Wednesday, January 8, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Lạng Sơn được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Lạng Sơn được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Lạng Sơn là một thành phố trực thuộc tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Nhắc đến du lịch Lạng Sơn là phải nhắc đến mảnh đất biên giới vừa nên thơ, trữ tình với những danh lam thắng cảnh “bước ra từ lịch sử”, vừa nhộn nhịp với những khu mua sắm sầm uất, lý tưởng.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Lạng Sơn bất kỳ vào mùa nào trong năm cũng có những nét thú vị riêng độc đáo. Bạn nên chọn thời gian cho chuyến đi của mình phù hợp với sở thích bản thân.

Sân vận động Lạng Sơn bên chân núi Phai Vệ
Sân vận động Lạng Sơn bên chân núi Phai Vệ

Lạng Sơn không chỉ là thành phố nổi tiếng về các chợ mà còn hấp dẫn du khách về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này. Cùng với đó là những công trình kiến trúc Lạng Sơn vô cùng ấn tượng, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng khi ghé thăm vùng đất này.

Cầu Kỳ Cùng

Cầu nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, nối liền đường Hùng Vương (thuộc địa bàn phường Chi Lăng) với đường Trần Đăng Ninh (thuộc địa bàn hai phường Tam Thanh và Vĩnh Trại).

Cầu Kỳ Cùng là một cây cầu bắc qua sông Kỳ Cùng tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cầu Kỳ Cùng là một cây cầu bắc qua sông Kỳ Cùng tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Năm 1985, tỉnh Lạng Sơn cho xây dựng lại cầu mới với nhịp dầm thép chịu lực nhưng khi sắp hoàn thành thì trận lũ năm 1986 đã cuốn trôi dầm cầu đang thi công. Sau đó, cầu tiếp tục được xây dựng lại theo nguyên mẫu cũ của cầu Kỳ Cùng cũ. Cầu mới được khánh thành năm 1987 và mang tên cầu Kỳ Lừa, gồm 2 nhịp dài 46 m, rộng 9,8 m, hai đầu cầu và đường dẫn được nâng cao hơn 2 m để chống lũ lụt.

Sau một thời gian dài sử dụng, cầu có biểu hiện xuống cấp. Khổ cầu hẹp, tải trọng chỉ 10 tấn nên thường xuyên bị ách tắc giao thông trong giờ cao điểm. Trước thực trạng này, ngày 21 tháng 9 năm 2016, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định số 1689/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu mới và được đặt tên lại là cầu Kỳ Cùng.

Cầu được chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1897 đến năm 1899 khi nhận thấy vị trí quan trọng của con đường Hà Nội – Lạng Sơn, Đồng Đăng. Trong chiến tranh biên giới năm 1979, cầu bị phá hủy hoàn toàn.
Cầu được chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1897 đến năm 1899 khi nhận thấy vị trí quan trọng của con đường Hà Nội – Lạng Sơn, Đồng Đăng. Trong chiến tranh biên giới năm 1979, cầu bị phá hủy hoàn toàn.

Ngày 27 tháng 10 năm 2016, cầu Kỳ Cùng mới được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư là 405 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Cầu mới được xây dựng vĩnh cửu, thiết kế theo mô hình cầu vòm bê tông cốt thép dạng hộp, chạy trên, dài 117,2 m với một nhịp, bề rộng 21 m với bốn làn xe và thấp hơn cầu cũ 1,8 m. Cầu được thông xe kỹ thuật vào ngày 30 tháng 11 năm 2018.

Đền Kỳ Cùng

Đền Kỳ Cùng (còn có tên là đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng và ở ngay đầu cầu Kỳ Cùng; hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Năm 1993, ngôi đền đã được xếp hạng là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia.

Đền Kỳ Cùng (còn gọi đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm ngay đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ban đầu chỉ là ngôi đền nhỏ thờ thủy thần Giao Long cai quản cho toàn vùng quanh năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân yên ổn làm ăn. Đền rất thiêng, nhiều lần được các triều vua Lê, Nguyễn ban sắc phong; mỗi khi sứ bộ qua đây đều sửa lễ cáo yết rồi mới tiếp tục lộ trình qua biên giới.

Hằng năm, lễ hội chính của đền được tổ chức từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch.
Hằng năm, lễ hội chính của đền được tổ chức từ ngày 22 – 27 tháng Giêng âm lịch.

Quá trình biến đổi của lịch sử, đền nay thờ Quan Lớn Tuần Tranh, vị quan thứ năm trong Ngũ vị Tôn quan thời nhà Trần được cử lên trấn ải biên thùy. Truyền thuyết xưa kể lại: Một lần phải chiến đấu với giặc ngoại xâm, quân lính của ông ốm đau nhiều, lực lượng yếu mỏng. Nhân dịp này, một số gian thần dâng sớ vu oan cho ông tư thông với giặc phản quốc cầu vinh. Đức vua nghe lời nịnh thần, ban án tử hình ông.

Để chứng minh lòng trong sạch, ông trẫm mình xuống sông tự vẫn. Sau này, Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài lên nhậm chức ở Lạng Sơn hiểu rõ sự tình, đã dâng sớ minh oan cho ông. Trong đền còn phối thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và Tam tòa Thánh Mẫu.

Tấm bia lưu giữ tại đền cho biết: Đền xưa làm bằng đất, lợp ngói, được trùng tu vào những năm 1928, 1931, 1967. Sau đó, do thiên tai và chiến tranh tàn phá, ngôi đền không còn, nhân dân quanh vùng xây lại đền thờ trên nền cũ có sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại; nhiều đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng được làm mới.

Đền quay về hướng Nam, kiến trúc Lạng Sơn kiểu chữ đinh, ẩn mình dưới lùm cây cổ thụ xanh mát soi bóng sông Kỳ Cùng lung linh tạo cảm giác thanh tịnh, thư thái tâm hồn. Phía trước đền là bến nước đẹp tạo bởi hàng trăm bậc đá từ sân đền xuống lòng sông. Trong khoảng sân lát gạch rộng sạch bố trí hai cây hương và đỉnh đá.

Phía trên cổng và mái đền đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, ngoài sân cặp rồng chầu nguyệt bằng đá uyển chuyển mềm mại khẳng định sự tài hoa của bàn tay nghệ nhân chạm khắc. Không gian chính nghinh môn gồm ba cửa vòm cuốn; trên mái hai trụ gạch vuông chồng diêm với bốn ô cửa tròn thanh thoát, phía trên đắp nổi hoa văn, trên cùng là bộ tam khí gồm đỉnh và lọ hoa.

Hai cặp rồng, một cặp sư tử đá chầu trước cửa tăng vẻ thâm nghiêm cho đền. Phía ngoài có hai tháp chuông và trống xây chồng diêm, tám mái với những đầu đao cong vút. Trong đền còn lưu giữ được một số hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê, Nguyễn cùng ngai, tán, lọng, đỉnh, đôi hạc đồng và các pho tượng cổ có giá trị mĩ thuật cao.

Bến đá Kỳ Cùng

Bến đá Kỳ Cùng nằm bên hữu ngạn sông Kỳ Cùng và gần cầu Kỳ Cùng; nay thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Căn cứ theo bia di tích dựng tại Bến đá Kỳ Cùng, thì đây chính là nơi đưa đón các đoàn sứ Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử bang giao giữa hai nước từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19.

Năm 1993, Bến đá Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Năm 1993, Bến đá Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Khoảng năm 1778, Đốc trấn Ngô Thì Sĩ gọi đây là Kỳ Cùng thạch độ, và liệt là một trong 8 cảnh đẹp của trấn lỵ Lạng Sơn (Trấn doanh bát cảnh).

Ngày nay, nơi bến đá ấy chỉ còn lại một ngôi chùa cổ, tên là Diên Khánh Tự (tục gọi là chùa Thành).

Chợ Đông Kinh

Đặt chân đến xứ Lạng nếu bạn không vào thăm thú, mua sắm ở chợ Đông Kinh Lạng Sơn thì coi như lãng phí một chuyến đi. Thu hút một lượng khách lớn, tấp nập kẻ bán người mua, giao thương sầm uất…đó là điều mà bạn sẽ cảm nhận được khi có dịp đến đây

Với lợi thế tiếp giáp biên giới hai nước Việt – Trung. Chợ Đông Kinh đã tận dụng tốt vị trí đắc địa của mình để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Không gì khác hơn, đại diện của nó là những mặt hàng với đầy đủ kiểu dáng, kích thước, phong phú về chủng loại, đa dạng về sản phẩm.

Khi đi mua sắm ở Lạng Sơn các bạn không cần phải lo lắng về hầu bao của mình cần phải rủng rỉnh. Giá cả ở chợ thường vừa phải, không quá đắt đỏ. Phần nhiều, các mặt hàng ở đây thường có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Việt Nam.
Khi đi mua sắm ở Lạng Sơn các bạn không cần phải lo lắng về hầu bao của mình cần phải rủng rỉnh. Giá cả ở chợ thường vừa phải, không quá đắt đỏ. Phần nhiều, các mặt hàng ở đây thường có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Việt Nam.

Các cơ sở sản xuất hoặc các nhà buôn luôn biết cách để PR cho các sản phẩm của mình. Vào bên trong, chợ Đông Kinh tràn gập nhiều mặt hàng bắt mắt. Đa phần trong số đó là hàng điện tử và các mặt hàng gia dụng thiết yếu. Từ quần áo, vải vóc, đến nông sản hay sản vật địa phương điều góp mặt.

Được xem như “thiên đường mua sắm”. Chợ Đông Kinh Lạng Sơn là trung tâm thương mại lớn nhất của cả vùng. Chợ được thiết kế gồm 3 tầng. Ở tầng 1 bán hàng điện tử, tầng 2 dành cho các mặt hàng tạp hóa và tiêu dùng, tầng 3 là những gian hàng thời trang.

Mua sắm ở Lạng Sơn nói chung và chợ vùng biên Đông Kinh thì bạn nên lưu tâm đến giá cả. Đây là vấn đề quan trong không kém sau sản phẩm. Tiểu thương ở chợ và các nhà buôn thường “nhìn mặt” khách để ra giá. Vì thế, bạn đừng để bị mắc bẫy “bong bóng” hàng chất lượng và dễ bị mất tiền oan.

Các bạn cứ để chủ hàng mặt sức “hét” giá, rồi sau đó trả giá một cách mạnh miệng. Khoảng 1/3 hay thậm chí một nữa. Nếu người bán không hài lòng, bạn có thể bỏ đi …và có thể, người bán sẽ chủ động gọi bạn quay lại và thỏa thuận bằng một giá khác “bèo hơn”.

Ngoài mặt hàng điện tử mang hiệu “made in China”. Các mặt hàng khác như vải vóc, quần áo hay thổ cẩm thiêu tay và những mặt hàng nông sản khác của Việt Nam đều là những lựa chọn tuyệt vời.

Không thể thiếu trong túi đặc sản Lạng Sơn làm quà là các mặt hàng đặc sản mang dấu ấn phong vị của xứ Lạng. Trong đó có thể kể đến thổ cẩm thiêu tay của đồng bào thiểu số, nông lâm sản của địa phương hay thưởng thức các món ăn nức tiếng xa gần như phở Lạng, bánh cuốn trứng, bánh áp chao…và nhớ mua vài quả đào Mẫu Sơn về tặng người yêu, bạn bè.

Ngoài dạo bước mua sắm ở chợ Đông Kinh Lạng Sơn, bạn hãy “thả rong” đôi chân của mình đến với những khu phố ẩm thực của nẻo cao. Hay lang thang bên dòng sông Kỳ Cùng đang uốn lượn bên dốc núi, ngắm hoàng hôn bên người yêu với một tách cà phê nồng đượm dưới tiết trời se lạnh.

Cột cờ phai vệ

Đây là một điểm đến lý thú với cột cờ phai vệ mà du khách sẽ được một lần nữa đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Mặc dù cột cờ phai vệ mới được xây dựng nhưng có thể nói đây là công trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, cột cờ phai vệ nằm ngay tại trung tâm thành phố Lạng Sơn, đứng trên đây bạn có thể thấy được toàn cảnh thành phố, được ngắm nhìn thành phố lúc về đêm huyền ảo và nhiều màu sắc. Cột cờ phai vệ được xây dựng trên ngọn núi Phai Vệ, cao 80 mét, với đường lên là 535 bậc đá được xây dựng cực kì kiên cố.

Núi Phai Vệ mang dáng dấp của một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố, nơi có cột cờ phai vệ cao 80m là niềm tự hào của người dân xứ Lạng.
Núi Phai Vệ mang dáng dấp của một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố, nơi có cột cờ phai vệ cao 80m là niềm tự hào của người dân xứ Lạng.

Đứng trên cột cờ phai vệ thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố. Toàn thân đài cột cờ phai vệ được kết cấu bằng bê tông, ốp đá, lan can được dựng giả giống những thân tre xanh. Một số người còn ví von đường đến cột cờ phai vệ chẳng khác gì so với phiên bản Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ ở Việt Nam.

Núi Phai Vệ mang dáng dấp của một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố, nơi có cột cờ phai vệ cao 80m là niềm tự hào của người dân xứ Lạng. Hàng ngày có hàng trăm du khách đến đây để chinh phục, thưởng ngoạn cảnh sắc và đặc biệt đế chiêm ngưỡng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trờ xanh thẳm.

Với hình dáng uốn lượn của những bậc thang đá chạy dọc ôm lấy thân núi đã khiến nơi này còn được đặt mệnh danh là “Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ của Việt Nam”.

Nơi đây được phát hiện có 2 di chỉ là Hang Phai Vệ 1 và Hang Phai Vệ 2. Hang Phai Vệ 1 có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm, hang Phai Vệ 2 có niên đại khoảng 4.700 ~ 5000 năm. Nhờ những đặc điểm đó mà nơi đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Lạng Sơn.

Không chỉ là điểm nhấn quan trọng, còn là niềm tự hào cao ngút trời của người dân xứ Lạng. Ngoài ra Núi Phai Vệ còn mang giá trị lịch sử bởi đây là nơi bộ đội ta trú ẩn trong suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ. Tại nơi địa đầu Tổ quốc, hình ảnh lá cờ tung bay trên nền trời xanh thể hiện uy nghi, sự khẳng định chủ quyền tối thượng của quốc gia, dân tộc.

Khi đứng từ trên đỉnh cột cờ Phai Vệ, bạn có thể phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng được quang cảnh của thành phố Lạng Sơn.
Khi đứng từ trên đỉnh cột cờ Phai Vệ, bạn có thể phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng được quang cảnh của thành phố Lạng Sơn.

Là địa đầu của Tổ quốc, nên từ Hà Nội đến Lạng Sơn khá thuận lợi, khoảng 157km dọc theo đường QL1A. Bạn có thể lựa chọn đi xe khách, đi tàu hoặc ô tô tự lái. Nếu bạn đi xe máy hãy lưu ý mang đầy đủ giấy tờ xe, chú ý đúng làn đường và đúng tốc độ quy định. Nên mang theo điện thoại có chức năng google map để chỉ dẫn. Bạn cũng nên nhớ mang hộ chiếu nếu muốn tham quan hay qua cửa khẩu.

Cột cờ được xây dựng trên ngọn núi Phai Vệ, cao 80 mét, với đường lên là 535 bậc đá được xây dựng cực kì kiên cố. Đứng trên cột có thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố.

Toàn thân đài cột cờ được kết cấu bằng bê tông, ốp đá, lan can được dựng giả giống những thân tre xanh. Một số người còn ví von đường đến cột cờ chẳng khác gì so với phiên bản Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ ở Việt Nam.

Bên trong thân núi Phai Vệ là hai di chỉ hang đá có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm và 4.700 ~ 5.000 năm. Kết hợp với ánh đèn huyền ảo và những khối thạch nhũ đầy màu sắc, hang đá Phai Vệ càng trở nên lung linh và huyền bí hơn trong mắt khách du lịch. Không chỉ thế, vì mang tính lịch sử lâu đời, hang đá còn giàu giá trị khảo cổ.

Chùa Tiên – Giếng Tiên

Chùa thường gọi là chùa Song Tiên, tọa lạc ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa nằm ngang chừng núi Đại Tượng (lên 64 bậc cấp), quả núi đá có hình con voi nằm về phía Nam thị xã Lạng Sơn, cách cầu Kỳ Cùng khoảng 500m, trên đường đi Mai Pha.

Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa trước đây ở cạnh giếng Tiên do dân làng Phai Luông lập vào thời Lê Hồng Đức (1460 – 1497). Sau đó, chùa bị hư hại, mới chuyển vào động núi Đại Tượng. Chùa gắn với truyền thuyết Tiên Ông giúp dân làng nguồn nước để sinh hoạt.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1992.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1992.

Sự tích của chùa qua các chuyện kể dân gian đều tập trung vào Ông Tiên ngự trên núi, đã dẫm chân xuống đá biến thành giếng Tiên có đầy nước trong vắt cho dân làng dùng trong những năm hạn hán. Có truyền thuyết khác kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá…

Chùa nằm trong động, chính giữa thờ chư Phật, Bồ tát. Cung bên phải thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, cung bên trái thờ Thánh Mẫu. Động còn giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ ghi trên bia đá bài Trấn doanh bát cảnh (tám cảnh đẹp của xứ Lạng).

Lễ hội chùa Tiên hàng năm vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch).

Thành nhà Mạc

Thành nhà Mạc là căn cứ quân sự có vị thế vô cùng quan trọng, chắn con đường độc đạo từ Ải Bắc xuống phía Nam. Được Mạc Kính Cung cho xây dựng từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII nhằm chống lại Vua Lê – Chúa Trịnh.

Trước đây nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng nên thành được xây dựng kiên cố với thế dựa lưng vào 3 ngọn núi cao đến hàng chục mét, trong đó có núi Tô Thị và núi Lô Cốt. Ngày nay khi chiến tranh đã đi qua, thành nhà Mạc lại được tu sửa tôn tạo lại nhằm phục vụ mục đích du lịch tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Dấu tích hiện nay còn lại của thành nhà Mạc gồm 2 đoạn tường khoảng 300m, trong đó mặt thành rộng chừng 1m được xây từ những khối đá lớn nằm giữa hẻm núi.
Dấu tích hiện nay còn lại của thành nhà Mạc gồm 2 đoạn tường khoảng 300m, trong đó mặt thành rộng chừng 1m được xây từ những khối đá lớn nằm giữa hẻm núi.

Tường phía Tây Bắc thành được xây dựng từ những hộc đá lớn miết mạch vôi cát, có kích thước: dài 65m, cao 4m gồm có các công trình như cửa công, cửa ra vào, lỗ châu mai.

Phía Đông thành được xây dựng với bức tường dài tới 75m gồm các công trình: cổng ra vào, 7 cửa công, 15 lỗ châu mai. Giữa những khối đá được gắn kết với nhau bằng mật mía và mật ong – một trong những sáng tạo mang tính lịch sử của Việt Nam ta.

Đứng từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể thu vào toàn cảnh thành phố Lạng Sơn ngập tràn trong nắng, rất hấp dẫn.
Đứng từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể thu vào toàn cảnh thành phố Lạng Sơn ngập tràn trong nắng, rất hấp dẫn.

Thành nhà Mạc là một trong những di tích được khai thác và phục vụ cho du lịch Lạng Sơn, năm 1962 ngôi thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, đến năm 2010 bắt đầu được tiến hành tôn tạo và tu sửa để đón tiếp du khách tham quan. Tuy đã trải qua quá trình trùng tu, gia cố nhưng khu di tích vẫn giữ được vẻ điêu tàn, cổ kính rêu phong như thuở xưa.

Đoạn đường từ chân đồi dẫn lên cổng thành gồm khoảng 100 bậc tam cấp uốn mình dọc theo sườn núi, hai bên phủ đầy cỏ cây tươi tốt.

Đi du lịch Lạng Sơn các bạn nhớ ghé thăm kiến trúc tại Lạng Sơn quốc phòng thành nhà Mạc – di tích lịch sử quân sự trọng yếu với những dấu tích còn sót lại theo thời gian và thả hồn cùng ngắm nhìn khung cảnh thành phố từ trên cao nhé.

Thành Cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn (hay còn gọi là Đoàn thành) thuộc phường Chi Lăng. Thành được xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1999. Là một di tích kiến trúc quân sự, có vị trí rất quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ của đất nước.

Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến.
Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến.

Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.

Trải qua thời gian, Thành đã không còn nguyên vẹn, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành.
Trải qua thời gian, Thành đã không còn nguyên vẹn, nay chỉ còn lại 2 cổng thành khá nguyên vẹn là phía Nam và Tây cùng một số đoạn thành.

Đoàn thành Lạng Sơn theo như miêu tả của sách xưa có 04 cửa (cổng Thành) Đông – Tây – Nam – Bắc và tương ứng với 04 cổng thành là 04 ngôi Đền thiêng (Tứ trấn): Cửa Đông – Cửa Tây – Cửa Nam – Cửa Bắc. Tứ trấn tạo nên sức mạnh huyền diệu nhằm tăng cường uy lực cho Thành cổ ngày càng vững chắc; xung quanh thành có 19 điểm canh.

Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Lạng Sơn Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.

Cửa khẩu Hữu Nghị

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

Cửa khẩu Hữu Nghị là điểm đầu của Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.

Cửa khẩu Hữu Nghị (phía Trung Quốc có Hữu Nghị Quan (tiếng Trung Quốc: 友誼關) tương ứng tạo thành cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan) thời phong kiến từng được gọi bằng các tên Lăng Quan, Đại Nam Quan, Giới Thủ Quan, Nam Quan. Năm 1953, cửa khẩu được đổi tên thành Mục Nam Quan. Đến năm 1965 thì đổi thành Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị như ngày nay.

Cửa khẩu Hữu Nghị hiện nay được điều hành bởi Trung tâm Quản lý cửa khẩu Hữu Nghị-Bảo Lâm thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Cửa khẩu Hữu Nghị hiện nay được điều hành bởi Trung tâm Quản lý cửa khẩu Hữu Nghị-Bảo Lâm thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Cửa khẩu Hữu Nghị là một điểm quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc về chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, vị trí quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại.

Hàng năm, qua lại cặp Cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan có trên 30 ngàn lượt phương tiện hàng hóa (chưa bao gồm các loại phương tiện vận tải khác thực hiện giao, nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu) và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Lộc, Ủy ban Nhân dân thị trấn Đồng Đăng đã công bố công khai, xác định mốc giới quy hoạch xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ngoài thực địa.

Cửa khẩu Hữu Nghị được xây dựng trên diện tích 124ha bao gồm cột Km 0 Quốc lộ 1A, Hành lang xuất nhập cảnh, Tòa nhà quản lý xuất nhập cảnh, Quốc môn, Khu giao dịch thương mại, Quảng trường trung tâm. Tổng mức đầu tư cho dự án này trên 789 tỷ đồng.

Tổng mặt bằng khu quy hoạch cửa khẩu Hữu Nghị được tổ chức thành hai khu vực chức năng là khu đối ngoại bao gồm đường giao thông 6 làn xe; khu trung tâm bố trí tập trung các công trình chính của cửa khẩu với hệ thống giao thông được tổ chức thành hai luồng riêng biệt dành cho luồng người xuất nhập cảnh và cho xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các công trình lịch sử văn hóa trong cửa khẩu Hữu Nghị là quần thể tái hiện một số công trình lịch sử như Nhà xứ, Đền sinh từ, Giếng nước, Dinh quan tổng trấn, Đền quan trấn ải, mang những dấu ấn lịch sử nơi biên cương Việt Nam.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Bắt đầu từ thành phố Lạng Sơn, dọc theo con đường quốc lộ 1A về phía Bắc một khoảng 13km là bạn có thể đến được thị trấn biên giới Đồng Đăng. Nơi đây nằm gọn trong thung lũng với ¾ diện tích là đồi núi, tại đây chủ yếu là 4 dân tộc sinh sống: Kinh, Nùng, Tày, Hoa. Đồng Đăng lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử với nhiều bản sắc văn hóa của những dân tộc xứ Lạng, nổi bật nhất là đền Mẫu Đồng Đăng.

Đền Mẫu Đồng Đăng là ngôi đền thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mọi người đánh giá nơi đây là chốn linh thiêng bậc nhất trong số những ngôi đền thờ Mẫu của người dân Việt Nam.

Hiện nay, tại địa điểm này còn có một bia ma nhai, có kích thước là 53cm x 80cm, ngay sát đó là một nghiên mực đá được chạm khắc vào thời điểm tháng 6 năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809).
Hiện nay, tại địa điểm này còn có một bia ma nhai, có kích thước là 53cm x 80cm, ngay sát đó là một nghiên mực đá được chạm khắc vào thời điểm tháng 6 năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809).

Từ xa xưa, đền Mẫu Đồng Đăng còn được gọi với cái tên là “Đồng Đăng linh tự”. Theo ghi chép cũ còn để lại tới bây giờ, đền Mẫu Đồng Đăng là một ngôi chùa nằm trong một mái đá tại vị trí sát chân núi (cách địa điểm đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía Đông Bắc). Về sau, chùa được rất nhiều người dân từ khắp các tỉnh thành trên trên cả nước cho tới hành hương, không gian thờ cúng ngày càng trở nên chật hẹp, vì vậy nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự sang vị trí như hiện tại.

Đền mẫu Đồng Đăng còn lưu truyền câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa trở về sau khi đi sứ tại Trung Quốc và Mẫu Liễu Hạnh (là một trong số “Tứ bất tử” trong văn hóa tâm linh của người Việt). Khách theo tour du lịch tâm linh hay các Tour Cao Bằng Bắc Kạn đều sẽ được nghe kể chi tiết về những truyền thuyết này.

Người xưa ban truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng, có tên là Quỳnh Hoa. Bởi có duyên nợ với trần gian nên bà thường xuyên hiển linh để giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là Thượng đẳng Phúc thần và công chúa Liễu Hạnh. Không chỉ thưỡng xuyên hiển linh giúp đỡ nhân dân, bà còn thường ngao du sơn thủy trên nhiều vùng miền. Nhân một ngày dừng chân trên mảnh đất Lạng Sơn, nơi sở hữu phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp, công chúa Liễu Hạnh quan sát thấy trong khu rừng rậm rạp có một ngôi chùa bị bỏ hoang, tượng Phật không hề có ai hương khói.

Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn sở hữu khuôn viên tương đối rộng, nằm tại vị rí ngay sát chân núi. Cổng tam quan đền được xây dựng với kiến trúc đẹp tại Lạng Sơn rất hoành tráng, cửa xây theo hình vòm cuốn, gồm một cửa chính cùng với hai cửa phụ, theo đó là những họa tiết, hoa văn rất đặc sắc.

Tại vị trí trên những cột trụ của cổng tam quan được đắp một hàng câu đối bằng chữ Nho. Đặc biệt, trên những đỉnh của cổng tam quan còn có cả chuông đồng và khánh đồng. Những dáng long, phượng mềm mại, xếp tương xứng nhau tạo nên một dáng vẻ cổ kính, linh thiêng cho ngôi đền.

Đến với ngôi đền Mẫu Đồng Đăng, không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa cổ kính và linh thiên này, mà khách du lịch tâm linh còn có cơ hội tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố, tạm gác lại cuộc sống bon chen để tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái nhất, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh thơ mộng đan xen với sự hùng vĩ nơi đây sẽ giúp cho du khách những có những ấn tượng khó phai.

Đền Mẫu là ngôi đền rộng lớn và được đánh giá cao về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là địa điểm để nhân dân khắp các dân tọc trong tỉnh cùng với khách tới đây nguyện cầu sự che chở cuả đấng linh thiêng, mưu cầu cho gia đình hanh phúc, cuộc sống ấm no, qua đó giúp gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đền mẫu Đồng Đăng là nơi thờ mẫu Thượng ngàn năm và thờ phật ngự trên địa bàn của thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Hàng năm vào ngày mùng 10 tháng giêng sẽ tổ chức lễ hội đầu xuân, trong lễ hội thường có nhiều trò chơi dân tộc như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao.

Di tích đền Mẫu Đồng Đăng tại Lạng Sơn là nơi chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc đã thực sự trở thành một điểm đến chất lượng trong hành trình du lịch tâm linh trong cửa ngõ phía Bắc của nước ta, đem theo vẻ đẹp đậm sắc văn hóa những dân tộc Xứ Lạng.

Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga còn có tên gọi khác là Tiên Nga Tự, thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Đây là địa danh du lịch kết hợp cúng bái cầu bình an khi đến Lạng Sơn.

Đây là một địa thế vô cùng đẹp theo thuyết phong thủy. Kiến trúc Lạng Sơn trong chùa bài trí đơn giản gồm tượng Phật, tượng ông Thiện ông Ác, một số tượng nhỏ trên ban thờ Tam Bảo cùng một số văn bia ghi lại nguồn gốc thành lập và quá trình công đức, trùng tu ngôi chùa. Tuy không thật sự bề thế và hoành tráng như nhiều ngôi chùa khác nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến nguyện cầu.

Ngôi chùa nằm trên sườn đồi rộng thoai thoải, lưng tựa núi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn tạo nên thế “Rồng chầu hổ phục”.
Ngôi chùa nằm trên sườn đồi rộng thoai thoải, lưng tựa núi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn tạo nên thế “Rồng chầu hổ phục”.

Bởi lẽ, theo truyền thuyết, xưa kia đây là vùng đấy hoa tươi cỏ lạ, cây cối xanh tốt, sông Kỳ Cùng uốn lượn hữu tình, khung cảnh thiên nhiên cô cùng nên thơ, sống động nên các tiên nữ thường ngao du hạ giới để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Có một nàng tiên còn đắm say cảnh đẹp nơi đây đến nỗi không muốn về thượng giới nữa. Vì thế, dân làng liền góp công xây dựng miếu thờ Tiên, mong được cuộc sống bình an, hạnh phúc và lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm để làm lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng.

Qua tích chuyện lưu truyền trong dân gian, rằng nơi đây cảnh đẹp, thường có bầy tiên nữ bay về hái hoa, bắt bướm và tắm ở khúc sông Kỳ Cùng này. Sau đó, nhân dân trong vùng đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ Tiên tại đây với mong muốn các tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc và lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm để làm Lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Sau này cũng có nhiều tiền nhân, công thần văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm, bỏ tiền trùng tu, tôn tạo miếu thờ Tiên, sau thành chùa thờ Tiên, rồi thờ Phật, gọi là Chùa Bắc Nga (Tiên Nga Tự).

Phần ăn uống trong lễ hội cũng là một thú vui. Lợn quay cả con, rượu men lá, bánh trái và các loại rau, hạt, quả là lạ luôn bày sẵn sàng để đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách thập phương.
Phần ăn uống trong lễ hội cũng là một thú vui. Lợn quay cả con, rượu men lá, bánh trái và các loại rau, hạt, quả là lạ luôn bày sẵn sàng để đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách thập phương.

Chùa Bắc Nga nằm trên sườn đồi rộng thoai thoải ở vị trí sơn thủy hữu tình, lưng tựa núi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng trong xanh uốn lượn tạo nên thế “rồng chầu hổ phục” theo thuyết phong thủy. Kiến trúc trong chùa bài trí khá đơn giản, tuy không thật sự bề thế như nhiều ngôi chùa khác nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và nguyện cầu, nhất là ngày hội chùa Bắc Nga.

Lễ hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào 15 tháng Giêng, là một trong hai lễ hội truyền thống lớn nhất của huyện Cao Lộc, thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và du khách thập phương đến với lễ hội, phần là để thành tâm khấn bái, phần là để ngắm phong cảnh hữu tình, vui chơi giải trí và thưởng thức món ăn ngon đặc sắc ở nơi đây.

Chùa Tam Thanh

Được mệnh danh là “ Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng” . Chùa Tam Thanh Lạng Sơn từ lâu là một địa chỉ du lịch tâm linh ấn tượng bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như chống bồng lai, một không gian tuyệt vời giữa thiên tạo và ước vọng của con người.

Chùa Tam Thanh tọa lạc bên trong núi đá, còn gọi là động Tam Thanh thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử liệu, chùa được xây dựng từ thời nhà Lê. Ngày nay nhiều dấu ấn lịch sử được thể hiện một cách khá rõ nét trên nhiều di tích của chùa.

Tên gọi Tam Thanh chỉ quần thể gồm ba hang động Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Chùa Tam Thanh được xây dựng trong động Tam Thanh nên chùa được lấy tên theo động.
Tên gọi Tam Thanh chỉ quần thể gồm ba hang động Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh. Chùa Tam Thanh được xây dựng trong động Tam Thanh nên chùa được lấy tên theo động.

Trên nền trời mây phủ quanh năm, giữa trùng điệp núi non hiểm trở. Sự hùng vĩ của đất trời biên cương càng làm cho chốn tâm linh trở nên huyền ảo, diệu kỳ và nhuốm màu sắc tâm linh.

Động Tam Thanh nằm tựa mình vào dãy núi có hình đàn voi nằm phục trên thảm cỏ xanh. Cửa động hướng về phía Đông, được những hàng cây cổ thụ bao phủ, che chắn như một án bình phong trấn giữ trước cửa thiền.

Bước chân vào động vãng cảnh chùa. Đầu tiên, bạn phải bước qua 30 bậc đá được người xưa đục sâu vào sường núi làm lối đi. Cứ mỗi bước chân đi lên, cảnh sắc xung quanh cũng dần thay đổi. Những hàng cây ven đường như muốn tỏa lại, chen chắn ngày càng dày thêm. Vách đá hai bên đường dựng đứng, cheo leo như thách thức.

Vào cửa động, đi qua cổng Tam quan các bạn sẽ thấy một không gian tâm linh, huyền bí đến ảo diệu. Từng gian thờ Phật được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Rất trang trọng, uy nghiêm chen lẫn giữa những thạch bàn sơn tạo.

Vách động trước cửa hang có bài thơ của Ngô Thì Sĩ ( 1726 – 1780) ca gợi vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời. Bài thơ có đoạn viết: “ Suối trong tuôn chảy trong hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng nhình lại ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”.

Ngoài bài thơ trứ danh của Ngô Thì Sĩ. Chùa Tam Thanh Lạng Sơn còn khiến cho bạn mãn nhãn với tượng phật A Di Đà màu trắng, mềm mại, thuần khiết nhưng cũng rất trang nghiêm. Pho tượng được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề. Tượng Phật mang phong cách kiến trúc và thể hiện một phần nào tư tưởng phật giáo nước ta thời Lê – Mạc. Tượng cao 202cm, rộng 65 cm trong tư thế áo cà sa buôn dài, chân định tuệ, tay chỉ xuống đất.

Bên trong chùa có nhiều dấu ấn văn hóa – lịch sử được thể hiện rõ nét qua nhiều bài thi, phú của các bậc tiền nhân. Điều đặc biệt ở chùa Tam Thanh không chỉ có là nơi thờ tôn tượng Thích Ca và chư Phật. Trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên, có lúc, chùa còn là nơi thờ Khổng Tử và Lão Tử – hai bậc minh triết của Nho giáo và Đạo giáo. Đây có lẽ là điều hiếm có ở bất kỳ một ngôi chùa nào ở Việt Nam.

Vào sau trong hang động, các bạn không khỏi ngỡ ngàng trước không gian tuyệt trần từ những hồ nước trong xanh, thác nước rả rích đêm ngày.

Nếu lên xứ Lạng vào những ngày đầu xuân bạn đừng quên tham gia lễ hội chùa Tam Thanh Lạng Sơn vào rằm tháng giêng âm lịch. Tại lễ hội, nhiều nghi thức thực hành văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao sẽ được tái hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn. Các bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các trò chơi dân gian, đánh cờ người, bi sắt…đầy sôi động và nhộn nhịp.

Đền Công Đồng Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ là một quần thể di tích nằm trên một quả đồi giữa khu Nam của Thôn Bắc Lệ, thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác thời gian ra đời của một ngôi đền, song căn cứ vào hai văn bia còn (1919 và 1932) đền Bắc Lệ từ đầu thế kỷ XX đến nay đã trải qua 5 lần tu sửa tôn tạo. Theo văn bia khắc năm Khải Định thứ 4 (1919) thì trước đó đền chỉ là một am thờ nhỏ, hay bị hỏa hoạn, sau đó nhân dân đã cung tiến xây dựng thành một ngôi nhà 3 gian gồm 3 cung: Đệ Nhất – Đệ Nhị – Đệ Tam (cung cấm) ngôi đền mang bóng dáng nghệ thuật kiến trúc Lạng Sơn. Trong đợt sửa chữa lần 2 (1933) và lần 3 (1940) ngôi nhà 3 gian cũ được quay lại và xay thêm cung Đệ Tam ở phía sau. Một cổng Tam quan to cao được xây dựng ở phía ngoài Tam cấp lên đền. Sau đó do các điều kiện, nguyên nhân khác đền Bắc Lệ còn qua một số lần sửa chữa.

Tuy trải qua nhiều lần tu bổ, nhưng ngôi đền hiện nay vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền, diện mạo đền hiện nay ngoài đền chính còn có một số gian thờ khác, bên phía mặt tiền của đền là một gian nhà nhỏ khoảng 10m², thờ Chầu Bé Bắc Lệ, phái trước bên trái phía Đông Bắc của mặt chính diện đền có một bàn thời Ngũ Hổ ngoài trời. Đền chính vẫn nằm trên vị trí cũ, đó là một dãy nhà 3 gian xây bằng gạch lợp ngói tây, cột gỗ, ba gian nhà này đồng thời là 3 cung, diện tích 125m².

Mặc dù đã bị thất lạc nhiều song đền vẫn giữ được một số di vật cổ và thêm các hiện vật mới được cung tiến. Hiện nay đền có 19 pho tượng lớn nhỏ chủ yếu bằng chất liệu gỗ, nhiều y môn sặc sỡ treo trên các lối đi có hai văn bia và nhiều hoành phi câu đối.
Mặc dù đã bị thất lạc nhiều song đền vẫn giữ được một số di vật cổ và thêm các hiện vật mới được cung tiến. Hiện nay đền có 19 pho tượng lớn nhỏ chủ yếu bằng chất liệu gỗ, nhiều y môn sặc sỡ treo trên các lối đi có hai văn bia và nhiều hoành phi câu đối.

Cũng giống như bất kỳ một đền thờ Mẫu nào đền Bắc Lệ thờ Công Đồng, Tứ Phủ, thờ tất cả các vị Chư Linh ở bốn miền Vũ Trụ, thế nhưng ở đây đặc biệt coi trọng các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé… những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng. Chầu Bé theo quan niệm của người dân ở đây, vốn là người có thật quê quán ở Bắc Lệ. Tại đây Chầu Bé có thể thay mặt Mẫu để thực hiện các ý đồ sáng tạo của các Mẫu.

Bên cạnh Trung tâm là Mẫu còn có các thần linh hóa thân của Mẫu như Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàn, Cô, Cậu.. được thể hiện qua việc bài di tích.

Lễ hội chính của đền Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Việc tế lễ, rước sách tổ chức rất linh đình, thu hút một số lượng đông đảo người dân tham dự.

Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn

Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn hay còn gọi là Nhà thờ Cửa Nam là một nhà thờ lớn tọa lạc tại số 1 đường Tổ Sơn, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng.

Ngày 30 tháng 12 năm 1913, Thánh Bộ Truyền giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn – Cao Bằng. Theo Sắc lệnh Tông tòa, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô), ngai Tông tòa và nhà thờ chính được đặt gần ga Lạng Sơn.

Những năm tháng chiến tranh đã gây nhiều thiệt hại nặng nề, nhà thờ chính toà bị sụp đổ vào năm 1969, chỉ còn lại ngọn tháp trơ trọi loang lổ. Đến năm 1979 trong chiến tranh biên giới Việt - Trung, cây tháp ấy cũng bị san bằng.
Những năm tháng chiến tranh đã gây nhiều thiệt hại nặng nề, nhà thờ chính toà bị sụp đổ vào năm 1969, chỉ còn lại ngọn tháp trơ trọi loang lổ. Đến năm 1979 trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, cây tháp ấy cũng bị san bằng.

Năm 1923, Đức ông Cothonay Chiểu bắt đầu xây nhà thờ chính theo bản vẽ của linh mục Brébion, nằm cạnh ga xe lửa ở trung tâm thị xã Lạng Sơn. Ngôi nhà thờ do linh mục Lecroat (SJ), đặc sứ của Tòa Thánh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng. Ngày 14 tháng 8 năm 1924, ngôi nhà thờ hoàn thành và được làm phép trọng thể với sự hiện diện của linh mục Perier Giám tỉnh dòng Đaminh Lyon.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được nâng lên hàng Giáo phận Tông tòa và đến ngày 24 tháng 11 năm 1960, Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum nâng lên hàng Giáo phận chính tòa.

Kiến trúc nhà thờ chính tòa Lạng Sơn Cao Bằng mới được kết hợp giữa kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt nam.
Kiến trúc nhà thờ chính tòa Lạng Sơn Cao Bằng mới được kết hợp giữa kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt nam.

Vào năm 2004, giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm lễ cung hiến Nhà thờ chính tòa mới với tước hiệu Thánh Đaminh. Trong dịp này ông nói: “Chính tòa là giáo xứ Mẹ của các giáo xứ trong giáo phận. Nhà thờ chính toà là nhà thờ Mẹ, trung tâm đời sống phụng tự của giáo phận, nơi hội tụ của Giáo hội địa phương, như anh chị em thấy rõ trong các dịp lễ lớn. Ngôi nhà thờ chính toà là dấu chỉ Giáo hội hữu hình của Chúa Kitô tại trần gian”.

Có diện tích chiều ngang 30 mét và 25 mét. Nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con người, sàn móng vuông tượng trưng cho Ðất nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá. Cây tháp chính năm tầng được xây dựng liền với tiền sảnh nhà thờ ngụ ý nói đến Mầu nhiệm Năm Sự Sáng và năm yếu tố tổng hợp của vũ trụ quan Ðông phương là Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ.

Vinpearl Lạng Sơn

Cảnh sắc núi rừng xứ Lạng từ lâu đã làm “say lòng” du khách gần xa. Những danh lam thắng cảnh bước ra từ lịch sử như chùa Tiên, thành nhà Mạc,…đến những khu chợ biên giới sầm uất đều khiến du khách tứ phương yêu mến tìm về. Vinpearl Lạng Sơn chính là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng để du khách tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ và dễ dàng di chuyển tham quan các điểm du lịch nổi tiếng của Lạng Sơn.

Vinpearl Hotel Lạng Sơn tọa lạc ngay trung tâm của thành phố Lạng Sơn. Với vị trí đắc địa này, nghỉ dưỡng ở Vinpearl Hotel Lạng Sơn, du khách có thể thưởng ngoạn toàn bộ cảnh sắc nên thơ của thành phố từ trên cao.

Vinpearl Hotel Lạng Sơn tự hào là khách sạn năm sao đầu tiên của xứ Lạng.
Vinpearl Hotel Lạng Sơn tự hào là khách sạn năm sao đầu tiên của xứ Lạng.

Mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp với phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng nhiều món ngon đặc sản xứ Lạng, cùng những dịch vụ thư giãn, giải trí,,.. hàng đầu. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để du khách tận hưởng những kỳ nghỉ vui vẻ, hạnh phúc cùng với gia đình, người thân, bạn bè.

Vinpearl Lạng Sơn sở hữu 127 phòng nghỉ đẳng cấp 5* với lối kiến trúc Lạng Sơn tân cổ điển thời thượng, sang trọng. Các phòng đều có view nhìn ra toàn bộ khung cảnh thành phố, non nước xứ Lạng nên thơ, trữ tình.

Nơi đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các sự kiện lớn như hội thảo, tiệc tất niên công ty, các lớp đào tạo hay các hội nghị, các buổi họp mặt quan trọng.
Nơi đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các sự kiện lớn như hội thảo, tiệc tất niên công ty, các lớp đào tạo hay các hội nghị, các buổi họp mặt quan trọng.

Các phòng ở Vinpearl Lạng Sơn thiết kế sang trọng, hiện đại, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Tất cả phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi cao cấp cần thiết: ấm đun nước, ti vi màn hình phẳng, wifi, máy lạnh, hệ thống sưởi,… đem đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp hàng đầu.

Vinpearl Hotel Lạng Sơn sở hữu hệ thống phòng họp tiêu chuẩn 5* với sức chứa lên đến 500 người. Các phòng họp được thiết kế hiện đại, sang trọng, trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết như máy chiếu, màn hình Led, âm thanh, ánh sáng,…đạt chuẩn.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI