Tuesday, March 18, 2025
spot_img
HomeDu LịchKiến trúc đẹp tại Điện Biên được khách du lịch ghé thăm...

Kiến trúc đẹp tại Điện Biên được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.

Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên. “Điện” nghĩa là vững chãi, “Biên” nghĩa là vùng biên giới, biên ải, “Điện Biên” tức là miền biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Du lịch Điện Biên ngày càng được phát triển, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp. Một điểm đến thu hút khách du lịch khác là thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Công Chất.

Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc.
Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc.

Khi đến với Điện Biên, nhiều người không khỏi băn khoăn khi chứng kiến sự phát triển đô thị đang dần lấn át di tích lịch sử, chiến trường năm xưa. Thật khó để gọi tên cho kiến trúc Điện Biên trong tương lai nhưng ý tưởng gắn liền với bản sắc của đồng bào nơi đây như mũ lưới, hoa văn thổ cẩm trên trang phục của đồng bào dân tộc hay một kiến trúc hài hòa với cuộc sống người dân.

Thành Bản Phủ

Thành Bản Phủ là thành lũy được Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân.

Đầu của thế kỷ 18 xuất hiện giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống vùng Mường Thanh, cướp phá, giết hại dân lành. Đứng đầu đám giặc cỏ là tên tướng Phạ Chẩu Tin Toòng, có thuyết gọi là Phạ Chẩu Tín Toòng (ông tướng nhà trời).

Khoảng năm 1740, giặc Phẻ chiếm được Mường Thanh và đóng quân trong thành Tam Vạn, rồi cướp phá khắp nơi đến tận Thuận Châu (Sơn La).

Đến năm 1762, thành Bản Phủ được xây dựng xong.
Đến năm 1762, thành Bản Phủ được xây dựng xong.

Có hai thủ lĩnh người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo dân Mường Thanh chống giặc. Song lực còn yếu, nghĩa quân chịu nhiều tổn thất, phải rút lên vùng núi cao bảo toàn lực lượng.

Năm 1751, nghe tin có vị tướng miền xuôi – tức thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất gặp rất nhiều khó khăn tại vùng Sơn Nam Hạ trước sự đàn áp của triều đình, tạm lánh vào vùng thượng du Thanh Hoa rồi sang Ai Lao để củng cố xây dựng lực lượng – Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đã liên kết với nghĩa quân.

Nghĩa quân đóng ở vùng sông Mã (huyện Sông Mã ngày nay), đến khi lực lượng đủ mạnh thì xuất quân tiến về bao vây thành Tam Vạn.

Năm 1751-1754, diễn ra nhiều trận đánh ác liệt đã liên tiếp, nghĩa quân bao vây Mường Thanh. Cuối cùng, Hoàng Công Chất dùng nghĩa quân người người dân tộc Lào, Thái trá hình thành lính của Phạ Chẩu Tin Toòng lọt vào thành, rồi lập mưu trong đánh ra, ngoài đánh vào. Phạ Chẩu Tin Toòng bỏ thành chạy đến Pú Văng (chân đồi Độc Lập) rồi bị nghĩa quân đánh bắt được.

Sau chiến thắng giặc Phẻ 1754, Hoàng Công Chất đóng quân trong thành Tam Vạn để xây dựng vùng Mường Thanh thành căn cứ địa lâu dài.

Năm 1758, Hoàng Công Chất quyết định cho xây dựng thành Bản Phủ một thành lũy vững chắc và kiên cố hơn thành Tam Vạn làm thủ phủ của nghĩa quân.
Năm 1758, Hoàng Công Chất quyết định cho xây dựng thành Bản Phủ một thành lũy vững chắc và kiên cố hơn thành Tam Vạn làm thủ phủ của nghĩa quân.

Trong khoảng thời gian từ 1758-1762, nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa xây dựng thành Bản Phủ vùa hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía nam đến tận Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa ngày nay.

Năm 1769, quân Trịnh tấn công Mường Thanh, xóa bỏ vùng cát cứ của Hoàng Công Toản (con Hoàng Công Chất), đánh úp và phá hủy thành Bản Phủ.

Thành trì: rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên; hào sâu rộng 4-5 thước. Có thuyết nói rằng trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác…

Đền thờ Hoàng Công Chất: được xây ở trung tâm thành, thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

Đây là công trình quy mô, hoành tráng và hiện đại nhất tỉnh Điện Biên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử, văn hóa cũng như về kiến trúc tại Điện Biên và phần nội dung trưng bày. Khu vực trang trọng của bảo tàng đặt ảnh chân dung 26 anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.

Với nhiều hạng mục quan trọng bằng mô hình, khối tượng và gần 1000 tài liệu, hiện vật, ảnh, … có liên quan đã khái quát một cách sinh động, rõ nét cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta trong đó chủ yếu là 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Lựa chọn Bảo tàng là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm quan lịch sử sẽ giúp bạn có hiểu biết toàn cảnh hơn và hiểu sâu hơn ý nghĩa của những địa điểm lịch sử tiếp theo.
Lựa chọn Bảo tàng là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm quan lịch sử sẽ giúp bạn có hiểu biết toàn cảnh hơn và hiểu sâu hơn ý nghĩa của những địa điểm lịch sử tiếp theo.

Bảo tàng có năm khu trưng bày với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề: Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ; Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ ngày nay.

Năm nay, khi đến thăm Bảo tàng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh panorama lớn nhất thế giới “Trận chiến Điện Biên Phủ”. Bức tranh thể hiện tất cả giai đoạn của Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách sinh động và hấp dẫn.

A Pa Chải

A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục.

Cột mốc ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.
Cột mốc ngã ba biên giới đặt trên đỉnh núi có hình tam giác, có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Trước đây, A Pa Chải được coi là mốc khó chinh phục vì đường lên cột mốc khó khăn, phải vượt qua ba quả đồi cỏ tranh cao lút đầu người, băng qua rừng, lội suối, leo núi cao mất bốn đến năm tiếng từ đồn biên phòng mới lên tới nơi. Giờ đã khác.

Từ điểm cao của cực Tây Tổ quốc, nhìn ra xa là một không gian bao la, núi rừng hùng vĩ, trùng điệp. Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào dâng.

Ngày nay, A Pa Chải không còn là một địa danh xa lạ, rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến nơi đây để có thể trải nghiệm những cảm giác mới lạ. Năm 2010, A Pa Chải đã đón gần 1.000 lượt khách tham quan. Trong số đó, phần lớn du khách là người trẻ thích khám phá, mạo hiểm.

A Pa Chải sở hữu khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ động thực vật đa dạng, cùng nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số.

Tháp Chiềng Sơ

Tháp Chiềng Sơ là một công trình kiến trúc tại Điện Biên cổ được xây dựng chừng 400 năm trước, tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Tháp Chiềng Sơ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số1255/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 04 năm 2011.

Từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ đi đến di tích khoảng 85 km. Từ thành phố đi theo quốc lộ 279 về phía nam đến ngã ba Pom Lót thì rẽ trái sang đường tỉnh 130, đi theo hướng đông qua Na Sang, vượt đèo Keo Lôm (theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là Thung Gió), đi đến ngã ba ở bản Suối Lư thì rẽ hướng đông nam đến Mường Luân. Từ Tháp Mường Luân đi tiếp 6 km đến xã Chiềng Sơ. Từ đây rẽ vào đường nông thôn, tiếp 5 km đến bản Nà Muông.

Tháp Chiềng Sơ được dựng bên cạnh một ngôi chùa, hiện nay ngôi chùa đã trở thành phế tích.
Tháp Chiềng Sơ được dựng bên cạnh một ngôi chùa, hiện nay ngôi chùa đã trở thành phế tích.

Hiện chưa có tư liệu lịch sử cụ thể nào xác định niên đại khởi dựng của tháp Chiềng Sơ. Theo các già làng thì ngôi tháp được xây dựng vào khoảng 400–500 năm trước. Ngôi tháp nằm ở bản Nà Muông, bản của người dân tộc Thái. Năm 1960 khi làm mương phai, người dân còn phát hiện một lò gạch bị vùi lấp bên suối với nhiều viên gạch còn nguyên vẹn, cách tháp chừng 100 m, được coi là nơi làm gạch cho xây dựng tháp. Đến nay lò gạch đã bị phá hủy hoàn toàn. Hiện tại tháp vẫn còn hình dáng cũ nhưng phần ngọn và các tượng xung quanh đã bị gãy đổ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16, cùng thời với Tháp Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) và Tháp Mường Và (huyện Sốp Cộp, Sơn La), là một trong những công trình kiến trúc cổ của dân tộc còn lại trên miền núi rừng Tây Bắc.

Đế tháp có dạng hình vuông mỗi cạnh là 5,3 m. Chiều cao của tháp là 10,5 m. Phần ngọn tháp đã bị gãy dài 1,6m. Trước mặt tháp có 1 bệ thờ. Trước đây, 4 góc quanh chân tháp có đặt hai chú voi ở phía trước và hai chú chó ở phía sau, song cả bốn linh vật kể trên đều đã bị gãy hoặc mất. Trên thân tháp có nhiều hoa văn, họa tiết, như: Tòa sen cách điệu có sáu lớp chồng lên nhau; hình mặt trời, hình hoa lá được bố cục từng phần hài hòa; những con rồng được đắp nổi uốn mình tạo thành hình số tám có đầu và đuôi chụm vào nhau… Nửa phía trên của tháp cong tròn chụm lại, tạo thế mềm mại, trông như những nụ sen. Các phần được nối với nhau bằng các tầng hình lục giác được trang trí nhiều hoa văn nổi bật như những cánh sen. Mặt ngoài tháp có màu trắng ngà, được trát mịn và nhẵn. Một số góc đã bị rêu phủ.

Tháp Chiềng Sơ có kiến trúc theo hình nậm rượu, dưới to trên nhỏ dần, được chia thành hai phần: Phần một là bệ tháp; phần hai là thân và các tầng tháp.
Tháp Chiềng Sơ có kiến trúc theo hình nậm rượu, dưới to trên nhỏ dần, được chia thành hai phần: Phần một là bệ tháp; phần hai là thân và các tầng tháp.

Trước đây người dân tộc Lào vẫn chăm sóc tháp. Từ khi chia tách xã, tháp Chiềng Sơ trở thành điểm tâm linh của người dân tộc Thái ở Nà Muông. Không chỉ ngày lễ, tết mà trước khi dựng nhà, cúng bản, làm các việc quan trọng hoặc trong gia đình có người ốm đau… người dân nơi đây đều mang lễ vật gồm: rượu, bánh kẹo hoặc gà, đến thắp hương, khấn lạy trước tháp.

Hàng năm, bản đều tổ chức dọn cỏ, phát quang khuôn viên tháp 1 – 2 lần. Người dân Nà Muông tin rằng ngọn tháp như một vị thần linh canh giữ, bảo vệ, che chở cho những người con của bản.

Tháng 2/2013 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên dự kiến tôn tạo, gồm “láng xi măng” sân tháp và mở đường lên tháp thay lối mòn hoang sơ.

Chùa Linh Quang

Nằm trên đồi Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chùa Linh Quang cách trung tâm thành phố chừng 5km. Đi về phía bờ kênh Độc lập, vừa ra khỏi thành phố, chạm tới Thanh Nưa, nhìn về phía núi non bên tay trái là gặp ngay “chốn an yên nơi mảnh đất biên giới Điện Biên”.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của ngôi chùa này là sự giản dị và không gian xanh mát. Quanh khu vực tam bảo là con đường nhỏ dẫn lối chỉ rộng khoảng 1m, uốn lượn, mềm như dải lụa. Chùa Linh Quang không nhiều các loài cây quý hiếm mà chỉ có những loài cây dân dã, thân quen của các vùng miền như đào phai miền Bắc, những giỏ phong lan của vùng rừng biên giới, những thảm cỏ rêu phong khoe vẻ đẹp tao nhã hoang sơ.

Chùa Linh Quang cuốn hút bởi không gian thanh tịnh. Tới đây, người ta thấy được sự hài hòa với thiên nhiên, dưỡng tâm hướng sống thiền, sống đạo trong tương quan nhân giới và nhiên giới.

Ngôi chùa cuốn hút bởi không gian thanh tịnh. Chính vì vậy, không cần phải là một người tôn sùng đạo giáo, một người am hiểu phật pháp mới có thể đến đây, mà bất cứ ai mong muốn tìm chữ an yên trong tâm hồn, gột rửa những muộn phiền của cuộc sống thường nhật đều có thể tìm về đây.

Năm 2016, Phật giáo Điện Biên đã làm Lễ an vị tượng tại chùa Linh Quang tại tỉnh Điện Biên, góp phần tiến tạo một trung tâm văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc biên giới, nhằm nuôi dưỡng tâm an bình thánh thiện cho nhân dân phật tử nơi đây có cơ hội được tu tập và học hỏi Phật pháp.

Ngày 25/9, khoảng 50 Phật tử đã cùng nhau đọc Kinh Dược Sư với tên gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang. Theo Kinh Dược sư, khi tâm thoát khỏi dòng chảy của các tâm lý phiền não thì cõi tâm đó là một tịnh độ. Người với tâm thanh tịnh như lưu ly như vậy cư trú ở đâu thì tịnh độ có mặt ở đó. Tâm tịnh và cõi tịnh là con đường hai chiều của một quá trình tu tập nhằm thiết lập an vui và hạnh phúc ngay ở hiện tại.

Tỉnh Điện Biên đã và đang từng bước ổn định về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh để hướng người dân sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau thực hiện nếp sống văn minh, tăng cường đoàn kết trong nhân dân.

Cầu Mường Thanh

Cây cầu lịch sử này được biết đến là đường tiến quân của quân đội nhân dân Việt Nam. Mường Thanh ngày nay là di tích đã được nhà nước bảo vệ và cho tu sử để làm khu du lịch Điện Biên phục vụ nhiều lượt khách thăm quan hàng ngày. Trải qua hơn 60 năm dài đằng đẵng, câu cầy vẫn như nguyên gốc hiện trạng như ban đầu xây dựng và mãi mãi được gắn liền với cụm từ ‘’cây cầu tiến quân’’. Cầu Mường Thanh là công trình quân sự trọng điểm nằm trong khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm của tỉnh Điện Biên Phủ.

Cây cầu Mường Thanh – quân Pháp còn gọi là “Prenley”, bắc qua con sông Nậm Rốm. Ngày nay, chỉ cách ngã ba đường 279 chỉ khoảng 300m mà thôi.
Cây cầu Mường Thanh – quân Pháp còn gọi là “Prenley”, bắc qua con sông Nậm Rốm. Ngày nay, chỉ cách ngã ba đường 279 chỉ khoảng 300m mà thôi.

Vào sáng ngày 7/5/1954, có tất cả 34 chiến sĩ thuộc Đại đội 360 đã anh dũng tiến lên đánh chiếm được cầu Mường Thanh. Trận chiến diễn ra rất cam go, ta và địch quyết tử đánh chiếm từng tấc đất. Trong thời khắc lịch sử đó, hỏa lực pháo binh DKZ 57 đã kịp thời yểm trợ để có thể chiến thắng mà vượt qua cây cầu lịch sử để từ đó bước chân tiến thẳng mà làm chủ chiến trường. Cho tới chiều cùng ngày, vào lúc 17h, những chiến sĩ của trung đoàn 209, đại đoàn 312 đã có mặt để vượt cầu Mường Thanh tiến thẳng vào hang ổ, sở chỉ huy tham mưu của kẻ địch.

Và chỉ trong vòng 30 phút, tướng De Castrie cùng những kẻ địch khác tại cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị quân đội ta bắt sống. Hình ảnh gần một vạn tên cướp nước giơ cờ trắng xin hàng khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng không thể nào quên.

Cây cầu Mường Thanh ngày nay không đưa vào sử dụng thường ngày mà lặng yên trên dòng sông Nậm Rốn hiền hòa để nối liền thời khắc lịch sử với hiện tại, để kể cho du khách đến đây nghe những giây phút hào hùng của năm đó hay những người đơn giản là về thăm chiến trường xưa.

Hiện tại, chính phủ và nhà nước đã tôn tạo bảo vệ Cầu Mường Thanh, đưa địa điểm này là một nơi tham quan du lịch. Hơn 60 năm lịch sử đã đi qua, nhưng cây cầu này vẫn giữ được nguyên gốc như xưa và vĩnh viễn là cầu lịch sử.

Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1

Nghĩa trang liệt sỹ A1 có vị trí cách đồi A1 (trực thuộc thành phố Điện Biên Phủ) khoảng vài trăm mét về phía nam, và được khởi công xây dựng vào năm 1958.

Trong năm 1994, nơi này đã được chính phủ chi tới 10 tỷ đồng để tu sửa nâng cấp. Nghĩa trang là nơi an nghỉ của 644 chiến sĩ đều là những cán bộ, chiến sỹ quân đội đã ngã xuống nền đất lạnh lẽo trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng thật đáng tiếc đại đa số đều là mộ vô danh, hỏ a đi đến tên tuổi quê quán cũng chẳng thể lưu giữ lại. Duy nhất có 4 ngôi mộ có tên, đó là mộ của những anh hùng vang danh: Trần Can, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót.

Mỗi ngày, nghĩa trang mở cửa từ sáng tới chiều tối để đón hàng nghìn lượt khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế viếng thăm. 
Mỗi ngày, nghĩa trang mở cửa từ sáng tới chiều tối để đón hàng nghìn lượt khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế viếng thăm. 

Từ ngày được hoàn thành cho tới ngày hôm nay, nghĩa trang luôn luôn có người bảo vệ, chăm sóc hương khói quanh năm. Vào những ngày lễ quan trọng, người dân lân cận thường ghé qua để dâng hương, tưởng nhớ đến công lao to lớn mà những anh hùng dân tộc đã hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Trong nghĩa trang, bao trùm bầu không gian là sự yên tĩnh, thanh tịnh, bầu không khí mát mẻ đặc trưng vùng núi cùng với môi trường rất xanh sạch đẹp.

Trong năm 2016, đã có tới 26.985 lượt người và chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 đã có trên 10.000 lượt người tới đây dâng hương.
Trong năm 2016, đã có tới 26.985 lượt người và chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 đã có trên 10.000 lượt người tới đây dâng hương.

Sự tồn tại của nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1 như một nhân chứng lịch sử rất rõ ràng để luôn nhắc nhở thế hệ con cháu về sau phải đời đời nhớ ơn công lao của các anh hùng liệt sĩ cũng như truyền thống yêu nước, tin vào cách mạng như cha ông đã từng làm. Ngoài ra, chính tại nơi đây cũng là điểm đến du lịch để du khách toàn thế giới đến để tìm hiểu lịch sử văn hóa đầy hấp dẫn. Trong những tour du lịch Điện Biên, hoặc chương trình thì nghĩa trang A1 sẽ là một điểm đến quan trọng – là nét đẹp của người Việt Nam, rất đúng với đạo lý từ ngàn đời: ‘’uống nước nhớ nguồn’’.

Cầu Hang Tôm

Cầu Hang Tôm được làm từ cầu bê tông đúc với cốt thép có chiều rộng 9m và dài 362,4m bao gồm 4 nhịp. Cây cầu này được đặt trên 2 mố và 4 trụ, có chiều cao khoảng 70m được tính từ đáy của sông Đà, mức kinh phí xây dựng cây cầu lên tới 235 tỷ đồng.

Được mệnh danh là cây cầu bê tông đúc khó thi công nhất tại Việt Nam, một phần là chiều cao quá lớn và quá trình vận chuyển xây dựng giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở. Để vận chuyển đá từ tỉnh Sơn La xây dựng cây cầu này lên tới hàng trăm km. Không những thế mặt bằng thi công gặp nhiều khó khăn với địa hình vô cùng hiểm trở. Chính vì vậy, cây cầu này được xây dựng thành công chính là sự tâm huyết của rất nhiều người và có ý nghĩa to lớn với người dân Tây Bắc.

Hiện nay, cây cầu đã trở thành đầu mối giao thông trọng điểm giữa Lai Châu và Điện Biên, cũng như là niềm tự hào của người dân Tây Bắc. Nếu có dịp du lịch Điện Biên ghé thăm Mường Lay bạn hãy dành thời gian khám phá cây cầu nổi tiếng này.
Hiện nay, cây cầu đã trở thành đầu mối giao thông trọng điểm giữa Lai Châu và Điện Biên, cũng như là niềm tự hào của người dân Tây Bắc. Nếu có dịp du lịch Điện Biên ghé thăm Mường Lay bạn hãy dành thời gian khám phá cây cầu nổi tiếng này.

Theo người dân địa phương, khi cây cầu chưa được xây dựng để di chuyển qua sông phải đi bằng đò. Tuy nhiên, vào mùa lũ nước sông dâng cao và xoáy mạnh không thể đi lại được. Sở dĩ được gọi là Hang Tôm, vì trước đây sông có rất nhiều tôm, chỉ một đoạn khúc sông tôm dày đặc toàn tôm là tôm. Người dân trong vùng rủ nhau bắt tôm về ăn, tuy nhiên vì có quá nhiều người nên mỗi nhà chỉ được bắt khoảng một tiếng và dành phần cho gia đình khác.

Cầu Hang Tôm nổi tiếng là “Đông Dương đệ nhất cầu” và trở thành niềm tự hào của người dân Tây Bắc. Cầu được xây dựng vào cuối năm 1960 cùng với sự trợ giúp của Trung Quốc khi mở cửa khẩu Ma Lù Thằng, Hang Tôm nối liên hai bên bờ của dòng sông Đà.

Trong quá trình xây dựng cây cầu chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và do địa hình hiểm trở lên mặc dù khởi công từ cuối năm 1960 nhưng mãi tới năm 1973 mới hoàn thành. Sau khi cây cầu đi vào hoạt động được người dân Lai Châu và Điện Biên vô cùng mong đợi được ví như “Kỳ quan Tây Bắc” với quy mô hoành tráng.

“Đông Dương đệ nhất cầu” được xây dựng không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vòng, mà còn giúp kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội vùng Tây Bắc. Từ khi cây cầu ra đời đã mang lại hiệu quả rõ rệt, về nông sản hàng hóa tăng hơn nhiều lần so với thời gian trước đó.

Khi đứng trên cầu Hang Tôm du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng bát ngát ở phía trước và dòng sông Đà chảy miệt mài ở phía dưới. Cùng hòa mình với không khí thiên nhiên trong lành nơi đây thư giãn và không quên tạo dáng chụp hình.
Khi đứng trên cầu Hang Tôm du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng bát ngát ở phía trước và dòng sông Đà chảy miệt mài ở phía dưới. Cùng hòa mình với không khí thiên nhiên trong lành nơi đây thư giãn và không quên tạo dáng chụp hình.

Không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thông, Hang Tôm Mường Lay còn giúp thúc đẩy phát triển du lịch với hàng nghìn lượt du khách tham quan hàng năm. Nhiều du khách khi du lịch Điện Biên nhất định phải tới bằng được Hang Tôm để chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ và check-in làm kỷ niệm.

Chỉ cần di chuyển trên đường QL12 là bạn đã được nhìn thấy cây cầu dần dần hiện ra sau những cung đường đèo uốn lượn. Khi tới nơi bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cây cầu với kiến trúc tại Điện Biên độc đáo, sừng sững vắt qua con sông Đà hòa cùng phong cảnh núi rừng Tây Bắc tuyệt đẹp.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là một tượng đài để kỷ niệm sự kiện trận Điện Biên Phủ năm 1954 – là tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do nhà điêu khắc Nguyễn Hải – người từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh thiết kế trên cơ sở tượng Điện Biên Phủ của ông trong thập niên 60 (1960 – 1965).

Là một phần trong dự án trùng tu di tích lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn 1. Với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Được coi là một trong những công trình trọng điểm chào mừng 50 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Là một phần trong dự án trùng tu di tích lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn 1. Với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Được coi là một trong những công trình trọng điểm chào mừng 50 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một kế hoạch khảo sát, Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã đề xuất chọn địa điểm đồi D1. Nằm ở vị trí trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh, đây là địa điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy.

Với chiều cao 12,6m, bệ tượng cao 3,6m, nặng 220 tấn. Người thực hiện việc đúc đồng là Nguyễn Trọng Hạnh ở huyện Ý Yên (Nam Định). Đây là một trong những làng nghề đúc đồng nổi tiếng Việt Nam. Năm 2003, Công ty Mỹ thuật trung ương giao cho Nguyễn Trọng Hạnh đúc tượng đài “Chiến thắng Điện Biên” bằng đồng nguyên chất nhưng kết quả điều tra gần đây cho thấy phần lớn đó là đồng phế liệu.

Ngày 23 tháng 2 năm 2004 tượng đài “Chiến thắng Điện Biên” được chia thành 12 phần đã được 11 chiếc xe rơmooc siêu nặng vận chuyển từ Nam Định đưa về thành phố Điện Biên. Ngày 1 tháng 3 năm 2004, những chiếc xe tải lừng lững phủ vải đỏ tiến vào thành phố Điện Biên trong bạt ngàn cờ hoa, bị vây xung quanh bởi hàng vạn người. Chiều hôm đó, cả đoàn xe tập trung dưới chân đồi D1. Sự kiện này đã thu hút được đông đảo công chúng và dư luận quan tâm và được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp.

Công trình được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đến tháng 6 năm 2004, sau 3 tháng khánh thành, hạng mục tường kè và sân hành lễ công trình Tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng nghiêng, nứt, lồi lõm cục bộ, báo hiệu sự xuống cấp không thể tránh khỏi, cho dù đơn vị thi công đã nhiêu lần gia cố lại.

Sau đó công ty Mỹ thuật Trung ương đã bổ sung thêm 4 tỷ đồng để sửa chữa.

Cho đến năm 2007 trên thân tượng tiếp tục xuất hiện những vết rỉ đồng xanh và những vết rạn nứt.

Theo những nguyên nhân được đưa ra, là do những sai phạm trong quá trình khảo sát và thi công, kỹ thuật đúc tồi bằng đồng phế liệu, có thể gây ô nhiễm môi trường và nghi vấn bị “rút ruột” 30 %. Tháng 7 năm 2007, 5 cán bộ liên quan đến các sai phạm trong quá trình xây dựng đã bị tạm giam và điều tra.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp

- Quảng cáo -
Google search engine
Cà Phê Đen
Cà Phê Đenhttps://nguyenkieuvietnhu.com
“Hãy là một ánh sáng giữa thế giới tối tăm, một nguồn hy vọng giữa những nỗi buồn và một giọt tình yêu trong những thời điểm khó khăn.”
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

- Quảng cáo -
#

BÀI VIẾT MỚI