Sunday, December 8, 2024
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Đà Lạt được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Đà Lạt được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.

Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện… một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Du lịch Đà Lạt luôn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách bởi phong cảnh, khí hậu và con người nơi đây.
Du lịch Đà Lạt luôn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách bởi phong cảnh, khí hậu và con người nơi đây.

Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp. Các công trình kiến trúc tại Đà Lạt tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa hợp với thiên nhiên. Những công trình xây dựng dưới thời thuộc địa đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện sinh hoạt của cư dân. Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc Lâm Đồng đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối, bố cục phi đối xứng ở các dinh thự. Tuy Đà Lạt mang đậm dấu ấn của những kiến trúc sư người Pháp, nhưng các nhà kiến trúc này khi thiết kế những công trình cho Đà Lạt cũng đã chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên, đặc biệt là các điều kiện về khí hậu thời tiết, cảnh quan môi trường nơi đây.

Mai Anh Đào Đà Lạt luôn được mọi người săn đón vào mùa cận Tết.
Mai Anh Đào Đà Lạt luôn được mọi người săn đón vào mùa cận Tết.

Hiện tượng giao thao này đã đem lại cho Đà Lạt một phong cách kiến trúc riêng độc đáo và nhiều bản sắc. Tuy vậy, sau nhiều thập niên phát triển thiếu quy hoạch và buông lỏng quản lý, kiến trúc tại Lâm Đồng đã chịu nhiều biến dạng. Tình trạng xây cất trái phép, không phù hợp với quy hoạch, lấn chiếm những khu vực trống, tàn phá rừng nội ô… khiến bộ mặt kiến trúc Lâm Đồng ngày nay trở nên nhem nhuốc. Không ít công trình kiến trúc giá trị không được bảo tồn tốt phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cổ bị bỏ hoang hoặc biến thành chung cư, nhà trọ. Năm 2010, chính quyền tỉnh Lâm Ðồng thông báo quyết định mời một nhóm kiến trúc sư thuộc Viện Thiết kế quy hoạch đô thị Paris và một công ty thiết kế quy hoạch khác của Pháp thực hiện quy hoạch lại Ðà Lạt.

Thiết kế kiến trúc Đà Lạt luôn nổi bật và độc đáo hơn hẳn so với các phong cách kiến trúc khác.
Thiết kế kiến trúc Đà Lạt luôn nổi bật và độc đáo hơn hẳn so với các phong cách kiến trúc khác.

Ở Việt Nam, du lịch Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái.

Trường Cao đẳng Sư phạm

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một trường cao đẳng được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1976 theo quyết định số 1784/QĐ của Bộ Giáo dục, trụ sở đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm Đồng và cho cả một số tỉnh bạn như Đồng Tháp, Sông Bé…

Công trình kiến trúc của thành phố có độ cao vừa phải, hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên bức tranh đô thị hài hòa và độc đáo.
Công trình kiến trúc của thành phố có độ cao vừa phải, hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên bức tranh đô thị hài hòa và độc đáo.

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc tại Đà Lạt được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Sau đó Toà Giám Mục Kontum đã mua lại để trở thành nơi học tập của các chủng sinh của Giáo Phận này. Sau năm 1975, trường bị chính quyền cưỡng chiếm và trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện tại. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ. Trường đào tạo các khoa học: Tự nhiên, Xã hội, Thể dục – Nhạc – Họa, Tiểu học – Mầm non, TC – LK đào tạo, Lý luận chính trị.

ông trình kiến trúc trường học nổi tiếng nhất của thành phố là Trường Cao đẳng Sư phạm.
Công trình kiến trúc trường học nổi tiếng nhất của thành phố là Trường Cao đẳng Sư phạm.

Trường có kiến trúc kết cấu độc đáo, đường nét thanh nhã, hài hòa. Cũng theo ông Lê Phỉ, ý tưởng của Moncet muốn đưa một số đường nét kiến trúc quê hương của bác sĩ Yersin vào (kiến trúc của TP.Morges, Thụy Sĩ), do đó trường có tháp chuông, mái đứng, vòm hành lang chạy quanh và uốn cong.

Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có một đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ. Du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn quả chuông do bị tháo dỡ đã lâu.

Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7 km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.

Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 francs.

Nhà ga cổ Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5, chiều ngang là 11,4m và có chiều cao 11 m với mô hình kiến trúc đẹp tại Đà Lạt giống như nhà ga của các tỉnh miền ở nước Pháp với mái trên có hình vòm uốn cong.

Nếu nhìn từ phía trước nhìn sang ngang theo hướng mái nhà có 3 mái nhọn nhô ra ở phía chân nhưng theo phương thẳng đứng, còn từ phía trước mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác như sườn núi.

Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây là nơi hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi.
Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây là nơi hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi.

Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp với kiến trúc phương tây kết hợp với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.Ga Xe Lửa Đà Lạt hiện nay là một trong hai di tích cấp quốc gia. Được nhà nước công nhận cần được giữ gìn và bảo tồn. Là nhà Ga cổ kính nhất Đông Dương hiện nay chỉ có tại việt nam.

Tổng chiều dài của tuyến đường sắt dài 84 km và xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray đầu máy răng cưa dài 16 km.

Khi đến đây không mấy ai chú ý đến một điều rằng, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường ray xe lửa răng cưa độc đáo và hiếm có vì trên toàn thế giới chỉ có hai đất nước duy nhất có đường ray xe lửa răng cưa đó là Việt Nam và Thuỵ Điển.

Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch.
Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch.

Hệ thống xe lửa loại này có thêm một đường ray ở chính giữa đó là răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tàu kéo cũng có răng được chế tạo đặc biệt mà không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, dùng để kéo đoàn tàu lên dốc và giữ cho không bị tuột nhanh khi xuống dốc với 3 đội tàu: Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang, Tháp Chàm – Đà Lạt, Sài Gòn – Tháp Chàm – Đà Lạt đều lăn bánh.

Đến năm 1972 do ảnh hưởng của chiến tranh nên tuyến đường sắt bị ngừng hoạt động, từ đó đường sắt răng cưa Đà Lạt đã bị gỡ bỏ trong sự tiếc nuối của bao nhiêu người. Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch tại Đà Lạt. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi. Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây là nơi hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi. Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay còn được gọi là chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.

Khách sạn Dalat Palace

Khách sạn Dalat Palace là một khách sạn lâu đời tại thành phố Đà Lạt, Việt Nam. Trước đây khách sạn này tên là Langbian Palace do người Pháp xây dựng năm 1916 hoàn thành năm 1922. Về sau nó mang tên Dalat Sofitel Palace rồi đổi thành Dalat Palace Hotel như hiện nay.

Khách sạn cách sân bay Liên Khương khoảng 30-40 phút lái xe; cách bến xe Liên tỉnh Đà Lạt khoảng 5 phút lái xe.
Khách sạn cách sân bay Liên Khương khoảng 30-40 phút lái xe; cách bến xe Liên tỉnh Đà Lạt khoảng 5 phút lái xe.

Khách sạn Dalat Palace là một công trình kiến trúc kiểu Pháp. Khuôn viên của khách sạn rộng đến hơn 40 nghìn mét vuông, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông. Có thể coi kiến trúc Pháp nói riêng và kiến trúc châu Âu nói chung là một tượng đài vĩnh cữu, một lối thiết kế dẫn đầu và chẳng bao giờ phai nhạt theo thời gian. Từ những năm 1920, những nhà thiết kế tài ba đã thổi hồn Pháp vào khách sạn Dalat Palace Heritage ở Đà Lạt, xây dựng nên một tòa lâu đài cổ tráng lệ với lối kiến trúc độc đáo giữa lòng xứ sở xương mù.

Đến đây lần đầu, chẳng ai nghĩ mình đang vào một khách sạn chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, bạn sẽ ngỡ như mình đang ghé thăm một tòa lâu đài cổ thường xuất hiện trong những bộ phim hay tham quan một công trình kiến trúc Đà Lạt độc đáo giữa lòng châu Âu. Dalat Palace Heritage Hotel với sắc trắng tinh khôi, nổi bật trên ngọn đồi nhỏ ở đường Trần Phú sẽ cuốn hút bạn từ cái nhìn đầu tiên.

Nhìn ra hướng hồ hoặc nhà thờ, tiện nghi cao cấp và dịch vụ phong phú độc đáo sẽ làm hài lòng quý khách với một đêm nghỉ thật xứng đáng vào cuối ngày hoặc một kỳ nghỉ khó quên tại Đà Lạt.
Nhìn ra hướng hồ hoặc nhà thờ, tiện nghi cao cấp và dịch vụ phong phú độc đáo sẽ làm hài lòng quý khách với một đêm nghỉ thật xứng đáng vào cuối ngày hoặc một kỳ nghỉ khó quên tại Đà Lạt.

Bước từ ngoài vào, bạn sẽ ấn tượng với sảnh chờ rộng rãi, những chùm đèn pha lê sang trọng trên trần, những cột trụ to vững chắc hay những chiếc ghế bành cổ điển mà vẫn hiện đại. Xa xa là cầu thang gỗ, hai bên tường treo những bức tranh đặc sắc dẫn lên khu vực phòng nghỉ lát sàn gỗ với cửa sổ lớn sát đất, được tô điểm bởi những rèm cửa vàng nhạt, hài hòa với màu tường trang nhã.

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ Công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc Đà Lạt tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm tại số 13 đường Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.

Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan.
Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan.

Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.

Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo tại Đà Lạt.

Tòa giám mục giáo phận được đặt tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Tòa giám mục giáo phận được đặt tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): “Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần…”.

    Nhà thờ Con Gà Đà Lạt cũng là bối cảnh để nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác bài hát Bài thánh ca buồn (1944).

Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.

Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.

Viện Sinh học Tây Nguyên

Viện bảo tàng sinh học Tây Nguyên nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, cách trung tâm thành phố tầm 10km về hướng Bắc. Được biết, tòa nhà này do người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ trước với vật liệu chính là đá, cao 5 tầng, gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, với 120 phòng. Bảo tàng sinh học Tây Nguyên trước đây là Học viện Dòng chúa cứu thế thuộc giáo hội công giáo, đến năm 1991 được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.

Đó là một tòa nhà có kiến trúc độc đáo nằm trên đỉnh đồi Tuyền Lâm.
Đó là một tòa nhà có kiến trúc độc đáo nằm trên đỉnh đồi Tuyền Lâm.

Được xây dựng từ năm 1950, Phân viện sinh học Đà Lạt là một căn nhà gồm 4 tầng với tổng cộng 115 phòng, chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1985. Tại Bảo Tàng hiện nay có tất cả 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Hiện tại, đang trưng bày hơn 1.300 mẫu động vật, gồm 422 mẫu thú của 68 loài, 310 mẫu chim của 112 loài, 54 mẫu lưỡng thể bò sát của 18 loài, và hơn 600 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ. Không dừng lại ở đó, Bảo tàng sinh học Tây Nguyên còn trưng bày 226 mẫu xương của 2 loài động vật và hơn 240 loài nấm lớn của khu vực rừng thông Đà Lạt.

Phía bên ngoài, có thể dễ dàng nhìn thấy qua những tấm hình check-in bao chất trên mạng xã hội, phân viện mang vẻ đẹp của kiến trúc Pháp tại Đà Lạt cổ xưa với những bức tường đá uy nghiêm lộng lẫy. Và cũng chính vì những bức tường đá này, mà phía bên trong Phân viện mang một bầu không khí “rùng rợn” khó tả.

Khiến người ta chìm đắm trong một thế giới cổ tích đầy ma mị.
Khiến người ta chìm đắm trong một thế giới cổ tích đầy ma mị.

Thử thách lòng can đảm không chỉ dừng lại ở đó. Phân viện được chia thành nhiều phòng, mỗi phòng sẽ trưng bày một nhóm động thực vật hay một lớp thú khác nhau với những mẫu vật hoặc mô hình. Và một chiếc review nhẹ chính là những mô hình này sống động y như thật luôn đó. Nếu bạn không vững tim thì chắc sẽ không sống sót nổi sau khi tham qua tất tần tật cả phòng đâu. Và phục vụ cho việc nghiên cứu, cạnh các mô hình là tag tên cùng nhưng dòng giới thiệu về loài vật đó.

Bên hông Phân viện còn là một khu vườn nhỏ với nhiều loại thực vật khác nhau. Một màu xanh mát mắt vô cùng thoải mái. Nếu có thể chấm điểm, thì khu vườn này đạt điểm 100 trên thang 10 cho nguyên liệu sống ảo hoàn hảo. Bạn yêu thích concept mơ màng quyến rũ hay “Alice lạc vào xứ sở thần tiên”, đây là địa điểm lý tưởng dành riêng cho bạn.

Thiền viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt có diện tích khoảng 20ha, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng cạnh khu vực hồ Tuyền Lâm. Dưới những hàng thông xanh và tiếng chim líu lo, thấp thoáng bóng kiến trúc Thiền viện cùng các nhà sư làm cho cảnh trí ảo ảo, huyền huyền. Thiền viện Trúc Lâm đã làm sống dậy Thiền Tông thuở nào. Công trình được xây dựng vào tháng 5/1993, đến tháng 3/1994 thì hoàn thành, dựa trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, có sự góp ý của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Công trình gồm 18 hạng mục chính chia làm hai khu Ngoại viện và Nội viện. Tham gia thiết kế một số hạng mục trong công trình có các tác giả người Đà Lạt như kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc.

Nếu đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm, vượt 140 bậc đá dài khoảng 500m, qua ba cổng Tam quan mới tới Chánh điện chùa Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ba cổng Tam quan này có kiến trúc gần giống nhau, có trụ xây bằng đá chẻ. Trên đầu trụ có khung đỡ hai tầng mái, lợp ngói ống men màu vàng. Trên đỉnh Tam quan là hình Trùng Hổ đối diện, uốn vào bánh xe Pháp Luân ở giữa.

 Người thiết kế là ông Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc và kiến trúc sư rất nổi tiếng thời đó là Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế ra Dinh Độc Lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
Người thiết kế là ông Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc và kiến trúc sư rất nổi tiếng thời đó là Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế ra Dinh Độc Lập ở thành phố Hồ Chí Minh.

Vượt qua ba cổng Tam quan vào tới Chánh điện với diện tích gần 200 mét vuông, mặt trước có một cửa lớn với hai cánh cửa lùa bằng gỗ quý, chạm trổ công phu, mỹ thuật. Nội thất Chánh điện rộng, thoáng, sáng, thờ tự trang nghiêm mang đầy đủ ý nghĩa của nhà Thiền. Chính giữa thờ tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cao gần 2m tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bên phải Đức Phật là hình ảnh Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư tử tượng trưng cho Trí tuệ. Bên trái là hình ảnh Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà tượng trưng cho Từ bi. Chánh điện có hai tầng mái, dạng cổ lầu. Mái lợp ống men sáng, uốn nhẹ theo mái đao – hình tượng đặc trưng của Thiền Phái Trúc Lâm đương đại, lĩnh hội đầy đủ những đặc trưng của Đạo Thiền. Mái đao vươn lên giữa trời, tĩnh lặng, thanh thoát, đậm nét chân phương, không mang kiểu dáng cung đình nhưng vẫn rất mạnh mẽ, thể hiện sự siêu thoát. Khác với mái ở Thiền viện miền Bắc là những cụm mây; ở Huế dựa trên hình hoa sen cách điệu; còn mái đao của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt đơn giản hơn, được phân làm ba ngấn biểu trưng cho ba cảnh giới trong nhà Phật: Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới. Trên mái có gắn bánh xe chuyển Pháp Luân giữa hai con Trùng Hổ uốn lượn. Một hành lang rộng thoáng chạy quanh Chánh điện. Chỉ có hành lang phía trước có dựng bốn cột tròn giả gỗ, còn lại hai bên và hậu điện không có cột đỡ mái. Đây là nét riêng của công trình kiến trúc tại Lâm Đồng.

Nếu du khách đang du ngoạn Hồ Tuyền Lâm có thể đi bộ lên một con dốc có 140 bậc bằng đá đi qua tất cả ba cổng tam quan để đi vào tham quan chánh điện.
Nếu du khách đang du ngoạn Hồ Tuyền Lâm có thể đi bộ lên một con dốc có 140 bậc bằng đá đi qua tất cả ba cổng tam quan để đi vào tham quan chánh điện.

Tuân theo quy tắc bố trí chùa viện của Việt Nam “Tiền phật hậu tổ” phía sau Chánh điện là Tổ đường. Cùng với Chánh điện thì Tổ đường là hạng mục trọng điểm của kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Mặt trước Tổ đường có ba gian cửa lớn, một hành lang rộng chạy quanh với hàng lan can ba mặt, tạo cho Tổ đường kiểu dáng mạnh mẽ thâm nghiêm. Nội thất Tổ đường có bốn cột tròn, chia thành ba căn. Căn giữa rộng, hai căn bên hẹp. Hai đầu sân Chánh điện là hai tháp chuông và trống. Kiểu dáng gần giống nhau, trên có hai tầng mái lợp ngói men, mái uốn cong theo dáng mái đao. Chung quanh mặt nền có lan can. Bốn phía chạm khắc các phù điêu phổ biến trong nhà Thiền. Nếu như tháp chuông có vẻ thanh thoát thì tháp trống lại mang vẻ trầm hùng hơn.

Kiến trúc sư Trần Đức Lộc – người tham gia thiết kế kiến trúc Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cho biết: “Hầu hết mô típ kiến trúc của các thiền viện đều giản dị, đường nét thanh thoát hài hòa. Trong mười thiền viện của Việt Nam, Thiền Viện Trúc Lâm tại Đà Lạt được đánh giá là tiêu biểu, vừa mang hơi thở đương đại mà rất đậm đà bản sắc dân tộc, vừa thanh thoát tôn nghiêm nhưng lại hết sức đơn sơ gần gũi phản ánh đúng bản chất Thiền tông. Công trình này hoàn toàn bảo đảm các yếu tố về du lịch mà không ảnh hưởng đến yếu tố tín ngưỡng. Thực tế chứng minh Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt đã và đang là điểm đến hấp dẫn không chỉ với Phật tử mà cả khách du lịch thập phương”.

Nhà thờ Domaine de Marie

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là Nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các sœurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), Nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1938. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo.

Trước đây nhà thờ là tu viện chính của Dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940 – 1943). Sau năm 1975, ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh.

Người dân địa phương thường gọi nhà thờ này là nhà thờ Mai Anh.
Người dân địa phương thường gọi nhà thờ này là nhà thờ Mai Anh.

Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.

Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.

Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.

Nhà thờ Mai Anh Đà Lạt luôn mở cửa chào đón du khách.
Nhà thờ Mai Anh Đà Lạt luôn mở cửa chào đón du khách.

Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc – rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo. Từ khi hoàn thành cho đến nay nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường.

Nhà thờ thời gian đầu xây dựng không có tháp chuông. Hiện tại nhà thờ đã có tháp chuông, tháp được đặt ở ngay phía sau ngôi chánh điện với quả chuông nhỏ. Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943 và do phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux (Suzanne Humbert) dâng tặng.

Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux, để hoàn thành tâm nguyện của bà và để ghi nhớ công ơn của bà, người có công trong việc giúp xây dựng nhà thờ. Bà đã bị tai nạn trong một chuyến đi từ Sài Gòn ra Đà Lạt tại đèo Prenn, sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng vì vết thương quá nặng nên bà đã qua đời tại đó vào năm 1944).

Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc Đà Lạt được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ.

Dinh I, Dinh II và Dinh III

Dinh Bảo Đại có lẽ là một trong những công trình kiến trúc đặc trưng và nổi tiếng nhất tại Đà Lạt. Được người Pháp xây dựng với phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng. Dinh Bảo Đại ở Đà Lạt chính là một trong những địa điểm tham quan, du lịch được ưa thích nhất. Đây chính là một trong những điểm đến được rất nhiều các công ty du lịch tại Đà Lạt muốn giới thiệu đến với du khách.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt hay còn được biết đến là Dinh 3 Đà Lạt. Đây chính là nơi ở, nơi làm việc. Của Vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra tại Thành phố ngàn hoa xinh đẹp còn có thêm 2 dinh thự khác. Đó chính là Dinh 1 và Dinh 2.

Dinh I được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng vào năm 1940 trên một ngọn đồi, độ cao 1550m có rừng thông bao quanh. Diện tích khu vực khoảng 60 ha.
Dinh I được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng vào năm 1940 trên một ngọn đồi, độ cao 1550m có rừng thông bao quanh. Diện tích khu vực khoảng 60 ha.

Hiện tại những dinh thự này vẫn còn giữ nguyên được hiện trạng ban đầu. Được hoạt động với mục đích tham quan và du lịch. Với mong muốn giới thiệu đến với quý du khách trong và ngoài nước. Những nét kiến trúc đặc trưng tại Đà Lạt, những giá trị lịch sự của vùng đất thơ mộng và tuyệt đẹp này.

Dinh 1 Đà Lạt hay còn được biết đến là Dinh Bảo Đại 1 – King Palace. Tọa lạc trên đường Trần Quang Diệu. Cách khu vưc trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng tâm 10 phút đi xe. Tọa lạc tại một ngon đồi xung quanh được bao bọc bởi những rừng thông xanh biếc. Cùng với đó lại nằm cách xa vị trí mặt tiền đường chính. Cho nên khung cảnh cũng như không gian nơi đây trở nên thơ mộng và yên bình hơn bao giờ hết.

Dinh 1 được xây dựng vào năm 1940 do một triệu phú người Pháp có tên là Robert Clément Bourgery. Tổng diện tích của Dinh 1 khoảng chừng 60 hectar. Mãi cho đến năm 1949 khi Bảo Đại đặt chân đến với Đà Lạt đã mua lại nơi đây. Sau đó mới cho tu sửa lại cũng như phát hiện thêm một đường hầm nắm phí sau dinh.

Đường hầm này thông từ Dinh 1 đến Dinh 2 cũng như có các đường dẫn đến những biệt thự khác. Đường hầm có chiều dài khoảng 4km. Tuy nhiên các bạn chớ lầm tưởng là đường hầm này người Pháp xây dựng nhé! Mà đường hầm này lại do chính người Nhật xây dựng với mục đích để bắt những quan chức, lãnh đạo của Pháp. Trong dinh toàn quyền cũng như các biệt thự nằm tại những vị trí xung quanh.

Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân.
Thời kỳ Tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân.

Dinh 2 chính hay còn được biết đến là Dinh Toàn Quyền. Là một trong những dinh thự nằm gần ngay tại trung tâm Thành phố Đà Lạt nhất. Tọa lạc ngay tại vị trí đầu đường Trần Hưng Đạo, trên một ngon đồi cao 1.540m so với mực nước biển.

Dinh 2 Đà Lạt cũng được những cánh rừng thông xanh đặc trưng của Đà Lạt bao bọc. Đây chính là nơi sinh sống và làm việc của ông Jean Decoux. Một nhà chức trách tối cao của Pháp lúc bấy giờ. Dinh 2 được xây dựng vào năm 1933, đây chính là dinh thự được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng và rỏ nét nhất. Chả khác nào như là một tòa lâu đài nguy nga và tráng lẹ cả. Dinh thự này gồm có tổng cộng 25 phòng đượ thiết kế rất sang trọng và quý phái.

Dinh III, còn gọi là Dinh Bảo Đại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình vua Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt.
Dinh III, còn gọi là Dinh Bảo Đại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình vua Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt.

Có lẽ trong số 3 dinh thự Bảo Đại tại Đà Lạt. Thì Dinh 3 chính là một trong những dinh thự được rất nhiều người biết đến. Đây cũng chính là dinh thự được rất nhiều du khách tham quan trong và ngoài nước cực kỳ ưa thích.

Dinh 3 được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1938 thì hoàn thành. Được thiết kế theo phong cách kiến trúc đậm chất Châu Âu cổ điển. Dinh 3 được 2 vị kiến trúc sư người Pháp kết hợp với kiến trúc sư Huỳnh Tấn Pháp thiết kế và xây dựng.

Đây cũng chính là dinh thự làm toát lên vẻ đẹp uy nghiệm và sang trọng nhất trong 3 dinh thự tại Đà Lạt. Tọa lạc trên đối Ân Ái trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của Kiến trúc sư Hébrard dành cho dinh toàn quyền.

Dinh 3 cũng chính là nơi mà Bảo Đại lựa chọn là nơi sinh sống và làm việc của mình. Tại đây cũng gồm có 25 phòng, gồm có 2 tầng. Được thiết kế mang đậm phong cách Châu Âu nhưng có phần hiện đại và sang trọng hơn so với 2 dinh thự còn lại.

Với phong cách kiến trúc tuyệt đẹp. Cùng với đó là những cảnh vật thơ mộng và lãng mạn tại đây. Có lẽ cũng chính vì vậy mà Dinh 3 hiện nay là điểm đến ưa thích của rất nhiều quý du khách.

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, bắt đầu vận hành từ năm 1963. Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của Liên Xô và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lò phản ứng IVV-9 của Viện bắt đầu vận hành trở lại vào ngày 20 tháng 3 năm 1984.

Du khách một lần đi qua thành phố du lịch Đà Lạt, nhìn quang cảnh khuôn viên Viện Nghiên cứu Hạt nhân sẽ không khỏi ngạc nhiên.
Du khách một lần đi qua thành phố du lịch Đà Lạt, nhìn quang cảnh khuôn viên Viện Nghiên cứu Hạt nhân sẽ không khỏi ngạc nhiên.

Hiện nay, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

Năm 1958, Việt Nam Cộng Hòa đã thành lập Nguyên tử lực cuộc và đến năm 1961 một cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hạt nhân được thành lập mang tên Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Trung tâm được xây dựng tại một khu vực có diện tích 21 hecta bên đường Nguyên Tử Lực, phía đông bắc trung tâm Đà Lạt. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4-1961 và được hoàn thành vào tháng 12-1962. Đây là một công trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thiết kế công trình.

Chợ Đà Lạt

Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là “con tim của thành phố Đà Lạt”. Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ còn là điểm thu hút khách tham khi đến thành phố Đà Lạt. Năm 2011, Chợ Đà Lạt mới được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2018-2019.

Chợ không rõ đã có từ lúc nào, nhưng cho đến khi Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923 thì người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay.
Chợ không rõ đã có từ lúc nào, nhưng cho đến khi Hébrard hoàn thành đồ án quy hoạch thị xã Đà Lạt vào năm 1923 thì người ta cũng được biết đến một ngôi chợ ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay.

Các mốc xây dựng:

  • Năm 1929, một ngôi chợ bằng cây được xây dựng, lợp tôn gọi là “Chợ Cây” được dựng lên tại vị trí Rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở khu Hòa Bình hiện nay.
  • Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế “Chợ Cây”.
  • Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà-lách-son (cresson), do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt (đặc biệt là việc thay đổi mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu nổi béton, khu công viên trước chợ, và các dãy phố lầu xung quanh chợ).
  • Công trình do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt và Ngân hàng Việt Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu tư. Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.

 

Chợ Đà Lạt không hoạt động về đêm, mở cửa lúc 7h00 và đóng cửa lúc 19h00 hàng ngày. Tuy nhiên, chợ âm phủ Đà Lạt lại xuất hiện với các mặt hàng như: hàng len, hàng ăn uống, rau quả để du khách vừa mua sắm vừa đi dạo ngắm cảnh ban đêm ở trung tâm thành phố Đà Lạt.
Chợ Đà Lạt không hoạt động về đêm, mở cửa lúc 7h00 và đóng cửa lúc 19h00 hàng ngày. Tuy nhiên, chợ âm phủ Đà Lạt lại xuất hiện với các mặt hàng như: hàng len, hàng ăn uống, rau quả để du khách vừa mua sắm vừa đi dạo ngắm cảnh ban đêm ở trung tâm thành phố Đà Lạt.

Đến năm 1993 kiến trúc sư Ngô Viết Thụ ở Pháp về đã có tham gia chỉnh trang ngôi chợ lại với thiết kế cầu nổi nối liền khu Hòa Bình và khu Chợ Đà Lạt và các hệ thống đường xá nhà cửa xung quanh, cùng lúc này khu chợ cũ và rạp hát 3 tháng 4 cũng được đập bỏ để xây dựng thành rạp hát Hòa Bình hiện nay.

Biệt điện Trần Lệ Xuân

Biệt điện Trần Lệ Xuân hiện nay là trở thành cơ sở cho Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia. Lưu trữ gần 35.000 mộc bản triều Nguyễn và những tài liệu quý do ông Ngô Đình Nhu sưu tập.

Để có thể tìm hiểu và tham quan ngôi biệt thự bậc nhất Đông Nam Á này thì bạn hãy đến số 2 đường Yết Kiêu, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 3 km. Bạn có thể xem miễn phí những kỉ vật, tài liệu được trưng bày bên trong căn biệt thự.

Từng được mệnh danh là “Đệ Nhất Trời Nam”, Biệt điện Trần Lệ Xuân có thể nói là số 1 về sự nguy nga và lộng lẫy. Căn biệt thự khởi công và xây dựng năm 1958 trên đồi thông bạt ngàn với khuôn viên 13.000 m2 (nay là số 2 đường Yết Kiêu – TP Đà Lạt) . Đây là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân thời kỳ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, sau khi Ngô Đình Nhu cùng anh trai là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 thì bà Trần Lệ Xuân đã bỏ sang Pháp sinh sống. Ngôi biệt thự trở thành khu tham quan du lịch.

Biệt điện Trần Lệ Xuân ngày nay trở thành điểm than quan du lịch.
Biệt điện Trần Lệ Xuân ngày nay trở thành điểm than quan du lịch.

Đến đây, du khách không chỉ bị thu hút bởi vẻ tráng lệ của ngôi biệt thự mà còn là những câu chuyện bí ẩn đằng sau ngôi biệt thự xa hoa này.

Theo lời kể của những vị cao niên khu vực quanh biệt điện: Vào thời kỳ dòng họ Ngô vẫn nằm trên đỉnh cao quyền lực thì ngôi biệt điện là nơi không ai được bén mảng lại. Mọi hoạt động diễn ra bên trong đều là điều bí ẩn. Công tác canh gác ở đây rất nghiêm ngặt. Mỗi ngày có hàng chục lính canh gác xung quanh quanh khu biệt thự đến nỗi một con chim cũng không thể lọt vào.

Ngoài ra, người dân ở đây còn rỉ tai nhau về thông tin có hầm nối liền biệt thự đến sân bay Cam Ly cách đó khoảng 2 km nhằm đề phòng khi có sự cố xảy ra sẽ dễ dàng thoát thân bằng máy bay. Cho đến nay thì thông tin vẫn chưa được xác thực.

Bể nước nóng ngoài trời cũng là một bí ẩn lớn chưa có lời giải đáp. Vào thời đó, nhiệt độ Đà Lạt chỉ giao động từ 8-10 độ. Vậy mà tại đây đã có bể bơi nước nóng ngoài trời. Có nhiều người nói bà đã cho người đun nước sôi và đổ vào bể nhưng cách này hoàn toàn không khả thi. Cho đến nay, chúng ta vẫn không biết bà Trần Lệ Xuân đã làm thế nào để tạo ra hồ nước nóng đó.

Du khách khi đến đây có lẽ cảm giác đầu tiên cảm nhận được đó là sự choáng ngợp bởi một quần thể kiến trúc Lâm Đồng mang phong thái quý tộc cực kỳ sang trọng. Đây chính là minh chứng cho một cuộc sống vương giả, xa hoa của giới quan chức trong thời Ngô Đình Diệm nắm quyền. Tổng thể căn biệt điện bao gồm 3 biệt thự với những cái tên rất mỹ miều: Biệt thự Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.

Đây chính là ngôi biệt thự đẹp nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đây chính là ngôi biệt thự đẹp nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.

Được xem là biệt thự tráng lệ nhất trong “tam ngọc”. Biệt thự được thiết kế với cấu trúc không gian bao gồm phòng yến tiệc, phòng vui chơi, phòng làm việc, phòng trang điểm, phòng khiêu vũ…Đặc biệt, phía bên ngoài có thêm hồ nước nóng ngoài trời thiết kế theo phong cách phương tây càng làm tăng độ xa xỉ cho căn biệt thự. Đây là nơi để gia đình bà Trần Lệ Xuân cùng quan chức giải trí, tiệc tùng.

Nằm phía bên phải Bạch Ngọc, Lam Ngọc được xây dựng với mục đích là nơi nghỉ dưỡng dành riêng cho gia đình. Căn biệt thự được thiết kế khá cầu kỳ với lối kiến trúc Pháp. Phòng ốc nối tiếp nhau một cách khoa học và được trang bị đầy đủ nội thất sang trọng. Mỗi phòng đều được trang bị một lò sưởi.

Men theo con đường đá chẻ phía sau đồi thông là biệt thự Hồng Ngọc. Đây là món quà mà bà Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cho người cha của mình là ông Trần Văn Chương. Tuy không có diện tích rộng như hai căn biệt thự Bạch Ngọc và Lam Ngọc nhưng du khách cũng không thể rời mắt trước kiến trúc cổ điển Pháp vô cùng tinh tế và xa hoa này.

Dạo một vòng, ta cảm nhận được cuộc sống bà cố vấn thời bấy giờ xa hoa đến mức nào. Mọi góc cảnh, mọi đồ vật dường như vẫn còn mang hơi thở của người chủ nhân trước.

Nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly hay Nhà thờ Sơn Cước là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Nhà thờ phục vụ chủ yếu cho người dân tộc thiểu số.

Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với người dân tộc thiểu số và nhà thầu Đỗ Kiều đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968.

Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hào giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của người dân tộc.

Nhà thờ Cam Ly hay còn được gọi với một tên gọi khác là nhà thờ Sơn Cước.
Nhà thờ Cam Ly hay còn được gọi với một tên gọi khác là nhà thờ Sơn Cước.

Mặt bằng nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2, trong đó 1/3 diện tích dành cho cung thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho tín đồ.

Từ chính diện phía đầu hồi, mái nhà cao hơn 17m gợi tưởng hình mũi tên vút lên trời cao; phía mặt bên trông xa giống như hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời; đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân tộc.

Kết cấu chịu lực chính là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô, tường lấp xây đá kiểu dày 40 cm, cao 2m, bên trên là hàng kính màu.

Lối đi lại trong nhà thờ được lát đá chẻ. Cột cao 3m, kích thước mỗi cột 20x 50 cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12m trông rất ấn tượng. Để lợp mái nhà có độ dốc lớn như vậy, người thiết kế đã cho áp dụng 80.000 viên ngói phẳng mà gờ móc có đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào litô.

Một sự kết hợp hài hòa giữa những đường nét phương Tây, nhưng lại rất chi là truyền thống với những hoa văn giản dị.
Một sự kết hợp hài hòa giữa những đường nét phương Tây, nhưng lại rất chi là truyền thống với những hoa văn giản dị.

Trang trí bên trong nhà thờ thật hiệu quả nhờ cách xử lý không gian ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc gồm các hình tam giác, hình vuông,… Đối với người dân tộc, hình tam giác tượng trưng cho sự ưu việt hơn hẳn của Chúa, hình vuông tượng trưng trái đất được bao quanh bởi các hành tinh: Kim, Hỏa, Mộc và Mặt trời.Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Dưới cây thánh giá, trên tường đá kiểu có gắn ba cái sừng trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa.

Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.

Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, trên quốc lộ 20. Chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai lọ. Chùa Linh Phước là một công trình kiến trúc Đà Lạt khảm sành đặc sắc của thành phố Đà Lạt.

Tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và cũng được xem là chuông nặng nhất Việt Nam.
Tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và cũng được xem là chuông nặng nhất Việt Nam.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949, hoàn thành năm 1950. Năm 1990 thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu lại chùa và xây dựng thêm nhiều công trình mới.

Chùa Linh Phước trải qua 5 đời trụ trì:

  • Hòa thượng Thích Minh Thể (1951–1954)
  • Hòa thượng Thích An Hòa (1954–1956)
  • Hòa thượng Thích Quảng Phát (1956–1959)
  • Hòa thượng Thích Minh Đức (1959–1985)
  • Thượng tọa Thích Tâm Vị (từ 1985 đến nay)

Chánh điện dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.

Điều tạo nên sự khác biệt của chùa Linh Phước đó chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài.
Điều tạo nên sự khác biệt của chùa Linh Phước đó chính là các công trình trong khuôn viên của chùa đều được khảm các mảnh sành, sứ, mảnh chai bên ngoài.

Sân chùa (Hoa Long Viên) có con rồng dài 49 m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao hơn 37 m, được coi là tháp chuông chùa cao nhất Việt Nam. Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999, trước đây được xem là chuông nặng nhất Việt Nam, hiện nay chiếc chuông nặng nhất Việt Nam thuộc về Chuông tại Bảo Tháp của Chùa Bái Đính Ninh Bình. Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Thánh thất Đa Phước

Thánh thất Đa Phước hay Thánh thất Đà Lạt là một Thánh thất Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh nằm ở phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thánh thất này trước đây thuộc Tộc đạo Đà Lạt, Châu đạo Lâm Đồng, Trấn đạo Tuyên Đức, nay là Họ Đạo Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thánh thất Đà Lạt xây dựng trên một ngọn đồi diện tích 10ha, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 7 km về phía đông, xung quanh được che phủ những rặng thông cho nên rất nên thơ lẫn nghiêm trang.

Diện tích Thánh thất là trên 1.627m² trên tổng diện tích là 14.774m². Là Thánh thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam hiện nay và là một trong những cơ sở tôn giáo lớn nhất Đà Lạt.

Thánh thất cao đài Đà Lạt được xây dựng từ năm 1938 vào dịp lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc Cao Đài được tòa thánh Tây Ninh cử lên Đà Lạt truyền đạo.
Thánh thất cao đài Đà Lạt được xây dựng từ năm 1938 vào dịp lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc Cao Đài được tòa thánh Tây Ninh cử lên Đà Lạt truyền đạo.

Thánh thất Đà Lạt được xây dựng theo mẫu số 2 của Tòa Thánh Tây Ninh nên về kiến trúc tổng thể giống với Tòa Thánh Tây Ninh nhưng thay đổi một số chi tiết và họa tiết trang trí.

Do Thánh thất xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh nên có đầy đủ những phần kiến trúc tổng thể của tôn giáo Cao Đài là: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài.

Hiệp Thiên Đài của Thánh thất Đà Lạt gồm 2 lầu chuông, trống. Mỗi lầu cao 18m, gồm 5 tầng.

Lầu chuông phía dưới có lắp ô thông gió, tạo hình chữ “CAO” bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, trên đó có 4 chữ “Bạch Ngọc Chung Đài” bằng chữ Quốc ngữ, nhưng không được phép đắp hình Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt như của Tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó là hình mặt Trời đang tỏa sáng. Trong lầu có treo một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Đỉnh lầu dưới cột thu lôi có tạc hình cái hồ lô, tượng trưng bửu pháp của Lý Thiết Quả, được cho là tiền kiếp của Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt.

Ngày nay thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã và đang là một điểm sinh hoạt văn hóa tôn giáo lớn của các tín đồ đạo Cao Đài khắp miền Tây Nguyên.
Ngày nay thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã và đang là một điểm sinh hoạt văn hóa tôn giáo lớn của các tín đồ đạo Cao Đài khắp miền Tây Nguyên.

Lầu trống phía dưới có lắp ô thông gió, tạo hình chữ “ĐÀI” bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán, trên đó có 4 chữ “Lôi Âm Cổ Đài” bằng chữ Quốc ngữ, nhưng không được phép đắp tượng Nữ Đầu sư Hương Thanh như của Tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó là hình Mặt Trăng đang tỏa sáng. Trong lầu có treo một cái trống lớn gọi là Lôi Âm Cổ. Đỉnh lầu dưới cột thu lôi có tạc hình giỏ hoa lam là bửu pháp của Long Nữ, thị giả của Quan Thế Âm, được cho là tiền kiếp của Nữ Đầu sư Hương Thanh.

Phần giữa Chánh điện là khu vực Cửu Trùng Đài, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài. Khu vực này có 6 cột trụ phân làm 2 bên, nhưng theo luật lịnh của Tòa Thánh Tây Ninh không được trang trí hình rồng như của Tòa Thánh. Phía dưới mỗi cây cột được một đóa hoa sen lớn màu đỏ đỡ lấy.

Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Thánh thất. Gian này có 8 cột trụ rồng xếp thành Bát quái. Nhưng không làm quả Càn Khôn như Tòa Thánh Tây Ninh mà thay vào đó là một bàn thờ lớn có 5 bậc. Bậc thứ nhất là một hình Thiên Nhãn lớn tượng trưng Thượng đế, kế dưới là một ngọn đèn dầu gọi là đèn Thái Cực luôn luôn được thắp sáng không để cho tắt.

Biệt thự Hằng Nga

Biệt thự Hằng Nga hay Ngôi nhà quái dị (được biết đến với tên tiếng Anh: Crazy House) là một nhà nghỉ tại Đà Lạt, nằm ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng trong khuôn viên rộng gần 2.000 m2. Ngôi nhà này nổi tiếng vì có phong cách kiến trúc Đà Lạt đặc biệt.

Từ khi khai trương vào năm 1990, tòa nhà này đã được công nhận kiến trúc độc đáo, đã được nêu bật trong các sách hướng dẫn du lịch và được xếp vào nhóm 10 tòa nhà kỳ lạ nhất theo bình chọn của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.

Biệt thự Hằng Nga Đà Lạt hay còn gọi là ngôi nhà điên ở đà lạt.
Biệt thự Hằng Nga Đà Lạt hay còn gọi là ngôi nhà điên ở đà lạt.

Biệt thự Hằng Nga bao gồm nhiều tòa nhà và nhà khách, quán cà phê và phòng trưng bày nghệ thuật với phong cách đặc biệt. Các nội thất của tòa nhà bao gồm hang động, hành lang quanh co, cầu thang quanh co, đồ nội thất kỳ quặc và những bức tượng động vật với kích cỡ lớn. Không có những đường thẳng và góc thẳng, không “ngang hàng thẳng lối”. Có thể tạo ấn tượng là không gian, hành lang, cầu thang, cửa sổ hoặc đồ nội thất – tất cả mọi thứ có vẻ như thể đã bị nấu tan chảy ở nhiệt độ cao và sau đó đóng băng trong hình dạng kỳ cục.

Giữa các tòa nhà là những mấu cây, rể cây xương xẩu làm bằng bê tông và mạng nhện khổng lồ làm bằng dây kẽm. Có một phòng trà nhỏ bên trong một tượng Hươu cao cổ to. Các phòng nghỉ có tên phòng Quả Bầu, Kangaroo, con gấu, con ong,…

Đây là một trong những ngôi nhà kì lạ ở Đà Lạt.
Đây là một trong những ngôi nhà kì lạ ở Đà Lạt.

Các phòng đều có thể được đặt chỗ mướn để nghỉ qua đêm bình thường. Hiện tại, mỗi năm “Crazy house” đón khoảng 100.000 lượt khách tới tham quan, trong đó phần nhiều là khách nước ngoài.

Kiến trúc sư và chủ nhân của tòa nhà là Đặng Việt Nga, là con gái của bà Nguyễn Thị Minh và cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – Trường Chinh. Thuở bé, bà học trường tiểu học dành cho thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc (1951-1954) và học trung học tại Liên Xô. Bà tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959 – 1965), sau đó từ 1969 – 1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng Tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và cho dựng xây tòa nhà này.

Nhà nguyện dòng Franciscaines

Nhà nguyện dòng Franciscaines là một tu viện bị bỏ hoang đã vài thập kỉ. Tu viện vốn là Tập viện của dòng nữ tu Franciscan Missionaries of Mary – FMM (Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ), được thành lập năm 1877, có mặt ở Việt Nam từ năm 1932, năm 1979 tập viện đóng cửa. Lớp bụi thời gian phủ mờ trên những ô cửa kính đã vỡ, hành lang u tối đầy cỏ dại. Người Đà Lạt truyền tai nhau về câu chuyện bi thảm của một cô gái trẻ trong trang phục cô dâu đã kết thúc cuộc đời mình trong tu viện này. Thành ra cùng với vẻ hoang tàn cổ kính kể từ khi đóng cửa, câu chuyện kì bí không rõ thực hư kia càng làm người ta ít lui tới đây hơn.

Thông tin Nhà nguyện dòng Franciscaines hiện đang bị tháo dỡ từng khiến nhiều người tiếc nuối bởi kỷ niệm gắn bó tại nơi này. Đây cũng là tu viện bỏ hoang tại Đà Lạt từng trở thành địa điểm “hot” bởi kiến trúc mang hơi hướng Châu Âu đầy ma mị.

Nhà nguyện dòng Franciscaines là một hồi ức đẹp của người dân Đà Lạt nói riêng và du khách nói chung, hiện đang được tháo dỡ để trùng tu.
Nhà nguyện dòng Franciscaines là một hồi ức đẹp của người dân Đà Lạt nói riêng và du khách nói chung, hiện đang được tháo dỡ để trùng tu.

Được biết Nhà Nguyện thuộc sự quản lý của trường Đại học Kiến Trúc TPHCM, số 20, đường Hùng Vương, Phường 10, TP. Đà Lạt – Lâm Đồng. Vốn là cựu sinh viên của trường nên khi nghe tin nhà nguyện dòng sẽ bị tháo dỡ từ vài tháng trước, Nguyễn Kỳ Anh đã rất buồn. Đến hiện tại, khi có dịp ghé qua Đà Lạt, anh mới có thể ghé thăm và lưu lại những hình ảnh đẹp về nhà nguyện dòng.

Chất mem say đắm của Đà Lạt không chỉ đến từ những rừng thông ngút ngàn, những con đường đậm chất Tây Âu mà còn bởi màn sương bí ẩn được thêu dệt nên từ những câu chuyện nhuốm màu thời gian của các khu nhà cổ. Trong số các công trình dấu ấn, không thể bỏ qua nhà nguyện dòng Franciscaines – tu viện bỏ hoang phủ màu rêu mốc tách biệt trong rừng thông lẩn khuất quanh co.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ Anh đã ghé thăm và lưu lại một vài hình ảnh trước khi Nhà nguyện dòng bị tháo dỡ, trùng tu.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ Anh đã ghé thăm và lưu lại một vài hình ảnh trước khi Nhà nguyện dòng bị tháo dỡ, trùng tu.

Nhưng Đà Lạt cũng hấp dẫn bởi vậy, càng bí ẩn lại càng gây sút hút với con người. Gạt câu chuyện ma mị bí ẩn sang một bên thì lối kiến trúc Gothic cổ kính đậm chất Tây Âu của tu viện cũng đủ khiến nhiều người bất chấp đến đây để chiêm ngưỡng vẻ hoang tàn tuyệt mĩ của khối công trình kiến trúc độc đáo này. Nhà nguyện có kiến trúc kết hợp giữa phương Tây và phương Đông. Hệ thống mái ngói kiểu phương Đông được kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ. Những ô cửa sổ và cửa chính mang đậm bóng dáng kiến trúc Đà Lạt đặc trưng của phương Tây với mái vòm. Cửa chính vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn.

Nhà nguyện dòng Franciscaines là một công trình kiến trúc tôn giáo thật sự đẹp. Không hiểu vì sao Đà Lạt lại bỏ phí một công trình như vậy, dù là lý do gì thì thiết nghĩ nơi đây cần phải được bảo tồn, biết đâu trong tương lai tu viện sẽ trở thành địa điểm du lịch Đà Lạt check-in nổi tiếng thu hút khách du lịch đến với thành phố đặc biệt này.

Chủng Viện Minh Hòa

Chủng Viện Minh Hòa ngày nay trực thuộc giáo phận Đà Lạt. Xưa kia là cao nguyên Trung bộ thuộc Giáo phận Ðông Ðàng Trong (1844). Những năm 1907, cả vùng đất Bình Thuận và Lâm Ðồng bây giờ được sát nhập vào Nam Kỳ Lục Tỉnh và thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong, rồi Giáo phận Sài Gòn (1924). Năm 1920, Giáo xứ Ðà lạt được thành lập. Giáo phận Đà Lạt được trao cho Ðức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người.

Chủng viện Minh Hòa Đà Lạt còn được gọi với cái tên nhà thờ Thánh Mẫu.
Chủng viện Minh Hòa Đà Lạt còn được gọi với cái tên nhà thờ Thánh Mẫu.

Chủng Viện Minh Hòa với tên gọi khác là nhà thờ Thánh Mẫu. Chính thức thành lập từ ngày 23/02/1967. Vào ngày 22/04/1980 lấy tên chính thức Chủng Viện Minh Hòa khi hợp nhất Tiểu Chủng Viện Simon Hòa và Cư xá Đại Chủng Viện Minh Hòa.

Chủng Viện Minh Hòa hơn 55 năm hình thành và phát triển đáp ứng nhiệm vụ xây dựng tôn giáo niềm tin dân tộc phụng sự nước nhà.

Các Ðức Cha đã và đang cai quản Giáo phận:

  • Ðức Cha cố Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, Giám mục tiên khởi
  • Ðức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
  • Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
  • Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc
  • Đức cha Antôn Vũ Huy Chương

Chủng Viện Minh Hòa được thành lập từ những năm 60 của thế kỉ XX và được lưu giữ đến ngày nay. Vì thế, Chủng Viện Minh Hòa không chỉ là nơi tu học, còn là điểm đến du lịch tâm linh tại Đà Lạt, tiềm ẩn những nét đẹp dịu hiền thơ mộng của một thoáng Đà Lạt nhẹ nhàng, bình yên.

Chủng Viện Minh Hòa được bao bọc bởi rừng thông xanh và hàng tùng cổ thụ, đan xen ở trung tâm chủng viện là thánh đường với nét kiến trúc sáng tạo độc đáo.

Chủng viện nổi bật bởi nét kiến trúc sáng tạo mang đậm tính dân tộc khi kết hợp với lối kiến trúc đô thị hiện đại trên nền vật liệu truyền thống (gỗ, đá, gạch). Giáo đường chính là kiến trúc theo kiểu cổ điển tối giản vận dụng gỗ thiên nhiên tạo nên chốn giáo đường thuần Việt, gần gũi hơn với lối nhà ở của người Việt.

Bộ ảnh cưới chụp tại Đà Lạt của Phan Mạnh Quỳnh và Khánh Vy được chụp tại đây.
Bộ ảnh cưới chụp tại Đà Lạt của Phan Mạnh Quỳnh và Khánh Vy được chụp tại đây.

Kiến trúc nổi bật của Đại Chủng Viện Minh Hòa khi xây dựng thánh đường theo lối kiến trúc nhà “Rông” (không gian sinh hoạt cộng đồng thấm đẫm tinh thần hòa thuận tôn giáo, thôn xã Việt Nam) nổi bật của mảnh đất Tây Nguyên. Kiểu nhà chữ A, mái ngắn – mái dài, góc nhọn ở đỉnh để phù hợp với thời tiết mùa mưa của Đà Lạt.

Đường nét kiến trúc của thánh đường mang đậm sắc thái Á Đông, không gian nơi giáo đường đầy tính trang nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng và ấm áp với tông màu trầm ấm. Lại thoáng mở gần gũi với thiên nhiên.

Không gian bên trong thánh đường thông thoáng với hệ thống cửa kính hứng ánh sáng, tất cả mang tông màu trầm toát lên vẻ đẹp trang nghiêm đầy bí ẩn. Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ thấy ngay mái vòm ngôi nhà thờ cao vút.

Hai bên là những hàng cột gỗ uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa, một chốn hoài niệm, đẫm màu của thời gian.

Quảng trường Lâm Viên

Quảng trường Lâm Viên là quảng trường nằm ở đường Trần Quốc Toản, đối diện hồ Xuân Hương, Phường 10, trung tâm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quảng trường có tên gọi khác là Trung tâm Đà Lạt, được đặt tên Lâm Viên dựa trên vị trí địa lý của thành phố, nằm trên cao nguyên Lâm Viên (cao nguyên Lang Biang), cũng như vùng đất từng gọi là tỉnh Lâm Viên.

Quảng trường Lâm Viên, khu vực nổi tiếng được nhiều người dân gọi trìu mến: trái tim của xứ sở ngàn hoa, ghi chú một trong những địa điểm thu hút khách du lịch khắp nơi tới thăm thành phố. Với các kiến trúc hoa dã quỳ, atisô, đây được xem là công trình nghệ thuật ấn tượng, biểu tượng đặc trưng của Đà Lạt, Lâm Viên cũng là nơi trung tâm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của thành phố và tỉnh Lâm Đồng, như Festival Hoa Đà Lạt.

Nhắc tới những loài hoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt chắc không thể bỏ qua hoa Atiso.
Nhắc tới những loài hoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt chắc không thể bỏ qua hoa Atiso.

Quảng trường Lâm Viên xây dựng trong sáu năm theo đồ án của kiến trúc sư Trần Văn Dũng, có các phân khu chức năng, gồm khu vực bên ngoài có tổng diện tích 72.405 m2, khán đài sức chứa 15 nghìn người, sân lễ hội; khu vực đài phun nước nghệ thuật; khu vực thảm cỏ, cây xanh, bãi đỗ xe. Khu vực bên trong có tổng diện tích 33.700 m2, gồm khu thương mại, triển lãm, nhà hát và khu vực cung nghệ thuật. Bên dưới quảng trường là siêu thị BigC.

Lâm Viên nằm ở trung tâm thành phố, hướng chính nhìn về hồ Xuân Hương, đồng thời hướng mặt về phía núi Lang Biang. Điểm nhấn của quảng trường là cụm kiến trúc khối bông hoa và khối nụ hoa, liên tưởng đến hoa cỏ quen thuộc với Đà Lạt. Hoa dã quỳ và búp hoa atisô là những sản phẩm đặc trưng, biểu tượng hoa tại thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng, được lấy làm ý tưởng thiết kế.

Kiến trúc khối bông thứ nhất là tòa nhà Dã Quỳ hình bán nguyệt, dùng làm cung nghệ thuật. Tòa nhà Dã Quỳ có diện tích sàn là 1.200 m2 với 1.500 chỗ ngồi. Hình hoa được thiết kế với dáng nghiêng, các cánh hoa vàng ôm sát theo hình vòm, mái cong và nhụy hoa được thiết kế trên bề mặt nghiêng. Ý tưởng thiết kế này giúp cho dù từ góc độ nào, du khách cũng có thể thấy được đóa hoa Dã Quỳ – loài hoa gọi nắng về của phố núi mờ sương. Cứ vào cuối tháng 11 hằng năm, hoa Dã Quỳ đều nở rộ khắp mọi cung đường, là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Lạt.

Hoa dã quỳ là biểu tượng của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ là biểu tượng của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Kiến trúc khối bông thứ hai là tòa nhà Atisô có hình dáng hoa Atisô, khi hoa còn nụ, cao hơn 15 m, bên trong là quán cà phê rộng hơn 500 m2. Phần mái kính màu xanh, vàng uốn theo đường xoắn sinh học, mô phỏng những cánh hoa. Công nhân dùng hệ thống ròng rọc treo mình trên không, lắp hàng nghìn mảnh kính màu chịu lực, nhập từ Đức, Ấn Độ và Hàn Quốc. Từng mảnh kính màu được cố định bằng keo, vít trên các thanh hợp kim.

Hai tòa nhà cách nhau 80 m trong khuôn viên quảng trường.

Quảng trường Lâm Viên với vị trí trung tâm, kiến trúc Đà Lạt đặc biệt, trở thành một địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt, thu hút đông đảo khách du lịch Đà Lạt tham quan, vui chơi giải trí và chụp ảnh. Ngoài ra, quảng trường Lâm Viên còn được chọn là nơi khai mạc của hầu hết các lễ hội ở thành phố Đà Lạt, của tỉnh Lâm Đồng, như: Lễ hội Trà, Lễ hội Đâm Trâu, Lễ hội Cồng Chiêng.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI