Tuesday, October 8, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Long An được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Long An được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An, với tên gọi có từ năm 1956, trước đó là Phủ Tân An, Phủ Tân Long (1862), Tham biện Tân An (1867) và tỉnh Tân An (1899), nằm cạnh phía Tây Nam TP HCM.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A. Vùng đất Long An vừa mang vẻ đẹp của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa có nét duyên của miền Đông Nam Bộ. Đến với du lịch Long An, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi được tìm hiểu cuộc sống miền sông nước Đồng Tháp Mười thơ mộng, ngắm nhìn những cánh đồng sen ngát hương, khám phá con đường xuyên rừng mát rượi.

Làng nổi Tân Lập vốn là một khu du lịch sinh thái, nằm ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
Làng nổi Tân Lập vốn là một khu du lịch sinh thái, nằm ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

Trải qua hàng trăm năm hình thành vùng đất Long An, cho đến nay, nhiều phế tích kiến trúc Long An là mộ táng, di tích khảo cổ học, đình chùa, cụm nhà cổ,…Kiến trúc văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Một số công trình quan trọng trong thời gian này đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân, được xã hội đánh giá cao.

Nhà Trăm Cột

Nhà trăm cột nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngôi nhà này do ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng. Dù gọi là nhà trăm cột những sự thực, ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ.

Nhà trăm cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái đôi với diện tích 822m2 trong một khu vườn rộng 4.886m2. Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên – làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun… mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác.

Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường), khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu.
Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường), khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu.

Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Mặt chính nhà quay về hướng Tây Bắc, quanh nhà có sân rộng dùng để phơi lúa, bột. Hành lang, hiên và nền nhà được lát gạch Tàu, không gian rộng rãi hướng ra khu vườn rộng nên luôn mát mẻ. Cửa chính và các cửa sổ có song hình con tiện, bản gỗ.

Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ”chày cối”, tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối). Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn.

Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở Nhà Trăm Cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ”vân hóa long”, ” tứ thời” kiểu ”dây lá hóa” đặc trưng của Huế rất sắc sảo.

Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như ”tứ linh”,”tứ thời”,” bát quả”; các mô típ thể hiện Phúc – Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ , ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu luyện và tài tình.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ”dây lá hóa” đã tạo thêm sự phong phú, sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn.

Theo các nhà nghiên cứu, Nhà Trăm Cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.
Theo các nhà nghiên cứu, Nhà Trăm Cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.

Gian ngoại khách ở Nhà Trăm cột còn được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son ,thếp vàng, cẩn ốc xa cừ có nội dung nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn, (Thiên địa náo trường xuân mậu trúc mai thanh khai hảo cảnh, Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan) hay ca ngợi cảnh đẹp (Sơn trang cổ họa) ,cầu phúc ,chúc thọ. Tất cả được bố cục, xử lý một cách hài hòa trong không gian kiến trúc Long An làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc tại Long An truyền thống.

Vật dụng quý giá trong nhà đều có tuổi đời cả trăm năm, hầu hết làm bằng gỗ quý. Trong đó, giá trị nhất là bộ trường kỷ đặt ngay gian chính để trà nước tiếp khách hàng ngày. Cách bố trí, sắp đặt từng vật dụng bên trong ngôi nhà đều có ý nghĩa, thể hiện sự tôn nghiêm, và mang nội dung khuyên dạy con cháu sống theo cương thường đạo lý của Khổng giáo, Phật giáo.

Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử – văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Ngôi nhà được đặt ở đất Long An nên phía bên ngoài, việc trang trí cây kiểng cũng khác. Dân dã hơn, có hướng mở chứ không khép kín như nhà rường Huế. Vẻ đẹp của Nhà trăm cột là vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa và tinh tế với hồn cốt vùng sông nước, kênh rạch Miền Tây.

Chùa Tôn Thạnh

Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học.

Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 27 tháng 11 năm 1997 theo quyết định số 2890-VH/QĐ.

Tổng diện tích toàn bộ khu vực chùa là 34.410m², trong đó diện tích chùa chiếm 940m².

Ban đầu, chùa có tên là chùa Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Chùa Ông Ngộ, được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng năm 1808.

Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19.
Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19.

Ðặc biệt là pho tượng Bồ tát Ðịa Tạng bằng đồng được đúc tại chùa. Trong khuôn viên chùa còn có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng vào năm 1973 và tháp Hòa thượng Thiên Ngộ.

Từ tỉnh lộ 15, trên con đường nhỏ dẫn vào chùa có cổng dựng năm 1960 đề tên chùa Tôn Thạnh. Bên phải con đường trong khuôn viên chùa có hai tấm bia, tấm thứ nhất xây dựng năm 1973 lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tấm thứ hai xây dựng năm 1998 trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 (1845)), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ “Nam mô A di đà Phật” và tháp tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3 mét.

Chùa Tôn Thạnh là nơi Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Việt Nam, đã sống và viết, đặc biệt là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong giai đoạn 1859 – 1861. Cũng trong thời gian ấy, cụ mở lớp dạy học bên ngoài, nhưng bên trong lại trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, chùa Tôn Thạnh trông “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng” nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Trải qua nhiều năm lịch sử, chùa Tôn Thạnh đã được tu sửa lại và xây dựng thêm một số công trình mới, nhưng vẫn không làm mất đi những nét cổ xưa u tịch ngày nào.

Con đường dài dẫn vào chùa đi qua cổng lớn đề tên “Chùa Tôn Thạnh” được dựng vào năm 1960; hai bên đường là hàng cây cổ thụ xanh mát, khiến du khách nghe lòng an nhiên bỏ trút đằng sau những ồn ào của phố thị để bước vào chốn tâm linh thanh tịnh.

Tổng thể kiến trúc nếu quan sát trên cao thì thấy gần giống chữ đinh, thứ tự từ trước ra sau bao gồm: Mặt tiền sân trước, Chính điện, Nhà giảng, hành lang Đông, hành lang Tây với mái lợp ngói, tường xây gạch.
Tổng thể kiến trúc nếu quan sát trên cao thì thấy gần giống chữ đinh, thứ tự từ trước ra sau bao gồm: Mặt tiền sân trước, Chính điện, Nhà giảng, hành lang Đông, hành lang Tây với mái lợp ngói, tường xây gạch.

Chánh điện có diện tích khá khiêm tốn nhưng lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật qua các cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thiếp vàng.

Giá trị nhất là pho tượng Địa Tạng Vương Bồ tát cao 110 cm, đúc bằng đồng. Tương truyền pho tượng này được đúc tới hai lần. Lần đầu đúc xong thì phát hiện phía sau còn có một khe nứt nên khi đúc lần sau, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay cho vào nồi nấu đồng và lần đúc này đã thành công viên mãn.

So với nhiều chùa khác ở Nam Bộ, Tôn Thạnh không phải là ngôi chùa cổ nhất, cũng không phải là ngôi chùa có kiến trúc Long An bề thế, nghệ thuật. Song nơi đây từ năm 1859 đến 1862, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đến ở đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ, bốc thuốc trị bệnh và tham mưu cho nghĩa quân chống Pháp. Và cũng chính tại ngôi chùa này, ông đã sáng tác bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong áng văn bất hủ, có đoạn viết: “Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”, đồng thời hoàn thành thi phẩm nổi tiếng: Lục Vân Tiên.

Hiện trong khuôn viên chùa có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, dựng năm 1973. Tấm thứ 2 vừa được dựng lên vào tháng 6-1998 ca ngợi công đức của Cụ Đồ Chiểu và kỷ niệm ngày chùa được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27 tháng 11 năm 1997.

Nhà thờ Tân An

Giáo xứ Tân An trải dài trên địa bàn 9 phường và 5 xã ven của thành phố Tân An, các huyện Châu Thành, Tầm Vu và một phần Thủ Thừa( cạnh quốc lộ 1A) và phía Tây của huyện Thủ Thừa, phía đông và phía Nam giáp huyện Vàm Cỏ.

Đạo Công Giáo du nhập vào Long An khoảng đầu thế kỉ XIX theo các hướng sao:

Hướng thứ nhất từ Gia định xuống phía Nam:Theo gia phả của một số giao dân họ đạo Nha Ràm, họ đạo có sớm nhất của tỉnh Long An, xã Long Trạch, huyện Cần Đước thì nhà thờ Nha Ràm được xây dựng trước hi vua Gia Long lên ngôi, bằng tiền của gia đình ông Xiểng hiến tặng. Người cai quản họ đạo này là cha Trí rồi đến cha Đoàn Thế và cha MIchael Dư. Khi họ đạo tăng lên vài chục giáo dân, lại đổi tên thành họ đao Nha Ràm. Năm 1884, cha Đoàn Công Triệu từ chủng viện Thánh Giuse được cử đến làm sở tại họ đạo này. Từ đây cha triệu đi truyền đạo các vùng chung quanh, lập nhà thờ Mỹ Điền (xã Long Hựu) nhà thờ Rạch Chanh (xã Long Hiệp) Nhà thờ Gò đen (thị trấn Gò Đen).

Năm 1893, cha Moulin thành lập họ đạo tại dốc Cầu dây với 400 giáo dân.
Năm 1893, cha Moulin thành lập họ đạo tại dốc Cầu dây với 400 giáo dân.

Hướng thứ hai từ phía họ đao Ba Giồng đến thị xã Tân An. Năm 1867, một linh mục thừa sai Paris là cha Ramon, chánh sở họ đao Ba Giống, được mời đến Tân An để cử hành thánh lễ cho 4 gia đình có đạo tai đây, trong đó có gia đình ông Lê Phát Đạt. Sau một thời gian, họ đạo của thành lập. Nhà thờ đầu tiên đượ đặt ở dốc Cầu Dây ngày nay. Khi cha Moulin đến làm chánh sở nhà thờ (1893) thì số giáo dân chưa đến 400 người.

Năm 1924, cha Demarcq xây nhà thờ Thôn Mạng ở Phường 4, còn gọi là nhà thờ nhà giàu và dời về địa điểm về vị trí nhà thờ hiện nay.

Năm 1934, con trai ông Hội Đống Vận là ông PhaxicoSavie Nguyễn Văn Mạng dâng 2 mẫu đất, tiền và mở lò gạch nung lợp nhà thờ và cha Phero Ty xây cất lại nhà thờ Tân An và tồn tại đến năm 1999.

Sau một thời gian dài, nhà thờ xuống cấp và không đủ cho giáo dân, cha sở Micae xin Đức Cha xây dựng mới lại, và ngày 12 tháng 03 năm 2000, Đức Cha Phaolo đã đến cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên. sau gần một năm xây dưng với công tác nhiệt tình của bà con giáo dân xa gần, đặc biệt gia đình dâng cúng xin ẩn danh, ngôi nhà thờ mới được Đức Giám Mục cung hiến và khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 2000, dịp kết thúc Năm Thánh năm 2000.

Khu di tích Nhựt Tảo

Đây là nơi giao giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo. Vàm Nhựt Tảo thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Vào ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L’Esperance của thực dân Pháp. Những dấu tích của con tàu được trưng bày trong việc bảo tàng Long An.

“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần”

Hai câu đối của Huỳnh Mẫn Đạt đã khái quát toàn bộ những chiến công hiển hách của người anh hùng làng chài Nguyễn Trung Trực. Trận đánh tàu Tây trên vàm sông Nhựt Tảo đã diễn ra vào một ngày cuối tháng 12/1861 tại làng Nhựt Tảo, nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

Đến đây, ta có thể đứng trên chiếc cầu dây hướng mắt về ngã ba sông, hình dung nơi con tàu bị đắm; nhất là vào buổi chiều mát, có thể phóng tầm mắt xa hơn, nhìn những rặng dừa nước xanh tươi bên kia sông Vàm Cỏ Đông.
Đến đây, ta có thể đứng trên chiếc cầu dây hướng mắt về ngã ba sông, hình dung nơi con tàu bị đắm; nhất là vào buổi chiều mát, có thể phóng tầm mắt xa hơn, nhìn những rặng dừa nước xanh tươi bên kia sông Vàm Cỏ Đông.

Sau khi ông hy sinh tại Kiên Giang, nhân dân đã lập đền thờ và xem ông như một vị thần. Đến đây, ta bắt gặp rất nhiều đền thờ Nguyễn Trung Trực ở khắp nơi, từ đất liền đến tận huyện đảo Phú Quốc. Nhiều nhà còn lập riêng bàn thờ cho ông.

Hằng năm, nhân dân Kiên Giang tổ chức kỷ niệm ngày mất Nguyễn Trung Trực, thu hút rất nhiều người từ khắp nơi đổ về để tưởng niệm người anh hùng dân tộc.

Đáp ứng nguyện vọng của người dân Long An, nơi đã sinh ra vị anh hùng, tỉnh Long An đã tiến hành xây dựng khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Trung Trực tại vàm Nhựt Tảo, nơi diễn ra chiến công oanh liệt đốt tàu Tây khi xưa với qui mô khá lớn.

Công trình còn đang tiếp tục thi công, nhưng tương lai hứa hẹn sẽ là một địa điểm du lịch thú vị. Có thể đi đường bộ đến khu tưởng niệm, sau đó dùng thuyền xuôi về hạ nguồn sông Vàm Cỏ Đông, đến thăm di tích Miễu Ông Bần Quì, nơi hợp lưu của 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây đổ về phía biển và thăm Đám lá tối trời, khu căn cứ địa Cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến.

Công viên Tượng đài Long An

Đây là một trong những công trình lịch sử văn hóa có quy mô lớn của tỉnh Long An, khái quát về quá trình đấu tranh giành độc lập của quân và dân Long An. Đến nơi đây tìm hiểu và chiêm ngưỡng, du khách không chỉ có cơ hội hiểu thêm về đất và người Long An mà càng hiểu hơn về giá trị lịch sử đấu tranh giành độc lập hòa bình của những thế hệ cha anh.

Công viên tượng đài được xây dựng vào năm 2004 trên khu đất rộng 6ha, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng. Công viên khánh thành ngày 28/4/2010 nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công trình có 2 hạng mục chính là tượng đài – công viên và phần trưng bày truyền thống. Phần điêu khắc của tượng đài có nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ; quần thể tượng Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc; cùng với 8 trụ rồng và 2 tranh hoành tráng: sản xuất – chiến đấu, tranh sen Tháp Mười, phối hợp với hồ phun nước nghệ thuật. Phần trưng bày truyền thống có Phòng trưng bày sự kiện lịch sử và Không gian trưng bày tám chuyên đề Long An Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc.

Công viên Tượng đài tọa lạc tại QL1A, Phường 5, TP. Tân An. Khi bạn di chuyển từ Sài Gòn, khi chạy trên Quốc lộ 1A chắc chắn bạn sẽ thấy công trình khổng lồ này trên hành trình.
Công viên Tượng đài tọa lạc tại QL1A, Phường 5, TP. Tân An. Khi bạn di chuyển từ Sài Gòn, khi chạy trên Quốc lộ 1A chắc chắn bạn sẽ thấy công trình khổng lồ này trên hành trình.

Tượng người mẹ và chiến sĩ tạo cho người xem ấn tượng bi hùng về một thời đã qua, đồng thời nhắn nhủ với các thế hệ hôm nay và mai sau rằng: sống trong hòa bình, đừng quên những tháng năm gian khổ mà oanh liệt của những người đi trước. Quần thể tượng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” được bố cục theo dáng rồng thiêng của truyền thống dân tộc đang vươn mình bay lên sau chiến thắng. Đây là biểu tượng của tinh thần hướng tới tương lai tươi đẹp trên nền tảng quá khứ oai hùng mà nhiều thế hệ nhân dân và chiến sĩ Long An đã tạo ra.

Trên thân rồng và đầu rồng khắc ghi hình ảnh của người chiến sĩ giải phóng và người mẹ Việt Nam cùng bay bổng trong chiến thắng khải hoàn, bờm rồng là những khóm lá dừa vươn cao, che chở, ôm ấp cho con người của vùng đất Long An anh hùng. Bệ rồng là con thuyền cách mạng với những lượn sóng thăng trầm mà Đảng là người cầm lái vượt qua bão táp, phong ba đưa nhân dân và chiến sĩ Long An đến bến bờ chiến thắng. Những hình tượng dân và quân được chạm sâu vào đá, ẩn hiện trong những dãy mây trùng điệp, nâng các nhân vật cùng con thuyền cách mạng bay lên trong không gian, hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại.

Với những nội dung, ý nghĩa lịch sử sâu sắc trên thể hiện qua phần kiến trúc và phần trưng bày, có thể nói rằng Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đã trở thành một công trình văn hóa tiêu biểu của Long An, là quảng trường để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ có dịp họp mặt gặp gỡ, ôn lại lịch sử oanh liệt của tỉnh nhà, khẳng định quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, thực hiện việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm tham quan vui chơi, giải trí, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị của thành phố Tân An văn minh hiện đại trong tương lai.

Công viên 7 kỳ quan thế giới

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 30 km, Công viên 7 Kỳ Quan Thế Giới là điểm đến tuyệt vời cho bạn để tham quan, du lịch vào cuối tuần. Đặc biệt với những ai đam mê chụp ảnh thì đây sẽ là địa điểm vô cùng lý tưởng.

Công viên nằm trong quần thể của khu đô thị và du lịch sinh thái mang tên Cát Tường Phú Sinh thuộc tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đến đây, bạn sẽ được đến tham quan và vui chơi trong khuôn viên của công viên. Và cảm nhận như mình vừa ngao du hết một vòng thế giới vậy.

Cùng vi vu đến với châu Âu trước nhé. Đến với Châu Âu bạn không thể nào quên được nước Ý thơ mộng và xinh đẹp. Biểu tượng nổi bật của đất nước này chính là tháp nghiêng Pisa vô cùng độc đáo. Bạn có thể chụp được hàng chục bức ảnh sống ảo khác nhau tại địa điểm này.
Cùng vi vu đến với châu Âu trước nhé. Đến với Châu Âu bạn không thể nào quên được nước Ý thơ mộng và xinh đẹp. Biểu tượng nổi bật của đất nước này chính là tháp nghiêng Pisa vô cùng độc đáo. Bạn có thể chụp được hàng chục bức ảnh sống ảo khác nhau tại địa điểm này.

Có lẽ không ai không biết đến biểu tượng đặc trưng của Pháp – tháp Eiffel. Mô hình thu nhỏ của tháp Eiffel bằng sắt. Đây là một trong những kỳ quan nổi tiếng thế giới của đất nước lãng mạn. Tuy mô hình này có kích thước không quá lớn, nhưng bạn có thể điều chỉnh góc máy. Như vậy sẽ tạo được sự to lớn và thật hơn khi vào ảnh.

Địa điểm tiếp theo sau khi bạn rời nước Pháp thơ mộng chính là cầu tháp nổi tiếng ở thủ đô Anh. Cầu tháp London là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng bắc qua sông Thames tại thủ đô London, được đặt ngay trước cửa công viên. Mô hình của công trình kiến trúc này cũng khá đồ sộ gồm những chi tiết giống như công trình thật. Bạn cũng nên nhớ chọn góc chụp để tăng được độ thật. Cũng như sự hùng vĩ của công trình nổi tiếng nước Anh này nhé.

Nữ thần tự do là một biểu tượng rất nổi tiếng của nước Mỹ. Bức tượng với hình ảnh người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc. Tay kia cầm một tấm phiến đá có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Môt biểu tượng tượng trưng cho sự tự do và giàu có. Đây chắc chắn là địa điểm bạn không thể không ghé và sống ảo cùng với bức tượng nổi tiếng này.

Nhà hát Opera Sydney là một công trình tráng lệ. Mô hình mang kiến trúc Long An độc đáo hình con thuyền với những cánh buồm no gió đang vươn mình ra biển khơi. Có thể xem nhà hát Opera mang tính biểu tượng đầy mạnh mẽ của thế giới hiện đại. Không những thế đây còn là niềm tự hào của người dân Úc.

Công trình Taj Mahal được xem là một trong những công trình lăng mộ đẹp nhất ở Ấn Độ. Nơi này được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Từng chi tiết được chạm trổ tinh xảo. Qua đó thể hiện được trình độ kiến trúc điêu khắc bậc thầy thời bấy giờ.

Hành trình cuối cùng bạn nên đến trong công viên 7 kỳ quan thế giới đó chính là nhà thờ thánh Basil – biểu tượng kỳ quan đặc trưng nhất của người Nga. Đây chính là công trình kiến trúc tại Long An nổi bật nhất sừng sững ở thủ đô Moscow của nước Nga. Biểu tượng này được thiết kế và xây dựng ở ngay giữa công viên với màu sắc vô cùng rực rỡ, thu hút.

Làng cổ Phước Lộc Thọ

Làng cổ Phước Lộc Thọ tọa lạc tại thị trấn Đức Hòa (Long An) cách TP. HCM khoảng hơn 1 tiếng đi xe máy. Từ TP. HCM, bạn đi thẳng theo đường Bà Hom gặp tỉnh lộ 10, cứ chạy thẳng đến ngã ba Đức Hòa (Long An) thì rẽ trái vào đường tỉnh 824, chạy một tầm 10 phút là thấy Làng cổ Phước Lộc Thọ bên tay phải.

Khu tham quan rộng khoảng 5 hecta, gồm 22 ngôi nhà cổ có niên đại từ 80 – 120 năm. Các ngôi nhà cổ này được phục dựng từ các ngôi nhà cổ trên khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam của đất nước. 22 căn nhà cổ này được sắp xếp theo từng khu vực với những nét đặc trưng riêng.

Tại Phước Lộc Thọ có 6 căn nhà sàn của các dân tộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bên trong trưng bày cồng, chiêng, các bức tượng gỗ và những dụng cụ lao động của đồng bào dân tộc.
Tại Phước Lộc Thọ có 6 căn nhà sàn của các dân tộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bên trong trưng bày cồng, chiêng, các bức tượng gỗ và những dụng cụ lao động của đồng bào dân tộc.

Khu đầu tiên gồm 15 ngôi nhà gỗ, trong đó có 5 ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Nhà gỗ có số cột nhiều nhất trong khu này là 114 cột và ít nhất là 36 cột với lối kiến trúc xưa vừa lạ vừa đẹp mắt.

Khu bên cạnh là 1 ngôi nhà được xây dựng theo kiểu miền Trung, mang đậm dáng dấp cung đình. 6 ngôi nhà còn lại là những ngôi nhà sàn bằng gỗ, mang phong cách đặc thù của Tây Nguyên. Trong mỗi ngôi nhà đều trưng bày rất nhiều đồ vật, cổ vật quý từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày của vua chúa, quan quân, địa chủ, người dân như: phản, xe ngựa, điện thoại, máy hát đĩa, chén, đĩa sừng bò tót, ngà voi… đến các đồ vật mang tính tâm linh của văn hóa người Việt.

Nếu là một người say mê tìm hiểu văn hóa, kiến trúc đẹp tại Long An hay đơn giản chỉ muốn tận mắt chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ trên khắp Việt Nam, muốn đắm mình vào một không gian cổ xưa thì Làng cổ Phước Lộc Thọ có thể đủ sức hấp dẫn bạn. Vì khu tham quan khá rộng nên có thể mang thêm mũ, dù để che nắng ở những đoạn đường không có bóng cây.

Không gian làng cổ được bài trí đẹp mắt với nhiều loài cây, hoa kiểng xinh tươi, đặc biệt là vườn lan rất phong phú cùng những lối đi được lót đá, lún phún cỏ xanh, hai bên là những bụi trúc, hàng cau đều tắp và những tiểu cảnh trang trí, chiếc cầu, dòng kênh thơ mộng…

Trong khuôn viên làng cổ Phước Lộc Thọ còn có khu hồ bơi dành cho du khách thỏa thích tắm mát ngày hè. Tại làng cổ Phước Lộc Thọ còn có khu ẩm thực chuyên phục vụ các món ăn Việt – Á – Âu đa dạng với không gian hữu tình. Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ đi kèm với các màn biểu diễn các làn điệu dân ca, những bài dạ cổ ngọt ngào, sâu lắng…

Bảo tàng tỉnh Long An

Bảo tàng Long An tọa lạc tại phường 4, Thành phố Tân An, là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, kỷ vật giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đất và người Long An.

Hoạt động bảo tồn – bảo tàng của tỉnh Long An có từ năm 1976. Tuy nhiên, giai đoạn 1976-1985, tổ chức của đơn vị chỉ là Phòng Bảo tồn – Bảo tàng (thuộc Ty Văn hóa – Thông tin). Đến năm 1985, Bảo tàng Long An chính thức được thành lập nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Du lịch Long An, ghé thăm bảo tàng bạn sẽ cảm nhận được không gian trầm mặc, cổ kính bởi Bảo tàng Long An được trưng dụng từ dinh thự của ông Nguyễn Văn Dận (Hội đồng Dận) được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo kiến trúc Pháp.

Bảo tàng đang lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, tài liệu khoa học tái hiện quá trình hình thành, phát triển lịch sử và văn hóa của vùng đất Long An, trong đó có 2 bảo vật quốc gia.
Bảo tàng đang lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, tài liệu khoa học tái hiện quá trình hình thành, phát triển lịch sử và văn hóa của vùng đất Long An, trong đó có 2 bảo vật quốc gia.

Với diện tích tổng thể hơn 8.540m2, hệ thống trưng bày của bảo tàng được chia làm 2 khu: Ngoài trời và trong nhà. Khu ngoài trời trưng bày những hiện vật có thể khối lớn như máy bay, các khẩu pháo,…Khu trưng bày trong nhà chia làm 5 phòng với các chuyên đề:

Khảo cổ học trên đất Long An: Giới thiệu các di tích khảo cổ và di vật gắn liền với thời kỳ tiền sử gồm nhiều công cụ sản xuất bằng đá, xương, sừng, nhiều vật dụng bằng gốm màu, đồ trang sức cùng với mật độ lớn tàn tích di cốt con người, các loài động vật trong các khu cư trú lớn như An Sơn (Đức Hòa), Rạch Núi (Cần Giuộc), Rạch Rừng (Mộc Hóa), cho thấy cuộc sống của những người tiền sử lúc bấy giờ khá phong phú. Đặc biệt nơi đây lưu giữ được hàng chục ngàn hiện vật liên quan đến văn hóa Óc Eo. Những hiện vật này có giá trị không những đối với tỉnh Long An mà còn là bảo vật quốc gia, có ý nghĩa quốc tế: Di cốt người (An Sơn) được khai quật tại Chùa Đất (An Sơn – Đức Hòa, năm 1978); tượng Vishnu bằng đá thế kỷ VI; các loại tượng thần, dụng cụ lao động bằng đá, đất nung, gốm…

Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Giới thiệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Long An, gồm 3 giai đoạn: Trước khi thành lập Đảng; giai đoạn 1930-1945 và giai đoạn 1945-1954. Đến với gian phòng trưng bày này, ta có thể thấy được một góc hình về nơi có liên quan đến 3 trận đánh lớn như Mộc Hóa, Miễu Bà Cố, Kinh Bùi. Ngoài ra, trong gian phòng còn trưng bày mô hình quá trình đánh sập cầu Bến Lức năm 1952, một sa bàn miêu tả sơ về các trận đánh, bảng số liệu vinh danh những anh hùng, những chiến công mà quân và dân Long An đạt được trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Phản ánh cuộc đấu tranh gian khổ, khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng và truyền thống “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” của quân – dân Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua hệ thống hình ảnh, tài liệu khoa học, đặc biệt là những hiện vật gốc mang đậm dấu ấn địa phương. Gian phòng còn trưng bày lá cờ Long An, hình ảnh tiêu biểu của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, những Anh hùng Lực lượng vũ trang trên đất Long An, những thành tích của quân và dân Long An đạt được trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Mỹ thuật truyền thống: Trưng bày các sản phẩm gỗ điêu khắc độc đáo, tinh xảo của các nghệ nhân chế tác cùng các hiện vật trong bộ sưu tập tượng Phật, bộ sưu tập gốm dân dụng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Mỹ thuật kháng chiến: Là phòng giới thiệu những tác phẩm đề tài kháng chiến do các họa sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến thể hiện trên nhiều chất liệu phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của quân và dân Long An.

Bảo tàng Long An là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, yêu thích sưu tầm, nghiên cứu những giá trị cổ xưa. Thay cho những bài học lịch sử khô khan, được xem, nghe thuyết minh về từng hiện vật, chúng ta cảm nhận được trọn vẹn hơn, cảm xúc hơn để từ đó càng trân quý cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay.

Chùa Thiên Phước

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 02 đường Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An, (địa chỉ mới) cách quốc lộ 1A, 20 mét, Ni trưởng Thích Nữ Như Ngộ làm viện chủ.

Vào năm 1925, thân phụ và thân mẫu của Sư bà là cụ ông Lê Văn Thơ pháp danh Thiện Lý và cụ bà Trần Thị Vốn pháp danh Diệu Minh phát tâm cúng dường cho chùa một mẫu đất ruộng, và tạo dựng một am tranh, thiết tha thỉnh Hòa Thượng Pháp Long thuộc hệ phái Thiên Thai Thiền Giáo Tông về giữ chức vụ Trụ trì, hoằng dương Phật Pháp. Lúc đó, Ngài đang ở chùa Khánh Quới, Cai Lậy, Tiền Giang. Bởi thế, trong khuôn viên chùa rãi rác có những ngôi mộ là thân bằng quyến thuộc của Sư bà.

Khi tiếp nhận ngôi chùa Thiên Phước, nơi đây chỉ là một căn nhà lá, mái tol, nằm chơ vơ giữa đồng ruộng mênh mông, lặng lẽ bóng người, cỏ mọc um tùm. Thời buổi khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, quả là một thách thức lớn đối với Sư bà. Nhưng với tấm lòng vì đạo quên thân, Sư bà đã lặn lội trong khó nhọc, vững tay lèo lái, chèo chống con thuyền Bát-nhã vượt qua gian lao thử thách. Thiên Phước lúc đó, không đủ gạo ăn, Sư bà phải xin sàn gạo đổ ở những nhà máy nhỏ gần chùa hoặc đan đệm, chèo xuồng đi cắt lát, cấy gặt… tất cả những công việc có thể làm được để đong đầy bát cơm cho ni chúng.Thật như vậy, Thiên Phước ngày ấy phải “xới đất tìm gạo”. Chính thế, Sư bà luôn luôn động viên đệ tử phải cố gắng vượt qua, dù cho có khó khăn cũng không nản lòng thoái chí.

Với mái nhà tranh, ánh đèn dầu leo lét, một vùng quê bom đạn chỉ nghe tiếng gà eo ốc, ai đã một lần đến chắc hẳn không khỏi lắc đầu ngao ngán nhưng nơi đó đã không nao núng tấm lòng bậc đại trượng phu.
Với mái nhà tranh, ánh đèn dầu leo lét, một vùng quê bom đạn chỉ nghe tiếng gà eo ốc, ai đã một lần đến chắc hẳn không khỏi lắc đầu ngao ngán nhưng nơi đó đã không nao núng tấm lòng bậc đại trượng phu.

Năm 1975, vì muốn cho chùa có thêm thu nhập nên Sư bà đã khẩn đất ở vùng kinh tế mới-Mộc Hóa. Bấy giờ nơi đó, là một vùng đầy muỗi và đĩa- tụng kinh phải giăng mùng. Thế nhưng Sư bà vẫn luôn nhắc nhở các đệ tử phải tinh tấn tu học và không quên nung nấu chí nguyện xuất gia ban đầu cuả mình là mỗi năm nhập thất ba tháng để vun bồi cho quả bồ-đề ngày một xanh tươi và kiên cố.

Đến năm 1964 thấy mái tol bị rêu phong phủ đầy theo năm tháng, Sư bà quyết định xây lại ngôi chánh điện lần một. Từ đây Sư bà lại có thêm một số đệ tử đồng kham cộng khổ. Ban ngày lao động, tối theo thời khóa tu hành và học chữ nho, nếp sống thanh đạm đã trở thành thói quen của ni chúng lúc bấy giờ. Vốn là người thích ẩn dật, lúc này Sư bà thường nhập thất, có khi ở tại chùa hoặc đến Đại Ninh trong thời gian dài.

Năm 1989 Chùa Thiên Phước được Ban Trị Sự chọn làm điểm An Cư Kiết Hạ cho chư ni tỉnh Long An, hạ trường qui tụ trên 50 vị, và liên tiếp vào các năm 1990, 1991, 1992 có trên 100 vị, cho đến những năm sau này. Mãn mùa hạ năm 1992, chùa Thiên Phước được Ban Trị Sự đặc trách làm cơ sở II Trường Cơ Bản Phật Học Long An, (nay là trường Trung Cấp Phật Học Long An). Từ đó chùa trở thành cơ sở giáo dục của tỉnh nhà, đến nay trải qua 4 khóa: khóa I, chương trình 6 năm (1992-1997) là 105 ni sinh. khóa II, 92 ni sinh, khóa III, 142 ni sinh, hiện tại là khóa IV, 85 ni sinh. Tất cả ni sinh các khóa đều nội trú, để tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, quan tâm cũng như nơi ở của ni sinh.

Nhờ sự gia hộ của Tam Bảo, sự khuyến khích của chư Tôn Thiền Đức và Phật tử xa gần, một lần nữa, Sư bà trùng tu lại ngôi Bảo Điện vào năm 1995 với qui mô lớn và kiên cố hơn.

Trải qua một năm thi công vất vả và khó khăn, tăng, ni sinh khóa I đã góp sức cho công trình tái thiết này. Nhưng mọi việc đã viên mãn trong ngày Lễ lạc thành trong niềm hân hoan đón mừng chư tôn đức cũng như qúi phật tử đến chúc mừng.

Di tích lịch sử Bình Thành

Bình Thành là vùng đất có địa hình khá phức tạp, thuộc huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình Thành là căn cứ của tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Tại đây, tỉnh ủy đã lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Bình Thành là vùng đất có địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ. Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Từ đây, Tỉnh ủy đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến. Năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận Căn cứ Bình Thành là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến. Năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận Căn cứ Bình Thành là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), đã có hơn 100 nghĩa quân Tân An – Chợ Lớn dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Lưu Dự Châu, Lê Văn Tưởng đến khu vực Bình Thành lập nên căn cứ Mớp Xanh. Căn cứ này chỉ tồn tại được 8 tháng thì có lệnh giải tán của Xứ ủy, vì không có điều kiện khởi nghĩa lần 2. Tuy nhiên căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy sau này.

Bình Thành là một vùng đất trũng thấp có nhiều bưng trấp xen lẫn với những giồng đất cao tạo nên một địa hình khá phức tạp. Khu vực này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ, gần với Sài Gòn và dựa lưng vào nước bạn Campuchia. Với những điều kiện ấy, Bình Thành đã trở thành một căn cứ bưng biền độc đáo trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Các cơ quan cấp Nam Bộ như văn phòng Bộ Tư lệnh Nam Bộ, các sở trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ cũng có thời gian đóng quân ở Quân khu Đông Thành. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp các lực lượng cách mạng.

Để bảo toàn lực lượng, một số cán bộ, đảng viên của hai tỉnh Tân An – Chợ Lớn đã rút lên Bình Thành. Trong điều kiện Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang, những chiến sĩ cách mạng đóng tại Bình Thành đã lợi dụng danh nghĩa quân giáo phái để thành lập nên Bộ tư lệnh Trung Nam Bộ- lực lượng vũ trang đầu tiên của Khu 8 và Nam Bộ sau 1954. Tháng 7/1957, Xứ ủy thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Với kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Tỉnh ủy Long An đã chọn Bình Thành làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong từng thời kỳ với những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong khu vực Bình Thành, có lúc phải tạm lánh sang Ba Thu, có lúc phát triển về Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên nơi mà Tỉnh ủy Long An và các cơ quan trực thuộc đứng chân hoạt động lâu nhất chính là Giồng Ông Bạn thuộc khu vực Bình Thành trong thời gian mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ(1960-1961)-(1973-1975).

Từ căn cứ Bình Thành, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Với một diện tích không rộng, địa hình tuy có hiểm trở nhưng không thể hoàn toàn dựa vào đó để tồn tại và chống lại những phương tiện chiến tranh hiện đại của địch nhưng căn cứ Bình Thành vẫn kiên gan thách thức với kẻ thù. Đó là nhờ tấm lòng thương yêu đùm bọc của nhân dân, sự linh động, sáng tạo của Tỉnh ủy. Có thể nói căn cứ Bình Thành là căn cứ của lòng dân.

Trải qua hai cuộc chiến tranh và tác động của tự nhiên, con người, đến nay khu căn cứ Tỉnh ủy đã thay đổi khá nhiều so với ban đầu. Ở Giồng Ông Bạn – nơi Tỉnh ủy đóng lâu nhất chỉ còn lại dấu vết của nhà cửa, cơ quan, hầm trú ẩn . . . và hàng chục hố bom lớn nhỏ. Đây đó xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến.

Điện Long An

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là điện Long An, công trình được coi là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại đến nay.

Tòa điện này được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”. Công trình đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh.

Phần mái điện Long An lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động. Hình tượng lưỡng long tranh châu trang trí trên đỉnh mái.

Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính, một đặc điểm giống với tòa điện chính của cung Diên Thọ trong Hoàng thành. Ðiểm đặc biệt nổi bật nhất ở nghệ thuật kiến trúc Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.

Khác với đa số cung điện của nhà Nguyễn ở Huế, những chi tiết gỗ của điện Long An không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo.
Khác với đa số cung điện của nhà Nguyễn ở Huế, những chi tiết gỗ của điện Long An không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo.

Tám bộ vì kèo nóc tiền điện không được thiết kế theo lối chồng rường giả thủ thông thường mà là 8 đồ án lưỡng long tranh châu liền khối đồ sộ, được các nghệ nhân Huế xưa thực hiện bằng nghệ thuật chạm lộng. Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế.

Ở những tác phẩm này, các nghệ nhân xưa đã dùng các chất liệu như xương, ngà voi, xà cừ… khảm lên bề mặt gỗ, vừa giản dị mà toát lên sự tinh tế. Đáng chú ý trong hệ thống trang trí là những bài thơ, hầu hết là do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác.

Thơ trang trí trong điện Long An được bố trí, sắp xếp ở hầu khắp trong -ngoài ngôi điện nhưng không bị lặp lại, không gây cảm giác nhàm chán mà rất hài hòa. Sự phong phú của thơ ở đây được thể hiện không chỉ về nội dung, hình thức trình bày mà còn cả về thể loại thơ.

Hai bài thơ đặc sắc nhất trong điện là bài “Vũ trung sơn thủy” (Cảnh trong mưa) và “Phước Viên văn hội lương dạ mạn ngâm” (Đêm thơ ở Phước Viên) được làm theo kiểu “hồi văn kiêm liên hoàn” gồm 56 chữ Hán.

Ở hai bài này, người đọc có thể đọc xuôi ngược nhiều chiều thành 64 bài thơ khác nhau mà việc giải mã vẫn còn gây tranh cãi trong giới nghiên cứu đến ngày nay. Có thể nói, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trong nội thất của điện Long An là những hiện vật lịch sử vô giá, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống trưng bày đặc sắc của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Về mặt lịch sử, điện Long An đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.

Tòa điện này vốn là chính điện của cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847), tại bờ Bắc sông Ngự Hà (phường Tây Lộc của TP Huế ngày nay) để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền – lễ mở đầu cho vụ mùa mới tổ chức đầu xuân.

Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, điện Long An là nơi quàn thi hài của vua trong 8 tháng, trước khi làm lễ Ninh lăng (đưa đi an táng). Bài vị của vua Thiệu Trị cũng được đưa vào thờ tại điện Long An ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu.

Khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, quân Pháp tràn vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Sau biến cố này, bài vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Hoàng thành. Sau khi cung Bảo Định bị triệt giải năm 1909, điện Long An được dời về vị trí hiện nay để làm Tân Thơ Viện – nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh – chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó.

Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập với mục đích sưu tầm và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hóa – lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế và thời Nguyễn, đã lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Sau đó, hàng ngàn hiện vật được đưa về đây cất giữ.

Năm 1923, Tân Thơ Viện chuyển đổi thành Bảo tàng Khải Định, nơi gìn giữ và trưng bày những hiện vật do những hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được. Sau nhiều thập niên chiến tranh, điện Long An đã may mắn không bị tàn phá, vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỷ tồn tại. Bảo tàng trong điện vẫn còn hoạt động dưới sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế với tên gọi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đây là bảo tàng sở hữu bộ sưu tập hiện vật của thời Nguyễn vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Nhiều hiện vật trưng bày là vật dụng đã từng qua tay các vị vua nhà Nguyễn. Vào năm 1993, điện Long An trở thành một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đến năm 1997, công trình này được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI