Đài Loan là một chính thể quốc gia cộng hòa lập hiến tại Đông Á, ngày nay do ảnh hưởng từ lãnh thổ thống trị và nhân tố chính trị nên trong nhiều trường hợp được gọi là Đài Loan hay Trung Hoa Đài Bắc. Chính thể Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1912 tại Nam Kinh, được xem là chính thể cộng hòa hiện đại đầu tiên và lâu đời nhất ở châu Á còn tồn tại đến ngày nay.
– KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC THẾ GIỚI – |
Số lượng du khách đến du lịch Đài Loan tăng trưởng theo từng năm, năm 2009 họ đón tiếp 4,4 triệu lượt du khách, tăng trưởng 18% so với năm 2008; tuy xuất hiện xu thế số lượng du khách ngoại quốc giảm thiểu, song dân chúng Trung Quốc đại lục đến Đài Loan du lịch lại nhiều gấp đôi. Đại bộ phận du khách ngoại quốc đến từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là từ Nhật Bản, du khách từ các châu lục khác chủ yếu là từ Mỹ và Anh.
Đài Loan không chỉ thu hút du khách với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, các món ăn tuyệt hảo, mà còn nổi tiếng với những biểu tượng kiến trúc tại Đài Loan vô cùng đặc sắc. Trong những năm qua, Đài Loan đã ảnh hưởng từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả Đài Loan bản địa, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với sự ảnh hưởng gần đây từ các nền văn hóa phương Tây, ngày nay Đài Loan là một hỗn hợp của đô thị hóa. Nhưng nếu bạn muốn tìm đến với những công trình kiến trúc Đài Loan thuần truyền thống thì điều này cũng không quá khó khăn. Thời gian du lịch thuận lợi nhất trong năm là mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết lúc này tương đối mát mẻ, dễ chịu, thích hợp để du khách thưởng ngoạn, vui chơi và từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết cũng khô ráo, hoa nở rộ.
Làng cổ Jiufen
Jiufen là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc Đài Loan. Với vịa trí địa lý đặc biệt: nằm trên vách núi, hướng ra bờ biển Đông Đài Loan, làng Jiufen là điểm dừng chân độc đáo, ngày càng hấp dẫn nhiều khách du lịch Đài Loan.
Vì nằm trên sườn núi nên làng Jiufen sở hữu vẻ đẹp hết sức lãng mạn. Đặt chân đến Jiufen, bạn sẽ được thả hồn theo làn sương mù giăng mắc khắp nơi tạo nên một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo. Đặc biệt, bạn còn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát lạnh từ biển khơi xanh thẳm và phóng tầm mắt ra xa ngắm mây trời, non nước hữu tình.
Ngôi làng nhỏ trên vách núi nhìn ra bờ biển Đông Đài Loan là địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần. Chỉ nằm cách Đài Bắc 1 giờ đi xe về phía Bắc, Jiufen từng là nơi người ta đổ xô đến đào vàng. Ngày nay, khu mỏ đã đóng cửa, Jiufen được tu sửa và đón tiếp du khách với những trà quán thanh bình, những cửa hàng, quán bar, phòng triển lãm rải rác khắp nơi.
Khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Jiufen. Vì làng nằm trên sườn núi, nên xe bus phải dừng lại ở bến đỗ dưới chân núi, để du khách đi bộ vào làng. Bước vào làng là phải theo con đường bậc thang đi dần lên trên.
Lý do ngôi làng có tên gọi là Jiufen là vì xưa kia, từ thời ngôi làng mới được khai lập, chỉ có 9 gia đình sinh sống trong ngôi làng này, Trước khi phát triển, Jiufen có hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, thô sơ khiến cho các chuyến đi ra thị trường thế giới rất bất tiện. Vì vậy, bất cứ khi nào có gia đình đi mua sắm tại các nơi khác, họ thường mua đồ để chia cho 8 gia đình còn lại. Chính vì vậy Jiufen có tên gọi như thế.
Các đường phố cũ, tòa nhà lịch sử truyền thống, các trò chơi, leo núi, hương vị đồng quê… tất cả tạo nên một chuyến du lịch lý thú cho du khách khi đến với Jiufen. Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, làng Jiufen còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Đài Loan.
Taipei 101
Đài Bắc 101 – hay Taipei 101, từng được gọi là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc – là một tòa nhà cao tầng có tính dấu mốc tại quận Tín Nghĩa, Đài Bắc, Đài Loan. Tòa nhà được chính thức xác định là cao nhất thế giới trong năm 2004, và duy trì vị thế này cho đến khi tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai khánh thành vào năm 2010. Năm 2011, tòa nhà được trao tặng giấy chứng nhận bạch kim LEED, giải thưởng cao nhất theo hệ thống xếp hạng LEED, và trở thành tòa nhà xanh cao nhất và lớn nhất trên thế giới.
Đài Bắc 101 do Lý Tổ Nguyên và các đối tác thiết kế là Samsung C&T và KTRT Joint Venture xây dựng. Quá trình xây dựng tòa tháp cao 101 tầng khởi công vào năm 1999 và hoàn thành vào năm 2004. Tháp đóng vai trò là một biểu tượng cho Đài Loan hiện đại từ khi nó khánh thành. Tòa nhà trên phương diện kiến trúc Đài Loan tạo thành một biểu trưng cho sự tiến triển kỹ thuật và truyền thống châu Á.
Phong cách hậu hiện đại của tòa nhà tiếp cận với phong cách kết hợp các yếu tố thiết kế truyền thống và có cách thức xử lý hiện đại với chúng. Tháp được thiết kế để chịu được các cơn bão nhiệt đới và động đất. Một khu mua sắm nhiều đẳng cấp nằm kế bên tháp, với hàng trăm cửa hiệu, nhà hàng và câu lạc bộ. Pháo hoa được bắn từ Đài Bắc 101 là một đặc điểm nổi bật trên truyền thông quốc tế trong dịp đón Tết Dương lịch.
Đài Bắc 101 được thiết kế để chịu được gió bão và rung động động đất, là những hiện tượng phổ biến tại khu vực phía đông của Đài Loan. Những người lập kế hoạch thiết kế Đài Bắc 101 chịu được gió có tốc độ 60 mét một giây (197 ft/s), (216 km/h hoặc 134 mph), cũng như các trận động đất lớn nhất trong một chu kỳ 2.500 năm.
Chiều cao các tầng của 101 tượng trưng sự tái sinh của thời gian: thế kỷ mới đến khi tòa nhà đang được xây (100+1) và toàn bộ năm mới sau đó (1 tháng 1 = 1-01). Nó tượng trưng cho tư tưởng trọng cao khi lấy một số tốt hơn 100, vốn là số hoàn hảo theo truyền thống. Số này cũng gợi lên hệ nhị phân dùng trong kỹ thuật số.
Các đoạn đồng thời gợi lại sự nhịp nhàng của một chùa châu Á (một tháp liên kết đất và trời, cũng được gợi lên tại Tháp đôi Petronas), một thân tre (tượng trưng cho học tập và phát triển), và một sấp hộp thỏi hay tiền Trung Quốc cổ đại (tượng trưng cho giàu có).
Phật Quang Sơn Tự
Với kiến trúc Đài Loan cực kì hùng vĩ và ấn tượng và là nơi thiết lập trường Đại học Phật giáo tại Đài Loan, Phật Quang Sơn được mệnh danh là “kinh đô Phật giáo Đài Nam”.
Quần thể kiến trúc Phật giáo đồ sộ này do Pháp sư Tinh Vân – một bậc danh tăng ở thế kỉ 20 lãnh đạo các chúng đệ tử sáng lập vào năm 1967. Từ sự đóng góp của các phật tử, giữa hoang sơ, Phật Quang Sơn ngày nay đã trở thành một thánh địa Phật giáo.
Sau khi Phật Quang Sơn vang danh tại Đài Loan và Trung Hoa đại lục, đại sư Tinh Vân đã nhường chức trụ trì cho các đệ tử và đi chu du khắp nơi, truyền đạo. Vì vậy, Phật Quang Sơn có đến 200 chi nhánh trên thế giới, trong số đó có các đạo tràng quy mô, uy nghiêm không kém như Tây Lai tự (Mỹ), Nam Thiên tự (Úc), Nam Hoa tự (châu Phi)…
Đến với Phật Quang Sơn, bạn sẽ phải sững sờ với sự hùng vĩ và đồ sộ của các công trình nơi đây. Với hơn 20 tòa điện, lầu, đường trang nghiêm, Phật Quang Sơn là nơi hội tụ rất đảo tín đồ Phật giáo. Pho tượng Phật sừng sững, nổi bật với nụ cười hiền từ trên nền trời xanh. Đây là pho tượng đồng cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao lên đến 108m.
Đặc biệt, đến với Phật Quang Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 100 vạn bản Tâm Kinh do hàng trăm người sao chép tay. Báu vật trân quý cốt lõi của Kỷ Niệm Quán Phật Đà, chính là xá lợi răng Phật hiếm có trên đời. Theo kinh điển ghi chép, sau khi đức Phật nhập niết bàn, xá lợi răng Phật chỉ lưu lại có ba chiếc, một chiếc tại Phật Quang Sơn, hiện nay đem tôn trí trong điện Phật Ngọc – Kỷ Niệm Quán Phật Đà, để tín chúng cúng dường, chiêm ngưỡng, lễ bái và đã trở thành trọng điểm cho hàng ngàn tín chúng.
Miếu Văn Võ
Một khung cảnh nhuốm màu linh thiêng, trở thành điểm du lịch bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Đài Loan, đó chính là Miếu Văn Võ. Hệ thống kiến trúc trên đồi, trải dài từ thấp đến cao làm cho du khách cảm thấy ngạc nhiên, độc đáo làm bạn phải khám phá ngay.
Tại hồ Nhật Nguyệt có hai đền thờ tên Longfong Temple và Yihua Hall, trước thời Đài Loan bị Nhật chiếm đóng. Khi người Nhật tiến hành xây đập dựng thủy điện ở đây, mực nước hồ Nhật Nguyệt lên cao, các đền thờ này phải di tản. Người Nhật đồng ý bồi thường, và ban quản trị hai chùa quyết định góp sức lại xây dựng một đền thờ lớn duy nhất, mang tên Văn Võ Miếu như ngày nay. Chính vì vậy, ngày nay đây là một điểm thu hút du khách quan trọng.
Để đến được Văn Võ Miếu, bạn phải đi qua một chuyến thuyền, rồi đến bến tàu dưới Đền Thờ, sau đó, tất cả mọi người ắt hẳn sẽ rất mệt mỏi phải leo lên cầu thang với 366 bước. Con số này có ý nghĩa là “Năm của các bước”, tượng trưng cho 366 ngày trong một năm cộng với một ngày thêm trong một năm nhuận.
Đến thăm ngôi chùa, du khách sẽ được nhìn thấy những chiếc chuông gió được bán dọc với ý nghĩa mang lại sự phước lành. Quy khách mua chuông gió tương ứng với dấu hiệu Zodiac của họ, vượt qua bao nhiêu hương khói để đến được chùa. Sau đó, trên một tờ giấy màu đỏ, ghi những lời mong muốn, đi đầu của năm “của bước” vòng chuông, và cuối cùng, đi xuống các bước và treo chuông bên cạnh những bước đại diện cho ngày sinh nhật của họ.
Hiện tại Văn Miếu thờ Khổng Tử và hai đồ đệ của ông, là Mạnh Tử (Mencius) và Zihsih. Đồng thời Võ Miếu thờ Quan Công và một tướng lãnh yêu nước Nhạc Phi. Nằm ở độ cao, kiến trúc của chùa có nét giống với kiến trúc đền đài miền Bắc Trung Quốc. Đến tham quan chùa, du khách sẽ ấn tượng về qui mô, được trang trí rất đẹp, cột nhà tới trần, màu sắc vàng và đỏ truyền thống của các cung điện Trung Quốc ngày xa xưa. Đến đây du khách cảm thấy thật nhẹ tênh, bao nhiêu buồn phiền cuộc sống đời thường tạm gác qua một bên nhường chỗ cho sự an bình, phiêu diêu chốn bồng lai tiên cảnh.
Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch
Chang Kei-shek Memorial Hall (Nhà Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch) mở cửa hàng ngày và bạn có thể dễ dàng đến đây bằng xe buýt nội đô hoặc đi tàu điện MRT đến Nhà ga của Nhà Tưởng niệm. Trong khuôn viên của đài tưởng niệm có hai kiến trúc quan trọng khác là Nhà Hát quốc gia (National Theater) và Trung Tâm Hòa Nhạc quốc gia (National Concert Hall).
Khám phá lịch sử về Tưởng Giới Thạch và Trung Quốc ở thế kỷ 20 thông qua các bức ảnh, tranh vẽ và thiết kế kiến trúc tuyệt vời của nhà tưởng niệm.
Leo 89 bậc thang dẫn lên bảo tàng; mỗi bậc thang tượng trưng cho một năm trong cuộc đời Tưởng Giới Thạch. Bên trong, bạn hãy chiêm ngưỡng kỷ yếu quân đội, vô số huân huy chương và quân phục. Các chữ Trung Quốc trên tường thể hiện hệ giá trị chính trị của Tưởng Giới Thạch về đạo đức, dân chủ và khoa học.
Bên ngoài đài tưởng niệm, bạn hãy dành thời gian thư giãn tại những khu vườn và sân nghỉ thuộc hàng đẹp nhất ở Đài Bắc. Lắng nghe thác nước, dạo qua những khu vườn Trung Quốc cổ truyền và bước trên những cây cầu trang trí đẹp mắt. Đi dạo qua quảng trường đến Nhà hát Opera Quốc gia và Trung tâm Hòa nhạc Quốc gia đồ sộ của Đài Loan.
Vào dịp cuối tuần, bạn hãy đắm mình trong các buổi triển lãm nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc ngoài trời hoặc đặt vé tại Trung tâm Hòa nhạc để xem biểu diễn nhạc, khiêu vũ, kịch và các sự kiện văn hóa khác.
Bảo tàng Cung điện Quốc gia
Bảo tàng Cố cung Quốc gia là một bảo tàng ở quận Sỹ Lâm, Đài Bắc, Đài Loan. Đây là nơi trưng bày của hơn 697.000 mảnh ghép Lịch sử Trung Quốc, một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới về các hiện vật hoàng gia và tác phẩm nghệ thuật. Bộ sưu tập bao gồm hơn 10.000 năm lịch sử Trung Hoa từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh.
Bảo tàng Cố cung Quốc gia và Bảo tàng Cố cung ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh của Trung Quốc, có cùng một nguồn gốc. Chúng được chia làm hai và là kết quả của cuộc Nội chiến Trung Quốc phân chia Trung Quốc thành hai Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục). Trong tiếng Anh, Bảo tàng tại Đài Bắc được phân biệt với hình thể của nó ở Bắc Kinh bởi bổ sung thêm “Quốc gia”. Trong cách sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, bảo tàng tại Đài Bắc được gọi là “Cố cung Đài Bắc”, trong khi đó ở Bắc Kinh được gọi là “Cố cung Bắc Kinh”.
Bảo tàng Cố cung Quốc gia được thành lập như là một phần của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh trong Tử Cấm Thành vào ngày 10 tháng 10 năm 1925, ngay sau khi vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc bị Quân phiệt Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành. Các bài viết trong bảo tàng bao gồm các vật có giá trị của gia đình Hoàng gia trước đây.
Năm 1931, ngay sau Sự kiện Phụng Thiên, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh cho bảo tàng chuẩn bị di dời những hiện vật có giá trị nhất ra khỏi thành phố để không cho chúng rơi vào tay của quân đội Nhật hoàng. Kết quả là, từ 6 tháng 2 – 15 tháng 5 năm 1933, 13.491 thùng hiện vật của Bảo tàng Cố cung và 6.066 thùng khác từ Văn phòng Triển lãm hiện vật cổ đại tại Di Hòa Viên và Quốc tử giám đã được chia thành 5 đợt chuyển đến Thượng Hải. Trong năm 1936, bộ sưu tập đã được chuyển đến Nam Kinh sau khi việc xây dựng kho lưu trữ Cung Triều Thiên (nay là Bảo tàng thành phố Nam Kinh) hoàn thành. Khi quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến sâu hơn vào lãnh thổ Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật, các bộ sưu tập đã được chuyển sang phía tây qua ba tuyến đường đến một số nơi bao gồm An Thuận và Lạc Sơn cho đến khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945. Năm 1947, nó đã được chuyển trở lại nhà kho tại Nam Kinh.
Dinh tổng thống
Dinh Tổng thống, danh xưng chính thức là Phủ Tổng thống Trung Hoa Dân quốc là tòa nhà Văn phòng Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Tòa nhà đặt tại quận Trung Chính, Đài Bắc, Đài Loan. Nơi đây là trụ sở chính cho các cơ quan giúp việc cho Tổng thống và Phó tổng thống Trung Hoa Dân quốc.
Khi Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc 1947 được ban hành, một cơ quan giúp việc cho Tổng thống và Phó tổng thống cũng được thiết lập, được gọi là Tổng thống phủ. Trụ sở ban đầu của Tổng thống phủ được đặt tại Nam Kinh. Tuy nhiên, khi khả năng kiểm soát Đại lục gần như không còn, chính quyền Trung Hoa Dân quốc dời các cơ quan về Đài Loan, kể cả Tổng thống phủ.
Bị hư hại trong vụ đánh bom của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai, tòa nhà đã được khôi phục sau cuộc chiến tranh của Trần Nghi, toàn quyền của tỉnh Đài Loan. Nó trở thành Phủ Tổng thống vào năm 1950 sau khi Trung Hoa Dân Quốc mất quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục và di chuyển thủ đô của quốc gia đến thành phố Đài Bắc vào cuối cuộc nội chiến Trung Quốc.
Miếu Khổng Tử
Đền Khổng Tử là quần thể tâm linh thanh tịnh nằm ở Đầm Liên Trì. Kiến trúc tôn giáo hiện đại này mô phỏng những tòa nhà Triều Tống với vẻ ngoài trang nhã và thiết kế đối xứng. Đây cũng là quần thể thờ Khổng Tử lớn nhất Đài Loan. Cái này mình cũng chỉ đi qua ngắm cái rồi lướt đi tiếp vì không có thời gian.
Ở gần Đền Khổng Tử có một cây cầu dài bắt ngang qua hồ, bạn có thể ngắm quần thể Đền Khổng Tử từ cây cầu này và tranh thu đi về phía bên kia để quay lại hướng về MRT Ecological District để đi đến những điểm khác. Dọc bờ hồ ở Đầm Liên Trì bạn sẽ đi qua khá nhiều những ngôi chùa khác mà nếu có thời gian thì chắc hẳn phải mất hơn một nửa ngày ở nơi đây mới có thể thăm thú và hiểu hết được những câu chuyện đằng sau những kiến trúc chùa chiền này.
Trong miếu có bức tường đồng khắc ghi công tích của Khổng Tử, phía sau có 4 chữ: “Vạn Nhận Cung Tường”, nhằm ca ngợi học vấn và đạo đức uyên thâm của Đức Khổng Tử. Ngôi miếu Khổng Tử này có quy mô lớn nhất toàn Đài Loan, kiến trúc ngoại quan hùng vĩ, trang nghiêm và mang màu sắc vô cùng cổ kính.
Chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn Đài Bắc gọi tắt là Chùa Long Sơn. Vị trí nằm ở khu Vạn Hoa (tên gọi cũ là Mãnh Giáp) thuộc thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Chùa là di tích cổ cấp thành phố, cũng là thắng cảnh du lịch nổi tiếng.
Do thời gian đầu điều kiện tự nhiên của khu Mạnh Giáp rất tệ, ôn dịch hoành hành. những người di dân Tam Ất Tuyền Châu đã vời Phân Linh Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Long Sơn Tấn Giang Phủ Tuyền Châu Phúc Kiến đến Đài Loan, quyên góp xây cất chùa Long Sơn vào năm 1738 (nhà Thanh Càn Long năm thứ 3).
Năm Đồng Trị, ông Hoàng Long An người Đạm Thủy (Dan Shui) có thỉnh hương Quan Thế Âm Bồ Tát đến Đại Khê (Daxi), xây chùa Long Sơn Đại Khê.
Thời Nhật trị, một phần chùa Long Sơn được dùng làm trường học, quân doanh và văn phòng tạm thời. Năm 1919, trụ trì chùa Long Sơn Phú Trí pháp sư thấy chùa cũ kỹ và hư hại nặng, lại bị chia cắt sử dụng nhiều mục đích; nên quyên góp hương thân trùng tu chùa, tiến cử Cố Hiển Vinh giám chế tổ thi công xây chùa. Năm sau động thổ xây chùa. Đại điện chùa Long Sơn bị đánh sập vào năm Chiêu Hòa 20 (tức Đại chiến Thế giới thứ Hai, 1945), sau chiến tranh được trùng tu.
Chùa có tổng diện tích 1.800m2, tọa bắc hướng nam, kiểu kiến trúc Đài Loan tứ hợp viện theo kiểu cung điện Trung Quốc. Chùa chia nhiều tầng lớp, theo thứ tự là sơn môn, miếu trình, tiền điện, trung đình, đại điện, hậu đình, hậu điện, hai bên tả hữu hộ viện (hay gọi là tả hữu long hổ hoặc chái đông tây), trên có lầu chuông trống. Tiền điện, đại điện, hậu điện và hộ viện hợp thành chữ Hồi (回) khép kín; nếu tính cả hành lang nối giữa đại điện và tả hữu hộ viện thì thành chữ (日).
Ngoài ra, còn xây mới ở Đông, Tây, Bắc, ngoài tả long hộ viện còn có điện phụ (thờ Phúc Trí đại sư); ngoài hữu hổ hộ viện có xây nhà vệ sinh dưới tầng ngầm, kim đình và tháp đồng hồ; phía sau hậu điện có nhà ăn. Hai bên miếu trình có thác tịnh tâm và hồ nước suối phun.
Chùa thờ thần tiên phật của ba đạo Phật, Nho, Đạo, chủ yếu chia làm ba điện: tiền điện, đại điện, hậu điện; ngoài ra còn chia nhiều thất, tổng cộng hơn trăm vị thần thánh, bảy lư hương lớn. Sau đây giới thiệu các thần thánh theo thứ tự bái lễ.
Tháp Tuntex
Đúng như tên gọi của nó, Tuntex sky là tòa nhà chọc trời của thành phố Cao Hùng. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Sông Ái Hà, Đầm Liên Trì và phần còn lại của thành phố – một trong những địa điểm bạn không thể bỏ lỡ trong chuyến đi.
Vươn cao trên nền thành phố, tòa tháp Chọc trời Tuntex nằm ở trung tâm Cao Hùng với chiều cao hơn 365 m. Là một trong những tòa nhà cao nhất Đài Loan, tòa nhà có hình dáng vô cùng thú vị, bao gồm hai tháp đôi nối với nhau bởi tháp thứ ba vươn lên lửng lơ từ giữa. Hình dáng này được cho là mô phỏng chữ “cao” trong tiếng Hán.
Tuntex Sky Tower có tổng cộng 86 tầng, là tòa nhà cao thứ 2 Đài Loan sau tòa tháp Taipei 101 nổi tiếng và đứng 13 trong các tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa nhà này phức hợp các dịch vụ như cho thuê văn phòng, khu trung tâm mua sắm, chuỗi nhà hàng và khách sạn cao cấp.
The View Deck trên tầng 74, thuộc sở hữu của Splendor Kaohsiung, được phục vụ bởi ba thang máy tốc độ cao, có thế nói đây là những thang máy nhanh nhất trên thế giới vì những thang máy này có thể đi từ tầng đầu tiên đến tầng thứ 75 trong 43 giây ở tốc độ 600 mét mỗi phút.
Bạn có thể lựa chọn ghé thăm tháp ngay khi vừa đến thành phố để làm quen với vị trí của các địa danh trong thành phố hoặc tham quan quanh thành phố trước rồi mới lên tháp để có thể nhận ra dễ dàng hơn các điểm du lịch khi đứng trên cao.
Cầu Mặt Trăng
Cầu Mặt Trăng in bóng xuống mặt hồ yên ả đẹp như một bức tranh thủy mạc, khiến du khách như lạc vào thế giới thần tiên hay đang ở trong một thế giới cổ tích. Giữa dòng nước tĩnh lặng, trong bầu không khí bình yên, sương mù giăng nhẹ trên mặt hồ, cầu Mặt Trăng tạo ra một sự phản chiếu hoàn hảo xuống mặt hồ. Bên trên là vầng trăng sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm. Tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt mỹ.
Ngắm những bức ảnh này, người xem như lạc vào một thế giới cổ tích kỳ diệu hay ở trong một thế giới thần tiên đầy huyền ảo.
Hồ có diện tích 13 héc ta, là nơi lý tưởng cho việc câu cá, dã ngoại, đi dạo quanh bờ hồ, ngắm những đàn chim bay lượn, hay thả mình vào thiên nhiên, đắm chìm vào không khí trong lành của đất trời.
Khi bạn ngắm nhìn Cầu Mặt trăng về đêm, bạn sẽ thấy được vẻ đẹp càng huyền diệu hơn khi trong khung cảnh vào buổi tối, nhất là vào những đêm trăng sáng, nơi đây toát lên được vẻ đẹp đúng với tên gọi của nó.
Cầu treo thủy tinh
Cây cầu Treo Thủy Tinh Pinglai Đài Loan nằm giữa Công viên mang tên của cây cầu, cách khu Đầm Nhật Nguyệt khoảng 30km. Cầu dài gần 90m, được thiết kế độc đáo với phần đáy được làm hoàn toàn bằng kính thủy tinh trong suốt, kết hợp với dây treo tạo thành cây cầu treo kính thủy tinh tuyệt đẹp. Du khách có thể yên tâm khi đi qua đây, bởi cây cầu đã được kiểm tra chặt chẽ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, định kỳ được bảo trì thường xuyên. Ngoài ra, số lượng khách được đi qua cầu cũng được giới hạn, mỗi lần không quá 15 người để đảm bảo an toàn.
Mỗi lần bước trên cầu làm bằng kính này, sự rung nhẹ của dây cầu cùng với đáy kính thủy tinh trong suốt khiến ta có cảm giác lâng lâng như đang bay giữa lưng chừng núi. Du khách khi đi qua cầu có thể nhìn xuyên xuống dưới vực có độ sâu khoảng 50m, ngắm nhìn dòng nước chảy róc rách dưới chân và ngắm trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên dưới mỗi bước chân mình một cách rất chân thực, sống động, nhưng cũng không kém phần hồi hộp.
Đường tới công viên Cầu Treo Thủy Tinh rất nên thơ với các vườn hoa đào trắng và hồng mọc dài hai bên. Trong công viên còn có thác nước hùng vĩ, rừng núi trập trùng cùng với khí hậu mát mẻ, trong lành rất dễ chịu. Đối với những người thường xuyên làm việc tại các thành phố lớn nhiều khói bụi, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch.
Mỗi mùa, cảnh sắc nơi đây đều có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, khi mùa thu tới, cả khu rừng đều được khoác lên lớp áo màu vàng xen lẫn màu đỏ của lá cây. Đứng trên cây cầu phóng tầm mắt ngắm nhìn xung quanh, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi cảnh đẹp tuyệt vời ở đây.
Tòa nhà Tao Zhu Yi Yuan
Tòa nhà Tao Zhu Yi Yuan ở Đài Bắc (Đài Loan) có thiết kế vặn xoắn đặc biệt, giống như 2 mi mắt, nhìn ra tháp Taipei 101.
Đài Bắc (Đài Loan) có rất nhiều điểm check in được khách du lịch tìm đến như tòa nhà Taipei 101, núi Voi, phố cổ Cửu Phần, đường ray Thập Phần, làng mèo Houtong… Mới đây, giới trẻ ở thành phố trà sữa này còn phát hiện ra một góc ảnh mới tinh, rất nghệ thuật mà chưa được nhiều người biết tới.
Tòa nhà Tao Zhu Yi Yuan nằm trên đường Songyong, quận Xinyi được xây dựng từ năm 2013 tới cuối năm 2018 và khánh thành cách đây ít lâu. Công trình sở hữu thiết kế độc đáo với đường vặn xoắn mềm mại, vô tình tạo thành một góc ảnh cực chất.
Tao Zhu Yi Yuan nằm khá gần tháp Taipei 101 nên từ đây, bạn có thể lấy trọn background và có được kiểu ảnh để đời. Hình dáng vặn xoắn của tòa nhà còn được ví giống như hai mi mắt, nhìn xuyên qua chính giữa là tòa tháp nổi tiếng.
Công trình gồm 2 khối nhà, mỗi khối 21 tầng, được thiết kế là khu liên hợp chung cư cao cấp dành cho giới thượng lưu ở Đài Bắc, do đó, không có đông người tới đây làm ảnh hưởng đến cảnh quan.
Từ khi còn là bản vẽ đồ họa, Tao Zhu Yi Yuan đã được đánh giá cao vì thiết kế xanh, thân thiện môi trường với nhiều khoảng cây xanh cả ở trong và ngoài tòa nhà.
Mỗi ban công đều phủ kín bằng màu xanh của cây cối. Ước tính có tới 25.000 chậu cây được sử dụng cho việc trang trí tòa nhà. Độ vặn xoắn của tòa nhà không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo ánh sáng tự nhiên có thể tiếp cận đến từng căn hộ.
Với mức giá lên tới 1 tỷ Đài tệ (khoảng 750 tỷ đồng) mỗi unit (có thang máy riêng), đây được đánh giá là khu chung cư xa hoa nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mỗi căn còn có thang máy riêng, cho phép lái và đỗ xe đến từng căn hộ, thay vì gửi hầm như thông thường.
Nhà thờ Holy Rosary
Không chỉ được biết đến như một trong những nền kinh tế hàng đầu Châu Á, đảo quốc xinh đẹp Đài Loan còn được những người yêu du lịch biết đến với cảnh thiên nhiên thơ mộng và các khu chợ sầm uất. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu đi những công trình kiến trúc đa dạng. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ tại Đài Loan, nhưng những công trình nhà thờ công giáo ở đây cũng được xây dựng rất chỉnh chu, đồ sộ, cùng với nó là lối kiến trúc tại Đài Loan độc đáo. Hãy cùng tham quan nhà thờ Holy Rosary thành phố Cao Hùng, Đài Loan có gì đặc sắc?
Đài Loan là đất nước nổi tiếng với những đền đài, kiến trúc Phật giáo, đạo Thiên Chúa ở đây chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2% dân số, nhưng không phải vì vậy mà công trình nhà thờ ở đây không phát triển. Ngược lại, nếu có dịp đến Đài Loan, tham quan những kiến trúc nhà thờ tại đây, chắc chắn du khách sẽ không tránh khỏi những ngạc nhiên, ngỡ ngàng.
Công trình kiến trúc nhà thờ ở Đài Loan cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, các nhà thờ phân bố rải rác khắp các thành phố lớn, để người dân địa phương có thể cầu nguyện cách dễ dàng mỗi ngày. Và nổi bật trong số những nhà thờ đẹp ở Đài Loan, chính là nhà thờ Holy Rosary thành phố Cao Hùng.
Với lối kiến trúc độc đáo, theo phong cách Gothic của Châu Âu, kết hợp một phần với phong cách kiến trúc La Mã, nhà thờ Holy Rosary thành phố Cao Hùng đã trở nên thật sự nổi bật, lung linh giữa lòng thành phố cảng sầm uất, hiện đại.
Vẻ đẹp cổ kính bên ngoài khiến người ta có sự tò mò với lối kiến trúc bên trong, có lẽ cũng chính vì thế mà nhà thờ Holy Rosary thành phố Cao Hùng trở thành điểm tham quan rất hấp dẫn với du khách. Và không khiến du khách phải thất vọng, về một thánh đường lớn nhất xứ Đài, bên trong nhà thờ Holy Rosary cũng được xây dựng, trang trí hết sức hoàng tráng, cầu kỳ. hánh đường bên trong được thiết kế hình bát giác, thiết kế này đã đạt giải Nhất toàn quốc trong cuộc bỏ phiếu bầu chọn 100 công trình kiến trúc lịch sử đẹp nhất Đài Loan năm 2001. Đối với người Đài Loan nói chung và những người dân công giáo tại xứ Đài nói riêng, thì đây quả là một công trình đẹp, hết sức vinh dự đối với những người con xứ Đài.
Hiện nay, đây là thánh đường chính ở giáo khu Cao Hùng, và cũng là một trong ba nhà thờ lớn nhất tại Châu Á, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến cầu nguyện cũng như tham quan vẻ đẹp của công trình kiến trúc tôn giáo Đài Loan thật sự nổi bật này.
Nếu có dịp đến đây du khách hãy dành chút thời gian để ghé qua chiêm ngưỡng một kiệt tác đáng ngưỡng mộ tại thành phố cảng Cao Hùng. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một chút hơi thở Châu Âu giữa lòng thành Châu Á để tranh thủ sống ảo, check in tại Đài Loan thì hãy đến nhà thờ Holy Rosary thành phố Cao Hùng. Ngoài là nơi để cầu nguyện, hướng về những điều tâm linh, thì nơi đây còn là điểm đến lý tưởng cho du khách mọi nơi.
Tháp điện số 2 tuyến Hòa Nhân – Hán Bản
Tên đầy đủ của tháp điện này là “Tháp điện số 2 tuyến Hòa Nhân-Hán Bản”, là 1 trong 3 tháp điện mới được Công ty Điện lực Đài Loan xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện áp cực cao (UHV) của đường cao tốc Tô Áo-Hoa Liên. Không chỉ có ngoại quan bắt mắt, tháp điện còn cung cấp điện cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, thiết bị điều khiển và phương tiện an toàn cho đường cao tốc Tô Áo-Hoa Liên và các đường hầm Quan Âm, Cốc Phong, có thể truyền tải khoảng 230.000 kWh điện mỗi giờ.
Tháp điện cao 48m với mặt cong bên ngoài biến đổi dần dần theo hình chữ “Sinh” (生), được hàn với cấu trúc thép khá phức tạp, sau đó được bắt vít. Các tấm thép được cắt chính xác và uốn thành các mặt cong 3D và hàn nối từng mảnh, tiếp đó được chuyển đến đoạn giao giữa Nghi Lan và Hoa Liên để lắp ráp. Ngoài ra, cấu trúc thép cầu cũng cần được nhà sản xuất hỗ trợ đặc biệt, thời gian lắp ráp dài gấp đôi so với các tháp điện hiện tại, tổng thể từ thiết kế chi tiết, nhà máy sản xuất, vận chuyển cho đến lắp ráp tại chỗ mất khoảng thời gian 2 năm.
Nhà thiết kế Thái Khả Dục là Phó giám đốc Thiết kế của Công ty Quang điện JET OPPO. Khi còn theo học nghiên cứu sinh chuyên ngành Thiết kế Công nghiệp tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Vân Lâm, ông đã từng giành 2 giải vàng của “Giải thưởng Sáng tạo ô tô Yulon Nissan 2007”, “Giải thưởng Thiết kế sáng tạo Cúp Y.S. 2009” và nhiều giải thưởng tại các cuộc thi thiết kế khác. Sau khi vào làm trong ngành, các sản phẩm của công ty cũng đã từng được nhận Giải thưởng Thiết kế Red Dot của Đức. Ông Thái Khả Dục cho biết: Trước kia do chưa thử nghiệm các thiết kế loại này, nên ông thấy rất thú vị; vì vậy, ông đã đăng ký tham gia cuộc thi thiết kế tháp điện, không ngờ Công ty Điện thực Đài Loan lại “làm thật”, biến tác phẩm đoạt giải thưởng của ông thành cột tháp truyền tải điện thực sự và trở thành “kiệt tác lớn nhất” trong số các tác phẩm của ông.
Giờ đây, người dân đi tàu hỏa tuyến đường phía Bắc (từ ga Hán Bản ở Nghi Lan đến ga Hòa Bình ở Hoa Liên) hoặc lái xe trên đường cao tốc Tô Áo-Hoa Liên mới (Km143 trên tỉnh lộ số 9 mới) hay đường Tô Áo-Hoa Liên cũ (Km156 đoạn Tô Áo-Đại Thanh Thủy trên tỉnh lộ số 9) đều có thể nhìn thấy cột tháp truyền tải điện có hình dáng đẹp nhất này.
Nhà tưởng niêm Tôn Trung Sơn
Nhà tưởng niêm Tôn Trung Sơn được xây dựng tại phía bắc Đài Loan để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc Cách mạng tân hợi năm 1911. Tòa nhà được hoàn thành vào năm 1972.
Một nhà tri thức cũng là một nhà lãnh đạo lỗi lạc cuối thời nhà Thanh. Công trình kiến trúc nhà tưởng niêm Tôn Trung Sơn với diện tích tòa nhà vào khoảng 29.464 m2, với tổng diên tích lên đến 115.000 m2. Với lối kiến trúc Taiwan mang phong cách cổ điển xen lẫn hiện đại, mái lát gạch gốm.
Bên trong nhà tưởng niêm có sảnh rộng với nhiều lối ra vào, tại đây có đặt một bức tượng tôn Trung Sơn. Nhiều lính gác thay phiên nhau gác ở tòa nhà và đây cũng chính là một điểm nhấn rất thú vị và thu hút khách du lịch.
Xung quanh trông rất nhiều hoa tươi thắm , rưc rỡ. Cảnh vật nơi đây có sức cuốn hút với tất cả mọi người. Nhà tưởng niêm đã trở thành một nhà văn hóa và giáo dục là nơi sinh hoạt của người dân Đài Bắc, cũng như là địa điểm lý tưởng của các tay săn ảnh.
Trong khuôn viên của Nhà tưởng niêm có một bức tượng đá của Tôn Trung Sơn được người dân xây dựng. Bức tượng tạc hình Tôn Trung Sơn đang ngồi ghế. Dưới tượng có ghi tiểu sử vắn tắt về ông. Ngoài ra mặt tiền còn có bức tượng ông chống gậy đứng uy nghi trên bệ đá bên cạnh là hai hàng bon sai rắt tươi tốt.
Ngoài ra ngay gần đó có một nhà hát sức chứa khoảng 3500 chỗ ngồi. Với lối kiến trúc Đài Loan hiện đại. Mái vòm, 8 cột đỡ. Cũng là nơi đáng để ghé qua. Là trung tâm tổ chức các bữa tiệc âm nhạc có quy mô lớn. Và thật may mắn cho du khách nào đến đây vào đúng dịp tổ chức bữa tiệc âm nhạc này.
Tháp Chihkan
Tháp Chihkan được thành lập bởi người Hà Lan vào năm 1653 và ban đầu được gọi là thành phố Provintia (tiếng Hà Lan là Provintia có nghĩa là vĩnh cửu), còn người Hán gọi nó là “Tháp Chihkan”, “Tháp Fanzai” hoặc “Tháp Hồng Mao”. Mặc dù “Tháp Chihkan” đã được xây dựng lại trong suốt nhiều thời đại, nó vẫn giữ được hình dáng ban đầu.
Vào những ngày đầu của triều đại nhà Thanh, trước khi sông Đài Gian (Taijiang) bị chặn, sóng có thể đến thẳng tầng dưới của Chihkan, “Hoàng hôn Chihkan” là một trong tám danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đài Loan thời bấy giờ.
Trước tháp Chihkan có 9 tấm bia đá từ thời nhà Thanh, được chuyển từ nơi khác đến đây, tương truyền rùa đá là một trong 9 người con của rồng, vì thế nó trở thành một con rùa . Ngoài ra, còn có truyền thuyết về bức tượng “Ngựa đá gãy chân” vì nó biến thành yêu quái quấy nhiễu dân chúng khi đi vào ban đêm nên bàn chân của nó đã bị chặt đứt và nó trở thành như bây giờ. Sau đó, tháp Chihkan dần dần bị mục nát do sự tàn phá của các cuộc hỗn loạn dân sự và sự buông lỏng quản lý, phần thân chính của các tòa nhà theo phong cách Hà Lan ban đầu cũng có thêm các tòa nhà theo phong cách Trung Hoa, và một thời nó còn thờ các vị thần như Quan Âm Bồ Tát.
Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, Tháp Chihkan được chuyển đổi thành Bệnh viện Quân đội Garrison và tiếp tục xây dựng và cải tạo. Sau Thế chiến thứ hai, cấu trúc bằng gỗ được chuyển đổi thành cấu trúc bê tông cốt thép và lối vào chính được chuyển hướng để trở thành tháp Chihkan trông như thế nào hôm nay.
Vào ban đêm, những ánh đèn vàng xung quanh tháp Chihkan càng tôn thêm vẻ quyến rũ cho những tòa nhà cổ kính. Các buổi hòa nhạc thường được tổ chức ở quảng trường phía trước, là địa điểm yêu thích của nhiều người dân Đài Nam vào ban đêm, điều đó cũng khiến cho Tháp Chihkan dù có là vào ban ngày hoặc ban đêm có một nét quyến rũ riêng.
Long Hổ Tháp
Long Hổ Tháp (Dragon and Tigers Pagodas) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất và đẹp nhất ở Đài Loan. Chùa có hai tòa tháp chính là tháp Long và tháp Hổ, mỗi tháp cao 7 tầng. Cửa ra vào chùa cũng được thiết kế tinh xảo với một bên là Rồng, một bên là Hổ bởi hai linh vật này tượng trưng cho cát tường, sự thịnh vượng và may mắn.
Sở dĩ cửa ra vào được xây dựng theo kiểu vào Rồng ra Hổ là để tượng trưng cho ý niệm biến rủi thành may. Đồng thời, các bức họa trên tường bên trong hàm rồng cũng miêu tả sinh động những câu chuyện truyền thuyết cùng mới một loạt nhân vật đầy màu sắc trong trang phục truyền thống Trung Hoa.
Sau khi tham quan hết hai tòa tháp, bạn hãy leo lên đỉnh tháp để tận hưởng góc nhìn toàn cảnh khắp đầm Liên Trì. Từ đây, bạn cũng có thể nhìn thấy được các ngôi đền, chùa lân cận cũng như tận hưởng không khí thoáng đạt và yên tĩnh trong không gian đậm chất văn hóa.
Nhà ga Formosa Boulevard
Đến với thành phố Cao Hùng, một trong những địa điểm không thể ghé qua và dừng lại tham quan chính là nhà ga Formosa Boulevard. Đây không chỉ là một nhà ga, nó còn là một công trình kiến trúc tiêu biểu, được thiết kế tinh xảo và mang đầy ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đối với người dân và hành khách sử dụng nhà ga như trạm trung chuyển đi lại, nó là điểm dừng chân tuyệt vời giữa một chặng đường.
Được xếp hạng là ga tàu điện ngầm đẹp thứ hai trên thế giới, ga Formosa Boulevard chắc chắn là một địa điểm bạn nên ghé khi đến Cao Hùng. Có thiết kế vô cùng lộng lẫy, nơi đây được cho vào danh sách các địa điểm tham quan nổi bật của thành phố. Đặc biệt là nhiều cặp đôi còn chọn nơi đây để chụp ảnh cưới.
Được biết ga này nằm cách 2. 5 km từ ga chính Cao Hùng. Ngạc nhiên thay, tuy là một nhà ga – địa điểm trung chuyển đi lại của nhiều hành khách nhưng nơi đây lại có không khí rất yên tĩnh. Có thể nói nó mang không khí như ở một giáo đường, do đó rất nhiều người đến đây thơ thẩn để tận hưởng sự bình yên.
Formosa Boulevard là một nhà ga ngầm với 3 tầng, trong đó có 2 tầng phụ và 1 tầng chính. Nó nằm ở ngã ba đường Jhongjheng và Jhong Sơn. Nhìn từ trên xuống, nhà ga có dáng dấp như đôi tay chắp lại khấn nguyện.
Ga có đường kính 30m và có diện tích 2.180 mét vuông, được tạo thành từ 4.500 tấm kính. Những tấm kính vạn hoa với đủ màu xanh, vàng, đỏ thể hiện hình ảnh các loài động vật với ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là những thông điệp về tình yêu và lòng bao dung.
Không những vậy, hàng đêm, nơi đây sẽ có các buổi trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp với nhiều chủ đề: Đất – nước – lửa- ánh sáng với những ý nghĩa sâu sắc. Đó là: “Nước: Khởi nguồn Sự sống”, “Đất: Thịnh vượng và Phát triển”, “Ánh sáng: Óc sáng tạo” và “Lửa: Hủy diệt và Tái sinh”. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ, nơi đây trở nên vô cùng thu hút với khắp mọi lứa tuổi.
Điều thú vị của nhà ga mà chưa chắc nhiều người đã biết đến: nơi đây có bốn lối vào đặc biệt dành cho người đi bộ. Đó là 4 lối đi bằng kính dẫn từ đường xuống nhà ga, được thiết kế bởi công ty kiến trúc nổi tiếng của Nhật Bản Shin Takamatsu Architect & Associates.
Công trình được xây dựng trong suốt 4 năm rưỡi mới hoàn thành. Tên của nhà ga Formosa được đặt theo tên đường Jhong Sơn ( 中 Kaohsiung) của Cao Hùng trong quá trình tu sửa, chuẩn bị cho Thế vận hội năm 2009. Formosa cũng đại diện cho Ilha Formosa, tên của hòn đảo thường được gọi là Đài Loan.
Khách sạn ma ám Grand Hyatt
Grand Hyatt quả xứng là một công trình kiến trúc Taiwan tuyệt đẹp với thiết kế như người khổng lồ cùng đôi tay dang rộng về phía trước. Bước vào thế giới nghỉ dưỡng xa hoa này, du khách có thể được phục vụ như những “ông hoàng, bà chúa” với các dịch vụ quốc tế hoàn hảo bậc nhất. Thế nhưng đằng sau đó lại có một câu chuyện rùng rợn về ma quỷ ở khách sạn này.
Câu chuyện rùng rợn về khách sạn năm sao mang tầm cỡ quốc tế này được một trong web Hotels.com kể lại. Đây là một trang web uy tín chuyên về cố vấn du lịch quốc tế đã liệt Grand Hyatt Taipei vào danh sách 10 khách sạn “ma quái” nổi tiếng nhất thế giới vào năm 2011.
Câu chuyện kể lại rằng: Từ xa xưa, mảnh đất này là nơi giam giữ hàng ngàn tù nhân trong thời kỳ chiến tranh thế giới. Họ đã bị tra tấn, đánh đập dã man và nhiều người có thể đã bị hành quyết. Sau khi kết thúc chiến tranh, nhà tù trên mảnh đất đã bị phá hủy. Một vài công trình nhỏ được thế vào trước khi chính quyền thành phố quyết định cho phép Hyatt xây dựng khách sạn 5 sao quốc tế hoành tráng có quy mô lên đến 850 phòng. Tuy nhiên, khi động thổ xây dựng, những nhà lãnh đạo của tập đoàn này đã không được cho biết về “lịch sử” đáng sợ của mảnh đất.
Vài năm sau khi Grand Hyatt đi vào hoạt động, nhiều du khách đến đây nghỉ ngơi đã nói với quản lý khách sạn rằng họ không thể ngủ được vì tiếng rên. Bên ngoài hành lang phòng ngủ, thi thoảng lại xuất hiện bóng người vật vờ đi lại trước khi hóa thành làn khói đen sẫm hòa vào khoảng không. Quản lý khách sạn đã làm mọi cách để trấn an các vị khách, nhưng tình hình sau đó dường như không có dấu hiệu tốt lên. Những tiếng hét giữa đêm vì cảm giác có ai đó đứng ngay góc phòng vẫn tiếp tục. Một vài người thậm chí còn tiết lộ, họ thấy như mình bị đè xuống ghế khi đang ngồi đọc báo ở phòng nghỉ của khách sạn.
Ngày đó, sau khi xác nhận được chuyện “khách sạn bị hồn ma” của những người tù trước đây theo ám, lãnh đạo Grand Hyatt đã phải bàn bạc rất kỹ về việc mời một pháp sư cao tay tới lập đàn trấn yểm. Nhưng tìm khắp Đài Loan, họ không thể chọn ra một gương mặt ưng ý nào. Lãnh đạo Grand Hyatt Taipei đã phải lặn lội sang tận Trung Hoa đại lục để “cầu cứu”. Họ phải mất rất nhiều ngày mới thuyết phục được một vị pháp sư cao tay đồng ý vượt biển.
Ngày lành tháng tốt được chọn cho lễ trấn yểm, trừ tà. Hôm ấy, mọi hoạt động của Grand Hyatt đều ngừng cả lại. Paul bảo: “hình như đó cũng là một ngày mưa gió rất lớn”. Vị pháp sư đi một vòng, dán những lá bùa chằng chịt bên ngoài khách sạn. Đàn tràng được lập và buổi lễ đầy không khí liêu trai kéo dài gần trọn một ngày, một đêm. Không ai biết, vị pháp sư đã làm gì với “phần âm” tồn tại bên trong Grand Hyatt. Sắc mặt vị pháp sư thay đổi liên tục, chốc chốc lại thấy ông thở dốc. Xong buổi lễ trừ tà đầy căng thẳng, một bức tượng đã được làm phép trấn yểm để đặt trước sảnh lớn khách sạn. Bên cạnh đó, vị pháp sư còn tự tay họa hai lá bùa rất lớn. Ngày nay khi đến thăm Grand Hyatt, du khách không còn thấy bức tượng trấn yểm trước sảnh nữa. Nhưng hai lá bùa, với nội dung chính xua đuổi và bảo vệ tòa nhà khỏi sự ám ảnh của quỷ dữ, bảo hộ cho sự hưng vượng, phát đạt của Grand Hyatt thì vẫn còn trên tường phía trong sảnh lớn khách sạn.
Nhà thờ Cinderalla
Nhà thờ có tên Cinderella (Lọ Lem) sẽ chính thức hoàn thành vào tháng tới tại thành phố Budai, nằm ở phía Tây Nam Đài Loan. Sau khi hoàn thành vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, nhà thờ hình chiếc giày Lọ Lem tại Thị trấn Bố Đại, Đài Loan sẽ là nơi tổ chức đám cưới lý tưởng cho các cặp đôi.
Có chiều cao hơn 16 mét, nhà thờ Lọ Lem này được làm hoàn toàn bằng kính cường lực trong suốt với tạo hình của một đôi giầy cao gót pha lê của nàng Cinderella.
Hình dáng đặc biệt của nhà thờ này ẩn chứa ý nghĩa vô cùng truyền thống. Theo phong tục của dân địa phương, cô dâu luôn phải mang giày cao gót, bước đi trên nền gạch sau đó vứt bỏ các mảnh vỡ trước khi bước chân vào nhà chồng. Tượng trưng việc rũ bỏ quá khứ tăm tối, chào đón cuộc đời mới tốt đẹp hơn.
Với chiều cao hơn 16 mét, nhà thờ Lọ Lem này được làm hoàn toàn bằng kính cường lực trong suốt với tạo hình của một đôi giầy cao gót pha lê của nàng Cinderella. Mặc dù chưa chính thức mở cửa đón khách nhưng hàng ngàn lượt người đã đến chiêm ngưỡng nhà thờ có kiến trúc Taiwan có một không hai này.
Nhà thờ sẽ không được sử dụng để tổ chức lễ kết hôn, nhưng sẽ được dùng như một địa điểm và bối cảnh chụp ảnh trước đám cưới. Giải thích về ý tưởng thiết kế nhà thờ, đại diện chính quyền địa phương, Pan Tsuei-ping cho biết: “Chúng tôi muốn biến nơi này thành một địa điểm lãng mạn và hạnh phúc”.
Theo chính quyền, sẽ có “nhà thờ sẽ có những đặc điểm mà phụ nữ yêu thích như lá phong, ghế ngồi cho các cặp đôi sắp cưới, bánh quy và bánh ngọt”. Dự án được lấy cảm hứng từ một câu chuyện dân gian địa phương trong những năm 1960, kể về một cô gái 24 tuổi, bị bệnh phải cắt bỏ cả 2 chân. Điều này dẫn đến việc đám cưới của cô bị hủy bỏ, cô đã không lập gia đình và dành phần đời còn lại tại một nhà thờ.
Bảo tàng Chimei
Bảo tàng Chimei cách trung tâm thành phố Đài Nam khoảng 10km. Cách đi dễ nhất và thoải mái nhất là bằng tàu lửa. Tới ga tàu lửa Đài Nam (Tainan Station) mua vé đi tới ga tàu lửa Bảo An (Baoan Station) – chỉ duy nhất 1 trạm thôi, giá vé là 15$ NTD. Vào những ngày cuối tuần, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp các bạn lao động xuất khẩu người Việt tập trung trước Tainan Station để thực hiện những chiến dịch quyên góp cho người Việt ở quê nhà, họ mặc áo cờ đỏ sao vàng và nói với nhau bằng tiếng Việt. Cũng vào những dịp cuối tuần, người Việt mình đi chơi nhiều, nên sẽ không khó để nghe thấy tiếng Việt Nam khi ở ga Đài Nam hay ga Bảo An.
Chimei Museum được lọt vào “Top 1” trong 26 bảo tàng ở Đài Nam được du khách trên TripAdvisor bình chọn năm 2016 và theo mình thì vị trí này rất khó thay đổi cho những năm kế tiếp. Bảo tàng Chimei mang lối kiến trúc châu Âu đậm nét với bộ sưu tập rộng lớn về nghệ thuật phương Tây, nhạc cụ, vũ khí và lịch sử tự nhiên. Bảo tàng được biết đến với một trong những bộ sưu tập Violin lớn nhất trên thế giới, cũng như các bộ sưu tập vũ khí cổ xưa và các tác phẩm điêu khắc của phương Tây.
Sẽ không quá đáng khi nhìn bên ngoài Chimei Museum trông như Nhà Trắng ở Mỹ. Lúc đến gần thì mới bắt đầu hiện ra kiến trúc Taiwan rõ rệt. Khuôn viên bảo tàng Chimei được bao bọc xung quanh bằng những hồ nước nhỏ, kết nối với nhau bằng những cây cầu tạo ra sự mềm mại và xanh ngắt xung quanh bởi hệ thống cây xanh và thảm cỏ phủ đều không gian.
Bắt đầu từ đài phun nước Apollo (Apollo Fountain Plaza) – vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một nhân vật thần thoại đầy cảm hứng và khung cảnh vị thần Apollo đang cỡi một đàn tuấn mã rẽ nước ở bảo tàng Chimei sẽ khiến cho những vị khách tham quan không khỏi trầm trồ.
Bước qua 12 vị thần trên cây cầu Olympus sẽ dẫn vào khoảng trống trước bảo tàng được gọi là Muse Plaza. Ở đây, các bạn sẽ chụp được những góc hình mà đặt đâu cũng đẹp. Tiến vào trong là vào khu vực mua vé bảo tàng Chimei Museum, các bạn có thể vào nếu yêu thích nghệ thuật phương Tây hoặc không.
Thư viện Cao Hùng
Thư viện này cao 8 tầng, có kiến trúc đặc trưng Đài Loan bên ngoài hình vuông bên trong hình tròn. Diện tích mặt bằng thư viện lên đến 37.233 mét vuông, với sự kết hợp các yếu tố: thực vật, bảo vệ môi trường và văn hóa. Về tư tưởng thiết kế, công trình này coi cây xanh là hạt nhân trong kiến trúc và sách đóng vai trò chính.
Chính tư tưởng đó đã tạo nên một không gian thân thiện, hòa hợp và có sự tương hỗ giữa thư viện và cây xanh, cây xanh và thư viện. Tầng 1 thư viện là không gian mở rộng bán phần, còn trên tầng thượng thư viện có thiết kế hoa viên trên không, từ đây độc giả và du khách có thể ngắm nhìn cảnh sắc toàn khu vịnh.
Nơi đậm tình người đẹp đẽ và cao cả nhất ở Cao Hùng không thể không kể đến thư viện, bởi vì sách ở đây là do nhân dân quyên góp tiền mua về, tổng số sách lưu giữ từ khi thư viện mở cửa đến nay đã lên đến 700.000 cuốn.
Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp