Monday, March 17, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Hà Nam được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Hà Nam được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Hà Nam là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những du khách muốn kiếm tìm một chốn dừng chân dịp cuối tuần để khám phá khung cảnh núi non, sông nước hữu tình hay những hang động kì ảo. Bên cạnh đó, Hà Nam cũng sở hữu tiềm năng du lịch tâm linh đầy hứa hẹn khi có nhiều đền, chùa cổ nổi tiếng linh thiêng với nét kiến trúc Hà Nam vô cùng ấn tượng.

Hà Nam là vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên ưu ái.
Hà Nam là vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên ưu ái.

Hà Nam không chỉ nổi tiếng với nền văn hiến lâu đời, khung cảnh hữu tình, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nguyên sơ mà còn nổi tiếng bởi nhiều lễ hội truyền thống đậm bản sắc dân tộc. Khi các địa điểm du lịch, dã ngoại cuối tuần gần Hà Nội như Mai Châu, Tam Đảo, Ba Vì…đang dần trở nên quen thuộc thì du lịch Hà Nam chính là một lựa chọn mới mẻ hấp dẫn rất đáng để bạn lưu tâm.

Vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất này dường như không hề bị bào mòn bởi thời gian, do vậy, bạn có thể đi du lịch Hà Nam bất cứ mùa nào bạn muốn. Nếu bạn thích không khí lễ hội thì nên ghé Hà Nam vào tháng giêng đến tháng 3. Bên cạnh đó, những lễ hội lớn khác tại đây cũng rải rác trong năm, vì vậy, đến Hà Nam vào bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ vẫn được tận hưởng những giây phút vô cùng ý nghĩa tại mảnh đất hữu tình này.

Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.

Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. Ba mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư. Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: “Vắng như chùa Bà Đanh”.

Nhà thượng điện có ba gian, đằng sau và hai bên xây tường bao, còn phía đằng trước là hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà ở đây so với các khu nhà bái đường và trung đường thì hẹp hơn nhưng được xây cao vượt hẳn lên.
Nhà thượng điện có ba gian, đằng sau và hai bên xây tường bao, còn phía đằng trước là hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà ở đây so với các khu nhà bái đường và trung đường thì hẹp hơn nhưng được xây cao vượt hẳn lên.

Phía ngoài của hai tường bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.

Qua cổng tam quan là vào khu vườn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh và mấy gốc đại già thân mốc sằn sùi đứng ẩn trong một gốc vườn chỉ trồng những cây hao quen thuộc như mộc, nhài, mẫu đơn cành làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa.

Trước nhà bái đường là một sân lát gạch. Hai dãy hành lang nằm về hai bên, mỗi dãy có ba gian, khung gỗ lim lợp ngói lam, tường xây bao quanh đằng sau và hai đầu hồi. Nhà bái đường có năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc ở hai mặt. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo tính từ đông sang tây như sau: Vì kèo 1: (Một mặt áp vào tường đốc): mặt hổ phù, thông hóa long, trúc hóa long. Trên xà ngang có chạm: quả đào, mai, trúc, nho và lựu, đào và mai, quạt và quả. Vì kèo 2:

Mặt trước: Mặt hổ phù và nghê chầu hai bên, mai hóa. Trên xà ngang chạm quả đào, phật thủ, lựu, hoa hồng, cuốn thư, con dơi. Mặt sau: Chạm ngũ phúc, quả đào, hoa hồng, cuốn thư.

Vì kèo 3: Mặt trước: tứ linh (phía trên còn là đề tài lưỡng long chầu nguyệt), xà ngang chạm hoa hồng, cây thông, cuốn thư, kim tiền, đàn sáo. Mặt sau: phía trên chạm tứ linh, xà ngang chạm trúc, mai, hồng, cuốn thư.

Vì kèo 4: Mặt trước: phía trên chạm tứ linh, tùng, mã, mai, điểu. Xà ngang chạm đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, phách. Mặt đằng sau: chạm tứ linh, bầu rượu, cuốn thư.

Vì kèo 5: Mặt trước: chạm ngũ phúc, hoa mai, hoa hồng, đàn tranh, bút lông, quạt và bầu rượu. Mặt sau: chạm ngũ long tranh châu, hoa hồng, hoa lan, mai đá.

Vì kèo 6: (một mặt áp vào tường đốc) Chạm các đề tài: mặt hổ phù, trúc hóa, hoa hồng, quả đào, quả lựu.

Tất cả các hình chạm ở đây không thấy hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật được kết hợp với nhau thành các đề tài, hình mẫu khá hoàn chỉnh. Ngoài con rồng được sáng tạo trên cơ sở từ một con vật tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống thực tế để đưa vào trong nghệ thuật.

Với sự phối hợp tài tình, từ những vật như cây trúc, cây mai, các nghệ nhân đã tạo ra các con giống rất sinh động. Như vậy, trong một cái đơn thể đã hình thành những cái đa thể và trong cái chung lại có cái riêng. Đấy chính là sự hòa nhập của đất trời, của thiên nhiên và cuộc sống để tạo nên sự hòa hợp trong một sự thống nhất.

Bản thân mỗi khóm cây, mỗi cành hoa, mỗi con vật ít khi đứng riêng lẻ mà thường kết hợp với nhau để tạo nên một đề tài chung. Ở từng loài, nếu là động vật thì có các đề tài tứ linh (long, ly, quy, phượng), ngũ phúc (năm con dơi), lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu mặt trời), còn ở thực vật thì có các đề tài tứ quý (tùng, mai, trúc, cúc), bát quả (đào, lựu, nho, phật thủ, na…). Động thực vật được kết hợp với nhau thì có các đề tài mai điểu (chim và hoa mai), tùng mã (cây tùng và con ngựa). Ngoài ra trong các đề tài trang trí ở đây càn nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn tranh, đàn nhụy, phách, sáo hay các đồ vật như quạt, quả vải, tháp bút, ống tiêu, cái khánh, quả bầu đựng rượu… để tạo nên tám vật quý được gọi là bát bảo.

Từ các dãy hành lang đằng trước chùa, qua nhà bái đường đến khu thượng điện, về phía hai bên là các dãy nhà cầu khung bằng gỗ lim, lợp ngói nam. Nhà cầu để nối các công trình lại với nhau và kéo dài cho đến nhà tổ tới các công trình phụ khác. Nhờ vậy, khi mưa gió khách hành hương cũng như người trong chùa đi lại rất thuận lợi, ít ảnh hưởng tới các sinh hoạt.
Từ các dãy hành lang đằng trước chùa, qua nhà bái đường đến khu thượng điện, về phía hai bên là các dãy nhà cầu khung bằng gỗ lim, lợp ngói nam. Nhà cầu để nối các công trình lại với nhau và kéo dài cho đến nhà tổ tới các công trình phụ khác. Nhờ vậy, khi mưa gió khách hành hương cũng như người trong chùa đi lại rất thuận lợi, ít ảnh hưởng tới các sinh hoạt.

Trên sáu hệ thống vì kèo nhà bái đường, ngoài hai vì kèo đầu hồi, mặt phía trong đặt sát vào bờ tường đốc nhà nên chỉ chạm có một bên, còn bốn vì kèo phía trong được chạm cả hai mặt. Các mảng chạm ở đây đã được các nghệ nhân dân gian kết hợp cả hai phương pháp là nhấn chìm và chạm nổi, các đường nét chạm thoáng, uyển chuyển, bố cục cân đối và hợp lý, kỹ thuật vững vàng của các nghệ nhân đã làm cho các mảng chạm trở nên linh hoạt, có hồn và rất sinh động. Tất cả các mảng chạm trên hệ thống vì kèo ở đây đã làm tăng giá trị cho khu nhà bái đường.

Nhà trung đường nối liền với nhà bái đường cũng gồm năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam. Đằng trước là hệ thống cửa bức màn, chấn song con tiện được làm dày dặn, chắc chắn. Toàn bộ hệ thống vì kèo ở đây đều là dạng biến thể của dạng vì kèo giả chiên chồng rường con nhị. Tất cả các trụ, con rường đều được chế tác đơn giản, chủ yếu vuông thành sắc cạnh nhưng được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý để tạo nên một bộ khung chắc khỏe.

Nằm về phía Tây chùa là khu nhà ngang gồm năm gian: ba gian giữa là nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, còn hai gian đầu hồi được xây ngăn thành hai gian buồng để làm nơi ở cho người tu hành. Nối tiếp dãy nhà này gồm các công trình phụ như: bếp, chỗ chăn nuôi. Đằng trước nhà tổ là một sân gạch và phía ngoài là khu vườn để trồng hoa với cây lưu niên. Phía Đông khu chùa là phủ thờ mẫu nằm giáp với dãy nhà trung đường, mặt quay về hướng Tây, toàn bộ khu vực chùa có tường bao quanh.

Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh là một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần bốn mươi gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen, bổ trợ cho nhau. Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa này được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần. Các công trình hiện nay đều được xây dựng từ thế kỉ 19 trở lại đây.

Các kiến trúc từ tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây đăng đối theo một trục chính ở giữa và độ cao được nâng dần lên từ ngoài vào trong, điểm chốt cuối cùng là nhà thượng điện. Toàn bộ ngôi chùa từ bố cục đến kiến trúc Quảng Nam, chạm khắc đều mang đậm phong cách xây dựng cổ truyền của dân tộc.

Nhà Bá Kiến

Căn nhà có 3 gian được xây dựng theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ Việt Nam và được làm toàn bằng gỗ lim rắn chắc, bề thế. Người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng xưa.

Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 40km, tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân hiện vẫn còn một ngôi nhà cổ, tồn tại hơn 100 năm được xem là nguyên mẫu “nhà Bá Kiến” trong tác phẩm nổi tiếng Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao.

Theo tìm hiểu, nhà “Bá Kiến” tính đến nay đã qua 7 đời chủ, người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng lúc bấy giờ. Cụ đã thuê một tốp thợ mộc hơn 20 người ở phủ Lý Nhân làm ròng rã gần 1 năm mới xong.
Theo tìm hiểu, nhà “Bá Kiến” tính đến nay đã qua 7 đời chủ, người dựng ngôi nhà này chính là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có nổi tiếng khắp vùng nam đồng bằng Sông Hồng lúc bấy giờ. Cụ đã thuê một tốp thợ mộc hơn 20 người ở phủ Lý Nhân làm ròng rã gần 1 năm mới xong.

Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 900m2, cửa theo hương Tây – Nam. Theo các cụ cao niên trong làng, trước kia ngôi nhà này vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính (mất năm 1946) được cố nhà văn Nam Cao tiết lộ chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến nổi tiếng. Đến nay, trải qua rất nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử ngôi nhà đặc biệt này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và coi như báu vật của làng “Vũ Đại”.

Cụ Hanh mất đi người thừa kế lại ngôi nhà là con trai Trần Duy Xầm. Cụ Xầm sau đó để lại cho con là Cựu Cát. Là người chơi bời, rượu chè nên Cựu Cát nhiều lần vay tiền ngụy viên Bắc Kỳ Bá Bính. Thời đó, Bá Bính làm quan to nên nhiều người đi hầu, đất của ông ta rộng gần nửa làng Đại Hoàng. Ngôi nhà này được Bá Bính mua lại để làm nhà thờ.

Sau này khi Bá Bính mất đi đã để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Tuy nhiên, với bản tính chơi bời, nghiện rượu, Binh Tảo đã mang đồ đạc, nhà cửa đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị Binh Tảo rao bán. Cụ Cai Hậu sau đó mua ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).

Diện tích mặt sân trước ngôi nhà là khoảng 70 m2 được lát bằng gạch nung rơm nên rất bền, dù đã trải qua thăng trầm cùng ngôi nhà nhưng phần gạch này vẫn chưa hề bị hư hỏng.
Diện tích mặt sân trước ngôi nhà là khoảng 70 m2 được lát bằng gạch nung rơm nên rất bền, dù đã trải qua thăng trầm cùng ngôi nhà nhưng phần gạch này vẫn chưa hề bị hư hỏng.

Theo đó, căn nhà có 3 gian được xây dựng theo lối nhà truyền thống Bắc Bộ Việt Nam và được làm toàn bằng gỗ lim rắn chắc, bề thế. Trong đó, có 16 cây cột gỗ lim, mỗi chân cột đều được kê đá tảng xanh bề thế.

Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp theo đúng nhà truyền thống Bắc Bộ xưa.

Phía trước ngôi nhà được xây dựng một bể nước hình chữ nhật khoảng 2m2 mà theo lý giải của nhiều người là để hợp với phong thủy ngôi nhà.

Xưa kia ngôi nhà này có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Trước đây, ngôi nhà ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc tại Quảng Nam cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách.

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn

Khu du lịch Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, rộng khoảng 10 ha. Nằm cách thành phố Phủ Lý 8 km theo quốc lộ 21A, khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.

Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ Động Sơn là di tích lịch sử – thắng cảnh.

Tương truyền vào năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt trên đường chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn. Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ của đoàn quân lên đỉnh núi Cấm. Thấy điều lạ, ông bèn cho thuyền dừng lại, cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất, cầu cho đại thắng. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ngài đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (hay Cuốn Sơn). Lần ra quân ấy, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy đại quân thắng lớn.

Đền Trúc được tu sửa nhiều lần, lần cuối cùng vào những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay đền còn lại tòa tiền đường và hậu cung.
Đền Trúc được tu sửa nhiều lần, lần cuối cùng vào những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện nay đền còn lại tòa tiền đường và hậu cung.

Đền Trúc nằm ven bờ sông Đáy, dưới chân núi Thi Sơn. Ngôi đền được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc. Đền Trúc thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, phía trước nhìn ra bờ sông Đáy, phía sau thờ Mẫu hậu và Công chúa.

Cổng đền gồm 4 cột đồng trụ, hai cột chính ở giữa, hai cột nhỏ ở hai bên. Hai cột chính cao trên 6m được chia thành 3 phần: phần dưới là một khối chữ nhật, các mặt đều có gờ chỉ tạo thành những khung cân đối. Chữ được nhấn chìm vào trong vữa tường. Trên phần này là một khối vuông, bốn mặt nổi hình tứ linh và trên cùng là một đôi nghê đắp cân đối, dáng đẹp, quay mặt vào nhau. Qua một sân gạch rộng trên 10m là đến nhà tiền đường. Công trình này gồm 5 gian, xây cao trên mặt sàn được đặt thành 3 cấp, hai đầu hồi bít đốc. Mặt đằng trước hai đầu hồi xây sát tường phía ngoài từ tàu mái đến thềm chính giữa để một cửa sổ hình chữ thọ. Ba gian giữa là hệ thống cửa gỗ được làm vào sát hàng cột quân. Tường đầu hồi và cả hai phía đằng trước xây nhô ra, phía ngoài cùng là hai cột đồng trụ. Ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Ba gian hậu cung cũng được xây dựng cùng phong cách với nhà tiền đường: xây bít đốc, khung gỗ lim, kéo giá chiêng và lợp ngói nam. Ngăn cách giữa nhà tiền đường với hậu cung là một khoảng sân hẹp có tường nối, nhà bán mái và bể non bộ.

Núi Cấm có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên hoàn, gọi là Ngũ Động sơn. Lối vào động ở trên cao, nhìn ra sông Đáy.
Núi Cấm có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên hoàn, gọi là Ngũ Động sơn. Lối vào động ở trên cao, nhìn ra sông Đáy.

Ở toà tiền đường, những mảng chạm khắc trong kiến trúc ở đền Trúc tại những phần chính chỉ là những nét điểm xuyết. Đó là những chiếc lá lật, những cụm mây tỏa ở trên các kẻ, các con rường là những chiếc đấu đỡ các trụ được chạm những hình cánh sen bao quanh. Riêng ở hai vì kèo giáp hối, tại phần chồng rường nằm giữa cột cái và cột quân được chạm khắc toàn bộ với đề tài tứ linh. Bao trùm lên toàn bộ bức chạm là con rồng thân uốn lượn bay trong mây và chiếm tới một nửa diện tích, nằm gần trọn vẹn ở phía trên. Chính giữa là một đầu rồng nhô ra từ trong một đám mây. Với lối diễn tả hai mặt vừa nhìn từ trên xuống đồng thời từ một phía bên trong vào, người xem không chỉ thấy rõ độ lớn của thân mà còn hình dung ra độ dài của con vật linh thiêng.

Lối ra nằm ở bên kia vách núi, do vậy không khí trong động rất thoáng mát. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa… Màu sắc, độ xốp, da nhũ… cũng khác nhau. Có nhũ ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh đuốc rọi vào bỗng rực lên như châu ngọc. Có nhũ mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ, mà thật đặc biệt, khi đánh lên, âm vang như thật. Thời Kháng chiến chống Pháp, Ngũ Động Sơn được dùng làm nơi để bộ đội đóng quân và cất giữ vũ khí, quân dụng.

Đền Trần Thương

Đền Trần Thương (hay Đền Trần, Đền thờ Đức Thánh Trần) là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2 (1285). Trong đền có giếng Ngọc, là nơi táng tro cốt của Trần Hưng Đạo khi ông qua đời. Đền Trần Thương nằm bên bờ sông Hồng, tọa lạc tại thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Vùng đất thôn Trần Thương trước đây là trung tâm của sáu con ngòi nhỏ (gọi là Lục đầu khê); từ đây có thể dọc theo sông Long Xuyên, ra sông Hồng xuống cửa Hữu Bị, Tuần Vường vào sông Châu Giang; hoặc từ đây ngược sông Hồng đi Thăng Long rồi xuôi ra biển. Nơi đây có địa thế đẹp, giàu nguồn lương thực và thuận lợi về đường thủy, do đó Trần Quốc Tuấn khi đó đang làm Quốc công tiết chế đã đặt một kho lương ở đây để phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2. Sau khi đại thắng trở về, ông cắm sinh phần, lấy đây làm dân “tạo lệ”, từ đó xuất hiện thôn Trần Thương.

Đường chính đạo lát bằng gạch chỉ lối từ tam quan ngoại vào sân đền, dài 50m, rộng 5m, hai bên đường là hai hàng cây xanh tạo cảnh quan cho di tích.
Đường chính đạo lát bằng gạch chỉ lối từ tam quan ngoại vào sân đền, dài 50m, rộng 5m, hai bên đường là hai hàng cây xanh tạo cảnh quan cho di tích.

Đền Trần Thương được xây dựng vào thời Hậu Lê, tương truyền nằm ngay trên nền kho lương của nhà Trần.

Đền có kiến trúc Quảng Nam độc đáo mang phong cách nghệ thuật cổ đại của dân tộc Việt Nam; được trang trí bằng những họa tiết được chạm khắc công phu kết hợp nhiều kỹ thuật của người cổ đại như kỹ thuật chạm (kênh bong, chạm chìm, chạm nổi), kỹ thuật bào trơn, đóng bén, tạo các loại mộng và kỹ thuật xử lý vật liệu gỗ, vật liệu truyền thống (vôi, cát, gạnh,…) có giá trị khảo cứu cao.

Khu vực xung quanh đền mang đậm dấu ấn văn hóa vật chất thời Trần; qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều vũ khí cùng mảnh gốm sứ mang phong cách nghệ thuật gốm sứ thời Trần (bát đĩa gốm men nâu, vàng ngà,…).

Đền Trần Thương được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập. Giới hạn không gian của đền là hệ thống tường xây bằng gạch đặc trát vữa kết hợp với các đoạn kênh, ao hồ. Tổng thể ngôi đền quay về hướng Nam, gồm các hạng mục: Nghi môn ngoại, Đường chính đạo, Nghi môn nội, Sân và bình phong, Đền chính, Nhà mẫu, Giếng nước.

Nghi môn ngoại có kiến trúc gác 3 tầng mái, gồm 3 cổng ra vào, hai bên xây trụ biểu. Cổng giữa cũng là lối đi chính dẫn và đền, có kiến trúc 3 tầng mái, cửa cuốn vòm, tầng thứ nhất cao +4,85m, rộng 4,57m, bốn góc mái xây lan can gạch men hoa chanh, phía trước đắp đôi cá chép chầu, chiều cao lên đến tầng mái trên cùng + 9,085m. Tầng mái thứ hai và thứ ba kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái đao, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, mái đắp giả ngói ống. Kết cấu Nghi môn ngoại xây tường gạch đặc trát vữa, trên mỗi khoảng tường đều đắp trát trang trí con giống, hoa văn, gờ chỉ đẹp.

Nghi môn nội xây kiểu trụ biểu, hai trụ chính có tiết diện hình vuông, xây gạch đặc trát vữa, soi chỉ trang trí. Trên mỗi trụ đắp một con lân chầu hướng vào trong. Hai cổng phụ hai bên xây dạng cuốn vòm, hai tầng tám mái có chồng diêm. Mái cổng đắp hình ngói ống, tầng mái dưới có đầu đao cong trang trí hoa văn cách điệu, tầng mái trên cũng được đắp đầu đao, trên bờ nóc đắp hai kìm nóc hình đầu rồng há miệng ngậm bờ nóc.

Đền chính gồm các hạng mục Cổ lâu, Tiền tế, Tả hữu vu, Hồ khẩu, Trung điện, Hậu cung, tổng thể có kích thước 16,8m x 24,18m. Hai bên phải, trái của công trình là hai giếng nước, kè bằng đá xanh.
Đền chính gồm các hạng mục Cổ lâu, Tiền tế, Tả hữu vu, Hồ khẩu, Trung điện, Hậu cung, tổng thể có kích thước 16,8m x 24,18m. Hai bên phải, trái của công trình là hai giếng nước, kè bằng đá xanh.

Đi qua Nghi môn nội là khoảng sân đền rộng khoảng 600m², được lát bằng gạch đỏ. Bình phong nằm ở vị trí sau Nghi môn nội, có kiến trúc bằng đá, trên bình phong trang trí hoa văn.

Nhà mẫu nằm riêng biệt phía sau của Đền chính, có mặt bằng hình chữ “đinh”, kiến trúc 3 gian 2 chái, phía trước nhà Mẫu là khoảng sân lát gạch đỏ mạch chữ “công”.

Đền có tổng cộng 04 giếng nước, thành được kè bằng đá hộc, có bậc lên xuống xây bằng gạch, bao gồm: 02 giếng nước hình tròn, nằm ở phía trước theo hướng Nam của Đền, mỗi giếng có đường kính 7,5m. Phía sau bên trái hướng Bắc của Đền là một giếng nhỏ, đường kính 4,9m. Phía bên phải theo hướng Tây của Đền còn một giếng nhỏ, lòng giếng hình thoi hiện nay không có nước.

Đền Trần Thương hiện còn lưu giữ 202 di vật, cổ vật, đồ thờ tự đẹp, có giá trị nghệ thuật cao, phong phú về thể loại, đa dạng về chất liệu như: tượng thờ, khám thờ, ngai thờ, ấn thờ, kiệu, hệ thống bát biểu, câu đối, đại tự. Đồ gốm sứ có lục bình, bát hương, bát đĩa, chén, nậm rượu. Đồ đá như rùa, nghê, voi, đỉnh hương, nhang án. Đồ giấy có 38 đạo sắc phong. Các chất liệu khác bằng bạc, bằng đồng như kiếm bạc vỏ đồi mồi, vòng bạc, chén bạc, lọ đồng,… tất cả góp phần làm nên giá trị của di tích.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc Ba Sao Kim Bảng Hà Nam gắn liền với truyền thuyết “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh”. Ngôi chùa nằm ở vị thế hết sức đặc biệt: ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên. Tương truyền rằng: trên từng ngọn núi của dãy thất tinh đều xuất hiện một đốm sáng hào quang lớn tựa như 7 ngôi sao. Nhiều người thấy ánh hào quang đó bèn kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày để lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao đã có 4 ngôi sao bị mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được đổi tên thành chùa “Ba Sao”.

Chùa Tam Chúc nằm tại Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cách thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km. Hiện nay có rất nhiều phương tiện để bạn lựa chọn đi đến chùa.

Điểm nổi bật trong Điện Quan Âm đó là bức tượng Quan thế âm Bồ tát bằng đồng rất lớn. Theo ước tính, bức tượng có khối lượng trên 150 tấn. Ngoài ra, bạn còn cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh phù điêu bằng đá nói về việc cứu nạn, cứu khổ của Quan Âm.
Điểm nổi bật trong Điện Quan Âm đó là bức tượng Quan thế âm Bồ tát bằng đồng rất lớn. Theo ước tính, bức tượng có khối lượng trên 150 tấn. Ngoài ra, bạn còn cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh phù điêu bằng đá nói về việc cứu nạn, cứu khổ của Quan Âm.

Đây là nơi bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên khi đặt chân đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam này. Bên trong Thủy Đình là một không gian rộng lớn và trang nghiêm, được xây dựng theo lối kiến trúc Quảng Nam cổ. Nơi đây có các bức tranh mô tả toàn cảnh của ngôi chùa. Gần nhà khách Thủy Đình có một bến thuyền với phong cảnh non nước hữu tình, thích hợp để bạn chụp ảnh check-in. Sau khi đã dành thời gian tham quan Thủy Đình, bạn có thể mua vé thuyền hay xe điện để di chuyển lên địa điểm chùa.

Bạn phải đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh để đến Điện Quan Âm. Mỗi chiếc cột ở đây nặng khoảng 200 tấn. Cổng Tam Quan mang đến vẻ đẹp choáng ngợp cho du khách. Nó có giá trị như bức tường thành bảo vệ quần thể chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Điện được chia làm 3 điện chính gồm: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ một vị Phật mang từng ý nghĩa thiêng liêng khác nhau. Đặc biệt, cả 3 điện này đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công từ các tảng đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia. Những bức phù điêu này nhìn giống như gỗ thật, được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ và kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề. Mỗi bức phù điêu đại diện cho từng câu chuyện của Đức Phật.

Đến với Điện Pháp Chủ, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng pho tượng Thích ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Pho tượng có khối lượng khoảng 200 tấn. Ngôi điện này cũng có các bức phù điêu bằng đá núi lửa nói về cuộc đời của Đức Phật. Đó là những câu chuyện về lúc Ngài đản sinh, thành đạo hay nhập cõi niết bàn.

Điện Tam Thế là nơi thờ 3 tượng Phật lớn được làm từ đồng đen; tượng trưng cho: quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ Đề. Ngoài ra, 4 bức tường trong Điện Tam Thế còn được trang trí bởi 12.000 bức tranh đá chạm khắc tinh xảo gửi gắm biết bao câu chuyện nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật. Trước sân của điện Tam Thế có một cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi. Loài cây này được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.

Sau khi xuống bến thuyền, bạn sẽ nhìn thấy cánh cổng Tam Quan rất lớn. Dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên chính điện. Đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn để lưu về cho mình những bức hình “sống ảo” triệu like.
Sau khi xuống bến thuyền, bạn sẽ nhìn thấy cánh cổng Tam Quan rất lớn. Dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên chính điện. Đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn để lưu về cho mình những bức hình “sống ảo” triệu like.

Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời được xây dựng trên ngọn núi Thất Tinh. Nơi đây được xem là một hạng mục chính của chùa Tam Chúc. Tuy nhiên, để lên đến chùa Ngọc thì quả là một thử thách. Du khách phải leo khoảng 200 bậc thang làm bằng đá granit thì mới đến nơi. Mặc dù diện tích sàn chỉ khoảng 13m2 nhưng ngôi chùa được ước tính nặng khoảng 2000 tấn. Trong chùa hiện đang đặt những bức tượng Phật vô cùng quý giá. Trong đó có 3 bức tượng được làm hoàn toàn từ đá granit, nhập khẩu từ Ấn Độ. Ngoài ra, Chùa Ngọc còn thờ một tượng Phật được làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm.

Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên là Dương Thị Nguyệt. Nổi bật giữa hồ nước rộng lớn là một đền thờ. Theo tương truyền, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã cho cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế ông đã cho xây dựng đền thờ tại đây.

Chùa Tam Chúc Hà Nam thờ những vị quốc sư có công lớn trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt Ma, Thiền Sư Khuông Việt, Thiền Sư Đỗ Pháp Thuận, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền Sư Nguyễn Minh Không…

Chùa Đọi Sơn

Nhắc đến chùa cổ ở Hà Nam, nhiều người sẽ nhắc tới chùa Bà Đanh, nổi tiếng với câu ví von về sự vắng. Nhưng Hà Nam còn có Long Đọi, ngôi cổ tự ẩn mình trên núi Đọi đã gần 1.000 năm tuổi.

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50 km về phía Nam, cách trung tâm TP Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 11 km, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, giữa một vùng chiêm trũng nhô lên một quả núi mang tên núi Đọi.

Ngọn núi trông xa giống như một con rồng lớn hướng về phía kinh đô Thăng Long. Trên đỉnh núi có một ngôi chùa được xây dựng từ năm 1054 dưới triều Lý, do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan đích thân chủ trì xây dựng.

Chùa được mang tên núi, còn được biết đến với những tên gọi Diên Linh tự hay Long Đọi. Chùa rêu phong cổ kính, tuổi đời đã gần một nghìn năm.
Chùa được mang tên núi, còn được biết đến với những tên gọi Diên Linh tự hay Long Đọi. Chùa rêu phong cổ kính, tuổi đời đã gần một nghìn năm.

Đến với chùa Đọi Sơn vào một ngày đầu hạ có mưa lất phất, vượt qua hơn 300 bậc đá, chúng tôi đã tới được ngôi cổ tự này.

Nếu như những bậc đã dẫn từ chân núi tới cổng Tam Quan là bậc đá mới, thì các bậc đá từ cổng Tam Quan lên chùa Đọi Sơn đã nhuốm rêu phong, tạo thêm vẻ cổ kính cho ngôi chùa.

Từ trên đỉnh núi Đọi Sơn có thể phóng tầm mắt bao trọn khung cảnh thiên nhiên hữu tình, với những cánh đồng lúa xanh mát, đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Trải qua gần 1.000 năm tuổi, ngôi chùa cổ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Trong đó, quý giá nhất là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – bia cổ gần 900 năm tuổi, đặt trước Tòa Tam bảo – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bia được khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, cũng như tình hình Phật giáo thời Lý…
Bia được khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, cũng như tình hình Phật giáo thời Lý…

Mặt sau bia ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc, việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang và khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp nhà vua lên thăm chùa.

Dịp chùa nhộn nhịp, đông khách nhất là Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn là dịp tưởng nhớ ngày giỗ vị cao tăng đắc đạo Hòa thượng Thích Chiếu Thường, đồng thời vinh danh những người có công với đất nước, có công xây dựng chùa như: Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, mẫu Liễu Hạnh…

Đến với chùa Long Đọi Sơn, du khách thập phương hành hương bái Phật vừa được chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế, uy nghi cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tại một trong những đại danh lam của tỉnh Hà Nam, vừa được tìm hiểu những giá trị lịch sử và văn hoá tâm linh trường tồn của ngôi cổ tự này.

Nhà thờ Phủ Lý

Một nhà nguyện lợp lá được dựng lên-gần nhà Ga Phủ Lý-Cố già Lạc coi nhà thờ Sở Kiện lên làm lễ Chúa Nhật và lễ trọng. Năm 1893, Bề trên sai cha Sinh coi sóc, cha Sinh làm nhà thờ gỗ lợp ngói. Sau cha Sinh bị Bệnh về Phát Diệm.

Năm 1893 cha Sinh mất, Cố Thi (P.souvignet) người Pháp về coi sóc rời khu cũ về khu mới như hiện nay thuộc đường Biên Hoà thị xã Phủ Lý Hà Nam. Khu đất rộng trên 4 mẫu nhà thờ và nhà xứ được thi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1907.

Năm 1944 cha Ninh coi sóc thay cha Dũng. Năm 1947 nhà thờ và nhà xứ bị tàn phá. Nhà thờ còn 4 bức tường còn nhà xứ bình địa. Cố Ninh cùng giáo dân chạy tản cư. Đến tháng 10 - 1954 giáo dân lục tục hồi cư. cha Chính Tịnh nhờ cha Huấn ở Sở Kiện lên làm lễ.
Năm 1944 cha Ninh coi sóc thay cha Dũng. Năm 1947 nhà thờ và nhà xứ bị tàn phá. Nhà thờ còn 4 bức tường còn nhà xứ bình địa. Cố Ninh cùng giáo dân chạy tản cư. Đến tháng 10 – 1954 giáo dân lục tục hồi cư. cha Chính Tịnh nhờ cha Huấn ở Sở Kiện lên làm lễ.

Nhà thờ được lợp lại hai mái bằng tôn, nhà thờ cũng bị Nhà Binh mượn làm nhà cứu thương. Tháng 3 năm 1951 Đức cha Trịnh Như Khuê thuộc địa phận Hà Nội sai cha Thomas Biểu về Sở Kiện thu xếp lập xứ Phủ Lý thành hai Họ là Họ Thị và Họ Châu Thuỷ. Năm 1954 cha Biểu và một số giáo dân hai họ di tản vào Nam. Khoảng tháng 12- 1954 Đức cha Trịnh Như Khuê cử cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết về Hà Nam và năm 1955 cử thêm cha Giuse Nguyễn Bàng về làm cha Phó xứ Phủ lý.

Năm 1940 Cố Thi ốm yếu,bề trên sai Cố Tế (P.costes) coi sóc. (Cố Thi mất năm 1942). Năm 1943 cha Benoit Dũng về thay Cố Tế.
Năm 1940 Cố Thi ốm yếu,bề trên sai Cố Tế (P.costes) coi sóc. (Cố Thi mất năm 1942). Năm 1943 cha Benoit Dũng về thay Cố Tế.

Ngày 19-11-1959 cha Giuse Nguyễn Văn Thuyết qua đời và được an táng tại khu đất nhà xứ, sau đó đã chuyển mộ về xứ Kẻ Non (Cẩm Sơn). Cha Giuse Nguyễn Bàng làm cha chính xứ Phủ Lý và coi sóc thêm các giáo xứ khác nữa.

Năm 1967 nhà thờ Phủ lý bị đổ nát toàn bộ do chiến tranh, chỉ còn lại tháp chuông nhà thờ. cha Giuse Nguyễn Bàng sơ tán về họ Bình Chính thuộc xứ Kim Bảng và mất ở đó vào ngày 29-8-1998. Năm 1999 Toà tổng giám mục cử cha Fx. Vũ Đức Văn về làm cha xứ Phủ Lý và ở tạm trú họ đạo Tràng Châu. Năm 2005 UBND tỉnh Hà Nam đã cấp giấy phép xây dựng nhà thờ và có quyết định trả lại cho giáo xứ Phủ Lý theo quyết định 1032/QĐ – CT, ngày 23/06/2005 của UBND tỉnh Hà Nam. Số đất được trao trả cho nhà thờ là 3.607 m2.

Đền Tiên Ông

Đền Tiên Ông nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát Cảnh Sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát Cảnh Sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát Cảnh Sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây.

Theo vị trí địa lý hành chính. Bát Cảnh Sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).
Theo vị trí địa lý hành chính. Bát Cảnh Sơn là “tiểu thắng cảnh”, là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).

Từ lâu, dãy Bát Cảnh Sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát Cảnh Sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát Cảnh Sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát Cảnh Sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.

Các pho tượng rất linh thiêng, trải bao lần đền bị chiến tranh giặc giã phá hủy, pho tượng đã nhiều phen bị mang đi nhưng không ai đụng tới được.
Các pho tượng rất linh thiêng, trải bao lần đền bị chiến tranh giặc giã phá hủy, pho tượng đã nhiều phen bị mang đi nhưng không ai đụng tới được.

Sinh thời ngài có rất nhiều công lao đối với nhân dân địa phương như cứu giúp kẻ nghèo khó, chữa bệnh cứu người. Khi đắc đạo, ngài hóa thân vào cây “Đại nại” và dặn rằng hãy lấy cây gỗ đó để tạc tượng thờ, còn lấy đồng tạc tượng thờ thần. Dân nhớ ơn lập đền thờ tạc tượng gỗ và tượng đồng theo lời dặn của ngài.

Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã mang tượng đồng ở đền thờ ngài đi đúc tiền đồng nhưng búa rìu không chạm được vào tượng, tượng chỉ đổ mồ hôi, còn quân lĩnh chạm vào tượng thì bị rìu chặt vào chính chân mình. Nguyễn Hữu Chỉnh sợ hãi khấn rằng, nếu Ngài linh thiêng thì hãy cho sông Châu bên mưa, bên tạnh. Quả nhiên là ứng nghiệm. Cuối cùng, Nguyễn Hữu Chỉnh phải sai quân lính mang tượng trả lại về đền. Nhiều vị vua, chúa như Lê Thái Tổ, Lê Dụ Tông, Trịnh Doanh, Trịnh Tùng, Trịnh Sâm, Mạc Phúc Hải đã tới thăm đền. Tương truyền, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh là con cầu tự của ngài.

Vương cung thánh đường Sở Kiện

Vương cung thánh đường Sở Kiện (Duomo di Sở Kiện, còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở) là một nhà thờ Công giáo Rôma tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936. Cho đến nay, Sở Kiện là công trình duy nhất ở Việt Nam có khuôn viên được quy hoạch và xây dựng theo kiểu quần thể nhà thờ duomo của Ý.

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Bộ Phụng Tự của Tòa Thánh có sắc phong nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu vương cung thánh đường mang tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Thánh lễ cung hiến bàn thờ và công bố tước hiệu tiểu vương cung thánh đường diễn ra vào ngày 8 tháng 12 năm 2011 do tổng giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự, có sự hiện diện của tổng giám mục Leopoldo Girelli – đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.

Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ trung tâm, tòa giám mục và chủng viện.
Quần thể Sở Kiện gồm có nhà thờ trung tâm, tòa giám mục và chủng viện.

Tên “Sở Kiện” là ghép từ tên của làng Sở (hay Ninh Phú) chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi. Thời xưa, với địa hình hiểm trở, Sở Kiện từng là trung tâm giáo quyền và là nơi ẩn náu của giáo dân và giáo sĩ giáo phận Đàng Ngoài từ năm 1659, giáo phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1858 đến 1892 thời nhà Nguyễn bắt đạo Công giáo.

Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier (tên Việt là Phước) cho khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882. Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.

Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh.
Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh.

Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố – Mi – Sol – Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461 kg, 1281 kg, 717 kg và 318 kg, đều được làm phép vào ngày 25 tháng 12 năm 1898. Bên trong nhà thờ còn lưu giữ một cây đàn đại phong cầm cổ trên lầu hát; hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt Nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này.

Từ năm 1936, tòa giám mục và chủng viện chuyển về Hà Nội và Nhà thờ Lớn được chọn làm nơi đặt ngai Đại diện Tông tòa. Nhà thờ Sở Kiện trở thành nhà thờ giáo xứ, không còn đóng vai trò trung tâm của giáo phận này, không có ai coi sóc thường xuyên nên xuống cấp. Mãi đến năm 1990, nhà thờ Sở Kiện mới được trùng tu lần đầu tiên. Năm 2008, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ định Sở Kiện là Trung tâm Hành hương Các Thánh Tử đạo của Tổng giáo phận Hà Nội.

Chùa Phật Quang

Những hạng mục mới hoàn thành khiến nhiều người trầm trồ, ngợi khen bởi vẻ đẹp dung dị, tinh tế trong cách trang trí khuôn viên chùa, đem lại không gian thanh tịnh, nhẹ nhàng cho mọi người khi bước chân vào chùa.

Từ một ngôi chùa nhỏ bé, xuống cấp, sau khi về trụ trì chùa Phật Quang, được sự cho phép của chính quyền địa phương, Đại đức Thích Thiên Ân đã cho khởi công xây dựng các hạng mục trong chùa. Nhờ bàn tay tài hoa của mình, đích thân sư thầy đã vẽ tranh, viết thư pháp và trang trí.
Từ một ngôi chùa nhỏ bé, xuống cấp, sau khi về trụ trì chùa Phật Quang, được sự cho phép của chính quyền địa phương, Đại đức Thích Thiên Ân đã cho khởi công xây dựng các hạng mục trong chùa. Nhờ bàn tay tài hoa của mình, đích thân sư thầy đã vẽ tranh, viết thư pháp và trang trí.

Sau 3 năm thi công, dù chưa hoàn thiện nhưng ngôi chùa đã hiện hữu rất đẹp. Đại đức Thích Thiên Ân cho biết: “Chùa Phật Quang được bắt đầu xây dựng từ năm 2015, hiện nay mới chỉ hoàn thành được 40% các hạng mục công trình như: Tam Bảo, giảng đường, non bộ, hồ cá, lầu trà, lầu khách, nhà Tổ. Tuy nhiên, với những gì đã làm được tôi cũng thấy vui và hạnh phúc bởi bên cạnh mình còn có sự hỗ trợ rất lớn từ các tăng ni, phật tử khác nữa”.

Tọa lạc tại thôn Dư Dân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Phật Quang vẫn đang trong thời gian xây dựng.
Tọa lạc tại thôn Dư Dân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Phật Quang vẫn đang trong thời gian xây dựng.

Bên trong chùa, mọi thứ đều được sắp xếp tinh thế bởi bàn tay giỏi ‘cầm – kì – thi – họa’ của sư thầy Thích Thiên Ân. Những khóm hoa, cành cây, hay những nét bút thư pháp nhẹ nhàng được chăm chút tỉ mỉ, mang lại cho bạn cảm giác vô cùng thoải mái.

Vincom Plaza Phủ Lý

Trên tổng diện tích mặt sàn hơn 15.500m2, trung tâm thương mại quy tụ nhiều thương hiệu mua sắm uy tín trong nước và quốc tế, đa dạng dịch vụ.

Sáng ngày 15/9, Vincom đã tổ chức lễ khai trương trung tâm thương mại Vincom Plaza Phủ Lý tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Với thiết kế hiện đại, trung tâm thương mại đặt tại 2 tầng hầm, 4 tầng nổi, thuộc khối đế của tòa nhà 27 tầng cao nhất thành phố. Đây cũng là trung tâm giao thương nhộn nhịp, kết nối dễ dàng với các khu hành chính, trung tâm văn hóa và các tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố.

Phát triển theo mô hình “Một điểm đến – Mọi nhu cầu”, Vincom Plaza Phủ Lý sẽ đem đến cho người dân địa phương những trải nghiệm mua sắm hiện đại cùng dịch vụ vui chơi giải trí và ẩm thực đa dạng. Với tổng diện tích mặt sàn hơn 15.500m2, Vincom đầu tiên của tỉnh Hà Nam có sự xuất hiện của các thương hiệu mua sắm uy tín trong nước và quốc tế như TNG, Vitimex, Tân Phú, John Henry, Narsis… cùng phụ kiện hiện đại đến từ Maxx Sports, Sky Watch, Mắt Việt… Chăn ga gối đệm cao cấp từ Hoàng Hải Forever, Kyoryo và các cửa hàng chăm sóc sức khỏe như Medicare, Care Mart…cũng góp mặt tại đây.

Trung tâm thương mại còn dành hơn 1.600m2 để bố trí hệ thống siêu thị hiện đại VinMart cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, gia dụng...
Trung tâm thương mại còn dành hơn 1.600m2 để bố trí hệ thống siêu thị hiện đại VinMart cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, gia dụng…

Nơi đây còn mang đến các sản phẩm nông sản tươi sống và an toàn, nuôi trồng theo công nghệ hiện đại từ nông trường VinEco. Một dịch vụ khác đến từ hệ sinh thái Vingroup cũng sẽ hiện diện tại Vincom Plaza Phủ Lý là siêu thị điện máy VinPro, nơi trưng bày các sản phẩm điện tử và điện lạnh đa dạng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Cụm rạp chiếu phim tiêu chuẩn quốc tế Lotte Cinema lần đầu tiên có mặt tại Phủ Lý, qua trung tâm thương mại này. Với hệ thống phòng chiếu tiện nghi và âm thanh chân thực, Lotte Cinema đem đến những bộ phim mới nhất như Con nhà siêu giàu châu Á, Quái thú vô hình, Bao giờ hết ế… Cụm rạp đang áp dụng chương trình ưu đãi mua một tặng một trong 3 ngày đầu khai trương cùng quà tặng bắp rang và đồ lưu niệm xinh xắn.

Trong khi đó, các gia đình cũng sẽ tìm thấy một địa điểm vui chơi lý tưởng và an toàn cho trẻ nhỏ trong dịp cuối tuần tại khu vui chơi City Game, nhà sách Fahasa lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nam. Vincom cũng mang đến những trải nghiệm ẩm thực đa dạng tới người dân địa phương với các chuỗi nhà hàng được yêu thích như Pizza FC1, Lotteria, Kem Tràng Tiền, Trung Nguyên Legend… Trong dịp khai trương, Trung Nguyên Legend ưu đãi mua một tặng một và cơ hội nhận phiếu quà tặng ly nước miễn phí dành cho khách hàng.

Vincom Plaza Phủ Lý là trung tâm thương mại thứ 60 của tập đoàn này trên toàn quốc. Theo đại diện Vincom, sự xuất hiện liên tục của các trung tâm thương mại tại các tỉnh thành mới đã tác động tích cực tới thói quen mua sắm của người dân và góp phần hiện đại hóa diện mạo thành phố và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI