Wednesday, January 8, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Sơn La được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Sơn La được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.

Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú nên có sự đa dạng về văn hoá truyền thống, đời sống, tập tục. Sơn La có nhiều lễ hội của các dân tộc, mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc riêng như Tết cơm mới của người Khơ Mú, Lễ hội hoa ban, Lễ hội Pang Cẩu Nỏ của dân tộc Khơ Mú, Xinh Mun; Lễ cầu phúc của người Mường; Lễ hội xên bản, cầu mưa của người Thái, Lễ mừng măng mọc của nhiều dân tộc vùng Tây Bắc…

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Sơn La còn có các di tích như Nhà tù Sơn La, bảo tàng Sơn La ở thành phố Sơn La, chùa Chiền Viện ở Mộc Châu…

Mộc Châu có ba đồi chè trái tim nổi tiếng là: Đồi chè trái tim Đài Loan, đồi chè nông trường Mộc Sương, đồi chè trái tim Tân Lập 3.
Mộc Châu có ba đồi chè trái tim nổi tiếng là: Đồi chè trái tim Đài Loan, đồi chè nông trường Mộc Sương, đồi chè trái tim Tân Lập 3.

Bên cạnh đó thiên nhiên còn tạo hóa cho Sơn La nhiều khu du lịch, khu danh thắng đẹp rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại và khám phá như: Suối nước nóng Bản Mòng (Hua La), danh thắng Yên Châu, các hang Thẩm Tát, Thẩm Ké…ở Chiềng An, Bản Hìn, cao nguyên Mộc Châu, khám phá chinh phục các đỉnh núi ở Bắc Yên…ngoài ra, những công trình kiến trúc Sơn La với nét đặc trưng vùng đồi núi cũng rất đáng để mọi người ghé thăm.

Nhà tù Sơn La

Nằm tại trung tâm thành phố Sơn La, cách Lào 45 km về phía Nam, nhà tù Sơn La đã được người Pháp xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc nhằm mục tiêu giam cầm những người làm cách mạng của Việt Nam. Trải qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Ngày nay, nơi đây trở thành một trong những điểm tham quan lịch sử rất có ý nghĩa với người dân Việt Nam cũng như du khách quốc tế.

Giữa lòng thành phố có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La, nơi đây còn lưu giữ chứng tích lịch sử Nhà Tù Sơn La – minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải, giam cầm bởi thực dân Pháp.

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.

Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được.

Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng nhưng chính tại nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện ý chí và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sỹ, đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu và bao đồng chí trung kiên khác.

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản.
Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là: 2.170m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản.

Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích Nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ kiên trung của nhà tù vẫn đơm hoa kết trái mỗi độ mùa xuân về…

Sau ngày hòa bình thống nhất cho đến năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù; xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ ….

Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập….Chắc hẳn, một lần nào đó du khách đến với Sơn La, về với núi rừng Tây Bắc để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua; Với sự lãnh đạo tài tình của đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc…Đã để lại cho hậu thế hôm nay một đất nước thanh bình; Tất cả như nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với những gì mà các bậc tiền bối đã dày công gây dựng.

Nhà máy thủy điện Sơn La

Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó.

Nhà máy được khởi công vào năm 2005 nhưng trước đó 30 năm những chuyến khảo sát đầu tiên đã được thực hiện bởi các chuyên gia viện Thủy điện và công nghiệp Moskva, công ty Electricity and Power Distribution của Nhật Bản, Cty Designing Research and Production Shareholding của Nga và SWECO của Thụy Điển.

Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam.

Năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội khóa X thảo luận, gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn do mực nước thiết kế cao lại nằm trong khu vực có thể có động đất, lo ngại các tác động về môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng… Do đó ngày 29 tháng 6 năm 2001, dự án Thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, nhưng chưa quyết phương án xây dựng. Tháng 12 năm 2002, Báo cáo nghiên cứu khả thi được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI. Phương án xây dựng công trình cũng được Quốc hội thông qua với mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2015.

Năm 2003, EVN đã hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện phương án Sơn La. Công tác tái định cư cũng được bắt đầu triển khai thực hiện. Tháng 12/2003, những người thợ đầu tiên thuộc Tổng công ty Sông Đà có mặt tại công trường để triển khai xây dựng mặt bằng công trường và đồng thời tận dụng thời gian chuẩn bị công trường trong 2 năm (2004-2005) để thi công các công trình dẫn dòng. Ngày 15/1/2004, Thủ tướng đã ra quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt dự án Thủy điện Sơn La.

Ngày 2/12/2005, công trình Thủy điện Sơn La được khởi công xây dựng. Trong quá trình thiết kế, thi công dự án đã được thay đổi nhiều so với phương án ban đầu như cao trình được hạ xuống từ khoảng 295 xuống còn 215-230, thay biện pháp đổ bê tông đập dâng bằng công nghệ dầm lăn với phụ gia khoáng là tro bay của Nhiệt điện Phả Lại, thay phương án từ nhà máy 8 tổ máy (8 x 300 MW) sang phương án nhà máy 6 tổ máy (6×400 MW); thay phương án máy biến áp 1 pha bằng máy biến áp 3 pha…Để tăng tính an toàn của đập các chuyên gia nước ngoài từ Nga, Châu Âu, Trung Quốc đã được mời giám sát, đóng góp bổ sung thêm những tiêu chuẩn rất chặt chẽ…Ngày 11 tháng 1 năm 2008, những khối bê tông đầm lăn đầu tiên được sản xuất.

Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, tính đến năm 2021 và có thể thêm nhiều thời gian dài nữa.
Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, tính đến năm 2021 và có thể thêm nhiều thời gian dài nữa.

Tới ngày 25 tháng 8 năm 2010 kết thúc quá trình đổ bê tông đầm lăn đập chính nhà máy. Tháng 4 năm 2010 sau hơn 7 năm triển khai, các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu đã hoàn thành công tác di chuyển toàn bộ các hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. Ngày 15 tháng 5 năm 2010, các đơn vị thi công đã tiến hành đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa. Ngày 5 tháng 11 năm 2010, hồ chứa đã tích nước đến cao trình 189,3m đáp ứng cho phát điện tổ máy số 1. Ngày 20 tháng 8 năm 2010, rotor tổ máy số 1 đã được lắp đặt thành công. Ngày 7 tháng 1 năm 2011, tổ máy số 1 phát điện chính thức. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, tổ máy 6 (tổ máy cuối cùng) của Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hòa thành công vào điện lưới quốc gia.

Ngày 23 tháng 12, công trình Thủy điện Sơn La chính thức khánh thành trở thành đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á với cao độ đỉnh đập 228,1 m; dài 961,6 m; chiều rộng đáy đập 105 m; chiều rộng đỉnh đập 10 m. Dung tích hồ chứa thủy điện 9,26 tỷ m3, với tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.

Chúa hang Miếng

Đền nằm bên bờ phải sông Đà, tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng – một dải núi đất nhô ra phía sông, tạo không gian vô cùng thoáng mát. Đền được xây dựng khá khang trang với 3 gian, kiến trúc Sơn La mặt hình chữ đinh, mái đền lợp tôn, thiết kế theo kiểu vòm cuốn. Từ sân đền, hướng tầm mắt ra xa là những dãy núi xanh mờ ảo, ẩn hiện trong làn sương sớm, những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước sông Đà.

Tương truyền rằng, vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn (ở Lai Châu), Lê Lợi cùng đoàn xuôi thuyền dọc sông Đà để trở về kinh đô Đông Kinh nhưng khi đến khúc sông ở hang Miếng thì gặp mưa to, gió lớn, nước lũ dâng cao không thể đi tiếp.

Đền Chúa hang Miếng và đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng thờ liệt nữ anh hùng dân tộc Mường Đinh Thị Vân.
Đền Chúa hang Miếng và đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng thờ liệt nữ anh hùng dân tộc Mường Đinh Thị Vân.

Nhà vua bèn cho quân sĩ nghỉ lại đây, chờ nước rút. Nhưng mỗi ngày trời mưa một to, nước chảy cuồn cuộn, quân lương cạn kiệt. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực cùng mọi người dũng cảm chèo thuyền vượt thác, ghềnh đem lương thảo tiếp tế. Sau nhiều chuyến vận chuyển thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương thực chòng chành rồi bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng. Thi thể của bà trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của bà, cuối năm 1431, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở hang Miếng, dân gian gọi là đền Chúa hang Miếng với mong muốn được che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà. Đền được coi là một nhánh của đền Chúa Thác Bờ.

Những năm đầu của thế kỷ XX, thực dân Pháp cho xây dựng và mở rộng lại đền. Tuy nhiên, sau khi Thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì hang Miếng và ngôi đền cũ đều bị ngập. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, ngôi đền được chuyển lên mỏm đồi cao về phía tây, cách đền cũ 150 m. ông Quách Công Toàn nhớ lại: “Năm 1993, tôi được UBND xã Quang Minh cho phép quản lý, trùng tu, tôn tạo ngôi đền. Giai đoạn đầu rất khó khăn, đường đi lại chỉ là lối mòn, không có đường ô tô, không điện, không nước. Khi đó, đền chỉ là túp lều tranh nhỏ. Để xây đền, tôi đã bán cả trâu, bò – tài sản lớn nhất của gia đình và đi quyên góp khắp nơi. Được anh em, bạn bè và du khách thập phương giúp đỡ, đặc biệt được ông Quách Công Nhật – chủ nhang đền Chúa Thác Bờ động viên về vật chất và tinh thần, tôi đã trùng tu, sửa sang ngôi đền như hiện nay.”

Cùng với đền Chúa Thác Bờ, đền Chúa hang Miếng là điểm du lịch Sơn La nổi tiếng khu vực Hồ Hòa Bình. Tới đây, du khách không chỉ được trẩy hội, cầu may, được tìm hiểu thêm về những lễ thức của đồng bào Mường mà còn được tìm đến vẻ đẹp non nước hữu tình, giúp tĩnh tâm, thư thái. Nhiều du khách thập phương vẫn truyền nhau: Đến đền Chúa hang Miếng, những nguyện ước cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu tự đều rất linh ứng. Có lẽ cũng vì thế mà hiện nay, nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đi thưởng ngoạn sông Đà nhất định phải tìm đến nơi đây.

Lâm viên Tây Tiến

Thiết kế của Di tích lưu niệm Tây Tiến lấy ý tưởng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng – một chiến sĩ của Trung đoàn Tây Tiến. Đến thăm quan, trải nghiệm Công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến chúng ta sẽ được cảm nhận một cách chân thực về những người lính cùng chung lý tưởng sống “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” nhưng cũng đầy hào hoa và lãng mạn, họ đã đoàn kết, đồng lòng, vượt mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng tại đồi Nà Bó thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và đã được công nhận là Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào tháng 2/2007.
Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng tại đồi Nà Bó thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và đã được công nhận là Di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào tháng 2/2007.

Di tích được chia thành 03 khu vực, trong đó, Khu nhà đặt Văn bia tưởng niệm được mô hình hóa thành 4 lưỡi lê, chắc chắn, vút cao lên trời xanh. Đó là hình ảnh của những người lính sau những ngày hành quân leo muôn trùng dốc, vượt muôn trùng đèo, chiến đấu khốc liệt lại có những giây phút ít ỏi chụm mũi súng để cùng ngơi nghỉ.

Khoảnh khắc này thăng hoa trong tâm hồn của người lính Tây Tiến- những chàng trai trí thức của đất kinh kì, hoa lệ, họ xung phong lên đường chiến đấu mang theo cả những giấc mơ Hà Nội lãng mạn đầy chất thơ.

Khu hoài niệm thiết kế một đài vọng tưởng được bao quanh bằng kính trong suốt, tượng trưng cho vẻ đẹp sương khói hư ảo của núi rừng Tây Bắc.
Khu hoài niệm thiết kế một đài vọng tưởng được bao quanh bằng kính trong suốt, tượng trưng cho vẻ đẹp sương khói hư ảo của núi rừng Tây Bắc.

Nhà Bia ghi danh được thiết kế theo kiến trúc Sơn La “Khải Hoàn môn”- kiến trúc cổng chào mừng thắng lợi. Đây là biểu tượng cho những chiến công, cũng như ước vọng về ngày chiến thắng ca khúc khải hoàn. Mái của Nhà bia ghi danh được thiết kế bằng kính để đón ánh sáng, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lí tưởng sống quên mình vì Tổ quốc.

Tại Khu di tich, một địa danh đã đi vào những vần thơ đầy cảm xúc của nhà thơ Quang Dũng là đỉnh Pha Luông cũng được thể hiện với vẻ đẹp “kiêu hùng”. Dưới chân núi là dòng sông Mã kiêu hùng chảy mãi tạo nên một bức tranh “sơn thủy hữu tình”.

Đền Linh Sơn Thủy Từ

Ở Quỳnh Nhai (Sơn La) có hai ngôi đền thiêng từ thế kỷ 17 của bà con dân tộc thiểu số là đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han đã được phục dựng gần nguyên gốc sau khi đền chính ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.

Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ Mú ở Chiềng Phung (Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng quân lính. Cha nàng thuận ý và đặt tên con trai cho nàng là Khum Chương.

Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược, chúa đất chọn chủ tướng cầm quân ra trận. Trong cuộc thỉ đấu quyết liệt Khum Chương đã thắng và được phong làm Chủ tướng và một người đứng sau làm Phó tướng là Khum Lụm. Khum Chương cùng Phó tướng dẫn quân ngược sông Đà, sông Nậm Na (thuộc Lai Châu ngày nay) đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến Si Xoong Pa Na (Mường Là – Trung Quốc) rồi quay về.

Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu.
Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu.

Về nhà đúng 30 Tết, nàng làm lễ cúng áp Mố Chiêng – Tắm gội 30 Tết. Tắm gội xong thì lại nghe tin giặc giữ phương Bắc sang cướp phá ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái). Nàng lại mặc giáp bào, trở thành Khum Chương cùng Phó tướng Khum Lụm cầm quân xuôi sông Đà vào Bắc Yên, vượt núi vào Phù Yên tiến vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc chạy tan tác.

Khum Chương cùng quân lính tiến quân khải hoàn trở về, đến Mường Pùa (xã Tường Phù ngày nay) cho quân sĩ nghỉ lại. Một buổi chiều Khum Chương và phó tướng Khum Lụm cưỡi ngựa đi chơi, qua khe suối có nước trong vắt, Khum Chương cúi xuống đưa tay vục nước uống; có ngờ Khum Lụm nhìn thấy vú nàng. Biết nàng là con gái giả trai, Khum Lụm uất ức phải làm phó cho một nữ nhi nên hô lính đuổi giết Khum Chương.

Thấy quân lính hỗn loạn, Khum Chương dừng ngựa ngửa mặt kêu trời. Trời thương nên thả nôi mây xuống đón hồn nàng lên trời và cho dội một trận mưa phôn chăng (bây giờ gọi là mưa axít) bỗng xác Khum Chương và quân lính đã biến thành đá.

Sau khi Khum Chương chết, Tạo Mường và dân bản đã trả lại tên con gái cho nàng là Nàng Han. Nhớ công ơn nàng đánh đuổi giặc cứu Mường nên người dân cùng Tạo Mường đã làm cho Nàng một cỗ quan tài quý, đặt hình nhân, xếp mộ đá giả cho Nàng và làm miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3 (âm lịch).

Chùa Chiền Viện

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XIII, thời kỳ Phật giáo Việt Nam phát triển hưng thịnh trong cả nước. Ở thời điểm đó, chùa Chiền Viện đã trở thành một công trình Phật giáo quan trọng đối với đồng bào Mộc Châu (Sơn La) và vùng Tây Bắc Việt Nam, với số lượng tượng phật được thờ trong Chùa gồm 1 pho tượng lớn, 8 pho tượng vừa, 50 pho tượng nhỏ đều đúc bằng đồng, ngoài ra còn 2 pho tượng bằng thiếc và 1 pho tượng nhỏ bằng ngà voi.

Là cư dân nông nghiệp lúa nước, người Thái vùng Mường Sang đã có phong tục tín ngưỡng thờ Phật trong chùa. Việc xây chùa và thờ Phật là theo quan niệm cho rằng: Chùa là nơi sinh hoạt cộng đồng của bản, mường, Đức Phật trong chùa là những vị nhân từ, giải cứu chúng sinh qua cơn hoạn nạn, ban phước lành cho nhân dân.

Theo Sách “Đại Nam Nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX thì chùa Chiền Viện đã là một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền Tây Bắc. kiến trúc tại Sơn La của chùa giống với những ngôi Chùa ở miền xuôi, được làm bằng gỗ 3 gian, mái chảy lợp gianh, xung quanh thưng gỗ hình chữ nhật. Chùa có chiều rộng 11,80 m, chiều dài 12,70 m. Phía trước cách chùa 70 m có sân làm lễ rộng 200 m2, tiếp đến là hồ nước. Dựa theo thuyết phong thủy, khi xây dựng chùa người ta đã tạo ra hồ nước ở trước mặt, với quan niệm hồ nước luôn làm cho vùng đất được mát mẻ, làm điều gì cũng được thuận lợi. Trong hồ được thả Sen, do vậy hồ có tên địa phương là Noong Bua có nghĩa là “Ao Sen”.

Chùa Chiền Viện tọa lạc trên một dải đồi thoai thoải tự nhiên ở trung tâm bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Chùa Chiền Viện tọa lạc trên một dải đồi thoai thoải tự nhiên ở trung tâm bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Khi tiến hành sửa chữa ngôi chùa vào năm 1908 ,về diện tích chùa vẫn được giữ nguyên như ban đầu, tường cũ được giữ nguyên và gia cố thêm, áp dụng kỹ thuật xây luồn tường; hệ thống cửa chùa xây cuốn vòm tạo sự mềm mại nhưng không kém phần vững chắc. Phần đầu đốc và tường hai bên xây bằng đá có màu nâu sẫm, mặt trong được đẽo phẳng, mặt ngoài được đục thành hình lòng máng rộng khoảng 2 cm chạy song song theo chiều dọc của viên đá.

Bệ đặt tượng được xây bằng gạch chỉ khối đặc, theo hình đế tháp, mặt trên loe ra kiểu hình phễu, sau đó vát xuống và thu vào giữa thân. Ở đoạn này được tạo dáng 5 đường chỉ , trong đó có 2 đường được đắp nổi và 3 đường chỉ chìm. Mặt bệ thờ xây theo hình chữ nhật, hai bên có 2 đường bậc lên xuống, mỗi bên gồm 5 bậc, thông ra cửa hai bên tả, hữu. Phía trước bệ thờ được xây bục làm nơi đặt lễ. Phía trái của bục này còn có một bệ thờ, hình dáng và những đường trang trí bệ này rất giống với bệ đặt tượng xây theo kiểu “giật cấp” phía dưới xây to, phía trên thu nhỏ. Trong khuôn viên Chùa hiện nay còn một tấm bia ghi danh nhân dân khắp nơi trong vùng Tây Bắc, từ Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có công đức tôn tạo lại chùa. Bia làm bằng phiến đá xanh hình chữ nhật, với kích thước cao 99 cm, rộng 64 cm, dày 14 cm, mặt được mài nhẵn để khắc chữ, Phía trái được khắc dọc 45 dòng chữ Thái, phía phải được khắc dọc 15 dòng chữ Hán nôm.

Trải qua thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người, đến nay chùa Chiền Viện chỉ còn lại phế tích. Một số tượng Phật của chùa hiện nay đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Sơn La, số còn lại bị thất thoát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng với một số công trình kiến trúc Sơn La Phật giáo ở vùng Tây Bắc như: Tháp Mường Luân (tỉnh Điện Biên), Tháp Mường Bám (huyện Thuận Châu, Sơn La), Tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), thì chùa Chiền Viện là một phế tích quí hiếm còn lại ở tỉnh Sơn La đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh ngày 27/2/2012.

Bảo tàng tỉnh Sơn La

Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La.

Bảo tàng Sơn La nằm trên đồi Khau Cả, thành phố Sơn La, đây là điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Đứng tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Sơn La từ trên cao và những con đường yên tĩnh, rợp bóng mát. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian…

Bảo tàng Sơn La hiện là nơi thu hút học sinh, sinh viên và du khách tới tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu.
Bảo tàng Sơn La hiện là nơi thu hút học sinh, sinh viên và du khách tới tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu.

Ngay từ khi bước vào du khách sẽ được hướng dẫn viên người dân tộc đón tiếp và cùng đồng hành giới thiệu trong suốt quá trình thăm quan bảo tàng Sơn La. Bảo tàng hiện đã xây dựng được 3 phòng trưng bày với các chuyên đề phong phú, sinh động. Tâng 1 của bảo tàng là phòng trưng bày thời kỳ tiền sơ sử Sơn La với nhiều hiện vật quý, những vật dụng cầm tay bằng đá, sắt, đồng có niên đại cách đây hàng nghìn năm được tìm thấy trong các hang động và di chỉ ở Chiềng Ơn, Pác Ma, và khu vực lòng hồ sông Đà.

Lên tới tầng 2 là phòng trưng bày Bác Hồ với các dân tộc Sơn La được chia làm 3 nội dung: Những nét chính về sự nghiệp cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình thiết lập và xây dựng đất nước và Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La. Thực hiện lời dạy của bác nhân dân Sơn La ngày nay vẫn đang phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bảo tàng luôn phấn đấu phục vụ du khách tốt hơn, bổ sung tư liệu, hiện vật để có nội dung phong phú ngày càng trở thành điểm đến quen thuộc, hấp dẫn du khách trên con đường khám phá vùng núi Tây Bắc.

Cầu Pá Uôn

Cách thành phố Sơn La khoảng 70 km, Cầu Pá Uôn là một cây cầu nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai. Với phần trụ cao kỷ lục, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.

Trước đây, khi nhắc đến Quỳnh Nhai, ai đã từng qua đây đều khó quên những chuyến đò. Để đến được trung tâm huyện Quỳnh Nhai và các bản làng người Thái nằm dọc dòng sông Đà này người dân và cán bộ chỉ có đi đò ngang. Đến năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, quân đội triển khai làm quốc lộ 279 (gọi là quốc lộ 279 bởi thi công vào thời điểm lịch sử, tháng 2-1979) chạy qua Quỳnh Nhai thì lúc ấy người dân mới biết đến phà. Khi đó cũng chỉ là phà nhỏ để chở người và máy móc, nguyên vật liệu.

Tính từ đáy sông lên mặt cầu là 103,8m. Chính vì vậy mà ở thời điểm lúc giờ, Pá Uôn trở thành cây cầu có cột trụ cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Tính từ đáy sông lên mặt cầu là 103,8m. Chính vì vậy mà ở thời điểm lúc giờ, Pá Uôn trở thành cây cầu có cột trụ cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Mãi đến tận những năm 2000, khi có chủ trương làm thủy điện Sơn La, để chuẩn bị cho công tác di dân thì mới có phà lớn hơn xuất hiện ở Pá Uôn, gọi là lớn nhưng mỗi chuyến phà cũng chỉ chở tối đa được ba ôtô mà thôi. Vì vậy việc đi lại của người dân vẫn hết sức khó khăn.

Tháng 4-2010, khi dòng sông Đà chuẩn bị chặn dòng để tích nước cho phát điện tổ máy số 1 thủy điện Sơn La thì khi đó ngay phía trên bến phà Pá Uôn chưa đầy cây số, một cây cầu sừng sững cao vợi cũng gấp rút hoàn thành để chuẩn bị cho ngày hợp long, thông xe.

Cầu có chiều dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu 11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới 98,6m. Đây là cây cầu được thiết kế và thi công bởi đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của ngành cầu đường Việt Nam. Dự án được xếp vào cấp đặc biệt do có kết cấu trụ cầu lớn, biện pháp thi công mới cùng với tiến độ thi công gấp rút, cầu là nơi kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Cầu được tính toán rất kĩ và đảm bảo chịu được tác động của động đất cấp 8 – 9.

Với phần trụ cao kỷ lục, tháng 2/2015, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.
Với phần trụ cao kỷ lục, tháng 2/2015, cầu Pá Uôn đã được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m.

Cầu Pá Uôn hoàn thành, đưa vào sử dụng như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc – những người sống bên bờ sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La. Đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong tuyến giao thông nối Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai…

Hiện nay, cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến của các tour du lịch, thu hút sự chú ý của người dân cùng du khách trong và ngoài nước, tạo đà phát triển ngành du lịch Sơn La nói riêng và cho cả vùng núi Tây Bắc nói chung.

Quần thể kiến trúc vòm tre

Công trình độc đáo với tre mới của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nằm ở vùng đồi núi cao của Việt Nam, thành phố Sơn La. Nhìn từ xa cấu trúc của công trình này như được sao chép từ địa hình xung quanh, đầy ấn tượng.

Với mục đích phục vụ cho một tổ hợp gồm nhà hàng ở Sơn La và một sảnh nghi thức, nhóm công trình trên được thiết kế để tạo ra một không gian tao nhã mới lạ.
Với mục đích phục vụ cho một tổ hợp gồm nhà hàng ở Sơn La và một sảnh nghi thức, nhóm công trình trên được thiết kế để tạo ra một không gian tao nhã mới lạ.

Nhóm kiến trúc vòm tre này bao gồm 5 ngôi nhà. Chúng được bao quanh bởi núi đá và rừng cây rậm rạp gần khu vực trung tâm thành phố. Vì thế, điều này khiến nhiều người liên tưởng đến các mái vòm như tượng trưng cho những ngọn núi, hay có thể nói lối kiến trúc này là sự sao chép của địa hình khu vực.

Những khu vực này cũng là không gian đa mục đích, có thể tổ chức các sự kiện ngoài trời như tiệc tùng hay các buổi lễ.
Những khu vực này cũng là không gian đa mục đích, có thể tổ chức các sự kiện ngoài trời như tiệc tùng hay các buổi lễ.

Nói về nguyên liệu xây dựng công trình, VTN architects chia sẻ: “Tre là một loại vật liệu rất quen thuộc với văn hóa thiểu số địa phương và dễ kiếm được”. Cả 5 nhà vòm trong nhóm kiến trúc đẹp tại Sơn La có diện tích 227m2. Nhà vòm lớn nhất cao khoảng 15,6m, được thiết kế làm không gian cho một quán café. Trong khi đó, hai nhà vòm khác có chiều cao 12,5m và 2 nhà còn lại cao 10,5m được sử dụng như nơi nghỉ ngơi cho những du khách đến với sảnh nghi thức.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI