Thursday, April 3, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Sa Pa được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Sa Pa được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Sa Pa là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Tên “Sa Pả” là tên vốn có theo tiếng H’Mông ở vùng này, có nghĩa là “bãi cát”, người Pháp viết tên khu là “Chapa”, vì âm “S” phát âm cứng gần như “Ch” trong tiếng Pháp và “S” trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay.

"Thành phố trong sương" nổi tiếng với với cảnh quan núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành hoang sơ, quanh năm mát mẻ sẽ giúp bạn có được những giờ phút nghỉ dưỡng đúng nghĩa.
“Thành phố trong sương” nổi tiếng với với cảnh quan núi non hùng vĩ, khí hậu trong lành hoang sơ, quanh năm mát mẻ sẽ giúp bạn có được những giờ phút nghỉ dưỡng đúng nghĩa.

Sapa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sapa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Từ trung tâm thành phố bạn có thể phóng tầm mắt của mình thỏa thích ngắm nhìn những đỉnh núi ngút ngàn…

Đến với tour Sapa bạn sẽ được trải nghiệm ngắm tuyết rơi vào mùa Đông, trèo lên đỉnh núi Fansipan - nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, và được dạo quanh thung lũng Mường Hoa làm say lòng người.
Đến với tour Sapa bạn sẽ được trải nghiệm ngắm tuyết rơi vào mùa Đông, trèo lên đỉnh núi Fansipan – nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, và được dạo quanh thung lũng Mường Hoa làm say lòng người.

Vì những lợi thế của đó, du lịch Sa pa nhiều năm liền lọt vào danh sách những điểm đến du lịch đẹp nhất miền Bắc và luôn luôn nằm trong TOP những địa điểm đáng đến nhất khi tới Việt Nam của du khách nước ngoài. Mùa hè 2020, Sapa tiếp tục được đánh dấu trên bản đồ là điểm đến nhất định phải ghé thăm của giới “xê dịch” thuộc mảnh đất hình chứ S.

Các bạn hãy cùng tôi khám phá thị trấn miền núi xinh đẹp này và khám phá những công trình kiến trúc Sa Pa độc đáo và ấn tượng.

Cáp treo Fansipan

Fansipan nằm ở độ cao 3.143m so với mực nước biển, địa hình núi non hiểm trở cho nên thời tiết và khí hậu ở đây rất khắc nghiệt. Tại Fansipan thường xuyên xuất hiện băng tuyết lạnh giá và dường như ở đây người ta ít có ý niệm gì về mùa hè.

Cáp treo Fansipan có độ dài 6292.5m, nối giữa ga cáp treo Hoàng Liên và ga Fansipan, thời gian di chuyển khoảng 15 phút. Đây là tuyến cáp treo được đánh giá là an toàn và hiện đại bậc nhất thế giới, có thể vận hành an toàn, êm ái trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, từ trẻ em, người lớn hay người già đều có thể yên tâm tuyệt đối khi chinh phục Fansipan bằng cáp treo.

Giờ vận hành cáp treo là từ 8:30 đến 16:00 hằng ngày. Du khách cần chú ý về giờ vận hành của cáp treo để sắp xếp lịch trình vui chơi hợp lý.
Giờ vận hành cáp treo là từ 8:30 đến 16:00 hằng ngày. Du khách cần chú ý về giờ vận hành của cáp treo để sắp xếp lịch trình vui chơi hợp lý.

Cáp treo Fansipan đưa bạn đến ga Fansipan – cách đỉnh Fansipan 600 bậc thang. Đến đây, bạn có thể leo bộ lên đỉnh Fansipan hoặc đi tàu hoả leo núi để có hành trình du ngoạn, khám phá Fansipan ấn tượng nhất.

Fansipan có 4 mùa rõ rệt, mỗi mùa có một nét đẹp riêng. Bạn có thể đến Fansipan vào bất kỳ mùa nào trong năm.

Nếu bạn đi Fansipan vào mùa xuân, mùa hạ, thời tiết sẽ rất dễ chịu. Mùa này ngồi cáp treo, bạn còn có cơ hội ngắm nhìn những rừng hoa Đỗ Quyên nở đỏ rực bên ven suối.

Hành trình chinh phục nóc nhà Đông dương bằng cáp treo sẽ đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị.

Nếu đến Fansipan vào mùa thu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thửa ruộng bậc thang vàng ươm mùa lúa chín.
Nếu đến Fansipan vào mùa thu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thửa ruộng bậc thang vàng ươm mùa lúa chín.

Đầu tiên là cảnh đẹp thơ mộng của thung lũng Mường Hoa sẽ là ấn tượng đầu tiên khi bạn di chuyển từ trung tâm thị trấn Sapa lên nhà ga cáp treo Hoàng Liên.

Bên cạnh đó, với những tín đồ săn mây thì cảm giác bồng bềnh như đi xuyên qua các đám mây khi cáp treo gần lên tới ga Đỗ Quyên sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.
Bên cạnh đó, với những tín đồ săn mây thì cảm giác bồng bềnh như đi xuyên qua các đám mây khi cáp treo gần lên tới ga Đỗ Quyên sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.

Tiếp đó là hành trình đi cáp treo Fansipan. Ngồi trong cáp treo, các bạn sẽ được phóng tầm mắt, ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ của dãy núi Hoàng Liên Sơn, hay sự yên bình từ những cánh đồng ruộng bậc thang ngút ngàn, những đồi hoa hun hút tầm mắt… Tất cả tạo nên bức tranh núi rừng Tây Bắc ô cùng sinh động.

Nếu đến Fansipan vào mùa đông, bán sẽ có cơ hội đắm mình trong làn mưa tuyết trắng xoá, hít hà hương vị sương gió ngọt ngào của núi rừng nơi đây.
Nếu đến Fansipan vào mùa đông, bán sẽ có cơ hội đắm mình trong làn mưa tuyết trắng xoá, hít hà hương vị sương gió ngọt ngào của núi rừng nơi đây.

Ngoài nóc nhà Đông Dương thì bạn còn được khám phá nhiều cảnh quan tươi đẹp, linh thiêng tại Fansipan Legend khi di chuyển từ nhà ga Đỗ Quyên lên đỉnh núi. Đó là những ngôi chùa kỳ vĩ với kiến trúc Sapa độc đáo, cổ kính mang màu sắc tâm linh, huyền bí được xây dựng quanh ngọn núi, giữa lưng trời như Bích ân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự…

Bảo An Thiền Tự

Bảo An Thiền Tự hay còn gọi là Đền Trình thuộc địa phận của thị trấn SaPa, SaPa, Lào Cai. Nằm trong địa thế tuyệt đẹp, ở độ cao 1604 m trong quần thể Ga SaPa, Bảo An Thiền Tự là một điểm dừng chân dầu tiên của du khách trước khi đặt chân vào hành hương khấn Phật và khám phá chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại.

Chùa gồm có 3 điện, chính điện là chùa Bích Vân Thiền Tự, hai bên cạnh là nhà thờ mẫu và nhà thờ tổ. Được thiết kế với kiến trúc Lào Cai cổ xưa rất đẹp, hợp lý mà không mất đi phần trang trọng.

Đây là một trong hai ngôi chùa được xây dựng tại Fansipan – ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, cao nhất trong những ngọn núi của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ.
Đây là một trong hai ngôi chùa được xây dựng tại Fansipan – ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, cao nhất trong những ngọn núi của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ.

Nằm trong địa thế tuyệt đẹp, ở độ cao 1604 m trong quần thể Ga SaPa, Bảo An Thiền Tự là một điểm dừng chân đầu tiên của du khách trước khi đặt chân vào hành hương khấn phật và khám phá chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại.

Chùa gồm có 3 điện, chính điện là chùa Bích Vân Thiền Tự, hai bên cạnh là nhà thờ mẫu và nhà thờ tổ.

Được thiết kế với kiến trúc Sapa cổ xưa rất đẹp, hợp lý mà không mất đi phần trang trọng.
Được thiết kế với kiến trúc Sapa cổ xưa rất đẹp, hợp lý mà không mất đi phần trang trọng.

Đây là một trong những ngôi chùa được xây dựng tại Fansipan – ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, cao nhất trong những ngọn núi của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ.

Khi lên tới ga đến cáp treo Fansipan, du khách sẽ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy Thanh Vân Đắc Lộ – cổng lên trời tại đỉnh Fansipan.

Đối lập với nhà ga cáp treo đi lên Fansipan nhộn nhịp, Bảo An Thiền Tự mang một dáng vẻ tịch mịch yên tĩnh.
Đối lập với nhà ga cáp treo đi lên Fansipan nhộn nhịp, Bảo An Thiền Tự mang một dáng vẻ tịch mịch yên tĩnh.

Cổng Tam Quan được tạo nên từ đá nguyên khối sừng sững, bước lên 80 bậc đá nữa du khách sẽ được chiêm ngưỡng quần thể chùa hạ linh thiêng.

Ngay bên cạnh là Vọng Lĩnh Cao Đài hay còn gọi Đài gác Đại hồng chung, đặt trên trục chính của Bích Vân Thiền Tự, cao 35 m, là công trình có bố cục thẳng đứng, với lầu chuông tám mái nhằm tạo điểm nhấn trên nền các công trình triển khai theo chiều ngang.

Tháp chuông 5 tầng sừng sững ngay tại quảng trường ga đến cáp treo Fansipan, cũng là địa điểm thú vị giúp du khách ngắm trọn vẹn dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa được xây dựng vào năm 1935 (đầu thế kỉ 20), công trình này được chĩnh những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và dựng lên. Đây là công trình được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp ở trên mảnh đất Sapa.

Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng, hàng ngày người dân tộc thường tập trung ở đây mua bán. Bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá.
Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng, hàng ngày người dân tộc thường tập trung ở đây mua bán. Bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá.

Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng trên một diện tích 6000m vuông. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn.

Bên cạnh đó, do là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, cùng với mảnh đất và con người nơi đây, Nhà thờ Sa Pa cũng trải quan nhiều biến cố của lịch sử và được trùng tu rất nhiều lấn thế nhưng nhà thờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn nhứ trước đây.
Bên cạnh đó, do là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, cùng với mảnh đất và con người nơi đây, Nhà thờ Sa Pa cũng trải quan nhiều biến cố của lịch sử và được trùng tu rất nhiều lấn thế nhưng nhà thờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn nhứ trước đây.

Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết các khối đá là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ này là lối kiến trúc tại Sapa được thiết kế theo kiểu Gotic La Mã cổ, thể hiện rõ nét nhất là ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn,…đều hình chóp tạo cho công trình sự bay bổng, thanh thoát.

Hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi.
Hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi.

Từ xưa đến nay nhà thờ đá Sapa là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần bạn có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”.

Hang đá Đức Mẹ ở phía sau nhà thờ, nơi có phần mộ của các giám mục đã có công xây dựng
Hang đá Đức Mẹ ở phía sau nhà thờ, nơi có phần mộ của các giám mục đã có công xây dựng

Hơn nữa bạn có thể đi thăm quan những tòa biệt thự rêu phong và cổ kính với vẻ đẹp riêng của nó, tạo thành một khung cảnh “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” rất đặc trưng. Nhất là khi những bóng dáng xa xưa đó thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng. Ai đã đến nơi đây một lần chắc hẳn không thể quên được màn sương mù dầy đặc và nhà thờ đá thoắt ẩn thoắt hiện trong sương. Chụp một bức ảnh kỉ niệm với Nhà thờ đá SaPa chắc chắn là mong muốn của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất xinh đẹp này.

Đền Hàng Phố

Đền Hàng Phố nằm tại trung tâm Thị Trấn Sa Pa, thuộc số nhà 032 – phố Phan Si Păng – tổ 8 – thị trấn Sa Pa. Ngôi đền nằm trên trục đường đi xuống điểm du lịch làng Hmông ở Cát Cát, phía bên trái đền cách 50m là khu trợ trung tâm của Thị trấn Sa Pa.

Hàng Phố, sở dĩ gọi tên như vậy vì trước kia khu này là nơi tập trung buôn bán các loại hàng hóa tấp nập tạo thành một khung cảnh sầm uất, nhân dân làm ăn hưng thịnh khắp thị trấn Sa Pa. Vì vậy khi mới xây dựng xong người ta lấy tên là Đền Hàng Phố (nơi đây trước kia còn có tên gọi là phố Khách hay còn gọi là phố An Nam).

Đền Hàng Phố có một địa thế đẹp và cổ kính uy nghi theo thế “Tiền thủy hậu sơn”, phía trước mặt đền nhìn ra là thung lũng Mường Hoa đã trở nên thân quen với khách du lịch, phía sau đền là một núi đá đã tạo cho đền một thế đứng vững trãi, cổ kính mà cái thế “Sơn thủy hữu tình” xưa nay cha ông ta vẫn chọn.

Hàng năm, Đền Hàng Phố tổ chức các ngày lễ hội một cách chu đáo mang đậm tín ngưỡng tôn giáo văn hóa dân gian Việt Nam. Ngày lễ chính của đền được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch).
Hàng năm, Đền Hàng Phố tổ chức các ngày lễ hội một cách chu đáo mang đậm tín ngưỡng tôn giáo văn hóa dân gian Việt Nam. Ngày lễ chính của đền được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch).

Theo truyền thuyết và lịch sử còn ghi lại trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tháng 9 năm 1257 giặc Nguyên Mông có âm mưu xâm lược nước ta, chủ trại Quy Hóa lúc bấy giờ đã cho người cấp báo với chiều đình, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm vũ khí và chủ động điều quân lên biên giới diệt giặc. Trải qua những cuộc chiến đấu anh dũng đó, quân và dân ta đã giành thắng lợi một cách vẻ vang, đẩy lui quân địch khỏi biên giới nước ta.

Trong chiến thắng vẻ vang đó đã ba lần đanh thắng quân Nguyên dưới sự chỉ đạo tài tình của Trần Hưng Đạo, vùng biên giới Lào Cai đã góp phần không nhỏ vào chiến tích vẻ vang đó. Hình ảnh người anh hùng dân tộc, vị thánh trong lòng dân Việt, Trần Hưng Đạo đã khắc sâu trong tâm trí, tiềm thức của các dân tộc tỉnh Lào Cai nói chung và nhân dân các dân tộc huyện Sa Pa nói riêng.

Đây là ngày lễ chính của Đức Thánh Trần, lễ cúng được tổ chức trang nghiêm theo quy cách của các lễ tiết cung đình xưa – “Hương đẳng Tiểu Triều đình” đã thu hút được nhiều khách thập phương gần xa tới cầu nguyện xin ngài ban phước cho bản thân, cho gia đình và người thân một năm bình yên giàu mạnh. Vào ngày lễ các vị hương chức mặc áo gấm thụng đầu đội mũ làm nhiệm vụ “Tiến tửu” và “Độc trúc”, các phường bát âm phục vụ theo một nghi lễ bài bản, trống đánh, cờ mở đã tạo ra quang cảnh tưng bừng và uy nghiêm của lễ hội…

Tất cả đều hướng lòng mình về tưởng nhớ đến vong linh của người anh hùng dân tộc, mong “Ngài” ban phước lành đến cho muôn dân, cầu cho dân thịnh nước cường, đời đời con cháu hưởng phúc bình an.

Đền Mẫu Sơn

Toàn bộ khu di tích linh địa cổ Mẫu Sơn có diện tích 24.400m2, được coi là vị trí “đắc địa” theo luật phong thủy: Lưng tựa vào núi Mẹ Mẫu Sơn phía bắc hùng vĩ, mặt hướng ra vũng bồn địa Na Dương – Lộc Bình phía nam sông nước đồng ruộng bao la, bên phải phía tây là núi Cha sừng sững quanh năm mây phủ, bên trái phía Đông là cánh rừng nguyên sinh mọc tươi tốt trên các ngọn núi.

Bởi vậy, đến Đền cổ Mẫu Sơn tâm hồn con người trở nên thanh thoát.
Bởi vậy, đến Đền cổ Mẫu Sơn tâm hồn con người trở nên thanh thoát.

Môi trường tự nhiên khá đa dạng và trong lành với những khe suối nhỏ, nhiều cánh rừng nguyên sinh, thảm thực vật nhiều tầng còn bảo lưu được những cây gỗ quý như Tùng la hán, Trầm hương, các loài hoa Đỗ quyên, Trúc rừng… Thấp hơn phía chân núi là các cánh rừng thông, tre nứa, các khoảng đồi bát ngát hoa sim, mua. Nhiều loại động thực vật hoang dã như lợn rừng, hươu, nai, các loại cầy, dúi, các loài chim…

Hầm mộ đá với cấu trúc và quy mô lớn có vòm che và có nhiều khả năng theo kiểu quan trong ngoài quách. Toàn bộ mộ được dựng bằng những khối đá lớn khai thác tại chỗ. Ngoài ra, một hầm mộ khác có quy mô nhỏ hơn, được dựng theo kiểu trác thạch bằng cách lợi dụng hai tảng đá tự nhiên hai bên và ở trên đậy bằng một phiến đá.

Trên một khu vực rộng lớn có rất nhiều tảng đá lớn nằm theo cụm hay đơn lẻ, một số tảng đá lớn có vết tích chế tác của con người. Qua kích thước và vết đục có thể nói những tảng đá này được khai thác làm nguyên liệu để xây dựng ngôi đền cổ. Các đập chắn nước phía trên ngôi đền lợi dụng địa thế của các dãy đá tự nhiên chạy ngang sườn núi có gia cố thêm bằng đá phiến.

Cầu Mây

Thực tế, chiếc cầu này nằm tại một địa điểm hoang sơ của núi rừng tại bản Giàng Tà Chải. Chúng cách trung tâm thị trấn khoảng 17km đường đi về hướng Đông Nam. Bạn có thể bắt xe theo tuyến cầu Mây Sapa – Giàng Tà Chải ở đường cái là đến thẳng nơi. Tuy nhiên, để đến được tận chân cầu, bạn còn cần phải di chuyển thêm 3km đường mòn nữa.

Chiếc cầu này có mục đích xây dựng ban đầu là để người dân địa phương thuận tiện trong việc đi lại giữa xã Tả Van và trung tâm thị trấn Sapa.
Chiếc cầu này có mục đích xây dựng ban đầu là để người dân địa phương thuận tiện trong việc đi lại giữa xã Tả Van và trung tâm thị trấn Sapa.

Đây là chiếc cầu được làm bằng dây mây toàn bộ, một loại dây chắc chắn và dẻo dai. Đối với người dân Sapa, địa điểm này là cái tên rất quen thuộc, gần gũi. Thậm chí, nhiều nhà hàng, khách sạn cũng sử dụng tên gọi cầu Mây để đón khách du lịch thập phương lui tới. Cầu Mây xuất hiện ở khắp nơi trên từng con phố, hàng quán, ngõ nhỏ. Có thể nói, chúng như một phần hơi thở trong đời sống của người dân Giàng Tà Chải nói riêng và Sapa nói chung.

Song, từ khi mới ra mắt, cầu trở nên được yêu thích và là một trong những điểm check-in nhiều nhất của các bạn trẻ bởi cảnh trên cầu nhìn xuống quá đẹp, khiến ai từng đi qua đều không thể cầm lòng.

Du lịch Sapa ghé đến cầu Mây bạn mới thấy chúng có nhiều điều đáng được khám phá. Với kết cấu đơn giản, chiếc cầu chỉ được đan bằng những dây mây cùng các tấm ván đan xen trên cầu cách nhau chừng 20cm.
Du lịch Sapa ghé đến cầu Mây bạn mới thấy chúng có nhiều điều đáng được khám phá. Với kết cấu đơn giản, chiếc cầu chỉ được đan bằng những dây mây cùng các tấm ván đan xen trên cầu cách nhau chừng 20cm.

Trước đây, nhiều người hiểu nhầm rằng, cái tên cầu Mây là do đến đây vào buổi sớm người ta có thể chạm tay được đếm sương mù và mây. Tuy nhiên, theo lý giải của người dân địa phương, cái tên này lại đơn giản là bắt nguồn từ chính vật liệu làm nên cây cầu. Suốt một thời gian dài và mãi cho đến hiện nay, cầu Mây vẫn rất hot và chưa từng có dấu hiệu giảm nhiệt.

Tất cả chúng liên kết tạo thành 1 đường đi vững chắc cho người dân địa phương. Dù cầu khá bình thường và quen thuộc với người dân nơi đây. Nhưng, điểm đặc biệt là cầu được xây vắt ngang một con suối Mường Hoa thơ mộng. Cảnh vật bên dưới đan xen cây cối, sông suối xanh mát, bên trên thì có mây trời nên thơ. Chúng vô tình tạo nên một nét đẹp hoang sơ mà hùng vĩ lôi cuốn bước chân của cả khách du lịch trong nước lẫn quốc tế.

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng còn có tên goi khác là lâu đài Hoàng Yến Chao, nằm ở thị trấn Bắc Hà, Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ngay giữa trung tâm huyện, được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921.

Khu Dinh thự được xây dựng bởi Hoàng Yến Chao, một người dân tộc Tày và chính là bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua gần 100 năm cho đến nay với biết bao nhiêu thăng trầm, Dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn ở đấy, trường tồn thậm chí còn phát triển hơn nữa.

Khu dinh thự có tổng diện tích 4000m2. Địa hình tổng thể của khu dinh thự có thế “Sơn thủy hữu tình” đẹp và rất thích hợp với cảnh quan khí hậu nơi đây.
Khu dinh thự có tổng diện tích 4000m2. Địa hình tổng thể của khu dinh thự có thế “Sơn thủy hữu tình” đẹp và rất thích hợp với cảnh quan khí hậu nơi đây.

Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột điển hình là cha con Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng.

Chính vì được sự ủng hộ của thực dân Pháp, cha con Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng ra sức bóc lột nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai.

Sau khi nắm giữ được tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao đã bắt đầu vào công cuộc xây dựng một Dinh thự bề thế. Hoàng Yến Chao đã mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế.

Nhà chính Dinh thự lùi sâu vào bên trong, hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều họa tiết công phu.
Nhà chính Dinh thự lùi sâu vào bên trong, hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều họa tiết công phu.

Ngôi dinh thự được xây dựng với sự kết hợp của hai nhà kiến trúc sư đến từ hai nền văn hóa khác nhau cũng chính vì vậy mà khu dinh thự Hoàng A Tưởng mang kiến trúc Á – Âu nổi bật. Trong đó nổi lên các nét kiến trúc tại Lào Cai được thể hiện qua những họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào. Đây là biểu tượng cho sự hạnh phúc, sự thịnh vượng.

Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công.

Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng đông nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi “mẹ bồng con”. Địa hình tổng thể có thế “sơn thuỷ hữu tình” đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu Châu Á nhiệt đới.

Ngày nay, khu dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn đang được bảo tồn rất chu đáo và đây được xem là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Bắc Hà.
Ngày nay, khu dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn đang được bảo tồn rất chu đáo và đây được xem là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Bắc Hà.

Ở giữa sâu vào trong là nhà chính. Hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên mấy bậc cầu thang từ hai bên lại, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng để hành lễ và múa xòe. Nhà chính hai tầng có diện tích 420m². Các cửa nhà hình vòm. Tuy các cửa cao thấp không đều, nhưng cân đối, hành lang có lan can. Trước các cửa đều đắp pháo nổi. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gian. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh…

Hai bên tả hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và có thiết kế kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có ba gian với tổng diện tích 300m² mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng. Tiếp giáp với hai dãy nhà còn có hai nhà phụ cũng gồm hai tầng nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở, tổng diện tích mỗi nhà 160m².

Dinh thự Hoàng A Tưởng vừa là nơi ở sinh hoạt chính của hai cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Ngoài ra, dinh thự còn là nơi làm việc và đặc biệt thể hiện được chức năng bảo vệ chủ nhân tòa nhà với các tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và luôn có lính canh giữ.

Tu viện cổ Tả Phìn

Cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng 12km về phía Đông, trên đường đến bản làng Tả Phìn, du khách đừng nên bỏ qua cơ hội ghé thăm di tích Tu viện Tả Phìn tại điểm du lịch Sa Pa. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây bị bỏ hoang nhưng lại cuốn hút rất đông du khách dừng chân khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm nét kiến trúc Sa Pa Pháp cổ đằng sau là lớp bụi rêu phong.

Tu viện cổ này đã từng là nơi tu hành của 12 nữa tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Quan toàn quyền Bắc Kì đã ký một khế ước chuẩn y việc cấp cho đoàn nữ tu một khu đất hoang cạnh trạm nghiên cứu giống cây ăn quả Tả Phìn. Thế là tháng 11 năm 1942 đoàn tu nữ đến địa điểm du lịch này và được bố trí ở trong một căn nhà gỗ tồi tàn chẳng lấy một tiện nghi, mỗi người trong số học chẳng có cái gì ngoài bộ áo quần họ đang mặc trên người.

Nằm tận trên đỉnh núi cao, quanh năm sương mù bao phủ, hình ảnh tu viện cổ đổ nát cứ lúc ẩn lúc hiện trong màn sương phủ trắng, với cây cối rậm rạp khiến người ta liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.
Nằm tận trên đỉnh núi cao, quanh năm sương mù bao phủ, hình ảnh tu viện cổ đổ nát cứ lúc ẩn lúc hiện trong màn sương phủ trắng, với cây cối rậm rạp khiến người ta liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.

Tại đây, 12 nữ tu này đã đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác cho giống cây lương thực ôn đới như lúa kiều mạch đen, đại mạch, các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào,… Nhưng năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu này đã vội vã di tản về Hà Nội, bỏ lại tu viện bị đốt phá, hoang tàn. Đến nay chỉ còn là những mảnh tường rêu phong nhưng cảnh đẹp Sa Pa này vẫn mang một nét kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc Lào Cai thời Pháp thuộc.

Tu viện được xây dựng vào năm 1942, được làm bằng đá ong nên những bức tường, trụ, cột kiên cố và chắc chắn cho đến ngày nay. Những gì còn sót lại của tu viện làm cho chúng ta đặt ra một câu hỏi,không biết do chiến tranh hay sự phá hoại có chủ đích của con người mà một công trình được xây dựng đầu tư khá công phu này lại bị sụp đổ, trở nên hoang tàn đến như vậy. Mỗi bức tường, mỗi viên gạch đều mang đậm dấu ấn thời gian. Hầu như, các du khách trong tour du lịch Lào Cai đến Tả Phìn, ai ai cũng muốn chạm tay vào những lớn rêu phong ấy để cảm nhận sự cổ kính của tu viện này.

Chính nhờ sự rêu phong, nhuốm màu thời gian này đã tạo nên một vẻ đẹp kì bì thu hút rất nhiều du khách du lịch Sa Pa.
Chính nhờ sự rêu phong, nhuốm màu thời gian này đã tạo nên một vẻ đẹp kì bì thu hút rất nhiều du khách du lịch Sa Pa.

Cấu trúc của tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Toàn bộ toà nhà bây giờ đều không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường nhuộm màu thời gian, rêu phong, vững chắc.

Đặc biệt, trong cảnh hoang tàn đó, những cây đào vẫn đâm chồi nảy lộc, nở hoa rực rỡ mỗi độ xuân về tết đến. Mặc dù bị hoang phế từ lâu, nhưng đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm “hút hồn” du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Đến với Tả Phìn, cảm nhận đầu tiên đối với mỗi người chính là sự bề thế, những nét kiến trúc Sapa độc đáo khó phai nhòa theo thời gian của tu viện cổ trên đỉnh Sa Pa. Có lẽ sự cổ kính, kiến trúc cổ điển pha nét hiện đại của tu viện – một trong những cảnh đẹp của Sa Pa đã “kích thích” du khách đến tìm hiểu về nguồn gốc của kiến trúc cổ phương Tây vào cuối thế kỉ 19.

Nhà sàn dân tộc Tày

Được xây dựng bằng các loại gỗ tốt nhất (như gỗ lim) mái lợp lá truyền thống để chống lại cái nóng mùa hè, thường được bao quanh bởi các ban công và có 4 mặt để đón gió. Các căn nhà sàn đẹp nhất nằm ở các huyện như: Bảo Yên, Bảo Thắng và Văn Bàn.

Các ngôi nhà gỗ đang trở nên hiếm dần. Ngói bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao trong lò củi gỗ.
Các ngôi nhà gỗ đang trở nên hiếm dần. Ngói bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao trong lò củi gỗ.

Vào giai đoạn cuối của quá trình nung (sau 5 ngày) người ta tưới nước lên ngói khi ngói còn nóng. Những viên ngói không bị vỡ vụn ra có thể lợp nhà trong khoảng thời gian ít nhất là 1 thế kỷ. Kỹ thuật này gọi là “rakou”có xu hướng bị mất dần do khó khăn đối với nguồn cung cấp củi nung ngói (thường mất hàng trăm kg củi khô để nung). Dinh Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà được lợp bằng ngói đất sét nung truyền thống. Người ta cũng tìm thấy loại ngói này ở phía bắc huyện Mường Khương, Si Ma Cai và Bắc Hà.

Cần có 3000 tàu lá cọ để lợp một mái nhà có diện tích trung bình (8*12m). Một gia đình khi lợp mái, sẽ được láng giềng, bà con trong bản giúp công và lá cọ. Để bù lại, gia chủ tiếp cơm và rượu trong suốt thời gian làm nhà.
Cần có 3000 tàu lá cọ để lợp một mái nhà có diện tích trung bình (8*12m). Một gia đình khi lợp mái, sẽ được láng giềng, bà con trong bản giúp công và lá cọ. Để bù lại, gia chủ tiếp cơm và rượu trong suốt thời gian làm nhà.

Người Hmông và người Dao sử dụng một trong những loại gỗ quý nhất để làm tường và mái: gỗ pơ-mu (Fokienia Hodgirni) cũng còn gọi là gỗ này để mai táng. Mái ván lợp bằng pơ-mu có tuổi thọ trung bình 70 năm. Người ta có thể tìm thấy những mái nhà bằng gỗ pơ-mu ở Cat Cat, Lao Chải và Tả Van. Ở Lào Cai, chúng ta có thể phân biệt được hai loại hình kiến trúc Sa Pa đặc biệt:

  • Các công trình mang tình truyền thống của người dân tộc địa phương.
  • Các công trình theo phong cách Pháp được xây dựng từ thời Pháp.

Nhiều kiến trúc sư người pháp tại Đông Dương đã tham khảo các kỹ thuật xâydựng và kiểu dáng thơ mộng của ViệtNam và Trung Quốc để xây dựng một số công trình tại Lào Cai. Trải qua thời gian và chiến tranh, các công trình này cũng đã bị tàn phá nhiều nhưng số ít còn lại là minh chứng cho sự kết hợp hài hoà này.

Khách sạn Hotel de la Coupole

Khách sạn được xây dựng như một cung điện, khơi lại thời quá khứ vàng son của Sa Pa những năm 1920 với lối kiến trúc Sa Pa sang trọng.

Kiệt tác nghỉ dưỡng của Sun Group và “ông hoàng resort” Bill Bensley mới đi vào hoạt động gần một năm nhưng đã được World Travel Awards (WTA) vinh danh “Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới” và “Khách sạn biểu tượng của thế giới”, trong Lễ trao giải lần thứ 26 diễn ra tại Muscat (Oman), vào cuối tháng 11/2019. Tại lễ trao giải, ông Jean-Pierre Joncas, Tổng Giám đốc Hotel de la Coupole – MGallery chia sẻ hai giải thưởng này là sự ghi nhận xứng đáng cho tất cả những thành viên đã tham gia vào dự án, từ ý tưởng ban đầu đến xây dựng và hoàn thiện công trình, từ tầm nhìn cho đến công tác quản lý, điều hành khách sạn.

Trước đó, tại Lễ trao giải World Travel Awards khu vực châu Á – châu Đại Dương 2019 diễn ra tại Phú Quốc và Lễ trao giải World Luxury Hotel Awards 2019 - WLHA tại Rovaniemi (Phần Lan), Hotel De La Coupole - MGallery cũng là đại diện hiếm hoi của Việt Nam "bội thu" với các giải thưởng: "Khách sạn sang trọng bậc nhất Việt Nam", "Khách sạn mới hàng đầu châu Á", "Khách sạn có kiến trúc hàng đầu châu Á" (WTA) và "Khách sạn có thiết kế kiến trúc sang trọng nhất thế giới"- WLHA.
Trước đó, tại Lễ trao giải World Travel Awards khu vực châu Á – châu Đại Dương 2019 diễn ra tại Phú Quốc và Lễ trao giải World Luxury Hotel Awards 2019 – WLHA tại Rovaniemi (Phần Lan), Hotel De La Coupole – MGallery cũng là đại diện hiếm hoi của Việt Nam “bội thu” với các giải thưởng: “Khách sạn sang trọng bậc nhất Việt Nam”, “Khách sạn mới hàng đầu châu Á”, “Khách sạn có kiến trúc hàng đầu châu Á” (WTA) và “Khách sạn có thiết kế kiến trúc sang trọng nhất thế giới”- WLHA.

Với Bill Bensley, mỗi khách sạn đều là để kể một câu chuyện và Hotel de la Coupole – MGallery cũng vậy. Đằng sau những thiết kế tinh tế kia là câu chuyện về cuộc sống của người Pháp giữa những bộ tộc Sa Pa như H’Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy… những năm 1920-1930, là sự kết hài hoà giữa vẻ đẹp sang trọng của một nước Pháp hoa lệ với vẻ hoang dã và rực rỡ của núi rừng Tây Bắc, Việt Nam. Xuyên suốt thiết kế của Hotel de la Coupole – MGallery là hơi thở của nghệ thuật kiến trúc Pháp thế kỷ 17 và 18. Kiến trúc Lào Cai này tuân theo những quy tắc chuẩn mực như tính đối xứng, các hành lang nhiều cột… Trong đó, hệ khung cửa sổ được rải đều trên bố cục của khách sạn nên tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên cũng như giúp du khách ngắm trọn núi rừng Tây Bắc và khu vườn của khách sạn từ nhiều vị trí khác nhau.

Mỗi kiệt tác do Bill Bensley tạo ra đều là độc bản, không trùng lặp với bất cứ tác phẩm nào tồn tại trên thế giới. Hotel de la Coupole – MGallery có lối kiến trúc mang phong cách “fusion” (phong cách thiết kế đương đại) điển hình, 249 phòng khách sạn toát lên sự sang trọng và ấn tượng trong từng món đồ, từng đường nét thiết kế. Mang phong cách “fusion”, thiết kế của khách sạn cũng không bị bó buộc trong bất kỳ khuôn khổ và quy tắc nào.

Phong cách sang trọng của nước Pháp hòa trộn với màu sắc rực rỡ của các trang phục của người dân tộc tại Sa Pa; màu đỏ cam đậm chất Đông Dương Oriental Orange đồng điệu với sắc hồng đậm từ rượu vang Pháp French Wine Stain, màu vàng rực của mùa vàng Tây Bắc nổi bật trên những họa tiết trắng tinh khôi...
Phong cách sang trọng của nước Pháp hòa trộn với màu sắc rực rỡ của các trang phục của người dân tộc tại Sa Pa; màu đỏ cam đậm chất Đông Dương Oriental Orange đồng điệu với sắc hồng đậm từ rượu vang Pháp French Wine Stain, màu vàng rực của mùa vàng Tây Bắc nổi bật trên những họa tiết trắng tinh khôi…

Trong khi đó, họa tiết và hoa văn trên vải đặc trưng của người bản địa cũng khéo léo được sử dụng trong thảm trải sàn và rèm cửa cùng thiết kế nội thất của khách sạn. Những chiếc đèn chùm lớn ở sảnh và đèn trong phòng ngủ được lấy cảm hứng từ chiếc mũ truyền thống của người phụ nữ H’Mông… trông lạ lẫm nhưng quyến rũ.

Hotel De La Coupole – MGallery là một công trình hấp dẫn, Sun Group đã khai thác được rất nhiều nét độc đáo, khác lạ của vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam đưa vào khách sạn này. Bên cạnh đó, những dịch vụ, trải nghiệm mà khách sạn mang đến khiến du khách cảm nhận một Sa Pa rực rỡ từ cả trăm năm trước.

Chùa Kim Sơn Bảo Thắng

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Sapa cổ, kế thừa những tinh hoa độc đáo của các ngôi chùa lâu đời tại Việt Nam. Trong đó có chùa Thái Lạc – Hưng Yên, chùa Thầy ở Hà Nội, chùa Bối Khê ở Thanh Oai – Hà Nội… Hơn nữa, Kim Sơn Bảo Thắng còn được xây dựng theo địa thế núi tại đỉnh Fansipan nên rất hòa hợp với thiên nhiên. Từ đó, mang đến quần thể kiến trúc hoàn mỹ, gây ấn tượng vô cùng đặc biệt cho du khách đến du lịch.

Phía trước dùng làm nơi để thờ Phật, phía sau là địa điểm thờ Thánh, do đó người dân nơi đây còn hay gọi là chùa ‘tiền Phật, hậu Thánh’. Phần trung tâm của chùa là địa điểm đặt rất nhiều tượng Phật được tạo nên bởi những nghệ nhân tạc tượng nổi tiếng trong nước. Cách bài trí của các pho tượng này tuân thủ theo quy định phái Bắc tông, nên vô cùng hợp mắt và dễ dàng chiêm ngưỡng.

Chùa Kim Sơn Bảo Thắng có tổng cộng 5 gian, sân thềm rộng gần 30m. Mái chùa được làm từ gỗ mộc hoặc đất nung có tráng men, theo lối kiến trúc của Hoàng Thành Thăng Long.
Chùa Kim Sơn Bảo Thắng có tổng cộng 5 gian, sân thềm rộng gần 30m. Mái chùa được làm từ gỗ mộc hoặc đất nung có tráng men, theo lối kiến trúc của Hoàng Thành Thăng Long.

Đường dẫn lên chùa chia thành từng đoạn ngắn, có địa điểm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách. Trong vài phút nghỉ khách du lịch Sapa có thể ngắm nhìn cảnh sắc núi rừng, tận hưởng bầu không khí trong lành và chụp hình kỷ niệm.

Ngoài lối kiến trúc ấn tượng, tụ hội những nét đặc sắc trong kiến trúc cổ Việt Nam đến với chùa Kim Sơn Bảo Thắng bạn còn được hòa mình trong không gian núi rừng Tây Bắc vô cùng hoàn mỹ. Tọa trên đỉnh Fansipan nên mọi người ví như điểm du sơn ngoạn thủy ấn tượng nhất tại Lào Cai.

Chùa chiền là một nơi linh thiêng, dù là điểm du lịch để khám phá nhưng khi đến đây tham quan bạn vẫn phải lưu ý và tuân thủ theo những quy tắc trong chùa. Điều đầu tiên chính là không nên chụp ảnh ở các địa điểm linh thiêng, có biển cấm chụp ảnh. Bên cạnh đó, bạn không được hút thuốc, nhả bã kẹo cao su, xả rác bừa bãi khi đến tham quan chùa.
Chùa chiền là một nơi linh thiêng, dù là điểm du lịch để khám phá nhưng khi đến đây tham quan bạn vẫn phải lưu ý và tuân thủ theo những quy tắc trong chùa. Điều đầu tiên chính là không nên chụp ảnh ở các địa điểm linh thiêng, có biển cấm chụp ảnh. Bên cạnh đó, bạn không được hút thuốc, nhả bã kẹo cao su, xả rác bừa bãi khi đến tham quan chùa.

Vẻ đẹp thoát tục khiến cho du khách đến thăm Sapa đều mong muốn có cơ hội quay lại lần nữa. Đặc biệt vào những buổi sáng sớm mây trắng và sương mờ bao phủ càng tô thêm vẻ đẹp huyền bí của nơi đây. Đứng từ phía trên du khách đi tour Sapa từ Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng rừng núi bạt ngàn và đắm chìm vào khung cảnh tuyệt vời mà chắc chắn sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

Đồng thời, nên ăn mặc lịch sự, nhã nhặn để thể hiện sự tôn trọng của mình đến đức Phật và mọi người. Đường lên chùa rất cao, theo các bậc thang nên du khách đi tour Sapa hãy mang giày thể thao, giày bệt để đi lại dễ dàng và không bị đau chân. Bạn cũng có thể chuẩn bị theo nước cũng như khăn giấy, như vậy khi giữa đường cần dùng sẽ tiện lợi hơn.

Bản Cát Cát

Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, cách trung tâm thị xã 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung.

Kiến trúc nhà cửa người Mông ở bản Cát Cát là nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà là kèo ba cột ngang.
Kiến trúc nhà cửa người Mông ở bản Cát Cát là nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà là kèo ba cột ngang.

Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Gần nơi quần cư, họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công.

Bản Cát Cát là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Bản Cát Cát là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái.

Cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách nhà được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính nhà luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Ruộng nương bậc thang, núi non hùng vĩ, khung cảnh tuyệt đẹp. Bản Cát Cát có cả núi non và thác ghềnh. Nổi bật nhất là Thác Cát Cát.
Ruộng nương bậc thang, núi non hùng vĩ, khung cảnh tuyệt đẹp. Bản Cát Cát có cả núi non và thác ghềnh. Nổi bật nhất là Thác Cát Cát.

Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị…Có thể nói, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm của bản Cát Cát tạo ra những sản phẩm tinh xảo.

Phong tục tập quán của Bản Cát Cát còn bảo lưu những giá trị còn tồn tại nguyên gốc như tục kéo vợ và gầu tào.
Phong tục tập quán của Bản Cát Cát còn bảo lưu những giá trị còn tồn tại nguyên gốc như tục kéo vợ và gầu tào.

Cát Cát là một bản làng của người dân tộc Mông còn bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn như hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh… Với kỹ thuật nhuộm chàm và sau khi nhuộm được người Mông đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI