng, múa kỳ lân, tung còn, hát lượn, chơi đu, biểu diễn võ dân tộc, cờ tướng, đá bóng, triển lãm tranh ảnh…

Lễ hội Pháo hoa huyện Quảng Uyên là một di sản văn hóa phi vật thể, để bảo tồn những giá trị văn hóa đó cần lập ban bảo vệ di tích miếu Bách Linh, bảo vệ cảnh quan của miếu, tránh để các tư nhân lấn chiếm xâm phạm đến đất chùa, nhất là bảo vệ mặt tiền của Miếu. Đề nghị tỉnh nghiên cứu ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh để có cơ sở pháp lý bảo vệ và phát huy di tích.

Nhà thờ Giáo xứ Cao Bình

Cách trung tâm của thị xã Cao Bằng khoảng 10km, có một xứ đạo nhỏ bé với ngôi thánh đường vươn lên giữa những đồi núi xanh ngát. Giáo xứ Cao Bình hiện diện trên 100 năm qua nơi miền đất này đã trở nên rất đỗi thân thuộc với những người dân nơi đây.

Trong khi hoà mình vào những sinh hoạt của Giáo phận trong dịp kỷ niệm 100 năm Toà Thánh ban sắc chỉ thiết lập Phủ Doãn Tông Toà Lạng Sơn – Cao Bằng, mọi thành phần Dân Chúa nơi Giáo xứ Cao Bình cũng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Đức Tin cao quý đã lãnh nhận. Và khi cùng hướng tới tương lai đầy hứa hẹn, mọi người cùng ôn lại những dòng lịch sử trong sự hình thành và phát triển của xứ đạo Cao Bình.

Vào năm 1910, Cha Bardol Cảnh đã thiết lập họ đạo mang tên Cao Bình, cách sông Bằng Giang khoảng 9 cây số. Đây là cơ sở bước đầu cho công cuộc truyền giáo nơi đây.
Vào năm 1910, Cha Bardol Cảnh đã thiết lập họ đạo mang tên Cao Bình, cách sông Bằng Giang khoảng 9 cây số. Đây là cơ sở bước đầu cho công cuộc truyền giáo nơi đây.

Khu vực phố Cao Bình khi đó thuộc phủ Hoà An của tỉnh Cao Bằng. Nơi đây đất đai trù phú, nằm giữa một vùng rừng cây xanh tốt có núi non bao quanh. Các Đấng thừa sai đã quyết định thiết lập một cơ sở truyền giáo tại đây. Đó chính là những cột mốc đầu tiên đưa đến sự ra đời của xứ đạo Cao Bình.

Trải qua hơn 100 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi Giáo xứ Cao Bình vẫn vang lên lời ca tụng Thiên Chúa, vì muôn phúc lành của Người tuôn đổ tràn đầy. Từ khi được thiết lập, trải qua những năm tháng khó khăn đầy thách đố, Giáo xứ Cao Bình cũng hoà nhịp với từng trang sử của Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Mọi thành phần Dân Chúa nơi đây, trong khi ôn lại quá khứ để hướng tới tương lai, đã càng thêm xác tín vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Giáo xứ Cao Bình giờ đây bước sang trang sử mới, kiên trung giữ vững Đức Tin, hăng hái nhiệt thành trở nên chứng nhân Tin Mừng của Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.

Chùa Đống Lân

Chùa Đống Lân tọa lạc ở xã Hưng Đạo (Thành phố) là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được kiến tạo từ thời Lê – Mạc. Chùa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1997.

Chùa Đống Lân nằm trên gò Đống Lân (tiếng Tày là Đoỏng Lân), ở phía tây bắc thành phố Cao Bằng. Nguồn gốc tên “Đống Lân” có nhiều giả thiết, gắn với những sự tích lịch sử qua nhiều thời kỳ như sự tích Thục Phán tổ chức cuộc thi “Chín chúa tranh vua” (có nhiều địa danh khác gắn với sự tích này như: Cánh đồng Tổng Chúp, cây đa Cao Bình, đôi guốc đá ở Bản Thảnh, thuyền úp ở Khau Lừa). Đống Lân là nơi chúa đi lấy trống đồng về đến đây mệt ngủ say, chuột cắn dây trống, trống lăn xuống đồi kêu vang cả một vùng, các chúa khác tưởng chúa đi lấy trống đã thắng nên bỏ dở cuộc thi nên không ai thắng. Tổng Lằn là trống lăn, gọi chệch là Đống Lân. Có giả thiết Đống Lân là chùa nằm trên gò con Lân.
Dưới thời nhà Lý (cuối thế kỷ XI), chùa Đống Lân được xây dựng để thờ Phật. Từ năm Tân Hợi niên hiệu Càn Thống 19 nhà Mạc, hoàng hậu nhà Mạc cho xây chùa theo hình chữ đinh, có hai bên hành lang và hậu đường, tăng phòng. Sau chùa là Ly cung của nhà Mạc. Chùa là nơi để hoàng hậu, công chúa tụng kinh niệm Phật.

Hội chùa vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm với nhiều hoạt động: tụng kinh niệm Phật, xóc quẻ cầu phúc, cầu tài, thắp hương hái lộc, tổ chức các trò chơi dân gian…, thu hút khách thập phương đến trẩy hội đông vui.
Hội chùa vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm với nhiều hoạt động: tụng kinh niệm Phật, xóc quẻ cầu phúc, cầu tài, thắp hương hái lộc, tổ chức các trò chơi dân gian…, thu hút khách thập phương đến trẩy hội đông vui.

Trước khi chùa được xây dựng, tại gò Đống Lân có đền thờ Trần Quý, Trần Kiên. Theo “Cao Bằng thực lục” có ghi chép nhiều chi tiết về nguồn gốc và tài năng đặc biệt của anh em Trần Quý, Trần Kiên. Cha của hai ông là Trần Triệu vì lấy được vợ tiên nên hai con trai được truyền cho nhiều phép lạ. Khi đến tuổi trưởng thành, mẹ tiên phải quay về trời, cha cũng bỏ vào núi cầu học đạo tiên, hai anh em Trần Quý, Trần Kiên ghi nhớ lời dặn dò của cha mẹ, mang kiếm đi khắp trong vùng tìm diệt yêu quái, trừ hại cho dân. Nhớ ơn công đức hai chàng trai, nhân dân lập miếu xuân thu phụng tự. Hai vị ấy, trải qua các triều vua đều có sắc phong. Đến triều Lê, Trần Kiên được phong làm Cai Cộng Đại Vương, hạ đẳng thần; Trần Quý là Đống Lân Đại Vương, Trung đẳng thần.

Trải qua biến cố của lịch sử, chùa Đống Lân nhiều lần bị tàn phá, hư hại nặng, sau đó được tu sửa. Năm Thiệu Trị (1841-1847) nhà Nguyễn, ngôi chùa được dựng lại toàn bộ. Nơi thờ Trần Quý – Trần Kiên được thờ riêng ở một ngôi miếu nhỏ sát hành lang phía bên phải chùa, còn thờ phật ở gian chính điện. Thời kháng chiến chống Pháp, năm 1950, chùa một lần nữa bị tàn phá.

Ngoài ra, theo nguồn tư liệu cung cấp của một số cụ cao tuổi ở xã Hưng Đạo, trước đây trong chùa còn có bát hương thờ Thạch Sanh. Đây là một nhân vật trong truyền thuyết của người dân tộc Tày. Thạch Sanh chém chết chằn tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Ngày 15/1/1997, chùa được UBND tỉnh cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2004, chùa được nhà nước cấp vốn đầu tư tôn tạo ngôi tam bảo, bổ sung nhiều tượng Phật, cải tạo khuôn viên chùa. Tuy nhiên, kiến trúc tại Cao Bằng ban đầu của chùa không còn được giữ lại nguyên vẹn. Các hiện vật như: chuông, tượng phật, câu đối…, từ xưa không còn giữ được. Chỉ có những hiện vật mới được các phật tử cung tiến sau này.

Năm 2007, được sự nhất trí của UBND tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cắt cử sư về trụ trì tại chùa, phục vụ tự do tín ngưỡng của nhân dân. Chùa là nơi để các tín đồ Phật giáo nhiều nơi trong tỉnh đến lễ Phật vào ngày mùng Một, ngày Rằm hằng tháng.

Chùa Phố Cũ

Đến thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể vào một ngày đầu xuân, chúng ta có thể cảm thấy sự đổi thay của đất và người nơi đây. Những nét văn hóa truyền thống xưa vẫn phảng phất đâu đây trong đời sống của người dân bản địa. Đặc biệt ở nơi ghi dấu lịch sử, chùa Phố Cũ, một ngôi chùa cổ ở Tiểu khu 7 thị trấn Chợ Rã.

Lên khoảng 50 bậc đá mới được xây dựng lại, ngôi chùa Phố Cũ hiện ra giữa không gian mênh mông của núi, giữa bao la mây trời. Xa xa, cánh đồng Chợ Rã đang xanh mướt một màu cuả ngô, lúa, ôm trọn dòng sông Năng lững lờ nước chảy.

Ngôi chùa Phố Cũ được xây dựng cách đây khoảng 120 năm từ thời vua Thành Thái thứ 18 (1906), là một không gian linh thiêng, mang dấu ấn của nền Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Theo những thăng trầm của lịch sử, phong hóa của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, đất đai bị xâm lấn, thu hẹp, chùa trở nên hiu quạnh, hoang phế. Di tích chùa cổ nay chỉ còn lại nền gạch đá cũ và một tấm bia ghi từ đời vua Thành Thái. Tuy vậy bà con Phật tử địa phương vẫn liên tục đèn hương thể nguyện theo tâm linh cầu cho dân lành no ấm, cuộc sống hạnh phúc.

Sau khi được trùng tu, tôn tạo, Chùa Phố Cũ đã trở thành ngôi chùa khang trang, thu hút sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử nhiều địa phương tới thăm viếng, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương.
Sau khi được trùng tu, tôn tạo, Chùa Phố Cũ đã trở thành ngôi chùa khang trang, thu hút sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử nhiều địa phương tới thăm viếng, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương.

Cuối năm 2011, Chùa Phố Cũ đã được xây dựng lại theo phương thức xã hội hoá bằng sự góp tiền của, công sức của toàn thể nhân dân và đồng bào Phật tử, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài tỉnh. Khu vực chùa Phố Cũ có diện tích xây dựng khoảng trên 4.000 m2 với gần 10 hạng mục công trình gồm nhà chùa chính, nhà Tăng, nhà thờ Tổ, cổng Tam quan, nhà sắp lễ và các công trình phụ trợ, khuôn viên, cây cảnh. Công trình được trùng tu khẳng định mối quan hệ ngày càng bền chặt của khối đại đoàn kết toàn dân, đẹp đời, đẹp đạo… dưới ánh sáng hào quang của Đức Phật. Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Tuy nhiên, hiện nay tấm bia di tích vốn có từ đời vua Thành Thái lại được chôn thấp hơn nền của khu chùa mới, do vậy, UBND thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể vừa có công văn tới Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Kạn về việc điều chỉnh vị trí tấm bia này cho phù hợp với thực trạng của khu đất. Hiện vấn đề này đang được các ngành chức năng xem xét giải quyết với mục tiêu không phá bỏ hiện trạng của những di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đã được công nhận theo quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 10/3/2009.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI