Friday, December 13, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Bình Dương được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Bình Dương được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Bình Dương không chỉ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn gần Sài Gòn. Chỉ mất 30 phút di chuyển từ Sài Gòn, nơi đây là điểm vui chơi dã ngoại thú vị được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho những ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết.

Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là một khu trung tâm hành chính tập trung được đặt ngay tại khu trung tâm Thành phố mới Bình Dương có quy mô 1.000 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị 4.196 ha.
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là một khu trung tâm hành chính tập trung được đặt ngay tại khu trung tâm Thành phố mới Bình Dương có quy mô 1.000 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ và đô thị 4.196 ha.

Du lịch Bình Dương có lợi thế lớn nhất là đất rộng, cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, có sông, suối, hồ. Với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, có sức hấp dẫn khách du lịch thập phương. Mặt khác do giao thông ngày nay tốt nên người dân tất cả các tỉnh- thành phố khác rất thuận lợi đến Bình Dương du lịch. Du khách đến với Bình Dương còn được thăm những vườn cây trái xanh tốt như vườn cây ăn trái Lái Thiêu (thị xã Thuận An), vườn cây ăn trái Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng), vườn bưởi Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên), kết hợp cùng các chương trình khám phá hồ Dầu Tiếng, hồ Than Thở, Hồ Đá Bàn, hồ Phước Hòa, hệ thống các sông ngòi kênh rạch…cùng với đó là những công trình kiến trúc Bình Dương vô cùng ấn tượng.

Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến là một khu du lịch tọa lạc tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là công trình du lịch quy mô lớn được xây dựng từ năm 1999 với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng và sau đó bắt đầu mở cửa đón du khách từ ngày 11 tháng 9 năm 2008 đến nay.

Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến có đủ cả biển, hồ, sông, núi và các tường thành, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam hay còn gọi là Kim Điện và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có nhiều hạng mục quan trọng khác như vườn thú mở, biển nhân tạo và khu vui chơi giải trí. Chủ nhân của khu du lịch này hiện là ông Huỳnh Uy Dũng.

Cổng Thanh Vân được xây dựng bằng chất liệu gỗ hoàn toàn từ trong ra ngoài.
Cổng Thanh Vân được xây dựng bằng chất liệu gỗ hoàn toàn từ trong ra ngoài.

Trước cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu Huế ở cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li xanh. Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải dài cập theo cổng Tam Quan. Từ cổng chính vào, qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích thì sẽ đến cổng chính của Đại Nam Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m², cầu thang đi lên có 9 bậc tam cấp.

Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tướng Trần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa mạ vàng. Tuy nhiên ban đầu khi khai trương công trình chỉ có ba bệ tượng là tượng Phật Tổ, vua Hùng và Hồ Chí Minh.

Kim Điện là một công trình được xây dựng dựa theo kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căn Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.
Kim Điện là một công trình được xây dựng dựa theo kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căn Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.

Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65.8m, rộng 250m, được đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Bên trong dãy Bảo Sơn là công trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Phật Di Lặc,v.v.. Bao quanh dãy Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang.

Biển Đại Nam được xây dựng trên diện tích gần 2,2 ha, tổng diện tích mặt nước 20.000m², chiều dài bờ biển 1,4 km. Đây được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Biển có các bãi tắm, hệ thống tạo sóng nhân tạo có thể làm ra những con sóng cao 1,6m.

Vườn thú Đại Nam là vườn thú mở đầu tiên ở Việt Nam. Vườn thú có khuôn viên rộng 12,5 hécta, bao gồm 100 loài động vật như: sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, v.v..

Chùa Bà Thiên Hậu

Thiên Hậu Cung hay còn được biết với tên gọi là Chùa Bà Thiên Hậu ,gọi tắt là chùa Bà, hay miếu bà Thiên Hậu; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Không biết miếu bà Thiên Hậu được xây cất năm nào, chỉ biết lúc đầu ngôi miếu tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Đến năm 1923, sau khi ngôi miếu ấy bị hư hoại (có lời kể là bị hỏa hoạn), thì bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí ngày nay.

Miếu bà Thiên Hậu ở thành phố Thủ Dầu Một, là nơi tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa (chủ yếu) trên đất Bình Dương và các tỉnh thành lân cận.
Miếu bà Thiên Hậu ở thành phố Thủ Dầu Một, là nơi tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa (chủ yếu) trên đất Bình Dương và các tỉnh thành lân cận.

Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc Bình Dương của người Hoa.

Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất phủ công sở.
Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất phủ công sở.

Trong chánh điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, là năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bên phải thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công.

Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đông đảo và vui nhất là buổi rước kiệu Bà tuần du chợ Thủ Dầu Một diễn ra vào ngày rằm. Buổi rước Kiệu Bà diễn ra với sự theo dõi của hàng triệu người đến từ khắp nơi trong nước. Buổi lễ còn có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân nên đã tạo nên không khí rất đông vui và rộn ràng.

Chùa Hội Khánh

Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng vào năm 1861 nó bị phá hủy trong chiến tranh. Chùa được cho xây lại do thầy Thích Chánh Đắc dưới chân đồi khoảng 100 m cách vị trí cũ. Địa chỉ của chùa hiện tại là 29 đường Chùa Hội Khánh phường Phú Cường thành phố Thủ Dầu Một, 30 km về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.
Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.

Nơi tụng kinh và phía đông chùa được xây dựng lại vào năm 1917 và phía tây được xây lại vào năm 1984. Chánh điện được xây lại năm 1990 và 1991. Vào ngày 29 tháng 2 năm 1992 Hội Đồng Phật giáo tỉnh Sông Bé cho trùng tu lại những pho tượng lịch sử trong chùa. Diện tích của chánh diện cộng với nơi tụng kinh và phai gian phía bên đông và tây là 700 m². Các tượng Phật tại đây đều được tạo ra do các thợ trong vùng Thủ Dầu Một vào thế kỷ thứ 19.

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.

Tháng 5/2013, tổ chức kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập tượng Phật Nằm tại chùa là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á”.

Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính:

  • Tiền điện – chánh điện. giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý.
  • Đông lang.
  • Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”.
  • Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ.

Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc tại Bình Dương phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ.

Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).

Xung quanh sân chùa là 9 ngôi tháp của 9 vị trụ trì đã viên tịch, được xây dựng công phu. Phía bên trái Chùa còn có ngọn tháp 7 tầng, được phục dựng gần đây, tầng dưới của tháp là nơi trưng bày các văn hóa phẩm của chùa, như băng đĩa, tượng Phật kỷ niệm, chuông mõ…

Nội thất kiến trúc, tranh, tượng, đồ thờ tự trong Chùa Hội Khánh đều được điêu khắc, chạm trổ rất tinh vi, với những đề tài như tứ linh, cửu long, dây nho, lá lấp, hoa phù dung.

Về phần nghệ thuật trang trí nội thất, tranh tượng tự khí thờ phượng được điêu khắc, chạm trổ rất công phu, sắc sảo… đặc biệt phải kể đến bộ bao lam “thập bát La Hán” (tạo tác 1921), bức phù điêu “tứ thời” ốp vào hai cột trước chánh điện; các bàn thờ chạm trổ tinh vi hoàn thành vào năm Ất Sửu (1925). Nhà chùa còn giữ được bộ mộc bản in kinh cách đây trên 120 năm.

Cà phê Gió và Nước

Một công trình tuy nằm trong con hẻm tại số 6/28T Khu 3 Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một nhưng đã giành được rất nhiều giải thưởng của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và quốc tế. Quán café Gió và Nước là một điểm dừng chân thú vị và dư sức mê hoặc teen chúng mình.

Khoảng 1 năm trở lại đây, công trình cafe Gió và Nước (wNw) tại số 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc, bởi thiết kế độc đáo.

Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự. Đây là kiến trúc tại Bình Dương được Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế năm 2008.
Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự. Đây là kiến trúc tại Bình Dương được Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế năm 2008.

Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí mua máy điều hòa, chi phí vận hành máy điều hòa và năng lượng điện sử dụng.

Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông – vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam. Cây tầm vông sinh trưởng nhanh, nhiều, 5 năm là thu hoạch do đó dẫn đến giá thành công trình rẻ (10.000 đồng/cây).

Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m).
Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m).

Cây tầm vông được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao… nên không gian được mở rộng. Cả thiết kế kiến trúc đẹp tại Bình Dương đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật.

Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, chính cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu. Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ. Theo lý giải của kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ mặt hồ sang.

Công viên thành phố mới

Nằm trong khuôn viên thành phố Mới, dự định là trung tâm hành chính mới của tỉnh Bình Dương, thay thế cho thành phố Thủ Dầu Một hiện hữu. Công viên được xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore, là điểm nhấn cho khu vực thành phố mới. Đồng thời cũng là địa điểm vui chơi, giải trí, dã ngoại đầy hấp dẫn và quy mô trong tương lai. Nơi đây cũng được các bạn khoái táy máy “ống kính” lựa chọn để có những shoot hình cực đẹp và đầy lãng mạn.

Với tiêu chí: “một thành phố hiện đại mà lại rất gần gủi với thiên nhiên“, Thành Phố Mới được đầu tư, thiết kế một đại công viên tuyệt đẹp với hồ nước, cây xanh và ngàn hoa đua nở…
Với tiêu chí: “một thành phố hiện đại mà lại rất gần gủi với thiên nhiên“, Thành Phố Mới được đầu tư, thiết kế một đại công viên tuyệt đẹp với hồ nước, cây xanh và ngàn hoa đua nở…

Công viên trung tâm là tiêu điểm của thành phố mới Bình Dương. Là nơi hòa quyện tất cả những gì đẹp nhất của thiên nhiên: những hàng cây xanh mát đầy sức sống trải dài theo những con đường tạo bộ trong công viên, hồ nước tự nhiên trong xanh, thơm mát ngay trong trung tâm được bao bọc bởi những thảm cỏ xanh mướt ngay phía trên bờ hồ. Tất cả trải dài trên một diện tích 75 ha làm cho không khí tại đây và thành phố mới luôn trong lành, thơm mát. Do vậy công viên trung tâm cùng hồ nước sinh thái tại đây chính là lá phổi xanh của thành phố mới.

Tất cả những gì đẹp nhất được thiên nhiên ưu ái ban tặng đã được chủ đầu tư kết nối một cách nhịp nhàng với các khuôn viên lớn nhỏ khác nhau bằng một hạ tầng cao cấp và hiện đại và tinh tế bậc nhất Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là công viên nhạc nước, đã trở thành biểu tượng của thành phố mới Bình Dương bởi vẻ đẹp mỹ miều của nó. Tất cả, tất cả những điều đó là sự kết hợp hài hòa đến hoàn hảo của vẻ đẹp và sự trong lành của thiên nhiên với sự hiện đại và cao cấp của một hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế đã làm cho công viên trung tâm trở thành hiện thân của thành phố mới Bình Dương. Một thành phố trẻ hiện đại, năng động, và gắn liền với những mảng không gian xanh.

Nhà thờ chánh tòa Phú Cường

Nhà thờ Phú Cường còn được gọi với cái tên đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường. Được xây dựng nằm trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo cho nhà thờ một nét vô cùng độc đáo và mới lạ trong toàn bộ kiến trúc Bình Dương.

Chúng ta ngược dòng thời gian quay trở lại những năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua biết bao nhiêu biến cố của lịch sử, nhà thờ Phú Cường đã được nhiều lần trùng tu và xây dựng lại như mới.

Được tu sửa và đưa vào hoạt đông từ năm 2014 cho đến nay, kiến trúc của nhà thờ chánh tòa Phú Cường dường như đã góp phần làm thay đổi bộ mặt trung tâm thành phố Thủ Dầu Một ngày một đẹp hơn.
Được tu sửa và đưa vào hoạt đông từ năm 2014 cho đến nay, kiến trúc của nhà thờ chánh tòa Phú Cường dường như đã góp phần làm thay đổi bộ mặt trung tâm thành phố Thủ Dầu Một ngày một đẹp hơn.

Đến năm 2009, nhờ sự phát triển của công nghệ và máy móc nên nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế và vững chãi hơn. Tổng thể kiến trúc nhà thờ là sự kết hợp hoàn hỏa giữa mái vòm kiểu nhà thờ Hồi giáo và những ô cửa sổ hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Với tông màu chủ đạo xanh xám và trắng lịch lãm, nhà thờ đã trở thành điểm đến của rất nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh. Tạo ấn tượng mạnh không chỉ những người mới đến nhờ thờ Phú Cường lần đầu mà ngay cả với người dân đã nhiều lần đến cũng để lại ấn tượng khó phai.
Với tông màu chủ đạo xanh xám và trắng lịch lãm, nhà thờ đã trở thành điểm đến của rất nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh. Tạo ấn tượng mạnh không chỉ những người mới đến nhờ thờ Phú Cường lần đầu mà ngay cả với người dân đã nhiều lần đến cũng để lại ấn tượng khó phai.

Khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc mà còn được dạo quanh khuôn viên nhà thờ rộng rãi, thoáng mát. Tại có khá nhiều tiểu cảnh, màu sắc nhã nhặn, kiến trúc Bình Dương đẹp kết hợp với những mảng xanh tạo nên một không gian vô cùng ấn tượng.

Ngoài không gian thánh đường tôn nghiêm ra thì ở nhà thờ Phú Cường còn có một dãy nhà với những chức năng khác nhau, phục vụ hoạt động tôn giáo. Ví dụ như: nơi học tập cộng đồng, thư viện, văn phòng giáo phận, phòng nghỉ.
Ngoài không gian thánh đường tôn nghiêm ra thì ở nhà thờ Phú Cường còn có một dãy nhà với những chức năng khác nhau, phục vụ hoạt động tôn giáo. Ví dụ như: nơi học tập cộng đồng, thư viện, văn phòng giáo phận, phòng nghỉ.

Chính vì điều này mà nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường hiện tại không chỉ là nơi để người dân tới lễ mà còn thu hút nhiều người du lịch tới tham quan và chụp ảnh. Đặc biệt, vào dịp Noel thì nhà thờ được khoác lên mình tấm áo mới với nhiều đồ vật trang trí vô cùng công phu và rực rỡ. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào trong không gian lễ hội vô cùng rộn rã nhưng không kém phần uy nghiêm.

Khi bạn bước vào trong thánh đường, không gian nhà thờ dường như mở rộng với mái vòm cong, tạo nên nét uy nghi. Trên tường là những bức tranh nhiều màu sắc kể về cuộc đời của chúa Jesus thật sinh động. Các ô cửa nhiều màu sắc và họa tiết bắt mắt khiến cho ánh sáng lọt qua càng thêm phần lung linh, huyền ảo.

Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa ở Việt Nam hiện đang nằm tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này được sách kỷ lục guinness Việt Nam xác lập là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất”.

Để đến với ngôi chùa này, các bạn đi từ tỉnh Bình Dương về hướng Tây Nam lên TL750/ĐT750/Tỉnh lộ 750/Đường tỉnh 750 về phía ĐT240. Tiếp tục đi thẳng vào đường 30 Tháng 4 đên Cơ Sở Màn Cửa Hồng Nhung thì chếch sang phải vào Bình Dương/QL13. Đi khoảng 21km thì rẽ phải tại Cửa Hàng Năm Quốc vào Thích Quảng Đức (các biển báo dành cho Chợ Thủ Dầu Một) là sẽ đến chùa Tây Tạng.

Ngôi chùa này được đại trùng tu vào năm 1992 mang dáng dấp gần giống với kiến trúc của một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng.
Ngôi chùa này được đại trùng tu vào năm 1992 mang dáng dấp gần giống với kiến trúc của một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng.

Ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương do Hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế(Thiền sư Minh Tịnh) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự, thuộc hệ phái Bắc tông. Vào thời điểm đó, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất và cũng là nơi để các thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Mãi đến năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về thì mới được đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự.

Ở chánh điện được thiết kế với cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Còn ở tầng thượng nóc chùa là nơi điện thờ 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng. Tượng “Ngũ trí Như Lai” được bố cục theo Mandala – biểu tượng của Phật giáo Mật tông.

Đi sâu vào bên trong chánh điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền có chiều cao lên tới 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau. Ví dụ như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc, tầng kế thì thờ Phổ Hiền, Văn Thù, còn tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí, v.v…

Như đã nói ở trên, trong chùa Tây Tạng Bình Dương có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng được làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.

Bức tượng này mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, ở trên vai ông là một đòn gánh. Đầu đòn gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già và bên tay phải là túi càn khôn. Đặc biệt, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.
Bức tượng này mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, ở trên vai ông là một đòn gánh. Đầu đòn gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già và bên tay phải là túi càn khôn. Đặc biệt, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.

Tượng bao gồm 3 phần rời nhau và được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt thì còn chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Chiều cao của bức tượng là 2,83 m, chiều ngang được tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già dài 1,74 m. Được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 – 1983) mới hoàn thành xong.

Ngoài ra, đến thăm ngôi chùa Tây Tạng, khách hành hương còn được các sư thầy kể lại câu chuyện nhà sư Minh Tịnh đi tham bái Ấn Độ, Tây Tạng vào những năm 1935-1937.

“Sau khi đã đi viếng hết những thắng tích nổi tiếng của Phật giáo ở Ấn Độ, ông bất kể hiểm nguy, khó nhọc đã vượt núi rừng Hi Mã Lạp Sơn để đến được kinh đô Lhasa của Tây Tạng thời đó. Ông được tiếp đón niềm nở và thọ truyền pháp tu của Phật giáo Tây Tạng.”

Nhà sư Minh Tịnh được xem là nhà sư Việt Nam đầu tiên đặt chân đến với miền xứ tuyết khi có một ý chí bền bĩ hiếm có. Cuộc hành trình của ông được ghi lại trong quyển Nhật ký tham bái Ấn Độ – Tây Tạng khá dày và hiện còn được lưu giữ trong chùa.

Vào tối ngày mùng tám tháng giêng là thời điểm chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương nên rất đông người lui tới.

Chùa Châu Thới

Nằm tọa lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được mệnh danh là một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Với độ cao cách mặt nước biển 82m, ngôi chùa ẩn hiện sau rặng những hàng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo tuyệt đẹp.

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km về hướng Đông Bắc, bạn chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ đi xe là có thể tới chùa Châu Thới.

Từ TP Hồ Chí Minh, bạn đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K để đến Châu Thới tại Bình An, Thị xã Dĩ An. Đi tiếp Châu Thới là bạn sẽ gần tới chùa tại Xã Bình Thắng.

Ngôi chùa là một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách thập phương tới tham quan bởi không gian huyền ảo và lối kiến trúc độc đáo với nhiều công trình nổi bật.
Ngôi chùa là một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách thập phương tới tham quan bởi không gian huyền ảo và lối kiến trúc độc đáo với nhiều công trình nổi bật.

Theo một số tài liệu ghi chép cho biết, ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng năm 1612, đầu thế kỷ 17. Do thiền sư Khánh Long trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới đã nhìn thấy cảnh sông núi hữu tình, nhà Sư đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh. Sau một thời gian thì thảo am được gọi với cái tên là chùa Hội Sơn và cuối cùng là chùa Núi Châu Thới.

Tuy nhiên lại có những tư liệu cho thấy ngôi chùa này được lập vào năm 1681. Nhưng cho dù được thành lập vào thời điểm nào thì chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất tại Bình Dương. Không những thế còn là ngôi chùa được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.

Ngoài ra, do nằm gần các khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hòa) nên du khách sẽ rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch chùa.

Do phải trải qua một lịch sử đầy biến động khi bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh nên đã không còn giữ được những dấu tích, di vật nguyên thủy của một ngôi chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất ở vùng Nam Bộ. Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc Bình Dương vô cùng đa dạng và phong phú bao gồm ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Du khách tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.
Du khách tới đây tham quan sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm lớn được đúc bằng đồng hoặc đá cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm.

Nét nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc Bình Dương của chùa đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc khác nhau gắn kết lại tạo thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa. Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt.

Mặc dù ngôi chùa được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ kính của nó, hài hòa với cảnh quan u nhã, thoát phàm tại đây. Giữa không gian thanh tịnh, phảng qua một làn gió trong lành cùng với âm hưởng tiếng chuông ngân nga vang sẽ khiến bất cứ ai tới đây cảm thấy hồn lâng lâng, trút hết mọi muộn phiền.

Chùa Châu Thới Bình Dương chính là nơi tụ hội linh khí của đất trời. Chính vì vậy mà những ngày mùng 1, rằm, hay lễ tết thì có rất đông du khách từ khắp nơi tụ về đây để thắp hương, cúng bái cầu an, cầu siêu cho gia đình. Một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn sẽ đem đến cho những trải nghiệm thú vị.

Nhà ông Trần Văn Hổ

Ngôi nhà tọa lạc số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Công trình được thân sinh ông Đẩu là cụ Trần Văn Lân (tương truyền cụ Lân giỏi chữ nho và tinh thông khoa địa lý) xây dựng năm Canh Dần (1890), tháng Trọng Xuân (tháng hai), nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 02 cách ngày nay (2007) là 115 năm, được công nhận di tích Quốc gia ngày 29/4/1993, tổng diện tích còn lại là 1.296m2.

Trước sân nhà được che phủ bởi cảnh thiên nhiên thu nhỏ của vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ được trang trí đầy đủ cảnh sinh hoạt “Ngư – Tiều – Canh – Mục”. Ngôi nhà có dáng dấp nhìn từ ngoài vào hơi thấp, với mái ngói rêu phong, tạo cảnh sắc thiên nhiên của sự cổ kính, thanh tịnh, tách hẳn với ồn ào náo nhiệt của cảnh phố chợ bên ngoài.

Lối kiến trúc của ngôi nhà theo dạng chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng là 200m2 . Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 02 chái gồm 36 cột tròn, 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.
Lối kiến trúc của ngôi nhà theo dạng chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng là 200m2 . Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 02 chái gồm 36 cột tròn, 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.

Bước vào bên trong là cảnh phô trương, thể hiện sự sung túc vật liệu toàn là gỗ quý như Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ, Sến, mật… được sử dụng bày trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu tấc cả đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện sự tôn ti, nề nếp và phong cách vương quyền.

Ngoài ra, phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa dạng một cánh được thông ra ngoài, trừ mặt tiền của ngôi nhà, còn lại 3 mặt bên được xây tường gạch. Mái ngói âm dương dài thoai thoải … Từ hệ thống mái vững chắc, có phần hơi thấp, bên trong nội tự được ngăn đôi bức tường giả hình chữ U tạo chiều sâu. Mảng giữa tường và khánh thờ là các bức Hoàng phi được sơn son thép vàng, các bức liễng bằng những câu đối cẩn xà cừ đính trên cột.

Gian giữa phía trên là khám thờ với tấm Thủ quyển chạm nổi hình Tứ linh hoàng tráng, giữa bức thủ quyển ấy là ba hàng chữ đề danh hiệu các vị thần được thờ. Phía trái là thờ thần Táo với danh hiệu “Đông Trù Tư Mạng”, giữa là thờ trời với danh hiệu “Hiệp Thiên Đại Đế”, bên phải thờ phúc thần với danh hiệu “Phúc Đức Chánh Thần”, phía dưới thờ gia tiên nhiều đời, hai bên nơi thờ chính là hai câu đối:

“Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân, canh khả phú
Cần kiệm nhị, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh.”

Dịch nghĩa là: Cày ruộng và đọc sách là hai con đường: đọc sách có thể hiển vinh. Còn cày ruộng chắc là giàu có. Hai chữ cần và kiệm thì cần (siêng năng) ta có thể dựng nên sự nghiệp, còn tiết kiệm cũng có thể đủ đầy.

Ở hai bên phải và trái, có hai bức thờ cẩn xà cừ rất công phu và độc đáo. Bức bên phải đề hai chữ “Hạc Toán” (sống lâu như tuổi Hạc), bức bên đề “Qui Linh” (tuổi thọ như rùa thiêng). Bốn chữ ấy đều cẩn ốc xà cừ với lối viết cách điệu, mỗi nét chữ là hình ảnh của chim muông hoa lá tạo thành. Hai bên mỗi bức thờ là đôi câu đối viết kiễu chữ “Chân lư” – một loại chữ mà cho đến nay chưa đọc được.

Nhà cổ Trần Công Vàng

Ngôi nhà tọa lạc tại số 21, đường Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, trên một khu đất rộng 1.333m2, riêng phần chính (nhà trên) là 323m2, nhà phụ (nhà dưới) chiếm 119m2, được xây cất và hoàn thành vào khoảng năm 1889 – 1892. Ngôi nhà được công nhận di tích cấp Quốc ngày 07/01/1993.

Nhà quay mặt về hướng Nam, lưng dựa vào ngọn đồi (nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh bây giờ), đây cũng là cái thế đắc địa, nói theo các nhà phong thủy xưa.
Nhà quay mặt về hướng Nam, lưng dựa vào ngọn đồi (nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh bây giờ), đây cũng là cái thế đắc địa, nói theo các nhà phong thủy xưa.

Xét về mặt vị trí địa lý của ngôi nhà cụ Vàng cũng như hai ngôi nhà cổ nữa của cánh họ Trần ở phường Phú Cường đều nằm gần con sông Sài Gòn, rất thuận tiện cho việc chuyên chở cây gỗ từ rừng về. Được biết, nội tổ của cụ Vàng đã từng làm nghề rừng, có trại cưa, xẻ gỗ.

Công trình xây dựng theo kiến trúc Bình Dương kiểu chữ đinh nghịch, tức là phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải. Đây là nhà chữ đinh có cải tiến, có bộ phận sân con ngăn cách nhà trên và dưới, liên lạc giữa hai bộ phận bằng một nhà cầu nhỏ cắt đôi sân con làm hai phần cửa của nhà dưới trổ ra nơi đầu sân con ấy mà không trổ ra ở đầu hồi, cái cửa này cũng được kiến trúc một cách đặc biệt, mới nhìn giống như một số cổng đền người Hoa, nhưng chủ nhân lại bảo phóng theo kiểu đền của Ấn Độ.

Cũng như nhiều nhà khác, nhà cụ Vàng có bộ khung sườn làm theo kiểu nhà xuyên trính, nhưng có đến 8 đấm, 8 quyết ở hai chái nhà.
Cũng như nhiều nhà khác, nhà cụ Vàng có bộ khung sườn làm theo kiểu nhà xuyên trính, nhưng có đến 8 đấm, 8 quyết ở hai chái nhà.

Bộ trính, trổng, cối đều được đẻo gọt khéo léo, trính uốn xong có tạo gờ, các đoạn kèo được chạm tỉ mỉ, công phu, hàng lá dung thẳng tắp ở hàng cột thứ ba. Toàn phần nhà trên đếm được 48 cây cột tròn, tất cả đều đứng xa vách.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI