Thursday, December 12, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bình Thuận được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bình Thuận được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Kiến trúc Bình Thuận là nét kiến trúc đặc trưng của người Chăm với những tháp cao bằng đất nung, sừng sững cùng lịch sử và duyên dáng với vẻ đẹp hút hồn. Bình Thuận là một địa danh nổi tiếng với những phong danh làm thắng cảnh và những di tích lịch sử màn dấu ấn. Những công trình kiến trúc Chăm pa đậm nét, là điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng ở khu vực Nam Trung Bộ.

Thanh Long Bình Thuận là loại cây trồng được nhiều địa phương khuyến khích phát triển và xem như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.
Thanh Long Bình Thuận là loại cây trồng được nhiều địa phương khuyến khích phát triển và xem như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.

Với lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc – lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại, Bình Thuận có thể coi là một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam mặc dù so với các trung tâm du lịch lớn khác du lịch Bình Thuận còn khá non trẻ.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Ngoài địa danh du lịch nổi tiếng Mũi Né, còn rất nhiều các địa điểm du lịch Bình Thuận mà có thể bạn đã hoặc chưa từng nghe qua như Hải đăng Kê Gà, đảo Phú Quý, Cù Lao Câu, bãi đá Cổ Thạch… Mỗi địa danh này dường như vẫn còn ẩn chứa rất nhiều những vẻ đẹp tiềm ẩn chưa được khai thác hết, chính bởi vậy mà du lịch Bình Thuận trong những năm qua vẫn luôn đặc biệt cuốn hút được rất nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ.

Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.

Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).

Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn.
Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn.

Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.

Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.

Đình Vạn Thủy Tú

Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.

Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.

Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.

Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Thế nhưng, tại Bình Thuận, tục thờ Cá Ông đã bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại địa phương.

Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông “lụy” (chết) và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai táng mới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy “Ông” đầu tiên là người đó được làm “con trưởng” của “ngài”, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau ba năm mới mãn tang… Điều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.

Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 – 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.

Thanh Minh Tự

Thanh Minh tự nguyên là ngôi chùa được bà con trong Hội Thanh Minh đặt viên đá đầu tiên xây dựng vào thời vua Tự Đức năm Bính Tý (1876). Sau 2 lần bị hư hại do thiên tai và chiến tranh, Thanh Minh tự đã được phục dựng lại tại địa điểm như hiện nay.

Lúc bấy giờ, trong chùa thờ ngài Tiêu Diện Đại Sĩ. Theo truyền thuyến dân gian, đây là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài ra, trong chùa còn thờ các vị Tiên linh, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ. Tiền hiền – Hậu hiền đã có công kiến tạo sự ổn định mọi mặt cho người dân quanh vùng an cư lạc nghiệp. Việc thờ cúng ở đây đã thể hiện đầy đủ tín ngưỡng dân gian và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh Phật giáo. Trong khuôn viên Thanh Minh tự còn có miều Ngũ Hành thờ Ngũ vị Thánh Mẫu: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Đây là tín ngưỡng theo thuyết ngũ hành, thể hiện lòng tôn kính đối với vũ trụ phù hợp với quan niệm Á đông.
Đây là tín ngưỡng theo thuyết ngũ hành, thể hiện lòng tôn kính đối với vũ trụ phù hợp với quan niệm Á đông.

Cuối năm 1991, khu vực ven biển Thương Chánh thuộc phường Phú Thủy, trong đó có Thanh Minh tự, giao cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng sân golf Phan Thiết. Từ đó, việc thờ cúng cũng như tu bổ Thanh Minh tự không còn được quan tâm. Hơn nữa, nhà đầu tư còn có ý phá bỏ nhưng không thực hiện. Cuối năm 2012, Tập đoàn Rạng Đông chuyển nhượng toàn bộ dự án sân golf Phan Thiết. Nhận thấy, ngôi chùa cổ và miếu Ngũ Hành tuy có cũ kỹ, xuống cấp nhưng ẩn chứa một giá trị tâm linh vô giá. Vì vậy, Tập đoàn Rạng Đông phát tâm đầu tư kinh phí tôn tạo, phục dựng lại ngôi chùa cổ này.

Sau hơn 1 năm (từ tháng 10/2015 - 10/2016) tôn tạo, sữa chữa, chủ đầu tư đã phục dựng gần như nguyên trạng thiết kế kiến trúc Bình Thuận cách đây 140 năm, trong đó có cả chiếc giếng cổ, thể hiện sự trang nghiêm, độc đáo và nét thanh tịnh của Thanh Minh tự.
Sau hơn 1 năm (từ tháng 10/2015 – 10/2016) tôn tạo, sữa chữa, chủ đầu tư đã phục dựng gần như nguyên trạng thiết kế kiến trúc Bình Thuận cách đây 140 năm, trong đó có cả chiếc giếng cổ, thể hiện sự trang nghiêm, độc đáo và nét thanh tịnh của Thanh Minh tự.

Bên cạnh giữ nguyên kiến trúc cổ Phan Thiết với kết cấu nhà 2 gian cột gỗ, lợp mái ngói âm dương, chạm khắc hình rồng, chánh điện, gian thờ, ngôi chùa cổ còn được thiết kế hồ nước xung quanh, chiếc cầu bắc ngang, lối đi, tường bao, cổng tam quan bằng loại gạnh thẻ truyền thống, trồng thêm nhiều cây cổ thụ, bon sai, mai tứ quý, vạn thọ, hoa sen…

Với vị trí nằm giữa khu đô thị biển Phan Thiết thuộc khu vực trung tâm thành phố, Thanh Minh tự và miếu Ngũ Hành ngay khi mở cửa phục vụ bà con đến tham quan, cúng tế đã lập tức trở thành “điểm đến mới”, thu hút rất đông người dân địa phương cũng như khách du lịch, trong đó có cả những bạn trẻ yêu thích “phượt” đến thăm viếng, ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm và thưởng ngoạn một không gian đẹp, thanh tịnh tại di tích văn hóa tâm linh rất độc đáo của thành phố Phan Thiết.

Tháp Nước Phan Thiết

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi dân gian là Lầu Nước) là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Phan Thiết mà ngày nay là biểu tượng (điểm mốc) của thành phố này cũng như của tỉnh Bình Thuận.[1] Hình ảnh của nó được vẽ cách điệu trên biểu trưng của tỉnh Bình Thuận.

Tháp nước Phan Thiết được xây dựng theo chủ trương quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân Pháp, nhằm phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận) và rộng ra là cả cư dân nội thị Phan Thiết.

Có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.
Có những chữ “U.E.PT” (viết tắt của “Usine Des Eaux de Phan Thiet”) được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.

Công trình này được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934 ngay bên tả ngạn sông Cà Ty, do Hoàng thân Souphanouvong người Lào thiết kế. Khi ấy, ông này là du học sinh Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội. Bản vẽ thiết kế kiến trúc của ông được Sở Công chánh Hà Nội duyệt và công trình được đưa ra đấu thầu xây dựng. Hồ sơ dự thầu có hai nhà thầu người Pháp và hai nhà thầu người Việt. Trong số đó, nhà thầu Ưng Du (người gốc Huế, làm việc ở Bình Thuận) đã trúng thầu và tiến hành thi công.

Mỗi ngày làm việc trong tuần, tháp nước phát ra tiếng còi to và dài lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều để báo giờ hành chính; và một hồi còi đặc biệt vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên Đán.
Mỗi ngày làm việc trong tuần, tháp nước phát ra tiếng còi to và dài lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều để báo giờ hành chính; và một hồi còi đặc biệt vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên Đán.

Ngày nay, Tháp nước Phan Thiết không còn giữ chức năng chứa và cấp nước sinh hoạt nữa, thay vào đó, nó trở thành di tích lịch sử của tỉnh Bình Thuận, trên đỉnh có treo quốc kỳ Việt Nam và lá cờ đảng Cộng sản. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp tại tỉnh này thường cũng lấy hình ảnh tháp nước để đặt trên biểu trưng của họ để định vị địa lý.

Tháp Poshanư

Tháp cách thành phố Phan Thiết 7km, nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa. Tháp nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải. Khi mưới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó. Điểm thu hút của tháp Chăm này chính là những tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm xưa tạo nên những công trình độc đáo, kỳ bí mà ngày nay còn nhiều điều chưa được giải thích khám phá.

Quần thể tháp là một nhóm di tích đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Vương quốc Chăm Pa cổ, thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa.

Năm 1992 – 1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại đây đã phát hiện ra ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa có một đền thờ lớn nhưng đền thờ này đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm.
Năm 1992 – 1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại đây đã phát hiện ra ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa có một đền thờ lớn nhưng đền thờ này đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm.

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh. Công chúa Poshanư là người được nhân dân yêu quý về tài đức và phép ứng xử. Bà cũng chính là người đã chỉ dạy nhân dân trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi…

Quần thể tháp Chàm là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng nó chắt lọc những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kì bí. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Bình Thuận Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa.

Tháp chính A có 4 tầng, càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét, một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm thì hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh. Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Trong tháp hiện còn thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Đây là công trình còn khá nguyên vẹn của cụm tháp Poshanư.

Năm 1990 – 2000 tháp đã được tu bổ, tôn tạo và hiện nay đã hoàn thành việc tu bổ di tích.
Năm 1990 – 2000 tháp đã được tu bổ, tôn tạo và hiện nay đã hoàn thành việc tu bổ di tích.

Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc tại Bình Thuận cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ con bò thần Namdin nhưng sau đó không thấy nữa. Năm 1995 lúc khai quật dưới lòng đất đã tìm thấy 1 bàn chân và 1 tai bò thần bằng đá.

Tháp phụ C hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc. Ngọn tháp này để thờ thần lửa.

Hàng năm, khu di tích tháp Poshanư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng viếng cầu bình an, làm lễ cầu mưa, hay cầu cho những chuyến đi biển được bình yên, cùng những nghi lễ truyền thống khác thể hiện sự tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyện Hàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực, và đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Giả thiết 1: Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà.
  • Giả thiết 2: Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức “Đảo Gà”), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.

Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc Bình Thuận độc đáo.

Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi thi công xây dựng công trình này.

Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện.

  • Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
  • Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 – cuối năm 1898
  • Bắt đầu hoạt động: năm 1900
  • Chất liệu: đá
  • Chiều cao: 35m
  • Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m
  • Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m
  • Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m.
    Bóng đèn: 2.000W
  • Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.

Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này.

Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn.
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn.

Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa.

Chùa Cổ Thạch

Chùa Cổ Thạch (còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), trong khu vực bãi biển Cổ Thạch. Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 95 km và cách thị trấn Liên Hương 10 km từ quốc lộ 1A.

Chùa là một am nhỏ do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1835. Chùa qua nhiều đời được sửa sang và trùng tu, ngày nay nó đã trở nên rộng lớn hơn và khang trang hơn nên được đổi thành chùa Cổ Thạch.

Chùa nằm cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Chùa còn có tên gọi dân gian là "Chùa Hang". Chùa Cổ Thạch lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64 m so với mặt nước biển.
Chùa nằm cạnh bãi đá Cà Dược bảy màu. Chùa còn có tên gọi dân gian là “Chùa Hang”. Chùa Cổ Thạch lọt thỏm giữa những hang động trên một ngọn đồi đá cao 64 m so với mặt nước biển.

Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc Bình Thuận, am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá rộng hơn 4 ha. Chính điện chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên, có khi nằm lọt thõm giữa những tảng đá to. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối khá ấn tượng và bảo quản tốt. Nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 19 Mỗi hang động thờ một vị Phật, hoặc Bồ tát, hoặc một nhà sư đã viên tịch.

Hang thờ Tổ khai sơn Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và nhiều bài vị của những người có công lao xây dựng chùa. Hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề là một hang động bên trong có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau...
Hang thờ Tổ khai sơn Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và nhiều bài vị của những người có công lao xây dựng chùa. Hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề là một hang động bên trong có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau…

Phần chùa chiền và các am cốc hay các miếu nhỏ xây dựng trên cùng miêu tả cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ Tát. Trên mỏm núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tại đây có đỉnh gọi là đỉnh Linh Thứu mô tả các tích điển trong Phật giáo.

Cạnh chùa là bãi đá Cà Dược nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển. Tại đây có bãi biển cho du khách tắm còn khá hoang sơ. Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hoà Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây hàng năm để chiêm bài, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây.

Nhà thờ chính tòa Phan Thiết

Nhà thờ chính tòa Phan Thiết (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn được biết đến với tên gọi là Nhà thờ Lạc Đạo) tọa lạc tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận[1]. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Phan Thiết.

Ngày 30 tháng 1 năm 1975, Tòa Thánh thánh thiết lập Giáo phận Phan Thiết (tách ra từ Giáo phận Nha Trang), nhà thờ giáo xứ Phan Thiết được chỉ định làm nhà thờ chính tòa của giáo phận mới này.
Ngày 30 tháng 1 năm 1975, Tòa Thánh thánh thiết lập Giáo phận Phan Thiết (tách ra từ Giáo phận Nha Trang), nhà thờ giáo xứ Phan Thiết được chỉ định làm nhà thờ chính tòa của giáo phận mới này.

Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, Phan Thiết đã có những cộng đồng giáo dân Công giáo đầu tiên và có ngôi nhà nguyện nhỏ thô sơ làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Năm 1890, linh mục Labiausse Sáng cho xây dựng thánh đường bằng gạch lợp ngói. Sau năm 1945, linh mục Báu cho xây lại nhà thờ đã bị đốt phá trong thời chiến tranh. Năm 1964, linh mục Victor Caillon Năng cho xây nhà xứ.

Ngày 3 tháng 4 năm 1992, linh mục Giuse Nguyễn Tiến Huynh cùng với giáo phận và giáo xứ khởi công xây nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ được khánh thành vào ngày 15 tháng 8 năm 1993. Sau đó ngôi nhà thờ tiếp tục được các linh mục trùng tu, sửa chữa.

Tháng 5 năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ký quyết định giao lại đất trường Anna cho nhà thờ chính tòa. Ngày 14 tháng 5 năm 2012 Giám mục Giuse Vũ Duy Thống đã tiến hành xây cất nhà mục vụ mới giáo xứ chính tòa.

Nhà thờ Giáo họ BL Cửa Cạn

Từ quốc lộ 1A tuyến từ thành phố Phan Thiết đi Sài Gòn, ngay km 30 rẽ trái vào tỉnh lộ 712 khoảng 15 km, xuyên qua giáo xứ Hiệp Nghĩa, giáp ranh giáo xứ Tinh Hoa, rồi rẽ trái về hướng Đông theo tỉnh lộ 719 khoảng 04 km, chúng ta sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa, thoang thoảng gió biển man mát, đó là khu trung tâm của Giáo họ Cửa Cạn. Hình ảnh này đã gợi lên một đời sống đạo âm thầm, một cánh đồng truyền giáo thật mênh mông.

Ngược thời gian trước năm 1975, Cửa Cạn là vùng đất muối mặn và cát trắng đã có một số gia đình đặt chân đến để làm muối và nương rẫy, trong đó có 02 gia đình công giáo. Do ảnh hưởng thời cuộc, cũng như chế độ cũ dồn dân lập ấp, nên dân làng Cửa Cạn di dời về Ba Đăng, thôn Hiệp Thành, xã Tân Hải ngày nay.

Năm 1978 có thêm 08 hộ gia đình ở Hiệp Nghĩa về Cửa Cạn, và khoảng 1982 lại có thêm 20 hộ gia đình, đa số là gốc Thừa Thiên - Huế đến định cư.
Năm 1978 có thêm 08 hộ gia đình ở Hiệp Nghĩa về Cửa Cạn, và khoảng 1982 lại có thêm 20 hộ gia đình, đa số là gốc Thừa Thiên – Huế đến định cư.

Sau ngày 30/04/1975 đất nước thống nhất, những gia đình trước đây và một số bà con giáo dân khác lần lượt quy tụ về lại dùng vùng đất cũ Cửa Cạn tái lập cuộc sống.

Hoàn cảnh kinh tế giai đoạn này vô cùng khó khăn, nhất là vùng đất cát trắng như nơi đây. Phương tiện giao thông cũng như các điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn bất lợi. Mãi đến 1997, vùng này mới có điện. Đời sống kinh tế bà con được cải thiện kéo theo sự phát triển dân số, một số gia đình mới sang lập nghiệp sinh sống ngày một đông hơn. Đến nay đã có 135 hộ gia đình Công giáo với 520 nhân khẩu đang sống ở các vùng đất này và sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Trước đây Cửa Cạn thuộc huyện Hàm Tân, nên Cửa Cạn trực thuộc Giáo xứ Tinh Hoa. Đến năm 1984, Cửa Cạn thôn Thanh Phong ngày nay được cắt chia về xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, nên Cửa Cạn được nhập hẳn về Giáo xứ Hiệp Nghĩa, với địa bàn cực Nam các Giáo xứ Hiệp Nghĩa hơn 9 km.

Với lòng yêu thương quan tâm của Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo, Quản Xứ Hiệp Nghĩa lúc bây giờ, cũng như các ban ngành đoàn thể của Giáo xứ thường xuyên thăm hỏi và sinh hoạt với bà con. Từ đây, đời sống đạo của bà con từng ngày lớn lên.
Với lòng yêu thương quan tâm của Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo, Quản Xứ Hiệp Nghĩa lúc bây giờ, cũng như các ban ngành đoàn thể của Giáo xứ thường xuyên thăm hỏi và sinh hoạt với bà con. Từ đây, đời sống đạo của bà con từng ngày lớn lên.

Gắn liền với đà phát triển kinh tế cũng như dân số các gia đình công giáo, là nhu cầu đời sống tâm linh của bà con giáo dân, với ngôi Nhà Nguyện khiêm tốn nhỏ bé, nắng thì nóng, mưa thì dột, nên ai ai cũng ao ước có một ngôi Nhà Thờ xứng đáng hơn để phụng thờ Chúa hàng ngày.

Sau gần 04 năm xây dựng, nhờ ơn Chúa, quý Đức Cha, qúy Cha, quý thầy, Quý Sơ và toàn thể quý ân nhân, thân nhân trong và ngoài giáo phận giúp đỡ về đời sống vật chất cũng như tinh thần mà hôm nay 5/11/2020, Ngôi Thánh đường đã hoàn tất.

Cầu Cà Ty

Những ai đã từng đặt chân đến thành phố Phan Thiết, có lẽ sẽ khó có thể quên được hình ảnh một dòng sông êm đềm chảy uồn lượn giữa lòng thành phố nhộn nhịp này. Dòng sông Cà Ty như một bản tình ca nhẹ nhàng, trầm lắng, gắn bó biết bao kỉ niệm đối với người dân nơi đây. Ngày nay dòng sông này đã trở thành một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến du lịch Phan Thiết bởi sự trong lành, hiền hòa và vẻ đẹp dịu dàng của nó.

Khác với những dòng sông khác ở Phan Thiết, vẻ đẹp dòng sông Cà Ty chẳng những mang một nét rất riêng mà quanh năm không ít thì nhiều vẫn ngập nước, không cạn vào mùa nước rút và đầy vào mùa nước lên như những con sông khác.

Sông Cà Ty Phan Thiết trước đây có tên là dòng sông Mường Hán. Là hợp lưu của 2 con sông chảy về chính là Ta Da và sông Mống, sông Cà Ty trải dài 65km uốn lượn khắp thành phố biển xinh đẹp này. Chẳng biết từ bao giờ cái tên Cà Ty xuất hiện để gọi cho con sông này, nhưng cho đến nay cứ nhắc đến Phan Thiết là luôn đi đôi với con sông này.

Khi cả thành phố lên đèn, con sông Cà Ty Phan Thiết vẫn cứ êm đềm trôi và lặng lẽ soi bóng những ánh đèn lấp của thành phố. Bất cứ từ góc độ nào, dòng sông này cũng làm mê đắm lòng người bất kể trên cầu, bờ kè hay bất cứ đoạn đường nào mà dòng sông chảy qua.
Khi cả thành phố lên đèn, con sông Cà Ty Phan Thiết vẫn cứ êm đềm trôi và lặng lẽ soi bóng những ánh đèn lấp của thành phố. Bất cứ từ góc độ nào, dòng sông này cũng làm mê đắm lòng người bất kể trên cầu, bờ kè hay bất cứ đoạn đường nào mà dòng sông chảy qua.

Trải qua rất nhiều sự thay đổi cùng với sự phát triển của thành phố Phan Thiết, ngày nay con sông này ngày càng được tô vẽ để mang một nét đẹp đặc trưng rất riêng. Việc xây dựng những khu vực khuôn viên xanh dọc hai bên bờ kè thay thế cho những chiếc nhà chồ tạm bợ đã khoác một chiếc áo mới cho dòng sông Cà Ty này.

Mỗi khi du khách ghé thăm Phan Thiết, đếm tham quan dòng sông Cà Ty du khách sẽ tận hưởng được bầu không gian đậm chất Phan Thiết, cảm nhận được một cái gì đó rất yên bình, nhẹ nhàng và sâu lắng như chính dòng sông đang chảy dưới kia. Dòng sông luôn mang lại cảm giác thoáng đãng, mát mẻ cho bất cứ ai đến đây, màu xanh của nước hòa lẫn với sắc xanh của mây trời tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt mĩ.

Ngoài ra khi đến đây, du khách còn có thể dạo bộ trên những khuôn viên xanh được xây dựng dọc hai bên bờ sông hay đi qua những cây cầu bắc ngang dòng sông Cà Ty để cảm nhận hết được vẻ đẹp toàn cảnh của con sông này.

Dòng sông Cà Ty như một minh chứng lịch sử sống cho sự hình thành và phát triển của thành phố Phan Thiết, vì thế mà dòng sông này mang một ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương nơi này.

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn

Ngày 30/5, Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn tại chùa Linh Sơn Trường Thọ trên đỉnh núi Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã chính thức đón nhận kỷ lục châu Á “Tượng Phật dài nhất nằm trên đỉnh núi”.

Ông Biswaroop Roy Chowdhury, Tổng Giám đốc Sách kỷ lục châu Á đã trao Giấy chứng nhận kỷ lục cho sư Thích Nữ Ba La, trụ trì chùa Linh Sơn Trường Thọ.

Pho tượng được tạo tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, an nhiên gối đầu lên tay vừa thanh thoát uy nghiêm, vừa gần gũi, hiền hòa với không gian núi rừng. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép, phủ vôi trắng.
Pho tượng được tạo tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, an nhiên gối đầu lên tay vừa thanh thoát uy nghiêm, vừa gần gũi, hiền hòa với không gian núi rừng. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép, phủ vôi trắng.

Tượng Phật này đã được xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 2/1/2006 và ngày 2/3/2013 được tổ chức Sách kỷ lực châu Á xác lập kỷ lục “Tượng Phật dài nhất nằm trên đỉnh núi”. Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966 hoàn thành. Bên dưới tượng là những tam cấp được nối kết bằng đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ.

Công trình có tổng thể chu vi 832 mét, tượng trưng đầy đủ hình tứ thánh lục phàm và thất chúng Phật tử. Đức Phật dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt; ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m và cao từ vai xuống là 12,2m. Xung quanh pho tượng là nhóm tượng Di Đà Tam Tôn (phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) xếp hàng ngang.

Đây là một công trình độc đáo, trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh cho vùng đất Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Việc xác lập kỷ lục châu Á đối với “Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi Tà Cú” đã tôn vinh và tiếp tục khẳng định giá trị của “Thắng cảnh chùa Núi”, góp phần thúc đẩy du lịch Bình Thuận phát triển.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI