Tuesday, March 18, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Ninh Bình được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Ninh Bình được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc, Việt Nam. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu 2 khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng. Năm 2015, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Ninh Bình, Tam Điệp).

Ninh Bình là tỉnh ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh.
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh.

Kiến trúc tại Ninh Bình đặc trưng gồm các công trình kiến trúc văn hóa như đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, đền Thánh Nguyễn, làng chèo Phúc Trì, Nam Dân, Thượng Kiệm, những trung tâm hát chầu văn, xẩm, ca trù ở đền Dâu, phủ Đồi Ngang…Ninh Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hương các làn điệu hát xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề nấu rượu và chiếu cói ở Kim Sơn.

Du lịch Ninh Bình là một trung tâm du lịch với khu du lịch quốc gia là quần thể di sản thế giới Tràng An và 2 trọng điểm du lịch vườn quốc gia Cúc Phương và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Ninh Bình cũng là nơi được đăng cai năm năm du lịch quốc gia 2020 với chủ đề Hoa Lư – cố đô ngàn năm.

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam.
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam.

Hơn 1000 năm về trước, tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.

Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.

Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.

Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

Chùa Bái Đính được báo giới nhắc đến như là một ngôi chùa lớn với những kỷ lục châu Á và khu vực, theo sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục châu Á. Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày 28/2/2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập.

Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:

  • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
  • Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chuông nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
  • Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.
  • Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha).
  • Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
  • Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
  • Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

Tượng Phật Di Lặc là bức tượng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi của chùa Bái Đính. Bảo Tháp là công trình cao hơn 100 mét, với 13 tầng bảo tháp, 72 bậc cầu thang, toà bảo tháp tại Chùa Bái Đính hiện đang trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Các bức tường xung quanh bên trong tháp đều được điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp.

Cầu Non Nước

Cầu Non Nước là cây cầu bê tông cốt thép thuộc quốc lộ 10, cầu bắc qua sông Đáy nối giữa thành phố Ninh Bình (Ninh Bình) và huyện Ý Yên (Nam Định). Đây là cây cầu bê tông đầu tiên kết nối giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình trên ranh giới sông Đáy dài 92 km thay cho bến phà Non Nước.

Gần cầu Non Nước khoảng 400m có một cây cầu đường sắt, xưa được gọi là cầu Non Nước, nay các bản đồ ghi là cầu Ninh Bình.
Gần cầu Non Nước khoảng 400m có một cây cầu đường sắt, xưa được gọi là cầu Non Nước, nay các bản đồ ghi là cầu Ninh Bình.

Cầu có hành lang cho người đi xe thô sơ và đi bộ, từ khi khánh thành cầu Non Nước mới dành cho đường ô tô và xe gắn máy thì cầu này có nhiều tên gọi khác (cầu Non Nước cũ, cầu Ninh Bình, cầu Non Nước sắt…). Xa hơn 8 km về phía hạ lưu sông Đáy là cầu Nam Bình trên tuyến đường cao tốc Bắc Nam.

Cầu Non Nước và cầu Ninh Bình cùng nằm ngay gần 2 bên chân núi Non Nước.
Cầu Non Nước và cầu Ninh Bình cùng nằm ngay gần 2 bên chân núi Non Nước.

Một di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của danh sĩ Trương Hán Siêu thời Trần và anh hùng Lương Văn Tụy trong kháng chiến chống Pháp. Từ trên cầu có thể ngắm hòn núi đẹp như một hòn non bộ tự nhiên duyên dáng soi mình xuống ngã ba sông Vân vào sông Đáy.

Hoa Lư

Khi nói đến kiến trúc Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc đẹp tại Ninh Bình thì tất cả chúng ta hầu như đều nhắc đến 2 chữ “Hoa Lư”. Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 – 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận.
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận.

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.

Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử.
Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử.

Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư.

Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây.
Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây.

Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành.

Kinh thành Hoa Lư gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông.
Kinh thành Hoa Lư gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông.

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn::”Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc”.

Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m.
Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m.

Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam – Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ “Ðại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch chuyên xây dựng thành nước Ðại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt… làm bằng đất nung.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Quần thể các công trình nơi đây được xây dựng vào thập niên 1880 và đến năm 1899 thì hoàn thành. Nhà thờ lớn tại vị trí trung tâm, hiện là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Phát Diệm ở miền Bắc Việt Nam, được hoàn thành năm 1891.

Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…
Nhà thờ Phát Diệm được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…

Nét độc đáo của các công trình này ở chỗ là nhà thờ Công giáo được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam, mang dáng dấp của đình, đền, chùa và cung điện truyền thống. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục Địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1865 và một nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trong hơn 20 năm.

Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng toàn bộ bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (tháp chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Ông Nguyễn Văn Giao, hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: “Nói công trình này giống đình chùa là rất đúng. Cha Phêrô Trần Lục có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết”.

 Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890.
Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890.
  • Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa Giê-su.
  • Phương đình: hoàn thành năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Giê-su và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ theo lối phương Tây mà là mái cong cổ kính như mái đình, mái chùa.
  • Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được khánh thành vào năm 1891 với tước hiệu là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc hài hòa, mỗi nhà thờ đều có đặc điểm riêng.
  • Bốn nhà thờ nhỏ là những nhà nguyện đứng độc lập ở hai bên nhà thờ lớn: Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu (1889) hướng Đông Bắc, Nhà thờ Thánh Rôcô (1895) hướng Đông Nam, Nhà thờ Thánh Giuse (1896) hướng Tây Nam, Nhà thờ Thánh Phêrô (1896) hướng Tây Bắc.
  • Ba hang đá nhân tạo ở phía bắc nhà thờ Phát Diệm, cách nhau khoảng 100m, được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. Núi Sinh Nhật: nguyên thủy tên là Núi Táng Xác, khởi dựng năm 1875, cũng là công trình được xây dựng đầu tiên với quy mô rất đồ sộ nhằm mục đích thử độ lún của đất mới bồi. Từ năm 1954 được đổi tên thành núi Sinh Nhật hay hang đá Bêlem hiện nay. Núi Lộ Đức: nguyên thủy tên là Vườn Giệt-si-ma-ni (phiên âm từ Gethsemane), khởi dựng năm 1896, từ năm 1925 đổi tên thành hang đá Lộ Đức. Núi Sọ: dựng năm 1898, ban đầu là hang Bêlem. Năm 1957 đặt tượng Chúa chịu đóng đinh nên từ đó mang tên núi Sọ.
  • Nhà thờ đá: xây dựng năm 1883, mang tước hiệu Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ. Tọa lạc riêng tại hướng Tây Bắc, đây là nhà thờ đầu tiên được dựng lên trong quần thể này, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa… Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. M
Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. 

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương đình, Nhà thờ lớn, bốn Nhà thờ bên, ba hang đá nhân tạo và Nhà thờ đá.

Ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. (hang đá Đức Mẹ, Núi sinh Nhật, Núi sọ).
Ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. (hang đá Đức Mẹ, Núi sinh Nhật, Núi sọ).

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô Công giáo Việt Nam”.

Cầu ngói Phát Diệm

Được xây dựng vào năm 1902, cầu ngói Phát Diệm là cây cầu có giá trị văn hóa và thẩm mĩ cao nhất trong các cây cầu cổ của Việt Nam.

Hơn 100 năm qua cây ngói Phát Diệm mặc cho mưa, bão vẫn đứng sừng sững, thả bóng xuống dòng sông Ân cho tới tận ngày nay, cây cầu không chỉ là chỗ đi lại của người dân mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Hơn 100 năm qua, cây cầu ngói Phát Diệm luôn là niềm tự hào của người dân thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).
Hơn 100 năm qua, cây cầu ngói Phát Diệm luôn là niềm tự hào của người dân thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Cùng với chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất ở nước ta còn lưu giữ cho đến tận ngày nay.

Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) có mặt trên bản đồ Việt Nam từ năm 1829, miền đất được bồi tụ của hai cửa sông lớn là sông Càn và sông Đáy ra đời từ công cuộc khai hoang vùng bãi biển đầy lau sậy, sú vẹt cách đây gần 2 thế kỉ, gắn với công lao của doanh điền Nguyễn Công Trứ.

Ban đầu cầu được xây dựng bằng thân những cây gỗ to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng để cho người dân đi lại thoải mái. Do thời gian bị hư hại, đến năm 1902 cây cầu này được thay thế bằng một cây cầu ngói.
Ban đầu cầu được xây dựng bằng thân những cây gỗ to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng để cho người dân đi lại thoải mái. Do thời gian bị hư hại, đến năm 1902 cây cầu này được thay thế bằng một cây cầu ngói.

Hơn 100 năm nay, cây cầu ngói Phát Diệm vẫn giữ nguyên hình dáng của chiếc cầu xưa kia, cây cầu ngói được xây dựng với kiến trúc độc đáo và làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên được lợp ngói. Cầu có dáng cong cầu vồng, bên trên lợp ngói, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can rất chắc chắn.

Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài của cây cầu này là 36m, chiều rộng là 3m. Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu.

Cây cầu ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói…
Cây cầu ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói…

Do được làm hoàn toàn bằng gỗ và ngói do thời tiết khắc liệt cho nên một số hạ mục bị hỏng và xuống cấp nên được tu sửa lại nên các mố và dầm được làm bằng xi măng, sắt thép.

Ông Nguyễn Văn Dương (68 tuổi) một người dân sống gần cây cầu chia sẻ: “Khi tôi sinh ra đã có cây cầu này rồi, cây cầu cũng đã được hơn 100 năm tuổi. Người dân ở đây ai cũng rất tự hào khi mỗi lần đi qua đây, cây cầu là điểm hẹn, là nơi hẹn hò đôi lứa, là nới hóng mát… Cho nên cây cầu là niềm tự hào của người dân chúng tôi”.

Ông Nguyễn Thanh Tùng (70 tuổi) một người dân ở thị trấn Phát Diệm sống gần cây cầu chia sẻ: “Khi tôi sinh ra và lớn lên thì đã thấy có cây cầu này rồi. Cầu đã hơn 100 năm tuổi, quá quen thuộc với người dân chúng tôi nhưng mỗi khi đi qua mọi người ai cũng rất thích và tự hào. Khi còn nhỏ, có ngày tôi đi qua cầu đến cả chục lần. Vào những buổi trưa hay buổi tối mùa hè, từ người già, thanh niên đến trẻ con ở đây đều ra cầu chơi, hóng mát. Cây cầu như là điểm hẹn của người dân Phát Diệm chúng tôi vậy”.
Ông Nguyễn Thanh Tùng (70 tuổi) một người dân ở thị trấn Phát Diệm sống gần cây cầu chia sẻ: “Khi tôi sinh ra và lớn lên thì đã thấy có cây cầu này rồi. Cầu đã hơn 100 năm tuổi, quá quen thuộc với người dân chúng tôi nhưng mỗi khi đi qua mọi người ai cũng rất thích và tự hào. Khi còn nhỏ, có ngày tôi đi qua cầu đến cả chục lần. Vào những buổi trưa hay buổi tối mùa hè, từ người già, thanh niên đến trẻ con ở đây đều ra cầu chơi, hóng mát. Cây cầu như là điểm hẹn của người dân Phát Diệm chúng tôi vậy”.

Với người dân Phát Diệm cây cầu bao đời nay có một vai trò đặc biệt trong và đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây, là niềm tự hào của người dân với du khách mỗi khi đến tham quan.

Nhà hàng Vedana

VEDANA Là một phần trong phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch toàn bộ, trong đó bao gồm 135 villa, 5 tòa condoltel và 8 bungalow, với số phòng lên tớ 622 phòng và số khách dự kiến 1350 người. Nhà hàng được thiết kế trở thành nhà hàng trung tâm phục vụ số khách trên và sự kiện tiệc cưới được tổ chức tại đây.

Công trình có diện tích bằng mái là 1051 m2, với bán kính mái lớn nhất là 18.3 m, chiều cao tới đỉnh mái là 15.85 m, ghi mốc công trình cao nhất trong chuỗi thiết kế nhà tre của VTN Architects.

Hồ nước là nguồn cung cấp nước tưới cho toàn bộ cây trong dự án. Nguồn nước tưới cần nhiều đến như vậy bởi lẽ tuy dự án không lớn, khoảng 16.4 ha, nhưng thiết kế mong muốn có thể trồng số lượng cây lên tới 15 nghìn cây hoa, loại cây hoa cổ thụ.
Hồ nước là nguồn cung cấp nước tưới cho toàn bộ cây trong dự án. Nguồn nước tưới cần nhiều đến như vậy bởi lẽ tuy dự án không lớn, khoảng 16.4 ha, nhưng thiết kế mong muốn có thể trồng số lượng cây lên tới 15 nghìn cây hoa, loại cây hoa cổ thụ.

Công trình có diện tích bằng mái là 1051 m2, với bán kính mái lớn nhất là 18.3 m, chiều cao tới đỉnh mái là 15.85 m, ghi mốc công trình cao nhất trong chuỗi thiết kế nhà tre của VTN Architects.

Cấu trúc tre gồm 36 khung tre tạo nên hình thức mái vòm 3 tầng mái được lấy cảm hứng từ kiến trúc.

Nhà hàng Vedana thuộc phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch.
Nhà hàng Vedana thuộc phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch.

Trong quy hoạch nhà hàng được đua ra trên một hồ nước lớn. Hồ nước này có vai trò rất quan trong trong việc điều hòa nhiệt độ cho toàn dự án nói chung và nhà hàng nói riêng, đặc biệt là với khu vực có nhiệt độ cao về mùa hè như Cúc Phương. Ngoài ra, nó còn là một nơi chứa nước khổng lồ tích trữ nước mưa và nguồn nước dồi dào từ trên núi chảy xuống theo mạch ngầm. Đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước tưới dự kiến cho khoảng 15 nghìn cây hoa, loại cây hoa cổ thụ trong dự án.

Nhà hàng với không gian thiết kế mở, cung cấp các không gian trong nhà, bán ngoài trời và ngoài trời đem lại các trải nghiệm khác nhau cho thực khách.
Nhà hàng với không gian thiết kế mở, cung cấp các không gian trong nhà, bán ngoài trời và ngoài trời đem lại các trải nghiệm khác nhau cho thực khách.

Nhà hàng nằm ở vị trí trung tâm với không gian thiết kế mở, cung cấp các không gian trong nhà, bán ngoài trời và ngoài trời đem lại các trải nghiệm khác nhau cho thực khách.

Người dùng có thể cảm nhận không gian trong nhà và ngoài nhà cùng lúc, cảm nhận không gian bên trong của cấu trúc tre và không gian núi rừng, hồ nước bên ngoài.

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung.
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung.

Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Đền Vua Đinh cùng với đền Vua Lê được xếp hạng “Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam”. Cũng như các di tích khác thuộc cố đô Hoa Lư, đền Vua Đinh nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận năm 2014.

Đền Vua Đinh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, trục chính đạo hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Đinh được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa. Xung quanh khu vực này, các nhà khảo cổ đã đào được một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau. Trên mặt gạch có dòng chữ “Đại Việt Quốc quân thành chuyên” và “Giang tây quân”; chứng tỏ đây là những viên gạch thời Đinh – Lê.

Vua Lê được xây dựng theo lối kiến trúc tổng thể giống với đền Vua Đinh, ngay cả cách bài trí cũng tương tự. Bên trái tượng Lê Đại Hành là Thái hậu Dương Vân Nga, bà là nhân vật đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam khi là hoàng hậu của hai đời vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.
Vua Lê được xây dựng theo lối kiến trúc tổng thể giống với đền Vua Đinh, ngay cả cách bài trí cũng tương tự. Bên trái tượng Lê Đại Hành là Thái hậu Dương Vân Nga, bà là nhân vật đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam khi là hoàng hậu của hai đời vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Người cố đô Hoa Lư lập đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng cũng như vẽ tranh thờ Đinh Tiên Hoàng đều theo cách riêng của mình. Điều khác biệt làm nên sự phức tạp đó chính là mối quan hệ giữa dân gian và bác học được dung hợp và nhuần nhuyễn trong văn hóa làng. Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền vua Đinh, vua Lê là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng được ghi lại trên 7 chiếc bia đá còn lại đến nay. Đền Đinh – Lê là một trong những ngôi đền lớn ở Việt Nam còn sót lại. Qua các triều đại, hai ông vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Trong chiếc bia ở đền vua Đinh nhắc đến việc thờ tự hương hỏa, nhìn vào danh sách công đức người ta hình dung được các vị chức sắc, các gia tộc thời đó. Chiếc bia cuối cùng khắc năm 1843 cũng thấy rất nhiều tên tuổi các cựu lý trưởng, ông cai, ông xã trưởng và các họ tộc.

Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Để lên được lăng mộ, du khách leo qua 265 bậc thang bằng đá.
Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Để lên được lăng mộ, du khách leo qua 265 bậc thang bằng đá.

Nhìn vào danh sách các tên tuổi lại thấy những họ Dương, họ Bùi, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Ngô… Như thế miếu thờ vua Đinh, vua Lê chưa bao giờ là của riêng một dòng họ Đinh, họ Lê nào cả. Vua Đinh – vua Lê ở đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng một dòng họ nào. Các bia đá ở đền hai vua Đinh – Lê sớm thấy sự xuất hiện tên tuổi, quê quán những người thợ tạc bia.

Những dấu ấn văn hóa Hán – Mãn (Trung Hoa) đến từ một địa khí hậu lạnh-khô bị khúc xạ trong một môi trường nóng-ẩm sau lũy tre làng ở Hoa Lư (Bắc Bộ – Việt Nam). Nếu như rồng hay kỳ lân ở Trung Hoa thường xuất hiện cùng mây, gió thì ở đây, nó đã bị gắn vào môi trường sông nước. Làng nước như ở đồng bằng Bắc Bộ, trước hết là những ngôi làng ven sông, nhìn đâu cũng thấy ao hồ, đầm phá. Địa văn hóa của mảnh đất Hoa Lư vốn càng như vậy. Con rồng phun nước chứa đựng những ước mong “lạy trời mưa xuống” của các cư dân lúa nước. Thế nên cạnh bên những con rồng rất Trung Hoa là những con cá con tôm tung tăng trong các đám mây. Dễ nhận thấy những nét tương đồng, ảnh hưởng của cách tạo hình ở những bức bệ rồng ở các cung điện đền đài Trung Hoa với các sập rồng ở đền vua Đinh. Nhưng cũng chính ở đây người ta dễ dàng nhận thấy những dấu ấn mỹ thuật của văn hóa làng – nước của người Việt. Nhận xét về tính độc đáo của sập rồng ở đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư, các nhà nghiên cứu cho rằng sập rồng đặc biệt đẹp sau những cơn giông mùa Hạ. Mặt sập loang loáng nước, như con rồng đang vẫy đạp để bay lên chín tầng mây.

Trong nhà trưng bày di tích khảo cổ học, nền móng cung điện thời kỳ Đinh - Tiền Lê, thể kỷ thứ X, các nhà khảo cổ học đã tìm ra những viên gạch có dòng chữ “Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên” và gạch “Giang Tây Quân”.
Trong nhà trưng bày di tích khảo cổ học, nền móng cung điện thời kỳ Đinh – Tiền Lê, thể kỷ thứ X, các nhà khảo cổ học đã tìm ra những viên gạch có dòng chữ “Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên” và gạch “Giang Tây Quân”.

Ở Trung Hoa không có cảnh tượng này. Không phải ở Bắc Kinh, Nam Kinh hay Khúc Phủ không có những cơn giông mùa Hạ, mà cốt yếu ở đây là cảm thức địa văn hóa khác nhau. Các bệ rồng Trung Hoa được đặt ở vị trí nghiêng, dốc theo lối đi nên không đọng được nước mưa. Hai sập đá có chạm hình rồng trên mặt sập tạo hình tuy có khác nhau về phong cách tạo hình và niên đại nhưng đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao bốn bên để không cho nước mưa thoát ra nên hễ có mưa là rồng gặp nước… thỏa ước mong vùng vẫy.

Nhà ngói đỏ Kim Sơn

Ngôi nhà gỗ ngói đỏ của anh Đinh Văn Điện, 40 tuổi, ở xóm 5, xã Cồn Thoi được anh và gia đình giữ gìn cẩn thận, thường xuyên tu bổ, chỉnh trang để chống mối mọt, xuống cấp. Ngôi nhà có kết cấu mang đậm dấu ấn của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm 3 gian, 2 chái, làm hoàn toàn bằng gỗ mít rừng có kết cấu vững chắc, vì kèo 3 hàng cột, liên kết bởi xà ở đầu và bậu ở chân cột. Mái của ngôi nhà được thiết kế có dốc lớn để tránh nước mưa, tránh dột và tạo bóng râm. Với hệ thống cửa chính và cửa sổ thoáng đãng nên ngôi nhà luôn giữ nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Anh Điện cho biết: Ngôi nhà có niên đại hơn 100 năm, được gia đình tôi mua lại của gia đình ở Thanh Hóa, về dựng lại để sử dụng cho đến nay. Ngôi nhà đã gắn bó với các thành viên trong gia đình mấy thế hệ nên có ý nghĩa lớn với tôi.

Hiện nay, tôi cố gắng bảo tồn giá trị nguyên vẹn của nếp nhà, từ hệ thống cửa bức bàn dùng cối xoay, bức rèm gỗ trên mái, đấu, bát, vòi, đầu trụ hình đầu rồng, cũng như hoa văn được đục trang trí trên vách nhà, mái nhà bằng ngói đỏ… Bên cạnh việc gìn giữ những giá trị vốn có của ngôi nhà, để tạo không gian thoáng đãng, tôi trồng cây bóng mát quanh nhà, tạo tiểu cảnh bằng những chum nước mưa, chậu hoa, lồng chim cảnh, mang đậm dấu ấn làng quê.

Ngôi nhà xây được gần 10 năm nay theo kiến trúc nhà cổ của gia đình anh Phan Văn Phú, xóm Vinh Ngoại, xã Thượng Kiệm đã tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống giữa cuộc sống hiện đại. Anh Phú chia sẻ: Gia đình tôi 5 đời nay sống trong ngôi nhà mái ngói đỏ.
Ngôi nhà xây được gần 10 năm nay theo kiến trúc nhà cổ của gia đình anh Phan Văn Phú, xóm Vinh Ngoại, xã Thượng Kiệm đã tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống giữa cuộc sống hiện đại. Anh Phú chia sẻ: Gia đình tôi 5 đời nay sống trong ngôi nhà mái ngói đỏ.

Do muốn lưu giữ giá trị truyền thống về nhà ở của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, gia đình tôi đã xây dựng ngôi nhà 3 gian, mái ngói đỏ từ đất sét nung, xà, cột nhà bằng gỗ lim, với 2 hàng cột, 2 vỉ kèo, 2 đốc nhà, bộ cửa chính bằng gỗ đục theo kiểu tứ linh.

Ngôi nhà chỉ sử dụng một loại gỗ nên đã mang đến một không gian kiến trúc thống nhất về màu sắc, độ bóng. Các chi tiết trang trí được trạm trổ hình đầu rồng, cánh lá cách điệu và những hoa văn đối xứng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo thành một tổng thể thống nhất và đẹp mắt.

Trong 3 gian nhà, gian giữa là không gian thờ tự, hai gian bên là nơi tiếp khách. Với không gian ngôi nhà rất tiện cho cuộc sống hằng ngày của gia đình, luôn ấm áp, gần gũi với thiên nhiên.

Đồng chí Phạm Văn Tăng, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kim Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện có trên 180 di tích là đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ họ tộc, văn chỉ, kiến trúc nghệ thuật, nhà cổ.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Kim Sơn luôn quan tâm việc quản lý, giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có những ngôi nhà cổ, nhà kiến trúc cổ. Nhân dân trên địa bàn huyện cũng đã nhận thức được giá trị văn hóa, kiến trúc của những ngôi nhà cổ mà cha ông để lại, không ngừng tu bổ, tôn tạo, đem lại cảnh quan, khuôn viên đẹp cho gia đình.

Để tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của những ngôi nhà cổ, trong thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn không ngừng gìn giữ, bảo tồn để các ngôi nhà cổ lưu truyền về sau.

Khuyến khích nhân dân trong việc tôn tạo, tu sửa để bảo tồn ngôi nhà, nhằm lưu giữ kiến trúc cổ. Đồng thời quảng bá, giới thiệu những nét đẹp các công trình kiến trúc cổ của địa phương, gắn với phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.

Chợ Rồng Ninh Bình

Chợ Rồng Ninh Bình là chợ đầu mối giao thương hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và khu vực. Đây là chợ có quy mô cấp I, nằm cạnh quốc lộ 10 thuộc trung tâm thành phố Ninh Bình. Những năm gần đây, chợ Rồng được mở rộng, khang trang, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa và giao lưu kinh tế.

Chợ chính trung tâm là khu nhà 3 tầng mái bằng, bê tông cốt thép được thiết kế theo kiểu 2 giếng trời trong nhà với 4 cầu thang lên xuống. Trên mái có 2 chóp tôn chống nóng và tạo dáng cho chợ. Bên trong chợ được trưng bày các mặt hàng da dụng như thiết bị điện nước, điện máy, vải, chăn gối, đồ dùng gia đình,…

Chợ Rồng Ninh Bình cung cấp lương thực - thực phẩm tươi sống được bố trí trong đình, là căn nhà 1 tầng khang trang kết cấu mái thép tôn. Chợ là nơi buôn bán thịt và lương thực tươi sống.
Chợ Rồng Ninh Bình cung cấp lương thực – thực phẩm tươi sống được bố trí trong đình, là căn nhà 1 tầng khang trang kết cấu mái thép tôn. Chợ là nơi buôn bán thịt và lương thực tươi sống.

Khu ẩm thực nằm dọc hành lang lối đi ven sông Vân, là nơi cung cấp các món ăn nhanh phục vụ khách đi chợ. Khu chợ rau quả tươi cũng được bố trí trong đình chợ 1 tầng, có cửa lớn nối thông với khu kinh doanh tự do ngoài trời. Khu kinh doanh tự do là nơi trao đổi hàng hóa của những hộ buôn bán tức thời, không phải là những hộ chuyên kinh doanh cố định tại chợ. Khu này nằm trên dải khuôn viên công viên sông Vân. Điểm khác biệt với các khu vực khác là kinh doanh tại đây không mất thuế nhưng lại chịu ảnh hưởng thất thường bởi điều kiện thời tiết như mưa và nắng.

Dọc theo tuyến đường Dương Vân Nga và một phần đường Vân Giang là những cơ sở buôn bán của các hộ dân mặt đường, phần lòng đường và vỉa hè cũng có nhiều hộ kinh doanh cố định và di động tạo ra mối quan hệ liên tục giữa các công trình chợ với nhau.

Nhà để xe được bố trí ở 2 bên chợ chính. Ở chân cầu Trà Là còn có hệ thống công trình phụ trợ như khu WC, khu cung cấp nước, trạm điện, cứu hỏa…Chợ Rồng được điều hành bởi Ban quản lý chợ Rồng, trụ sở đặt tại tầng 1, mặt sau của chợ chính.

Vào thăm chợ và thưởng thức những món ăn ngon có thể phần nào hiểu được đời sống, văn hóa xã hội của vùng đất này.
Vào thăm chợ và thưởng thức những món ăn ngon có thể phần nào hiểu được đời sống, văn hóa xã hội của vùng đất này.

Những mặt hàng thiết yếu, số lượng người đến mua đông như rau quả; thực phẩm tươi, sống; thiết bị điện nước… được bố trí những nơi thuận tiện đi lại. Những mặt hàng phục vụ khách có thời gian lưu lại chợ lâu để lựa chọn như: Hàng vải, quần áo, chăn ga, gối, đệm được sắp xếp trên tầng trên hoặc góc khuất… Do làm tốt công tác đổi mới quản lý, số lượng người đến chợ ngày càng tăng lên. Số hộ gia đình đến tham gia buôn bán tại chợ cũng tăng lên rất nhanh, năm 2010 chợ đã có 1.350 hộ. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, có nhiều chủng loại.

Chợ Rồng Ninh Bình đã đi vào thơ ca:

Cầu Trà Là không dài mà hẹp
Gái chợ Rồng không đẹp mà yêu
Ninh Bình có núi Cánh Diều
Có chùa Non Nước có nhiều bến xưa!

Chợ Rồng ở Ninh Bình được xác định là nơi giao lưu kinh tế và là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước khi đi du lịch Ninh Bình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Chợ Rồng Ninh Bình là nơi tập trung và tiêu biểu cho tính đặc trưng sinh hoạt cộng đồng của người dân vùng miền của đất cố đô Hoa Lư xưa.

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn (còn có các tên khác như: Đan viện Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn, nhà thờ Gạch). Đan viện thánh Mẫu Châu Sơn là một đan viện của Dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km, cách trung tâm thị trấn Nho Quan 2 km và cách Hà Nội 97 km.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh, hướng theo trục Tây – Đông, thiết kế theo kiểu gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh, hướng theo trục Tây – Đông, thiết kế theo kiểu gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 15/8/1936, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Đan viện Mẹ Phước Sơn do Linh mục thừa sai Henri–Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại Phước Sơn – Quảng Trị. Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người Việt đầu tiên nhận quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm là người đã ngỏ ý mời các đan sĩ Phước Sơn ra lập Dòng trong giáo phận Phát Diệm.

Lao động và Cầu nguyện (Ora et Labora) là tôn chỉ của Đan viện.
Lao động và Cầu nguyện (Ora et Labora) là tôn chỉ của Đan viện.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn (được xây dựng 18/2/1939) nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh, hướng theo trục Tây – Đông, thiết kế theo kiểu gothic với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ. Nhìn từ hai bên, điểm nhấn suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng; tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện.

Điều đặc biệt ở công trình thánh đường Châu Sơn là nó được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, đặc trưng, chân thật và ấm áp.

Điều đặc biệt ở công trình thánh đường Châu Sơn là nó được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, đặc trưng, chân thật và ấm áp.
Điều đặc biệt ở công trình thánh đường Châu Sơn là nó được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát nên có một vẻ đẹp khác biệt, đặc trưng, chân thật và ấm áp.

Phía trong thánh đường, ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí và phù điêu có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường.

Chùa Bích Động

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chùa Bích Động nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc, năm 1774 chúa Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động.

Chùa Bích Động là một kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình, những ngôi chùa khác tiêu biểu như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Cánh Diều, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Hang,...
Chùa Bích Động là một kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình, những ngôi chùa khác tiêu biểu như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Cánh Diều, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Hang,…

Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao dưới chân núi. Trong chùa thờ phật, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa hạ đều bằng đá liền một khối, không chắp nối, cao hơn 4m, làm được những cột đá như thế là một kỳ công.

Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Ngay phía trước là hai chữ Bích Động tạc vào vách núi. Đây là một chùa rất độc đáo, ít nơi có được, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên, chùa có 3 gian thờ phật. Lễ Phật xong ở Thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến Động tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, thiên nhiên đã miệt mài bao đời chau chuốt tỉ mỉ vô cùng tinh tế sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên những ông tiên, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, voi chầu, hổ phục…

Động Xanh (Bích Động) là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.
Động Xanh (Bích Động) là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động”, có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam.

Từ chùa Trung lên cao khoảng 6 m là đến Động Tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, dài, hơi chếch về phía đông. Nếu động chứa chùa Trung là tầng một của ngôi nhà cao 6 mét thì Động Tối là tầng 2 cao đến 8 mét. Đường lên Động Tối gần thẳng đứng, đi dưới cầu giải oan, vì cửa động có hình như cầu vồng. Bên trên cửa động có treo chiếc chuông đồng lớn được hai vị sư Trí Kiên và Trí Thể đúc vào năm 1707. Động Tối là một không gian dài, rộng có điện thắp sáng. Tất cả như một thế giới cổ tích bị hoá đá của tạo hoá. Ra gần cửa Động Tối trước mặt du khách là tượng Đức Phật Di Đà, tượng Văn Thù Bồ Tát. Bên trái là Quan Âm Bồ Tát. Ra đến gần cửa động, bên tay trái du khách là một hang nhỏ, trên cao thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động, xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI