Wednesday, November 6, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Hong Kong được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Hong Kong được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hong Kong là một Đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam. Khu vực này bao gồm Đảo Hồng Kông, được Trung Quốc nhượng lại năm 1841; bán đảo Kowloon, nhượng lại năm 1860; và các vùng lãnh thổ mới, các khu vực bổ sung của lục địa đã được cho thuê 99 năm vào năm 1898. Tất cả đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và sản xuất lớn của thế giới.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI

Hồng Kông được biết đến là một thành phố năng động, hiện đại bậc nhất Trung Hoa, là nơi hội tụ và giao thoa giữa lối kiến trúc truyền thống Trung Quốc, những tòa nhà chọc trời siêu cấp và các tòa nhà thuộc địa mang đậm phong cách phương Tây. Các công trình kiến trúc ở Hồng Kông đang ngày một phát triển, đáp ứng điều kiện cho mật độ dân số dày đặc và nhu cầu phát triển của các công ty lớn.

Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung Tây.
Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung Tây.

Những người ghé thăm Hong Kong sẽ không bao giờ quên được những đường chân trời hoa lệ tạo nên từ những công trình kiến trúc Hong Kong lạ mắt. Du lịch Hong Kong được biết đến là một trong những địa điểm ít bị tác động bởi thời đại, vì cho dù xứ cảng thơm có phát triển hiện đại đến đâu, thì mỗi ngóc ngách của nơi này vẫn giữ gần như nguyên vẹn nét hoài cổ. Dù cho khi về đêm, Hồng Kông hiện lên với một thế giới xa hoa, lộng lẫy thì đâu đó, vẫn còn đọng lại vẻ xưa cũ, vẻ đẹp ấy bao trùm lên con người, văn hóa và cả ẩm thực.

Bank of China Tower

Tòa nhà Ngân hàng Trung Hoa (Bank of China Tower – BOC) là một trong những tòa nhà được coi là biểu tượng của đặc khu hành chính Hong Kong. BOC nổi bật giữa khu trung tâm với kiến trúc khá bắt mắt và hiện vẫn là trụ sở chính của Ngân hàng Trung Hoa.

BOC do KTS I. M. Pei thiết kế. Ông KTS người Mỹ gốc Trung Quốc từng đoạt giải thưởng danh giá Pritzker này là chủ nhân của rất nhiều công trình nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp bằng kính tại bảo tàng Louvre Pháp, bảo tàng Lịch sử Đức, khu trưng bày nghệ thuật quốc gia Mỹ… Ông được coi là một trong những KTS thành công nhất thế giới trong thế kỷ 20.

BOC được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 6.700 m2 nơi trước đây là Murray House, một ngôi nhà có từ giữa thế kỷ 19 theo phong cách Victoria.
BOC được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 6.700 m2 nơi trước đây là Murray House, một ngôi nhà có từ giữa thế kỷ 19 theo phong cách Victoria.

BOC tọa lạc ở số 1 Garden Road, gần nhà ga trung tâm MTR, khởi công năm 1985 và khánh thành ngày 17/5/1990. BOC có chiều cao 369 m (tính cả phần anten phía trên), với 70 tầng, sử dụng vật liệu chính là khung thép và kính, theo phong cách hoàn toàn hiện đại. Tổng diện tích sàn sử dụng là 100.000 m2. Đây là tòa nhà cao nhất Hong Kong và châu Á cho tới năm 1992. Đây cũng là tòa nhà đầu tiên ngoài biên giới nước Mỹ vượt qua độ cao 305 m. Hiện nay, BOC là tòa nhà cao thứ ba ở Hong Kong, sau Trung tâm tài chính quốc tế và Central Plaza.

Khu đất sau đó được thu hồi và Chính quyền Hong Kong bán lại với giá 1 tỷ đôla Hong Kong vào tháng 9/1982, thời điểm mà người ta vẫn bàn tán liệu trong tương lai Hong Kong có trở về Trung Quốc hay không.
Khu đất sau đó được thu hồi và Chính quyền Hong Kong bán lại với giá 1 tỷ đôla Hong Kong vào tháng 9/1982, thời điểm mà người ta vẫn bàn tán liệu trong tương lai Hong Kong có trở về Trung Quốc hay không.

Thiết kế của tòa nhà là một hình ảnh biểu trưng, có hình dáng của một cây tre nhỏ đang vươn lên. Nó còn là biểu tượng của sức sống và sự thịnh vượng. Toàn bộ kết cấu được chống bởi 5 cột thép chính tại 5 góc của tòa nhà, với các khung hình tam giác biến đổi theo nhiều hướng khác nhau. Khối nhà phía dưới 47 tầng mở cửa rộng rãi cho công chúng. Phần trên, việc ra vào được kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Sân bay Kai Tak

Sân bay Kai Tak là một sân bay quốc tế của Hồng Kông từ năm 1925 đến năm 1998. Ngày 6 tháng 7 năm 1998, sân bay này được thay thế bằng sân bay mới là Sân bay Quốc tế Hong Kong tại Chek Lap Kok.

Kai Tak tọa lạc tại phía Bắc của vịnh Cửu Long ở Kowloon, Hong Kong. Khu vực phụ cận bị các núi lởm chởm bao bọc. Ít hơn 10 km về phía Bắc và Đông Bắc là một dãy các đồi có độ cao 2000 feet (609,6 m). Về phía Đông của đường băng, các đồi cách đó ít hơn 5 km. Ngay về phía Nam của sân bay là Cảng Victoria và về phía Nam xa hơn là Đảo Hồng Kông với các đồi cao 640,08 m.

Sân bay này đã là sân nhà của hãng hàng không quốc gia Hồng Kông Cathay Pacific, cũng như của các hãng Dragonair, Air Hong Kong và Hong Kong Airways. Vời nhiều nhà chọc trời và núi nằm ở phía Bắc và đường băng duy nhất của nó chuồi ra Cảng Victoria.
Sân bay này đã là sân nhà của hãng hàng không quốc gia Hồng Kông Cathay Pacific, cũng như của các hãng Dragonair, Air Hong Kong và Hong Kong Airways. Vời nhiều nhà chọc trời và núi nằm ở phía Bắc và đường băng duy nhất của nó chuồi ra Cảng Victoria.

Chỉ có một đường băng ở sân bay này có hướng 136.1 độ và 316.1 độ, do đó nó có tên 13/31. Đường băng được xây dựng bằng đất lấn biển trong bến cảng và đã được mở rộng nhiều lần kể từ khi bắt đầu xây dựng. Khi sân bay bị đóng cửa, đường băng có chiều dài 3390 m. Việc hạ cánh tại sân bay này quả là một điều thách thức. Tùy thuộc vào hướng hạ cánh, máy bay phải vượt qua các khu vực đông đúc dân cư tại Cửu Long với cao độ thấp.

Tại cuối phía Bắc của đường băng, các tòa nhà cao đến 6 tầng mọc lên ngay giữa đường. Ba phía của sân bay bị Cảng Victoria bao quanh. Sự tăng trưởng của Hồng Kông cũng đã gây căng thẳng cho năng lực của sân bay. Sân bay có công suất thiết kế 24 triệu hành khách mỗi năm nhưng năm 1996, sân bay này đã phục vụ 29,5 triệu cộng thêm 1,56 tấn hàng khiến nó trở thành sân bay bận rộn thứ 3 thế giới về lượng khách và thứ nhất về lượng hàng hóa. Do yêu cầu cất hạ cánh an toàn nên độ cao các tòa nhà xây ở Kowloon bị hạn chế. Sân bay này cũng gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng cho các cư dân gần đó. Lệnh giới nghiêm từ nửa đêm đến 6h30 sáng cũng cản trở hoạt động của sân bay này.

Do đó, cuối thập niên 1980, chính quyền Hồng Kông đã bắt đầu tìm kiếm một vị trí thay thế để xây một sân bay mới thay thế sân bay Kai Tak. Và đã chọn Xích Liệp Giác nằm ngoài biển của Đảo Lạn Đầu. Người ta đã phải lấp biển với một số lượng lớn các nguồn lực được huy động để xây sân bay mới, đây là một phần của 10 Airport Core Programme. Sân bay mới đã chính thức mở cửa ngày 6 tháng 7 năm 1998. Kai Tak được đóng cửa và mã IATA của sân bay này được chuyển cho sân bay mới.

International Commerce Centre

Trung tâm Thương mại Quốc tế gồm 118 tầng, cao 484 m (1.588 ft) là một tòa nhà chọc trời hoàn thành vào năm 2010 tại Tây Cửu Long, Hồng Kông. Đây là một phần của dự án Union Square thuộc Kowloon Station. Đây là tòa nhà cao thứ 4 trên thế giới (thứ ba ở châu Á) khi công trình được hoàn thành vào năm 2010. Tính đến tháng 6 năm 2019, đây là tòa nhà cao thứ 12 trên thế giới theo chiều cao, tòa nhà cao thứ chín của thế giới tính theo số tầng, tòa nhà cao nhất Hồng Kông và là tòa nhà cao thứ 6 ở Trung Quốc.

Các khu tiện nghi đáng chú ý bao gồm The Ritz-Carlton, Hồng Kông, và đài quan sát có tên Sky100.
Các khu tiện nghi đáng chú ý bao gồm The Ritz-Carlton, Hồng Kông, và đài quan sát có tên Sky100.

ICC phải đối mặt với tòa nhà chọc trời cao thứ hai ở Hồng Kông, Trung tâm Tài chính Quốc tế 2 (IFC) nhìn trực tiếp qua Cảng Victoria ở khu Trung tâm, Đảo Hồng Kông. IFC được phát triển bởi Sun Hung Kai Properties, cùng với một nhà phát triển lớn khác ở Hồng Kông, Henderson Land.

MTR Corporation Limited và Sun Hung Kai Properties, nhà điều hành tàu điện ngầm và nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Hồng Kông là hai tập đoàn chịu trách nhiệm phát triển tòa nhà chọc trời này. Được biết đến là chương trình phát triển dự án Union Square Giai đoạn 7, tên hiện tại của nó đã được chính thức công bố vào năm 2005. Trung tâm thương mại quốc tế đã được hoàn thành trong các giai đoạn từ 2007 đến 2010. Tòa tháp mở cửa vào năm 2011, với việc khai trương Ritz-Carlton vào cuối tháng 3 và đài quan sát vào đầu tháng 4.

Tòa tháp được thiết kế bởi công ty kiến trúc Mỹ Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) kết hợp với Công ty Wong & Ouyang (HK) Ltd..
Tòa tháp được thiết kế bởi công ty kiến trúc Mỹ Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) kết hợp với Công ty Wong & Ouyang (HK) Ltd..

Chiều cao đề xuất đã được thu lại từ các kế hoạch trước đó do các quy định không cho phép các tòa nhà cao hơn các ngọn núi xung quanh. Đề xuất ban đầu cho tòa nhà này được gọi là Trạm Cửu Long giai đoạn 7 và nó được thiết kế cao 574 m (1.883 ft) với 102 tầng. Nó cao hơn 162 m (531 ft) so với mức cao nhất hiện tại ở Hồng Kông là Trung tâm Tài chính Quốc tế.

Công việc xây dựng đã tạm thời bị dừng lại vào ngày 13 tháng 9 năm 2009, do một tai nạn trục thang máy làm sáu công nhân thiệt mạng.

Tòa nhà có 108 tầng trên mặt đất và 4 tầng dưới mặt đất. Do tỷ lệ Hội chứng sợ số bốn ở Hồng Kông, các tầng có thể bao gồm số “4” (4, 14, 24, v.v.) đã bị bỏ qua. Do đó, nó được tính như một tòa nhà 118 tầng.

Sân bay quốc tế Hồng Kông

Sân bay Quốc tế Hồng Kông hay còn gọi là Sân bay Chek Lap Kok sân bay dân dụng chính của Đặc khu hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và cả thế giới cùng là cửa ngõ của đông Á và Đông Nam Á.

Tọa lạc trên đảo Xích Lạp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được cấu tạo bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng đất đá đó đắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích đất bằng phẳng. Số lượng thông qua Sân bay Hồng Kông đạt 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2005 cùng 210.112 đợt cất/hạ cánh. Trong mấy năm liền, hành khách khắp nơi đã chọn Sân bay Hồng Kông là “Sân bay tốt nhất thế giới” theo thống kê của Skytrax. Năm 2006, địa vị số một của Hồng Kông đã bị sân bay Changi của Singapore chiếm mất.

Sân bay này là một điểm đến quan trọng cho nhiều hãng hàng không, bao gồm cả China Airlines, China Eastern Airlines. Singapore Airlines, Ethiopian Airlines, Virgin Atlantic và Air India sử dụng sân bay này làm điểm dừng các chuyến bay đường dài.
Sân bay này là một điểm đến quan trọng cho nhiều hãng hàng không, bao gồm cả China Airlines, China Eastern Airlines. Singapore Airlines, Ethiopian Airlines, Virgin Atlantic và Air India sử dụng sân bay này làm điểm dừng các chuyến bay đường dài.

Chi phí xây dựng sân bay này khoảng 20 tỷ USD trên diện tích hơn 12 km². Công trình xây dựng mất 6 năm mới khánh thành năm 1998. Công suất hiện tại của sân bay Hồng Kông là 45 triệu khách và 3 triệu tấn hàng hóa/năm. Năng suất theo dự tính theo kế hoạch là: 87 triệu khách và 9 triệu tấn hàng vận chuyển/năm.

HKIA cũng điều hành một ga hành khách lớn nhất (lớn nhất thế giới khi mở cửa năm 1998) và hoạt động 24 giờ một ngày. Sân bay này được điều hành bởi Cơ quan Sân bay Hồng Kông và là trung tâm chính của Cathay Pacific Airways, Cathay Dragon, Hong Kong Express Airways, Hong Kong Airlines, và Air Hong Kong (hàng hoá). Sân bay này là là một trong những trung tâm của liên minh Oneworld, và nó cũng là một trong những trung tâm hàng hóa châu Á-Thái Bình Dương cho UPS Airlines.

Hiện có hơn 90 hãng hàng không hoạt động với hơn 150 thành phố khắp thế giới. Năm 2013, sân bay xếp thứ 11 Danh sách các sân bay bận rộn nhất thế giới, với 59,9 triệu lượt khách thông qua, xếp thứ nhất thế giới về lượng hàng hóa với hơn 4 triệu tấn, vượt sân bay quốc tế Memphis. HKIA cũng là một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Hong Kong, với 60.000 người làm việc tại sân bay.

Trung tâm Lippo

Thiết kế dạng hình học nhô cao của tòa nhà mang đến những chức năng đặc biệt cho các khoảng sân trên cao và các thang máy. Kiến trúc sư Paul Marvin Rudolph – người thiết kế công trình đã khéo léo lựa chọn vị trí cho tòa nhà. Từ trung tâm Lippo nhìn ra, bạn có thể nhìn thấy những cây cầu nối giữa tòa nhà và với phần còn lại của thành phố.

Tòa nhà Lippo ở Hồng Kông với 46 tầng này còn được biết đến với biệt danh “tòa nhà gấu Koala” bởi hình dạng của nó giống như một chú gấu Koala đang leo cây.
Tòa nhà Lippo ở Hồng Kông với 46 tầng này còn được biết đến với biệt danh “tòa nhà gấu Koala” bởi hình dạng của nó giống như một chú gấu Koala đang leo cây.

Rudolph cũng được biết đến là kiến trúc sư với những thiết kế độc đáo, phá vỡ nguyên tắc của những tòa nhà hình khối lego thông thường. Và trung tâm Lippo cũng chính là sự tiếp nối phong cách của anh ấy, song với sự tiến bộ về các vật liệu, anh ấy sử dụng gương phản chiếu cho mặt tiền của tòa nhà.

Sự kết hợp độc đáo của kính phản chiếu và những khối hình độc đáo của mặt tiền tòa nhà đã tạo nên những hiện tượng chuyển động của ánh sáng vô cùng thú vị.

Trung tâm văn hóa Hồng Kông

Trung tâm văn hóa Hồng Kông là nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn, các điệu nhảy, triển lãm, nhạc kịch, buổi hòa nhạc và nhà hát với tác động mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa của Hồng Kông.

Trước đây, tòa nhà được mô tả giống như một đường dốc trượt tuyết khổng lồ và nó đã gặp phải một loạt các ý kiến trái chiều khi nó mở cửa vào năm 1989.
Trước đây, tòa nhà được mô tả giống như một đường dốc trượt tuyết khổng lồ và nó đã gặp phải một loạt các ý kiến trái chiều khi nó mở cửa vào năm 1989.

Vị trí của nó trên cảng Victoria đã bị phủ nhận và các kiến trúc sư đã thiết kế một cấu trúc không có cửa sổ, ngoại trừ một tấm kính trơn.

Được xây dựng trước khi người Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, Trung tâm văn hóa Hồng Kông trở thành một trong những dấu vết của lịch sử thuộc địa.

Ni viện Chí Liên

Nằm cạnh các tòa nhà chọc trời siêu cấp, nơi đây vẫn còn giữ nguyên lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc ở Hồng Kông. Được thành lập vào năm 1934, Ni viện Chí Liên được sửa chữa lại theo phong cách kiến trúc Hồng Kông nhà Đường vào năm 1990.

Quần thể ni viện là một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng với kiến trúc vô cùng độc đáo, bao gồm các đền, tượng, vườn, ao và nhà hàng. Triều đại nhà Đường (618-907) đã hình thành nên Trung Quốc đương đại bởi bản sắc văn hóa, nền kinh tế tiến bộ và hệ thống luật pháp của nó.
Quần thể ni viện là một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng với kiến trúc vô cùng độc đáo, bao gồm các đền, tượng, vườn, ao và nhà hàng. Triều đại nhà Đường (618-907) đã hình thành nên Trung Quốc đương đại bởi bản sắc văn hóa, nền kinh tế tiến bộ và hệ thống luật pháp của nó.

Tương tự như nền kinh tế, kiến trúc thời đại này cũng vô cùng phát triển. Các tòa nhà được xây dựng bằng các khung gỗ mang đậm những đặc trưng mỹ thuật dễ nhận biết với khung cấu trúc. Phong cách kiến trúc Hong Kong này có thể được tìm thấy trong Ni viện Chí Liên.

Các khu vực truyền thống liên quan khác bao gồm đền Mo Man, Tu viện Phật Mười nghìn và tượng phật lớn trên đảo Lantau. Học sinh sẽ tập trung tại đền Mo Man để thờ thần Man (Thần văn học) và thần Mo (Thần chiến tranh). Được hoàn thành vào năm 1957, tu viện Phật mười nghìn là một tập hợp các ngôi chùa Phật giáo không có tu sĩ thường trú.

Trên quãng đường hành hương với hàng trăm bậc thang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật bằng vàng dài vô tận. Mỗi bức tượng lại mang những nét khác nhau, cùng hướng về sảnh chính, nơi lưu giữ hơn mười hai nghìn bức tượng Phật.

Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông

Nằm ở rìa của cảng Victoria, Trung tâm hội nghị và triển lãm Hồng Kông (HKCEC) có hướng nhìn trọn vẹn ra biển. Ban đầu, công trình được xây dựng theo nguyên mẫu thiết kế mang đậm nét truyền thống vào năm 1988. Song, về sau thiết kế này được mở rộng với ý tưởng tạo hình giống như một con chim đang chuẩn bị cất cánh. Nó được xây dựng từ những tấm kính lớn nhất thế giới với mái vòm bằng nhôm.

Đây là nơi đã diễn ra Lễ bàn giao lịch sử vào ngày 30 tháng 6 năm 1997 khi Anh trả lại Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đây là nơi đã diễn ra Lễ bàn giao lịch sử vào ngày 30 tháng 6 năm 1997 khi Anh trả lại Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cấu trúc tòa nhà bao gồm các phòng triển lãm, phòng hội nghị, nhà hát, nhà hàng và đã được hoan nghênh vì những thiết kế không gian nổi bật.

Kiến trúc sư công trình này chính Lary Oltmanns – người đã thực hiện các dự án lớn trong sự nghiệp của mình, bao gồm việc cải tạo nhà ga Euston, London.

Tong Lau

Tong Lau, thường được gọi là nhà ở, là một phong cách kiến trúc tại Hồng Kông được tìm thấy ở các khu vực trên khắp Trung Quốc và Hồng Kông.

Điều kiện của các thành phố nhỏ lẻ đã giúp giải mã thiết kế chung cư, làm cho mỗi phong cách phụ thuộc vào khu vực địa phương hóa của nó.

Tong Lau thường cao từ ba đến năm tầng, có ban công nhìn ra đường và được xây dựng theo các khối lặp đi lặp lại; đây được xem là một giải pháp phù hợp cho vấn đề bùng nổ dân số.
Tong Lau thường cao từ ba đến năm tầng, có ban công nhìn ra đường và được xây dựng theo các khối lặp đi lặp lại; đây được xem là một giải pháp phù hợp cho vấn đề bùng nổ dân số.

Cơ quan tái tạo đô thị Hồng Kông gần đây đã đưa ra kế hoạch phá bỏ các Tong Lau và thay thế chúng bằng các tòa nhà hiện đại. Song, các cư dân đã phản đối điều này.

Họ tin rằng sự xen kẽ các Tong Lau chính là một bản chất độc đáo và có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với bản sắc Hồng Kông.

Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Hồng Kông thuộc quyền quản lý của Anh cho đến năm 1997, khi nó được bàn giao cho Trung Quốc. Hiện nay, nơi đây vẫn còn các địa điểm kiến trúc tại HongKong quan trọng đóng vai trò nhắc nhở trực quan phần lịch sử này.

Năm 1912, kiến trúc sư người Anh Sir Aston Webb đã hoàn thành Tòa nhà Lập pháp.
Năm 1912, kiến trúc sư người Anh Sir Aston Webb đã hoàn thành Tòa nhà Lập pháp.

Sau khi thiết kế mặt tiền phía đông của Cung điện Buckingham và hỗ trợ Bảo tàng Victoria và Albert ở London, ông vô cùng thông thạo các lối kiến trúc phương Tây và đã mang phong cách đó đến Hồng Kông, Tòa nhà tân cổ điển trang nhã này nổi tiếng với các cột ion thanh lịch.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé thăm các di tích đáng chú ý khác của lịch sử thuộc địa bao gồm Tháp Đồng hồ, Tòa nhà Chính phủ và Sở cảnh sát trung tâm.

Miếu Huỳnh Đại Tiên

Miếu Huỳnh Đại Tiên (Wong Tai Sin hay Sik Sik Yuen) là một trong những danh thắng tâm linh thu hút đông đảo tín đồ địa phương lẫn khách du lịch nhất tại Hồng Kông. Thờ cả thần linh Lão giáo, lẫn Quan Âm và Khổng Tử, vì thế ngôi đền này không chỉ thu hút tín đồ của riêng một tôn giáo nào. Hãy thử xem mình có phân biệt được các vị thần, Phật thờ cúng tại đền hay không.

Theo truyền thuyết, Huỳnh Sơ Bình là một vị tăng sư có khả năng chữa lành bệnh tật sống vào thế kỷ thứ 4 tại Trung Quốc. Sau khi bước vào tuổi 50, ông đạt đến cảnh giới thánh thần bất tự với tên Huỳnh Đại Tiên. 16 thế kỷ sau, những hậu nhân Đạo giáo mang theo ảnh thờ đến Hồng Kông và lập đền thờ cho những tín đồ của ông. Hãy theo chân những tín đồ này, cúng bái và tìm hiểu về vận mệnh của mình.

Miếu Huỳnh Đại Tiên nằm trên địa phận Cửu Long của Cảng Victoria, cách khu Chiếm Sá Chủi (Tsim Sha Tsui) khoảng 7km về phía bắc.
Miếu Huỳnh Đại Tiên nằm trên địa phận Cửu Long của Cảng Victoria, cách khu Chiếm Sá Chủi (Tsim Sha Tsui) khoảng 7km về phía bắc.

Ngôi đền nằm trên diện tích rộng lớn đến tận 18.000 mét vuông, giữa Cửu Long náo nhiệt. Ngay sau khi bước qua lối vào với mái vòm uy nghi, hãy tìm xem bức tường Cửu Long và đàn thờ bề thế với những bậc tam cấp rộng lớn đủ chỗ cho mọi du khách cùng lúc dâng cúng. Đàn thờ đỏ uy nghi nổi bật trên nền trời xanh trong vắt là một quang cảnh thật khó quên trong lòng du khách. Và nhớ đừng bỏ qua những yếu tố phong thủy của kim, một, thủy, hỏa, thổ trong từng chi tiết thiết kế của đền.

Hãy đến vườn ước nguyện để ngắm cầu bộ hành nên thơ với mái ngói xanh và hồ cảnh thanh tịnh đầy những chú cá chép koi và những cụ rùa. Sau đó cầu nguyện và xin một quẻ xăm xem ước nguyện của mình có được thần linh phù hộ hay không. Khấn, cầm hộp thẻ xăm lắc nhẹ theo lời khấn của mình cho thẻ xăm rơi khỏi hộp. Sau đó mang thẻ xăm cho người giải xăm và nhận quẻ xăm tương ứng. Cuối cùng, chỉ cần chờ đến ngày điều ước ứng nghiệm.

Theo tuyến MRT Tsuen Wan và Kwun Tong đến ga Wong Tai Sin và băng ngang quảng trường về phía bắc để đến đền. Đền mở cửa đón khách mỗi ngày và thường đóng cửa muộn hơn vào dịp Tết Nguyên đán.

BLog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI